Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Kế hoạch tuần 1 chủ đề trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.01 KB, 26 trang )

TUẦN 1
KẾ HOẠCH TUẦN
CHỦ ĐỀ TRƯỜNG MẦM NON
:“TRƯỜNG MẪU GIÁO GIỤC TƯỢNG ”
(Từ ngày 21 tháng 8 đến ngày 25 tháng 8 năm 2017
I. MỤC TIÊU:
-Trẻ biết tên trường, lớp mầm non
-Biết các khu vực trong trường
-Biết tên các thiết bị, đồ chơi trong sân rường
-Biết chào hỏi và cảm ơn người lớn
-Trẻ thích đến trường mầm non và tham gia các hoạt động trong lớp
-Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để có cơ thể khỏe manh
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn tài sản của trường lớp
-Biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau,biết yêu thương và kính trọng các cô giáo trong
trường
II. MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC:
-Một số tranh, các hình học, dụng cụ âm nhạc, bút chì màu, mũ chóp
-Tranh ảnh về chủ đề “trường mầm non”,một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời, đồ
chơi các góc
-Bút chì, tranh ành, kệ trưng bày
-Dụng cụ âm nhạc: vòng, nơ...
HOẠT
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐỘNG
21/08/2017
22/08/2017 23/08/2017 24/08/2017 25/08/2017
-Đón trẻ vào lớp , hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định


Đón trẻ
-Tro chuyện với trẻ về trường mấm non
TD sang
Ho hấp: Gà gáy
Tay : 2
Chan :2
Bụng: 2
Bật : 2
PTNT
PTTC
PTNN
PTTM
PTNT
Đếm các
Đi chạy Truyện
Múa vận động Trường bé có
bước đi +
theo
“món quà bài: “Vui đến những ai ? +
Hoạt động Trò chơi đường hẹp cô giáo +
trường”
Hát
bài
có chủ đích “ lắc đều + Trò chơi hát bài “ Nghe hát: “Cô “trường
”.
“ gieo hạt” Hoa

giáo em ”
chúng cháu
ngoan”.

Trò chơi: Tai ai là
trường
tinh
mầm non”
Hoạt động -Goc phan vai: co giao, cấp dưỡng
góc
-Goc xây dựng: xây trường mầm non
-Góc học tập: xem tranh, thực hiện vở toán
-Góc nghệ thuật: tô màu tranh về trường mầm non, nặn tự do, vẽ lớp


học, đồ chơi
-Góc thiên nhiên: chăm sóc cây và trồng cây xanh
-Góc thư viện: xem tranh ảnh về chủ đề
Hoạt động -Dạo quanh sân trường, thăm quan các lớp
ngoài trời -Tham quan các khu vực trong trường, lớp
-Nhặt lá cây làm đồ chơi
-Trò chơi dân gian “cắp cua bỏ giỏ”
-Vẽ tự do trên sân
Vệ sinh ăn - Cho trẻ rửa tay, rửa mặt trước khi ăn
trưa – ngủ - Vệ sinh xà phòng trước khi ăn, vệ sinh trước khi ngủ
trưa
Hoạt động Vỗ tay theo nhịp bài ‘cháu đi mẫu giáo”
chiều
-Trò chuyện với nhau về ngày hội đến trường
-Trẻ xem tranh về trường mầm non
-Choi trò chơi “cáo ơi ngủ à!”
-Đọc thơ về trưởng mầm non
Vệ sinh-trả -Giao vien vệ sinh cá nhân cho trẻ
trẻ

-Nêu gương, trả trẻ

THỂ DỤC SÁNG(suốt tuần)
I. MỤC TIÊU:
- Cháu tập được với cô những động tác cơ bản, biết tác dụng của môn thể dục, rèn
luyện sức khỏe một cách khỏe mạnh, hít thở không khí trong lành và được tắm ánh
nắng sáng.
- GD cháu thường xuyên tập luyện thể dục để cơ thể khỏe mạnh.
- Cháu tích cực hoạt động cùng cô.
II. CHUẨN BỊ:
- Sân tập thoáng mát, sạch sẽ và những bài hát về chủ đề.
III. TIẾN HÀNH:
1. Khởi động:
- Cháu đi nhẹ nhàng ra sân đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi khác nhau, chạy nhanh,
chạy chậm..
2.Trọng động:
-Động tác tay: hai tay giơ lên cao, hai tay đưa về phía trước( 4 lần. 4 nhịp)
-Động tác bụng: hai tay giơ lên cao, nghiêng người sang 2 bên( 4 lần, 4 nhịp)
-Động tác chân: kiểng gót chân, khụy gối, hai tay đưa về trước( 4 lần , 4 nhịp)
-Động tác bật: bật tách khép chân( 4 lần, 4 nhịp)
3. Hồi tĩnh:


-Cháu đi làm bướm bay nhẹ nhàng, hít thở không khí trong lành và vào lớp.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI: CHO TRẺ THAM
QUAN SÂN TRƯỜNG
TRÒ CHƠI DÂN GIAN: MÈO ĐUỔI CHUỘT
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG “CẮP CUA BỎ GIỎ”
I.MỤC TIÊU:

-Trẻ tích cực hứng thú khi chơi
-Trẻ biết đoàn kết khi chơi
II.CHUẨN BỊ:
-Sân chơi sạch sẽ, an toàn
III.TIẾN HÀNH:
- Dạo chơi tham quan sân trường các khu vực trong trường
- Nhặt hoa lá về làm đồ chơi
- Chơi với đồ chơi, đồ chơi ngoài trời.
TCDG: Mèo đuổi chuột:
-Cho 1 trẻ làm mèo, các trẻ khác làm chuột. khi nghe cô nói: các con chuột đi kiếm
ăn, chuột vừa kêu: chít chít. Mèo kêu : meo, meo…các con chuột phải bò nhanh về
ô cửa của mình. Con nào chạy chậm sẻ bị mèo bắt, đổi vai chơi.
TCVĐ:gắp cua bỏ giỏ”
-Cô hướng dẫn trẻ chơi: trẻ xếp thành 2 hàng dọc ra làm 2 tồ, bạn đừng đầu hàng
sẽ lên “gắp cua bỏ giỏ”, đội nào gắp được nhiều cua đội đó chiến thắng
-Trẻ chơi cô quan sát, khuyến khích
-Kết thúc trò chơi, trẻ xếp hàng và trở về lớp.
Thứ hai, ngày 21 tháng 8 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐẾM CÁC BƯỚC ĐI
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết đếm các bước đi của bản thân mình.
- Rèn kĩ năng đếm, phát triển ngôn ngữ
- Đoàn kết với các bạn, chú ý trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
- Mô hình trường MN.


- Sân chơi sạch sẽ, an toàn
-Vạch xuất phát

III. NỘI DUNG TÍCH HỢP:
- Âm nhạc bài: " trường cháu đây là trường mâm non"
- Giáo dục trẻ biết vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn
VI. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt Động 1: Trò chuyện, đàm thoại
- Cô sẽ cho lớp mình đi tham quan trường MN nha!
- Khi ra khỏi lớp chúng ta phải làm gì?
- Khi đi trên đường các con đi bên nào ?
- Cho trẻ hát bài “ Trường chúng cháu là trường MN ” đi thăm mô hình
- Trường MN có những loại trò chơi gì?
- GD cháu khi chơi các trò chơi phải có người lớn không thôi sẽ rất nguy hiểm.
- Cho trẻ đọc bài thơ : cô giáo em về lớp.
2.Hoạt Động 2: Hoạt động nhận thức:
*(Ôn kiến thức cũ: phân biệt to, nhỏ)
- Các con thấy trường mình đẹp không?
- Ngôi trường của mình to hay nhỏ?
- Các con thấy lớp học của mình to hay nhỏ
- Các con nhìn xem cây viết cô cầm to hay nhỏ?
- Vậy cái bàn học này to hay nhỏ
* Cung cấp kiến thức mới: đếm các bước đi
Các con ơi ! Buổi sáng thức dậy chúng ta thường làm gì?
-Khi đánh răng rửa mặt xong chúng ta làm gì?
-Đúng rồi vệ sinh cá nhân xong thì chúng ta ăn sáng để đi học đúng không.
-Các con đi được nhờ bộ phận nào trên cơ thể của mình?
-Đôi chân dẫn các con đi chơi, dẫn các con đi học này?
-Các con xem đôi chân cô đi được mấy bước nhé!?
-Cô cho cả lớp đếm số bước cô đi được
-Vậy cô mời bạn a lên đi một số bước cho cả lớp đếm xem nào?
-Cả lớp cùng đếm số bước chân của bạn
-Ngoài cầm chén muỗng ra thì bạn nào có thể nói cho cô biết là tay của cầm được

những gì nữa nào?
=> Chân giúp ta rất nhiều việc như là: đi, chạy đến nơi mà mình muốn đến
- Vì vậy chân rất quan trọng với chúng ta,vì vậy các con nhớ là phải vệ sinh đôi
chân sạch sẽ nhé nếu không đôi chân sẽ nhìn không đẹp, xấu, chân phải luôn luôn
mang giầy dép vì giầy dép luôn bảo vệ đôi chân sạch sẽ và không bị vật nhọn đâm
vào
* Trẻ thực hiện:


- Cô cho trẻ thực hiện theo hiệu lệnh yêu cầu. Cô yêu cầu trẻ đếm số bước mà trẻ
bước
- Cho trẻ thực hiện 3 – 4 lần.
- Cô quan sát, gợi mở cho trẻ.
3. Hoạt động 3:Trò chơi củng cố:
- Cho trẻ chơi trò chơi “ lắc đều ”.
- Cô hướng dẫn trẻ chơi.
- Trẻ chơi vui vẻ
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần
4. Nhận xét –Tuyên dương: - Tuyên dương tập thể
.Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa:
- Cho cháu rửa tay, vệ sinh trước khi ăn.
- Trò chuyện về 1 số món ăn.
- Cho cháu đánh răng.
- cho cháu lấy đồ dùng cá nhân.: nệm, gối. mền
*Hoạt động chiều:
-ôn kiến thức cũ
-Điểm danh
-Chơi theo ý thích
*Vệ sinh trả trẻ:
-Giáo viên vệ sinh cho trẻ trước khi về

-Trả trẻ: trao đổi với PHHS về tình hình hoạt động trong ngày của trẻ
Thứ ba, ngày 22 tháng 8 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
ĐI, CHẠY THEO ĐƯỜNG HẸP
TC: GIEO HẠT
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết đi, chạy theo đường hẹp
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo.
- Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh.
-Cháu hoạt đông tích cực cùng cô.
II. CHUẨN BỊ:
- 2 đường hẹp
- Vạch xuất phát, đích đến
III. NỘI DUNG TÍCH HỢP:
- Âm nhạc bài" cháu đi mẫu giáo"
VI. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động 1: Khởi động:


- Cháu đi chạy nhẹ nhàng ra sân kết hợp các kiểu đi kiểng gót, đi bằng mũi bàn
chân, đi nhanh, châm…. kết hợp nhạc bài' cháu đi mẫu giáo"
2.Hoạt động 2: Trọng động, vận động cơ bản.
Bài tập phát triển chung:
* Vận động:
+Hô hấp:
- Thổi nơ.
- Hai tay khum trước miệng thổi nơ ( 2l – 4n ).
+Động tác tay 2 : Hai tay đưa lên cao, sang ngang: 4l – 4n
TTCB: Hai chân đứng rộng bằng vai.
-Nhịp 1: Hai tay giơ lên cao.

-Nhịp 2: Hai tay đưa sang ngang .
-Nhịp 3: Hai tay đưa lên cao.
-Nhịp 4: Trở về tư thế ban đầu.
+Động tác chân 2 : Đứng lên, ngồi xuống: 2l – 4n
TTCB: Hai tay chống hông.
-Nhịp 1: Hai chân khụy, ngồi xuống.
-Nhịp 2: Đứng lên hai tay thả xuôi.
-Nhịp 3: Như nhịp một.
-Nhịp 4: Trở về tư thế ban đầu, tay thả xuôi.
+Động tác bụng 2 : Hai tay đưa lên cao cúi xuống tay chạm mũi bàn chân: 4l –
4n
TTCB: .Chân rộng bằng vai
-Nhịp 1: Hai tay đưa lên cao.
-Nhịp 2: Cúi xuống tay chạm mũi bàn chân.
-Nhịp 3: Hai tay đưa lên cao.
-Nhịp 4: Trở về tư thế ban đầu.
+Động tác nhảy: Bật tách, khép chân: 2l – 4n
TTCB: Đứng tự nhiên hai tay thả xuôi.
-Nhịp 1: Bật tách hai chân.
-Nhịp 2: Bật khép hai chân, tay lại.
-Nhịp 3: Bật tách hai chân.
-Nhịp 4: Bật trở về tư thế ban đầu.
*Vận động cơ bản:
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài tập vận động mới có tên là: “ đi, chạy theo
đương hẹp"
- Cô làm mẫu lần 1: Làm mẫu trọn vẹn không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2: Làm mẫu kết hợp giải thích.


Cô đứng sau vạch xuất phát, chân không được chạm vào vạch xuất phát, khi nghe

hiệu lệnh bắt đầu thì các con đi theo đường hẹp chú ý không chạm vào vạch với
vận tốc nhanh dần rồi chuyển sang chay
*Trẻ thực hiện:
- Mời 2 trẻ lên thực hiện lại
- Cho trẻ thực hiện lần lượt hết lớp
- Cho 2 đội thi đua
- Cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ, động viên hứng thú cho trẻ.
3.Hoạt động 3: Chơi trò
- Lớp mình học rất ngoan cô sẽ cho các con chơi trò chơi “ gieo hạt” nha
- Cô cho lớp đứng thành vòng tròn và chơi
- Trẻ chơi vui vẻ.
* Hồi tĩnh:
- Cho trẻ làm chim bay di vòng tron
4. Nhận xét –Tuyên dương:
VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA:
- Cho cháu rửa tay, vệ sinh trước khi ăn.
- Trò chuyện về 1 số món ăn.
- Cho cháu đánh răng.
- cho cháu lấy đồ dùng cá nhân.: nệm, gối. mền
*Hoạt động chiều:
ôn kiến thức cũ
-Điểm danh
-Chơi theo ý thích
*Vệ sinh trả trẻ:
-Giáo viên vệ sinh cho trẻ trước khi về
-Trả trẻ: trao đổi với PHHS về tình hình hoạt động trong ngày của trẻ
*Nhận xét cuối ngày:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Thứ tư, ngày 23 tháng 8 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
TRUYỆN “MÓN QUÀ CÔ GIÁO”
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ nhớ tên truyện, nhớ tên các nhân vật trong truyện.
- Trẻ thích nghe cô kể chuyện và biết tính cách của các nhân vật.
- Trẻ hiểu nội dung chuyện và dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt.


- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.cháu hoạt động tích cực cùng cô
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa truyện “ Bé MInh Quân dũng cảm ”.
+ Tranh 1: Bé Minh Quân chơi với mèo
+ Tranh 2: Lọ hoa bị vỡ, mèo vàng bị phạt.
+ Tranh 3: Bé Minh Quân nhận lỗi với bố.
III. NDTH:
- Bài hát: Hoa bé ngoan
- Trò chuyện về chủ đề
- Gd cháu biết ngoan ngoãn vâng lời người lớn, phải giữ gìn thân thể luôn sạch sẽ
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt Động 1: Trò chuyện, Đàm thoại:
- Cho trẻ hát bài “ Hoa bé ngoan”.
- Ở nhà các con nghe lời ai? Và đến lớp chúng ta phải như thế nào?
- Để được ba mẹ yêu thương thì các con phải ngoan ngoãn vâng lới người lớn,
không được quậy phá nói dóc như vậy sẽ không được ba mẹ thương nha.
- Cô sẽ kể cho các con nghe một câu chuyện nói về một cậu bé đã dũng cảm nhận
lỗi của mình đã làm sai với bố. Các con hãy cùng lắng nghe xem đó là câu chuyện
gì nha
2.Hoạt Động 2: Hoạt động nhận thức:
- Cô kể lần 1: Kể diễn cảm, trọn vẹn câu chuyện.

