Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý xây dựng theo quy hoạch với sự tham gia của cộng đồng trên địa bàn phường láng thượng quận đống đa thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.1 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
--------------------------------------

HÀ ANH TUẤN

QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG LÁNG THƯỢNG, QUẬN ĐỐNG ĐA,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
------------------------------------

HÀ ANH TUẤN
KHÓA 2014 - 2016

QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN


PHƯỜNG LÁNG THƯỢNG QUẬN ĐỐNG ĐA
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI ĐỨC DŨNG

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kiến Trúc
Hà Nội, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Khoa Sau đại học, các thầy
cô giáo. Sau quá trình học tập, tôi đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học
Kiến Trúc Hà Nội và các thày cô Khoa Sau đại học đã giúp tôi hoàn thành
khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn thày giáo TS. Bùi Đức Dũng đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn
tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các chuyên gia đã cho
tôi những lời khuyên quý giá, để tôi hoàn thành Luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên và giúp đỡ hết lòng để tôi có thể hoàn thành khóa học và bảo vệ
thành công Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 02 năm 2017
Học viên

Hà Anh Tuấn


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn
là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Hà Anh Tuấn


MỤC LỤC

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng, biểu
Danh mục hình, sơ đồ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 3
Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 3

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .......................................................... 3
Một số khái niệm sử dụng trong luận văn .................................................... 4
Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 4
NỘI DUNG ..................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG LÁNG THƯỢNG, QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................... 6

1.1. Khái quát về quy hoạch chung thủ đô Hà Nội ....................................... 6
1.1.1. Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội trước khi mở rộng - năm 2008............. 6
1.1.2. Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 .............. 7
1.2. Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Hà Nội ..................... 9
1.2.1. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch .............................................. 9
1.2.2. Công tác cấp phép và thẩm quyền cấp phép.......................................... 11
1.2.3. Thực trạng về quản lý xây dựng theo quy hoạch ................................... 12
1.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra trật tự xây dựng đô thị .............................. 13
1.2.5. Ý thức cộng đồng trong công tác thực thi xây dựng theo quy hoạch ..... 13


1.3. Thực trạng quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn phường
Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội ...................................... 14
1.3.1. Khái quát chung về quận Đống Đa ....................................................... 14
1.3.2. Thực trạng phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội... 18
1.4. Những vấn đề tồn tại cần nghiên cứu ................................................... 38
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY
HOẠCH VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN
PHƯỜNG LÁNG THƯỢNG, QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...... 41

2.1. Cơ sở pháp lý về quản lý xây dựng theo quy hoạch tại phường Láng
Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội ................................................ 41

2.1.1. Các văn bản pháp luật ........................................................................... 41
2.1.2. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định .................................................... 47
2.1.3. Văn bản liên quan về huy động cộng đồng dân cư tham gia quản lý
xây dựng theo quy hoạch ................................................................................ 48
2.2. Lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong quản lý xây
dựng theo quy hoạch .................................................................................... 48
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý xây dựng ........................ 54
2.3.1. Yếu tố quy hoạch, kiến trúc .................................................................. 54
2.3.2. Yếu tố khoa học công nghệ................................................................... 55
2.3.3. Kinh tế, thị trường đất đai, bất động sản ............................................... 56
2.3.4. Cơ chế chính sách ................................................................................. 57
2.3.5. Cộng đồng, ý thức cộng đồng ............................................................... 58
2.4. Bài học kinh nghiệm .............................................................................. 60
2.4.1. Kinh nghiệm nước ngoài ...................................................................... 60
2.4.2. Kinh nghiệm trong nước ....................................................................... 68

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH
VỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG
LÁNG THƯỢNG, QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................... 75


3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc ..................................................... 75
3.1.1. Quan điểm và mục tiêu ......................................................................... 75
3.1.2. Nguyên tắc ........................................................................................... 76
3.2. Giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn phường
Láng Thượng ................................................................................................ 78
3.2.1. Hoàn chỉnh cơ sở pháp lý ..................................................................... 78
3.2.2. Cải cách thủ tục hành chính về quản lý quy hoạch xây dựng ................ 80
3.2.3. Tăng cường quản lý quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chi tiết ........ 80
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng ...................................... 83

