Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THI NGƯỜI ĐẸP, NGƯỜI MẪU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.3 KB, 26 trang )

Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

1


Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

TRƯỜNG: Đai hoc Văn Hoa Ha Nôi
KHOA: quản li văn hoa – nghệ thuât


BÁO CÁO THƯC TÂP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THI NGƯỜI ĐẸP,
NGƯỜI MẪU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ GIẢI
PHÁP KHẮC PHỤC
Ho va tên: Lâm Nhât Anh
MSV: 54DQL140004
Lớp: QLVH14B
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Phan Văn Tu

2



Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7

Từ viết tắt
BVHTTDL
NTBD
NSND
NSUT
SVHTTDL
VHTT
VHTTDL

Ý nghĩa
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Nghệ thuật biểu diễn
Nghệ sỹ nhân dân
Nghệ sỹ ưu tú
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Văn hóa Thể thao
Văn hóa Thể thao và Du lịch

3


Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên. Một mặt là yêu
cầu, nhưng mặt khác đây cũng là một giai đoạn hết sức ý nghĩa, giúp sinh viên tập
làm quen với công việc thực tế. Để cho chúng em có thể nắm chắc kiến thức và
tiếp cận với thực tế nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em thực tập. Sau hơn 2
tháng thực tập em nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong trường,
các cô chú, anh chị trong đơn vị thực tập cùng với sự góp ý của thầy cô đặc biệt là
thầy giáo Phan Văn Tú, cho đến nay báo cáo thực tập của em đã hoàn thành.
Nhưng do có những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm tìm hiểu thực tế chưa có
nhiều nên báo cáo thực tập của em còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được sự
chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo và những ý kiến đóng góp của các bạn để bài
báo cáo của em được hoàn thiện hợn. Điều quan trọng là những ý kiến của các thầy
cô giáo sẽ giúp em có thể tiếp cận thực tế trong các công tác của đơn vị ngày càng
tốt hơn và những kinh nghiệm phục vụ cho quá trình đi làm sau này.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường, trong khoa
và cũng xin cảm ơn các anh, chị các cô chú trong đơn vị đã giúp đỡ em trong quá
trình thực tập.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Phan Văn Tú đã
giúp đỡ em trong quá trình thực tập vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!

4


Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

CHƯƠNG I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT VÀ
THI NGƯỜI ĐẸP, NGƯỜI MẪU

1.1. Giới thiệu khái quát về cục nghệ thuật biểu diễn
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 17 tháng 11 năm 1950: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 172/SL
về việc thành lập trong Bộ Quốc gia Giáo dục một Vụ Văn Học Nghệ thuật gồm
các ngành văn hóa (văn, sử, địa, triết học, kinh tế học, ngôn ngữ, văn tự) và các
ngành nghệ thuật (âm nhạc, ca kịch, hội họa, kiến trúc).
Ngày 24 tháng 02 năm 1952: Chủ tịch Hồ Chí minh ra sắc lệnh số 83/SL
hợp nhất Nha Thông tin Hà Nội Phủ Thủ tướng và Vụ Văn học Nghệ thuật thuộc
Bộ Giáo dục thành Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Phủ Thủ tướng.
Năm 1953: Đổ thành Vụ Nghệ thuật.

Năm 1959: Vụ Nghệ thuật được tách thành 2 Vụ - Vụ Sân khấu và Vụ Âm
nhạc và Múa (thuộc Bộ Văn hóa).
Năm 1971 - 1976: Thành lập Cục Nghệ thuật biểu diễn ( thuộc Bộ Văn hóa Thông tin) trên cơ sở sáp nhập 2 Vụ: Vụ Sân khấu và Vụ Âm nhac và Múa.
Năm 1977 - 1984: tách thành 2 Vụ - Vụ Nghệ thuật Sân khấu và Vụ Âm
nhạc và Múa thuộc Bộ Văn hóa.
Năm 1985 - 1992: Đổi 2 Vụ thành 2 Cục - Cục nghệ thuật Sân khấu và Cục
Âm nhạc và Múa thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin; Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể
thao và Du lịch; Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao.
5


Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

Ngày 9 tháng 02 năm 1993 - năm 2007: Cục nghệ thuật biểu diễn được
thành lập trên cơ sở sáp nhập Cục Nghệ thuật Sân khấu và Cục Âm nhạc và Múa
(theo Quyết định số 1862/TC-QĐ do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban
ngành).
Ngày 16 tháng 01 năm 2008: Cục Nghệ thuật biểu diễn được thành lập trên
cơ sở Cục nghệ thuật biểu diễn Bộ Văn hóa - Thông tin cũ (Quyết định số 191/QĐBVHTTDL của Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch ký ban hành)

