Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Hoàn thiện giải pháp quản lý chất lượng công trình tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh thái bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.92 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐINH NHO LIÊM

HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
VÀ CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐINH NHO LIÊM
KHÓA: 2015 – 2017

HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG


NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN
Mã số: 60.58.02.08

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM VĂN BỘ

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong Khoa Sau đại học –
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, truyền
đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Văn Bộ đã nhiệt tình hướng
dẫn trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đinh Nho Liêm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa
hoạc độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn
là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đinh Nho Liêm


 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

 

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

Ban DD&CN

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình
Dân dụng và Công nghiệp tỉnh Thái Bình

CTXD

Công trình xây dựng

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

QLCL


Quản lý chất lượng

QLDA

Quản lý dự án

QLNN

Quản lý Nhà nước

TVGS

Tư vấn giám sát

UBND

Ủy ban nhân dân


 

DANH MỤC HÌNH VẼ

 

Số hiệu hình
vẽ, đồ thị

Tên hình vẽ, đồ thị


Trang

Hình 1.1

Đền Trần tỉnh Thái Bình

16

Hình 1.2

Khách sạn Dầu khí Thái Bình

16

Hình 1.3

Bệnh viện Nhi Thái

17

Hình 1.4

Nhà ở chung cư Damsan Thái Bình

17

Hình 1.5

Trường Đại học Y Dược Thái Bình


18

Hình 1.6

Nhà thi đấu TDTT đa năng Thái Bình

18

Hình 1.7

Quảng trường Thái Bình

19

Hình 1.8

Trung tâm thương mại Vincom Thái Bình

19

Hình 1.9

Bộ máy tổ chức của Ban DD&CN

26

Hình 2.1

Mối quan hệ giữa các chủ thể
Trong hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng


64

Hình 3.1

Đề xuất Bộ máy tổ chức của Ban QLDA DD&CN

94

Hình 3.2

Trình tự triển khai ISO 9001:2008

99

Hình 3.3

Đề xuất mô hình Hệ thống QL của Ban DD&CN
theo ISO 9001:2008

101

Hình 3.4

Quy trình Tư vấn giám sát thi công xây dựng

105


 


DANH MỤC BẢNG BIỂU

 

Số hiệu bảng
biểu

Tên bảng biểu

Trang

Bảng 1.1

Bảng thống kê cán bộ, nhân viên có chuyên môn

24-25


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU
Tên đề đề tài

1


Lý do chọn đề tài

1

Mục đích nghiên cứu

3

Mục tiêu nghiên cứu

3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

Nhiệm vụ nghiên cứu

3

Phương pháp nghiên cứu

4

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4

Cấu trúc luận văn


4

NỘI DUNG

6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC

6

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.1. Tình hình thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

6

1.1.1. Quản lý chất lượng trong xây dựng tại một số quốc gia trên thế giới

6

1.1.2. Quản lý chất lượng trong xây dựng tại Việt Nam.

9

1.2. Tỉnh Thái Bình và dự án xây dựng

13

1.2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Thái Bình


13

1.2.2. Một số dự án ĐTXD công trình ở tỉnh Thái Bình

14


1.3. Giới thiệu về Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình dân dụng và
công nghiệp tỉnh Thái Bình

20

1.3.1. Cơ sở thành lập Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình dân
dụng và công nghiệp tỉnh Thái Bình

20

1.3.2. Quá trình hình thành Ban QLDA ĐTXD các công trình dân dụng
và công nghiệp tỉnh Thái Bình

21

1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban QLDA ĐTXD các công 21
trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thái Bình
1.3.4. Cơ cấu tổ chức và quy chế làm việc của Ban QLDA ĐTXD các
công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thái Bình

24

1.4. Thực trạng công tác QLCL CTXD trên địa bàn tỉnh Thái Bình


32

1.4.1. Đặc điểm chung của các dự án sử dụng vốn ngân sách

32

1.4.2. Những kết quả đạt được trong công tác QLCL CTXD

34

1.4.3. Tình hình chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng
trên địa bàn tỉnh Thái Bình

35

1.4.4. Tình hình quản lý chất lượng ở một số công trình điển hình

35

1.4.5. Tình hình quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

40

1.4.6. Tình hình quản lý chất lượng CTXD của các chủ thể trực tiếp
tham gia xây dựng công trình

42

1.5. Những hạn chế trong công tác quản lý chất lượng công trình của các 46

Ban quản lý dự án không chuyên
1.5.1. Hình thức quản lý dự án của chủ đầu tư không chuyên

