Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Giảm nghèo trên địa bàn huyện nam trà my, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.17 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN VIỆT LINH

GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN VIỆT LINH

GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THỦY

Đà Nẵng - Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả


nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Người cam đoan

Nguyễn Việt Linh


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO.........................................................9
CHƯƠNG 2....................................................................................................36
THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ
MY, TỈNH QUẢNG NAM............................................................................36
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRÀ MY,
TỈNH QUẢNG NAM....................................................................................70
KẾT LUẬN....................................................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................93
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN (Bản sao)
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN


CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCHTW

Ban chấp hành trung ưng


BHYT
BTC
BTXM
CN
CP
CT
DTTS
HDNN
HU
KT&PT
KT-XH
LĐ-TB&XH
NHCSXH
NQ
NXB
ODA
PA

QLBV
TC
THCS
TQVN
TT
TTg
TW
UBND
WTO

Bảo hiểm y tê

Bộ tài chính
Bê tông xi măng
Công nghiệp
Chính phu
Chương trình
Dân tộc thiểu sô
Hội đồng nhân dân
Huyện uy
Kinh tê và phát triển
Kinh tê xã hội
Lao động thương binh và xã hôi
Ngân hàng chính sách xã hội
Nghị quyêt
Nhà xuất bản
Vôn “Hỗ trợ phát triển chính thức"
Phương án
Quyêt định
Quản lý bảo vệ
Tiêu chí
Trung học cơ sơ
Tổ quôc Việt Nam
Thông tư
Thu tướng
Trung Ương
Ủy ban nhân dân
Tổ chức thương mại thê giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu


Tên bảng

bảng

Tài nguyên đất huyện Nam Trà My năm 2015

Trang
Error:
Referen
ce

2.1

source
not
found
Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của huyện Nam Error:
Trà My

Referen
ce

2.2

source
not
found
Lao động và việc làm huyện Nam Trà My giai đoạn Error:
2011-2015


Referen
ce

2.3

source
not
found
Thông kê về giáo dục huyện Nam Trà My năm học Error:
2015-2016

2.4

Referen
ce
source
not

2.5

found
Số liệu thống kê về y tế huyện Nam Trà My năm 2015 Error:


Referen
ce
source
not
Thống kê hộ nghèo huyện Nam Trà My từ 2011-2015


found
Error:
Referen
ce

2.6

source
not
found
Thống kê hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ Error:
bản

Referen
ce

2.7

source
not
found
Thống kê nguyên nhân nghèo trên địa bàn huyện Error:
Nam Trà My

Referen
ce

2.8


source
not

2.9

found
Tổng hợp nguồn lực thực hiện chương trình giảm Error:
nghèo giai đoạn 2011-2015

Referen
ce
source
not


Thống kê hỗ trợ sản xuất của huyện Nam Trà My

found
Error:
Referen
ce

2.10

source
not
found
Hoạt động kinh tế cá thể phi nông nghiệp, lâm Error:
nghiệp, thủy sản


Referen
ce

2.11

source
not
found
Tình hình khuyến nông, khuyến lâm giai đoạn 2011- Error:
2015

Referen
ce

2.12

source
not
found
Tình hình vốn vay cho hộ nghèo qua các năm 2011- Error:
2015

Referen
ce

2.13

source
not


2.14

Tình hình thoát nghèo của huyện Nam Trà My

found
Error:
Referen
ce
source


not
found
Tình hình tái nghèo và hộ nghèo phát sinh của huyện Error:
Nam Trà My

Referen
ce

2.15

source
not
found
Số liệu mua thẻ BHYT khám chữa bệnh cho nhân Error:
dân

Referen
ce


2.16

source
not
found
Hỗ trợ về giáo dục cho học sinh sinh viên nghèo Error:
huyện Nam Trà My

Referen
ce

2.17

source
not
found
Tình hình giảm nghèo của tỉnh Quảng Nam giai đoạn Error:
2011-2015