- Cô kể lần 2: Kể kết hợp tranh và giải thích.
+ Tranh 1: thứ hai dầu tuần, cô giao hưu sao dặn lớp, bạn nào ngoan, gioi, cuối
tuần cô sẽ tặng quà cho các bạn…
+ Tranh 2: cun đốm bá vai gấu xù khiến cho gấu xù xô vào mèo khoan, lam meo
khoan ngã nhào, đầu gối trầy da thâm tím…
+ Tranh 3:cô phát quà nhưng gấu xù không dám nhận vì mình có lỗi….
Cháu đặt tên chuyện:
- Nãy giờ các bạn nghe cô kể chuyện các bạn thấy có hay không?
- Ai có thể đặt tên cho câu chuyện này là gì nào?
- Các bạn đặt tên rất hay nhưng câu chuyện có cái tên khác nữa.
- Đó là “ món quà cô giáo ”
* Đàm thoại:
- Câu chuyện có tên là gì?
- Trong câu chuyện có những ai ?
- Cuối tuần cô giáo tặng gì cho các bạn ?
- Bạn gấu xù có nhận quà không ? vì sao?
-Cuối truyện gấu xù có nhận dược quà không ? Vì sao?
*GD cháu phải biết nhận lỗi khi mình có lỗi
3. Hoạt động 3: Củng cố:


- Cô cho trẻ kể lại câu chuyện.
- Cho 1 số trẻ kể lại câu chuyên theo nhân vật
* Nhận xét tuyên dương
-Tuyên dương cả lớp
VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA:
- Cho cháu rửa tay, vệ sinh trước khi ăn.
- Trò chuyện về 1 số món ăn.
- Cho cháu đánh răng.
- cho cháu lấy đồ dùng cá nhân.: nệm, gối. mền

*Hoạt động chiều:
-ôn kiến thức cũ
-Điểm danh
-Chơi theo ý thích
*Vệ sinh trả trẻ:
-Giáo viên vệ sinh cho trẻ trước khi về
-Trả trẻ: trao đổi với PHHS về tình hình hoạt động trong ngày của trẻ
*Nhận xét cuối ngày:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 24 tháng 8 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
Múa vận động bài: “Vui đến trường”
Nghe hát: “Cô giáo em ”
Trò chơi: Tai ai tinh
I . MỤC TIÊU.
- Cháu thuộc bài hát, nhớ tên tác giả, hát chính xác giai điệu của bài hát, biết vận
động theo nhạc cùng cô cả bài.
- Luyện giọng điệu âm nhạc, ngắt nghỉ đúng chỗ, luyện âm thanh rõ ràng.
- Tích cực hoạt động cùng cô, có ý thức trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ.
- Hoa đeo tay.
- Máy nghe nhạc
III. NDTH:
- Âm nhạc bài: " trường cháu đây là trường mầm non"," cô giáo em"
- Giáo dục trẻ đi học ngoan
VI. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động 1: Trò chuyện, đàm thoại:
- Cho cả lớp hát: trường chúng cháu là trường mầm non.



- Các con thấy trường MG của chúng ta có đẹp không nào?
- Các con học ở trường MG nào?
- Các con học lớp mầm mấy?
- Vậy các con có thích được đi học không?
- Đúng rồi các con phải đi học vì đi học rất là vui chúng ta được gặp bạn, cô rồi
các con còn được chơi nhiều đồ chơi nữa đúng không nào.
- Hôm nay cô có bài hát rất hay nói về niềm vui của em bé khi đi đến trường học
đấy các con cùng lắng nghe nhé
2.Hoạt động 2: Hát và vận động:
Cô hát lần 1: Cô xướng âm là la lá la la…… cô hỏi trẻ là cô vừa hát bài hát ǵ?
- Cô nói tên bài hát là Vui đến trường, cô nói tên tác giả
- Cô cho cả lớp nhắc lại
Cô hát lần 2: Mời cả lớp hát cùng cô
-Cô mời cả lớp hát
*Vận động theo bài hát.
- Để bài hát thêm sinh động và hay hơn chúng ta cùng vận động theo bài hát nhe.
Cô làm mẫu lần 1: Trọn vẹn. Cô vừa hát vừa múa theo bài hát
Cô làm mẫu lần 2 : Kết hợp giải thích:
+ Động tác 1: “ Con chim……líu lo ” hai tay giả làm mỏ chim đầu nghiêng trái
phải theo nhịp bài hát
+ Động tác 2: “ Kìa ông…….sáng rõ ” tay phải từ từ đưa lên cao chếch phải, mắt
nhìn theo tay, từ từ hạ tay xuống.
+ Động tác 3: “ Em rửa…….trắng tinh ” làm động tác đánh răng, rửa mặt.
+ Động tác 4: “ mẹ đưa…….trường ” hai tay giang ngang từ từ đưa lên, hạ xuống
nhịp nhàng theo nhịp kết hợp nhún chân.
+ Động tác 5: “ Gặp lại……..vui ” cho trẻ vỗ tay bên trái, bên phải. Đến từ vui 2
tay đưa lên cao vẩy tay theo nhịp kết hợp nhún chân.
*Cháu thực hiện.

