Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Phân tích tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại ngân hàng NNPTNT huyện gio linh, quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.66 KB, 69 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò quan trọng trong
suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay chúng ta đang bước vào
giai đoạn đẩy mạnh CNH đất nước. Cũng như những nước thực hiện quá trình
CNH-HĐH quá trình này thường đi kèm với những thay đổi không nhỏ về các mặt
kinh tế-xã hội và nông nghiệp, nông dân, nông thôn thường bị thiệt thòi. Đây là
khu vực chậm phát triển nhất trong nền kinh tế. Sau hơn 20 năm áp dụng chính
sách đổi mới chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Ngành nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển vượt bực, giá trị
và sản lượng nông nghiệp liên tục tăng, an ninh lương thực trong nước được đảm
bảo. Nhiều sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hoá xuất khẩu chủ đạo có khả
năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế như gạo, café, cao su… Từ chỉ là nước
thiếu lương thực đến nay chúng ta đã trở thành một trong những nước đứng hàng
đầu thế giới về xuất khẩu lương thực. Có được kết quả đó là có sự đóng góp đáng
kể của kinh tế hộ nông dân.
Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã mang lại nhiều lợi thế
và cơ hội cho sự phát triển bên cạnh đó còn đưa đến những khó khăn thách thức
cho nước ta. Đặc biệt là đối với những hộ nông dân. Nước ta hiện nay có hơn 10
triệu hộ nông dân, chiếm phần lớn trong tổng số dân cả nước. Do đó hộ nông dân
có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Chính vì vậy phát triển kinh tế nông hộ là
yêu cầu cấp thiết. Để làm được điều đó cần phải quan tâm đầu tư nhiều lĩnh vực
trong đó vốn là một trong những yếu tố cấn thiết để phát triển kinh tế nông hộ.
Trong những năm qua Ngân hàng NN&PTNT đã thực hiện tốt việc điều chuyển
vốn đến hộ nông dân góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ. Trong
giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng, điều này đã
tác động rất lớn đến nền kinh tế nước ta. Hộ nông dân cũng chịu nhiều tác động
bất lợi. Chính vì vậy cần phải có những giải pháp đặc biệt là về vốn để hỗ trợ và

SVTH: Nguyễn Thị Châu

1




tạo điều kiện cho các hộ nông dân vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển. Thấy
được vai trò của hộ nông dân và tầm quan trọng của vốn tín dụng đối với hộ nông
dân, từ đó tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Phân tích tình hình cho vay và sử dụng vốn
vay của các hộ nông dân tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh, Quảng
Trị” .Từ đó thấy được thực trạng cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại
Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh để đưa ra những giải pháp để nâng cao
hiệu quả cho vay và sử dụng vốn vay tại Ngân hàng.
 Mục đích nghiên cứu.
Hệ thống hóa lý luận chung về kinh tế hộ, tín dụng ngân hàng
Nghiên cứu tình hình cho vay tại Ngân hàng NN&PTNT cũng như tình
hình sử dụng vốn vay của hộ nông dân trên địa bàn.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng
NN&PTNT huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị và giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn vay của các hộ nông dân trên địa bàn.
- Đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng
của hộ nông dân có vay vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
huyện Gio Linh.
 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: tập trung nghiên cứu tại địa bàn 03 xã Gio Quang, Gio An,
Trung Giang.
Về thời gian: trong 3 năm 2007-2009
Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra phỏng vấn có chọn mẫu: Điều tra 3 xã đại diện cho 3
vùng sinh thái của huyện. Xã Gio Quang đặc trưng cho vùng đồng bằng, xã Gio
An đặc trưng cho vùng núi, gò đồi, xã Trung Giang đặc trưng cho miền biển. Theo
số liệu từ Ngân hàng thì tỷ lệ hộ vay vốn ở 3 xã này tương đương nhau. Cụ thể xã
Gio Quang có 485 hộ, xã Gio An có 460 hộ, xã Trung Giang có 430 hộ vay vốn tại


SVTH: Nguyễn Thị Châu

2


Ngân hàng NN&PTNT huyện GIo Linh. Vì vậy mỗi xã chọn ra 20 hộ để điều tra,
phỏng vấn.
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo.
Do trình độ kiến thức còn hạn chế, thời gian nghiên cứu, thu thập tài liệu liên
quan đến đề tài có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý
kiến của quý thầy cô, các cô chú trong ban lãnh đạo ngân hàng cùng độc giả.

SVTH: Nguyễn Thị Châu

3


PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm.
Vào khoảng 3500 năm trước Công Nguyên hình thức Ngân hàng sơ khai đã
ra đời. Ban đầu với nghiệp vụ đơn giản là nhận bảo quản các đồ vật quý, tiền và
được thù lao bảo quản, đổi chác tiền đúc và ăn hoa hồng đổi tiền. Từ thế kỷ V đến
thế kỷ X sau Công Nguyên hoạt động của Ngân hàng có những bước phát triển
mới tiến bộ. Các chủ Ngân hàng biết cách sử dụng số hiệu tài khoản để ghi chép,
theo dõi tiền gửi của các thân chủ, số tiền cho vay, số tiền thu nợ, tính lãi… Cùng
với sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế hoạt động Ngân hàng

ngày càng phát triển.Bắt đầu từ thế kỷ XVIII các Ngân hàng đã từng bước hình
thành hai hệ thống Ngân hàng là hệ thống Ngân hàng phát hành (sau đó phát triển
thành hệ thống Ngân hàng Trung Ương) và hệ thống Ngân hàng Thương mại.
Ngân hàng thương mại (NHTM) là một tổ chức tài chính trung gian có vị
trí quan trọng nhất trong nền kinh tế, nó là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực tiền tệ-tín dụng. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà
các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẻ được huy động tập trung lại
đồng thời sử dụng vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát
triển kinh tế xã hội. Ở những nước khác nhau thì người ta có những định nghĩa khá
nhau về NHTM.:
Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài
chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Ở Pháp: NHTM là
những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức
ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ
chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.
Ở Việt Nam: Theo Pháp lệnh Ngân hàng 23/05/1990 của Việt Nam: NHTM
là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận

SVTH: Nguyễn Thị Châu

4


tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho
vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Nghị định của Chính phủ số 49/20001NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa:
“NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các
mục tiêu kinh tế của nhà nước ".
1.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng thương mại.