Referen
ce

2.18

source
not

3.1

Phân bố dân cư trên địa bản huyện Nam Trà My


found
Error:
Referen
ce


source
not
found


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua Việt Nam luôn phấn đấu đạt các thành tựu trong
công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước được thê giới ghi nhận bên
cạnh đó công tác giảm nghèo luôn được coi trọng và là một chu trương lớn,
một quyêt sách lớn và nhất quán cua Đảng và Nhà nước. Không những đáp
ứng được nhu cầu, nguyện vọng cua đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt
Nam mà còn phù hợp với xu hướng chung cua thời đại, phù hợp với các mục
tiêu phát triển thiên niên kỷ cua Liên Hợp Quôc.
Ở nước ta hiện nay, giảm nghèo đang hướng tới thu hẹp khoảng cách
giàu nghèo. Đây là vấn đề có liên quan tới công bằng, bình đẳng xã hội, ảnh
hương tới sự ổn định chính trị. Vấn đề này được nhấn mạnh trong nhiều văn
kiện cua Đảng, trơ thành hệ thông quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo trong quá trình
phát triển kinh tê - xã hội. Đặc biệt, trong Chiên lược phát triển kinh tê - xã
hội 2011 - 2020, Đại hội lần thứ XI cua Đảng đã đề ra định hướng cơ bản:
“Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sông cua nhân dân. Tạo cơ hội bình

đẳng tiêp cận các nguồn lực phát triển và hương thụ các dịch vụ cơ bản, các
phúc lợi xã hội. Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp
với từng thời kỳ; đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm
nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo và các vùng đặc biệt khó khăn”.
Tuy nhiên, tiên độ đạt được trong giảm nghèo là chưa đồng đều. Tỷ lệ
nghèo ơ vùng miền giữa miền núi cao hơn ơ đồng bằng giữa các nhóm dân
tộc ít người vẫn cao hơn nhiều so với mức nghèo cua các nhóm người Kinh.
Ở tỉnh Quảng Nam đặc biệt là huyện miền núi Nam Trà My nơi có điều kiện
tự nhiên phần lớn là đồi núi điều kiện giao thông đi lại khó khăn, đặc điểm
dân sô phần lớn là dân tộc thiểu sô là một trong sô các huyện có tỷ lệ hộ
nghèo là 56,5% năm 2015 (cao nhất tỉnh Quảng Nam). Đặc biệt trong giai


2

đoạn mới 2016-2020 thực hiện tiêu chí nghèo đa chiều đã đặt ra cho chính
quyền và nhân dân địa phương nhiều thách thức trong công cuộc giảm nghèo
mới. Trên bản đồ nghèo khó cua tỉnh, Nam Trà My luôn là địa phương đứng
đầu với hơn 70% hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới. Việc tiêp cận các dịch vụ y
tê, giáo dục cơ bản cua nhân dân còn rất hạn chê, tình trạng du canh, du cư và
một sô phong tục tập quán lạc hậu vẫn tồn tại rải rác tại các thôn nóc vùng
sâu, vùng xa. Về cơ sơ hạ tầng, toàn huyện còn thiêu gần 400 km đường giao
thông các loại; chỉ xấp xỉ 25% dân sô được sử dụng điện lưới quôc gia; có
trên 250 phòng học tạm bợ không đáp ứng yêu cầu dạy và học; sô lượng hộ
dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh còn thấp; các thiêt chê văn hóa thể thao còn rất thiêu thôn.
Công tác giảm nghèo là công việc nan giải, là quá trình lâu dài ảnh
hương lớn đên các mục tiêu phát triển kinh tê - xã hội cua huyện. Chính vì
thê, những năm qua, chính quyền huyện Nam Trà My đã luôn nỗ lực thay đổi
phương pháp, cách thức thực hiện giảm nghèo. Vì vậy một nghiên cứu về
giảm nghèo nhằm đánh giá lại những thành tựu và hạn chê cua công tác giảm

nghèo trong thời gian qua cũng như phương hướng và đề xuất cho công tác
giảm nghèo phù hợp với thực tiễn cua huyên Nam Trà My trong thời kỳ mới
là một yêu cầu cấp thiêt.
Xuất phát từ những ý nghĩa cấp thiêt và quan trọng đó mà tôi xin chọn đề
tài “Giảm nghèo trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam” nhằm
đánh giá đúng thực trạng và tìm ra những giải pháp thúc đẩy công tác giảm
nghèo trên địa bàn huyện Nam Trà My trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sơ về nhận thức và các lý luận về giảm nghèo đề tài nghiên cứu
thực trạng công tác giảm nghèo cua trên địa bàn huyện Nam Trà My và đưa ra