46

1.5.2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư

47

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

53

2.1. Cơ sở khoa học của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

53

2.1.1. Khái niệm về chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng 53


2.1.2. Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng

57

2.1.3. Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng

58

2.1.4. Các nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng


60

2.1.5 Mối quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống quản lý chất lượng 63
công trình xây dựng
2.2. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

68

2.2.1. Các quy định pháp lý chung về công tác quản lý chất lượng công 68
trình xây dựng
2.2.2. Các văn bản, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng khi quản lý chất 68
lượng công trình xây dựng
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chất lượng công trình 69
xây dựng
2.3.1. Nội dung Quản lý CLCT xây dựng theo các giai đoạn của dự án

69

2.3.2. Tăng cường quản lý chất lượng ở tất cả các giai đoạn

70

2.3.3. Ảnh hưởng của các hoạt động trước thi công đến chất lượng công 72
trình xây dựng
2.3.4. Công tác lựa chọn nhà thầu.

72

2.3.5. Công tác khảo sát, thiết kế xây dựng công trình.


73

2.3.6. Quản lý chất lượng trong công tác thí nghiệm

75

2.3.7. Công tác quản lý chất lượng vật liệu thi công.

76

2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả chất lượng công trình xây dựng

78

2.4.1. Tổng quát về đánh giá chất lượng công trình xây dựng

78

2.4.2. Một số nội dung chính đánh giá chất lượng công trình xây dựng

79

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ

82


DỰ ÁN ĐTXD CÁC CÔNG TRÌNH DD&CN TỈNH THÁI BÌNH

3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình giai đoạn 82
2016 – 2020
3.2. Yêu cầu của công tác QLCL CTXD của tỉnh Thái Bình giai đoạn 84
năm 2016-2020
3.2.1. Yêu cầu chung

84

3.2.2. Quy định thực hiện Quản lý chất lượng công trình xây dựng trên 87
địa bàn tỉnh Thái Bình
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình 93
tại Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình dân dựng và công nghiệp
tỉnh Thái Bình
3.3.1. Đề xuất bổ sung cơ cấu nhân lực của BQL

93

3.3.2. Giải pháp cơ cấu tổ chức quản lý

93

3.3.3. Giải pháp về quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

95

3.3.4. Đảm bảo cơ sở vật chất cho công tác quản lý

97

3.3.5 Đề xuất về việc sử dụng các phương pháp phù hợp áp dụng vào 98

quản lý và đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình
3.3.6. Một số giải pháp về chuyên môn, nghiệp vụ

102

3.3.7. Đề xuất giải pháp về quy trình giám sát thi công xây dựng

104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

110

1. Kết luận

110

2. Kiến nghị

111

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài:

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu
quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong
đó phải kể đến những đóng góp to lớn của ngành xây dựng với vai trò xây
dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội để từng bước đáp
ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút
nguồn lực xã hội cho phát triển đất nước.
Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hoá đặc biệt phục vụ cho
sản xuất và các yêu cầu của đời sống con người. Hàng năm vốn đầu tư từ
ngân sách Nhà nước, của doanh nghiệp, của người dân dành cho xây dựng
rất lớn, chiếm từ 25 - 30% GDP [1]. Để vốn đầu tư mang lại hiệu quả, thì
chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm hàng đầu, vì nó có tác
động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế, đời sống của
con người.
Tuy có xuất phát điểm là một tỉnh nông nghiệp nhưng cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng cả nước, trong giai đoạn phát triển
kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, ngành xây dựng tỉnh Thái Bình đã đạt
được những thành quả đáng khích lệ như: Công nghiệp - xây dựng ước đạt
51.151 tỷ đồng, tăng 15,12%, chiếm 31,64% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh,
riêng Xây dựng đạt 12.227 tỷ đồng, tăng 16,55% [10]. Cơ sở hạ tầng giao
thông, hạ tầng kinh tế xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng; nhiều
công trình trọng điểm như: Quảng trường Thái Bình, xây dựng Tượng đài
Bác Hồ với nông dân với quy mô xây dựng trên diện tích 47ha, Khu Trung
tâm y tế tỉnh trên diện tích 35ha với hàng chục công trình bệnh viện, Khu


2

nhà ở xã hội Damsan 20 tầng đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội cho khoảng
300 hộ dân, Nhà thi đấu TDTT Đa năng Thái Bình với sức chứa 5000 chỗ
ngồi, Bệnh viện Nhi quy mô 300 giường…; các công trình đang chuẩn bị