 Chức năng trung gian tín dụng.
Trung gian tín dụng là hoạt động cầu nối giữa chủ thể dư thừa vốn và
những chủ thể có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa
đóng vai trò là người đi vay, vừa là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản
chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho
tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay. Đối với người gửi tiền, họ
thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân
hàng trả cho họ. Hơn nữa ngân hàng còn đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền
gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi. Đối với người đi vay, họ sẽ thoã
mãn được nhu cầu vốn kinh doanh chắc chắn và hợp pháp, chi tiêu, thanh toán mà
không chi phí nhiều về sức lực thời gian cho việc tìm kiếm những nơi cung ứng
vốn riêng lẻ. Đặc biệt là đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng
trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá
trình tái sản xuất được thực hiện liên tục và mở rộng quy mô sản xuất.
Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của
NHTM.
 Chức năng trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán.
Chức năng này có nghĩa là Ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản
hay chi trả tiền theo lệnh của chủ tài khoản. Khi các khách hàng gửi tiền vào Ngân
hàng họ sẻ được đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một
cách nhanh chóng và tiện lợi, nhất là đối với các khoản thanh toán có giá trị lớn.
Như vậy NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân. Chức

SVTH: Nguyễn Thị Châu

5


năng này mô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh
toán, tố độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Đồng thời việc thanh

toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt trong lưu
thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, đếm nhận,
bảo quản,…
 Chức năng tạo tiền
Bản thân các NHTM trong quá trình thực hiện các chức năng của mình vẫn
có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi
thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thương mại. Đây chính là một bộ phận
của lượng tiền được sử dụng trong các giao dịch. Chức năng tạo tiền được thực
thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng
thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn
huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua
hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của
khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để
mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống ngân hàng
thương mại đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng
nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.
Như vậy các chức năng của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong
đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản và quan trọng nhất tạo ra
tiền đề cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời nếu thực hiện tốt các chức
năng sau thì lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng quy mô hoạt động
của Ngân hàng.
1.1.2. Tín dụng Ngân hàng
1.1.2.1. Khái niệm tín dụng Ngân hàng.
Tín dụng(TD) là một phạm trù của kinh tế hàng hoá, thể hiện quan hệ
chuyển nhượng quyền sử dụng tư bản giữa người cho vay và người đi vay trên ba
nguyên tắc: có hoàn trả, có thời hạn và có đền bù. Đối tượng của tín dụng là vốn
vay, là tư bản “lưu động” ở dạng thể lý( hàng hoá, vật tư), hay dạng tài chính( tiền

SVTH: Nguyễn Thị Châu


6


giao dịch, tiền tín dụng) được sử dụng với mục đích tạo lãi. Chủ thể tham gia tín
dụng bao gồm các cá nhân và tổ chức hợp pháp đóng vai trò là bên đi vay hoặc
bên cho vay. Trong nền kinh tế hàng hoá có nhiều loại hình tín dụng như: TD ngân
hàng, TD thương mại, TD tiêu dùng.
Có thể định nghĩa tín dụng Ngân hàng (TDNH) như sau: TDNH cũng mang
bản chất của quan hệ tín dụng nói chung. Đó là quan hệ tin cậy lẫn nhau trong vay
và cho vay giữa các Ngân hàng, tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp và các cá
nhân khác, được thực hiện dưới hình thức tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả và có
lãi.
Hay: TDNH là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là Ngân hàng,
một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức, cá
nhân trong xã hội, trong đó Ngân hàng đóng vai trò là người đi vay vừa là người
cho vay.
Ngày nay tín dụng Ngân hàng đã và đang là nhân tố thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển, điều tiết và di chuyển vốn, tăng thêm tính hiệu quả của vốn tiền tệ
trong nền kinh tế thị trường.
1.1.2.2. Vai trò của tín dụng đối với hộ nông dân.
Trong nền kinh tế hàng hoá các loại hình kinh tế không thể tiến hành sản
xuất kinh doanh nếu không có vốn. Nước ta hiện nay thiếu vốn là hiện tượng
thường xuyên xảy ra đối với các đơn vị kinh tế, không chỉ riêng đối với hộ nông
dân. TDNH có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ nông dân.
 TDNH đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nông dân để duy trì quá trình sản xuất
liên tục, góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
Với đặc trưng sản xuất kinh doanh của hộ nông dân cùng với sự chuyên
môn hoá trong sản xuất của xã hội ngày càng cao, dẫn tới tình trạng các hộ sản
xuất khi chưa thu hoạch sản phẩm, chưa có hàng hoá để bán thì chưa có thu nhập,
nhưng trong khi họ vẫn cần tiền để trang trải cho các khoản chi phí. Những lúc đó

các hộ nông dân cần có sự trợ giúp của TDNH để có đủ vốn duy trì sản xuất liên

SVTH: Nguyễn Thị Châu

7


tục. Như vậy có thể khẳng định TDNH có vai trò rất quan trọng trong việc đáp
ứng nhu cầu vốn cho hộ nông dân của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
 TDNH góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
Thực hiện tốt chức năng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, Ngân hàng
quan tâm đến nguồn vốn đã huy động được để cho hộ nông dân vay. Vì vậy Ngân
hàng sẻ thúc đẩy các hộ sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả, tăng nhanh vòng quay
vốn, tiết kiệm vốn cho sản xuất và lưu thông.
 TDNH tạo điều kiện phát huy các ngành nghề truyền thống, ngành nghề
mới, giải quyết việc làm cho người lao động.
Việt Nam là một nước có nhiều làng nghề truyền thống, nhưng chưa được
quan tâm và đầu tư đúng mức. Phát huy được làng nghề truyền thống cũng chính
là phát huy được nội lực của kinh tế hộ và TDNH sẻ là công cụ tài trợ cho các
ngành nghề mới thu hút, giải quyết việc làm cho người lao động. Do đó TDNH là
đòn bẩy kinh tế kích thích các ngành nghề kinh tế trong hộ nông dân phát triển, tạo
tiền đề lôi cuốn các ngành nghề này phát triển một cách nhịp nhàng và đồng bộ.
 Vai trò của TDNH về mặt chính trị, xã hội.
Thông qua việc cho vay mở rộng sản xuất đối với các hộ nông dân đã góp
phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Thực hiện được vấn đề này
là do các ngành nghề phát triển sẽ làm tăng thu nhập cho nông dân, đời sống văn
hoá, kinh tế, xã hội tăng lên, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị ngày càng
xích lại gần nhau hơn, hạn chế bớt sự phân hoá bất hợp lý trong xã hội, giữ vững
an ninh chính trị xã hội.
1.1.3. Hộ nông dân

1.1.3.1. Khái niệm
Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế, người ta định nghĩa về “hộ”
như sau: “Hộ” là một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng
chung huyết tộc, ở chung trong một mái nhà và ăn chung một mâm cơm.

