Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

VAI TRÒ của GIÁO dục GIA ĐÌNH TRONG sự HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.77 KB, 16 trang )

Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

2

I, Lí do chọn đề tài

2

II, Mục đích nghiên cứu

2

III, Nhiệm vụ nghiên cứu

3

IV, Phương pháp nghiên cứu

3

NỘI DUNG
I. Cơ sở thực tiễn

4

1, Ý nghĩa của giáo dục gia đình:

4



2, Những đảo lộn từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại
và hệ quả của nó

5

3, Những sai lầm trong giáo dục gia đình
và một số nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục gia đình

6

II, Thực Tiễn

12

KẾT BÀI

15

PHỤ LỤC

16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

18


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục


MỞ ĐẦU
I, Lí do chọn đề tài:
Khá nhiều người thuộc lớp đứng tuổi, lấy làm lo ngại trước sự sa sút nhân
cách của một bộ phận ngày càng lớn trong các thế hệ đang lớn lên. Chúng ta chỉ
mới dừng lại ở những hiện tượng mà chưa mấy ai đi sâu phân tích thực chất và
nguyên nhân một cách có căn cứ vững chắc. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thực
trạng đáng ngại này, tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng, một trong những
nguyên nhân chính không thể chối cãi bắt đầu từ vấn đề giáo dục gia đình. Không
thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu
không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi gia đình là thể chế đầu
tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại,
khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó. Xã hội ngày càng phát triển, sự thay đổi về
kiểu gia đình đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục gia đình, vô tình tạo
nên rào cản lớn trong việc giáo dục nhân cách con trẻ. Sự sa sút nhân cách của thế
hệ tương lai đã dần làm thay đổi bộ mặt xã hội theo hướng hạn chế. Do vậy, tôi xin
chọn đề tài: vai trò của giáo dục gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân
cách làm đề tài nghiên cứu của mình.
II, Mục đích nghiên cứu
Có đi sâu nghiên cứu ta mới hiểu rõ bản chất của vấn đề từ đó tìm ra nguyên
nhân, lỗ hổng lớn trong giáo dục gia đình với sự hình thành nhân cách của trẻ. Từ
đó tìm cách khắc phục thực trạng suy giảm nhân cách ở một số bộ phận giới trẻ
hiện nay.
III, Nhiệm vụ nghiên cứu


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm và vai trò của giáo dục gia đình đối với sự
hình thành và phát triển nhân cách của con người. Tìm ra ưu – nhược điểm, tích
cực – hạn chế, những sai lầm và tìm ra cách giải quyết để khắc phục thực trạng

đáng lo ngại đang xảy ra với một số bộ phận giới trẻ hiện nay.
IV. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa
- Nghiên cứu tài liệu qua internet.


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

NỘI DUNG
I, Cơ sở thực tiễn
Như chúng ta đã biết, gia đình là tế bào của xã hội. Mỗi gia đình đều no ấm,
hạnh phúc thì xã hội sẽ giàu mạnh, văn minh. Với xã hội phương Đông truyền
thống thì gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng. Ba yếu tố: Nhà-Làng-Nước có mối
quan hệ biện chứng tác động lẫn nhau. Truyền thống gia đình, dòng tộc là niềm tự
hào mà các thế hệ con cháu gắng công gìn giữ, vun đắp từ đời này sang đời khác.
Không gia đình con người rất khó trưởng thành theo đúng nghĩa một con người.
Những đứa trẻ sớm mồ côi, bị ném vào xã hội, thì “chúng là cái mồi rất tốt cho
những tật xấu thói hư” (Nhớ nghĩ chiều hôm – Hồi ký của giáo sư Đào Duy Anh.
NXB Văn nghệ TP HCM. 2003). Và nếu như sinh ra, lập tức đã không có gia đình,
không có người MẸ cho bú mớm, ôm ấp vỗ về… , con người đó sống làm sao và
hiểu sao được tình mẫu tử và lẽ sống ở đời?. Nhà phân tâm học D. Winnicott nói:
“một trẻ sơ sinh – con người ấy không tồn tại”. Còn Gerard Poussin, giáo sư tâm lý
học, người Pháp thì viết: “Con người không tự mình sáng tạo ra cũng không tự
mình tạo dựng được cuộc sống”. Từ đó ta có thể hiểu được tầm quan trọng của của
giáo dục gia đình đối với sự phát triển của một nhân cách – một con người
1, Ý nghĩa của giáo dục gia đình:
Trước hết ta phải hiểu: giáo dục gia đình ở đây được hiểu là toàn bộ những
tác động của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách con người,
trước hết của lớp trẻ. Gia đình là thể chế xã hội đầu tiên góp phần quyết định vào



Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

sự hình thành nhân cách trẻ em, hay nói đúng hơn, vào sự hình thành cấu trúc nhân
cách. Các nhà tâm lý học lớn của thế kỷ này (Piaget, Mead, Moreno, Linton,
Vygotsky, Leontiev... và chắc chắn là không thể bỏ qua Freud) đã chứng minh khá
vững chắc điều đó. Ở phương Đông, dù không chứng minh theo lối thực chứng, các
nhà hiền triết cũng đặc biệt nhấn mạnh tới sự hình thành nhân cách từ thuở ấu thơ,
thậm chí từ khi còn nằm trong bào thai (thai giáo).
Ở đây, xin nhấn mạnh rằng: không thể có sự hình thành và phát triển nhân
cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình
thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách
đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó.
Giáo dục gia đình là vô cùng quan trọng, nó có sự ảnh hưởng đến sự hình thành
nhân cách của những “công dân tương lai”, chính gia đình sẽ dạy cho các em tình
yêu lao động, sự say mê học tập, sáng tạo, một bản lĩnh sống tự lập và tấm lòng
nhân ái, đó là việc làm vô cùng khó khăn, một khoa học mà cần có sự phối hợp
giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Những mối liên hệ của trẻ em với môi trường
nguyên thuỷ này, đặc biệt với bố và mẹ, quyết định phương thức ứng xử, nhất là về
mặt tình cảm, mà chúng sẽ trải qua sau này trong những mối liên hệ với các cá
nhân khác. Một mối liên hệ tốt với bố mẹ, nhất là với mẹ, nếu được coi là "tốt”, sẽ
đem lại cho chúng sự phấn chấn, tin cậy, lòng biết ơn và lòng hào hiệp sau này. Và
nếu như mối liên hệ ấy bị trẻ coi là "xấu” thì sẽ đem lại cho chúng nỗi lo sợ mất đi
cái gì đang có, sự bất an, sự ganh tức, sự nghi ngờ, thậm chí cả sự co mình lại kiểu
tinh thần phân lập. Giáo dục gia đình có những mặt mạnh, tích cực là mang tính
cảm xúc cao, gắn bó với quan hệ ruột thịt, máu mủ nên có khả năng cảm hóa rất
lớn. Giáo dục gia đình cũng mang tính cá biệt rõ rệt trên cơ sở huyết thống, yêu
thương sâu sắc, lâu dài bền vững và cũng rất linh hoạt, thiết thực trên cơ sở nhu cầu
hứng thú cá nhân. Mặc dù vậy, giáo dục gia đình không thể thay thế hoàn toàn giáo
dục của nhà trường.



Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

2, Những đảo lộn từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại và hệ quả của