3

các giải pháp về kinh tê xã hội nhằm thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo
tại địa phương trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thông hóa những vấn đề lý luận cơ bản về giảm nghèo.
- Đánh giá thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Nam Trà
My, tỉnh Quảng Nam. Chỉ ra những thành công, những tồn tại, hạn chê cùng
với các nguyên nhân cua những tồn tại trong công tác giảm nghèo cua địa
phương.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục các mặt tồn tại và nâng cao hiệu
quả công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
trong thời gian đên.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Những nguyên nhân nào dẫn tới nghèo cua người dân trên địa bàn
huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam?
- Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Nam Trà My được thực hiện

như thê nào? Kêt quả đạt được ra sao?
- Cần có các giải pháp nào để tháo gỡ những tồn tại và nâng cao hiệu quả
công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đôi tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn về công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Nam Trà My.
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về các hoạt động, chương trình giảm
nghèo trên địa bàn huyện. Giảm nghèo được nghiên cứu trên góc độ hộ nghèo
và giảm nghèo được nghiên cứu trên khía cạnh giảm nghèo đa chiều.
+ Phạm vi về không gian: Nghiên cứu công tác giảm nghèo trên địa bàn
huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.


4

+ Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giảm nghèo trong giai
đoạn 2011-2015 và các giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa
trong khoảng thời gian 2016-2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu, thông tin
- Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn:
+ Báo cáo, chuyên đề và tài liệu, các thông tin kinh tê xã hội và công tác
giảm nghèo cua địa phương.
+ Các thông tin do cán bộ chuyên trách địa phương cung cấp.
+ Các kêt quả nghiên cứu, các kinh nghiệm giảm nghèo cua các địa
phương.
Cụ thể một sô tài liệu thứ cấp tác giả đã sử dụng như: Niên giám thông
kê tỉnh Quảng Nam, huyện Nam Trà My do Cục thông kê tỉnh công bô các
năm, các báo cáo cua UBND tỉnh, UBND huyện.

5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Để nghiên cứu giảm nghèo trên địa bàn huyên Nam Trà My trong luận
văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp khảo cứu tài liệu: Để tổng hợp và hệ thông hoá các cơ sơ
lý thuyêt và hệ thông các văn bản pháp quy cua Nhà nước, cua tỉnh Quảng
Nam và các nghiên cứu khoa học để phân tích, làm rõ về lý luận và thực tiễn
trong giảm nghèo hiện nay.
- Phân tích thống kê: Phương pháp này gồm nhiều phương pháp khác
nhau như phương pháp đồ thị, phương pháp phân tích dãy sô biên động theo
thời gian và phương pháp phân tích tương quan. Đồng thời, phương pháp này
cũng được sử dụng trong việc phân tích, dự báo và lựa chọn các giải pháp
thích hợp cho định hướng giải pháp giảm nghèo huyện Nam Trà My.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: Dựa trên các tài liệu thứ


5

cấp được thu thập từ sô liệu thông kê, các báo cáo cua UBND tỉnh, các Sơ,
Phòng các dự án giảm nghèo để phân tích, làm rõ những thành tựu và hạn chê
cua công tác giảm nghèo trên địa bàn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Thông qua lý luận và nghiên cứu thực tiễn để đánh giá các chương
trình, giải pháp giảm nghèo đã và đang được thực hiện và xét tính phù hợp
cua các chương trình trên theo các khu vực.
- Đề tài đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá
trình tổ chức thực hiện công cuộc giảm nghèo tại địa phương, giúp người
nghèo có đu điều kiện tự vươn lên thoát nghèo một cách bền vững và làm
giàu chính đáng trên địa bàn huyện Nam Trà My.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mơ đầu, mục lục, phụ lục, danh mục các bảng, đồ thị, kêt

luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính cua luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sơ lý luận về giảm nghèo
Chương 2: Thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh
Quảng Nam
Chương 3: Một sô giải pháp giảm nghèo trên địa bàn huyện Nam Trà
My, tỉnh Quảng Nam
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Lê Quôc Lý, với cuôn sách “Chính sách xóa đói giảm nghèo- Thực
trạng và giải pháp”, (2012). Tác giả đã nêu một sô lý luận về xóa đói, giảm
nghèo. Thực trạng đói nghèo, chính sách xóa đói, giảm nghèo và đánh giá
tổng quát thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo cua Việt Nam giai đoạn
2001-2010; định hướng, mục tiêu và một sô cơ chê nhằm thực hiện có hiệu
quả chính sách xóa đói, giảm nghèo ơ Việt Nam thời gian tới. Cuôn sách đã
bổ sung luận cứ cho công tác hoạch định chính sách xóa đói, giảm nghèo, bổ


6

sung tư liệu cho công tác đào tạo, nghiên cứu về chính sách xóa đói, giảm
nghèo ơ Việt Nam.
- Nguyễn Thị Hoa “Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam đến năm 2015”,
Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội (2010). Nghiên cứu đã tiên
hành đánh giá tác động cua một sô chính sách đên công tác xóa đói giảm
nghèo. Trong đó tập trung vào 4 chính sách chu yêu: Chính sách tín dụng ưu
đãi cho hộ nghèo; Chính sách đầu tư xây dựng kêt cấu hạ tầng xã nghèo;
Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo; Và chính sách hỗ trợ y tê cho
người ghèo. Ngoài việc phân tích, đánh giá và phản ánh thực trạng thực hiện
các chính sách, tác giả còn đưa ra những phương hướng nhằm hoàn thiện các
chính sách xóa đói giảm nghèo chu yêu cua Việt Nam đên năm 2015.
- Ngân hàng thê giới, “Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012. Khởi

đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam
trong giảm nghèo và những thách thức mới”. Với phương pháp nghiên
cứu hiện đại đáng tin cậy để đánh giá về thành tựu giảm nghèo cua Việt Nam
và chỉ ra những thách thức mới đó là: Khoảng cách giàu nghèo ngày càng
tăng, đặc biệt là khoảng cách giữa dân tộc Kinh với các dân tộc thiểu sô; bộ
phận nghèo còn lại tập trung nhiều ơ vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu sô
và ngày càng khó tiêp cận hơn. Báo cáo cũng phân tích và chứng minh những
nhân tô đặc trưng cua người nghèo trong giai đoạn hiện nay, đó là: học vấn,
kỹ năng làm việc, sản xuất còn nhiều yêu tô tự cung tự cấp, cô lập về địa lý,
xã hội, chịu nhiều rui ro thiên tai... Đây là tài liệu bổ ích cho nghiên cứu đề
tài, giúp có cái nhìn toàn diện về công cuộc giảm nghèo và bộ phận nghèo dai
dẳng mà chu yêu là đồng bào dân tộc, để từ đó có những gợi ý cho việc
nghiên cứu đề xuất giải pháp mang tính đột phá cho huyện Nam Trà My.
- Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2011), “Giảm nghèo ở Việt Nam:
thành tựu và thách thức”, Hà Nội. Công trình đánh giá những thành tựu trong


