Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Thực trạng công tác đánh giá cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân quận Kiến An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.98 KB, 49 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................2
4. Vấn đề nghiên cứu.................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................2
6. Ý nghĩa đề tài........................................................................................3
7. Kết cấu đề tài.........................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC..................................................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận chung............................................................................4
1.1.1. Khái niệm........................................................................................4
1.1.2. Mục đích của công tác đánh giá CBCC..........................................5
1.1.3.Thẩm quyền, căn cứ đánh giá, phân loại CBCC..............................5
1.1.3.1. Thẩm quyền..................................................................................5
1.1.3.2. Căn cứ đánh giá............................................................................5
1.1.3.3. Thời điểm đánh giá, phân loại CBCC..........................................5
1.1.4. Phương pháp, nội dung đánh giá.....................................................6
1.1.4.1. Phương pháp.................................................................................6
1.1.4.2. Nội dung.......................................................................................7
1.1.5. Trình tự, thủ tục, tiêu chí và mức đánh giá CBCC..........................8
1.1.5.1. Trình tự, thủ tục............................................................................8
1.1.5.2. Tiêu chí đánh giá..........................................................................9
1.1.5.3. Mức đánh giá................................................................................9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC TẠI UBND QUẬN KIẾN AN..........................................................13



2.1. Khái quát chung về UBND quận Kiến An.......................................13
2.1.1. Thông tin cơ bản về UBND quận Kiến An...................................13
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND
quận Kiến An...........................................................................................13
2.1.2.1. Chức năng...................................................................................13
2.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn................................................................14
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của UBND quận Kiến An..................................15
2.1.3. Sơ đồ hóa UBND quận Kiến An...................................................18
2.2. Cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ..................................................19
2.2.1. Sơ đồ hóa phòng Nội vụ................................................................19
2.2.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của phòng Nội vụ.............................21
2.2.2.1. Vị trí và chức năng.....................................................................21
2.2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn.................................................................22
2.3. Thực trạng công tác đánh giá CBCC tại UBND quận Kiến An.......28
2.3.1. Khái quát về đội ngũ CBCC tại UBND quận Kiến An.................28
2.3.2. Thực trạng nội dung công tác đánh giá CBCC tại UBND quận
Kiến An...................................................................................................30
2.3.2.1. Đánh giá cán bộ..........................................................................30
2.3.2.2. Đánh giá công chức....................................................................30
2.3.2.3. Thực trạng chung........................................................................31
2.3.3. Thực trạng phương pháp công tác đánh giá CBCC.......................34
2.2.4. Nguyên nhân của thực trạng công tác đánh giá CBCC tại UBND
quận Kiến An...........................................................................................35
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỚI UBND
QUẬN KIẾN AN ĐỂ CẢI THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CBCC
TẠI QUẬN.....................................................................................................38
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................46



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

Tên các chữ viết tắt
BCHTW
CBCC

CQCS
ĐVSN
HC
HĐND
P.GD&ĐT
P.LĐ TB&XH
QLĐT
QLDA
QNLL
TP
TTr
TT PTQĐAT
TN&MT
TK
TC-XH
T.pháp
TT VHTT&TT
TT DS KHGĐ
TĐ-KT
UBND
VH&TT
VP

Tên viết đầy đủ
Ban chỉ huy trung ương
Cán bộ công chức
Chính quyền cơ sở
Đơn vị sự nghiệp
Hành chính
Hội đồng nhân dân

Phòng giáo dục và đào tạo
Phòng lao động thương binh và xã hội
Quản lý đô thị
Quản lý dự án
Quản lý nhà nước
Trưởng phòng
Thanh tra
Trung tâm phát triển quỹ đất an toàn
Tài nguyên và môi trường
Thống kê
Tài chính - xã hội
Tư pháp
Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao
Trung tâm dân số kế hoạch gia đình
Thi đua và khen thưởng
Ủy ban nhân dân
Văn hóa và thông tin
Văn phòng