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhiều sự thay đổi lớn, đặc biệt là sự đảo
lộn từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại, và điều đó đã ảnh hưởng không
nhỏ tới nền giáo dục gia đình. Quy mô gia đình nhỏ - ít thế hệ, ít nhân khẩu ngày
càng phổ biến, tạo nên nếp sống năng động, linh hoạt so với gia đình truyền thống
đông người nhiều thế hệ sống chung với nhau trong một mái nhà. Nền sản xuất
công nghiệp làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình ngày càng
lỏng lẻo. Các thành viên trong gia đình có những mối quan hệ đối với nhau khác
trước: tính độc lập của người vợ và cả của con cái tăng lên, các quan hệ hôn nhân
dựa trên cơ sở tự nguyện hơn là bị áp đặt, không khí "dân chủ” và "bình đẳng"
trong gia đình hình thành. Các thành viên gia đình dần dần tham gia hoạt động sản
xuất xã hội ở bên ngoài khuôn khổ gia đình và chính sự "mở cửa" ấy đã đem lại
một sự xáo trộn về quan hệ gia đình không thể tránh khỏi. "Tầm với" của con người
trở nên rộng lớn hơn, chức năng xã hội hoá của gia đình dường như bị thu hẹp (chủ
yếu ở tuổi ấu thơ và niên thiếu). Các thể chế xã hội khác gọi là các thể chế thứ sinh
(institutions secondaires)- như trường học, nơi làm việc, nơi giao dịch... ngày càng
chiếm một vai trò quan trọng hơn.
Nói chung, về mặt văn hoá và nghề nghiệp, gia đình không còn giữ vai trò
chủ yếu trong quá trình xã hội hoá ở những lứa tuổi vị thành niên như trước. Nhiều
bố mẹ không đủ sức "rèn cặp" con cái. Uy tín của bố mẹ bị uy tín của trường học
và nơi làm việc "cạnh tranh", vì đó là những nơi bảo đảm cho sự tiến thân của mỗi
người nhiều hơn. Đặc biệt đáng chú ý là trong môi trường đô thị, nhất là các đô thị
lớn, ít ai biết ai (gọi là trạng thái "vô danh" - anonymat), sự kiểm soát của gia đình
đối với con cái bị buông lỏng… Do vậy mà các tư tưởng lệch lạc, các nguy cơ tệ



Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

nạn xã hội có cơ hội tiếp xúc và dần ăn mòn ý thức của con trẻ, làm ảnh hưởng tới
sự phát triển nhân cách một cách mạnh mẽ.
3, Những sai lầm trong giáo dục gia đình và một số nguyên tắc xây dựng môi
trường giáo dục gia đình
3.1, Những sai lầm trong giáo dục gia đình:
Trong giáo dục gia đình, không ít khi các bậc cha mẹ mắc những sai lầm.



những bậc làm cha mẹ thiếu chuẩn bị và thiếu kinh nghiệm, nên thường phản ứng
theo bản năng. Hơn nữa, nhiều bậc làm cha mẹ có quan niệm cho rằng con cái là sở
hữu riêng, nên họ có quyền quyết định phương thức giáo dục chúng. Đôi khi đó là
cách thức tùy hứng và sai lầm. Cách giáo dục quá nuông chiều con hay quá nghiêm
khắc, thả nổi tự do hay nóng lạnh thất thường, kì vọng quá cao đều để lại những
chấn thương trong nhân cách trẻ.
3.2, Một số nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục gia đình:
3.2.1. Ý thức tầm quan trọng:
Cha mẹ phải nghiêm túc trong việc dạy bảo con cái. Ý thức được trách
nhiệm làm cha mẹ là quan trọng và không thể thay thế. Điều này giúp các bậc làm
cha mẹ không trao phó hay ỷ lại quá nhiều vào những người khác như nhà trường,
người thân, người giúp việc.... Họ cần có định hướng để chủ động và phá huy tính
sáng tạo nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Ý thức được tầm quan trọng này, các
bậc làm cha mẹ có trách nhiệm hơn và đủ ý chí chống trả lại những cám dỗ bằng
mọi giá, để dành thời gian sống cùng và nuôi dạy con cái. Bên cạnh đó các bậc làm
cha mẹ cần trang bị, nâng cao kiến thức và khả năng giáo dục. Cha mẹ là người có
quyền tác động đến sự phát triển và định hướng con người trong tương lai của con
mình. Nếu giáo dục không có định hướng, đứa trẻ không phát huy được khả năng



Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

của mình. Tuy nhiên, nếu cha mẹ định hướng một cách chủ quan theo kỳ vọng và ý
thích, đứa trẻ sẽ luôn cảm thấy căng thẳng, tự trách, suy sụp tinh thần và thể chất,
oán hận và trách cứ cha mẹ. Bản thân người làm cha mẹ, sau một khoảng thời gian
dài, cũng đau khổ nhận ra mình đã làm uổng phí thời gian, tuổi trẻ và sức lực của
con cái . Để đạt hiệu quả, đòi hỏi việc định hướng phải dựa vào khả năng thực tế
của đứa trẻ. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương
3.2.2. Xác định mục tiêu giáo dục con:
Mục tiêu là ý định, là nguyện vọng, là điều muốn đạt được. Trên thực tế, có
nhiều bậc làm cha mẹ không hề đặt mục tiêu trong việc giáo dục con cái. Họ có thái
độ buông xuôi, bỏ mặc cho đứa trẻ “tự do phát triển”. Sự thiếu hiểu biết và thiếu
trách nhiệm này, làm cho trẻ bị thiệt thòi. Đối lập với thái cực này, là có không ít
bậc làm cha mẹ xác định mục tiêu theo ý riêng của mình. Họ mong đợi quá nhiều ở
con cái. Sự kỳ vọng đó làm cho đứa trẻ cảm thấy căng thẳng, thiếu tự nhiên, thiếu
tự tin, mệt mỏi, trầm cảm…..Tham vọng và đòi hỏi này dẫn đến sự mất mát nơi trẻ
tính hồn nhiên, sự bình an trong đời sống nội tâm và đồng thời cũng ảnh hưởng lớn
đến tinh sáng tạo và tự tin. Cha mẹ cần xác định rõ những mục tiêu ngắn hạn theo
từng giai đoạn phát triển của trẻ và những mục tiêu lâu dài trong tương lai. Việc xác
định các mục tiêu này cần dựa trên cơ sở đặc điểm cụ thể của từng đứa trẻ và điều
kiện gia đình. Đồng thời cũng dựa trên sự hiểu biết, tôn trọng và làm gương sáng
cho con cái.
3.2.3. Thống nhất tác động giáo dục:
Trong một gia đình có nhiều thế hệ, việc giáo dục con cái đòi hỏi sự tế nhị,
khéo léo và thống nhất tác động giáo dục dựa trên cơ sở vì lợi ích của con cái.
Tác hại của cách giáo dục không thống nhất là gây cho trẻ nhiều hoang mang, làm
giảm uy tín của người lớn và hình thành tính không trung thực nơi trẻ. Khi lâm vào



Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

tình trạng hoang mang, trẻ thường tìm cách xoay xở và làm theo quyết định của
người có quyền lực cao nhất trong gia đình. Do đó, trẻ thường giả vờ và thiếu trung
thực để đối phó với quyết định ngược lại của những người có quyền lực thấp hơn.
Gia đình cần thống nhất:
- Quan điểm, mục tiêu trong việc giáo dục con cái
- Phân công vai trò
- Phương pháp sử dụng
3.2.4.Làm gương:
Giáo dục trẻ bắt đầu từ cái nôi gia đình và cha mẹ là những người thầy đầu
tiên của chúng. Nhãn quan của trẻ con về thế giới xung quanh được hình thành, dựa
trên những tiếp xúc và giao tiếp của chúng với những người chúng gần gũi. Con cái
lệ thuộc, hay để ý và bắt chước cha mẹ. Do đó cha mẹ là người trực tiếp gieo vào
tâm hồn trẻ những hạt giống yêu thương, trung thực, tốt bụng….hay giả dối, gây
hấn, bạo lực…Dạy con từ thưở còn thơ vì trẻ con có thể phân biệt được đúng-sai,
phải-trái, tốt-xấu. Để nhân cách trẻ được hình thành và phát triển tốt, trẻ con cần
thấy được gương sáng nơi người lớn: chúng cần thấy được phản ứng của cha mẹ
trước những hành động xấu xa. Chính bằng phản ứng và nhất là gương sáng của
mình, cha mẹ đóng dấu lên tâm hồn trẻ niềm xác tín về cách hành xử và giải quyết
vấn đề.
Nhân bất thập toàn. Không bắt buộc bậc làm cha mẹ phải là người hoàn hảo
để làm gương sáng cho con. Tuy nhiên, họ cần có ý muốn hoàn thiện bản thân cách
tốt nhất và thẳng thắn, có bản lĩnh để biết nhận lỗi và sửa sai một cách cụ thể. Qua
đó, trẻ học được lòng can đảm, tính trung thực, sự cảm thông với những sai lầm của
người khác và lòng bao dung. Điều này cũng có nghĩa là dạy chúng thấy những