SVTH: Nguyễn Thị Châu

8


Theo Martin và Bellhel (1987): “ Hộ là một nhóm người có cùng chung sở
hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh. Hộ là một đơn vị kinh tế giống
như các công ty, xí nghiệp khác.”
Có thể định nghĩa hộ nông dân như sau: Hộ nông dân là những hộ chủ yếu
hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt
động phi nông nghiệp ở nông thôn. Trong các hoạt động phi nông nghiệp khó
phân biệt các hoạt động có liên quan với nông nghiệp và không có liên quan với
nông nghiệp.
Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: "Nông dân là các
nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động
gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng
về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động
với một trình độ hoàn chỉnh không cao" (Ellis - 1988).
1.1.3.2. Vai trò của hộ nông dân trong nền kinh tế thị trường.
- Hộ nông dân là cầu nối trung gian để chuyển nền kinh tế tự nhiên sang
nền kinh tế hàng hoá.
Lịch sử phát triển hàng hoá đã trải qua giai đoạn đầu tiên là kinh tế tự nhiên
sang kinh tế hàng hoá nhỏ trên quy mô hộ gia đình, tiếp theo là giai đoạn chuyển
từ kinh tế hàng hoá nhỏ lên kinh tế hàng hoá quy mô lớn, đó là nền kinh tế hoạt
động mua bán trao đổi bằng trung gian tiền tệ.

Bước chuyển từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá nhỏ trên quy mô hộ
gia đình là một giai đoạn lịch sử mà nếu chưa trải qua thì khó có thể phát triển sản
xuất hàng hoá quy mô lớn, giải thoát khỏi tình trạng nền kinh tế kém phát triển.
- Hộ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết việc
làm ở nông thôn
Việc làm là một trong những vấn đề cấp bách đối với toàn xã hội nói chung
và đặc biệt là nông thôn hiện nay. Nước ta hiện nay có khoảng 70% dân số sống ở
nông thôn. Với một đội ngũ lao động dồi dào, kinh tế quốc doanh đã được nhà
nước chú trọng song vẫn chỉ giải quyết được việc làm cho một số lượng lao động
SVTH: Nguyễn Thị Châu

9


nhỏ. Lao động thủ công và lao động nông nhàn còn nhiều. Việc sử dụng khai thác
số lao động này là vấn đề cốt lõi cần được quan tâm giải quyết.
Từ khi được công nhận hộ gia đình là một đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời
với việc giao đất, giao rừng cho nông- lâm nghiệp, đồng muối trong diêm nghiệp,
ngư cụ trong ngư nghiệp và việc cổ phần hoá trong doanh nghiệp, hợp tác xã đã
làm cơ sở cho mỗi gia đình sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhất nguồn lao động sẵn
có của mình. Đồng thời chính sách này đã tạo đà cho một số hộ nông dân tự vươn
lên mở rộng sản xuất thu hút lao động, tạo công ăn việc làm cho lao động dư thừa
ở nông thôn.
- Hộ có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường thúc đẩy sản xuất hàng
hoá phát triển.
Với quy mô nhỏ các hộ sản xuất có thể dể dàng thích nghi với những thay
đổi của nhu cầu thị trường. Thêm vào đó hộ nông dân là đối tượng được Đảng và
Nhà nước quan tâm tạo điều kiện cho sự phát triển. Như vậy ngày nay kinh tế hộ
nông dân đã đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của thị trường tạo ra động lực
thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển cao hơn. Từ sự phân tích trên ta thấy kinh tế

hộ là thành phần kinh tế không thể thiếu được trong quá trình công nghiệp hoáhiện đại hóa xây dựng đất nước. Kinh tế hộ phát triển góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế trong cả nước nói chung, kinh tế nông thôn nói riêng và cũng từ đó
tăng mọi nguồn thu cho ngân sách địa phương cũng như ngân sách nhà nước.
Không những thế hộ nông dân còn là người bạn hàng tiêu thụ sản phẩm,
dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp trên thị trường nông thôn. Là động lực khai
thác các tiềm năng, tận dụng các nguồn lực vốn, lao động, tài nguyên, đất đai đưa
vào sản xuất làm tăng sản phẩm cho xã hội. Xét về lĩnh vực tiền tệ thì kinh tế hộ
tạo điều kiện mở rộng thị trường vốn, thu hút nhiều nguồn đầu tư.
Cùng với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện cho
kinh tế hộ phát triển đã góp phần đảm bảo lương thực quốc gia và tạo được nhiều
việc làm cho người lao động, góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội, nâng cao

SVTH: Nguyễn Thị Châu

10


trình độ dân trí, sức khoẻ và đời sống của người dân. Thực hiện mục tiêu: " dân
giàu,nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh".
1.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của NHNN&PTNT
huyện Gio Linh
1.1.4.1. Doanh số cho vay.
Doanh số cho vay là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền Ngân hàng cho
khách hàng vay trong thời hạn nhất định(thường là một năm). Ngoài ra Ngân hàng
còn sử dụng chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ trọng cho vay hộ nông dân trong tổng
doanh số cho vay của Ngân hàng trong một năm.
Tỷ trọng doanh số cho vay của hộ = ( DSCV của hộ/ Tổng DSCV) *100
1.1.4.2. Doanh số thu nợ.
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền Ngân hàng thu hồi sau khi
đã giải ngân cho khách hàng trong một thời kỳ.

