Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Giải pháp giảm nghèo cho các hộ ngư dân vùng ven biển tại xã ngư thuỷ nam lệ thuỷ quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437 KB, 54 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Nghèo đói đã và đang tồn tại như một thách thức thức lớn đối với mỗi quốc gia,
vì nghèo đói liên quan đến rất nhiều vấn đề. Trước hết là ảnh hưởng đến bộ mặt chung
của đất nước, sự phát triển kinh tế đòi hỏi phải có tiềm lực về vật chất và con người
nhưng một khi đất nước đang trong tình trạng nghèo đói thì các tiềm lực trên bị hạn
chế, nhiều người dân không đủ ăn, trình độ học vấn thấp, của cải trong đang còn ít,
nhà nước khó có thể huy động vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, điều này làm
cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ, khó phát triển. Nghèo đói làm cho chất lượng cuộc
sống giảm xuống: Thiếu ăn, thiếu mặc, suy dinh dưỡng, bệnh tât...và nhiều hiện tượng
khác như thất nghiệp, các tệ nạn xã hội, đây là nguyên nhân ảnh hưởng tới việc ổn
định xã hội.
Việt Nam là một nước được xếp vào nhóm các nước nghèo trên thế giới, chịu
nhiều hậu quả của chiến tranh để lại cả về vật chất lẫn tin thần, đời sống người dân cực
khổ. Sau nhiều năm nổ lực, cố gắng cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, của Nhà
nước, nhân dân ta đã đưa đất nước ngày một đi lên và đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó nước ta cũng gặp nhiều thách thức do nền
kinh tế thị trường mang lại, đặc biệt là sự phân hoá giàu nghèo ngày càng diễn ra sâu
sắc. Do đó, XĐGN là một trong những công tác được Đảng và Nhà nước chú trọng
nhất với mục đích làm cho dân đủ ăn, đủ mặc, có cuộc sống đầy đủ, vì dân có giàu thì
nước mới mạnh.
Xã Ngư Thuỷ Nam là một xã bãi ngang ven biển, có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt
khó khăn, thu nhập chính của người dân chủ yếu dựa vào đánh bắt thuỷ sản gần bờ.
Những năm gần đây do điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi, đặc bịêt là do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu, sự nóng lên của trái đất, ô nhiễm môi trường sinh thái biển
đã tác động trực tiếp tới các loài động vật biển, làm cho các loài động vật biển di chuyển
đi tìm môi trường mới để thích nghi. Trong khi đó, ngư cụ đánh bắt của người dân vẫn


còn thô sơ, trình độ đánh bắt hạn chế, chủ yếu là theo kinh nghiệm, không nắm bắt được
nơi cu trú mới của các loài động vật biển. Vì vậy, việc đánh bắt thuỷ sản của các hộ ngư
Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

1


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn: bão tố, mất mùa. Sản lượng đánh bắt thuỷ sản qua 3
năm trở lại đây giảm rõ rệt. Điều này đã làm cho thu nhập của người dân giảm đáng kể,
các hộ thoát nghèo nay có nguy cơ tái nghèo. Nếu như không có những biện pháp KTXH cụ thể, đúng đắn thì xã khó có thể phát triển kịp với các vùng khác. Nhận thức được
điều này, tỉnh Quảng Bình đã thực hiện nhiều biện pháp kinh tế, XĐGN và đã đạt được
những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục.
Xuất phát từ thực tế đó nên em chọn đề tài: “Giải pháp giảm nghèo cho các hộ
ngư dân vùng ven biển tại xã Ngư Thuỷ Nam - Lệ Thuỷ - Quảng Bình” làm nội
dung nghiên cứu của mình, nhằm nghiên cứu thực trạng và góp phần tìm ra những giải
pháp giảm nghèo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.
2.Mục đích nghiên cứu.
Hệ thống hoá những vấn đề về lý luận và thực tiễn về vấn đề nghèo đói, đánh giá
đúng thực trạng nghèo đói của ngưòi dân ở xã Ngư Thuỷ Nam. Từ đó tìm ra nguyên
nhân dẫn đến nghèo đói của các hộ làm cở sở khoa học để đề xuất các giải pháp thiết
thực góp phần thúc đẩy mạnh công tác giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho các hộ
ngư dân.
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề kinh tế - xã hội trong công tác giảm nghèo
ở xã Ngư Thuỷ Nam.
 Phạm vi ghiên cứu:

- Về mặt không gian: tiến hành nghiên cứu các hộ ngư dân nghèo đói của xã Ngư
Thủy Nam, gồm 5 thôn: Liêm Tiến, Nam Tiến, Liêm Bắc, Liêm Nam,Tây Thôn.
- Về mặt thời gian: Số liệu phân tích nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2010.
Điều tra hộ năm 2011.
4.Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp điều tra chọn mẫu, tổng hợp và phân tích hệ thống.
Mẫu điều tra gồm 40 hộ. Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên để đảm bảo tính
khách quan, không lập hộ điều tra theo danh sách xã.
 Phương pháp thu thập thông tin, phân tích số liệu:

Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

2


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

+ Tổng hợp tài liệu: tham khảo các tài liệu, đề tài, các công trình nghiên cứu về
XĐGN qua thư viện, internet...
+ Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê so sánh để phân tích đánh giá tình
trạng cụ thể, từ đó rút ra kết luận chính xác.
 Phương pháp duy vật biện chứng: dựa vào phương pháp này để xem xét, phân
tích, đánh giá sự vật hiện tượng một cách khách quan và khoa học.
 Và một số phương pháp khác.

Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

3



Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU
1.1.Cơ sở lý luận về vấn đề giảm nghèo.
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của nghèo đói.
1.1.1.1. Khái niệm nghèo đói.
Đói nghèo là trạng thái có tính động, thay đổi theo không gian và thời gian mà
xuất phát điểm căn nguyên của nó là: Sự phát triển của sản xuất, mức tăng trưởng kinh
tế, sự tăng lên và biến động của con người và những biến động của xã hội.
Quá trình thực tế cho ta thấy rằng các chỉ số xác định nghèo đói và giàu nghèo
luôn biến đổi. Ở một thời gian nào đó, một vùng một nước nào đó, chỉ số nào đó về
nghèo đói hoặc giàu có, nhưng sang một thời điểm khác, một vùng khác thì con số đó
không có ý nghĩa.
Để đánh giá được thực trạng nghèo của một quốc gia, nhận dạng hộ đói, hộ
nghèo để từ đó đưa ra các chính sách, giải pháp hỗ trợ phù hợp đòi hỏi phải có nhận
thức đúng đắn về vấn đề nghèo đói, mà trước hết là khái niệm, chỉ tiêu, thước đo
chuẩn mực. Nghĩa là có một quan điểm khoa học, nhận thức về các hiện tượng kinh tế
- xã hội.
Vấn đề thu nhập là cơ sở đánh giá mức độ nghèo đói, sự phân phối thu nhập
không đồng đều thường dẫn tới sự gia tăng về nghèo đói. Do vậy vấn đề XĐGN có
liên quan mật thiết với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
Với điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội của nông thôn Việt Nam, khái niệm
nghèo đói biểu hiện cụ thể là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối
thiểu với các đặc trưng cơ bản: Thiếu ăn, nợ ngân hàng không có khả năng hoàn trả,

phải vay nặng lãi để ăn, con em không có điều kiện đến trường, ốm đau không có tiền
chữa trị, phải đi làm thuê để duy trì cuộc sống hằng ngày.
Ở Việt Nam nghèo đói là khái niệm chỉ tình trạng thu nhập thực tế của người dân
chi tiêu hầu như toàn bộ cho việc ăn, thậm chí không đủ cho ăn uống, phần tích lũy
Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