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Chức năng
Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) là tổ chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (BVHTTDL) có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản
lý nhà nước về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp
và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu

và lĩnh vực văn học; được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt
động phát triển sự nghiệp nghệ thuật biểu diễn và văn học trong cả nước theo chủ
trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục NTBD được quy định tại Quyết
định số 4148/QĐ-BVHTTDL ngày 27 tháng 11 năm 2013. Cục NTBD có con dấu
riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở được đặt tại Số 32 Nguyễn Thái
Học, Ba Đình, Hà Nội.
Nhiệm vụ, quyền hạn
Trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động biểu
diễn nghệ thuật; trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh
doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và lĩnh vực văn học. Trình Bộ
trưởng chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm
6


Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

về NTBD và lĩnh vực văn học. Trình Bộ trưởng quy định điều kiện cho tổ chức và
cá nhân trong nước liên doanh, liên kết, hợp tác với nước ngoài về nghệ thuật biểu
diễn và văn học; kế hoạch tài trợ, đặt hàng sáng tác, dàn dựng chương trình, tiết
mục, vở diễn mới có sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động NTBD và văn
học.
Tổ chức thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước về
NTBD sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật và thông tin hoạt động quản lý nhà nước về NTBD và lĩnh vực văn

học.
Trình BVHTTDL cấp giấy phép: Cho các tổ chức thuộc cơ quan Trung
ương mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật, trình
diễn thời trang. Cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn nghệ
thuật, trình diễn thời trang. Tổ chức cuộc thi người đẹp có quy mô toàn quốc; cuộc
thi người đẹp, người mẫu quốc tế tổ chức tại Việt Nam.
Cấp giấy phép: Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các
tổ chức thuộc cơ quan Trung ương. Cho cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; lưu hành, kinh
doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Tổ chức thi người đẹp có quy
mô vùng, ngành, đoàn thể trung ương; thi người mẫu toàn quốc. Cho cá nhân Việt
Nam tham dự các cuộc thi người đẹp, người mẫu quốc tế. Phê duyệt nội dung bản
ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu. Phổ biến các tác phẩm âm nhạc, sân khấu
sáng tác trước năm 1975 tại các tỉnh phía Nam và tác phẩm của người Việt Nam
đang sinh sống và định cư ở nước ngoài sáng tác. Cấp nhãn kiểm soát cho các tổ
chức lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc sân khấu theo quy
định của pháp luật. Cấp, đình chỉ, thu hồi thẻ hành nghề cho nghệ sĩ, người mẫu
lĩnh vực NTBD.
7


Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

Đình chỉ, thu hồi hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép
cấp cho tổ chức, cá nhân hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi
người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc,

sân khấu vi phạm các quy định của pháp luật. Đình chỉ, thu hồi tác phẩm âm nhạc,
bài hát, tiết mục, vở diễn có nội dung trái với chủ trương, đường lối của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Xây dựng kế hoạch hợp tác, giao lưu về NTBD với các quốc gia, các tổ
chức quốc tế và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. Đề xuất với Bộ trưởng
cử các nghệ sĩ, ban, nhóm, đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở nước ngoài hoặc tham
gia các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật quốc tế. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt
động biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động dịch vụ văn hóa theo quyết định của
Bộ trưởng.
Định hướng cho các đơn vị nghệ thuật Trung ương nghiên cứu, sưu tầm,
giữ gìn và phát huy vốn nghệ thuật truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa nghệ
thuật của các nước trên thế giới để xây dựng tiết mục, vở diễn phục vụ khán giả
trong và ngoài nước.
Tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa
học - công nghệ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về nghệ thuật
biểu diễn, văn học; tham gia xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh, cấp bậc kỹ
thuật cho cán bộ, viên chức và lao động ngành NTBD. Phối hợp xây dựng cơ chế
hoạt động của tổ chức dịch vụ công, phí, lệ phí về lĩnh vực NTBD trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định.
Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về nội dung hoạt động của các hội, tổ
chức phi chính phủ về nghệ thuật biểu diễn và văn học theo quy định của pháp luật.
Trình Bộ trưởng quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn
chặn các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động biểu diễn nghệ thuật; trình diễn

8


Báo cáo thực tập




Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình
ca múa nhạc, sân khấu và lĩnh vực văn học.
Về văn học: Giúp Bộ trưởng quản lý công tác sáng tác, lý luận phê bình,
quảng bá, tuyên truyền các tác phẩm văn học theo quy định của pháp luật. Xây
dựng, trình cấp có thẩm quyền cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho văn học phát
triển phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước. Phối hợp với Hội chuyên ngành
về văn học và các bộ, ngành liên quan tổ chức các cuộc thi sáng tác, đặt hàng các
tác phẩm văn học. Theo dõi công tác bồi dưỡng, đào tạo nhà văn trẻ. Kiểm tra,
phối hợp thanh tra; kiến nghị, xử lý sai phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo
quy định của pháp luật. Đề xuất khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với đơn vị, cá
nhân trong hoạt động NTBD và văn học theo quy định của pháp luật. Thực hiện
các nội dung cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch của Bộ.
Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chính sách, chế độ đối với
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục;
quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định
của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ
trưởng giao.