Bây giờ cả lớp cùng hát và múa theo bài hát cùng với cô nghe
-Tổ, nhóm thưc hiện.
-Cá nhân thực hiện
-Cô quan sát, sửa sai cho trẻ
*Nghe hát.
Lớp mình học rất giỏi nè bây giờ cô sẽ hát tặng cho lớp chúng ta bài hát “Cô giáo
em” nói về cô giáo là người dạy dỗ chúng ta trở thành người tốt đấy cả lớp cùng
lắng nghe nhé
-Cô hát lần 1: Cô hát diễn cảm.
-Cô hát lần 2: Mời cháu vỗ tay minh hoạ cùng
3.Hoạt động 3:Trò chơi củng cô:
- Cho trẻ chơi trò chơi: Tai ai tinh


- Cô mời một trẻ lên đội mũ chụp và mời một trẻ bất kỳ lên hát. Trẻ đội mũ chụp
sau khi nghe bạn hát xong phải đoán xem bạn vừa hát.
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
- Trẻ tham gia chơi vui vẻ, cô quan sát gợi ý trẻ đoán tên bạn.
4. Nhận xét –Tuyên dương
- Tuyên dương tập thể
VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA:
- Cho cháu rửa tay, vệ sinh trước khi ăn.
- Trò chuyện về 1 số món ăn.
- Cho cháu đánh răng.
- cho cháu lấy đồ dùng cá nhân.: nệm, gối. mền
*Hoạt động chiều:
-ôn kiến thức cũ
-Điểm danh
-Chơi theo ý thích
*Vệ sinh trả trẻ:

-Giáo viên vệ sinh cho trẻ trước khi về
-Trả trẻ: trao đổi với PHHS về tình hình hoạt động trong ngày của trẻ
*Nhận xét cuối ngày:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 25 tháng 8 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
TRƯỜNG BÉ CÓ NHỮNG AI ?
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết được công việc hằng ngày của các cô chú trong trường mầm non
- Biết yêu thương, quý trọng và lễ phép với mọi người.
- Biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Hoạt động tích cực có hứng thú.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh các công việc các cô chú trong trường mầm non.
- Bút, màu, giấy vẽ.
III. NDTH:
- Văn học thơ bài: "cô giáo em"
- Âm nhạc bài: " cô giáo em"
VI. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động 1: Trò chuyện, đàm thoại:
-Hát bài “trường chúng cháu là trường mầm non”
-Bài hát nói về gì ? (trường mẫu giáo, cô giáo và các bạn)


2.Hoạt Động 2: Hoạt động nhận thức
- Cho trẻ đọc thơ “ Cô giáo em ”
- Bài thơ có nhắc tới ai?
- Cô giáo hay còn gọi là giáo viên.
- Các con thấy hằng ngày cô giáo ở trường đã làm những công việc gì?

- Vậy các con phải như thế nào để bày tỏ lòng biết ơn của mình đến với cô nào?
- Mỗi ngày đến lớp các con được cô chăm sóc, dạy cho các con học, đọc thơ, hát
để các con có nhiều kiến thức, ngoài ra còn cho các con ăn , ngủ, chơi.. .Vì vậy các
con phaỉ ngoan ngoãn vâng lới cô nghe chưa.
- Cô giáo đã lo cho các con rất nhiều nên các con phải làm như thế nào để cho cô
vui đây?
-Ngoải cô, ai hằng ngày nấu cơm cho các con ăn?
-Các cô cấp dưỡng phải thức thật sớm đi chợ mua đồ ăn về để chế biến thức ăn,
nấu cơm cho chúng ta ăn, cho ta mau lớn có nhiều sức khỏe để học tập, vui chơi đó
các con!
-Vì vậy các con phải làm gì để biết ơn các cô cấp dưỡng?
- Các cô chú luôn yêu thương các con. Nên các con phải biết yêu thương, nhường
nhịn và giúp đỡ lẫn nhau.
- Còn có rất nhiều nữa như cô hiệu trưởng, hiệu phó, các cô cấp dưỡng, bác lao
công......những người ấy cũng giúp các cô chăm sóc các con. Nên khi nhìn thấy ai
các con cũng phải biết khoanh tay cúi chào các cô nghe!
- Cho trẻ xem tranh về những công việc hằng ngày của cô giáo, các cô trong
trường. Hỏi trẻ cô đang làm công việc gì đây? Ai đang quét dọn? Ai nấu cơm cho
các con ăn?
* Các con đến trường được tất cả các cô và các bác trong trường yêu thương, chăm
sóc, dạy dỗ, chăm lo cho các con mọi mặt. Vì vậy các con phải biết yêu thương,
kính trọng, lễ phép và luôn vâng lời biết chưa?
* Cháu thực hiện:
- Cô cho trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
- Cô kêu ai là người dạy dỗ các con?
- Ai là người nấu cơm cho các con ăn hằng ngày ở trường?
- Cô cho trẻ thực hiện vải lần theo yêu cầu của cô
- Cô quan sát sửa sai cho trẻ
- GD cháu yêu thương lễ phép và kính trọng cô giáo và mọi người xung quanh
nhé.