3.2.5. Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan ............................................... 85
3.2.6. Quản lý hạ tầng kỹ thuật ....................................................................... 86
3.2.7. Đổi mới và tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và thanh tra đầu tư
xây dựng ........................................................................................................ 89
3.2.8. Quản lý xây dựng theo quy hoạch với sự tham gia của cộng đồng trên
địa bàn phường Láng Thượng ........................................................................ 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 100
1. Kết luận................................................................................................... 100
2. Kiến nghị ................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng,biểu
Bảng1.1

Tên bảng, biểu
Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất

Bảng1.2

Danh mục các nhà chung cư, tập thể cũ


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu hình
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ 3.1

Sơ đồ 3.2
Sơ đồ 3.3
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10
Hình 1.11
Hình 1.12
Hình 1.13
Hình 1.14
Hình 1.15
Hình 1.16
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3

Tên hình
Mô hình tổ chức bộ máy hành chính phường Láng
Thượng
Sơ đồ trình tự thực hiện theo quy hoạch
Nội dung chủ yếu quản lý nhà nước về quy hoạch xây
dựng đô thị
Mô hình về sự tham gia quản lý quy hoạch
và đầu tư xây dựng của cộng đồng

Sơ đồ giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch với
sự tham gia của cộng đồng
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý cấp cơ sở
Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội năm 1998
Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050
Bản đồ quy hoạch quận Đống Đa
Bản đồ vị trí phường Láng Thượng trong quận Đống
Đa
Bản đồ quy hoạch phường Láng Thượng
Chùa Láng nằm trên địa bàn phường Láng Thượng
Mặt cắt ngang đường Láng đoạn qua phường Láng
Thượng
Hình ảnh đường Láng đoạn qua phường Láng Thượng
Mặt cắt ngang đường Nguyễn Chí Thanh
Hình ảnh đường đường Nguyễn Chí Thanh
Mặt cắt ngang phố Pháo đài Láng, đường Đê La
Thành
Nhà A Khu tập thể Phụ nữ - số 76 đường Nguyễn Chí
Thanh
Nhà C Khu tập thể Phụ nữ - số 76 đường Nguyễn Chí
Thanh
Tổng thể khu Tòa nhà tái định cư N01- N02 - N03
Láng Thượng
Xây dựng “chuồng cọp” tại Tòa nhà N03 Láng
Thượng
Công trình xây dựng vượt tầng tại khu vực Hồ Láng
Thượng
Quản lý xây dựng theo quy hoạch tại Bundang - Hàn
Quốc

Một góc thành phố Bundang, Hàn Quốc
Toàn cảnh Phố Đông - Thượng Hải


Số hiệu hình
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6

Tên hình
Một số hình ảnh Khu đô thị Phú Mỹ Hưng
Tổng thể Khu đô thị Phú Mỹ Hưng
Phối cảnh tổng thể khu đô thị Nam Thăng Long


1

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương, bộ mặt kiến
trúc đô thị đã được chỉnh trang, vị trí các đô thị ngày càng được khẳng định
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Do sức hút của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đô thị với tốc
độ cao, cũng giống như các quận khác của Thủ đô, quận Đống Đa đang phải
đối mặt với những dòng nhập cư của các địa phương khác của cả nước, tốc độ
tăng dân số cơ học cao đang gây sức ép lớn đối với vấn đề quản lý xã hội và
các vấn đề khác trong quá trình phát triển
Phường Láng Thượng nằm ở phía Tây Bắc Quận Đống Đa có diện tích
122,87ha, địa bàn phường tiếp giáp với phường Láng Hạ (Quận Đống Đa),

