Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Thể tài chân dung văn học trong văn học việt nam từ 1986 đến nay (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HÀ THỊ KIM PHƯỢNG

THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ 1986 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62.22.01.21

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

NGHỆ AN - 2018


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chân dung văn học nhìn trên góc độ sáng tác có thể xếp vào thể loại kí, có
mục đích khắc họa cá tính, phong cách độc đáo của con người, trước hết là văn nghệ
sĩ. Thể tài chân dung văn học chỉ có thể ra đời khi ý thức cá nhân đã phát triển trong
đời sống xã hội và đời sống văn học. Từ những năm 20 - 30 của thế kỷ trước, cùng
với sự phát triển của xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế và văn hóa, ý thức về
con người cá nhân bắt đầu phát triển, tạo tiền đề cho sáng tác văn học và cũng chính
là cơ sở trực tiếp để thể tài chân dung văn học ở nước ta ra đời. Đến năm 1986, sau
Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, đất nước ta có nhiều đổi mới
trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nền kinh tế từng bước phát triển kéo theo đời
sống tinh thần được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà văn sáng tác. Nhiều tác
giả, nhiều sự kiện văn học quá khứ, nhiều số phận văn chương cùng nhiều vấn đề
phức tạp của đời sống văn học… đã được nhìn lại, không đơn giản, một chiều mà


khoan dung, thấu tình đạt lý hơn. Đây là cơ hội tốt cho thể tài chân dung văn học lên
ngôi, tạo được sự chú ý quan tâm của bạn đọc. Vì thế, nghiên cứu thể tài chân dung
văn học sẽ góp phần hiểu hơn quy luật vận động và những thành tựu của văn xuôi
Việt Nam hiện đại, đặc biệt là sau 1986.
1.2. Văn nghệ sĩ là những con người đặc biệt. Họ là những người có tâm hồn nhạy
cảm, có khả năng nắm bắt nhanh nhạy mọi biểu hiện đa dạng, phong phú của thực tại và
cuộc đời của họ thường có nhiều cung bậc phức tạp. Con người, tính cách của họ là
những hiện tượng khách quan, cần được văn học phản ánh và mảng hiện thực này có sức
hấp dẫn lớn với các ngòi bút dựng chân dung. Hơn nữa, con người tác giả, cá tính sáng
tạo của nhà văn luôn in dấu vào từng trang viết. Chân dung văn học - một dạng đặc biệt
của phê bình văn học sẽ giúp người đọc có thêm tư liệu, thâm nhập vào đời sống văn
chương, giúp người đọc hiểu hơn đóng góp của các nhà văn, cũng như khám phá sâu
hơn tác phẩm của họ từ góc độ người sáng tạo, tâm thế sáng tạo.
1.3. Chân dung văn học là một thể văn có sự dung hợp về thể loại. Xét về loại
hình thì vừa là văn chương vừa là báo chí. Xét về thể loại thì vừa là kí vừa là truyện
danh nhân, đồng thời là phê bình văn học. Cho đến nay, còn tồn tại nhiều quan niệm
khác nhau về tính chất, đặc điểm của chân dung văn học. Bên cạnh đó, trên thực tế


2
sáng tác, có rất nhiều tác phẩm được định danh là chân dung văn học nhưng thực chất
chỉ nằm ở vùng giao thoa với thể tài này. Vì thế, rất cần những nghiên cứu toàn diện,
làm rõ hơn đặc trưng thể loại, những biến đổi, những đóng góp mới của nó trong
dòng chảy văn xuôi Việt Nam sau 1986.
1.4. Hiện nay, một số tác phẩm chân dung văn học đã được đưa vào giảng dạy
trong nhà trường phổ thông và đại học. Vì thế tìm hiểu về thể tài chân dung văn học sau
1986 là một việc cần thiết và hữu ích phục vụ cho công tác giảng dạy, trước hết là giảng
dạy các bài chân dung văn học có trong chương trình trung học phổ thông hiện nay.
Đó là những lý do thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu đề tài: Thể tài chân dung văn
học trong văn học Việt Nam từ 1986 đến nay.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu thể tài chân dung văn học trong văn học Việt
Nam từ 1986 đến nay ở cả hai phương diện nội dung (đối tượng, nội dung thể hiện)
và nghệ thuật (góc độ tiếp cận, hình thức thể hiện, tổ chức kết cấu, giọng điệu, ngôn
từ). Ở một mức độ nhất định, luận án có sự đối sánh với chân dung văn học các giai
đoạn trước1986 để thấy sự kế thừa, bổ sung và phát triển của thể tài.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học trong văn
học Việt Nam từ 1986 đến nay (đến khoảng năm 2016). Tuy nhiên, vì chân dung văn
học có sự giao thoa với các thể loại khác (phê bình tác giả, truyện danh nhân, chuyện
làng văn...), nên luận án cũng mở rộng phạm vi khảo sát các thể văn trên khi cần thiết
so sánh. Đồng thời, để đối sánh, luận án cũng tìm hiểu thêm các tác phẩm chân dung
văn học ra đời trước năm 1986.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài Thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam từ 1986 đến nay,
chúng tôi muốn khẳng định những thành tựu, những đóng góp của thể tài này đối với
văn xuôi Việt Nam ở một giai đoạn phát triển sôi động. Đồng thời, đề tài cũng lý giải
những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thể tài chân dung văn học sau 1986, từ
đó góp phần soi sáng quy luật vận động có tính nội tại của thể tài này trong bối cảnh
văn xuôi Việt Nam đương đại.


3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở xác định đối tượng, mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra những
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Xác lập quan niệm về thể tài chân dung văn học (một khái niệm cho đến nay
vẫn có những cách nhìn nhận khác nhau); Chỉ ra nguồn gốc, đặc điểm, sự vận động

của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam hiện đại.
- Khảo sát cách tiếp cận đối tượng, nội dung biểu hiện, hình thức dựng chân dung
trong các tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học sau 1986; Từ đó góp phần khẳng định
vị trí của chân dung văn học trong bức tranh văn xuôi Việt Nam sau 1986.
- Lý giải nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thể tài chân dung văn học sau
1986. Từ đó, luận án góp phần chỉ ra quy luật vận động của thể tài, cắt nghĩa sự đổi
mới từ phía tư duy, tâm thế sáng tạo của nhà văn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp hệ thống: Xem xét sự vận động của thể tài chân dung văn học
trong sự vận động chung của văn xuôi Việt Nam sau 1986. Phương pháp này cũng
đặt sự khảo sát thể tài chân dung văn học trong tính chỉnh thể, trong đó bức tranh
chung của nó không phải là số cộng các tác phẩm riêng biệt mà có sự tác động qua
lại, có sự phát triển theo qui luật nội tại và có sự tương tác với bối cảnh, môi trường
văn học.
- Phương pháp liên ngành: Vì chân dung văn học là một thể tài có sự dung hợp
giữa viết tiểu sử, văn sáng tác, phê bình văn học; vừa mang tính chất văn học, vừa
mang tính chất báo chí; người được dựng chân dung vừa có nguyên mẫu ngoài đời,
đồng thời là những hình tượng có ít nhiều hư cấu nên cần thiết phải sử dụng phương
pháp liên ngành trong nghiên cứu.
- Phương pháp tiểu sử: Do chân dung văn học có nguồn gốc sâu xa từ phê bình
tiểu sử, do giữa các chân dung được dựng và “mẫu gốc” ngoài đời, do giữa các tác
phẩm và người sáng tác ra chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết nên phương pháp
tiểu sử sẽ được vận dụng trong những trường hợp cần thiết.
- Phương pháp so sánh: So sánh đồng đại: so sánh nội dung, nghệ thuật dựng
chân dung giữa các tác giả viết chân dung giai đoạn sau 1986. So sánh lịch đại: so
sánh các chân dung văn học trước và sau 1986.


4

5. Đóng góp mới của luận án
Thể tài chân dung văn học hiện nay đang phát triển và được cả giới sáng tác và giới
phê bình, các bạn đọc quan tâm chú ý. Tuy nhiên, quan niệm về tính chất, đặc trưng thể tài
còn có những ý kiến khác nhau. Thực tế sáng tác cho thấy có nhiều tác phẩm được định
danh là chân dung văn học nhưng thực chất chỉ nằm ở đường biên thể loại. Luận án sẽ góp
phần làm sáng rõ về mặt lý luận nguồn gốc, đặc trưng, mối quan hệ giữa chân dung văn
học với các thể loại/thể văn có quan hệ giao thoa, gần gũi khác.
Từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về chân dung văn học,
chỉ ra các đặc điểm về nội dung, nghệ thuật, các gương mặt viết chân dung tiêu biểu.
Tuy nhiên, theo những gì chúng tôi được biết, hiện vẫn chưa có một công trình nào
nghiên cứu toàn diện, hệ thống về thể tài này, đặc biệt là sự vận động, những đóng
góp của chân dung văn học trong văn xuôi Việt Nam sau 1986. Luận án muốn góp
một tiếng nói khẳng định, định vị lại rõ hơn vai trò của chân dung văn học trong bức
tranh chung của văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung, văn xuôi đương đại nói riêng.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
án được triển khai trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Sự vận động của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam
hiện đại.
Chương 3: Đối tượng, nội dung thể hiện của thể tài chân dung văn học từ
1986 đến nay.
Chương 4: Nghệ thuật thể hiện trong các tác phẩm thuộc thể tài chân dung
văn học từ 1986 đến nay.