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục


giới hạn trong thân phận con người. Chính vì thế mà chúng phải cảm thông trước
những giới hạn và khuyết điểm của người khác
3.2.5. Tổ chức lối sống trong gia đình:
Tạo bầu không khí gia đình ấm áp và đầy tình thương . Xây dựng nếp sống
sinh hoạt lành mạnh để trẻ có thời gian luyện tập nhân cách của mình. Tổ chức lối
sống trong gia đình giúp trẻ học hỏi tính kỷ luật, sự tôn trọng người khác… Dạy
con bằng hành vi và cách sống của cha mẹ có hiệu quả hơn bằng lời nói
3.2.6. Tôn trọng nhân cách:
Tôn trọng là bảo vệ sự phát triển hồn nhiên theo từng lứa tuổi và tạo điều
kiện để nhân cách trẻ phát triển cách toàn diện . Cha mẹ cần lắng nghe, không áp
đặt và chấp nhận những suy nghĩ, cảm xúc của chúng. Lắng nghe và tham dự vào
cuộc sống hằng ngày của con cái. Không xúc phạm, vùi dập trẻ bằng những hình
thức hữu hình và vô hình . Không làm tổn hại đến tinh thần và thể chất của trẻ (Ví
dụ: ép học là làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ và làm chúng đánh mất tuổi thơ
của mình). Sự trao đổi, đối thoại là điều cần thiết trong công tác giáo dục. Sự thiếu
tôn trọng con cái dẫn đến những tác hại nghiệm trọng về thể lý và tâm lý. Đứa trẻ
không được tôn trọng, nâng đỡ thường tỏ ra bi quan và thường co cụm trong bản
thân. Như thế, chúng cũng khó lòng nghĩ đến người khác
3.2.7. Yêu thương và nghiêm khắc.
Yêu thương là giúp trẻ cảm nhận và biết biểu lộ tình cảm, cảm xúc với người
khác. Khi được yêu thương, trẻ cảm thấy mình có giá trị. Từ đó, hình thành tính tự
tin và lòng tự trọng. Cha mẹ cần có một tình yêu bao la, vô điều kiện đối với con
cái. Tuy nhiên, nuông chiều con quá đáng sẽ làm con cái dễ hư hỏng, hình thành
thành tính ích kỷ và đòi hỏi... Lớn lên, chúng thiếu ý thức cộng đồng, thiếu kỹ năng


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

sống, không đủ bản lĩnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Nghiêm khắc với