1.1.3. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Cục NTBD bao gồm: Cục trưởng, các Phó Cục trưởng.
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Văn phòng Cục; Phòng Kế toán, Tài chính;
Phòng Nghệ thuật; Phòng Quản lý biểu diễn; Phòng Quản lý băng đĩa; Phòng Văn
học. Tổ chức sự nghiệp trực thuộc: Tạp chí Nghệ thuật biểu diễn; Trung tâm tổ
chức biểu diễn nghệ thuật. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơ quan (Phụ lục 1)
Cục trưởng Cục NTBD chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng BVHTTDL và
trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Cục; có trách nhiệm quy
9



Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng, tổ chức sự nghiệp trực thuộc; sắp
xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo đúng cơ cấu chức
danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ; xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động
của Cục.
Cách bố trí các phòng làm việc của cơ quan: Tầng 1: Phòng bảo vệ, Nhà xe.
Tầng 2: Phòng Phó Cục trưởng, Phòng Phó Chánh Văn phòng, Phòng Văn thư,
Phòng Kế toán – Tài chính. Tầng 3: Phòng Cục trưởng, Chánh Văn phòng, Phó
Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Kế toán – Tài chính, Phòng họp. Tầng 4: Phòng
Phó Cục trưởng, Phòng Nghệ thuật, Tạp chí Nghệ thuật biểu diễn. Tầng 5: Phòng
Phó Cục trưởng, Phòng quản lý biểu diễn, Phòng quản lý băng đĩa, Phòng Văn học.
Tầng 6: Phòng Hành chính – tổng hợp, Trung tâm tổ chức biểu diễn nghệ thuật.
Tầng 7: Hội trường.

1.2. Những vấn đề chung về quản lý biểu diễn nghệ thuật và thi người đẹp,
người mẫu
1.2.1 Quan niệm về quản lý nhà nước với hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Khái niệm nghệ thuật biểu diễn:
Nghệ thuật biểu diễn bao gồm nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau vì vậy
đến nay chưa có một khái niệm đầy đủ, chính xác. Tác giả Đình Quang quan niệm
rằng nghệ thuật biểu diễn là nghệ thuật tổng hợp, là một công trình tập thể. Tổng
hợp vì nó bao gồm cả giá trị văn học, hội họa, âm nhạc, vũ đạo; thể hiện ra trong
câu ca, nhạc nền, điệu bộ, dáng múa, phục trang, ánh sáng... Tập thể vì đây là công

sức góp lại của nhiều người, từ đạo diễn, tác giả, diễn viên đến nhạc sĩ... Tác giả
Trần Trí Trắc thì cho rằng nghệ thuật biểu diễn là sự thể hiện sáng tạo của nghệ sỹ
trước khán giả, là tiếng nói từ trái tim đến trái tim, từ tình cảm đến với tình cảm và
trở thành một bảo tàng sống của dân tộc. Trong hệ thống văn bản luật của nhà nước
10


Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

cũng nêu rõ biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp là hoạt động
đưa chương trình, tiết mục, vở diễn đến với công chúng qua sự trình diễn của diễn
viên chuyên nghiệp, thể hiện hình tượng nghệ thuật, phản ánh cuộc sống thông qua
tác phẩm sân khấu, ca, múa, nhạc...
Khái niện quản lý: “Quản lý là sự chỉ đạo, điều khiển một hệ thống, một quá
trình căn cứ vào các quy luật, định luật, nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống, quá
trình vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” (Trường
ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân,
Hà Nội, 2004, tr.8.)
Quản lý nhà nước, theo nghĩa rộng được hiểu là hoạt động tổ chức, điều hành
của cả bộ máy nhà nước, bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước
trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà
nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành hệ thống cơ quan hành chính nhà
nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp
luật, nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Như vậy, quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật cũng
không nằm ngoài các khái niệm nêu trên. Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật

là “một quá trình đi từ chỗ nắm được, nắm đúng cái hiện có; thấy được, thấy đúng
cái cần có và biết tìm mọi biện pháp khả thi, tối ưu để đưa từ cái hiện có lên cái
cần có” (Nguyễn Văn Hy, Phan Văn Tú, Quản lý hoạt động văn hóa, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.5.).
Quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật là tổng lực của nhà
nước trong các phạm vi, nhằm tác động phù hợp với quy luật phát triển ngành nghệ
thuật biểu diễn trong những nhiệm vụ, mục đích cụ thể.