5
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm thể tài, thể loại

Thể tài và thể loại có cùng một thuật ngữ tiếng Pháp là genre littéraire, tuy
nhiên trên thực tế sử dụng, vẫn cần thiết phân biệt hai thuật ngữ này. Thể loại là khái
niệm dùng để chỉ các loại hình, hình thức cụ thể trong sáng tác văn học như: tiểu
thuyết, truyện, thơ, ký… Còn khái niệm thể tài thích hợp với việc chỉ định các sáng
tác có những điểm chung về nội dung, đề tài, chủ đề, phong cách (thể tài lịch sử, thể
tài đời tư...).
1.2. Lịch sử nghiên cứu về chân dung văn học
1.2.1. Nghiên cứu chân dung văn học trên bình diện lý thuyết
Mặc dầu các chân dung văn học đã xuất hiện khá sớm (từ trước 1945) nhưng
giới nghiên cứu chưa thực sự quan tâm tìm hiểu lý thuyết về thể tài này. Ngay trong
các giáo trình Lí luận văn học giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng như Lí luận
văn học, tập 2 do Trần Đình Sử (chủ biên), 2008; Lí luận văn học của Nguyễn Văn
Hạnh, Huỳnh Như Phương, 1995, Cơ sở lý luận văn học của Đỗ Văn Khang, 2013 có
phân chia tương đối rõ các thể loại kí, nhưng không nhắc đến chân dung văn học.
Hiện đang tồn tại khá nhiều định nghĩa về chân dung văn học. Có những quan
niệm hiểu chân dung văn học theo nghĩa rất rộng, không chỉ dựng chân dung nhà văn,
giới văn nghệ sĩ nói chung mà còn có thể dựng chân dung các nhà chính trị, hoạt động
văn hóa, xã hội, những người xuất chúng… (như trong Bách khoa văn học giản lược của
Liên Xô, Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
(đồng chủ biên). Nhưng cũng có một số quan niệm khác lại hiểu chân dung văn học theo
nghĩa hẹp hơn, đó chỉ là các tác phẩm thể hiện chân dung nhà văn, nhà thơ, hoặc rộng
hơn một chút là giới nghệ sĩ nói chung (các ý kiến của Nguyễn Đăng Mạnh [176], của
Trần Đình Sử [118], của Vương Trí Nhàn [173], của Lại Nguyên Ân [4]...
Ở nước ngoài, trong một số công trình nghiên cứu chân dung văn học (viết
bằng tiếng Anh) mà chúng tôi tham khảo, hầu hết các bài viết xem chân dung văn học
như là một phương pháp phê bình gần gũi với sáng tác mà nhà văn thường sử dụng.
Như trong bài “The model of the genre of literary portrait in modern literary
criticism” (“Mô hình thể loại chân dung văn học trong phê bình văn học hiện đại”) của



6
B.K Bazylova, Zh. D. Suleimenova [140]. Bài viết “Reference and resemblance in the
seventeenth-century literary portrait” (“Sự tham chiếu và tương đồng trong chân dung
văn học thế kỷ XVII”) của Nina Ekstein [142] tập trung khảo sát nội dung chân dung
văn học ở thế kỷ XVII, xem xét ngữ cảnh mà người đọc giả định rằng có một sự tham
chiếu, một con người thực tế mà chân dung văn học đề cập đến, trái ngược với loại
nhân vật hư cấu trong văn chương. Còn trong bài “Women’s image effaced: the
literary portrait in seventeenth-century france” (“Hình ảnh phụ nữ bị lu mờ: Chân dung
văn học Pháp thế kỷ XVII”) cũng của tác giả Nina Ekstein [141], người viết khảo sát
bức tranh các chân dung văn học ở thế kỷ XVII của Pháp, đặc biệt đánh giá cao vai trò
của các nhà văn phụ nữ trong lịch sử vận động của thể loại này.
1.2.2. Nghiên cứu chân dung văn học trên bình diện sáng tác
Cùng với thực tế sáng tác chân dung văn học ngày càng sôi động, các công
trình, bài viết bàn về nội dung và nghệ thuật viết chân dung của các tác giả cụ thể
cũng xuất hiện nhiều hơn; có thể kể đến: Trần Đình Sử, Nguyễn Đăng Mạnh và con
đường nghiên cứu chân dung, phong cách của nhà văn; Chu Văn Sơn, Phác họa
Vương Trí Nhàn từ Những kiếp hoa dại (Tạp chí Văn học số 7/1995); Văn Giá, Lời
bạt, chân dung văn học của Vũ Bằng, Nxb Đại học Quốc gia HN, 2002; Phạm Ngọc
Luật, Thay lời giới thiệu, cảm nhận khi đọc lại “Bốn mươi năm nói láo” - trong sách
: Vũ Bằng, Bốn mươi năm nói láo, Nxb Văn học, HN, 2011; Nguyễn Văn Thọ, Vài
cảm giác với“Chiều chiều”, Văn nghệ trẻ, 30/4/2006; Đỗ Thị Cẩm Nhung, Ngôn
ngữ, giọng điệu độc đáo trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật của Trần
Đăng Khoa, tạp chí Non nước, Số 168, 07/ 2011; Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Đăng
Mạnh: chân dung và phong cách, tạp chí Văn hóa Nghệ An, 13/05/2010; Dương Thị
Thu Hiền, Đặc sắc nghệ thuật viết chân dung văn học của Tô Hoài, tạp chí Văn hiến
Việt Nam, ngày17/04/2016… Ngoài ra, còn có thể kể đến một số luận án tiến sĩ, luận
văn thạc sĩ cũng có những nghiên cứu, đánh giá về thể tài chân dung văn học trên một
số phương diện.
1.3. Quan niệm về thể tài chân dung văn học trong luận án
1.3.1. Chân dung văn học - một dạng đặc biệt của phê bình văn học

Quan niệm “chân dung văn học là một dạng đặc biệt của phê bình văn học” đã
được các nhà nghiên cứu như Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Quốc Luân đề cập trong
các công trình, bài viết của mình. Trên cơ sở kế thừa luận điểm từ những người đi


7
trước, chúng tôi muốn đi sâu làm rõ hơn về đặc trưng này của thể tài chân dung văn
học. Khi nói chân dung văn học là một dạng đặc biệt của phê bình văn học thì có thể
hiểu đây là một kiểu phê bình sống động, phê bình từ góc nhìn tiểu sử, qua tiểu sử,
cuộc đời mà khắc họa phẩm chất tinh thần, tài năng, đóng góp của nhà văn. Do đó,
trong một văn bản chân dung văn học có sự hòa quyện của nhiều kiểu tư duy: tư duy
khoa học (phê bình, đánh giá), tư duy nghệ thuật (hư cấu, sáng tạo), tư duy mô phỏng
(ghi chép, tái hiện tiểu sử). Nếu để tái hiện tư liệu, tiểu sử lấn át, nó sẽ biến thành
kiểu chân dung chụp ảnh, có khi giống nhưng vô hồn, thiếu sinh khí. Nếu để hư cấu,
tưởng tượng lấn át, nó sẽ thiếu đi sự trung thực và sẽ nhận được sự trách cứ là “bịa
đặt”, “giả tạo”. Nếu quá đậm chất phê bình (tính chất khoa học, logic), chân dung văn
học sẽ biến thành “phê bình tác giả” (chữ dùng của Trần Đình Sử) hoặc “tiểu luận
nghiên cứu về một nhà văn” (chữ dùng của Nguyễn Đăng Mạnh). Chân dung văn học
như vậy là có sự giao thoa của các hình thức văn bản, các thể văn khác nhau (thể văn
hiểu theo nghĩa là hình thức diễn đạt mang phong cách của loại văn bản). Do đó
muốn thành công, người viết chân dung phải hội tụ nhiều mặt mạnh: nắm vững cuộc
đời, tiểu sử nhà văn; thấu hiểu và cảm thông với số phận, bi kịch của họ; trung thực,
công tâm và cả dũng cảm trong đánh giá văn tài, sự nghiệp; biết đồng cảm với họ
trong tư cách một nhà văn, một kẻ “cùng hội cùng thuyền”.
1.3.2. Đặc trưng của thể tài chân dung văn học
Thứ nhất, về mặt thể loại, chân dung văn học có thể xếp vào thể ký. Ở một mức
độ nào đấy, chân dung văn học có nhiệm vụ phục dựng lại chân dung tác giả ngoài
đời. Do đó, nói như Nguyễn Đăng Mạnh, chân dung văn học là “một thứ hồi kí, dựng
lên nhân vật sống động hẳn hoi, xuất phát từ người thật việc thật” [168, tr.9]. Vì thế,
người ta cũng thường xếp chân dung văn học vào loại hình ký.