4


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

gần như không có, các nhu cầu tối thiểu ngoài ra như ăn, ở, mặc, đi lại, giao tiếp, giáo
dục, văn hóa hầu như một phần nhỏ.
1.1.1.2.Đặc điểm của hộ nghèo đói.
Người nghèo hầu như sống khắp nơi trong xã hội, tập trung chủ yếu ở các vùng
ven thành thị,nông thôn và miền núi…Phần lớn người nghèo bị thiệt thòi nhiều do
cách biệt về địa lý, xã hội, chịu rủi ro mùa vụ, chịu sức ép về tài nguyên do khai thác
cạn kiệt. Các dịch vụ dành cho người nghèo không đến được tay họ vì họ thiếu phương
tiện sử dụng, thiếu năng lực để tiếp nhận, sử dụng chúng không hiệu quả.
Ở nông thôn đặc điểm nghèo đói khác với thành thị bởi hộ nghèo ở nông thôn
sống chủ yếu dựa vào đất đai, sức lao động và thu nhập chính dựa vào năng suất, sản
lượng của ngành nông nghiệp, trong đó chủ yếu là ngành trồng trọt, chăn nuôi. Còn ở
thành thị hộ nghèo phải đi làm thuê, bán sức lao động để nuôi sống bản thân. Không
có người thuê thì họ không có thu nhập và sẽ thiếu ăn, thiếu mặc…Ở nông thôn hộ
nghèo thường sống hẻo lánh rời xa cộng đồng, canh tác trên vùng đất bạc màu cằn cỗi
bởi thiếu sự chăm sóc cho đất, làm cho năng suất sản xuất thấp là điều không tránh
khỏi. Cơ hội để có thu nhập phi nông nghiệp là rất thấp, với lại nhu cầu lao động nông
nghiệp phụ thuộc vào thời vụ sản xuất, tác động mạnh đến đời sống hộ nông dân khi

đến mùa giáp hạt …Tại các vùng đồng bằng người nghèo may mắn có tài nguyên khá
hơn nhưng lại thiếu các dịch vụ, chích sách hỗ trợ, cơ sở hạ và hướng dẫn kỹ thuật.
Mặc dù thu nhập ở thành thị so với nông thôn cao hơn và có sẵn phương tiện kỹ
thuật hơn nhưng hộ nghèo ở thành thị khổ hơn nông thôn xét trên nhiều khía cạnh. Họ
sống trong nhà cửa tồi tàn, thiếu nhà vệ sinh, thiếu nước sạch, hầu hết họ không có
việc làm ổn định, khối lượng công việc nặng nề. Tuy nhiên cơ hội việc làm thuê hoặc
tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn nông thôn.
Nhìn chung hộ nghèo có những đặc điểm sau:
- Hộ nghèo thường có thu nhập thấp, không có việc làm thường xuyên.
- Hộ nghèo thường có ít ngành lao động chính và nhiều người ăn theo.
- Hộ nghèo thường có trình độ học vấn thấp so với đại bộ phận dân cư.
- Hộ nghèo thường thiếu tài sản lẫn thu nhập phụ.
- Hộ nghèo thường dễ bị tổn thương.
Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

5


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

- Hộ nghèo thiếu khả năng phát triển kinh tế, cuộc sống của hộ nghèo thường
phải phụ thuộc vào người khác.
- Hộ nghèo thường hay thủ phận, chấp nhận nghèo đói, không có ý thức vươn lên.
1.1.2.Khái niệm giảm nghèo.
Giảm nghèo là làm cho một bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống từng bước
thoát khỏi tình trạng nghèo biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm số lượng nghèo giảm xuống.
Nói cách khác, giảm nghèo là quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên mức
sống cao hơn trước đây của họ.

Ở góc độ nước nghèo, giảm nghèo chính là từng bước thực hiện quá trình chuyển
đổi trình độ sản xuất cũ, lạc hậu sang trình độ sản xuất mới cao hơn, tiên tiến hơn.
Ở góc độ người nghèo, giảm nghèo chính là giúp đỡ người nghèo có cơ hội đáp
ứng các nhu cầu thiết yếu hằng ngày và tạo cho họ được tiếp cận với các hình thức sản
xuất, các nguồn lực của sự phát triển nhằm từng bước đưa họ thoát khỏi tình trạng
nghèo đói.
1.1.3.Tiêu chí để phân định nghèo đói.
1.1.3.1.Quan điểm của thế giới.
Để xác định mức sống, thông thường người ta dùng chỉ tiêu thu nhập hay chỉ tiêu
tính theo đầu người trong một năm (hoặc tháng) cụ thể:
- Thu nhập tính từ nguồn thu do nông hộ sản xuất ra, đó là nguồn thu nhập rất
quan trọng của hầu hết người nghèo trên thế giới, nguồn thu khác do phân phối lại của
xã hội từ các phần phức lợi như y tế, văn hóa…
- Chỉ tiêu trên đầu người một năm ( một tháng) gồm tất cả các khoản ăn ở, đi lại
và các sinh hoạt khác. Khi đánh giá về nghèo đói, các tổ chức thế giới cũng như các
nước có sự khác nhay về chỉ tiêu và phương pháp đánh giá nghèo đói, song quan niệm
và cách xác định về mức tối thiểu có những khía cạnh giống nhau.
- Các nhà khoa học khi xác định thước đo sự nghèo khổ thường bắt đầu từ việc
vạch ra giới hạn nghèo khổ, giới hạn này thường biểu hiện dưới dạng thu nhập gia
đình tính bình quân theo đầu người. Nếu các gia đình thu nhập bình quân theo đầu
người dưới mức nghèo khổ thì được coi là nghèo, còn quy mô của sự nghèo khổ đó
được tính theo tỷ lệ hộ nghèo trên tổng số hộ trong vùng, khu vực, hay toàn quốc.
Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