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp cải cách hành chính, cán bộ, công chức vừa là những
người trực tiếp tiến hành cải cách hành chính, lại vừa là nội dung, là đối tượng
của công cuộc cải cách hành chính. Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức nhà nước vừa trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao,
vừa giác ngộ chính trị có tinh thần trách nhiệm, tận tuỵ công tâm vừa có đạo
đức khi thi hành công vụ trong thời đại ngày nay, ngày càng được đặt lên một
vị trí cao hơn. Tuy nhiên, “Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước ta
hiện nay xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có nhiều mặt chưa ngang tầm

với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước” (Văn kiện Hội
nghị lần thứ 3 BCHTW khoá VII). Có nhiều nguyên nhân tạo nên thực trạng
này, mà trong đó có những nguyên nhân xuất phát từ những yếu kém của
đánh giá cán bộ, công chức trong công tác quản lý nhân sự tại mỗi cơ quan
hành chính nhà nước. Cơ sở khoa học của công tác đánh giá cán bộ, công
chức chưa được quan tâm, nhất là trong điều kiện nhà nước có sự chuyển đổi
vai trò trong nền kinh tế thị trường. Cho đến nay, ở nước ta vẫn chưa có một
cơ chế đánh giá thích đáng với một quy trình đơn giản, hợp lý và hiệu quả.
Công tác đánh giá cán bộ, công chức thường được thực hiện thông qua việc
bình bầu theo danh hiệu (lao động tiên tiến, lao động giỏi, chiến sĩ thi đua ),
thi đua khen thưởng, đề bạt, kỷ luật. Việc đánh giá thường là cảm tính, chưa
có cơ sở khoa học và thực tiễn. Về thực chất công tác đánh giá chưa phản ánh
đúng năng lực, trình độ công chức trong nhiều trường hợp. Việc thiếu một cơ
chế đánh giá cán bộ, công chức thoả đáng hiện nay đã không có được tác
dụng khuyến khích, động viên những người làm việc có hiệu quả, đồng thời
đã bao che, dung túng cho sự chây lười, làm việc thiếu nghiêm túc. Đây cũng
là một lý do gây nên hiện tượng thất nghiệp trá hình trong cơ quan hành chính
nhà nước hiện nay và không tạo ra cơ sở để thực thi chính sách tiền lương dựa

1


trên tài năng và sự cống hiến. Đánh giá cán bộ, công chức không nghiêm túc,
khoa học đã dẫn đến sự kém hiệu quả của nền hành chính nhà nước. Đánh giá
cán bộ, công chức là vấn đề hệ trọng, phức tạp và nhạy cảm. Đánh giá chính
xác cán bộ, công chức là một yếu tố quan trọng phát huy nội lực trong các cơ
quan nhà nước. Có thể nói, đây là một trong những khâu quan trọng nhất của
công tác quản lý cán bộ, công chức và cũng là một khâu yếu kém cần có
những ý kiến đóng góp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ,
công chức của nước ta.

Qua thời gian tìm hiểu thực tiễn công tác đánh giá cán bộ, công chức
tại UBND quận Kiến An, tôi nhận thấy có nhiều điểm bất cập cần được thay
đổi của công tác đánh giá cán bộ, công chức. Vì những lí do trên, tôi đã chọn
đề tài “ Thực trạng công tác đánh giá cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân
quận Kiến An” để làm đề tài báo cáo thực tập của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là công tác đánh giá cán bộ, công chức; mức độ
hoàn thành nhiệm vụ.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: UBND quận Kiến An bao gồm lãnh đạo UBND
quận và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc quận.
4. Vấn đề nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu là thực trạng công tác đánh giá CBCC tại UBND
quận Kiến An.
5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
và nhà nước ta về công tác đánh giá cán bộ, công chức.
Báo cáo sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương
pháp thống kê, phân tích xử lý thông tin, phương pháp tổng hợp so sánh.

2


6. Ý nghĩa đề tài
Có ý nghĩa quan trọng, đề tài chỉ ra những ưu điểm những mặt còn hạn
chế cũng như nguyên nhân còn tồn tại của công tác đánh giá CBCC. Phân tích
đánh giá thực trạng cũng như đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác
đánh giá CBCC tại UBND quận Kiến An.
7. Kết cấu đề tài
Kết cấu bố cục của báo cáo gồm 3 phần:

Chương I: Cơ sở lý luận về công tác đánh giá cán bộ, công chức
Chương II: Thực trạng công tác đánh giá cán bộ, công chức tại UBND
quận Kiến An.
Chương III: Đề xuất một số giải pháp với UBND quận Kiến An để cải
thiện công tác đánh giá cán bộ, công chức tại quận.