Thứ hai, chân dung văn học xuất phát từ tư liệu “người thật việc thật” nhưng lại
không dừng lại ở sao chép, tái hiện mà là hướng đến làm rõ gương mặt tinh thần, chân
dung tinh thần của nhà văn. Do đó Lại Nguyên Ân cho rằng các chân dung phải viết làm
sao để có “chất văn học” (nghĩa là phải sinh động, có tính thẫm mỹ cao). Phải bắt cho
được cái “thần” của cốt cách con người và phong cách văn chương để thể hiện một cách
sinh động trên trang viết.
Thứ ba, chân dung văn học là một dạng đặc biệt của phê bình văn học. Sự hấp
dẫn thật sự của chân dung văn học là từ con người, nhân cách mà hiểu được văn, rồi


8
từ văn mà hiểu hơn con người tác giả. Đây là kiểu phê bình sống động, linh hoạt, hấp
dẫn mà theo Trần Đình Sử là “gần với thể loại sáng tác hơn là thể loại phê
bình”[120]. Tuy nhiên, kiểu phê bình này cũng có những nhược điểm của nó, đó là
tính chủ quan, trực cảm, nhiều khi đề cao tác giả mà chưa thật sự quan tâm đến tác
phẩm và người đọc.
Từ những phân tích trên, chúng tôi định nghĩa về chân dung văn học như sau:
Chân dung văn học theo nghĩa hẹp là một thể tài xuất phát từ chất liệu sáng tác là
tiểu sử, cuộc đời của nhà văn, có mục đích hướng tới là dựng nên “gương mặt tinh
thần” độc đáo, đánh giá về vị trí, vai trò, đóng góp của nhà văn đối với nền văn học.
Theo nghĩa rộng, chân dung văn học có thể viết về cuộc đời, sự nghiệp của giới văn
nghệ sĩ nói chung (nhà văn, họa sĩ,nhạc sĩ, nhà điêu khắc, đạo diễn điện ảnh….). Về
thể loại, chân dung văn học có tính hợp thể, có sự kết hợp độc đáo giữa ký, truyện
danh nhân và phê bình văn học.
Vì thế, chúng tôi đặt ra ngoài phạm vi nghiên cứu chân dung các nhà chính trị,
các nhà nghiên cứu văn hóa, những người nổi tiếng trên các lĩnh vực...Các chân dung
này không phải không có những thành công, nhưng xét theo đặc trưng thể tài, chúng
không còn là các chân dung văn học.
1.3.3. Mối quan hệ giữa chân dung văn học và các thể văn liên quan
Là một thể tài có tính chất tổng hợp giữa phê bình văn học, viết tiểu sử và

sáng tác văn chương, chân dung văn học đã mang trong mình nó bản chất phản
ánh tổng hợp, độc đáo. Chân dung văn học là thể văn khá co giãn nhưng cũng có
những ranh giới nhất định nhằm phân biệt với các thể loại/ thể văn khác, trong đó
cũng có yếu tố chân dung như chuyện làng văn, truyện danh nhân, phê bình tác
giả. Chuyện làng văn quan tâm đến đời tư, nhưng mục đích chủ yếu là cung cấp tư
liệu về cuộc đời nhà văn, chú ý đến cá tính, sở thích lạ..., nhằm thỏa mãn sự tò mò
của người đọc. Truyện danh nhân (trong đó có nhiều người là nhà văn) là một thể
truyện dựng lại cuộc đời nhà văn theo nguyên tắc bám sát sự thực và có hư cấu,
sáng tạo. Phê bình tác giả chủ yếu là đánh giá, phê bình sự nghiệp, đóng góp của
nhà văn (không nhất thiết phải quan tâm đến cuộc đời, tiểu sử). Và còn một kiểu
văn nữa, đó là kí chân dung (không lấy nhà văn làm đối tượng). Tìm hiểu mối
quan hệ gần gũi giữa thể tài chân dung văn học với các kiểu văn trên sẽ khu biệt
được nét riêng biệt, đặc sắc của chân dung văn học.


9
14. Tiểu kết chương 1
Từ 1986 đến nay, chân dung văn học trở thành một thể tài có sức hấp dẫn đặc
biệt đối với cả người sáng tác và độc giả bởi những đặc điểm riêng của nó về nội
dung cũng như nghệ thuật. Thực tế sáng tác chân dung văn học sôi động, phát triển
nhanh đòi hỏi việc nghiên cứu lý thuyết về thể tài này phải được quan tâm đầy đủ
hơn. Trong Chương 1, chúng tôi đi sâu khảo sát nguồn gốc, đặc trưng, tính chất của
chân dung văn học trong sự đối sánh với các thể văn gần gũi với nó (như chuyện làng
văn, truyện danh nhân, ký chân dung người thật việc thật...). Xét về cội nguồn, chân
dung văn học có nguồn gốc từ phê bình tiểu sử, nhưng càng ngày nó càng xa rời cái
gốc phê bình này để trở thành một thể loại độc đáo, gần gũi với sáng tác văn chương.
Chân dung văn học thường xuất phát từ tư liệu về cuộc đời nhà văn, hoàn cảnh sáng
tác, nhưng mục đích hướng đến là khái quát, dựng lại chân dung tinh thần, gương mặt
độc đáo của người nghệ sĩ, đó đó nó là một dạng đặc biệt của phê bình văn học. Về
thể loại, chân dung văn học là một hợp thể, có sự kết hợp hài hòa giữa ký, truyện

danh nhân và phê bình văn học. Mục đích cuối cùng của chân dung văn học là làm
sao để qua người mà thấy văn, qua văn mà hiểu thêm cá tính, nhân cách người viết,
từ đó khẳng định vai trò, vị trí không thể thay thế của mỗi cây bút trong bức tranh
chung của lịch sử văn học nước nhà.
Chương 2
SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
2.1. Vài nét về sáng tác thể tài chân dung văn học ở nước ngoài
Bất kỳ một thể loại văn học nào cũng đều được ra đời trong một bối cảnh lịch
sử, xã hội nhất định. Chân dung văn học cũng vậy, đây là thể tài xuất hiện khi lịch sử
đã chuyển sang thời kỳ cận hiện đại, thời kỳ mà việc viết văn, sáng tạo nghệ thuật đã
trở thành một loại hình được chuyên môn hóa. Lúc này, văn nghệ sĩ đã trở thành một
tầng lớp có vị trí nhất định trong xã hội và trở thành đối tượng được độc giả quan
tâm. Hơn nữa, việc thể hiện sự tự ý thức về giới mình của người cầm bút cũng như
thể hiện nhận thức của người đọc đối với phạm trù tác giả là một phần không thể
thiếu trong thưởng thức tác phẩm văn chương.


10
Mỹ học và văn học châu Âu trung đại, chịu sự thống trị của lý thuyết Aristote nhà triết học cổ đại Hy Lạp, xem mọi sáng tạo văn học nghệ thuật đều là sự mô
phỏng, không có chỗ cho tác giả như một thể sáng tạo. Khi chủ nghĩa lãng mạn xuất
hiện thì đồng thời với nó là sự thừa nhận vai trò tác giả như một phần tất yếu của hình
tượng tác phẩm. Và phương pháp phê bình tiểu sử, một trong những phương pháp
phê bình văn học hiện đại - nguồn gốc của thể tài chân dung văn học cũng đã xuất
hiện. Ở Nga, trên tạp chí Thông tin viên châu Âu số 9 và 10 năm 1803 có bài phê bình
tiểu sử I.F.Bordanovich của Karamzin. Còn ở Tây Âu, cha đẻ của phương pháp này
là Charles-Augustin Sainte-Beuve. Sang thế kỷ XX, các tác phẩm chân dung văn học
thành công nhất phải kể đến là của các nhà văn nổi tiếng như Andre Maurois viết về
các nhà văn Pháp; M.Gorky viết về L. Tolstoi, Chekhov, Yesenin; Stephan Zweig
viết về Balzac, Dickens, Dostoevsky, Ehrenburg; K.Paustovsky viết về nhiều nhà văn

và nghệ sĩ cùng thời.
2.2. Chân dung văn học trong văn học Việt Nam trước 1986
2.2.1. Giai đoạn 1930 - 1945
Ở Việt Nam, chân dung văn học là một thể tài ra đời muộn, còn khá mới mẻ so
với những thể văn khác trong tiến trình văn học Việt Nam. Người đầu tiên áp dụng
phương pháp tiểu sử học trong phê bình là Trần Thanh Mại với tác phẩm Trông dòng
sông Vị (1936) và Hàn Mặc Tử (1941)” [175]. Sau đó các tác giả như thiếu Sơn, Hoài
Thanh, Vũ Ngọc Phan - mặc dù cách tiếp cận tác phẩm văn chương và phương pháp
phê bình có thể khác nhau - nhưng đều đã khá thành công khi khắc họa chân dung các
nhà văn theo cách của mình. Và từng bước, chân dung văn học định hình như một thể
tài, có đặc điểm riêng, có quá trình vận động và những thành tựu không thể phủ nhận
qua các giai đoan văn học: 1930 - 1945, 1945 - 1985 và từ 1986 đến nay. Nhiều nhà
văn từ thế hệ tiền chiến như Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Huy Cận,
Nguyễn Bính, Nam Cao, Nguyễn Tuân…, đến thế hệ chống Pháp như Trần Đăng,
Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Cầm…, đến thế hệ chống Mỹ như
Nguyễn Thi, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Thị Ngọc Tú… lần lượt trở thành
đối tượng của thể tài chân dung văn học.
Có thể nói, giai đoạn 1930 - 1945 được xem là thời kì khai sinh ra thể tài
chân dung văn học. Đây là thời kì văn học Việt Nam có những biến đổi sâu sắc, hiện
đại hóa văn học diễn ra trên nhiều phương diện, trong đó có sự cách tân mạnh mẽ về