3.Hoạt động 3: Trò chơi củng cố:
- Để thể hiện tình cảm của mình đối với các cô chú bây giờ cô sẽ cho các con vẽ
chân dung người mà các con yêu thương nhất trong trường nhé!
- Cho trẻ hát bài “ Cô giáo em ” về bàn tô màu.
- Cô mở nhạc cho trẻ tô


- Cô quan sát trẻ thực hiện và hỏi: Con chọn màu gì tô tóc cho cô chú ? Áo cô chú
có màu gì?......
- Cô nhận xét và tuyên dương lớp.
4. Nhận xét – Tuyên dương
VỆ SINH ĂN TRƯA, NGỦ TRƯA:
- Cho cháu rửa tay, vệ sinh trước khi ăn.
- Trò chuyện về 1 số món ăn.
- Cho cháu đánh răng.
- cho cháu lấy đồ dùng cá nhân.: nệm, gối. mền
*Hoạt động chiều:
-ôn kiến thức cũ
-Điểm danh
-Chơi theo ý thích
*Vệ sinh trả trẻ:
-Giáo viên vệ sinh cho trẻ trước khi về
-Trả trẻ: trao đổi với PHHS về tình hình hoạt động trong ngày của trẻ
*Nhận xét cuối ngày:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

TUẦN 3: CHỦ ĐỀ NHÁNH 3
“ LỚP HỌC CỦA BÉ ”

(Từ ngày 04 tháng 9 đến ngày 08 tháng 9 năm 2017)


I. MỤC TIÊU:
-Trẻ biết tên trường, lớp mầm non
-Biết các khu vực trong trường
-Biết tên các thiết bị, đồ chơi trong sân rường
-Biết chào hỏi và cảm ơn người lớn
-Trẻ thích đến trường mầm non và tham gia các hoạt động trong lớp
-Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để có cơ thể khỏe manh
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn tài sản của trường lớp
-Biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau,biết yêu thương và kính trọng các cô giáo trong
trường
II.MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC:
-Một số tranh, các hình học, dụng cụ âm nhạc, bút chì màu, mũ chóp
-Tranh ảnh về chủ đề “trường mầm non”,một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời, đồ
chơi các góc
-Bút chì, tranh ành, kệ trưng bày
-Dụng cụ âm nhạc: vòng, nơ...
HOẠT
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐỘNG
04/09/2017 05/09/2017
06/09/2017 07/09/2017 08/09/2017
-Đón trẻ vào lớp , hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định
Đón trẻ

-Tro chuyện với trẻ về đồ dùng, đồ chơi của lớp
TD sang
Ho hấp: Gà gáy
Tay : 2
Chan :2
Bụng: 2
Bật : 2
PTNT
PTTC
PTNN
PTTM
PTNT
Nhận biết
Tung và
Thơ “sáo Nặn đồ chơi bé Tìm hiểu về
Hoạt
tay, phải bắt bong + học nói + thích + Hát bài trường mầm
động có tay trái +
Trò chơi
Trò chơi “ “ trường chúng non + Hát bài
chủ đích
Trò chơi
“gieo hạt” ghép tranh” cháu là trường
“ Trường
“lắc đều”
mầm non ”
chúng cháu
là trường Mn
-Goc phan vai:bac cấp dưỡng, mẹ con, cửa hàng sách
-Goc xây dựng: xây viên trường lắp ghép đồ chơi

-Góc học tập: chơi lô tô
Hoạt
-Góc nghệ thuật: tô màu tranh về trường mầm non, nặn tự do, vẽ lớp
động góc
học, đồ chơi
-Góc thiên nhiên: chăm sóc cây
-Góc thư viện: xem tranh ảnh về chủ đề
Hoạt
-Chơi tự do
động
-Chơi ngoài trời
ngoài trời -Nhặt lá cây làm đồ chơi
-Phân công chia nhóm nhặt rác trong sân trường
-Trò chơi “tìm về đúng nhà


Vệ sinh - Cho trẻ rửa tay, rửa mặt trước khi ăn
ăn trưa – - Vệ sinh xà phòng trước khi ăn, vệ sinh trước khi ngủ
ngủ trưa
-Tro chuyện với trẻ về đồ dùng, đồ chơi của lớp
Hoạt
-Tô màu đèn ông sao
động
-Xem tranh ảnh về bạn trai, bạn gái
chiều
-Chơi tự do
-Hát bài hát về cô giáo, trường mầm non
Vệ sinh- -Giao vien vệ sinh cá nhân cho trẻ
trả trẻ
-Nêu gương, cắm hoa, trả trẻ