11


Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

1.2.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Hơn một thập niên trở lại đây, chủ trương đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà
nước đã tạo nên một sự biến đổi, phát triển vượt bậc cho xã hội, bao gồm có văn
hóa nghệ thuật. Lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ngày càng đáp ứng kịp thời, linh
hoạt thị hiếu, nhu cầu khác nhau của công chúng. Các loại hình nghệ thuật biểu
diễn trở nên sinh động, phong phú với nhiều hình thức, thể loại, nội dung hấp dẫn...
tạo sinh khí và sắc thái mới cho đời sống tinh thần xã hội. Bên cạnh đó, ngành
nghệ thuật biểu diễn hiện nay vẫn còn những tồn tại, bất cập. Qúa trình hội nhập
tác động không nhỏ vào quá trình nhận thức và thị hiếu về nghệ thuật, thẩm mỹ,
dẫn đến hiện tượng một bộ phận giới trẻ đã bị lệch chuẩn về văn hóa. Trước sức ép
về nhu cầu hưởng thụ văn hóa, một số nghệ sỹ, người mẫu bất chấp quy định của
pháp luật, coi thường chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp dẫn đến những hành vi vi
phạm về thuần phong mỹ tục, đi ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc.

Những hành vi sai phạm này đã tác động xấu đến nhận thức của giới trẻ, làm suy
giảm các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ của văn học nghệ thuật đối với đời
sống xã hội.
Trên toàn quốc có khoảng gần 10.000 nghệ sĩ, người mẫu, trong đó có khoảng
1/3 ngoài công lập. Con số nghệ sĩ đông đảo, sự bùng nổ tự phát của nhiều thành
phần tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật dẫn đến tình trạng cơ quan quản lý
nhà nước trên địa bàn toàn quốc không nắm được số lượng, nhân thân của các cá
nhân tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang trên địa bàn
được giao quản lý.
Trong bối cảnh đó, việc uốn nắn, điều chỉnh, quản lý của các cơ quan Nhà
nước có chức năng đã và đang trở thành một tất yếu khách quan vì quản lý hoạt
động biểu diễn nghệ thuật tạo môi trường thuận lợi cho ngành nghệ thuật biểu diễn
phát triển, góp phần tạo nên sự ổn định về chính trị, đem lại hiệu quả kinh tế, tạo

12


Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

nên sự ổn định và công bằng xã hội. Hơn nữa, quản lý hoạt động biểu diễn nghệ
thuật còn nhằm bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG THI NGƯỜI ĐẸP, NGƯỜI MẪU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1.1. Thực trạng thi người đẹp, người mẫu ở nước ta hiện nay:


1.1.1. Thực trạng thi người đẹp ở nước ta hiện nay
Trong năm 2015, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã dung các biên pháp xử phạt,
không cấp phép hoặc tước giấy phép tổ chức thi đối với 3 đơn vị tổ chức thi nhan
sắc. Cũng trong năm 2015, Cục đã lấy ý kiến để sửa đổi Nghị định 79/2012/NĐCP ngày 5.10.2012 quy định về nghệ thuật biểu diễn, trình diễn thời trang, thi
người đẹp, người mẫu… trong đó có việc xem xét giảm số lượng cuộc thi hoa hậu
trong năm. Bên cạnh đó, ban hành quy định cụ thể về quyền hạn của cơ quan quản
lý Nhà nước trong việc cấp phép, rút giấy phép trong các cuộc thi, tránh gây ra
tranh cãi.
Với “Hoa hậu Biển Việt Nam 2016”, ngay sau khi kết thúc, trên mạng xã hội
đã ồn lên những thông tin liên quan tới việc mua giải. Song điều đáng bàn là, phần
thi ứng xử của các người đẹp top 5 đều lúng túng, lạc đề, thậm chí sai về lịch sử về
vùng đất diễn ra cuộc thi, nhưng vẫn được xướng tên hoa hậu, á hậu thì khó ai chấp
nhận được. Ban tổ chức cuộc thi cũng thừa nhận, Hoa hậu Biển Việt Nam 2016
Phạm Thùy Trang có câu trả lời chưa tốt, song, tại cuộc thi này, điểm hình thể của
cô đã chiếm 45%, nên tổng điểm của Thùy Trang vẫn cao. Trong phần thi ứng xử,
có thể do cô ấy quá run cộng với việc còn quá trẻ, nên BTC mong nhận được sự
thông cảm của công chúng.
13


Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

Cuộc thi “Duyên dáng doanh nhân Việt 2016” có quy mô quốc gia, được
truyền hình trực tiếp trên VTV9 diễn ra ngày 19 tháng 6 tại TP.HCM. Trong số 50
thí sinh với độ tuổi từ 22 đến 59, có đến 33 người được BTC phong danh “hoa
khôi” - một kỷ lục ở một cuộc thi người đẹp. Không chỉ danh hiệu Hoa khôi, Á

khôi 1, Á khôi 2 mà BTC còn trao 10 giải Á khôi 3 và 26 giải phụ - từ Hoa khôi
Công sở, Hoa khôi Năng động, Hoa khôi Hòa bình đến Hoa khôi Triển vọng, Hoa
khôi Phong cách, Hoa khôi có làn da đẹp, v.v… Đáng bàn là cuộc thi này lại không
được cấp phép gắn với tên gọi Hoa khôi hay Người đẹp. Nghiêm trọng hơn, BTC
“Duyên dáng Doanh nhân Việt” đã vượt quyền trong đề án ban đầu gửi UBND
TP.HCM: Chỉ tuyển chọn thí sinh ở địa phương, nhưng lại công bố rộng rãi chọn
thí sinh trên toàn quốc. Có lẽ ngay cả những người quan tâm đến nhan sắc Việt
Nam cũng khó có thể phân biệt được người đẹp nào là “hoa hậu” hay “hoa khôi”
của cuộc thi nào trước số lượng người đẹp lên ngôi nhiều vô kể như hiện nay.

1.1.2. Thực trạng thi người mẫu ở nước ta hiện nay
Hiện nay ở Việt Nam có 3 cuộc thi người mẫu chính thống: Người mẫu Việt
Nam, Siêu mẫu Việt Nam và Gương mặt thương hiệu. Cuôc thi Siêu mẫu Việt
Nam( Tên tiếng Anh: Vietnam Supermodel) là một cuộc thi cấp quốc gia hàng năm
nhằm tìm kiếm, phát hiện những gương mặt người mẫu mới, có nhiều triển vọng
trở thành siêu mẫu trên sàn diễn thời trang. Cuộc thi lần đầu tiên được tổ chức vào
năm 2002. Đơn vị tài trợ do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Thời
Trang Trẻ, tạp chí Người Mẫu và công ty Cát Tiên Sa tổ chức. Sau này cuộc thi
chuyển sang cho Đài truyền hình Việt Nam. Đối tượng dự thi là các công dân nam
nữ có quốc tịch Việt Nam chưa kết hôn, chưa sinh con, chưa có tiền án tiền sự,
chưa qua chuyển đổi giới tính, không có hình xăm trên cơ thể. Thí sinh phải có
bằng phổ thông trung học trở lên, độ tuổi từ 18 đến 25, nữ cao từ 1m65, nam cao từ
14


Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât


1m75 trở lên. Năm 2005 và 2013 chỉ có 1 giải vàng cho nữ. Năm 2014, cuộc thi
Siêu mẫu Việt Nam không tổ chức, thay vào đó là chương trình Elite Model Look
2014. Cuộc thi đã cho ra đời nhiều thế hệ người mẫu mang về nhiều danh hiệu
trong và ngoài nước như Nguyễn Thúy Hương (Best Model of the World
2006),Trần Ngọc Lan Khuê( Giải triển vọng cuộc thi Siêu mẫu Việt Nam 2012,
Hoa khôi áo dài Việt Nam 2014, Top 30 Miss Model of the world 2012, 1st runnerup of New Silk Road Asian Model Look 2013, Top 11 Miss World 2015…), …
Người mẫu Việt Nam: Vietnam's Next Top Model (còn được gọi tắt là VNTM) là
một chương trình truyền hình thực tế được mua bản quyền dựa trên phiên bản gốc
được sáng lập bởi Tyra Banks, America's Next Top Model. Chương trình được sản
xuất bởi công ty truyền thông MultiMedia và được trình chiếu trên kênh truyền
hình VTV3. Vietnam's Next Top Model là một cuộc tranh tài quy tụ các cô gái,
chàng trai (từ mùa 4) trẻ khắp quốc gia nhằm tìm kiếm và trao danh hiệu Người
mẫu Việt Nam. Với ban giám khảo là những siêu mẫu là gương mặt quen thuộc và
có nhiều năm kinh nghiệm: năm 2010 gồm Hà Anh, Đức Hải, Huy Võ; năm 2011:
Xuân Lan, Nam Trung, Đỗ Mạnh Cường, Phạm Hoài Nam,... Gương mặt thương
hiệu (tiếng Anh: The Face Vietnam) là một cuộc thi truyền hình thực tế Việt Nam,
dựa theo mẫu gốc của phiên bản cùng tên tại Mỹ là The Face, sáng lập bởi siêu
mẫu Naomi Campbell. Phiên bản Việt Nam đã được chính thức phát sóng vào ngày
18 tháng 6 năm 2016 trên kênh VTV3. Tương tự với khuôn mẫu của phiên bản
gốc, cuộc thi được tổ chức nhằm tìm kiếm một người mẫu xứng đáng trở thành
gương mặt đại diện, đại sứ cho các nhãn hàng, thương hiệu. Các thí sinh tham gia
chương trình được chia ra thành ba đội, họ sẽ được hướng dẫn, đào tạo kỹ năng
dưới bàn tay của ba huấn luyện viên của chương trình. Những huấn luyện viên mùa
đầu tiên là Hồ Ngọc Hà, Phạm Hương và Lan Khuê. Phí Phương Anh của đội Hồ
Ngọc Hà là Quán quân mùa 1. Ngoài ra Á Quân gồm Ngô Thị Quỳnh Mai đội Lan
Khuê, Khánh Ngân đội Phạm Hương, Chúng Huyền Thanh đội Hồ Ngọc Hà.
15



Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

Ngoài quán quân Phí Phương Anh thì trong đêm chung kết thí sinh Mai Ngô và
Lilly Nguyễn được nhãn hàng tài trợ chính cho chương trình là OPPO lựa chọn để
quay một TVC về quảng cáo điện thoại mới nhất của OPPO.
Bên cạnh những thành tựu đã được công nhận và những người mẫu được
đào tạo bài bản, nhận được nhiều danh hiệu trong và ngoài nước, các cuộc thi vẫn
có mặt bất cập. Về cuộc thi Người Mẫu Việt Nam, Mâu thuẫn từ giám khảo và ban
tổ chức: Thuỷ Tiên bị mắc lỗi phát âm và cách dẫn chưa tốt nên vị trí giám khảo đã
được chuyển qua cho Nathan Lee. Trên hàng ghế ban giám khảo lúc này, ngoài
Nathan Lee, Elizabeth Thuỷ Tiên còn có nhà thiết kế Hoàng Ngân. Tuy nhiên, mọi
chuyện chưa dừng lại ở đó, sau vòng loại tại TP. HCM, toàn bộ ban giám khảo
được thay, được cho là vì những mâu thuẫn nội bộ trong ban giám khảo. BGK mới
là Hà Anh, Đức Hải và Huy Võ. Bước vào mùa thứ hai của chương trình, vì một số
lý do hậu trường, Hà Anh và Đức Hải đã không còn gắn bó cùng chương trình.
Thiếu tính bảo mật chương trình: mùa thứ 2, thông tin về Top 4 rồi thí sinh nào bị
loại trong đêm thi nào tiếp theo bị “lộ” lan tràn trên các diễn đàn ngay từ tập 8. Các
mùa thi sau cũng bị lộ kết quả tương tự trong chuyến thử thách diễn sự kiện tuần lễ
thời trang quốc tế như mùa 3 lộ Top 6 (sau đó thêm 1 thí sinh) tại tuần lễ New York
Fashion Week 2012 hoặc lộ top 7 chuyến đi Singapore Fashion Week 2013 hay lộ
top 7 thí sinh 2014 trong 1 thử thách casting thử đồ tại trung tâm mua sắm Thái
Lan và top 6 mùa 2015 lộ ảnh trong thử thách Vietnam International Fashion Week
2015. Với Gương mặt thương hiệu, ngay mùa đầu tiên chương trình đã xuất hiện
nhiều tin đồn về tính bảo mật, Cát Tiên Sa đã có sự sắp xếp về vị trí giải thưởng từ
trước, các thí sinh nói xấu, kích động nhau trên sóng truyền hình….


16


Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

2.2. Hiện tượng người đẹp thi chui ở nước ta hiện nay:

2.2.1. Nguyên nhân hiện tượng người đẹp thi chui xảy ra
Hầu hết các người đẹp thi chui đều là những nhan sắc chưa thật sự nổi bật,
chưa đạt giải chính thức tại các cuộc thi nhan sắc trong nước. Theo quy định, các
người đẹp này không đủ tiêu chuẩn để cơ quan quản lý cấp phép tham dự các cuộc
thi nhan sắc quốc tế. Các cuộc thi mà những người đẹp này tham dự đều không
phải là các cuộc thi có uy tín và quy mô lớn, nên việc tìm chọn người tham dự
không quá khắt khe, và khả năng đoạt giải là khá cao. Dù danh hiệu không được
công nhận chính thức ở trong nước, nhưng cũng không dễ để kiểm soát việc các
người đẹp này sử dụng danh hiệu đó tại các sự kiện, hoạt động mà họ tham gia.
Các cuộc thi nhan sắc ở nước ngoài không có quy mô, tổ chức không chặt
chẽ, chỉnh chu như trong nước. Chỉ cần một hội, đơn vị thậm chí cá nhân đứng ra
tổ chức một đêm diễn cũng coi là cuộc thi, không ít cuộc thi chỉ có rất ít thí sinh
tham gia. Kể cả các cuộc thi dành cho nam giới, nếu không được cấp phép vẫn bị
chịu phạt như thường, thậm chí nếu cố tình vi phạm thì sẽ bị cấm diễn hoặc cấm
xuất ngoại.
Động lực chính thúc đẩy nhiều người đẹp thi chui là do sự dễ dãi của nền
công nghiệp giải trí Việt, nên chỉ cần đoạt được giải từ các cuộc thi không nổi tiếng
này, các người đẹp vốn không mấy nổi danh ấy sẽ được biết đến, từ đó thu nhập
cũng tăng lên, và được mời chào tại các sự kiện, mời ký hợp đồng quảng cáo… Số