11
hình thức và các thể loại văn chương. Mặc dù mới xuất hiện nhưng trong 15 năm này,
chân dung văn học cũng đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Có thể kể đến một số
công trình có vận dụng bút pháp dựng chân dung như Phê bình và cảo luận của Thiếu
Sơn; Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân; Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc
Phan; các tác phẩm dựng chân dung tài hoa của Nguyễn Vỹ, Vũ Bằng, Thế Lữ, Ngô
Tất Tố, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân… in trên Tạp chí Tao Đàn ; các tuần báo Phong
hóa, Ngày nay… cũng có các bài chân dung văn học, góp phần đem lại một không

khí văn chương sôi động ở giai đoạn này.
2.2.2. Giai đoạn 1945 - 1985
Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 là một giai đoạn đặc thù, hình thành
và phát triển trong điều kiện đất nước có chiến tranh. Vì thế, thể tài chân dung văn
học - một thể tài vốn coi trọng cá tính, phong cách riêng, ít có điều kiện để phát triển.
Phần lớn các chân dung văn học giai đoạn này thường dựng lên hình tượng các nhà
văn - chiến sỹ (Nguyễn Đình Thi, Tô Hoài viết về Nam Cao, Trần Đăng, Nguyễn
Huy Tưởng…), hoặc tô đậm nhân cách, đóng góp của nhà văn cho lịch sử văn học
(Nguyễn Đăng Mạnh viết về Nguyên Hồng, Hà Minh Đức viết về Nam Cao, Phan Cự
Đệ viết về Nguyên Hồng, Tô Hoài…).
Văn học Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975 - 1985 là một giai đoạn chuyển tiếp,
vừa tiếp nối khuynh hướng sử thi của văn học giai đoạn trước, vừa sáng tạo dựa trên
những nhận thức mới, cảm hứng mới. Sự tồn tại đan xen của những yếu tố cũ - mới,
truyền thống - cách tân… đã tạo nên diện mạo và đặc trưng của giai đoạn này, tạo tiền
đề tích cực cho những cách tân của thời kỳ đổi mới. Đây là giai đoạn bắt đầu có sự
chuyển đổi về thể loại, đề tài, cảm hứng, các phạm trù thẩm mĩ... Những công trình nổi
bật có dấu ấn chân dung văn học của giai đoạn này là: Những nhân vật ấy đã sống với
tôi (1978) của Nguyên Hồng ; Nhà văn - tư tưởng và phong cách (1979) của Nguyễn
Đăng Mạnh ; Nhà văn Việt Nam hiện đại (1979) của Phong Lê (chủ biên)…
2.3. Chân dung văn học trong văn học Việt Nam sau 1986
2.3.1. Bối cảnh xã hội, văn hóa, văn học giai đoạn sau 1986
Năm 1986 là thời điểm Đảng ta đặt ra quyết liệt vấn đề đổi mới toàn diện đất
nước, trước hết là đổi mới tư duy. Luồng gió mới đã đem lại nhiều đổi thay cho đất
nước trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa…, tạo ra luồng
sinh khí mạnh mẽ trong sáng tạo văn học nghệ thuật. Tinh thần “đổi mới tư duy, nhìn


12
thẳng vào sự thật” đã kích thích sự tìm tòi, thử nghiệm trong sáng tạo nghệ thuật. Các
văn nghệ sĩ đã vượt qua những e ngại, rụt rè buổi đầu để tự tin nói thẳng, nói thật

những suy nghĩ, quan điểm các nhân về các vấn đề gai góc của cuộc sống. Bầu không
khí này thực sự tạo điều kiện cho chân dung văn học gặt hái được nhiều thành tựu,
trở thành một thể tài có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của văn xuôi
nói chung, ký đương đại nói riêng.
2.3.2. Sự vận động và thành tựu của thể tài chân dung văn học sau 1986
Từ sau 1986, thể tài chân dung văn học có bước phát triển và thu được nhiều
thành tựu. Đội ngũ viết chân dung văn học đông đảo, bao gồm nhiều giới: Tô Hoài,
Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Vương Trí Nhàn, Bùi Ngọc Tấn, Trần Đăng Khoa,
Nguyễn Quang Lập, Phan Thị Thanh Nhàn, Vân Long, Hồ Anh Thái, Vũ Từ Trang...
Nhiều tác phẩm chân dung văn học xuất sắc lần lượt xuất hiện trên văn đàn văn học
Việt Nam. Tô Hoài với Những gương mặt, Chiều chiều, Cát bụi chân ai; Nguyễn
Đăng Mạnh với các tập : Chân dung văn học, Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung
và phong cách; Vương Trí Nhàn với Những kiếp hoa dại, Cây bút đời người, Ngoài
trời lại có trời, Cánh bướm và hoa hướng dương; Bùi Ngọc Tấn với Rừng xưa xanh
lá, Một thời để mất; Trần Đăng Khoa với Chân dung và đối thoại; Văn Giá với Đời
sống và đời viết; Phan Thị Thanh Nhàn với Sự cực đoan đáng yêu; Nguyễn Quang
Lập với Ký ức vụn, Bạn văn…
2.4. Tiểu kết chương 2
Ở nước ngoài, chân dung văn học gắn liền với tên tuổi nhiều nhà văn nổi tiếng:
Andre Maurois viết về các nhà văn Pháp; M.Gorky viết về L.Tolstoi, A.Chekhov,
S.Yesenin; Stephan Zweig viết về Balzac, Dickens, Dostoevsky, Ehrenburg;
K.Paustovsky viết về nhiều nhà văn và nghệ sĩ cùng thời. Ở nước ta, chân dung văn học
là thể tài mới mẻ, xuất hiện khi lịch sử văn học dân tộc đã chuyển sang thời kỳ hiện đại,
thời kỳ mà việc viết văn, sáng tạo nghệ thuật đã trở thành một loại hình được chuyên
môn hóa. Ra đời ở những năm 20-30 của thế kỉ XX, thể tài chân dung văn học đã trải
qua những chặng đường vận động không hẳn là liền mạch. Giai đoạn từ 1930 đến 1945
là giai đoạn ra đời, khẳng định những thành tựu đầu tiên của chân dung văn học. Tuy số
lượng chưa nhiều, nhưng chân dung văn học đã đóng góp cho văn xuôi dân tộc những
bức vẽ rất thành công về một số nhà văn như Tản Đà, Thế Lữ, Xuân Diệu, Vũ Trọng
Phụng...Từ 1945 đến 1975, trong bối cảnh đất nước có chiến tranh, chân dung văn học



13
thường đề cao hình tượng những nhà văn - chiến sĩ như Nam Cao, Trần Đăng, Nguyễn
Thi... Từ 1986 đến nay là giai đoạn phát triển vượt trội, có nhiều nét đổi mới của thể tài
này. Chân dung văn học không chỉ bùng nổ về số lượng, mà về chất lượng có thêm
nhiều tác phẩm đặc sắc, với cách tiếp cận, khám phá đối tượng chân thật, sinh động.
Thành công nhất trong giai đoạn này là các sáng tác chân dung của Tô Hoài, Bùi Ngọc
Tấn, Vương Trí Nhàn, Nguyễn Đăng Mạnh...
Chương 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG THỂ HIỆN CỦA THỂ TÀI
CHÂN DUNG VĂN HỌC TỪ 1986 ĐẾN NAY
3.1. Đối tượng được dựng chân dung
3.1.1. Nhà văn, nhà thơ
Nhà văn, nhà thơ luôn được quan tâm hàng đầu trong thể tài chân dung văn
học, bởi như chúng tôi đã nói, chân dung văn học là một hình thức đặc biệt của
phê bình văn học, phê bình từ góc nhìn tiểu sử, trong mối quan hệ mật thiết giữa
văn và đời. Các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng sáng tác từ trước cách mạng như Nam
Cao, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Xuân Diệu, Nguyễn Bính... được quan tâm
đặc biệt, với nhiều chân dung sắc sảo của Tô Hoài, Nguyễn Đăng Mạnh, Vương
Trí Nhàn... Chân dung các nhà văn thế hệ chống Pháp như Nguyễn Đình Thi, Trần
Đăng, Quang Dũng, Hoàng Cầm… đã đi vào các chân dung văn học của Nguyễn
Đăng Mạnh, Tô Hoài... Chân dung nhà văn thế hệ chống Mỹ như Xuân Quỳnh,
Lưu Quang Vũ, Hữu Thỉnh, Nguyễn Thành Long, Lâm Thị Mỹ Dạ…được đề cập
trong các sáng tác của Vương Trí Nhàn, Nguyễn Quang Lập, Phan Thị Thanh
Nhàn... Chân dung một số tác giả thế hệ sau 1975 (hiểu theo nghĩa là thế hệ trưởng
thành và viết sau ngày đất nước thống nhất) như Nguyễn Huy Thiệp, Hòa Vang
Mai Văn Phấn, Vi Thùy Linh... cũng được bàn đến trong các bài viết của Nguyễn
Đăng Mạnh, Vũ Từ Trang, Phạm Xuân Nguyên...
3.1.2. Nghệ sĩ ở các ngành nghệ thuật khác