phường Ngọc Khánh (Quận Ba Đình), phường Yên Hòa và phường Trung
Hòa (Quận Cầu Giấy). Là một phường đang trong quá trình đô thị hóa nhanh,
địa bàn rộng, nhân khẩu đông, có nhiều địa hình phức tạp. Đặc thù của
phường là hơn 50% dân cư trong làng truyền thống còn lại là các khu tập thể
cao tầng thuộc các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn phường.
Ủy ban nhân dân quận Đống Đa đang tập trung các nguồn lực đầu tư
vào các dự án phát triển đô thị. Trong đó công tác quản lý xây dựng theo quy
hoạch tại các phường trong quận là một trong những công tác trọng tâm.
Trong những năm qua phường Láng Thượng có tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao của quận Đống Đa. Tuy nhiên cùng với sự phát triển thì công tác quy
hoạch và quản lý xây dựng tại phường còn bộc lộ một số hạn chế như: tình
hình quản lý xây dựng theo quy hoạch còn nhiều bất cập, việc tổ chức không
gian cảnh quan kiến trúc giữa các khu vực phát triển mới và cũ chưa đồng bộ
và thống nhất, các công trình hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng nhưng


2

không đồng bộ, tình trạng xây dựng ở một số nơi còn lộn xộn không theo quy
hoạch.
Việc huy động tham gia của cư dân trong quy hoạch phát triển đô thị
đặc biệt là công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch vẫn còn những hạn chế
nhất định. Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch của quận Đống Đa nói
chung và của phường Láng Thượng nói riêng vẫn chưa được sự quan tâm
đúng mức và vẫn còn tình trạng xây dựng tự phát thiếu kiểm soát về quy
hoạch kiến trúc cảnh quan đã tạo nên sự một diện mạo đô thị không đồng bộ.
Việc huy động sự tham gia của cộng đồng dân cư trong việc quản lý xây dựng
theo quy hoạch chưa được quan tâm thích đáng.
Để góp phần đem lại hiệu quả trong công tác quản lý xây dựng theo
quy hoạch với sự tham gia cộng đồng trên địa bàn phường Láng Thượng đòi

hỏi phải có các giải pháp, cơ chế chính sách và mô hình tổ chức quản lý phù
hợp để khuyến kích thu hút các thành phần tham gia.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý xây dựng theo quy hoạch với
sự tham gia của cộng đồng trên địa bàn phường Láng Thượng, quận Đống
Đa, thành phố Hà Nội” là hết sức cần thiết.
Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất các giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch nhằm quản lý
xây dựng theo quy hoạch đảm bảo hiệu quả, đồng bộ và theo đúng quy định
của pháp luật.
- Đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách và các giải pháp huy động
cộng đồng tham gia quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn phường
Láng Thượng, góp phần tăng cường trật tự xây dựng, nâng cao chất lượng
phát triển đô thị trên địa bàn phường Láng Thượng. Từ những kết quả đề xuất
của đề tài, làm cơ sở lý luận khoa học để triển khai thực hiện trên các phường
còn lại của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.


3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động quản lý xây dựng theo quy
hoạch tại phường Láng Thượng với sự tham gia của cộng đồng dân cư.
- Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính phường
Láng Thượng với diện tích 122,87ha và dân số là hơn 33.338 người.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thu thập số liệu, chụp ảnh hiện trạng.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu.
- Phương pháp điều tra xã hội học.
Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch, trên
địa bàn phường Láng Thượng.
- Xác định những vấn đề còn tồn tại, những bất cập trong quá trình
quản lý xây dựng theo quy hoạch tại phường Láng Thượng.
- Xây dựng những cơ sở khoa học, những căn cứ pháp lý để huy động
sự tham gia của cộng đồng dân cư tham gia quản lý xây dựng theo quy hoạch
tại phường Láng Thượng.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch với sự
tham gia của cộng đồng dân cư đối với phường Láng Thượng.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: Góp phần cụ thể hóa, bổ sung các vấn đề về lý luận
khoa học trong quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn phường Láng
Thượng, từ đó có thể nhân rộng ra các phường thuộc quận Đống Đa và thành
phố Hà Nội
- Ý nghĩa thực tiễn: Là cơ sở khoa học sử dụng tham khảo để thực hiện
triển khai mô hình huy động sự tham gia cộng đồng dân cư trong công tác