3


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1.1. Cơ sở lý luận chung
1.1.1. Khái niệm
- Có nhiều khái niệm đánh giá khác nhau được đưa ra nhưng theo tôi
khái niệm đánh giá sau đây phù hợp với nội dung báo cáo của tôi. Đánh giá là
một hoạt động nhằm nhận định, xác định giá trị thực trạng về: mức độ hoàn
thành nhiệm vụ, chất lượng, hiệu quả công việc, trình độ, sự phát triển, những
kinh nghiệm được hình thành ở thời điểm hiện tại đang xét so với mục tiêu
hay những chuẩn mực đã được xác lập.
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước.
- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân

chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự
nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối
với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy

4


định của pháp luật.
1.1.2. Mục đích của công tác đánh giá CBCC
Nhằm cung cấp thông tin cho công tác quản lý, làm cơ sở cho các quyết
định quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng, tuyển chọn, đề bạt, lương, thưởng đối
với CBCC. Đánh giá đúng, chính xác kết quả làm việc của CBCC là căn cứ
để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, sử dụng đúng với năng lực, sở trường, từ
đó chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và bổ nhiệm cán bộ.
Đồng thời, hoạt động đánh giá CBCC sẽ cung cấp thông tin phản hồi để
CBCC biết rõ về năng lực và việc thực hiện công việc của họ hiện tại đang ở
mức độ nào, giúp họ phấn đấu tự hoàn thiện bản thân và hoàn thành tốt các
nhiệm vụ được giao.
1.1.3.Thẩm quyền, căn cứ đánh giá, phân loại CBCC
1.1.3.1. Thẩm quyền
Cán bộ do cấp có thẩm quyền quản lý đánh giá; công chức, viên chức
do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đánh giá. Cấp nào, người nào
thực hiện việc đánh giá thì đồng thời thực hiện việc phân loại và phải chịu
trách nhiệm về quyết định của mình.
1.1.3.2. Căn cứ đánh giá
Nghĩa vụ đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc cán bộ, công chức

không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức. Tiêu chuẩn chức vụ,
chức danh của cán bộ (đối với cán bộ); tiêu chuẩn ngạch công chức, chức vụ
lãnh đạo quản lý (đối với công chức). Chương trình, kế hoạch công tác năm
của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình
hoặc được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt hoặc phân công đối với cán bộ
và nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm được phân công hoặc
giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện đối với công chức.
1.1.3.3. Thời điểm đánh giá, phân loại CBCC
Việc đánh giá phân loại CBCC được thực hiện theo từng năm công tác.

5


Thời điểm đánh giá, phân loại CBCC được tiến hành trong tháng 12 hàng
năm. Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi
dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực
hiện các chính sách khác đối với CBCC.
1.1.4. Phương pháp, nội dung đánh giá
1.1.4.1. Phương pháp
- Phương pháp tự đánh giá: ngạn ngữ có câu: "Không ai hiểu mình hơn
chính bản thân mình". Tự đánh giá là mỗi người tự xem xét những tiêu chí
chung, soi xét lại năng lực của mình để sắp xếp mình vào mức độ thích hợp
với bảng tiêu chí. Tự đánh giá là một việc khó, đòi hỏi mỗi người phải tự giác
cao, nghiêm túc và tự xác định đúng khả năng của mình so với tiêu chí chung
quy định. Tự đánh giá có thể bị lệch lạc do mục tiêu đánh giá: nếu xem xét
năng lực để có lợi cho bản thân như để nâng lương, khen thưởng, bổ nhiệm,
bố trí công việc thì tự đánh giá có xu hướng cao hơn; nhưng nếu bất lợi cho
bản thân như để xem xét xếp loại, để bắt bồi thường hoặc nêu khuyết điểm thì
việc tự đánh giá thường được làm giảm đi. Tự đánh giá là ý kiến của công

chức đánh giá mình qua thời gian hoạt động thông qua tự kiểm điểm và được
tập thể, đơn vị góp ý kiến và lãnh đạo đơn vị thông qua.
- Phương pháp kiểm tra sát hạch: phương pháp kiểm tra sát hạch được
sử dụng trong khâu tuyển dụng, xem xét đánh giá để nâng ngạch. Kiểm tra sát
hạch có thể tổ chức định kỳ (nâng ngạch hàng năm) cũng có thể kiểm tra
trong bất kỳ thời điểm nào; sát hạch là trực tiếp đánh giá công chức qua kiến
thức kinh nghiệm thực tiễn của họ. Những kinh nghiệm về tổ chức kỳ thi,
ngân hàng đề thi, cách sơ tuyển, đánh giá là những kinh nghiệm tốt đối với
nền công vụ đang phát triển của các nước trong khu vực.
- Phương pháp đánh giá của thủ trưởng đơn vị: trong lựa chọn, bổ
nhiệm, đề bạt cán bộ lãnh đạo cũng như trong việc đánh giá để sắp xếp, phân