Tỷ lệ thu nợ = (DS thu nợ/ DS cho vay) *100
1.1.4.3. Dư nợ quá hạn.
Dư nợ quá hạn là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền Ngân hàng chưa
thu hồi được sau một thời gian nhất định kể từ ngày khoản vay đến hạn thanh toán
tại thời điểm đang xét.
Ngoài ra Ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn = (Dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ) *100
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của các hộ chúng tôi còn sử dụng hệ
thống chỉ tiêu GO, IC, VA, GO/IC, VA/IC.
1.2.CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định đất nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn và rất quan trọng trong chiến lược ổn định và phát triển
kinh tế xã hội. Nền kinh tế từ tình trạng hàng hoá khan hiếm nghiêm trọng nay sản
xuất đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế. Đời sống các
tầng lớp nhân dân được cải thiện. Thời kỳ tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy nhanh
CNH_HĐH đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng

SVTH: Nguyễn Thị Châu

11


dân chủ văn minh, sản xuất nông nghiệp nước ta liên tục thu được những thành
tựu to lớn. Chúng ta đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đưa
sản lượng lương thực nước ta không ngừng tăng trưởng. Có được kết quả đó là
nhờ dự đóng góp đáng kể của kinh tế hộ gia đình. Thể hiện đường lối đúng đắn
của Đảng và Nhà nước phát triển kinh tế hộ sản xuất trong đó trọng tâm là kinh tế
hộ nông dân sản xuất nông- lâm- ngư- diêm nghiệp. Từ định hướng và chính sách
về phát triển kinh tế hộ đã giúp cho ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng
Nông nghiệp nói riêng thí điểm mở rộng và từng bước hoàn thiện cơ chế cho vay

kinh tế hộ. trong quá trình đầu tư vốn đã khẳng định được hiệu quả đầu tư của
đồng vốn cho vay và khả năng quản lý, sử dụng vốn của các hộ cho sản xuất kinh
doanh, mở rộng thêm ngành nghề, tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho hộ
và hoàn trả được vốn cho Nhà nước. Điều kiện cần thiết cho phát triển nông
nghiệp nông thôn chính là vốn. Hiện nay vốn dùng trong sản xuất còn rất thiếu.
Chính vì vậy vốn tín dụng của Ngân hàng càng trở nên quan trọng hơn nhất là
trong giai đoạn hiện nay. Muốn làm cho nền nông nghiệp nước nhà phát triển và
hội nhập thành công trên đà của những thành tựu đã đạt được suốt hơn 20 năm đổi
mới đã qua, không còn cách nào khác là phải có thêm những chính sách đột phá để
tạo động lực mới thật sự mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển. Đất nước đang cần
những hộ nông dân làm ăn mang tính chuyên nghiệp hơn bởi vậy kinh tế hộ đang
cần sự hỗ trợ, hợp lực mang tính cộng đồng chặt chẽ hơn mới hy vọng có được sức
mạnh trong cạnh tranh khốc liệt của thương trường trước xu thế hội nhập ngày
một sâu của nền kinh tế quốc dân.
Huyện Gio Linh nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Trị trên toạ độ địa lí 1500,53’;
170,0 vĩ bắc đến 1060,53’; 1070,09’ kinh nam.
+ Phía Bắc giáp với huyện Vĩnh Linh.
+ Phía Nam giáp với huyện Cam Lộ, Triệu Phong.
+ Phía Tây giáp với huyện Cam Lộ.
+ Phía Đông giáp với biển Đông.

SVTH: Nguyễn Thị Châu

12


Thị trường hoạt động của Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh trải rộng
trên 20 xã và 2 thị trấn. Với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 472, 986 km2, dân
số khoảng 76.832 người, trung tâm huyện là thị trấn Gio Linh, cách thị xã Đông
Hà khoảng 12km về phía bắc. Gio Linh có đường quốc lộ 1A đi ngang qua, địa

hình tương đối bằng phẳng, diện tích đất tự nhiên phân theo 3 vùng sinh thái khác
nhau. Vùng trung du và miền núi, vùng đồng bằng và vùng biển. Với điều kiện tự
nhiên như vậy, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đặc biệt là phát triển nông
nghiệp. Không những vậy, Gio Linh còn có một bờ biển tương đối dài và đẹp rất
thuận lợi cho việc phát triển du lịch cũng như đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản. tạo
công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động có thu nhập ổn định như các xã Gio
Việt, Gio Hải, Trung Hải. Huyện còn có 2 cảng biển là cảng Gio Việt và Cát Sơn,
là nơi neo đậu cho các thuyền đánh bắt xa bờ, nơi giao lưu buôn bán phát triển
kinh tế của huyện.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng Gio Linh là một huyện nghèo, phần lớn
người dân sản xuất chủ yếu là nông nghiệp tạo ra 37,5% tổng giá trị sản phẩm xã
hội toàn tỉnh . Các ngành khác như lâm nghiệp và ngư nghiệp phát triển mới chỉ
chiếm được tỷ trọng 31,3% trong cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng lao động trong nông
nghiệp tăng nhưng không đáng kể, năm 2008 chỉ tăng 4,3% so với năm 2007. Các
ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ … còn ít phát triển và với quy mô nhỏ lẻ.
Chính vì vậy vốn là nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển kinh tế của
huyện nhà trong giai đoạn hiện nay.
Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh là một chi nhánh của Ngân hàng
NN&PTNT Tỉnh Quảng Trị. Trong những năm qua Ngân hàng luôn đồng hành
cùng với người nông dân vượt qua những khó khăn, thách thức. Hoạt động tín
dụng của Ngân hàng đã bám sát mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế-xã hội
trên địa bàn góp phần xây dựng nông thôn mới ngày càng khang trang, giàu đẹp
hơn.