tiền nộp phạt, vì thế, chẳng đáng kể so với những gì họ sẽ thu lại được. Việc bị cơ
quan quản lý xử phạt, nhìn từ một góc độ khác, lại góp phần giúp người đẹp thi
chui được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông, và càng trở nên… nổi tiếng.

17


Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

2.2.2. Thực trạng người đẹp thi chui hiện nay:
Trong thời gian vừa qua, hiện tượng người đẹp thi chui đang dần trở nên phổ biến
Huỳnh Thúy Anh tham gia Hoa hậu Cộng đồng người Việt tổ chức tại Mỹ và Hoa
hậu liên lục địa tổ chức tại Đức; Tường Vy, Quế Vân tham gia Hoa hậu người Việt
thế giới tại Mỹ; Kim Duyên tham gia Hoa hậu Việt Nam toàn cầu tại Mỹ vào năm
2013, ngay sau khi trở về nước, cô đã bị thanh tra Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
TP HCM phạt 15 triệu; vào năm 2014, người đẹp Diệu Linh cũng gặp rắc rối khi
dự thi Hoa hậu Du lịch Quốc tế (tiền thân của Hoa hậu Đông Nam Á) không xin
phép. Đoạt giải cao nhất cuộc thi, khi trở về, cô chịu phạt 22,5 triệu đồng.Cao
Thùy Linh tham gia Hoa hậu quốc tế tại Thái Lan, Diệu Linh tham gia cuộc thi
Hoa hậu Du lịch quốc tế. Ngay cả vận động viên Taekwondo Nguyễn Văn Sơn
cũng tham dự và đăng quang cuộc thi Nam vương toàn cầu được tổ chức tại Thái
Lank hi chưa có sự cho phép của Cục Nghệ thuật Biểu diễn. Người đẹp Lâm Thùy
Anh lại được báo chí nhắc đến với cuộc thi Hoa hậu Sắc đẹp Hoàn cầu - Miss
Global Beauty Queen 2015. Gần đây nhất là Nguyễn Thị Thành, ngay cả khi nhận
được quyết định hỏa tốc của Cục, cô vẫn ngang nhiên tham dự cuộc thi. Điều đáng
nói đây chỉ là một phần nhỏ trong tổng con số các người đẹp đã từng thi “chui”

trên toàn thế giới.

18


Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THI NGƯỜI
ĐẸP, NGƯỜI MẪU.

3.1. Giải pháp của cục nghệ thuật biểu diễn
Theo Nghị định 158/2013/NĐ-CP, điều 13: vi phạm quy đinh về biểu diễn
nghệ thuật, trình diễn thời trang và điều 14: vi phạm quy định về thi người đẹp và
người mẫu
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi: Không thông báo bằng văn bản về nội dung chương trình biểu diễn nghệ thuật,
trình diễn thời trang đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi biểu diễn, trình diễn
theo quy định, không thông báo bằng văn bản về nội dung chương trình biểu diễn
nghệ thuật, trình diễn thời trang của tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp
tại Việt Nam đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đặt trụ sở theo quy định.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thêm, bớt lời
ca, lời thoại hoặc thêm động tác diễn xuất khác với khi duyệt cho phép biểu diễn.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang không đúng nội dung ghi trong giấy
phép; Sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn hoặc thay

cho âm thanh thật của nhạc cụ độc diễn; Sử dụng trang phục hoặc hóa trang không
phù hợp với mục đích, nội dung biểu diễn, trình diễn và thuần phong mỹ tục,
truyền thống văn hóa Việt Nam; Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang sau 12
giờ đêm đến 8 giờ sáng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi: Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang mà không có giấy phép; Tổ
chức biểu diễn hoặc biểu diễn tác phẩm chưa được phép phổ biến. Phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Tổ chức cho
19


Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư tại nước ngoài biểu diễn
nghệ thuật, trình diễn thời trang không đúng nội dung ghi trong giấy phép; Tổ chức
biểu diễn cho người đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấm biểu diễn hoặc
trong thời hạn bị đình chỉ hoạt động biểu diễn; Mua, bán, chuyển nhượng, sửa
chữa, cho mượn, cho thuê giấy phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang; Ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang hoặc dự thi theo
quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây: Không thông báo bằng văn bản về nội dung chương trình thi người đẹp,
người mẫu đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức thi theo quy định;
Đưa thí sinh dự thi người đẹp, người mẫu không đủ các điều kiện theo quy định.
Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu không đúng nội dung
ghi trong giấy phép như sau: Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với

hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu cấp tỉnh, ngành, đoàn thể trung ương;
Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp có
quy mô vùng; Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức
thi người đẹp và người mẫu có quy mô toàn quốc, người đẹp và người mẫu quốc tế
tổ chức tại Việt Nam. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu
mà không có giấy phép như sau: Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với
hành vi tổ chức thi người đẹp và người mẫu cấp tỉnh, ngành, đoàn thể trung ương;
Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thi người đẹp có
quy mô vùng; Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức
thi người đẹp và người mẫu có quy mô toàn quốc, người đẹp và người mẫu quốc tế
tổ chức tại Việt Nam. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với
thí sinh ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu quốc tế theo quy định phải có
giấy phép mà không có giấy phép. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000
20


Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

đối với hành vi đưa thí sinh ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu mà không
có giấy phép. Phạt tiền đối với hành vi không trao, trao không đủ giải thưởng hoặc
không cấp giấy chứng nhận cho thí sinh đoạt giải theo đúng cam kết trong Thể lệ
cuộc thi và Đề án tổ chức như sau: Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối
với tổ chức thi người đẹp và người mẫu cấp tỉnh, ngành, đoàn thể trung ương; Từ
20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thi người đẹp có quy mô
vùng; Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức thi người đẹp,
người mẫu có quy mô toàn quốc, người đẹp và người mẫu quốc tế tổ chức tại Việt

Nam.

3.2. Một số kiến nghị
Hiện nay, Việt Nam đang trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa,
dẫn đến nhiều vấn đề về mọi mặt – văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội nói chung hay
hoạt động thi người đẹp người mẫu nói riêng. Vậy nên vấn đề quản lý người đẹp,
người mẫu cũng là một vấn đề quan trọng, đáng nhận được sự chú ý và tăng cường
công tác quản lý của Cục Nghệ thuật Biểu diễn.
Đổi mới công tác quản lý, tăng cường phối hợp quản lý giữa Cục nghệ thuật
biểu diễn và các cấp, ngành trong việc sản xuất và chuyển tải các sản phẩm đến với
công chúng. Xác lập một hệ thống cơ quan quản lý thống nhất từ trung ương đến
địa phương. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp chủ động xây dựng văn bản phục
vụ công tác quản lý.
Cấp thẻ hành nghề đối với người đẹp, người mẫu, mở các khóa, lớp đào tạo
chính quy, đưa ra các quy chuẩn, quy định rõ ràng.
Siết chặt quản lý đối với các người đẹp, có thể phạt nặng đối với những người
mẫu người đẹp tham gia các cuộc thi mang tính chất quốc tế khi chưa nhận được
sự cho phép của nhà nước.
21


Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài báo quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật - Tạp chí

VHNT số 361, tháng 7-2014, Tác giả: Phạm Phương Thùy
2. Giáo trình Quản lý nhà nước về văn hóa, Tác Gỉa: Huỳnh Văn Tới.
3. Trang thông tin của Cục Nghệ thuật biểu diễn.
4. Quyết định số 39/2008/QĐ- BVHTTDL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Nghệ thuật biểu diễn do Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch ban hành.
5. Một số tài liệu liên sách báo có liên quan.

22


Báo cáo thực tập

Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât



PHỤ LỤC SƠ ĐÔ
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục Nghệ thuật biểu diễn
Cục trưởng
Nguyễn Đăng Chương

Cục phó

Cục phó

Cục phó

Nguyễn Đình Thắng


Đào Đăng Hoàn

Lê Minh Tuấn

Văn
phòng

Phòng
Quản
lý biểu
diễn

Phòng
quản lý
băng
đĩa

Phòng
nghệ
thuật

Phòng
văn
học

Phòng
Kế
toántài
chính


23


Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

PHỤ LỤC ẢNH

Hình 1: Văn bản xử phạt Thái Nhã Vân Thi “Hoa hậu Việt Nam toàn cầu” không
đúng quy định
24


Báo cáo thực tập



Khoa Quản ly văn hoa nghệ thu ât

25


×