con cái là điều cần thiết để trẻ học biết những giới hạn và có những điều chỉnh cần
thiết. Qua đó, trẻ học sống độc lập và tự tin. Tuy nhiên, những trẻ bị đối xử quá
nghiêm khắc, không nhìn thấy được lòng yêu thương và biểu lộ tình cảm, lớn lên
chúng trở thành người vô cảm, có một trái tim chai lì trước nỗi khổ đau và khó
khăn của người khác. Thánh Phaolo khuyên các bậc làm cha mẹ: đừng nổi cơn
phẫn nộ với con cái, kẻo chúng trở nên nhát đản, sợ sệt. Cha mẹ cần nói “không”
khi cần thiết. Điều này giúp chúng hiểu rằng không phải bất cứ điều gì chúng
muốn, cũng được thỏa mãn. Qua đó, ý chí và sự tự chế được tôi luyện. Giữ được
chừng mực, hài hòa giữa yêu thương và nghiêm khắc trong giáo dục con cái là cả
một nghệ thuật đòi hỏi nhiều thời gian và hy sinh.
3.2.8. Hiểu con để có phương pháp giáo dục đúng:
Cha mẹ cần có đủ sự hiểu biết về tâm lý con cái theo lứa tuổi và đặc điểm
riêng, để đồng hành với chúng trong cuộc sống. Cha mẹ phải tin tưởng rằng bất cứ
đứa con nào cũng có một tiềm năng để trở thành người tốt, nhưng con cái cũng có
thế giới riêng tư của chúng. Cha mẹ cần có đủ thời gian, tình yêu, sự kiên nhẫn,…
để có thể thấu hiểu và cảm thông với những diễn biến tâm lý phức tạp và những
thay đổi về thể lý trong từng giai đoạn phát triển của chúng. Không hiểu con và áp
đặt chúng theo những tiêu chuẩn mình mong muốn, cha mẹ gây ra những phát triển
không lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần của con cái. Không hiểu con, cha mẹ
dễ dàng đẩy chúng ra khỏi vòng tay yêu thương và sự bảo vệ cần thiết của mình.
Không hiểu con, căng thẳng và xung đột giữa 2 phía ngày càng leo thang
Tóm lại, giáo dục trong gia đình là bước đầu tiên và quan trọng trong việc
hình thành và phát triển nhân cách con người. Để giáo dục trong gia đình đạt hiệu
quả, đòi hỏi các bậc làm cha mẹ một sự huy sinh lớn lao, không vụ lợi, không cần
được con cái đáp đền. Tám nguyên tắc cơ bàn giáo dục trên cần sử dụng đan xen


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

nhau. Nó là chiếc chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc của con cái, nền tảng hạnh

phúc của xã hội.

II, Thực Tiễn
Gia đình quyết định nhân cách, nhà trường quyết định kiến thức của con
người. Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường theo quan điểm giáo dục
đúng, hợp lý tạo điều kiện quyết định cho chúng nên người, đó là thực tế. Sự bao
dung của xã hội, sự yêu thương của gia đình, sự quan tâm dạy dỗ của thầy cô, nhà
trường chính là kim chỉ nam, là nền tảng để nuôi dưỡng một tâm hồn non trẻ. Và
khi thiếu đi sự quan tâm, tình yêu thương, sự chia sẻ của nhà trường, xã hội và đặc
biệt là gia đình thì các em sẽ giống như những con chim non lạc lối.
Mấy ngày gần đây, giới truyền thông truyền tay nhau clip một nữ sinh bị
đánh hội đồng ngay giữa trung tâm thành phố gây xôn xao dư luận. Hầu hết những
người đã xem qua clip này đều thấy kinh hoàng mà thốt lên ông rằng: quá dã man,
quá độc ác và phi nhân tính. Thật sự không thể hiểu nổi đây là hành động của loài
gì?... dù có dùng ngôn từ như thế nào thì tôi nghĩ cũng không thể nói hết được sự
phẫn nộ bức xúc của dư luận trước những hành động quá tàn nhẫn mà học sinh này


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

đã làm. Một học sinh nữ bị bạn túm tóc, lôi đi xềnh xệch và liên tục dùng chân đạp
thẳng vào mặt, ngực, thậm chí còn giằng xé quần áo. Thoạt nhìn, người ta nghĩ đây
chỉ là những pha hành xử của xã hội đen hay những nhóm đầu gấu, giang hồ hoặc
cũng chỉ là những hình ảnh được quay từ một bộ phim truyền hình nào đó. Bởi chỉ
có những nhóm côn đồ mới có đủ sự dã man và sự lạnh lung khi hành xử nhau như
vậy. Nhưng đây lại là vụ đánh hội đồng của các em học sinh còn đang ngồi trên ghế
nhà trường, mà lại là nữ sinh, cái lứa tuổi được cho là ngây thơ, trong sáng. Điều
đáng nói hơn cả là sự thờ ơ, thản nhiên của những học sinh vẫn còn đep cặp ngồi
ngay phía sau đang giương mắt lên nhìn mà không có bất cứ một sự can thiệp nào,
thậm chí còn xông vào đánh hội đồng. Đây quả là một thái độ vô cảm và tàn nhẫn