7

công cuộc giảm nghèo, phân tích công tác giảm nghèo đặt trong bôi cảnh sau
khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thê giới (WTO), trong đó đặc
biệt chú ý đên cách ứng phó với các rui ro mang tính hệ thông ơ cấp độ nền
kinh tê, cũng như với các rui ro ơ cấp độ hộ gia đình hoặc cấp cá nhân và cách
tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người nghèo và người thu nhập thấp trong bôi
cảnh kinh tê mới.
- Lê Đình Hải “Giải pháp thoát nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước”, tạp chí KT&PT, sô 236 (2/2017, tr.
52-60). Nghiên cứu này đã xác định các nhân tô chính ảnh hương đên tái
nghèo cua các hộ đồng bào dân tộc thiểu sô trên địa bàn tỉnh Bình Phước và
đề xuất một sô giải pháp nhằm thoát nghèo cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu

sô. Kêt quả nghiên cứu có thể làm cơ sơ cho việc đề xuất các giải pháp nhằm
giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu sô trên địa bàn tỉnh Bình Phước thoát
nghèo bền vững.
- Nguyễn Hữu Lợi “Giảm nghèo bền vững cho người dân tộc thiểu số ở
huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tê xã hội (trang
30-35). Bài viêt nghiên cứu về tình trạng nghèo, chính sách giảm nghèo cua
huyện Bắc Trà My trong giai đoạn 2009-2013. Nghiên cứu cũng đưa ra các
giải pháp, kiên nghị thực hiện giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc
thiểu sô trên địa bàn huyện Bắc Trà My.
- Nguyễn Ngọc Sơn “Chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện nay: Thực
trạng và định hướng hoàn thiện.” Tạp chí Kinh tê & Phát triển (2013). Tác
giả đã nêu quan niệm về nghèo và chính sách giảm nghèo; các chính sách
giảm nghèo ơ Việt Nam; Thực trạng nghèo và kêt quả cua các chính sách
giảm nghèo; Định hướng cua chính sách giảm nghèo ơ Việt Nam trong thời
gian tới.
- Trần Ngọc Hiên “Về thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt


8

Nam giai đoạn 2011 – 2020”, Tạp chí Cộng sản, (2011). Tác giả đã nêu
những nhân tô tác động đên chính sách xóa đói, giảm nghèo ơ Việt Nam trong
giai đoạn 2011 – 2020; Định hướng chính sách xóa đói, giảm nghèo giai đoạn
2011 – 2020; Đổi mới tư duy và phương pháp hoạch định và thực hiện chính
sách xóa đói, giảm nghèo.
Các nghiên cứu trên đã cung cấp các cơ sơ lý luận về xóa đói, giảm
nghèo, quan niệm về giảm nghèo, cũng như một sô giải pháp giảm nghèo ơ
Việt Nam. Nhưng còn chưa đề cập tới vấn đề giảm nghèo đa chiều, và giảm
nghèo bền vững ơ Việt Nam hiện nay. Các kêt quả nghiên cứu sử dụng sô liệu
từ năm 2013 trơ về trước. Đôi với huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam từ khi

thực hiện Nghị quyêt 80/NQ-CP cua Chính phu về định hướng giảm nghèo
bền vững thời kỳ từ năm 2011 đên năm 2020 và Nghị quyêt 30a/2008/NQ-CP
cua Chính phu cho đên nay chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá một
cách đầy đu, toàn diện từng chính sách giảm nghèo đang thực thi trên địa bàn
huyện. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn hướng nghiên cứu đề tài về những vấn đề
lý luận về chính sách giảm nghèo và chính sách giảm nghèo bền vững ơ Việt
Nam; thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo từ thực tiễn huyện Nam Trà
My, tỉnh Quảng Nam, kêt quả thực hiện từng chính sách giảm nghèo từ năm
2011 đên năm 2015; đưa ra giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo bền
vững trong thời gian tới.


9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO
Nghèo là một hiện tượng kinh tê xã hội mang tính chất toàn cầu. Nó
không chỉ tồn tại ơ các quôc gia có nền kinh tê kém phát triển, mà nó còn tồn
tại ngay tại các quôc gia có nền kinh tê phát triển. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào
điều kiện tự nhiên, thể chê chính trị xã hội và điều kiện kinh tê cua mỗi quôc
gia mà tính chất, mức độ nghèo đói cua từng quôc gia có khác nhau. Nhìn
chung mỗi quôc gia đều sử dụng một khái niệm để xác định mức độ nghèo
khổ và đưa ra các chỉ sô nghèo khổ để xác định giới hạn nghèo khổ. Giới hạn
nghèo khổ cua các quôc gia được xác định bằng mức thu nhập tôi thiểu để
người dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể
mua sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ơ và các nhu
cầu thiêt yêu khác theo mức giá hiện hành.
Để định hình các biện pháp phương thức thực hiện giảm nghèo, thì rất