4

quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn phường Láng Thượng,.
Một số khái niệm sử dụng trong luận văn
- Quản lý xây dựng đô thị: [21]
Quản lý xây dựng đô thị là việc áp dụng tổng hợp các biện pháp của
nhà nước nhằm đảm bảo cho sự phát triển đô thị ổn định, trật tự trong quá
trình tạo dựng môi trường sống thuận lợi cho dân cư đô thị, thực hiện việc xây
dựng đô thị phù hợp với các lợi ích quốc gia, của cộng đồng và cá nhân nhằm
hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị: [21]
Quản lý quy hoạch xây dựng đô thị là một trong những nội dung quan

trọng nhất của công tác quản lý đô thị nhằm quản lý quá trình hình thành và
phát triển môi trường vật thể của đô thị, đảm bảo cho đô thị phát triển hiệu
quả, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
- Quản lý xây dựng theo quy hoạch: [21]
Quá trình quản lý triển khai đầu tư xây dựng các công trình theo đúng
đồ án quy hoạch đã được phê duyệt.
- Cộng đồng dân cư và sự tham gia của cộng đồng dân cư: [16]
+ Cộng đồng: cộng đồng là tập hợp dân cư sống trên cùng một lãnh thổ
do vậy họ thường có ý thức tình cảm và sự thống nhất trong một địa phương
và một khả năng tham gia những hoạt động mang tính tập thể vì quyền lợi của
địa phương đó.
+ Sự tham gia của cộng đồng: là một quá trình mà Chính phủ và cộng
đồng cùng nhận một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để cung
cấp các dịch vụ đô thị cho tất cả cộng đồng.
Cấu trúc luận văn
Luận văn được trình bày theo cấu trúc sau:
Mở đầu: Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng


5

và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực
tiễn, một số khái niệm sử dụng trong luận văn.
Nội dung: bao gồm 3 chương.
Chương 1. Thực trạng về quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa bàn
phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Chương 2. Cơ sở khoa học quản lý xây dựng theo quy hoạch với sự
tham gia của cộng đồng trên địa bàn phường Láng Thượng, quận Đống Đa,
thành phố Hà Nội.
Chương 3. Giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch với sự tham gia

của cộng đồng trên địa bàn phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố
Hà Nội.
Kết luận và kiến nghị


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


100

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận
Trong quá trình hội nhập của đất nước với thế giới đồng thời đẩy mạnh
phát triển nền kinh tế và sản xuất của nước ta theo hướng “Công nghiệp hoá,
hiện đại hoá” việc đầu tư xây dựng và cải tạo, chỉnh trang các khu vực đô thị
hiện hữu là tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và làm việc của một bộ
phận lớn người dân trong khu vực. Nó tạo ra một môi trường sống tốt hơn cho
người dân, tạo ra công ăn việc làm, thu hút số lượng lớn lao động phổ thông
và kỹ thuật, đặc biệt là hình thành hạt nhân kinh tế thúc đẩy sự phát triển kinh
tế của khu vực.
Hiện nay, công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch của quận Đống Đa

thành phố Hà Nội nói chung và của phường Láng Thượng nói riêng vẫn chưa
được quy định cụ thể, chưa có sự quan tâm đúng mức và vẫn còn tình trạng
xây dựng tự phát thiếu kiểm soát về quy hoạch, kiến trúc cảnh quan đã tạo
nên sự một diện mạo đô thị không đồng bộ. Việc huy động sự tham gia của
cộng đồng dân cư trong việc quản lý xây dựng theo quy hoạch chưa được
quan tâm thích đáng.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý thực hiện xây dựng
theo quy hoạch tại phường Láng Thượng, luận văn đề xuất các giải pháp quản
lý xây dựng theo quy hoạch đảm bảo hiệu quả, đồng bộ và theo đúng quy
định của pháp luật. Đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách và các giải
pháp huy động cộng đồng tham gia quản lý xây dựng theo quy hoạch trên địa
bàn phường Láng Thượng, góp phần tăng cường trật tự xây dựng, nâng cao
chất lượng phát triển đô thị trên địa bàn phường. Từ đó, làm cơ sở lý luận
khoa học để triển khai thực hiện trên các phường khác trên địa bàn quận, cụ
thể gồm các giải pháp sau:


101

- Bổ sung và hoàn thiện cơ sở pháp lý và hệ thống văn bản pháp luật
- Cải cách thủ tục hành chính về quản lý quy hoạch xây dựng
- Tăng cường quản lý quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chi tiết
- Tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng
- Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan
- Quản lý hạ tầng kỹ thuật
- Đổi mới và tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và thanh tra
- Cùng với nhóm các giải pháp chung, luận văn đưa ra giải pháp huy
động cộng đồng dân cư tham gia quản lý xây dựng theo quy hoạch bao gồm:
uy động cộng đồng dân cư tham gia quản lý khai thác sử dụng và đề xuất mô
hình tổ chức của cộng đồng dân cư tham gia quản lý xây dựng theo quy

hoạch, đảm bảo việc triển khai đầu tư xây dựng các công trình theo quy hoạch
được diễn ra một các dân chủ, công khai, minh bạch cho mọi người dân, nhất
là người dân phải được quyền tham gia giám sát, góp ý việc thực hiện quy
hoạch xây dựng, nhằm khắc phục triệt để các hiện tượng tiêu cực làm ảnh
hưởng đến chất lượng công trình, chất lượng cuộc sống của nhân dân tại
phường Láng Thượng.
2. Kiến nghị
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ủy ban nhân dân quận Đống Đa
cần có kế hoạch giao cho các cơ quan như Sở xây dựng, phòng quản lý đô thị
quận… chỉ đạo việc lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 theo các dự án đầu tư
(do chủ đầu tư lập). Khu vực nào chưa có dự án đầu tư thì cần nhanh chóng
trên cơ sở quy hoạch phân khu, ban hành các điều lệ quản lý Quy hoạch Kiến trúc và các quy định quản lý xây dựng, tạo cơ sở cấp phép xây dựng,
quản lý trật tự xây dựng.
Các cơ quan chuyên ngành cần hoàn thiện bổ sung các văn bản về quy
định cho công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch. Các văn bản này quy


102

định rõ quyền và trách nhiệm các đối tượng liên quan và hướng dẫn cụ thể
tránh tình trạng chung chung như hiện nay.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần chỉ đạo các Sở, ban, ngành và
các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung sau:
- Đổi mới, cải cách thủ tục hành chính trong công tác xét duyệt quy
hoạch và cấp phép xây dựng.
- Ban hành các quy định cụ thể để các dự án triển khai đầu tư xây dựng
theo đúng tiến độ, kế hoạch, tránh việc đầu tư dàn trải.
- Xác định chính xác chức năng sử dụng, đơn giá đất để đẩy nhanh tiến
độ đền bù giải phóng mặt bằng. Công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
sang nhượng đất theo đúng luật đồng thời xiết chặt và chấm dứt các hình thức

sang nhượng, mua bán trái phép.
- Xiết chặt công tác quản lý, từ khâu lập hồ sơ dự án, tuyển chọn các
phương án đạt hình thức và công năng tối ưu cho các công trình. Lựa chọn
các nhà thầu thi công có kinh nghiệm và uy tín, khuyến khích áp dụng các
công nghệ thi công hiện đại, rút ngắn thời gian thi công, giảm giá thành.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực thi quy hoạch đô thị, đây
chính là đội ngũ nòng cốt trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch
hiện tại và sau này.
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao trình độ dân trí, tổ chức cộng đồng
tham gia vào thực hiện thiết kế quy hoạch và thiết kế đô thị. Quy trình tham
gia cộng đồng vào quản lý xây dựng và quản lý kiến trúc cảnh quan cần được
cụ thể hóa bằng văn bản để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong
quản lý xây dựng đô thị.
- Phân cấp quản lý và xác định rõ chức năng và quyền hạn của từng
đơn vị và từng cá nhân, trách nhiệm trong lĩnh vực quản lý được giao cụ thể
đến từng sở chuyên ngành, Ủy ban nhân dân các cấp .