Bên cạnh nhân vật trung tâm là các nhà văn, nhà thơ, một số cây bút còn tìm
đến dựng chân dung các họa sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn, diễn viên điện ảnh... Đây là đối
tượng mà lối sống, tính cách rất gần gũi với các nhà văn, nhà thơ. Trong đó, có thể kể


14
đến các chân dung viết về nhà soạn kịch Lưu Quang Thuận của Lưu Khánh Thơ; viết
về nghệ sĩ chèo Tào Mạt, học sĩ Phạm Long Quận của Nguyễn Quang Thiều; viết về
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ Văn Cao của Hà Minh Đức... Các tập sách Chân trời
có người bay của Đỗ Lai Thúy, Tài năng và danh phận của Hà Minh Đức, Một số
gương mặt văn chương - học thuật Việt Nam hiện đại của Phong Lê... cũng có một số
tác phẩm chân dung văn học có giá trị.
3.2. Nội dung thể hiện trong các chân dung văn học
3.2.1. Chân dung nhà văn - đối tượng được dựng chân dung
3.2.1.1. Lòng yêu đời, yêu nghề và bản lĩnh sống
Nhà văn, nhà thơ là kiểu người có những phẩm chất đặc biệt. Lao động nghệ
thuật là công việc không hề dễ dàng. Nó là sự kết hợp giữa tài năng thiên bẩm và mồ
hôi, nước mắt của lao động sáng tạo. Cảm hứng dựng chân dung của các tác giả trong
giai đoạn trước 1945 nghiêng về sự chia sẻ, cảm thông với cuộc đời nghèo khó, bất
hạnh, đề cao cá tính, phẩm chất, lòng yêu nghề của các nhà văn, nhà thơ. Chân dung
văn học giai đoạn 1945 - 1985 hòa vào cảm xúc chung của dòng văn học kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ. Nội dung ngợi ca nhân cách cao đẹp, tình yêu nước của
các nhà văn, nhà thơ đồng thời cũng là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, văn học.
Từ năm 1986 trở đi, với xu trào đổi mới, nhu cầu nói thẳng nói thật và bộc lộ
cái tôi cá nhân một cách thành thực ngày càng thể hiện rõ. Các nhà văn có điều kiện
đổi mới tư duy, mở rộng cách nhìn, trường nhìn, mở rộng đề tài, đối tượng nhận
thức... Chân dung văn học giai đoạn này quan tâm khắc họa nhà văn ở phương diện
cá nhân, đời tư. Tác phẩm chân dung nhấn mạnh gương mặt các văn nghệ sĩ như
những con người dám sống là mình, biết vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt, cô đơn, bi
kịch, có sự đam mê nghề nghiệp đến cháy bỏng... Qua khảo sát một số tập chân dung

văn học tiêu biểu của giai đoạn từ 1986 đến nay, chúng tôi thấy cảm hứng nổi bật vẫn
là sự ca ngợi, đề cao nhân cách, những phẩm chất tốt đẹp của các nhà văn trong nghề
nghiệp cũng như trong cuộc sống. Đó cũng là sự kế thừa và phát huy những đặc điểm
của thể tài chân dung văn học các giai đoạn trước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các chân
dung văn học giai đoạn này còn đào sâu vào những mặt khuất lấp, những bi kịch của
giới nghệ sĩ mà một thời không dễ nói ra. Đó là các chân dung Nguyên Hồng,
Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nguyễn Bính của Tô Hoài; chân dung Lê Bầu, Nguyễn
Thị Hoài Thanh, Mạc Lân, Dương Tường của Bùi Ngọc Tấn; chân dung Xuân


15
Quỳnh, Lưu Quang Vũ của Vương Trí Nhàn; chân dung Hoàng Cầm, Lâm Thị Mỹ
Dạ, Thùy Linh của Nguyễn Quang Lập…
3.2.1.2. Những góc khuất đời thường
Nhà văn không phải là thánh nhân, họ cũng là con người của muôn mặt đời
thường. Ngòi bút của các tác giả viết chân dung giai đoạn này không chỉ chú ý đến
tài năng, phẩm chất của giới văn nhân mà còn đi sâu khai thác những góc khuất
đời tư, những bi kịch, những nỗi niềm khó nói trong cuộc đời của họ. Những phẩm
chất cao quý của các nhà văn là điều không thể phủ nhận. Nhưng phía đời thường,
phía “cát bụi chân ai” thì không phải ai cũng biết hoặc có thể biết nhưng không
tiện nói ra. Không khí dân chủ của xã hội, tâm thế “tự phê phán” của người trong
giới, nhu cầu muốn tiếp cận sự thật của độc giả, tất cả đã góp phần làm cho các
chân dung văn học sau 1986 đa chiều hơn, đời thường và chân thực hơn. Dựng
chân dung các nhà văn trong cuộc sống đời thường, các tác giả đã làm được một
điều vô cùng có ý nghĩa là đã đưa các nhà văn trở về đúng với bản chất và vị trí
thật của mỗi con người.
3.2.1.3. Những nỗi đau mang tính bi kịch
Bi kịch do nguyên nhân xã hội
Đọc các chân dung văn học sau 1986, đằng sau mỗi cuộc đời, một số phận,
người đọc sẽ thấy thấp thoáng hình ảnh của lịch sử, của những biến thiên xã hội.

Những biến thiên ấy nhiều khi cũng là nguyên nhân dẫn đến những bi kịch cuộc đời
của những nhà văn, nhà thơ. Tô Hoài dựng chân dung văn học đã chỉ ra bao nỗi cơ
cực, kể lại bao cảnh thương tâm về kiếp người trong xã hội cũ. Ông cũng có nhiều
trang viết về bi kịch của một số văn nghệ sĩ thời “Nhân văn Giai phẩm”. Bùi Ngọc
Tấn khắc họa những thăng trầm, chua xót, thậm chí bầm dập của nhiều nhà văn trong
bối cảnh phải “bán máu” để cứu đói. Ngoài ra, Tô Hoài, Phùng Quán, Nguyễn Quang
Lập, Trần Đăng Khoa...còn viết về bi kịch của nhiều nhà văn do sự quy kết chính trị,
cách đối xử thiếu nhân văn với những sai lầm, khuyết điểm của văn nghệ sĩ. Trong
Gương mặt những nhà thơ, tác giả Võ Văn Trực nhắc đến một thời kì văn học mà ở
đó, “khi đọc một cuốn tiểu thuyết, xem một bức tranh, một cái minh họa, một cái vi nhét, và nhất là đọc một bài thơ, không phải để thưởng thức cái hay cái đẹp của nó,
mà trước hết người ta xoay ngược xoay xuôi, xoay ngang xoay dọc để cố tưởng
tượng ra những điều méo mó của tác phẩm”…


16
Bi kịch do cá tính, lối sống nghệ sĩ
Những người nghệ sĩ, ít nhiều đều có những cá tính, lối sống, cảm xúc không
giống ai. Và với họ, sự mộng mơ, lãng mạn, lý tưởng, thiếu thực tế, nhiều khi cực đoan
cũng là điều dễ hiểu. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bi kịch cho cuộc
sống của họ. Tô Hoài trong Cát bụi chân ai đau đớn, xót xa cho sự đớn hèn, lảng tránh
sự thật, thờ ơ trước những tai nạn của bạn bè… của một thời. Còn Nguyễn Quang Lập,
tác giả của Bạn văn lại xót xa trước thực tế phũ phàng của đời sống văn nghệ, ngán
ngẩm trước sự đố kị, hẹp hòi đang trở thành căn bệnh trầm kha trong giới. Nguyễn Đăng
Mạnh dựng chân dung Quang Dũng, Hoàng Cầm; Nguyễn Quang Lập dựng chân dung
Lâm Thị Mỹ Dạ, Thùy Linh... cũng đề cập đến những nỗi đau mà đôi khi nguyên nhân
lại do sự thật thà, ngây thơ, quá tin người... của giới nghệ sĩ. Như vậy, chân dung văn
học giai đoạn từ 1986 đến nay đã phản ánh trung thực, toàn diện, đem lại cái nhìn nhiều
chiều cho việc lí giải số phận, những bi kịch của người nghệ sĩ.
3.2.2. Chân dung tác giả - người dựng chân dung
Cũng như các tiểu loại ký khác, chân dung văn học luôn hiện diện người trần