SVTH: Nguyễn Thị Châu

13


CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY TẠI
NGÂN HÀNG NN&PTNT HUYỆN GIO LINH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NN&PTNT HUYỆN GIO LINH
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng NN&PTNT huyện
Gio Linh.
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gio Linh
được hình thành và phát triển vào cuối năm 1972 khi đó Gio Linh là vùng giải
phóng của miền Nam với tên gọi là phòng Ngân Tín Gio Linh. Sau năm 1975
nước nhà thống nhất và 3 tỉnh Bình Trị Thiên hợp nhất, huyện Gio Linh, Vĩnh
Linh và Cam Lộ cùng hợp nhất thành huyện Bắc Hải. Năm 1987 chuyển từ ngân
hàng một cấp sang hai cấp và được đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp Bến Hải.
Năm 1989 sau khi tách tỉnh đến năm 1990 chia huyện thì chi nhánh NHNN&
PTNT huyện Gio Linh được thành lập là một chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHNN &
PTNT Quảng Trị, thuộc hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. Nhiệm vụ ngân hàng
huyện là huy động nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư kịp thời phục vụ phát triển kinh
tế của địa phương. Tập trung trí tuệ và các biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng
tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong quá trình đầu tư vốn. Từng
bước giúp khuyến khích hộ mở rộng sản xuất, tháo gỡ khó khăn, tăng thu nhập
vươn lên trong cuộc sống và làm giàu cho quê hương.
Qua thời gian hoạt động đến nay Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh đã
có cơ cấu hoạt động rộng khắp trên toàn huyện. Trung tâm giao dịch ngoài trách
nhiệm phục vụ cho 7 xã và 1 thị trấn còn phục vụ cho các hoạt động chung của
đơn vị trên các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng. Hai chi nhánh cấp 3 là chi nhánh Nam
Đông phục vụ cho 8 xã thuộc miền tây Gio Linh, chi nhánh Bắc Cửa Việt phục vụ
cho 4 xã và 1 thị trấn ven biển tạo điều kiện cho khách hàng cách xa về mặt địa lý
so với trung tâm giao dịch chính, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng.

SVTH: Nguyễn Thị Châu


14


Hoà với sự phát triển của cả nước, kinh tế huyện Gio Linh ngày càng phát
triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, số hộ nghèo đói giảm xuống. Sự
cần thiết đầu tư vốn cho phát triển sản xuất là điều cấp bách, NHNo & PTNT đã
cùng với huyện nhà từng bước đưa nền kinh tế ngày càng phát triển ở lĩnh vực
kinh tế - xã hội - văn hoá ổn định và bền vững trong những năm qua.
2.1.2. Tình hình lao động và tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng
NN&PTNT huyện Gio Linh.
2.1.2.1. Tổ chức bộ máy
Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và để hệ thống hoạt động một cách có
hiệu quả Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh đã thực hiện mô hình tổ chức
quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng .
Ta có thể thấy rõ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng
NN&PTNT huyện Gio Linh qua sơ đồ sau:

GIÁM ĐỐC

P.Giám đốc

P.Giám đốc

Phòng kế toán
ngân quỹ

Phòng kế hoạch
kinh doanh

Phòng hành chính


PGD
Bắc
Cửa
Việt

Ghi chú:
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng

SVTH: Nguyễn Thị Châu

Các phòng giao
dịch

15

PGD
Nam
Đông


Cơ cấu tổ chức bộ máy gồm:
-Ban giám đốc: Giám đốc và 2 phó giám đốc
-Phòng nghiệp vụ: + Phòng kinh doanh
+ Phòng kế toán- ngân quỹ
+ Phòng hàng chính.
-Các phòng giao dịch cấp 3: có 2 phòng giao dịch.
+ phòng giao dịch đặt tại Nam Đông
+ phòng giao dịch đặt tại Bắc Cửa Việt

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
- Ban giám đốc: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
+ Giám đốc: Quản lý điều hành chung toàn bộ hoạt động của Ngân hàng.
Chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của chi nhánh trước cấp trên.
+ Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm về lĩnh vực kinh doanh và lĩnh vực kế
toán ngân quỹ.
- Phòng chức năng:
+ Phòng kinh doanh:
Nghiên cứu chiến lược khách hàng, thẫm định và đề xuất cho vay, chịu
trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, thường xuyên phân loại dư
nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. Tiến
hành kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, nhắc nhở khách
hàng trả nợ, lãi đúng thời hạn.
+ Phòng kế toán - ngân quỹ:
Tổ chức xây dựng sổ sách. chứng từ kế toán, quản lý chặt chẽ về tiền tệ,
các hoạt động thu chi, theo dõi thường xuyên nợ, lập báo cáo tài chính của Ngân
hàng.
+ Phòng hành chính:
 Hành chính văn thư tiếp tân.

SVTH: Nguyễn Thị Châu

16


 Quản trị xây dựng cơ bản, quản lý nhà cửa kho tàng, vận tải nhà ăn,
nhà ở.
- Phòng giao dịch:
Thực hiện theo sự chỉ đạo và quản lý của Ngân hàng trung tâm. Hoạt động
chủ yếu của phòng giao dịch là huy động và cho vay tại các xã được phân địa giới

hoạt động.
2.1.2.2.Tình hình lao động
Con người là nhân tố hàng đầu trong quá trình phát triển của xã hội. Là yếu
tố quyết định cho sự thành công của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với
Ngân hàng là một ngành rất nhạy cảm với những thay đổi về kinh tế, chính trị, xã
hội. Chính vì vậy việc xây dựng, bố trí một đội ngũ lao động có đủ năng lực, trình
độ là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm. Tại Ngân hàng NN&PTNT huyện
Gio Linh việc xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ rất
được chú trọng. Để hiểu rõ hơn về tình hình lao động của Ngân hàng qua 3 năm
gần đây chúng ta có thể quan sát bảng 1.
Qua bảng chúng ta thấy tổng lao động của ngân hàng năm 2007 là 31 người
nhưng đến năm 2008,2009 chỉ còn 29 lao động, giảm 2 người so với năm 2007.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là lao động chuyển công tác đến nơi khác.
Về tình hình bố trí, sắp xếp lao động làm việc ta thấy: số người làm công
tác quản lý là 3 người trong đó 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Về nhân viên trực
tiếp kinh doanh năm 2007 là 28 người chiếm 90,2%, năm 2008 là 26 người chiếm
89,7%, năm 2009 vẫn giữ nguyên. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh(tín
dụng) luôn chiếm chủ đạo trong chiến lược phát triển của ngân hàng. Xét về giới
tính thì ở ngân hàng tỷ lệ nam luôn chiếm nhiều hơn nữ. Cụ thể năm 2007, thành
viên tại ngân hàng có 21 nhân viên nam chiếm 67,7% và 10 nhân viên nữ chiếm
32,3%. Năm 2009 có 19 nhân viên nam chiếm 65,5% và 10 nhân viên nữ. Do khối
lượng công việc tại ngân hàng khá lớn vì vậy cần một đội ngũ lao động có sức
khoẻ để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