THỂ DỤC SÁNG(suốt tuần)
I. MỤC TIÊU:
- Cháu tập được với cô những động tác cơ bản, biết tác dụng của môn thể dục, rèn
luyện sức khỏe một cách khỏe mạnh, hít thở không khí trong lành và được tắm ánh
nắng sáng.
- GD cháu thường xuyên tập luyện thể dục để cơ thể khỏe mạnh.
- Cháu tích cực hoạt động cùng cô.
II. CHUẨN BỊ:
- Sân tập thoáng mát, sạch sẽ và những bài hát về chủ đề.
III. TIẾN HÀNH:
1. Khởi động:
- Cháu đi nhẹ nhàng ra sân đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi khác nhau, chạy nhanh,
chạy chậm..
2.Trọng động:
-Động tác tay: hai tay giơ lên cao( 4 lần. 4 nhịp)
-Động tác bụng: hai tay giơ lên cao, khụy gối( 4 lần, 4 nhịp)
-Động tác chân: hai chân nhón lên, khụy gối( 4 lần , 4 nhịp)
-Động tác bật: bật tách khép chân( 4 lần, 4 nhịp)
3. Hồi tĩnh:
-Cháu đi làm bướm bay nhẹ nhàng, hít thở không khí trong lành và vào lớp.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
TRÒ CHƠI DÂN GIAN: MÈO ĐUỔI CHUỘT
TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG “TÌM VỀ ĐÚNG NHÀ”
I.MỤC TIÊU:
-Trẻ tích cực hứng thú khi chơi
-Trẻ biết đoàn kết khi chơi
II.CHUẨN BỊ:


-Sân chơi sạch sẽ, an toàn

III.TIẾN HÀNH
TCDG: Mèo đuổi chuột:
-Cho 1 trẻ làm mèo, các trẻ khác làm chuột. khi nghe cô nói: các con chuột đi kiếm
ăn, chuột vừa kêu: chít chít. Mèo kêu : meo, meo…các con chuột phải bò nhanh về
ô cửa của mình. Con nào chạy chậm sẻ bị mèo bắt, đổi vai chơi.
TCVĐ: Về đúng nhà:
-Cô hướng dẫn trẻ chơi: trẻ đi xung quanh lớp vừa đi vừa hát bài hát, đọc thơ về
chủ đề, khi có hiệu lệnh của cô trẻ chạy thật nhanh về nhà
-Trẻ chơi cô quan sát, khuyến khích
-Kết thúc trò chơi, trẻ xếp hàng và trở về lớp
Thứ hai, ngày 4 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
NHẬN BIẾT TAY PHẢI, TAY TRÁI
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ nhận biết và phân biệt được tay phải, tay trái của bản thân mình.
- Biết được chức năng của từng tay.
- Đoàn kết với các bạn, chú ý trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
- Mô hình trường MN.
- muỗng, chén, bút, tập.
III. NỘI DUNG TÍCH HỢP:
- Âm nhạc bài: " trường cháu đây là trường mâm non"
- Giáo dục trẻ biết vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi ăn
VI.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động 1: Trò chuyện, đàm thoại
Cô sẽ cho lớp mình đi tham quan trường MN nha!
- Khi ra khỏi lớp chúng ta phải làm gì?
- Khi đi trên đường các con đi bên nào?
- Cho trẻ hát bài “ Trường chúng cháu là trường MN ” đi thăm mô hình
- Trường MN có những loại trò chơi gì?

- GD cháu khi chơi các trò chơi phải có người lớn không thôi sẽ rất nguy hiểm.
- Cho trẻ đọc bài thơ : cô giáo em về lớp.
2.Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức:
*Ôn kiến thức cũ: Phân biệt to, nhỏ
- Các con thấy trường mình đẹp không?
- Ngôi trường của mình to hay nhỏ?
- Các con thấy lớp học của mình to hay nhỏ?


- Các con nhìn xem cây viết cô cầm to hay nhỏ?
- Vậy cái bàn học này to hay nhỏ?
* Cung cấp kiến thức mới: Phân biệt tay trái tay phải
-Các con ơi ! Buổi sáng thức dậy chúng ta thường làm gì?
Khi đánh răng rửa mặt xong chúng ta làm gì?
-Đúng rồi vệ sinh cá nhân xong thì chúng ta ăn sáng để đi học đúng không. Khi ăn
sáng thì các con cầm muỗng bằng tay nào?
-Các con cầm chén bằng tay nào?
-Vậy các con dơ tay phải lên cho cô coi nào?
-Cô cho cả lớp đọc lại từ tay phải
-Vậy các con dơ tay trái của mình lên cho cô xem nào?
-Cô cho cả lớp đọc lại từ tay trái
-Ngoài cầm chén muỗng ra thì bạn nào có thể nói cho cô biết là tay của cầm được
những gì nữa nào?
=> Tay phải giúp ta rất nhiều việc như là: cầm bàn chải đánh răng, cầm muỗng,
cầm viết…..
=> Tay trái giúp ta cầm ca, ly uống nước, cầm chén ăn cơm, cầm tập , sách….
- Vì vậy tay rất quan trọng với chúng ta, khi ăn các con nhớ là phải rửa tay sạch sẽ
nhé nếu không sẽ bị mắc bệnh đấy các con.
* Trẻ thực hiện:
-Cô cho trẻ thực hiện theo hiệu lệnh yêu cầu. Cô yêu cầu đưa tay nào thì trẻ đưa

tay đó lên, hoặc cô nói tên đồ vật cho trẻ xác định tay cầm và nói to lên là tay nào.
-VD: Cô nói: Tay phải/trái đâu ?
-Tay nào cầm cái chén ? Tay nào cầm cái muỗng ?
-Cho trẻ thực hiện 3 – 4 lần.
-Cô quan sát, gợi mở cho trẻ.
3.Hoạt động 3:Trò chơi củng cố:
- Cho trẻ chơi trò chơi “ lắc đều ”.
- Cô hướng dẫn trẻ chơi.
- Trẻ chơi vui vẻ
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
4. Nhận xét –Tuyên dương:Tuyên dương tập thể
Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa:
- Cho cháu rửa tay, vệ sinh trước khi ăn.
- Trò chuyện về 1 số món ăn.
- Cho cháu đánh răng.
- cho cháu lấy đồ dùng cá nhân.: nệm, gối. mền
*Hoạt động chiều:


-Điểm danh
+Giáo dục trẻ biết gìn giữ đồ dùng, đồ chơi của lớp
-Chơi theo ý thích
*Vệ sinh trả trẻ:
-Giáo viên vệ sinh cho trẻ trước khi về
-Trả trẻ: trao đổi với PHHS về tình hình hoạt động trong ngày của trẻ
*Nhận xét cuối ngày:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
....................................................................................................................................