6


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế


Đối với người nghèo đói điều quan trọng nhất là khi thu nhập thì thấp thì chi cho
ăn càng nhiều, để đảm bảo thu nhập tối thiểu của sự phát triển, người ta còn phải lo
cho việc mặc,ở, học hành, đi lại, giao tiếp…Ngoài ra, tình trạng nghèo đói của các hộ
còn thể hiện qua nhà ở, đồ dùng sinh hoạt trong gia đình, phương tiện sản xuất, trình
độ văn hóa giáo dục, tình trạng sức khỏe và vị trí chính trị xã hội của con người.
Tóm lại: Quan điểm nghèo đói do cách tiếp cận khác nhau nên có những cách lý
giải khác nhau. Sự nghèo đói là một khái niệm có tính động và mang tính tương đối,
nó thay đổi theo không gian và thời gian.
1.1.3.2.Quan điểm nghèo đói ở Việt Nam.
Để xác lập các chỉ tiêu đánh giá về nghèo đói, chúng ta căn cứ vào tình hình phát
triển kinh tế xã hội và hiện trạng đời sống trung bình phổ biến của dân cư nước ta hiện
nay thì có mấy chỉ tiêu chính sau đây:
- Thu nhập - chi tiêu bình quân bình quân đầu người/năm (tháng).
- Điều kiện về nhà ở và tiện ghi sinh hoạt.
- Điều kiện về tư liệu sản xuất.
- Điều kiện về vốn và của để dành.
Trong bốn chỉ tiêu trên, cần đặc biệt chú ý tới chỉ tiêu thu nhập - chi tiêu và nhà ở
( cùng các tiện nghi sinh hoạt trong nhà), vì hai chỉ tiêu này phản ánh mức sống hay
mức độ thực hiện các nhu cầu tối thiểu của đời sống con người. Hai chỉ tiêu còn lại
cũng có ý nghĩa không nhỏ, nó cho thấy rõ thêm tình cảnh thật sự của người nghèo,
ngoài ra còn giúp chúng ta phân biệt rõ ràng hơn giữa hộ giàu và hộ nghèo ở các vùng
nông thôn và thành thị.
Căn cứ nghị quyết số 06/2005/NQ-CP ngày 06 tháng 05 năm 2005 của Chính
phủ. Xét đề nghị của Bộ lao động thương binh và xã hội ban hành chuẩn nghèo áp
dụng giai đoạn 2006 – 2010 như sau: Ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập
bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo.

Dương Văn Ánh - K41A - KTNN


7


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

1.1.4.Nguyên nhân nghèo đói.
Ở Việt nam nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo 3 nhóm:
- Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt,
hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn đã và đang
kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một vùng, khu vực.
- Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn, thiếu
vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc các tệ nạn xã hội, lười lao
động, ốm đau, rủi ro...
- Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không đồng bộ
về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn, chính sách
khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư,
chính sách trong giáo dục đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh định cư, kinh tế
mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế.
1.1.5.Hậu quả nghèo đói.
Hậu quả nghèo đói xét từ bình diện xã hội đều bắt nguồn và phát sinh trực tiếp từ
căn nguyên kinh tế, nó làm ảnh hưởng tới đời sống chung của cả cộng đồng dân cư, xã
hội. Gây trở ngại tới sự phát triển chung của đất nước cũng như mọi quốc gia.
1.2.Cơ sở thực tiễn về vấn đề giảm nghèo đói ở nông thôn.
1.2.1.Kinh nghiệm của thế giới.
Đến thời điểm này, nghèo đói vẫn là nổi ám ảnh thường trực đối với tất cả loài
người trên thế giới, chúng ta cũng đã chứng kiến thảm họa của chiến tranh, thiên tai,
dịch bệnh với bao nỗi kinh hoàng, thế nhưng hậu quả nghèo đói cũng khủng khiếp
không kém.

Trên tất cả các châu lục, đói nghèo vẫn diễn ra với những mức độ khác nhau, đặc
biệt ở những quốc gia đang phát triển, các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hiện nay
trên thế giới có khoảng hơn 1,5 tỷ người sống trong cảnh nghèo đói, chủ yếu tập trung ở
vùng nông thôn; 0,5 tỷ người không đủ ăn hằng ngày và mỗi năm có khoảng từ 15 đến
20 triệu người chết vì đói, chủ yếu tập trung ở Châu Á, Châu Mỹ La Tinh và Châu Phi.

Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

8


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

Do số người nghèo đang chiếm phần đáng kể trong cộng đồng dân cư nên các
nước trên thế gới đang tìm các biện pháp để chống lại sự nghèo đói, tiêu biểu là các
giải pháp sau:
- Kiến nghị với các nước công nghiệp phát triển xóa nợ hoặc giảm nợ cho các
nước kém phát triển và tăng cường nguồn viện trợ cho các nước nghèo.
- Tăng quyền bình đẳng cho người dân,bởi vì mức độ bất bình đẳng dẫn đến
nghèo khổ tràn lan giữa các khu vực trên phạm vi toàn thế giới. Sự bất bình đẳng giữa
các khu vực trong một nước làm cho kinh tế nước đó chậm phát triển.
Đối với các nước đang phát triển đang áp dụng các giải pháp sau:
- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn, coi đây là khu vực trọng điểm, vì
đại đa số người nghèo sống ở nông thôn nên việc đẩy mạnh và phát triển nông thôn có
tác dụng giảm nghèo rõ rệt.
- Tạo việc làm cho người nghèo phù hợp với năng lực, trình độ lao động kỹ thuật
của họ. Giúp họ có thu nhập cao, đặc biệt là vượt qua những thời điểm giáp hạt khó
khăn nhất.

- Trợ giúp cho người nghèo thông qua các chương trình, dự án XĐGN bằng
nhiều hình thức như: Phát triển sản xuất, giao thông, y tế, giáo dục, nhà ở, cấp thoát
nước sinh hoạt.
- Hình thành nhiều loại quỹ hỗ trợ cho người nghèo thông qua quỹ tín dụng nông
thôn với lãi suất thấp, quỹ của các chương trình dự án dành cho phụ nữ bằng phương
thức trả dần cả vốn lẫn lãi, qua nhiều năm sẽ tiến bộ, trả hết nợ và thoát nghèo.
1.2.2.Chương trình chống nghèo ở nước ta.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ và sự quan tâm của từng
địa phương trong cả nước, đến nay cả 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 603
quận huyện, 9200 xã, phường đều có ba chỉ đạo XĐGN. Bằng nhiều hình thức và
nhiều nguồn vốn khác nhau, Nhà nước kể cả trung ương và địa phương, cùng với các
đoàn thể quần chúng, các cộng đồng làng xã đã dành vốn cho chương trình XĐGN với
mức cao nhất. Nhằm tập hợp sức mạnh của nhiều người, nguồn lực địa phương, các
ngành các cấp cũng đã tích cực lồng ghép nguồn lực của các chương trình, dự án khác
nhau cho mục tiêu XĐGN.
Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