SVTH: Nguyễn Thị Châu

17


Bảng 1: Tình hình lao động của Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh qua

3 năm 2007-2009.
Năm 2007
Chỉ tiêu
I. Tổng số

1. Quản lý

Số
người
31
3

2.Trực tiếp
28
kinh doanh
II. Phân theo trình độ

Năm 2008

100

Số
người
29

9,8

Năm 2009

So sánh(+/-)


100

Số
người
29

100

-2

0

3

10,3

3

10,3

-2

0

90,2

26

89,7


26

89,7

-2

0

%

%

% 2008/2007 2009/2008

1. Đại học

25

80,7

23

79,3

23

79,3

-2


0

2.Cao đẳng,
trung cấp
3.Khác(sơ cấp)

02

6,4

02

6,9

02

6,9

0

0

04

12,9

04

13,8


04

13,8

0

0

III. Phân theo giới tính.
1. Nam

21

67,7

19

65,5

19

65,5

-2

0

2. Nữ


10

32,3

10

34,5

10

34,5

0

0

(Nguồn: Số liệu từ phòng kinh doanh)
Về mặt chất lượng cán bộ, đây là vấn đề luôn được ngân hàng coi trọng hàng đầu.
Hầu hết cán bộ có trình độ đại học chiếm phần lớn trong cơ cấu lao động tại ngân
hàng. Cụ thể là năm 2007 nhân viên có trình độ đại học làm việc tại ngân hàng là
25 người chiếm 80,7%, năm 2008 là 23 người chiếm 79,3%. Năm 2009 không có
thay đổi. Ngoài ra có 4 lao động có trình độ sơ cấp tuy nhiên đây là những người
làm việc lâu năm tại ngân hàng chính vì vậy họ có rất nhiều kinh nghiệm trong
công việc. Hiện nay ngân hàng đang chú trọng việc nâng cao trình độ cho nhân
viên tại ngân hàng bằng cách cho các nhân viên theo học các lớp đại học tại chức,
các khoá tập huấn nghiệp vụ... Như vậy Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh đã
làm tốt công tác tổ chức bố trí lao động hợp lý từ đó góp phần thực hiện tốt các
nhiệm vụ được giao đồng thời mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng.
Bên cạnh đó chất lượng của nhân viên tại ngân hàng cũng khá cao do đó mang lại
SVTH: Nguyễn Thị Châu


18


chất lượng tín dụng tốt phục vụ cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu kinh doanh
trong cơ chế thị trường đầy năng động như hiện nay.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng NN&PTNT huyện
Gio Linh đạt được qua những năm 2007-2009
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Ngân hàng là đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt, lĩnh vực tiền tệ.
Hoạt động chung của Ngân hàng là đi vay để cho vay. Đây là hoạt động mà Ngân
hàng xác định là phương châm chính yếu để thúc đẩy hoạt động kinh doanh cùng
phát triển. Chính vì vậy công tác huy động vốn có vai trò rất quan trọng, vốn huy
động không chỉ là phương tiện kinh doanh chủ yếu quyết định mô hình hoạt động,
quy mô tín dụng mà nó còn quyết định khả năng thanh toán và năng lực cạnh tranh
của Ngân hàng trên thị trường. Xác định được tầm quan trọng đó, những năm qua
Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh đã luôn nổ lực và thực hiện tốt công tác
huy động vốn. mặc dù hoạt động ở địa bàn là một huyện nghèo, mức tích luỹ trong
dân còn thấp thế nhưng bằng nhiều giải pháp đồng bộ như mở rộng mạng lưới
giao dịch, đổi mới phong cách phục vụ, đa dạng hoá các hình thức huy động, áp
dụng lãi suất linh hoạt thu hút khách hàng. Nhờ đó nguồn vốn huy động của ngân
hàng ngày càng tăng lên, tạo điều kiện để cân đối mở rộng tín dụng.
Qua bảng ta thấy nguồn vốn mà ngân hàng thu được qua 3 năm đều tăng
lên. Cụ thể : năm 2008 tổng nguồn vốn huy động được là 143.076 tr.đ tăng 6,2%
so với năm 2007, năm 2009 là 164.997 tr.đ tăng 15,3% so với năm 2008. Để đạt
được những kết quả đó ngân hàng đã áp dụng nhiều hình thức huy động khác
nhau. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thời hạn tín dụng ta thấy nguồn
vốn có thời hạn luôn chiếm tỷ trọng đáng kể và liên tục tăng lên trong những năm
qua. Cụ thể là năm 2007 nguồn vốn có kỳ hạn huy động được 94.697 tr.đ chiếm
70,3% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008 con số này tăng lên 97.179 tr.đ

chiếm 67,9 %. Đến năm 2009 huy động được 113.997 tr.đ chiếm 69,1 % trong
tổng nguồn vốn huy động được.

SVTH: Nguyễn Thị Châu

19


Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh qua 3 năm 2007-2009.
Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Tr.đ

%

Tr.đ

%

Tr.đ

%

134.697

100


143.076

100

164.997

100

1. Tiền gửi không kỳ hạn

40.000

29,7

45.879

32.7

51.000

30.9

5.879

14,7

5.121

2. Tiền gửi có kỳ hạn


94.697

70,3

97.197

67,9

113.997

69,1

2.500

2,6

16.800

17,3

8.379

7.2

16.901

13,5

27,6


19.422

21,8

-69,4

4.949

41,6

Chỉ tiêu

Tổng nguồn vốn

So sánh
2008/2007

2009/2008

Tr.đ

%

Tr.đ

%

8.379


6,2

21.921

15,3

I. Phân theo thời hạn tín dụng
11,2

II. Phân theo tính chất nguồn vốn
A. Nguồn vốn huy động tại địa phương 116.566

124.945

141.846

1. TG tiết kiệm từ dân cư

69.756

59,8

89.000

71,2

108.422

76,4


19.244

2. TG từ các tổ chức kinh tế

38.882

33,4

11.900

9,8

16.849

11,9

-268

3. TG từ KBNN

7.650

6,6

23.700

19,0

8.882


6,3

16.050

209 -14.818

-62,5

4. Khác

278

0,2

345

0,3

7.693

5,4

67

24,1

7.348

2129


B. Nguồn vốn dự án ủy thác

18.131

0

0,0

5.020

27,8

18.131

23.151

III. Phân theo loại tiền
1. Ngoại tệ(Quy đổi)

1.637

1,2

2. Nội tệ

133.060 98,8

1.066

0,7


142.010 99,3

5.411

3,3

-571

-34,9

4.345

407,5

159.586

96,7

8.950

6,8

17.576

12,4

(Nguồn: Số liệu phòng kinh doanh)