đầu tư như: Quần thể Tháp Thái Bình 25 tầng cao 125m, Hồ công viên sinh
thái, Làng văn hóa cùng với Quảng trường Thái Bình, xây dựng Tượng đài
Bác Hồ với nông dân đã xây dựng thuộc Khu công viên Sinh thái trên diện
tích 92ha, Trụ sở liên cơ quan 17 đơn vị sự nghiệp quy mô 17 tầng; xây
dựng Trung tâm hội nghị tỉnh sức chứa 1000 chỗ ngồi, Bảo tàng nông dân
tỉnh, ... Các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh được đầu tư tăng về số
lượng, lớn về quy mô công trình xây dựng. Các công trình khi đưa vào sử
dụng đã phát huy hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh đề ra.
Trước đây các công trình vốn ngân sách nhà nước được quản lý bởi
các chủ đầu tư không chuyên (là những cơ quan, đơn vị sử dụng công trình
khi đi vào hoạt động), nhìn chung các công trình khi đưa vào khai thác sử
dụng cơ bản đều đáp ứng yêu cầu về chất lượng công trình xây dựng. Tuy
nhiên, tại một số công trình vẫn còn những hạn chế, thiếu sót về công tác
quản lý chất lượng, trong quá trình xây dựng hoặc khi đưa vào sử dụng đã
xuất hiện một số hư hỏng cục bộ ở một số bộ phận công trình; những kết
cấu có thiết kế chưa đảm bảo yêu cầu chịu lực; những hạng mục có thiết kế
chưa phù hợp công năng làm việc đã làm hạn chế khả năng khai thác sử
dụng, giảm mỹ quan, tuổi thọ công trình và hiệu quả đầu tư.
Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình dân dụng và công nghiệp –
Tỉnh Thái Bình (sau đây gọi tắt là Ban DD&CN) được thành lập theo quy
định tại Luật Xây dựng năm 2014, với vai trò là chủ đầu tư để quản lý dự
án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Với mục tiêu hướng đến việc nâng cao
chất lượng các công trình đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, những công


3

trình mà vấn đề chất lượng có ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố kinh tế,
chính trị cũng như niềm tin của nhân dân đối với vai trò quản lý nhà nước

của chính quyền địa phương tỉnh Thái Bình.
Do vậy, đề tài “Hoàn thiện giải pháp quản lý chất lượng công trình
tại Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình dân dụng và công nghiệp
Tỉnh Thái Bình” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Mục đích nghiên cứu
Luận văn góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất
lượng công trình tại Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình dân dụng và
công nghiệp tỉnh Thái Bình.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình
sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Từ những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại
đề xuất các giải pháp để khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm góp phần
nâng cao chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chất lượng các công trình xây
dựng dân dụng trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý chất lượng công trình vốn ngân
sách do UBND tỉnh Thái Bình quyết định đầu tư (phân cấp chủ đầu tư là Ban
DD&CN) trong giai đoạn thực hiện dự án.
Thời gian nghiên cứu: Trên cơ sở thực tế chất lượng các công trình
xây dựng từ năm 2012 ÷ 2016.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:


4

- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình vốn
ngân sách tại địa phương, lấy trường hợp điển hình công trình tại địa bàn
tỉnh Thái Bình.

- Đánh giá vai trò của chủ đầu tư, các cơ quan, đơn vị liên quan trong
công tác quản lý chất lượng công trình.
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất
lượng công trình tại các công trình tương tự.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây:
- Điều tra, khảo sát, tổng hợp thực trạng công tác quản lý chất lượng
công trình tại địa phương.
- Thu thập, nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn
Việt Nam liên quan đến chất lượng công trình.
- Phân tích số liệu, đề xuất hướng áp dụng.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học của đề tài: Hệ thống các cơ sở lý luận, tính pháp
lý và đưa ra được quy trình tổng thể của công tác chất lượng công trình.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất, kiến nghị các nội dung, giải pháp nhằm
hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình nhằm
nâng cao chất lượng công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo, nghiên cứu và áp dụng cho quá trình quản lý chất lượng công
trình của Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình dân dựng và công nghiệp
Tỉnh Thái Bình.