6


công công việc đối với CBCC, việc đánh giá của người đứng đầu cơ quan,
đơn vị có ý nghĩa quyết định. Thủ trưởng đơn vị là người nắm được năng lực
sở trường, sở đoản của cấp dưới qua việc điều hành công việc, vì vậy, đánh
giá của người phụ trách trực tiếp là rất quan trọng. Trong công việc hàng ngày
diễn ra các mối quan hệ giao tiếp, trao đổi thông tin, trao đổi nghiệp vụ, các
mối quan hệ tình cảm, sự quý mến, hoặc không thông cảm giữa lãnh đạo với
cấp dưới. Do đó, đánh giá đúng các mối quan hệ sẽ tác động trực tiếp đến kết
quả được đánh giá, đúng đắn, khách quan, đầy đủ, chính xác. Nếu trong việc
đánh giá không phân biệt rạch ròi giữa công việc và tình cảm sẽ dẫn đến đánh
giá lệch lạc, không chính xác.
- Phương pháp đánh giá của đồng nghiệp (vận dụng xã hội học):
phương pháp này dựa trên đánh giá của đồng nghiệp, những người hiểu biết
về công tác, về nhân thân, về đạo đức hoặc đánh giá các hoạt động công tác
mà người công chức phụ trách. Phương pháp này tiến hành theo hình thức
dùng phiếu hỏi ý kiến hay phỏng vấn trực tiếp. Trên cơ sở kết quả tổng hợp

phiếu, tổng hợp ý kiến báo cáo và đưa ra những ý kiến về mặt công tác hoặc
về năng lực, đạo đức công chức.
1.1.4.2. Nội dung
- Các nội dung đánh giá chủ yếu bao gồm: chấp hành chủ trương,
đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác; năng lực, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ; tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm và
phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; thái độ phục vụ nhân dân.
- Đối với công chức lãnh đạo, quản lý, ngoài các nội dung nêu trên còn
được đánh giá theo các nội dung như: kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức,
đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập
hợp, đoàn kết CBCC.

7


1.1.5. Trình tự, thủ tục, tiêu chí và mức đánh giá CBCC
1.1.5.1. Trình tự, thủ tục
- Đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức không giữ chức
vụ lãnh đạo, quản lý (sau đây gọi chung là công chức):
+ Công chức viết báo cáo kiểm điểm tự đánh giá kết quả công tác theo
nhiệm vụ được giao. Báo cáo này được trình bày tại cuộc họp kiểm điểm công
tác hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
+ Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức nhận xét về kết quả tự
đánh giá của công chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của công chức trong
công tác; sau đó tập thể công chức của cơ quan tham gia góp ý cho công chức
tại cuộc họp kiểm điểm. Ý kiến góp ý được ghi vào biên bản và thông qua tại
cuộc họp.
+ Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức kết luận và phân loại

công chức tại cuộc họp kiểm điểm công tác hàng năm.
- Đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:
+ Công chức viết báo cáo kiểm điểm tự đánh giá kết quả công tác theo
nhiệm vụ được giao và tự nhận xét ưu, nhược điểm trong công tác. Báo cáo
này được trình bày trước cuộc họp kiểm điểm công tác hàng năm của cơ quan,
tổ chức, đơn vị.
+ Tập thể công chức của cơ quan sử dụng công chức tham gia góp ý tại
cuộc họp kiểm điểm công tác hàng năm (trường hợp cơ quan sử dụng công
chức có đơn vị cấu thành, thì thành phần dự cuộc họp tham gia góp ý gồm cấp
trưởng, cấp phó các đơn vị cấu thành, cấp phó của người đứng đầu và đại diện
cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên). Ý kiến góp ý được ghi vào biên
bản và thông qua tại cuộc họp.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên quản lý trực tiếp
đánh giá, phân loại công chức và thông báo đến công chức sau khi tham khảo
ý kiến cấp phó phụ trách và biên bản góp ý của tập thể nơi công chức lãnh

8


đạo, quản lý làm việc.
1.1.5.2. Tiêu chí đánh giá
- Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, tác phong và lề lối làm việc
- Năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ
- Thái độ phục vụ nhân dân
Đối với công chức lãnh đạo, quản lý: ngoài đánh giá các tiêu chí được
quy định, công chức lãnh đạo, quản lý phải đáp ứng các tiêu chí sau:

- Kết quả hoạt động của cơ quan
- Năng lực lãnh đạo, quản lý
- Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức
1.1.5.3. Mức đánh giá
Các mức để đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, theo 4 mức: (1)
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; (2) Hoàn thành tốt nhiệm vụ; (3) Hoàn thành
nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực (đối với cán bộ, công chức); hoàn
thành nhiệm vụ (đối với viên chức); (4) Không hoàn thành nhiệm vụ.
- Mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
+ Theo đó, cán bộ được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,
ngoài đáp ứng các tiêu chí luôn gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất chính
trị, đạo đức tốt; có lối sống, tác phong, lề lối làm việc chuẩn mực, lành mạnh;
duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các
vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý trong phạm vi quản
lý; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong công tác; dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao; các cơ quan, tổ

9


chức, đơn vị được giao phụ trách hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương
trình, kế hoạch công tác năm; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đột xuất; lãnh
đạo, chỉ đạo cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức đạt kết
quả tốt, có tác động trực tiếp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ
quan, tổ chức, đơn vị hoặc của ngành, lĩnh vực được giao, còn phải có sáng
kiến, giải pháp cụ thể được áp dụng, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động
của các cơ quan, tổ chức hoặc của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách và
được cấp có thẩm quyền công nhận,...
+ Công chức được đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngoài

việc luôn gương mẫu, chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
lành mạnh, chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn
vị; tận tụy, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, công việc được
giao, có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ và có
hiệu quả với đồng nghiệp, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ, công vụ, có tinh thần chủ động, sáng tạo trong thực hiện
nhiệm vụ, công vụ được giao, có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong
thực hiện nhiệm vụ, công vụ, thực hiện tốt việc phòng, chống các hành vi cửa
quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng, tham ô, lãng
phí còn phải hoàn thành 100% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác
năm, vượt tiến độ, có chất lượng và hiệu quả; có ít nhất 01 công trình khoa
học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động
công vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền công nhận,...
- Mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ:
+ Công chức được đánh giá, phân loại ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ
khi đáp ứng các tiêu chí dưới đây: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; có phẩm chất chính
trị, đạo đức tốt, có lối sống trong sạch, lành mạnh; duy trì kỷ luật, kỷ cương

10


trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và là tấm gương cho đồng nghiệp noi theo;
nghiêm túc và kịp thời thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên; có quan hệ phối
hợp tốt với cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác; có năng lực, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ tốt; có ý thức chủ động, sáng tạo trong thực hiện
nhiệm vụ, công vụ; có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa, tuân thủ theo đúng
thứ bậc hành chính; không cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà;
hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao, không để xảy ra vi phạm kỷ luật; vi

phạm pháp luật phải xử lý.
+ Đối với công chức lãnh đạo, quản lý: Ngoài việc đáp ứng các các tiêu
chí trên, công chức lãnh đạo, quản lý phải đạt được các tiêu chí dưới đây: có
năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ tốt; có thái độ đúng
mực trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; có 90% cơ quan,
tổ chức, đơn vị trực thuộc (đối với người đứng đầu) hoặc 90% cơ quan, tổ
chức, đơn vị trực thuộc phụ trách (đối với cấp phó của người đứng đầu) được
đánh giá, phân loại hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có trên 50% cơ quan, tổ
chức, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên (trường hợp có đơn vị trực
thuộc);
- Mức độ hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực:
+ Công chức chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của nhà nước; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có tinh
thần trách nhiệm trong công tác, chấp hành kỷ luật lao động, quy chế văn hóa
công sở và quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; có thái độ đúng
mực và xử sự văn hóa; không cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà;
hoàn thành từ 70% đến dưới 100% nhiệm vụ được giao, không để xảy ra vi
phạm kỷ luật; vi phạm pháp luật phải xử lý; hoặc hoàn thành 100% nhiệm vụ
được giao nhưng để xảy ra vụ việc phải xem xét trách nhiệm trong tham mưu,
chỉ đạo về thực hiện nhiệm vụ chưa đúng với quy định hoặc trái với ý kiến chỉ
đạo của cấp trên nhưng chưa đến mức vi phạm kỷ luật; việc phối hợp với