9


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

Từ việc học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới và dựa vào điều kiện cụ thể
của đất nước, trong những năm qua nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ,
được các nước trên thế giới công nhận là nước giảm nghèo nhanh nhất, song vẫn còn
những tồn tại thiếu sót, chúng ta có thể rút ra một số kinh nghiệm bước đầu như sau:
- Trước hết phải có sự chuyển biến trong nhận thức về XĐGN, đây là nhiệm vụ
của toàn Đảng, toàn dân, từ trung ương đến địa phương, phải xác định XĐGN là một

bộ phận cấu thành trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa
phương, nhằm mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
để từ đó có định hướng thích hợp trong việc chỉ đạo thực hiện chương trình bằng việc
trợ giúp một phần của Nhà nước và huy động nội lực của nhân dân nhằm hỗ trợ người
nghèo tự vươn lên.
- Thứ hai là: có giải pháp thích hợp để huy động nguồn lực tạo cơ chế cho chính
sách XĐGN. Hiệu quả nhất là các địa phương, cơ sở phải chủ động trong điều tra,
khảo sát đúng thực trạng và nguyên nhân nghèo đói, đề ra giải pháp thích hợp để từ đó
có sự vận hành và kiểm tra đúng đối tượng, đúng mục tiêu, tự tạo nguồn lực tại chổ là
chính với mõi phần hỗ trợ của Nhà nước. Khơi dậy tiềm năng trong nhân dân theo
hướng tự chủ vươn lên đồng thời tự hình thành các mô hình, tổ chức bộ máy và cán bộ
trực tiếp triển khai đến xã nghèo - hộ nghèo.
- Ba là: Có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành đoàn thể từ trung ương đến
địa phương, cơ sở và lồng ghép XĐGN với với các chương trình phát triển kinh tế xã
hội khác.
- Bốn là: Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong triển khai thực hiện
chương trình, thông qua các tổ chức để vận động và chuyển biến nhận thức đến từng
hội viên và nhân dân, huy động nguồn lực, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn
cách làm ăn cho người nghèo. Đây là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc thực
hiện thành công chương trình XĐGN.
1.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích.
1.3.1. Giá trị sản xuất.
Là giá trị toàn bộ sản xuất vật chất và dịch vụ cho lao động xã hội sáng tạo ra
trong một thời gian nhất định là một năm.
Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

10


Chuyên đề tốt nghiệp


Trường Đại Học Kinh Tế Huế

n

GO =  Qi Pi

i1

Trong đó:
Qi: là khối lượng sẩn phẩm loại i
Pi: là giá sản phẩm loại i
1.3.2.Chi phí trung gian (IC).
Là chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất.

n

IC =  Ci

i1

Trong đó: Ci là các khoản chi phí thứ i trong năm sản xuất của từng ngành.
1.3.3.Giá trị gia tăng hay giá trị tăng thêm (VA).
Là một bộ phận giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất.
VA = GO – IC
+ Tỷ suất VA/IC có ý nghĩa là một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì sẽ thu lại
được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng. VA/IC càng cao thì hoạt động sản xuất kinh
doanh càng có hiệu quả và ngược lại.
+ Tỷ suất GO/IC có ý nghĩa là một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì sẽ thu lại

được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

11


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HỘ NGHÈO
Ở XÃ NGƯ THỦY NAM - LỆ THỦY - QUẢNG BÌNH
2.1.Tình hình cơ bản của xã.
2.1.1.Vị trí địa lý.
Ngư thủy Nam là xã miền biển bãi ngang nằm ở phía Đông Nam của huyện Lệ
Thuỷ, cách trung tâm huyện 32 km, phía đông là biển Đông, phía Nam giáp xã Vĩnh
Thái, phía Tây giáp xã Sen Thủy, phía Bắc giáp xã Ngư Thủy Trung. Toàn xã có 5
thôn với tổng diện tích tự nhiên 969 ha, địa bàn xã có chiều dài dọc bờ biển 10,6km,
đường giao thông Sen Thủy đi về xã có từ năm 2002, đường ven biển nối thông với xã
Ngư Thủy Trung có từ năm 2003. Nói chung xã có vị trí thuận lợi trong việc khai thác
biển và phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu trao đổi hàng hóa với bên ngoài, phát triển
văn hóa, chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ trong tất cả các lĩnh vực.
2.1.2. Đặc điểm đất đai, địa hình.
Ngư Thủy Nam là xã bãi ngang ven biển, dân cư sinh sống chủ yếu ở các vùng có
khe nước ngọt từ động cát ở phía Tây Nam chảy ra biển, còn lại địa hình đất đai là
những cồn cát nhỏ không bằng phẳng, phía Tây Nam có dãy động cát cao như dãy
Trường Sơn.
Tiếp đến là vùng đất thoải dần, được một con đường liên thôn cắt tại chân đồi

chạy thẳng từ đầu xã đến cuối xã, mỗi thôn có từ hai đến ba nhánh đường rẽ về các
cụm dân cư. Địa hình của xã rất thuận lợi để tận dụng những khe nước có diện tích đất
ẩm ướt cho việc trồng các loại hoa màu, cây ngắn ngày hàng năm.
2.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết.
Tỉnh Quảng Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do đó, địa bàn xã
Ngư Thủy Nam cũng chịu chung khí hậu đó, mùa Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc, mùa Hè chịu gió mùa Tây Nam khô nóng. Lượng mưa phân bố không đồng
đều trong năm và thường xuyên xảy ra hạn hán, bão tố bất thường làm ảnh hưởng xấu
đến quá trình sản xuất, nhất là khai thác hải sản vụ Đông.
Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

12


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

Theo quan sát của đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Bình, nhiệt độ trung bình
hàng năm trên địa bàn là 25,6 0C trong đó nhiệt độ trung bình mùa Đông là 23,3 0C,
nhiệt độ trung bình mùa Hạ là 28,8 0C, nhất là cuối tháng 6 có gió Phơn Tây Nam khô
nóng, nhiệt độ thường tăng cao và đọ ẩm thấp dưới 70%.
Quảng Bình là vùng luôn chịu ảnh hưởng của hai luồng gió mùa: Gió Phơn Tây
Nam khô nóng từ tháng tư đến tháng tám, gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 năm nay đến
tháng 2 năm sau. Hai loại gió thường xuất hiện trùng với hai vụ sản xuất chính của ba
con ngư đân xa Ngư Thủy Nam do đó có phần nào ảnh hưởng tới thu nhập từ sản xuất
ngư nghiệp.
2.1.4. Tình hình đất đai.
Qua nguồn số liệu của xã Ngư Thủy Nam ta thấy được tình hình sử dụng đất của
xã qua 3 năm 2008 – 2010 được thể hiện ở bảng sau:


Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

13


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

Bảng 01: Tình hình sử dụng đất (2008 – 2010)
Năm 2008
Chỉ tiêu

Năm 2009

Năm 2010

Diện tích

Cơ cấu

Diện tích

Cơ cấu

Diện tích

Cơ cấu


(ha)

(%)

(ha)

(%)

(ha)

(%)

TỔNG DIÊN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

970

100

970

100

970

100

I. Đất sản xuất nông nghiệp

61


6,29

61

6,29

63

2.Đất trồng cây hàng năm khác

61

100

61

100

II. Đất lâm nghiệp

783

80,72

783

1.Đất rừng phòng hộ

783


100

783

So sánh
2010/2008
±
(Ha)

(%)

6,49

+2

3,28

63

100

+2

3,28

80,72

783

80,72


100

783

100

-213

27,2

213

21,96

+213

27,2

+1,4

77,78

-3,4

3,78

1.Đất trồng lúa

2. Đất rừng sản xuất

III. Đất nuôi trồng thủy sản

1,8

0,19

1,8

0,19

3,2

0,33

IV. Đất phi nông nghiệp

34,15

3,52

34,15

3,52

34,15

3,52

V. Đất chưa sử dụng


90,05

9,28

90,05

9,28

86,65

8,93

( Nguồn số liệu UBND xã Ngư Thủy Nam )

Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

14


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

Quan sát bảng số liệu về tình hình sử dụng đất của xã Ngư Thủy Nam qua 3 năm
từ 2008-2010 ta thấy rằng:
Tổng diện tích đất tự nhiên là 61 ha chiếm 6,29% (năm 2008) chủ yếu là đất gần
khe suối, loại đất này phù hợp để trồng các loại hoa màu, cây ngắn ngày hàng năm
nhưng diện tích này không tập trung mà nằm rải rác, manh mún ở các thôn, khó khăn
cho xã trong việc quy hoạch quản lý, chỉ đạo trồng chuyên cach các loại cây cho sản
phẩm trở thành hàng hóa mạnh khó thực hiện.

Biến động về đất nuôi trồng về là khá lớn tăng thêm 1,4 ha, tương đương với
77,78%, đây là diện tích các doanh nghiệp khai thác quặng Titan đã để lại, nhân dân
không yêu cầu trả lại mặt bằng mà tận dụng mặt nước này để nuôi cá nước ngọt.
Đất lâm nghiệp tăng 213 ha (tương đương 27,2%) là do địa phương thực hiện chỉ
thị của Chính phủ về việc rà soát quy hoạch, chuyển đổi ba loại rừng, từ rừng phòng
hộ sang rừng sản xuất, diện tích rừng tăng lên là cơ hội để xã giao đất, giao rừng cho
nhân dân trồng rừng kinh tế tạo tiền đề cho những năm tiếp theo.
2.1.5.Tình hình dân số lao động.
Để thấy rõ tình hình biến động dân số của xã, ta đi sâu vào nghiên cứu bảng sau

Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

15


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

Bảng 2:Tình hình dân số - lao động (2008 – 2010)

Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Năm 2008

Năm 2009


Năm 2010

Số

Cơ cấu

Số

Cơ cấu

Số

Cơ cấu

lượng

(%)

lượng

(%)

lượng

(%)

So sánh
2010/2008
±


%

I.Tổng số hộ toàn xã

Hộ

532

100

552

100

556

100

+24

4,51

1.Hộ sản xuất nông ngiệp

Hộ

437

82


434

78,6

431

77,5

-6

1,37

2.Hộ sản xuất phi nông ngiệp

Hộ

95

18

118

21,4

125

22,5

+30


31,58

II.Tổng số nhân khẩu

Khẩu

2699

100

2715

100

2720

100

+21

0,78

III.Tổng số lao động

Lao động

1409

100


1421

100

1470

100

+61

4,33

1.Lao động nông nghiệp

Lao động

1106

78,5

1075

75,7

1050

71,4

-56


5,06

2.Lao động phi nông nghiệp

Lao động

303

21,5

346

24,3

420

28,6

+117

38,61

( Nguồn số liệu UBND xã Ngư Thủy Nam )

Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

16


Chuyên đề tốt nghiệp


Trường Đại Học Kinh Tế Huế

Qua số liệu thu thập từ UBND xã Ngư Thủy Nam ta thấy rằng dân số của xã qua
3 năm tăng không đáng kể, dân số 2010 so với năm 2008 tăng 21 người tương đương
0,78%. Có được kết quả đó là nhờ xã thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia
đình ở các thôn, chương trình gia đình ít con để nuôi dạy cho tốt.
Năm 2008 dân số của xã là 2,699 người với 532 hộ, trong đó hộ nông nghiệp là
437 hộ chiếm 82%, trong khi hộ sản xuất phi nông nghiệp là 95 hộ chiếm 18%. Điều
này thể hiện sản xuất nông nghiệp là ngành chủ yếu của xã, hàng năm hộ sản xuất
nông nghiệp giảm dần, hộ sản xuất phi nông nghiệp tăng lên là do một bộ phận chuyển
sang ngành nghề khác hiệu quả hơn, bỏ nghề biển đi làm ăn xa ở các tỉnh phía Nam.
Về lao động, tổng số lao động của xã năm 2008 là 1,409 người, đến năm 2010 số lao
động tăng lên 1,470 và chủ yếu là lao động hoạt động trong lĩnh vực ngư nghiệp, trong khi
lao động động phi nông nghiệp có xu hướng tăng dần. Sự biến động về số lượng lao động
trên địa bàn xã diễn ra khá phổ biến và thường biến đổi theo mùa vụ, hàng năm có khoảng
từ 300 - 350 lao động đi làm ăn xa theo mùa vụ. Hết mùa vụ họ lại trở về quê hương
nhưng lại không có việc để họ tiếp tục làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp, người ăn theo
tăng lên, thu nhập của hộ vì thế cũng giảm đi, vì vậy rất khó để cho các hộ thoát nghèo
một cách bền vững được. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát huy tạo thêm việc làm tại
chổ cho nữ giới và nam giới vào những lúc nông nhàn, giảm tính thời vụ của lao động
giúp họ có thu nhập ổn định ở hiện tại cũng như trong tương lai.
2.1.6.Tình hình cơ sở hạ tầng của xã.
Được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước nên hệ thống cơ sở hạ tầng của xã
từng bước được nâng cao, góp phần cải thiện đời sống vật chất tin thần cho nhân dân.
Về giao thông
Nhìn chung trên địa bàn xã các tuyến đường liên thôn được tiến hành xây dựng từ
vật liệu là sỏi Biên Hòa. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nên
hiện nay hệ thống giao thông của xã đã cơ bản về đến các thôn xóm, đến từng hộ gia
đình nhưng chưa đoạn đường nào là đường nhựa hoặc đường bê tông. Vì vậy, trong

tương lai xã lại phải cần sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, đầu tư đường nhựa từ quốc
lộ 1A về trung tâm xã, xây dựng tuyến đường ven biển để phát triển ngành nghề dịch

Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

17


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

vụ, nhân dân cũng phải đóng góp kinh phí để duy tu bảo dưỡng các tuyến đường liên
thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế ở vùng trên địa bàn xã.
Điện nước
100% số dân dược dùng điện từ dự án điện năng lượng nông thôn Miền Trung
2001. Nước: chủ yếu là nước giếng khoan trong cát, dùng máy bơm hộ gia đình để lấy
nước phục vụ sinh hoạt động cho từng hộ.
2.2.Tình hình nghèo đói chung của xã.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, XĐGN là một trong những vấn đề ưu
tiên hàng đầu của cả nước nói chung và xã Ngư Thủy Nam nói riêng. Trong những
năm qua Đảng và Nhà nước đã triển khai nhiều chương trình giảm nghèo ở xã Ngư
Thủy Nam như: Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông thôn, chương
trình tín dụng từ Ngân hàng CSXH, chương trình giải quyết việc làm, xuất khẩu lao
động, tiếp nhận dự án NaPa (SNV) Quảng Bình về cho vay vốn giải quyết việc làm
cho phụ nữ, dự án phân cấp giảm nghèo (DPPR) do tổ chức IFAD tài trợ…Nhờ vậy
đời sống của nhân dân trong xã được cải thiện thêm một bước, bộ mặt nông thôn ngày
nay thay đổi hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã vẫn đang còn cao, và có xu
hướng tăng dần trong những năm gần đây.


Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

18


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

Bảng 3: Số hộ nghèo của xã qua 3 năm (2008 – 2010)
Số lượng hộ nghèo và cận nghèo

So sánh

So sánh

(hộ)

2009/2008

2010/2009

(%)

(lần)

(lần)

Tên
Thôn


Năm
2008

Tây
Thôn
Liêm
Nam
Liêm
Bắc
Nam
Tiến
Liêm
Tiến
Tổng
cộng

Năm

(%)

2009

(%)

Năm
2010

10,00


14,71

11,00

15,71

13,00

18,57

+1,10

+1,18

20,00

20,41

22,00

21,78

26,00

25,74

+1,10

+1,18


26,00

17,69

28,00

18,54

35,00

23,03

+1,08

+1,25

29,00

16,29

32,00

17,39

37,00

19,89

+1,10


+1,16

28,00

14,89

30,00

15,23

35,00

17,59

+1,07

+1,17

113,00

21,24

123,00

22,28

146,00

26,26


+1,09

+1,19

(Nguồn số liệu từ UBND xã Ngư Thủy Nam)
Nhìn bảng số liệu trên ta thấy sự biến động về hộ nghèo toàn xã qua 3 năm như
sau: năm 2008 là 113 hộ chiếm 21,24% so với tổng số hộ toàn xã, năm 2009 là 130 hộ
tăng lên 10 hộ chiếm 22,28%, đến năm 2010 là 146 hộ chiếm 26,26%. Tốc độ tăng số
hộ nghèo năm 2009 là 1,09 lần nhưng đến năm 2010 con số này đã lên tới 1,19 và có
xu hướng tăng lên trong những năm tiếp theo nếu không có những giải pháp hợp lý và
kịp thời. Để biết được nguyên nhân gây ra nghèo đói này chúng ta phải đi sâu phân
tích, tìm hiểu một cách tổng quát thực trạng của các hộ rồi từ đó đưa ra nhóm giải
pháp, kiến nghị hợp lý. Sau đây là kết quả điều tra tình hình hộ nghèo của xã năm
2008 -2010.
2.3.Tình hình cơ bản của các hộ điều tra.
2.3.1.Năng lực sản xuất của các hộ điều tra.
2.3.1.1.Tình hình lao động và nhân khẩu.
Con người vừa là đối tượng mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, trình độ,
năng lực và nhận thức của con người phản ánh được điều kiện sống của họ trong một
môi trường nhất dịnh. Sử dụng hợp lý nguồn lao động trong nông thôn là điều kiện
Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

19


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

quan trọng để tăng năng suất, khối lượng sản phẩm và nâng cao mức sống cho người

dân, đặc biệt đặc biệt đối với hộ nghèo có ý nghĩa rất thiết thực. Tình hình lao động và
nhân khẩu của các hộ điều tra được phản ánh cụ thể qua bảng sau:
Bảng 4: Tình hình lao động và nhân khẩu các hộ điều tra
Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng số hộ điều tra
Tổng số nhân khẩu
Tổng số lao động động
Lao động nam
Lao động nữ
Bình quân khẩu/hộ
Bình quân khẩu/lao động
Bình quân lao động/hộ

Hộ
Khẩu
Lao động
Lao động
Lao động
Khẩu/Hộ
Khẩu/lao động
Lao động/Hộ

BQ
chung
40
190
77

38
39
4,75
2,47
1,93

Nhóm hộ
Nghèo Trung
cận nghèo bình
25
10
131
44
48
20
24
10
24
10
5,24
4,4
2,73
2,20
1,92
2,00

Khá
5
20
11

5
6
4
1,82
2,20

(Nguồn số liệu điều tra năm 2011)
Trong 40 hộ điều tra năm 2011 ta thấy rằng bình quân lao động/hộ như sau: nhóm
hộ nghèo và cận nghèo là 1,92, hộ trung bình là 2,00, hộ khá là 2,20, bình quân chung
là 1,93. Như vậy các nhóm hộ điều tra có số lao động tương đương nhau, tuy nhiên
bình quân khẩu/lao động thì nhóm hộ nghèo - cận nghèo lại cao hơn (2,73) so với
nhóm hộ trung bình (2,2) và hộ khá (1,82). Như vậy có nghĩa là số lao động nhóm hộ
nghèo - cận nghèo phải gánh nặng trên vai đối với số khẩu ăn theo, con số này cho ta
thấy rằng nhân khẩu trong nhóm gia đình hộ nghèo - cận nghèo vẫn còn cao nhưng lại
thiếu lao động hoặc có lao động nhưng không có việc làm. Sỡ dĩ dẫn đến tình trạng
này là do họ ít được tiếp cận với xã hội hiện đại mà lại mang nặng tư tưởng trọng nam
khinh nữ, “có con trai để nối dõi tông đường”, xem nhẹ việc kế hoạch hóa gia đình
dẫn đến đẻ nhiều và đông con như vậy.

Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

20


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

2.3.1.2.Tình hình tư liệu sản xuất.
Để thấy rõ được tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ ta quan sát bảng sau:

Bảng 5: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra
Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng cộng

Máy tàu thuyền
Lưới rê
Mành đèn ánh sáng
Lưới ba
Lưới ba lớp
Lưới rủ
Lừ
Tàu thuyền
Nương rẫy
Chuồng trại
Lợn nái sinh sản
Giá trị TLSX

Cái
Cheo
Vàng
Cheo
Cheo
Cheo
Cái
Cái
m2
m2

con
1000đ

42
263
13
333
248
149
20
36
120.000
164
7
2.198.170

Nghèo cận nghèo
21
131
5
194
86
60
0
20
0
64
0
332.800


Giá trị TLSX/hộ

1000đ

54.954,25

13.312

Nhóm hộ
Trung
bình
14
122
5
114
132
79
0
11
40.000
0
0
768.770

7
10
3
25
30
10

20
5
80.000
100
7
1.096.600

76.877

219.320

Khá

(Nguồn số liệu điều tra năm 2011)
Quan sát bảng trên tổng hợp tư liệu sản xuất của các hộ điều tra ta thấy rằng hầu
hết các nhóm hộ đã được trang bị tư liệu sản xuất. Nhưng mức độ đầy đủ và hiện đại
thì nhóm hộ nghèo - cận nghèo còn thiếu nhiều so với nhóm hộ khá và trung bình, đặc
biệt là giá trị các loại nghề. Tổng giá trị tư liệu sản xuất của hộ khá là khá lớn 1096,6
triệu đồng trong đó: nương rẫy có giá trị 960 triệu đồng chiếm 87,54%, ngành ngư
nghiệp có giá trị là 92,1 triệu đồng chiếm 8,34%, ngành chăn nuôi có giá trị 44,5 triệu
đồng chiếm 4,12%. Trong khi đó nhóm hộ nghèo-cận nghèo tổng giá trị sản xuất chỉ là
333,8 triệu đồng, nhóm này thì giá trị TLSX của ngành ngư nghiệp chiếm chủ yếu
98,07% ứng với 326,4 triệu đồng, còn lại là ngành chăn nuôi chiếm 1,93% ứng với
44,5 triệu đồng.
Nếu lấy tổng giá trị TLSX chia bình quân cho từng nhóm hộ thì nhóm hộ nghèo cận nghèo 13,312 triệu đồng chỉ bằng 6,07% so với nhóm hộ khá là 219,32 triệu đồng
và chỉ bằng 17,31% so với nhóm hộ trung bình là 76,877 triệu đồng.
Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

21



Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

Như vậy, so với tình hình trang thiết bị tư liệu sản xuất chung của xã thì nhóm hộ
nghèo và cận nghèo đang còn thiếu TLSX, các ngành nghề sản xuất chưa đa dạng,
điều này càng làm cho các hộ ngư dân khó thích nghi hơn với tình hình biến đổi khí
hậu ngày một phức tạp, khi mà tình hình đánh bắt hải sản ngày một khó khăn hơn.
2.3.2.Tình hình sản xuất, đời sống của các hộ dân và hộ nghèo.
2.3.2.1.Kết quả sản xuất kinh doanh chung của hộ.
Qua bảng số liệu bên ta thấy giá trị sản xuất bình quân trên hộ của nhóm hộ
nghèo - cận nghèo là 12,3304 triệu đồng, trong khi giá trị sản xuất bình quân trên hộ
của nhóm hộ trung bình là 25,950 triệu đồng, còn hộ khá là 112,960 triệu đồng. Như
vậy tổng giá trị sản xuất trên hộ của nhóm hộ nghèo - cận nghèo thấp hơn nhóm hộ
trung bình 2,1 lần và thấp hơn nhóm hộ khá 9,16 lần, con số này cho thấy sự chênh
lệch giữa các nhóm hộ quá lớn. Đó là do một phần nhóm hộ nghèo - cận nghèo không
có nhiều vốn để đầu tư vào trang trại chăn nuôi với quy mô lớn, thiếu vốn để đầu tư
ngư cự đa dạng hóa ngành nghề. Do đó, nhóm hộ này tỷ trọng cơ cấu các ngành vẫn
đang còn mang tính truyền thống, chưa có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng mới.
Ngành ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn 8,372 triệu đồng ứng với 67,9%, ngành sản
xuất nông nghiệp manh mún với quy mô nhỏ chiếm 31,1%. Trong khi đó nhóm hộ
trung bình và nhóm hộ khá đã có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, đó là
coi ngư nghiệp không phải là ngành sản xuất chính, mang lại thu nhập chính cho họ
mà từng bước chuyển đổi ngành nghề, lấy ngư nghiệp làm nền tảng để hỗ trợ vốn cho
các ngành nghề khác và hiện tại đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhóm hộ này,
giúp họ thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Cụ thể, nhóm hộ khá tỷ trọng ngành ngư
nghiệp chỉ chiếm 13,2%, trong khi đó tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 34,2% và đặc
biệt là ngành trồng trọt sản xuất theo hướng hàng hóa chiếm tỷ trọng chủ yếu và khá
lớn 52,6%.


Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

22


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

Bảng 6: Kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra
Tính bình quân/hộ

Chỉ tiêu

1.Giá trị
sản xuất(GO)
Ngư nghiệp
Chăn nuôi
Trồng trọt
2.Chi phí
trung
gian(IC)
Ngư nghiệp
Chăn nuôi
Trồng trọt
3.Giá trị
gia tăng(VA)
Ngư nghiệp
Chăn nuôi

Trồng trọt

Đơn vị tính: 1.000đ

Bình quân
chung

Nhóm hộ

Số
lượng

(%)

Nghèo và
cận nghèo
số lượng (%)

29.235,5
10.327,5
7.790,5
11.117,5

100
35,3
26,6
38,1

12.330,4
8.372

3.130,4
828

100
67,9
25,4
6,7

25.950 100
13.250 51,06
0
0
12.700 48,94

112.960
14.960
38.600
59.400

100
13,2
34,2
52,6

10.654,7

100

4.825,6


100

8.147,6

100

44.814,8

100

4.407,5
4.221
2.026,2

41,4
39,6
19

3.609,4
1.090,3
125,9

74,8
22,6
2,6

5.797,6
0
2.350,0


71,2
0
28,8

5.618,1
28.316,7
10.880,

12,5
63,2
24,3

18.580,8
5.920
3.569,5
9.091,3

100
31,9
19,2
48,9

7.504,8
4.762,6
2.040,1
702,1

100
63,5
27,1

9,4

124.352,4 100
7.452,4 41,86
0
0
10.350 58,14

68.145,2
9.341,9
10.283,3
48.520

100
13,7
15,1
71,2

Trung bình
số lượng (%)

Khá
số lượng (%)