thuật cũng chính là tác giả. “Sự có mặt của nhân vật trần thuật, nhất là tác giả, trước hết
đóng vai trò người chứng kiến để tăng cường tính xác thực của con người và sự việc
trong tác phẩm ký đồng thời cũng để bộc lộ tính khuynh hướng của mình (...), cái tôi tác
giả hoàn toàn có quyền bộc lộ trực tiếp khuynh hướng qua ngôn ngữ trữ tình và chính
luận của mình”[81, tr. 432]. Mặt khác, chân dung văn học lại phần lớn là tiếng nói của
những người trong cuộc, cùng giới rất thấu hiểu nhau. Họ viết về số phận, nỗi đau của
bạn bè thì cũng chính là họ đang nói, đang viết về chính họ. Trong những trang viết của
Tô Hoài, ta thấy một con người trung thực với chính mình, một tấm lòng thổn thức cùng
cảnh đời cơ cực, những số phận oan nghiệt, đắng cay. Tuy không trực tiếp viết về mình
nhưng qua dòng hồi tưởng và kí ức về bạn bè, chân dung Bùi Ngọc Tấn hiện lên như
một con người nếm trải nhiều đau khổ, thất bại nhưng vẫn nhìn cuộc sống thật bao dung,
độ lượng. Gộp các chân dung bạn văn Nguyễn Quang Lập viết, sẽ có một chân dung
tinh nghịch, đáo để, sâu cay và cũng rất nhân hậu của chính ông. Nhà văn, nhà thơ, dù có
những mặt trái khó tránh, họ vẫn là những tấm gương về nhân cách, về lối sống, và đó là
điều độc giả luôn mong muốn ở họ.
3.2.3. Môi trường sống và sáng tạo của nhà văn
3.2.3.2. Tư liệu về bối cảnh xã hội - lịch sử
Mỗi tác phẩm chân dung văn học là mảng tài liệu về lịch sử. Các tác phẩm
chân dung văn học còn đem lại cho người đọc những hiểu biết về một giai đoạn lịch


17
sử, về xã hội và bối cảnh văn học một thời. Đặt người nghệ sĩ sáng tác vào một trong
những giai đoạn ấy, bối cảnh thời đại ấy sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quát, toàn diện và
đúng đắn hơn khi tiếp cận thế giới nghệ thuật của họ. Qua các chân dung văn học
được dựng của Tô Hoài, Bùi Ngọc Tấn, Phùng Quán…, người đọc như được trực tiếp
trở về với bối cảnh sục sôi của thời chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội, những
khó khăn về vật chất trong hoàn cảnh chiến tranh, những đố kỵ, hẹp hòi và cả những
oan trái trong thời kỳ chống “Nhân văn Giai phẩm”, bối cảnh khủng hoảng kinh tế xã hội thời hậu chiến (1975 -1985), không khí đổi mới văn học sau 1986…
3.2.3.1. Tư liệu về đời tư nhà văn

Chân dung văn học trước hết phải bắt nguồn từ sự thật về con người, đặc biệt
là văn nghệ sĩ. Họ hiện lên trong nhiều mối quan hệ, trong đó có nhiều mối quan hệ
đời tư. Chuyện gia đình, chuyện đời tư, chuyện cơm áo gạo tiền, bếp núc sáng tác văn
chương… hiện lên rõ nét trong các bức chân dung văn học của Nguyễn Đăng Mạnh,
Vương Trí Nhàn, Nguyễn Quang Sáng, Phan Thị Thanh Nhàn… Đó là kho tư liệu
quý giá giúp bạn đọc hiểu hơn nhiều mặt trong đời sống, hoàn cảnh sáng tác, thói
quen, sở thích… của các nhà văn.
3.3. Tiểu kết chương 3
Nhìn chung, chân dung văn học giai đoạn từ 1986 đến nay về phương diện nội
dung đã mở ra những góc nhìn mới chân thực, sinh động, hấp dẫn về con người và số
phận của các nhà văn nói riêng, giới nghệ sĩ nói chung trên những bước thăng trầm
của lịch sử dân tộc. Đó là những bức chân dung được vẽ khá toàn diện: có cả mặt
sáng và mặt tối, có cả cái đẹp và cái chưa hoàn thiện, có cả nụ cười, mồ hôi và những
giọt nước mắt cay đắng. Qua nhiều góc nhìn khác nhau, những cách tiếp cận khác
nhau, nhưng trên hết vẫn là sự đồng cảm, yêu thương, sự trân trọng những cống hiến
của giới văn nghệ sĩ. Người viết chân dung cũng không ngại phơi bày những bi kịch,
những mặt khuất lấp, những sai lầm, ngộ nhận, ấu trĩ một thời. Và sau các chân dung
văn học giai đoạn này là những bối cảnh, không khí xã hội được khắc họa, kèm theo
là những suy tư sâu sắc về thời cuộc, về nhân sinh, lẽ sống, cả về con đường vận
động, đi lên của lịch sử văn học dân tộc. Như vậy, có thể nói chân dung văn học đã
có những đóng góp lớn vào công cuộc đổi mới văn học sau 1986, trước hết là góp
phần dân chủ hóa đời sống xã hội và đời sống văn học, tham gia “tổng kết” những
thành tựu và hạn chế của chặng đường đã qua, rút ra những bài học cần thiết cho cả


18
người sáng tác, người tiếp nhận và cả giới lãnh đạo văn học nghệ thuật.
Chương 4
NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TRONG CÁC SÁNG TÁC
THUỘC THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC TỪ 1986 ĐẾN NAY

4.1. Tiếp cận chân dung từ nhiều góc độ
4.1.1. Tiếp cận với tư cách bạn nghề
Đối tượng chủ yếu của các tác phẩm chân dung văn học thường là các nhà văn,
nhà thơ. Để dựng chân dung của họ, các nhà văn thường là những người thuận lợi
nhất. Góc nhìn này mang ý nghĩa sâu sắc về mặt nghề nghiệp. Đây là sự tiếp cận từ
góc độ của những người cùng giới, cùng nghề, “cùng hội cùng thuyền”. Hơn ai hết,
các chân dung do chính các nhà văn dựng nên sẽ tạo ra ấn tượng về sự chân thực,
thấu hiểu. Cũng nhờ cách tiếp cận này mà chân dung văn học của các nhà văn viết ra
thường vô cùng sinh động, giàu tư liệu, nhiều chi tiết “đắt” và có sức hấp dẫn, lôi
cuốn người đọc. Đây là cách tiếp cận chủ yếu khi dựng chân dung văn học của Bùi
Ngọc Tấn, Phùng Quán, Vân Long, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Quang Thiều,
Phan Thị Thanh Nhàn…
4.1.2. Tiếp cận với tư cách người thân
Bên cạnh góc nhìn của người trong cuộc, trong giới, ta còn thấy có những sáng
tác chân dung văn học được dựng bởi ngòi bút của người thân. Các tác giả có thể là
cha mẹ, là anh chị em, là vợ chồng, là con cái… trong gia đình nghệ sĩ. Qua kí ức của
những người ruột thịt, bức chân dung của người nghệ sĩ hiện lên sinh động, ấm áp và
gần gũi. Đó là những trang viết ghi lại những suy nghĩ, cảm nhận, tưởng nhớ không
chỉ về một nhà văn, nhà thơ mà còn là cha, là chồng, là vợ… mình. Không khí gia
đình, những chia sẻ khó khăn, trách nhiệm với con cái, cha mẹ… làm cho các chân
dung văn học có thêm nét riêng độc đáo. Đó là chân dung mà những người vợ viết về
chồng mình như Trần Thị Sen viết về Nam Cao; Vũ Thị Tuệ viết về Nguyễn Tuân;
Trịnh Thị Uyên viết về Nguyễn Huy Tưởng. Đó là chân dung những người con viết
về cha như Phan Khôi qua kí ức của Phan Thị Mỹ Khanh; Thạch Lam qua cảm nhận
của Nguyễn Tường Giang; Thế Lữ qua góc nhìn của Nguyễn Đình Nghi; Vũ Ngọc
Phan qua nỗi nhớ của Vũ Tuyên Hoàng…