11


đồng nghiệp trong công tác còn hạn chế, hiệu quả trong tổ chức thực hiện
công việc chưa cao;
+ Đối với công chức lãnh đạo, quản lý: Ngoài các các tiêu chí trên,
công chức lãnh đạo, quản lý đánh giá thêm các tiêu chí dưới đây: việc lãnh
đạo, điều hành tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế, hiệu quả trong tổ

chức chỉ đạo, điều hành thực hiện công việc chưa cao; có 70% cơ quan, tổ
chức, đơn vị trực thuộc (đối với người đứng đầu) hoặc 70% cơ quan, tổ chức,
đơn vị trực thuộc phụ trách (đối với cấp phó của người đứng đầu) được đánh
giá, phân loại hoàn thành nhiệm vụ trở lên (trường hợp có đơn vị trực thuộc).
- Đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ nếu cửa quyền, hách dịch
+ Cán bộ bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ khi không thực
hiện hoặc vi phạm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng hoặc pháp luật
của Nhà nước bị cấp có thẩm quyền nghiêm khắc phê bình hoặc xử lý kỷ luật;
vi phạm kỷ luật, kỷ cương hoặc quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn
vị; để xảy ra mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách,
quản lý và bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị xử lý kỷ luật ở hình thức cao
nhất; hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực được giao phụ trách
hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm;
hoặc có liên quan trực tiếp đến tiêu cực, tham ô, tham nhũng, lãng phí tại cơ
quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách.
+ Còn công chức bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ nếu có
hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà, tiêu cực, tham nhũng,
tham ô, lãng phí bị xử lý kỷ luật, hoàn thành dưới 70% nhiệm vụ theo chương
trình, kế hoạch công tác năm, không hoàn thành nhiệm vụ tương xứng với
chức danh đang giữ,….

12


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC TẠI UBND QUẬN KIẾN AN
2.1. Khái quát chung về UBND quận Kiến An
2.1.1. Thông tin cơ bản về UBND quận Kiến An
- Tên: UBND quận Kiến An.
- Địa chỉ: số 2 Cao Toàn - phường Trần Thành Ngọ - quận Kiến An thành phố Hải Phòng.

- Số điện thoại: 031.3878.859
- Quận Kiến An nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Phòng, cách trung
tâm thành phố 10km, được bao bọc giữa hai dòng sông Lạch Tray và Đa Độ.
Phía Nam giáp quận Dương Kinh và huyện Kiến Thụy, phía Đông giáp quận
Lê Chân, phía Tây giáp huyện An Lão, phía Bắc giáp huyện An Dương. Quận
Kiến An có tổng diện tích gần 30 km², được chia thành 10 phường với số dân
101 nghìn người, 149 tổ dân phố, 28000 hộ dân.
- Kiến An có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng:
là địa bàn đứng chân của Bộ Tư lệnh Quân khu 3, căn cứ Sân bay Kiến An,
Sư đoàn Phòng không 363, Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc... Đây
cũng là trung tâm phát triển nguồn nhân lực của Thành phố với cái nôi đào tạo
là Trường Đại học Hải Phòng và hơn 20 trường Trung cấp, Cao đẳng nghề
của Trung ương, Thành phố.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBND
quận Kiến An
2.1.2.1. Chức năng
Theo điều 2 và 3 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định về
chức năng và mục đích UBND như sau:
- Điều 2: Uỷ ban nhân dân do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của
HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước

13


HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm
thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc
phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần

bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ
trung ương tới cơ sở.
- Điều 3: HĐND và UBND tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập
trung dân chủ.
HĐND và UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến
pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm
chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống
các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách
nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy
chính quyền địa phương.
2.1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Theo điều 109 Luật số 11/2003/QH11 của Quốc hội : Luật Tổ chức
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
UBND quận thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các
điều 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 và 107 của Luật này và
thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện thống nhất kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị của thành phố;
2. Quản lý và kiểm tra việc sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước
trên địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ;
3. Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đô
thị; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm trong xây dựng, lấn

14


chiếm đất đai theo quy định của pháp luật;
4. Quản lý, kiểm tra việc sử dụng các công trình công cộng do thành
phố giao trên địa bàn quận.
2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của UBND quận Kiến An

- Lãnh đạo UBND quận
+ Chủ tịch: Trần Văn Quý

Email:
+ Phó Chủ tịch: Phạm Thị Phượng
Email:
+ Phó Chủ tịch: Phan Lương Thụy
Email:
- Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc UBND quận
+ Phòng Tài chính - Kế hoạch.
Trưởng phòng: Vũ Mai Hương
Phó TP: Trịnh Thị Kim Hoa
+ Phòng Nội vụ.
Trưởng phòng: Tạ Thị Nguyệt
Phó TP: Đoàn Tuấn Anh
Phó TP: Đỗ Thị Ngần
Phó TP: Trần Quang Hưng
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường:
Trưởng phòng: Bùi Đức Cường
Phó TP: Hoàng Văn Bình
Phó TP: Hoàng Thị Quyên
+ Phòng Quản lý đô thị
Trưởng phòng: Trần Tuấn Anh
Phó TP: Đào Mạnh Tiến
+ Phòng Tư pháp