cần thiêt phải xây dựng các cơ sơ lý luận các quan điểm đúng đắn về nghèo
và giảm nghèo. Tuy có nhiều khái niệm và quan điểm khác nhau về nghèo và
giảm nghèo nhưng ơ Việt Nam các khái niệm thường được nhắc tới và bộ tiêu
chí đánh giá nghèo đã được nhà nước công bô và là cơ sơ lý luận quan trọng
cua công tác giảm nghèo.
1.1.1. Khái niệm nghèo
Hội nghị bàn về giảm nghèo đói trong khu vực châu Á- Thái Bình
Dương do ESCAP tổ chức ơ Băng Côc tháng 9-1993 đã đưa ra khái niệm và
định nghĩa nghèo đói như sau: “Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư
không được hưởng và thoả măn những nhu cầu cơ bản của con người đã
được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế – xã hội và phong


10

tục tập quán của các địa phương”. Nghèo có hai dạng, là nghèo tuyệt đôi và
nghèo tương đôi.
Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư thường trực không có
khả năng thoả mãn các nhu cầu tôi thiểu để duy trì cuộc sông. Trên thực tê
một bộ phận lớn dân cư nghèo tuyệt đôi rơi vào tình trạng đói và thiêu đói.
Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sông dưới
mức trung bình cua cộng đồng tại địa phương.
Khái niệm nghèo đa chiều
Theo Tổ chức Liên hợp quôc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu
để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có
đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được khám chữa bệnh, không có
đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân,
không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không
có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong các điều kiện rủi ro,
không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh”.

Vấn đề nghèo đa chiều có thể đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí
phi thu nhập. Sự thiêu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thất
học, bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trong
khái niệm nghèo đa chiều. Thiêu đi sự tham gia và tiêng nói về kinh tê, xã hội
hay chính trị sẽ đẩy các cá nhân đên tình trạng bị loại trừ, không được thụ
hương các lợi ích phát triển kinh tê - xã hội và do vậy bị tước đi các quyền
con người cơ bản .
Tuy nhiên, chuẩn nghèo đa chiều có thể là một chỉ sô không liên quan
đên mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đên sự thiêu hụt
các dịch vụ xã hội cơ bản. Chỉ sô nghèo đa chiều (Multidimensional Poverty
Index) cua quôc tê, với ba chiều cạnh chính là: y-tê, giáo dục và điều kiện


11

sông, hiện là một thước đo quan trọng nhằm bổ sung cho phương pháp đo
lường nghèo truyền thông dựa trên thu nhập.
Các khái niệm trên cho thấy sự thông nhất cao cua các quôc gia, các nhà
chính trị và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tượng đa chiều, cần
được chú ý nhìn nhận là sự thiêu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu
cơ bản cua con người. Nghèo đa chiều là tình trạng con người không được
đáp ứng ơ mức tôi thiểu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sông.
Khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ơ Việt Nam từ năm 2013. Đo
lường nghèo đa chiều cần được áp dụng để dựng nên một bức tranh đầy đu và
toàn diện hơn về thực trạng nghèo ơ nước ta. Hiện nay Bộ LĐ-TB&XH đang
đề xuất xây dựng bộ tiêu chí nghèo đa chiều, đồng thời rà soát cơ chê, chính
sách nhằm thực hiện giảm nghèo theo hướng đa chiều ơ Việt Nam.
Dựa trên tình hình kinh tê xã hội từng thời kỳ từng khu vực Việt Nam
thực hiện đánh giá đói nghèo theo các tiêu chí theo các giai đoạn: Tiêu chí xác
định hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 và Chuẩn nghèo theo phương pháp tiêp

cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020.
Tiêu chí xác định hộ nghèo giai đoạn 2011-2015:
Theo Quyêt định sô 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 cua Thu tướng
Chính phu về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn
2011-2015. Như sau:
- Hộ nghèo ơ nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trơ xuông.
- Hộ nghèo ơ thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trơ xuông.
- Hộ cận nghèo ơ nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000
đồng đên 520.000 đồng/người/tháng.