19
4.1.3. Tiếp cận với tư cách người phê bình

Chân dung văn học được viết từ tư cách của người phê bình, nghiên cứu văn
chương được thể hiện chủ yếu theo chiều hướng phẩm bình, đánh giá và lí giải về tài
năng, phong cách, đóng góp của nhà văn cho lịch sử văn học. Tác giả là nhà phê bình
thường có thái độ khách quan, trung thực, công tâm khi viết về nhà văn. Câu văn,
giọng văn của họ có khi không mượt mà, cảm xúc như cách viết của các nhà văn
nhưng có chiều sâu, sức khái quát của sự thẩm định, đánh giá. Đây là cách tiếp cận
chủ yếu của Nguyễn Đăng Mạnh, Phong Lê, Hà Minh Đức, Vương Trí Nhàn… khi
viết chân dung văn học.
4.1.4. Xu hướng rút ngắn khoảng cách tiếp cận đối tượng
Với xu hướng rút ngắn khoảng cách tiếp cận, các cây bút dựng chân dung
muốn tái hiện chân dung các nhà văn một cách gần gũi, ở khía cạnh đời tư. Góp nhặt
từng nét tính cách, từng chi tiết chân dung, người đọc như hiểu sâu hơn về đời sống
của lớp người đặc biệt này, những người đa tài và cũng đa đoan, đa sự. Qua các chân
dung, người viết muốn mọi người nhìn họ một cách công bằng, khách quan. Có một
xu hướng nhìn nhà văn, nhà thơ như một loại người đặc biệt, như những thần tượng.
Các chân dung của Tô Hoài, Nguyễn Quang Lập, Trần Đăng Khoa, Phùng
Quán…muốn bạn đọc có cơ hội hiểu thêm về con người nhiều tài nhưng cũng lắm
tật, nhiều phẩm chất để ngợi ca nhưng cũng có nhiều hạn chế, khuyết điểm, nhiều
thành công nhưng cũng nhiều thất bại, đau khổ và bất hạnh…
4.2. Sử dụng nhiều hình thức ký
4.2.1. Hình thức bút ký
Mục đích cuối cùng của chân dung văn học là khắc họa chân thật, sinh động
con người, nhân cách nhà văn theo một góc nhìn nào đó. Tuy nhiên, mục đích đó có
thể được thực hiện bằng những con đường khác nhau, dưới các hình thức thể loại: bút
ký chân dung, hồi ký, trò chuyện... Hình thức bút ký chân dung được sử dụng nhiều
nhất: Những gương mặt (Tô Hoài), Rừng xưa xanh lá (Bùi Ngọc Tấn), Sự cực đoan
đáng yêu (Phan Thị Thanh Nhàn), Người của Nguyễn Quang Thiều, Bạn văn của
Nguyễn Quang Lập, Nhà văn Việt Nam hiện đại (Nguyễn Đăng Mạnh)...
4.2.2. Hình thức hồi ký
Hồi ký của các nhà văn như Cát bụi chân ai, Chiều chiều của Tô Hoài, Hồi ký

song đôi của Huy Cận, Từ bến sông Thương của Anh Thơ, Hồi ký của Quách Tấn,


20
Năm tháng nhọc nhằn năm tháng yêu thương của Ma Văn Kháng...cũng đã góp phần
dựng nhiều chân dung sinh động về các nhà văn, nhà thơ...
4.2.3. Hình thức chuyện trò, đối thoại
Một hình thức khá sinh động của chân dung văn học là kiểu “trò chuyện với
nhà văn”. Các cây bút thành công khi dựng chân dung với phương thức này có thể kể
đến Vương Trí Nhàn,Trần Đăng Khoa, đặc biệt là Ngọc Trai với cuốn sách Trò
chuyện với Nguyễn Tuân...
4.3. Tổ chức kết cấu linh hoạt
4.3.1. Kết cấu men theo theo dòng sự kiện
Đây là kiểu kết cấu lấy các sự kiện trong cuộc đời nhà văn theo dòng thời gian
làm trục chính, tuy nhiên cũng có thể đảo lộn thời gian trong một chừng mực nào đó
và kết hợp với cảm xúc, suy tư của người viết. Các chân dung về Nguyên Hồng,
Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng...của Tô Hoài, chân dung Đoàn Thị Lam
Luyến, Dương Thị Xuân Quý, Ý Nhi... của Phan Thị Thanh Nhàn, chân dung Phan
Tứ, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trung Trung Đỉnh của Nguyễn Quang Lập...kết cấu
theo lối này.
4.3.2. Kết cấu theo dòng hồi ức, liên tưởng
Những câu chuyện được kể thường không theo một trình tự mạch lạc mà theo
dòng ký ức chập chờn, có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại, hôm qua và hôm nay.
Giữa những chắp nối có vẻ lộn xộn của ký ức ấy là những suy tư, nỗi niềm của người
viết, đã tạo nên trong người đọc những chiêm nghiệm về lẽ sống, tình đời, tình bạn
văn sâu sắc mà thời gian không thể xóa nhòa. Có thể thấy kiếu kết cấu này trong Cát
bụi chân ai, Tô Hoài; Người của Nguyễn Quang Thiều; Cây bút đời người của
Vương Trí Nhàn...
4.3.3. Kết cấu phối hợp, đan xen
Đây là kiểu kết cấu phổ biến nhất trong các tác phẩm thuộc thể tài chân dung

văn học. Người viết thường không bị bó buộc trong một thứ quy phạm nào. Họ
thường lựa chọn chi tiết cuộc đời, tạo bối cảnh, dựng chân dung, kết hợp với hồi
tưởng, suy tư, cảm xúc. Mạch hồi tưởng cũng xáo trộn, không theo trình tự thời gian.
Viết về bè bạn của Bùi ngọc Tấn; Những người rót biển vào chai (Vân Long); Họ trở
thành nhân vật của tôi của (Hồ Anh Thái)... thường chọn lối kết cấu này.
4.4. Kết hợp nhiều điểm nhìn, nhiều sắc thái giọng điệu


21
4.4.1. Kết hợp linh hoạt nhiều điểm nhìn
Khảo sát chân dung văn học giai đoạn từ 1986 đến nay, có thể thấy đa phần
tác giả là người trong cuộc, người chứng kiến, người đồng cảnh ngộ kể lại câu
chuyện của bạn văn - và nhiều lúc cũng là chuyện của cuộc đời mình- nên phương
thức trần thuật chủ yếu là từ ngôi thứ nhất, đậm màu sắc chủ quan. Điểm nhìn chủ
quan có lợi thế trong thuyết phục bạn đọc bởi sự chân thực của câu chuyện mà tác giả
là người trong cuộc hoặc chứng kiến. Cách kể này cũng giới hạn câu chuyện trong
trường nhìn nào đó, giúp nhà văn có thể dễ dàng bộc lộ quan điểm cá nhân. Trong
nhiều trường hợp, người viết chuyển dịch lời kể sang điểm nhìn khách quan, đặc biệt
là từ góc nhìn của các nhân chứng. Nhân chứng có thể là bạn cùng nghề, bạn cùng
lứa, bạn thân, người trong gia đình, cũng có thể là kẻ hậu sinh tiếp nhận bài học từ
các thế hệ đi trước.
4.4.2. Xu hướng đa thanh trong giọng điệu
Giọng điệu bộc lộ xúc cảm chủ quan của tác giả qua các trạng thái tình cảm:
buồn vui, giận hờn, ghét thương... Do vậy, giọng điệu thể hiện trong một tác phẩm
văn học cho thấy tầm văn hóa, thái độ, tài năng và phong cách của nhà văn. Các tập
sách: Chân dung văn học của Tô Hoài, Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa,
Viết về bè bạn của Bùi Ngọc Tấn, Bạn văn của Nguyễn Quang Lập, Chân dung và
phong cách của Nguyễn Đăng Mạnh... thường kết hợp nhiều sắc thái giọng điệu khác
nhau: ngợi ca, trữ tình, triết lý, hài hước, suồng sã... Sự kết hợp linh hoạt các sắc thái
giọng điệu trong thể tài chân dung văn học sau 1986 đã góp phần làm cho thể tài này

trở nên hấp dẫn, cuốn hút bạn đọc.
4.5. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong dựng chân dung
4.5.1. Ngôn từ giàu sắc thái trữ tình
Đây là cách sử dụng ngôn từ của Bùi Ngọc Tấn, Phan Thị Thanh Nhàn, Võ
Văn Trực, Vân Long, Nguyễn Quang Thiều... Là người trong cuộc, trong giới, họ
thấu hiểu và cảm thông với nhiều niềm vui, nỗi buồn của người nghệ sĩ. Họ thường
chọn cách viết giàu hình ảnh, ngôn từ trau chuốt, giàu chất trữ tình, sử dụng nhiều
tính từ miêu tả, từ chỉ tâm trạng..., thường lồng cái tôi hòa vào trong các chân dung
để thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình.
4.5.2. Ngôn từ giàu sắc thái khẩu ngữ
Đây là mặt mạnh trong cách dựng chân dung của Trần Đăng Khoa, Nguyễn