đến đáng sợ, là sự biến thái về nhân cách
Đây không phải là lần đầu tiên hình ảnh nữ sinh đánh hội đồng được đưa lên
mạng, điều đó cho thấy đay thật sự là một vẫn nạn cần phải được ngăn chặn kịp
thời. Nó là hồi chuông báo động sự xuống cấp nghiêm trọng về lối sống và đạo đức
trong giới trẻ nói chung và những học sinh nói riêng. Là những người lớn, là những
bậc làm cha làm mẹ, liệu họ có cảm thấy đau lòng trước những hình ảnh này? Nhà
trường và các thầy cô giáo nghĩ gì khi nhìn những học sinh thân yêu của mình hành
xử nhau giữa đường như những băng nhóm côn đồ? Vậy trách nhiệm thuộc về ai?
Không một thầy cô nào, trường lớp nào lại dạy trò của mình trở thành người
xấu, nhưng sự việc đau lòng trên có khi nào khiến nhà trường và các thầy cô nhìn
lại mình, nhìn lại cách giáo dục?
Về phía gia đình, chúng ta đã làm gì? Xin đừng đổ lỗi hoàn toàn cho môi
trường, cho xã hội, cũng đừng bao biện vì cuộc sống, vì mưu sinh. Thật ra, những
bậc cha mẹ quá say mê kiếm tiền cũng không có lỗi, cái lỗi duy nhất mà họ đưa ra
là họ quá lo cho gia đình, cho tương lai của con cái. Xã hội ngày càng phát triển thì
người ta lại càng khao khát hướng tới một cuộc sống đầy đủ, hiện đại. Họ cứ nghĩ


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

rằng, kiếm thật nhiều tiền, xây nhà thật cao, thuê người giúp việc và hàng ngày
quẳng những đồng tiền cho con cái thích ăn gì thì ăn, làm gì thì làm, mọi nhu cầu
đều được đáp ứng mà không cần hỏi lí do, không thắc mắc. Họ chỉ quan tâm hôm
nay họ kiếm được bao nhiều tiền, lời lãi, lợi nhuận là bao nhiều chứ họ đâu quan
tâm đến việc con cái tiêu tiền vào cái gì, mua gì, chơi gì. Và cứ như thế họ ra khỏi
nhà khi con còn chưa thức giấc và trở về nhà lúc đã quá nửa đêm. Vậy họ có hiểu
con mình cần gì, muốn gì hay đang như thế nào không?
Một đứa trẻ ngoan phải được nuôi dưỡng và lớn lên trong nền tảng có tình
thương yêu của một gia đình, phải có sự sẻ chia, quan tâm, chăm sóc của những bậc
làm cha làm mẹ chứ không phải là tiền. Chính sự đáp ứng nhu cầu một cách quá dễ

dãi cũng là nguyên nhân dẫn đến lối sống phóng túng, bừa bãi của giới trẻ hiện nay
và vụ “Giết người trong xe Lexus” làm chấn động dư luận là một ví dụ. Vũ thị Kim
Anh là một cô gái xinh xắn, hoạt bát, thông mình, sinh ra và trưởng thành trong
một gia đình nền nếp, văn hóa… Đi ngược lại với tất cả những gì cha mẹ, bạn bè
người thân trông đợi về một tương lai sáng lạn…cô đã chọn cho mình một tương u
ám với 14 năm tù về lối sống phóng túng, buông thả của mình, cái giá mà theo
nhiều người vẫn cho rằng là quá nhẹ. Hay chuyện nữ sinh lớp 9, 10 đã yêu như
người lớn ở rất nhiều trường phổ thông trong cả nước, dẫn đến những cuộc đánh
ghen táo tợn không thua gì người lớn, rồi đi phá thai với bộ mặt non nớt và thản
nhiên. Rồi các nữ sinh không ngại ngần bỏ bớt quần áo, uốn éo trước ống kính để
tạo ra những clip, những bức ảnh “ để đời” nhằm khẳng định cái tôi của mình.
Kinh hoàng hơn là vụ con đẻ giết và chặt thi thể cha mình thành nhiều mảnh để phi
tang rồi điềm nhiên lấy tiền đi chơi điện tử. Một chuyện đáng giât mình gần đây
nhất chính là chuyện chị gái( 12 tuổi) lừa em ruột (4 tuổi) đi bán dâm..vv… Đó mới
chỉ là một trong những tiêu điểm của nạn thoái hóa nhân cách ở giới trẻ hiện nay.
Thật kinh khủng khi nghĩ đến những mầm non này sau này lại là những người lãnh
đạo đất nước. Đất nước sẽ ra sao khi quyền lực được trao cho những con người bị