15


Trưởng phòng: Bùi Lâm Hiển

Phó TP: Nguyễn Chí Hiếu
+ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội
Trưởng phòng: Hoàng Văn Cương
Phó TP: Vũ Thị Thúy Hằng
+ Phòng Kinh tế
Trưởng phòng: Bùi Thanh Tùng
Phó TP: Vũ Hữu Đương
Phó TP: Nguyễn Văn Hinh
+ Thanh tra
Chánh Thanh tra: Lê Thị Thu Nhàn
Phó Chánh TTr: Bùi Đức Việt
Phó Chánh TTr: Nguyễn Đình Thịnh
+ Phòng Giáo dục
Trưởng phòng: Bùi Thị Tuyết Mai
Phó TP: Hà Duy Thanh.
+ Phòng Thống kê
Trưởng phòng: Bùi Thị Hỡi
+ Phòng Văn hoá - Thông tin
Địa chỉ: Số 09 Nguyễn Dần Lượng - Kiến An - Hải Phòng.
Trưởng phòng: Phạm Văn Diện
Phó TP: Trần Thành Hưng
+ Văn phòng HĐND-UBND
Chánh Văn phòng: Lã Quý Nghĩa
Phó Chánh VP: Phạm Thị Hải Yến.
Phó Chánh VP: Phạm Văn Quân.
Phó Chánh VP: Đỗ Ngọc Lan.
+ Phòng Y tế

16



Địa chỉ: Số 02 Nguyễn Lương Bằng- Kiến An - Hải Phòng.
Trưởng phòng: Phạm Thị Hồng
Phó Trưởng phòng: Nguyễn Trọng Hoàng
+ Đài Phát thanh
Trưởng đài:Vũ Thị Bích Phượng.
Phó Trưởng đài: Đào Thị Yến
Phó Trưởng đài:Trần Quốc Kháng
+ Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng
Giám đốc: Đặng Lương
Phó Giám đốc: Phạm Thị Thứ
Phó Giám đốc: Hoàng Xuân Thíu
+ Ban quản lý công viên rừng Thiên Văn
Địa chỉ: đường Nguyễn Xiển – Thiên Văn - Kiến An - Hải Phòng.
Giám đốc: Phạm Thanh Hà
+ Ban đền bù - giải phóng mặt bằng
Trưởng ban: Vũ Xuân Hải

17


Phòng VH&TT
P. LĐ - TB&XH
Phòng Y tế
P. GD&ĐT

TT Dạy nghề
Đài phát thanh
TT DS KHGĐ


Phòng T.pháp

Quân sự

TT VHTT&TT

Văn phòng

Công an

Thanh tra

Phòng TC-XH

Chi cục TK

Viện kiểm sát

Phòng Kinh tế

Chi cục Thuế

Phòng Nội vụ

Phòng TN&MT

TT PTQĐAT

Tòa án


Phòng QLĐT

Ban QLDA

2.1.3. Sơ đồ hóa UBND quận Kiến An

Chủ tịch UBND quận
( Trần Văn Quý )

Phó Chủ tịch
( Phan Lương Thụy )
Phó Chủ tịch thường trực
( Phạm Thị Phượng )

Hình 2.1.3.1

18


2.2. Cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ
2.2.1. Sơ đồ hóa phòng Nội vụ
Trưởng Phòng
( Tạ Thị Nguyệt )

Cán sự địa
giới HC

Phó phòng
( Trần Quang Hưng )


Chuyên viên
giáo dục

Chuyên viên
kế toán và
văn thư lưu
trữ

Phó Phòng
( Đoàn Tuấn Anh )

Chuyên viên
xây dựng
CQCS

Chuyên viên
TĐ-KT

Phó Phòng
( Đỗ Thị Ngần )

Hình 2.2.1.1
1. Trưởng phòng
- Phụ trách chung
- Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: Tổ chức; biên chế các cơ quan hành
chính, sự nghiệp nhà nước, chính quyền địa phương; cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước; cán bộ, công chức phường; Công tác thi đua khen thưởng;
Trực tiếp giải quyết các công việc đột xuất theo yêu cầu của quận và nghành
dọc cấp trên.
2. Phó Trưởng phòng: Đỗ Thị Ngần