(Nguồn số liệu điều tra năm 2011)
Tuy vậy, giá trị gia tăng trên hộ ngành ngư nghiệp của nhóm hộ khá vẫn cao hơn
nhóm hộ nghèo – cận nghèo 1,96 lần. Như vậy, mặc dù ngư nghiêp là ngành chủ yếu,
chiếm tỷ trọng lớn đối với nhóm hộ nghèo-cận nghèo nhưng giá trị gia tăng trên hộ lại
thấp hơn 1,96 lần so với nhóm hộ khá mà đây là ngành nghề mà nhóm hộ khá chiếm tỷ
trọng thấp nhất. Chứng tỏ trình độ đánh bắt của nhóm hộ nghèo-cận nghèo vẫn đang

còn thấp,chưa mang tính đột phá trong sản xuất, không giám nghĩ giám làm, tư liệu
sản xuất trang bị chưa hiện đại, chưa đa dạng hóa các ngư cụ đánh bắt, nên sản lượng
các loại hải sản vẫn đang còn thấp.
2.3.2.2.Kết quả sản xuất một số ngành nghề chính.
Nói đến sản xuất của nông dân vùng biển thì không thể nói đến vai trò của ngành
sản xuất ngư nghiệp. Các loại ngành nghề chính như lưới rê khơi, mành đèn ánh sáng,

Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

23


Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

lưới ba lớp, lưới ba…là những ngành nghề phù hợp với vùng biển bãi ngang và khai
thác có hiệu quả. Sau đây là số liệu phân tích của các hộ điều tra:
Bảng 7: Hiệu quả một số ngành nghề chính của các hộ điều tra
Nhóm hộ

BQ
Chỉ tiêu
1.Ngành ngư nghiệp
Giá trị sản xuất GO
Chi phí trung gian IC
Giá trị gia tăng VA
VA/IC
GO/IC
2.Ngành chăn nuôi

Giá trị sản xuất GO
Chi phí trung gian IC
Giá trị gia tăng VA
VA/IC
GO/IC
3.Ngành trồng trọt
Giá trị sản xuất GO
Chi phí trung gian IC
Giá trị gia tăng VA
VA/IC
GO/IC

Nghèo cận nghèo

Trung
bình

ĐVT

hộ

Khá

1000đ
1000đ
1000đ
lần
lần

10.327,50

4.407,54
5.919,96
1,34
2,34

8.372
3.609,40
4.762,60
1,32
2,32

1000đ
1000đ
1000đ
lần
lần

7.790,5
4.221,03
3.569,48
0,85
1,85

3.130,4
1.090,31
2.040,09
1,87
2,87

0

38.600
0 2.8316,67
0 10.283,33
0,36
1,36

1000đ
1000đ
1000đ
lần
lần

11.117,5
2.026,18
9.091,33
4,49
5,49

828
125,8
48,93
2,57
6,58

12.700
59.400
2.350
10.880
10.350,00 48.520,00
4,40

4,46
5,40
5,46

1.3250
5.797,60
7.452,40
1,29
2,29

1.4960
5.618,12
9.341,88
1,66
2,66

(Nguồn số liệu điều tra năm 2011)
Nhìn vào bảng ta thấy giá trị sản xuất bình quân hộ các ngành là gần tương
đương nhau, chênh lệch giữa các nhóm ngành không đáng kể. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ
suất VA/IC và GO/IC các nhóm ngành có sự chênh lệch nhau khá rõ rệt, ngành trồng
trọt có tỷ suất cao nhất lần lượt là 4,49 lần và 5,49 lần, ngành ngư nghiệp có tỷ suất
trên lần lượt là 1,34 lần và 2,34 lần, ngành chăn nuôi có tỷ suất trên thấp nhấp 0,85 lần
và 1,85 lần. Như vậy, nhìn chung đầu tư vào trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa
mang lại lợi nhuận cao nhất trong ba ngành.
Nếu nhìn vào số liệu ba ngành chính mà các nhóm hộ đang sản xuất thì tỷ suất
VA/IC và GO/IC của ngành ngư nghiệp thì nhóm hộ trung bình là thấp nhất (1,29 và
Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

24



Chuyên đề tốt nghiệp

Trường Đại Học Kinh Tế Huế

2,29), cao nhất vẫn là nhóm hộ khá (1,66 và 2,66), nhóm hộ nghèo - cận nghèo thì tỷ
suất này cao hơn nhóm hộ trung bình (1,32 và 2,32). Chứng tỏ đối với ngành ngư
nghiệp thì hộ khá sản xuất có hiệu quả nhất, hộ trung bình sản xuất kém hiệu quả nhất
mặc dù có giá trị VA bình quân trên hộ lớn hơn hộ nghèo - cận nghèo. Phần lớn là do
sản lượng thủy sản đánh bắt được qua từng năm giảm xuống trong khi chi phí mỗi lần
đánh bắt lại tăng thêm.
Đối với ngành chăn nuôi mặc dù giá trị VA của nhóm hộ khá cao gấp hơn 5 lần
nhưng tỷ suất VA/IC và GO/IC của nhóm hộ nghèo và cận nghèo lại cao hơn nhóm hộ
khá, nguyên nhân là do nhóm hộ khá đầu tư chi phí lớn, gấp gần 26 lần, do đó một
đồng chi phí bỏ ra thu về giá trị lợi nhuận thấp hơn.
Đối với ngành trồng trọt: nhóm hộ nghèo - cận nghèo có tỷ suất GO/IC lớn hơn
nhưng giá trị gia tăng VA lại nhỏ hơn hai nhóm hộ còn lại, bằng 0,47% nhóm hộ trung
bình và bằng 0,1% so với nhóm hộ khá. Chứng tỏ nhóm hộ nghèo và cận nghèo thiếu
vốn đầu tư vào sản xuất, chưa mạnh dạn mở rộng quy mô, chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ,
mang tính truyền thống.
Như vậy qua số liệu phân tích ba ngành nghề chính của xã ở cả ba nhóm hộ thì ta
thấy rằng nhóm hộ khá có giá trị kinh tế cao hơn, năng suất và hiệu quả kinh tế cũng
cao hơn, đặc biệt là đã có những đột phá trong đầu tư sản xuất, chuyển dịch cơ cấu
đúng hướng. Tuy nhiên, nhìn chung còn có nhiều hạn chế, điều đáng chú ý là nhóm
hộ nghèo -cận nghèo cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh hơn nữa, phù hợp với từng
vùng, từng địa bàn là những vấn đề cần phải bàn, cần phải thực hiện bằng được, bởi
các hộ nghèo còn bị động phụ thuộc vào tự nhiên, trình độ khoa học kỹ thuật cần phải
trang bị cho hộ. Điều này gây nên những bất lợi cho hộ nông dân vì vậy cần có những
giải pháp phù hợp để giúp cho nhóm hộ nghèo bắt kịp với các hộ khác, nhằm từng
bước đưa đời sống của họ dần tiến lên, góp phần tích cực vào công tác XĐGN.

2.3.2.3.Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ.
Thu nhập là kết quả của một quá trình sản xuất, kinh doanh của nông hộ, nó phản
ánh hiệu quả của một quá trình sản xuất, kinh doanh. Thu nhập cao thì đời sống của các
hộ nông dân ngày càng cao và ngược lại, chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người là chỉ

Dương Văn Ánh - K41A - KTNN

25


×