103

- Đẩy mạnh việc thanh tra và giám sát liên ngành, sự phối hợp quản lý
giữa các cơ quan chức năng cũng như khuyến khích sự tham gia của cộng
đồng trong công tác giám sát, kiểm tra.
- Có chế tài mạnh làm cơ sở xử lý các trường hợp vi phạm trong công
tác triển khai xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch cũng như môi
trường kiến trúc cảnh quan đô thị.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT
1.

Nguyễn Thế Bá (2010), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nhà xuất

bản Xây dựng, Hà Nội.
2.

Lê Trọng Bình (2009), Bài giảng quản lý tham vấn cộng đồng trong công

tác quy hoạch chi tiết đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
3.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam

(2006), Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/KH&ĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày
4/12/2006 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng
đồng.
4.

Bộ Xây dựng, Thông tư 19/2010/TT-BXD ngày 22/10/2010 về việc hướng

dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.
5.

Nguyễn Ngọc Châu (2010), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà

Nội.
6.


Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định

số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy
hoạch đô thị.
7.

Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định

số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình.
8.

Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định

số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị.
9.

Chính phủ nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định


số 38/2010/NĐ-CP, ngày 7/4/2010 về Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan
đô thị.
10.

Nghiêm Quốc Cường (2008), Quản lý quy hoạch xây dựng khu đô thị

Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học kiến
trúc Hà Nội.
11.


Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB khoa

học và kỹ thuật, Hà Nội.
12.

Dương Ngọc Dung (2010), Kỳ tích Phố Đông 30 năm phát triển kinh tế

Trung Quốc, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh.
13.

Vũ Hồng Dương (2013), Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị

công viên công nghiệp phần mềm Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Trường đại học
Kiến trúc Hà Nội.
14.

Trần Trọng Hanh (2008), Công tác thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị,

Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
15.

Trần Trọng Hanh (2013), Một số bài học cho công tác quản lý quy hoạch

và phát triển đô thị của Việt Nam từ mô hình Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Kỷ yếu
hội thảo khoa học 20 năm xây dựng và phát triển khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
16.

Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng


đồng, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
17.

Đỗ Hậu (2012), Bài giảng Quản lý kiến trúc và cảnh quan đô thị, Trường

đại học Kiến trúc Hà Nội.
18.

Đỗ Hậu (2010), Xã hội học đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.

19.

Đỗ Hậu (1998), Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về sự tham gia

cộng đồng trong quá trình quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, Dự án
VIE/95/050, Hà Nội.


20.

Laquian, Aprodicio (1998), Mô hình và các công cụ quy hoạch có sự tham

gia cộng đồng, Dự án VIE/95/050, Hà Nội.
21.

Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà

Nội.
22.


Nguyễn Thanh Quang (2013), Kiểm soát phát triển khu trung tâm thành

phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập, Luận án Tiến sỹ, Đại học Kiến trúc
Hà Nội.
23.

Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật xây

dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014.
24.

Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Quy

hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009.
25.

Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 80/2005/QĐTTg ngày

18/4/2005 về việc ban hành quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.
26.

Ủy ban thường vụ Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(2007), Pháp lệnh số 34/2007/UBTVQH ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở
xã, phường, trị trấn.
27.

Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Quyết định số 32/2000 - QĐ - UBND

ngày 03/4/2000 về phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000.

28.

Ủy ban nhân dân phường Láng Thượng, Các tài liệu và bản đồ hiện trạng

phường Láng Thượng.
29.

Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia, Đồ án Quy hoạch chung

xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
30.

Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia, Đồ án Quy hoạch chung

Thủ đô Hà Nội năm 1992.


31.

Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quốc gia, Đồ án Quy hoạch chung

Thủ đô Hà Nội năm 1998.
WEBSITE
32.

www.moc.gov.vn

33.

www.qhkt.hanoi.gov.vn


34.

www.ashui.com

35.

www.kienviet.net

36.

www.wikipedia.org



×