12

- Hộ cận nghèo ơ thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000
đồng đên 650.000 đồng/người/tháng.
Chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai
đoạn 2016 – 2020: theo Quyêt định sô 59/2011/QĐ-TTg Về việc ban hành
chuẩn nghèo tiêp cạnh đa chiều cho giai đoạn 2016-2020 như sau:
- Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản
a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tê; giáo dục; nhà ơ; nước
sạch và vệ sinh; thông tin;
b) Các chỉ sô đo lường mức độ thiêu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10
chỉ sô): tiêp cận các dịch vụ y tê; bảo hiểm y tê; trình độ giáo dục cua người
lớn; tình trạng đi học cua trẻ em; chất lượng nhà ơ; diện tích nhà ơ bình quân
đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hô xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ
viễn thông; tài sản phục vụ tiêp cận thông tin.
- Các tiêu chí về thu nhập
Hộ nghèo

a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đu 700.000 đồng trơ xuông;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đên
1.000.000 đồng và thiêu hụt từ 03 chỉ sô đo lường mức độ thiêu hụt tiêp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trơ lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đu 900.000 đồng trơ xuông;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đên
1.300.000 đồng và thiêu hụt từ 03 chỉ sô đo lường mức độ thiêu hụt tiêp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trơ lên.


13

Hộ cận nghèo
a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
700.000 đồng đên 1.000.000 đồng và thiêu hụt dưới 03 chỉ sô đo lường mức
độ thiêu hụt tiêp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
900.000 đồng đên 1.300.000 đồng và thiêu hụt dưới 03 chỉ sô đo lường mức
độ thiêu hụt tiêp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Hộ có mức sống trung bình
a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.000.000 đồng đên 1.500.000 đồng.
b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.300.000 đồng đên 1.950.000 đồng.
Xác định mức chuẩn nghèo trên để thực hiện các chính sách giảm nghèo
và an sinh xã hội, làm cơ sơ hoạch định các chính sách kinh tê - xã hội trong
giai đoạn 2016 – 2020.
1.1.2. Nguyên nhân nghèo

a. Nguyên nhân khách quan
+ Điều kiện tự nhiên: Với một quôc gia có phần lớn dân sô làm nông
nghiệp thì sự ảnh cua điều kiện tự nhiên càng rõ rệt. Vị trí, địa hình, khí hậu,
đất đai, tài nguyên... thuận lợi, những vùng ít bị thiên tai và dịch bệnh thì hộ
nghèo sẽ ít hơn. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi, rất
tiềm năng cho phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là các loại cây
công nghiệp có giá trị. Những vùng khó khăn dễ gặp rui ro do điều kiện ngoại
cảnh và điều kiện tự nhiên sẽ có tác động lớn hơn đôi với các hộ nghèo hộ
khó khăn vì họ không đu nguồn lực để phòng, tránh thiên tai, rui ro. Bên cạnh
đó các khu vực có vị trí cách biệt, giao thông đi lại khó khăn sẽ dẫn tới sự tụt
hậu về kinh tê và thiêu thôn vật chất và các dịch vụ xã hội cơ bản. Điều này