22
Quang Lập. Trần Đăng Khoa dùng ngôn từ đời thường, gần gũi theo lối nói thẳng,
vừa dựng chân dung, vừa bàn bạc, đối thoại, đôi khi tếu táo. Nguyễn Quang Lập sử
dụng kiểu văn khẩu ngữ, với nhiều từ phương ngữ, từ tục... nhưng lại uyển chuyển,
linh hoạt như: hay hè hay hè, răng rứa hè, ua chầu chầu, mần chi rữ rứa hè, ngất ngư
con cà cưỡng…
4.5.3. Ngôn ngữ giàu sắc thái khảo cứu
Đây là cách dựng chân dung của một số nhà phê bình như Phong Lê, Hà Minh
Đức, Đỗ Lai Thúy, Phạm Xuân Nguyên... Các cây bút này thường có cách viết khách
quan, trầm tĩnh, nghiêng nhiều về khái quát sự nghiệp, đóng góp của nhà văn. Họ
thường sử dụng nhiều thuật ngữ của khoa nghiên cứu phê bình văn học như: tư tưởng
nghệ thuật, phong cách, hiện thực đời sống, thể loại, bút pháp...Tuy nhiên, do quan
tâm nhiều đến phê bình, đánh giá, một số chân dung thường thiếu đi các chi tiết đời
tư sinh động.
4.6. Tiểu kết chương 4
Cùng với sự đa dạng, phong phú về nội dung, thể tài chân dung văn học sau
1986 cũng có sự đa dạng về mặt hình thức nghệ thuật: Mở rộng các hình thức thể

loại, có sự kết hợp nhiều hình thức như kết cấu men theo dòng sự kiện, kết cấu theo
dòng hồi ức, liên tưởng hoặc đan xen các hình thức trên. Giọng điệu thể hiện rõ sự
phối trộn, đa thanh. Ngôn từ nghệ thuật đa dạng với đủ các lớp từ hòa trộn nhau linh
hoạt: lớp từ nghệ thuật giàu sắc thái trữ tình, lớp từ đời thường, khẩu ngữ suồng sã và
lớp từ khoa học mang tính chất phê bình, nghiên cứu.
KẾT LUẬN
1. Chân dung văn học là một thể tài mới xuất hiện trong lịch sử văn học dân
tộc khoảng những năm ba mươi của thế kỷ XX. Chân dung văn học là một dạng đặc
biệt của phê bình văn học, phê bình từ góc nhìn tiểu sử, nhân cách nhà văn, trong mối
quan hệ mật thiết giữa văn và người. Chân dung văn học có thể xem là sự tự ý thức
của giới cầm bút về nghề văn, về sứ mệnh văn chương. Nó cũng thỏa mãn nhu cầu
người của độc giả khi tiếp xúc với sáng tác của nhà văn còn muốn biết rõ về con
người, nhân cách của những người sáng tạo ra chúng. Tuy nhiên, mỗi hình thức phê
bình đều có những ưu điểm và hạn chế của nó. Chân dung văn học là kiểu phê bình


23
sinh động, có mặt gần gũi với sáng tác nên rất hấp dẫn bạn đọc. Nó thuyết phục
người đọc không chỉ từ giá trị tác phẩm mà cả từ sức nặng của cuộc đời, nhân cách
nhà văn với những suy tư, trăn trở, những vui buồn của một kiếp người. Tuy nhiên,
mặt hạn chế của nó cũng từ đặc trưng ấy. Tính chất chủ quan, cảm tính, nhiều lúc
nặng về trực cảm là nhược điểm chính của kiểu phê bình này.
2. Trong bối cảnh đổi mới, hội nhập và giao lưu văn hóa, văn học sâu rộng sau
năm 1986, thể tài chân dung văn học có nhiều cơ hội phát triển. Dường như có sự
bùng nổ của thể tài này, với đội ngũ sáng tác đông đảo, đa dạng, bao gồm các nhà
văn (Tô Hoài, Nguyễn Quang Sáng, Phan Thị Thanh Nhàn, Vân Long, Nguyễn
Quang Thiều, Hồ Anh Thái, Đăng Khoa...), các cây bút lý luận phê bình (Nguyễn
Đăng Mạnh, Hà Minh Đức, Phong Lê, Vương Trí Nhàn, Đỗ Lai Thúy...), các cây bút
vốn là người thân như con cái, vợ chồng, bạn bè nhà văn (Nguyễn Huy Thắng, Phan
Thị Mỹ Khanh, Nguyễn Bính Hồng Cầu, Trần Thị Sen, Vũ Thị Tuệ...). Nhiều tập

chân dung văn học có giá trị ra đời như Những gương mặt (Tô Hoài), Nhà văn Việt
Nam hiện đại (Nguyễn Đăng Mạnh), Viết về bè bạn của Bùi Ngọc Tấn, Cây bút đời
người (Vương Trí Nhàn), Sự cực đoan đáng yêu (Phan Thị Thanh Nhàn), Những
người rót biển vào chai (Vân Long), Bạn văn của Nguyễn Quang Lập, Họ trở thành
nhân vật của tôi của Hồ Anh Thái... Nhiều tờ báo, tạp chí cũng dành mục cho thể tài
chân dung văn học. Thể tài chân dung đã và đang khẳng định một vị trí quan trọng
trong bức tranh văn xuôi Việt Nam hiện đại, đặc biệt là giai đoạn từ 1986 đến nay.
3. Nhìn chung, chân dung văn học giai đoạn từ 1986 đến nay về phương diện
nội dung đã mở ra những góc nhìn mới chân thực, sinh động, hấp dẫn về con người
và số phận của giới nhà văn trên những bước thăng trầm, biến động của lịch sử. Đó là
những bức chân dung được vẽ khá toàn diên: có cả mặt sáng và mặt tối, có cả cái đẹp
và cái chưa hoàn thiện, có cả nụ cười và mồ hôi, cả những giọt nước mắt cay đắng.
Có nhiều góc nhìn khác nhau, những cách tiếp cận khác nhau, nhưng trên hết vẫn là
sự đồng cảm, yêu thương, sự trân trọng những cống hiến của giới văn nghệ sĩ. Cũng có
những suy tư xót xa, đau đớn khi người viết chân dung không ngại phơi bày những bi
kịch, những sai lầm, ngộ nhận một thời. Những bi kịch có thể xuất phát từ những
nguyên nhân xã hội như bối cảnh chiến tranh, đời sống kinh tế khủng hoảng thời hậu
chiến, cũng có thể xuất phát từ những sai lầm, ấu trĩ trong đường lối văn nghệ, sự ứng xử
chưa thấu tình đạt lý với các văn nghệ sĩ. Ngoài ra, các tác giả dựng chân dung cũng


24
thẳng thắn chỉ ra những bi kịch do lối sống phức tạp, đầy cá tính hoặc chưa chuẩn mực
của chính bản thân giới văn nghệ sĩ. Điều đó tạo ra trong nhiều bức chân dung sự chân
thực và chiều sâu lý giải, phát hiện vấn đề. Như vậy, có thể nói chân dung văn học đã có
những đóng góp lớn vào công cuộc đổi mới văn học sau 1986, trước hết là góp phần dân
chủ hóa đời sống xã hội và đời sống văn học, tham gia “tổng kết” những thành tựu và
hạn chế của chặng đường đã qua, rút ra những bài học cần thiết cho cả người sáng tác,
người tiếp nhận và cả giới lãnh đạo văn học nghệ thuật.
4. Cùng với sự đa dạng, phong phú về nội dung, thể tài chân dung văn học sau

1986 cũng có sự đa dạng về mặt hình thức nghệ thuật. Trước hết, đó là sự mở rộng
các hình thức thể loại để khắc họa chân dung: bút ký, hồi ký, trò chuyện, phỏng vấn,
tiểu thuyết tự truyện... Bên cạnh đó, kết cấu các tác phẩm chân dung văn học cũng trở
nên linh hoạt, có sự kết hợp nhiều hình thức như kết cấu men theo dòng sự kiện, kết
cấu theo dòng hồi ức, liên tưởng hoặc đan xen các hình thức trên. Đặc biệt, giọng
điệu, ngôn từ trong các bức chân dung văn học được dựng cũng có những biến đổi
phong phú. Giọng điệu thể hiện rõ sự phối trộn, đa thanh. Trước 1986, giọng điệu
trong chân dung văn học thường thiên về đề cao, ngợi ca thì sau 1986, có sự hòa âm
của nhiều sắc giọng: trữ tình, triết lý, xót xa, nuối tiếc, giễu nhại, suồng sã...Đặc biệt,
chất giọng suy tư, xót xa và chất giọng hài hước, suồng sã ngày càng thể hiện rõ.
Ngôn từ nghệ thuật cũng trở nên hết sức đa dạng với đủ các sắc thái, các lớp từ hòa
trộn nhau linh hoạt: lớp từ nghệ thuật giàu sắc thái trữ tình, lớp từ đời thường, khẩu
ngữ và lớp từ khoa học.
5. Chân dung văn học là một thể tài có sức hấp dẫn đặc biệt đối với hai chiều
cả phía sáng tác và tiếp nhận bởi những đặc trưng độc đáo của nó. Mặc dầu hiện nay
phê bình văn học phát triển với nhiều xu hướng đa dạng, trong đó có những xu hướng
chỉ quan tâm đến văn bản, ít chú ý đến các yếu tố ngoài văn bản như tiểu sử nhà văn,
hoàn cảnh sáng tác...Tuy nhiên, với thế mạnh riêng như đã nói, chân dung văn học
vẫn có những tiềm năng phát triển, bởi vì xét cho cùng, khi muốn hiểu một cách đúng
đắn, sâu sắc tác phẩm văn chương - con đẻ tinh thần của nhà văn- không thể nào bỏ
qua cuộc đời, số phận, nhân cách... của chính những người đã sáng tạo ra chúng.


×