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

tha hóa, biến chất, bị suy đồi về nhân cách và đạo đức? Xã hội sẽ thế nào khi con
người đối xử với nhau không còn nhân tính?
Có thể nói sự thoái hóa và suy dồi đạo đức nhân cách đã đạt tới đỉnh điểm,
không thể chấp nhận được. Nó không chỉ là một mà là rất nhiều các phiên bản, mỗi
phiên bản sau dường như lại “nâng cao”hơn trước. Giới trẻ đang ngày càng đánh
mất mình, đánh mất giá trị bản thân, đánh mất những truyền thống quý báu của gia
đình, xã hội và quê hương. Họ biện minh cho lối sống buông thả, phóng túng,
những hành động thể hiện suy đồi đạo đức nhân cách là phong cách mới, vậy đó là
phong cách hay là lối sống tùy tiện, buông thả? Là biến đổi tất yếu của xã hội hay

là những sai lầm trong giáo dục? Xin thưa đó là hậu quả của những lỗ hổng lớn
trong giáo dục nhân cách, đặc biệt là giáo dục nhân cách trong gia đình!

KẾT BÀI
Giáo dục con trong gia đình có vai trò quan trọng trong quá trình lớn lên và
hình thành nhân cách của trẻ.Trong thời đại đầy đủ tiện nghi vật chất ngày nay, giới
trẻ bị cuốn vào nhịp sống nhanh và nhiễm các căn bệnh thời @. Bên cạnh đó, sự
buông xuôi, bỏ mặc hay lúng túng, bất lực của các bậc làm cha mẹ trong việc giáo
dục con cái trở thành một đề tài rất được quan tâm. Xã hội ngày càng phát triển, ai
cũng mong muốn con em mình được lớn lên, được sinh sống và học tập trong một
môi trường hiện đại đầy đủ. Thế nhưng có phải các bậc cha me đã quá chú trọng
đến môi trường vật chất, chỉ chú tâm nuôi dưỡng một thể xác mà bỏ quên cái phần
hồn của con trẻ. Đây thực sự không còn là vấn đề của riêng cá nhân ai nữa mà trách
nhiệm thuộc về cách giáo dục của chính những người lớn, trách nhiệm là của gia
đình, của nhà trường và của toàn xã hội.
Với các gia đình, hãy tạm dừng những công việc thường nhật của họ, hãy
dành một phút để nhìn lại toàn cảnh giới trẻ hiện nay và dành chút thời gian quan


Ket-noi.com diễn đàn công nghê, giáo dục

tâm đến con em họ, xem chúng đang làm gì, chúng đã đang và sống như thế nào?
Chúng thực sự cần gì và điều gì là thiết thực đối với chúng. Khi nhìn được tất cả
những điều ấy, các bậc làm cha làm mẹ ắt sẽ có những hành động, những phương
pháp thích hợp để quan tâm, gần gũi và uốn nắn con em mình. Hãy để tám quy tắc
vàng trong giáo dục gia đình không còn chỉ là lí thuyết nữa, hãy biến nó thành hành
động và hãy hành động ngay từ giây phút này. Đó là điều cần thiết và là cẩm nang
cho mỗi gia đình hiện đại.




×