14

thể hiện rõ khi các khu vực miền núi, khu vực đi lại khó khăn thì tỷ lệ hộ
nghèo cao hơn các khu vực ơ nông thôn.
+ Cơ sơ vật chất hạ tầng:
Nhiều tuyên đường giao thông chưa được cải thiện, đên được các xã
vùng sâu, vùng xa. Đường giao thông khó khăn, cách trơ là trơ ngại quan
trọng trong việc nâng cao khả năng tiêp cận thị trường cua người dân vùng
khó khăn. Không lưu thông được hàng hoá, bán được sản phẩm để nâng cao
thu nhập và khuyên khích người dân sản xuất hàng hoá, thúc đẩy thương mại,
dịch vụ phát triển. Hệ thông điện lưới sinh hoạt chưa đầu tư hoàn chỉnh đã
làm cho cuộc sông cua các hộ dân khó khăn hơn, không được tiêp cận các
phương tiện truyền thông để giúp cho người nghèo tiêp cận thông tin nhanh
hơn, tiêp cận nhiều hơn các kiên thức về khuyên nông, khuyên lâm và khuyên
ngư, cũng như học hỏi kỹ năng sông, kinh nghiệm làm ăn ơ các địa phương
khác nhau. Hệ thông các công trình thuỷ lợi chưa được đầu tư đồng bộ đã
xuông cấp, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra là nguyên nhân chính dẫn đên

đói, nghèo.
+ Tăng trương kinh tê, cơ cấu kinh tê:
Với những chính sách đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
trong việc chuyển từ một nền kinh tê trì trệ thành một trong những nền kinh tê
tăng trương nhanh nhất thê giới. Tuy nhiên, có sự khác biệt về mức độ tham
gia và hương lợi cua các nhóm dân cư từ tăng trương kinh tê, dẫn đên sự
chênh lệch đáng kể về mức sông giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng
miền và gữa nhóm dân tộc đa sô và nhóm đồng bào thiểu sô. Bản thân trong
các nhóm dân cư này cũng có sự khác biệt đáng kể. Kêt quả là xã hội Việt
Nam hiện nay đa dạng hơn rất nhiều so với những năm truớc, khi các chương
trình mục tiêu quôc gia được khơi xướng.


15

Nền kinh tê phát triển không bền vững, tăng trương tuy khá nhưng chu
yêu là do nguồn vôn đầu tư trực tiêp, vôn ODA, kiều hôi, thu nhập từ dầu mỏ
trong khi nguồn vôn đầu tư trong nước còn thấp. Tín dụng chưa thay đổi kịp
thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp,
không thê chấp, môi trường sớm bị huy hoại, đầu tư vào con người ơ mức cao
nhưng hiệu quả còn hạn chê, sổ lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu
thị trường còn thấp, nông dân khó tiêp cận tín dụng ngân hàng nhà nước.
Việc tiêp tục đẩy mạnh hội nhập với nền kinh tê thê giới sẽ tạo ra hiệu
ứng hội tụ theo hướng có lợi cho các thành phô lớn, điều này thúc đẩy quá
trình tập trung việc làm tại các địa bàn này. Do việc làm không phân bổ đồng
đều giữa các địa bàn nên cần tạo đều kiện thuận lợi cho di chuyển lao động từ
các vùng nghèo, tỉnh nghèo có thể tham gia tôt hơn vào quá trình tăng trương.
Cùng với quá trình này, vấn đề nghèo đô thị cũng thay đổi đáng kể.
+ Tôc độ gia tăng dân sô:
Dân sô tăng nhanh trong một quôc gia sẽ gây nên áp lực đôi với sự phát

triển kinh tê, đặc biệt là các chính sách an sinh xã hội cho người dân, cần
nhiều nguồn lực hơn để đáp ứng cho các nhu cầu cua người dân và nhằm
ngày một nâng cao các dịch vụ xã hội. Đặc biệt các gia đình có nhiều con sẽ
có điều kiện sông khó khăn hơn, không được tiêp cận với các dịch vụ xã hội
tôt trong khi xã hội chưa đáp ứng được toàn bộ các nhu cầu cua người dân,
chính là nguyên nhân dẫn đên đói nghèo.
+ Thành phần dân tộc trình độ dân trí và phong tục tập quán
Tôc độ và tình trạng giảm nghèo cũng có sự khác biệt giữa các vùng
miền, các nhóm dân tộc đa sô và nhóm đồng bào dân tộc thiểu sô, giữa nông
thôn và thành thị. Các nhóm đồng bào dân tộc thiểu sô có quy mô nhỏ nhưng
lại có những khác biệt lớn về ngôn ngữ, phong tục tập quán và trình độ canh
tác… gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thoát nghèo. Cho nên có thể hương


×