SVTH: Nguyễn Thị Châu


20


Quan sát bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động được từ địa phương là
chủ yếu trong đó nguồn tiết kiệm từ dân cư có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng nguồn vốn huy động được. Cụ thể năm 2007 huy động được 69.756
tr.đ chiếm 59,8 % trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Năm 2008 huy động được 89.000
tr.đ chiếm 71,2 % trong tổng cơ cấu nguồn vốn và tăng 19.244 tr.đ so với 2007 với
tốc độ tăng 27,6 %. Năm 2009 con số này là 108.422 tr.đ chiếm 76,4 % tăng 21,8
% so với năm 2008.
Bên cạnh đó nguồn tiết kiệm từ các tổ chức kinh tế cũng đã góp phần làm
tăng nguồn vốn huy động được của ngân hàng. Cụ thể năm 2007 huy động được
38.882 tr.đ chiếm 33,4 % trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động tại địa phương.
Năm 2008 vốn huy động từ nguồn này chỉ còn 11.900 tr.đ. Nguyên nhân là do
khủng hoảng kinh tế, vì nguồn vốn các tổ chức kinh tế phụ thuộc vào hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhưng đến năm 2009 thì bắt đầu tăng
trở lại. Ngoài ra nguồn vốn từ ngân hàng còn được bổ sung từ kho bạc nhà nước
và từ các hình thức khác như từ kỳ phiếu, tiền gửi của các tổ chức tín dụng ...
Cũng từ bảng ta thấy nếu phân theo loại tiền thì nguồn vốn nội tệ luôn tăng
cao và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Cụ thể Năm 2008 nguồn vốn
nội tệ huy động được là 142.010 tr.đ chiếm 99,3% trong tổng nguồn vốn huy động
được. Năm 2009 huy động được 159.586 tr.đ chiếm 96,7 % tăng 12,38 % so với
năm 2008. Bên cạnh đó ngoại tệ cũng góp một phần nhỏ vào nguồn vốn của ngân
hàng
2.1.3.2. Đánh giá kết quả kinh doanh của Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio
Linh qua 3 năm 2007-2009
Trong những năm gần đây bối cảnh tình hình kinh tế và xã hội cả nước,
tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Gio Linh nói riêng có nhiều biến động phức
tạp, tác động khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới làm cho tốc độ

tăng trưởng kinh tế giảm đáng kể. Thiên tai, dịch bệnh xảy ra liên miên đã làm ảnh
hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Nhưng trên cơ sở những
chủ trương của chính phủ cùng với sự nhạy bén trong các hoạt động kinh doanh,

SVTH: Nguyễn Thị Châu

21


Ngân hàng đã từng bước vượt qua khó khăn và dành được những thành tựu đáng
kể. Để thấy được kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2007_2009 chúng
ta có thể quan sát biểu đồ dưới đây.
28450

30000
25000
20000

Tri

15000

22101

19559
15725
13294

15416


10000
5000

6349

4143

2431

0
2007
Tổng thu

2008
Tổng chi

2009
Lợi nhuận

Biểu đồ 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2007-2009.
Nhìn chung qua 3 năm, chênh lệch( thu-chi) tức lợi nhuận của Ngân hàng
không ngừng tăng lên. Cụ thể năm 2007 là 2.431 triệu đồng, đến 2008 chênh lệch
này đạt 4.143 tr.đ, tăng 1.712 tr.đ so với 2007. Đến năm 2009 chênh lệch thu -chi
đạt 6349 tr.đ tăng 2.206 tr.đ so với năm 2008. Để thu được nguồn lợi cao nhất
Ngân hàng đã cố gắng tăng nguồn thu tới mức có thể và giảm chi phí đến mức
thấp nhất. Ngoài khoản thu chính từ lãi tiền vay chi nhánh đã chú trọng hơn các
khoản thu về dịch vụ. Năm 2008 Ngân hàng đã triển khai mở tài khoản thanh toán
cho cán bộ công nhân viên chức,đặt máy ATM trên địa bàn, ngoài ra còn một số
dịch vụ khác như kiểm tra tài khoản quan SMS… Việc triển khai chương trình
IPICAS đã mang đến nhiều thuận lợi cho cán bộ tín dụng tại Ngân hàng nhờ đó

giảm bớt chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Tóm lại qua 3 năm kết quả kinh doanh của Ngân hàng liên tục tăng lên.
Điều đó thể hiện sự hoạt động có hiệu quả cao của Ngân hàng trong những năm
qua, đó là sự nổ lực của can bộ lãnh đạo cũng như toàn bộ nhân viên trong Ngân
hàng.

SVTH: Nguyễn Thị Châu

22


NGÂN HÀNG NN&PTNT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH
2.2.1. Tình hình doanh số cho vay đối với hộ nông dân của Ngân hàng
NN&PTNT huyện Gio Linh
2.2.1.1. Doanh số cho vay phân theo thời hạn vay
Năm 2007, số hộ nông dân vay vốn tại Ngân hàng là 5.421 hộ. Đến năm
2009, số hộ vay vốn tại Ngân hàng là 9.282 hộ tăng. Nhìn chung qua 3 năm số hộ
nông dân vay vốn tại Ngân hàng tăng lên đáng kể. Điều này thể hiện niềm tin của
người nông dân đối với Ngân hàng ngày càng tăng lên và quy mô của Ngân hàng
ngày càng được mở rộng.