Giúp Trưởng phòng phụ trách các lĩnh vực sau:
- Công tác quản lý nhà nước về Tôn giáo, tín ngưỡng, văn thư, lưu trữ;
- Quản lý nhà nước về tổ chức hội, tổ chức Phi chính phủ, công tác
thanh niên
- Ký duyệt lương khối hành chính, sự nghiệp

19


- Phụ trách công đoàn cơ quan
- Tham gia một số công việc đột xuất khác khi Trưởng phòng phân
công.
- Thay Trưởng phòng giải quyết các công việc khi Trưởng phòng đi
vắng
3. Phó Trưởng phòng: Đoàn Tuấn Anh
- Công tác xây dựng chính quyền
- Triển khai, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp báo cáo công tác CCHC của
các cơ quan đơn vị thuộc quận.
- Theo dõi và tổng hợp việc thực hiện quy chế dân chủ trong các cơ
quan hành chính, các ĐVSN thuộc quận và thực hiện Pháp lệnh thực hiện dân
chủ ở phường
- Phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBCC, viên chức;
- Trực tiếp ký duyệt lương cho khối CBCC phường, khối giáo dục
- Chỉ đạo công tác tổng hợp báo cáo tháng, quý, năm theo yêu cầu của
UBND quận và Sở Nội vụ.
- Theo dõi tổng hợp việc thí điểm không tổ chức HĐND quận, phường
của quận Kiến An.
- Xây dựng kế hoạch, kiểm tra, công tác quản lý hồ sơ, công tác đánh
giá cán bộ, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức phường.
- Tham gia một số công việc đột xuất khác khi Trưởng phòng phân

công.
4. Phó Trưởng phòng: Trần Quang Hưng
- Trực tiếp đảm nhiệm công tác quản lý nhà nước về thanh niên. Phối
hợp với cơ quan Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quận triển khai các
nhiệm vụ công tác thanh niên; tổng hợp báo cáo về công tác thanh niên theo
quy định.
- Trực tiếp quản lý nhà nước đối với tổ chức Hội, tổ chức Phi chính
phủ.
- Trực tiếp phối hợp xây dựng kế hoạch, tổng hợp, báo cáo công tác thi
đua, khen thưởng, công tác xử lý kỷ luật CBCC, viên chức các phòng, ban,
các ĐVSN thuộc quận.

20


- Xây dựng kế hoạch, trực tiếp theo dõi các lớp đào tạo, bồi dưỡng
CBCC, viên chức thuộc quận.
- Đảm nhiệm một số nhiệm vụ khác khi Trưởng phòng phân công.
2.2.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của phòng Nội vụ
2.2.2.1. Vị trí và chức năng
- Theo thông tư số: 15/2014/TT-BNV năm 2014 điều 9 quy định về vị
trí và chức năng của phòng nội vụ:
+ Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp quận có
chức năng tham mưu, giúp UBND cấp quận quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ
máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các
cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo
chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự
nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động
hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải
cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công

chức phường và những người hoạt động không chuyên trách ở phường; hội, tổ
chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen
thưởng; công tác thanh niên.
+ Phòng Nội vụ chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc
làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của UBND cấp
quận, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn,
nghiệp vụ của Sở Nội vụ.

21


2.2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Theo thông tư số: 15/2014/TT-BNV năm 2014 điều 10 quy định về
nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Nội vụ:
1. Trình UBND, Chủ tịch UBND cấp quận ban hành quyết định, chỉ thị;
quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực
QLNN được giao.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau
khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi
hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
3. Về tổ chức, bộ máy:
a) Trình UBND, Chủ tịch UBND cấp quận ban hành văn bản quy định
cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Phòng Nội vụ theo quy
định và theo hướng dẫn UBND cấp thành phố;
b) Tham mưu, giúp UBND cấp quận trình cấp có thẩm quyền quyết
định việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cấp quận;
c) Thẩm định về nội dung đối với dự thảo văn bản quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự

nghiệp công lập thuộc UBND cấp quận;
d) Thẩm định đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp
công lập thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp quận theo quy định của
pháp luật và theo phân cấp của UBND cấp thành phố;
đ) Tham mưu, giúp UBND cấp quận trong việc trình UBND cấp thành
phố quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc UBND cấp quận theo quy định của luật chuyên ngành;
e) Thẩm định việc thành lập, kiện toàn, sáp nhập, giải thể các tổ chức
phối hợp liên ngành thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND cấp

22


×