5

Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, mục lục; phần kết luận, phụ lục
tham khảo và 3 chương chính sau đây:
Chương 1: Tổng quan về công tác quản lý chất lượng công trình xây
dựng

Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý của công tác quản lý chất
lượng công trình xây dựng
Chương 3: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng
công trình tại Ban quản lý dự án ĐTXD các công trình Dân dụng và Công
nghiệp tỉnh Thái Bình


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua việc nghiên cứu công tác quản lý chất lượng của Công ty Tây
Hồ, em đã mở rộng thêm được kiến thức về lý luận cũng như thực tiễn,
nhờ đó đã hiểu thêm hơn về công tác quản lý chất lượng công trình.
Công tác quản lý chất lượng công trình mà được thực hiện tốt thì sẽ góp
phần rất lớn vào việc đảm bảo chất lượng công trình. Ngoài ra, trong quá
trình nghiên cứu, em đã học hỏi được rất nhiều về cách thức làm việc
của các bộ máy trong công ty, cơ cấu hoạt động của nó. Nhờ vậy em
hiểu được những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chất lượng
công trình của Công ty. Chính vì vậy mà em đã mạnh dạn đưa ra một số

ý kiến nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất
lượng công trình tại Công ty. Do nhận thức và thời gian nghiên cứu có
hạn nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và Công ty để các giải
pháp này có tính khả thi cao hơn.
2. Kiến nghị
Để có thể nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình
nói chung và công trình do Ban QLDA làm chủ đầu tư thì với có sự cố
gắng từ phía Ban QLDA là chưa đủ. Để nâng cao hiệu quả công tác quản
lý chất lượng công trình ở Công ty Tây Hồ cũng như các công ty khác
trong cả nước thì cần phải có sự giúp sức của Nhà nước. Theo em Nhà
nước thực hiện một số việc sau:
Thứ nhất: Nhà nước cần tiếp tục bổ xung, sửa đổi và ban hành các
quy chế cụ thể cho vấn đề chất lượng công trình. Tăng cường công tác


83
quản lý nhà nước về quản lý chất lượng; Tăng cường công tác hướng dẫn
pháp luật về quản lý chất lượng.
Thứ hai: Nhà nước chỉ được giao nhiệm vụ xây dựng cho những
chủ đầu tư phù hợp với quy định của Luật Xây dựng và Nghị định của
Chính phủ; Xử lý nghiêm minh đối với chủ đầu tư về các vi phạm ảnh
hưởng đến chất lượng công trình; Xử lý các nhà thầu tư vấn có vi phạm
làm ảnh hưởng chất lượng công trình; Xử lý các nhà thầu thi công xây
dựng có vi phạm.
Thứ ba: Hiện nay trong quá trình toàn cầu hóa, và đặc biệt giờ đây
Việt nam đã là thành viên của tổ chức WTO thì Nhà nước nên quan tâm
hơn nữa đến việc bắt tất cả các DN phải quán triệt và thực hiện đầy đủ
các qui định của Luật Xây dựng cũng như các văn bản hướng dẫn của
các cơ quan quản lý Nhà nước về quản lý chất lươợng công trình, sản

phẩm xây dựng. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng
được hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng
quốc tế ISO – 9000 để chủ động tự kiểm soát chất lượng các giai đoạn
công việc từ người công nhân trực tiếp đến các cấp quản lý kỹ thuật chất
lượng của DN cho từng công trình xây dựng, sản phẩm xây dựng.
Thứ tư: Về phía Bộ xây dựng – cơ quan đại diện cho Nhà nước
trong việc kiểm tra giám sát chất lượng công trình thì cũng cần có làm
một số việc để nâng cao chất lượng các công trình:
- Thực hiện cải cách hành chính nhằm phân định rõ quyền hạn,
trách nhiệm của các chủ thể tham gia xây dựng; tách rõ quyền hạn, trách
nhiệm về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Một mặt, Bộ Xây
dựng phải quan tâm đến việc xã hội hóa công tác quản lý chất lượng
công trình theo hai hướng: Xã hội hóa giám sát chất lượng công trình
mang tính kỹ thuật; tức là thực hiện chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa


84
cao các chủ thể tham gia xây dựng, chuyên nghiệp hoá giám sát chất
lượng công trình thông qua các hợp đồng kinh tế; Và hướng dẫn toàn xã
hội tham gia giám sát chất lượng công trình xây dựng; nếu thấy cần thiết
sẽ thông báo công khai với dân những thông tin liên quan đến chất lượng
công trình để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, giám sát.
- Ngoài ra cần đẩy mạnh công tác công tác đào tạo, bồi dưỡng và
nâng cao kiến thức luật pháp, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ những
người làm công tác giám sát xây dựng của Bộ bởi chất lượng công trình
cao hay thấp vẫn là do yếu tố chủ quan của con người quyết định.
Thứ năm: Nhà nước cũng cần chú ý đến việc đầu tư trang thiết bị
đo lường và thí nghiệm, và ta nên thực hiện ở các cấp độ khác nhau để
tạo thành một hệ thống các phòng thí nghiệm từ trên xuống dưới, phân
theo ba cấp:

- Phòng thí nghiệm của các nhà đầu tư xây dựng, phòng thí nghiệm
này đảm bảo chất lượng công việc của nhà thầu xây lắp.
- Phòng thí nghiệm tĩnh hoặc phòng thí nghiệm hậu trường của các
đơn vị tư vấn, quản lý chất lượng. Các phòng thí nghiệm này giúp cho
chủ đầu tư kiểm soát chất lượng công trình của các nhà thầu xây lắp.
- Phòng thí nghiệm trọng điểm làm vai trò trọng tài, phúc tra. Các
phòng thí nghiệm này phục vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước về chất
lượng. Các phòng này có thể đặt ở các viện nghiên cứu lớn của nhà
nước, các trường đại học lớn vì ở đó có đội ngũ chuyên gia giỏi có đủ
năng lực tổ chức và thực hiện và đánh giá.
Một hệ thống phòng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ
cán bộ tinh thông nghề nghiệp là điều không thể thiếu trong quá trình
quản lý chất lượng công trình xây dựng.


85
Thứ sáu: Nhà nước cần tổ chức nhiều các hội nghị về quản lý chất
lượng công trình xáy dựng trong toàn quốc để bàn về các biện pháp lớn
nhằm:
- Tăng cường năng lực của Nhà nước trong lĩnh vực khảo sát thiết
kế thi công xây lắp và nghiệm thu công trình, sản xuất vật liệu xây dựng,
cung ứng vật tư thiết bị phục vụ xây dựng công trình.
- Tăng cường năng lực của ban quản lý dự án tư vấn đầu tư và xây
dựng, hệ thống kiểm định và đánh giá chất lượng công trình, hệ thống
giám định của Nhà nước về chất lượng.
Các biện pháp đó sẽ giúp hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc
xây dựng hệ thống quản lý chất lượng công trình hiệu quả hơn cả về kỹ
thuật cũng như con người.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Xây dựng (2012), Báo cáo tổng kết thi hành Luật Xây dựng – Từ năm
2003 đến năm 2012,
2. Bộ Xây dựng (2016), Thông tư số 26/2016/TT-BXD Quy định chi tiết một
số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng,
3. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2004), Nghị định số
209/2004/NĐ-CP về Quản lý chất lượng công trình Xây dựng,
4. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định số 15/2013/NĐCP về Quản lý chất lượng công trình Xây dựng,
5. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị định số 46/2015/NĐCP về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng,
6. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị định số 59/2015/NĐCP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình,
7. Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (2016), Công
văn số 422/GĐ- GDD ngày 14/6/2016 v/v kiểm tra công tác quản lý chất lượng và
nghiệm thu đưa vào sử dụng công trình “Khối nhà số 1 - Bệnh viện Nhi Thái Bình”,
8. Phạm Minh Hà - Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng
công trình xây dựng (2015), “Tổng quan về tình hình chất lượng và giải pháp
nâng cao chất lượng công trình xây dựng”, Hà Nội,
9. Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Xây dựng 2014,
10. Sở Xây dựng Thái Bình (2016), “Báo cáo Tổng kết công tác năm 2015,
phương hướng, nhiệm vụ năm 2016”,
11. Sở Xây dựng Thái Bình (2013), “Thông báo số 28/TB-SXD ngày
19/9/2013 Kết quả kiểm tra sự tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý chất
lượng; giám sát và đánh giá đầu tư xây dựng công trình Trụ sở Huyện uỷ HĐND - UBND huyện Kiến Xương”,
12. Trịnh Quốc Thắng (2009), “Quản lý dự án đầu tư xây dựng”. Nhà xuất
bản Xây dựng, Hà Nội,
13. Trịnh Quốc Thắng (2009), “Tư vấn dự án và Tư vấn giám sát thi công
xây dựng”. NXB Xây dựng, Hà Nội,


14. />“Quản lý chất lượng công trình xây dựng - Thực trạng và giải pháp cơ bản”,

15. />“Kinh nghiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng của một số nước”,
16. />“Quản lý vốn đầu tư và chất lượng công trình xây dựng: Những vấn đề pháp
luật còn bỏ ngỏ?”,
17. “Xã hội hóa trong quản lý chất lượng công
trình xây dựng, thực trạng ở Việt Nam và một số nước khác”,
18. />“Những điểm mới trong việc thực hiện công tác quản lý chất lượng và bảo
trì công trình xây dựng theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của
Chính phủ”.



×