200000

167996

150000
111628

100000


Tri

uđồ
ng


2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐẾN HỘ NÔNG DÂN CỦA

56735

50000

34304
20424

70789
46137

54359

22644

0
2007

2008

Ngắn hạn

Trung hạn


2009
DS cho vay

Biểu đồ 2: Doanh số cho vay của Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh qua
3 năm 2007-2009
Qua biểu đồ ta thấy, DSCV đối với hộ nông dân của Ngân hàng qua 3 năm
liên tục tăng lên. Cụ thể năm 2007 DSCV l54.728 tr.đ. Sang năm 2008 DSCV là
68.781 tr.đ tăng 14.053 tr.đ so với năm 2007. Đến năm 2009, con số này là
165.987 tr.đ tăng 97.206 tr.đ so với năm 2008. Cũng từ biểu đồ ta thấy, qua 3 năm
DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn DSCV trung hạn. Cụ thể: năm 2008
DSCV ngắn hạn là 46.137 tr.đ chiếm 67,1% trong tổng DSCV tăng 11.833 tr.đ so

SVTH: Nguyễn Thị Châu

23


với năm 2007. Đến năm 2009, DSCV ngắn hạn là 111.628 tr.đ tăng 65.491 tr.đ so
với năm 2008 và chiếm 67,3% trong tổng DSCV.
Có sự tăng mạnh về DSCV này là do năm 2009 chính phủ sử dụng chính
sách kích cầu, các Ngân hàng chủ động giảm lãi suất cho vay bằng lãi suất cơ bản.
Từ đó khuyến khích người dân vay vốn để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Mặt
khác Ngân hàng đã có chính sách khen thưởng hợp lý đối với các cán bộ tín dụng
có kết quả làm việc tốt , từ đó đã khuyến khích các cán bộ tín dụng làm việc tích
cực hơn. Chính vì vậy quy mô tín dụng của Ngân hàng không ngừng tăng lên
trong những năm gần đây.
2.2.2.2. Doanh số cho vay phân theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế
của Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh qua 3 năm 2007-2009
- Tình hình DSCV phân theo thành phần kinh tế.

Trong những năm qua Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh thực sự là
người bạn gắn bó với nông dân. Ngân hàng đã xác định, nông nghiệp nông dân
nông thôn là thị trường chính yếu của mình, xác định rõ đối tượng đầu tư chủ yếu
là người nông dân. Chính sách này đã có tác động mạnh mẽ trên nhiều mặt đối với
phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp xoá đói giảm nghèo.
Huyện Gio Linh là một huyện thuần nông, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp
do đó hộ nông dân chiếm phần lớn. Chính vì vậy, DSCV của hộ nông dân luôn
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSCV của Ngân hàng. Quan sát bảng 3 ta thấy, năm
2007 DSCV hộ nông dân là 54.728 tr.đ chiếm 63,2% trong tổng DSCV. Trong khi
đó DSCV của các DN ngoài quốc doanh là 13.626 tr.đ chiếm 15,7% trong tổng
DSCV. Còn DSCV của HTX và các thành phần khác là 18.244 tr.đ chiếm 21,1%.
Năm 2008, DSCV hộ nông dân đạt 68.781 tr.đ chiếm 59,6% trong tổng DSCV của
Ngân hàng, tăng 25,7% so với năm 2007. DSCV của các DN ngoài quốc doanh là
27.188 tr.đ chiếm 23.6% trong tổng DSCV. DSCV đối với các thành phần kinh tế
khác là 19.401 tr.đ chiếm 16,8% trong tổng DSCV. Đến năm 2009 là một năm mà
Ngân hàng NN&PTNT huyện Gio Linh đạt được thành tựu đáng kể trong hoạt
động cho vay. Cụ thể, DSCV đạt 165.987 tr.đ tăng 141,3% so với 2008. DSCV

SVTH: Nguyễn Thị Châu

24


của các thành phần kinh tế khác cũng tăng lên. Tuy số lượng còn ít nhưng cũng đã
góp phần làm tăng quy mô của Ngân hàng.
Nhìn chung qua 3 năm DSCV theo thành phần kinh tế của Ngân hàng liên
tục tăng và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2009 với con số cụ thể như sau: Năm
2009 DSCV các thành phần kinh tế đạt 269.992 tr.đ, tăng 154.622 tr.đ so với năm
2008 với tốc độ tăng 134%%. Điều này cũng đã khẳng định quy mô của Ngân
hàng đang dần lớn mạnh và thể hiện hướng đi đúng đắn của Ngân hàng trong thời

gian qua. Đặc biệt là kinh tế các hộ nông dân đang dần dần khởi sắc và từng bước
vượt qua đói nghèo vươn lên làm giàu.
-Tình hình doanh số cho vay theo ngành kinh tế.
Gio Linh là một huyện nằm ở một vị trí khá thuận lợi cho sự phát triển. Thị
trấn Gio Linh là trung tâm của huyện có đường quốc lộ đi qua,có đồng bằng màu
mở, có đường bờ biển dài và đẹp có thể phát triển du lịch… Đây là điều kiện thuận
lợi để phát triển nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau như nông nghiệp, thương mại
dịch vụ…Trong những năm qua Ngân hàng đã chủ động mở rộng quy mô tín
dụng, ngoài lĩnh vực truyền thống là nông nghiệp, Ngân hàng còn mở rộng thị
phần sang các đối tượng khác, các ngành nghề khác đang có tiềm năng phát triển
trên địa bàn để tạo điều kiện phát triển kinh tế đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng.
Cụ thể nhìn vào bảng 3 ta thấy DSCV ngành nông nghiệp năm 2007 là
56.913 tr.đ chiếm 65,7% trong tổng DSCV, trong khi đó DSCV của các ngành
kinh tế khác chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn như ngành thương mại-dịch vụ
DSCV chỉ đạt 1.651 tr.đ và các ngành khác là 28.034 tr.đ. Sang năm 2008, DSCV
của ngành nông nghiệp đạt 74.202 tr.đ chiếm 64,3% trong tổng DSCV, tăng
30,4% so với năm 2007, ngành thương mại dịch vụ đã bắt đầu tăng lên và đạt
6.230

tr.đ

tăng

SVTH: Nguyễn Thị Châu

4.579

tr.đ


25

so

với

năm

2007.


×