.
Thứ ba, ngày 05 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
VĐCB: TUNG VÀ BẮT BÓNG
TC: GIEO HẠT
I. MỤC TIÊU:
- Trẻ biết dùng 2 tay tung bóng lên và bắt bóng khi bóng rơi xuống.
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo.
- Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh.
-Cháu hoạt đông tích cực cùng cô.
II. CHUẨN BỊ:
- 2 rổ bóng
- Vạch xuất phát, đích đến, rổ đồ chơi.
III. NỘI DUNG TÍCH HỢP:
- Âm nhạc bài" cháu đi mẫu giáo"
VI. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động 1: Khởi động:
- Cháu đi chạy nhẹ nhàng ra sân kết hợp các kiểu đi kiểng gót, đi bằng mũi bàn
chân, đi nhanh, châm…. kết hợp nhạc bài' cháu đi mẫu giáo"
2.Hoạt động 2: Trọng động, vận động cơ bản.
Bài tập phát triển chung:
* Vận động:
+Hô hấp:
-Thổi nơ.
- Hai tay khum trước miệng thổi nơ………. ( 2l – 4n ).
+Động tác tay 2 : Hai tay đưa lên cao, sang ngang: 4l – 4n
TTCB: Hai chân đứng rộng bằng vai.


-Nhịp 1: Hai tay giơ lên cao.

-Nhịp 2: Hai tay đưa sang ngang .
-Nhịp 3: Hai tay đưa lên cao.
-Nhịp 4: Trở về tư thế ban đầu.
+Động tác chân 2 : Đứng lên, ngồi xuống: 2l – 4n
TTCB: Hai tay chống hông.
-Nhịp 1: Hai chân khụy, ngồi xuống.
-Nhịp 2: Đứng lên hai tay thả xuôi.
-Nhịp 3: Như nhịp một.
-Nhịp 4: Trở về tư thế ban đầu, tay thả xuôi.
+Động tác bụng 2 : Hai tay đưa lên cao cúi xuống tay chạm mũi bàn chân: 4l –
4n
TTCB: .Chân rộng bằng vai
- Nhịp 1: Hai tay đưa lên cao.
- Nhịp 2: Cúi xuống tay chạm mũi bàn chân.
- Nhịp 3: Hai tay đưa lên cao.
- Nhịp 4: Trở về tư thế ban đầu.
+Động tác nhảy: Bật tách, khép chân: 2l – 4n
TTCB: Đứng tự nhiên hai tay thả xuôi.
- Nhịp 1: Bật tách hai chân.
- Nhịp 2: Bật khép hai chân, tay lại.
- Nhịp 3: Bật tách hai chân.
- Nhịp 4: Bật trở về tư thế ban đầu.
 Vận động cơ bản:
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con bài tập vận động mới có tên là: “ Tung và bắt
bóng"
- Cô làm mẫu lần 1: Làm mẫu trọn vẹn không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2: Làm mẫu kết hợp giải thích.
Cô đứng sau vạch xuất phát, chân không được chạm vào vạch xuất phát, khi nghe
hiệu lệnh bắt đầu thì các con dùng sức của bàn tay tung quả bóng lên cao ,sau đó
dùng 2 bàn tay chụp lấy bóng khi bóng tiếp đất.

*Trẻ thực hiện:
- Mời 2 – 3 trẻ lên thực hiện lại
- Cho trẻ thực hiện lần lượt hết lớp
- Cho 2 đội thi đua
- Cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ, động viên hứng thú cho trẻ.
3.Hoạt động 3: Chơi trò
- Lớp mình học rất ngoan cô sẽ cho các con chơi trò chơi “ gieo hạt” nha
- Cô cho lớp đứng thành vòng tròn và chơi
- Trẻ chơi vui vẻ.


* Hồi tĩnh:
- Cho trẻ làm chim bay di vòng tron
4. Hoạt động 4:Nhận xét –Tuyên dương
Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa:
- Cho cháu rửa tay, vệ sinh trước khi ăn.
- Trò chuyện về 1 số món ăn.
- Cho cháu đánh răng.
- cho cháu lấy đồ dùng cá nhân.: nệm, gối. mền
*Hoạt động chiều:
-Điểm danh
-Ôn: kiến thức cũ
-Chơi theo ý thích
*Vệ sinh trả trẻ:
-Giáo viên vệ sinh cho trẻ trước khi về
-Trả trẻ: trao đổi với PHHS về tình hình hoạt động trong ngày của trẻ
*Nhận xét cuối ngày:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

.
Thứ tư, ngày 06 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
THƠ: “SÁO HỌC NÓI”
I. MỤC TIÊU:
- Cháu thuộc thơ và đọc diễn cảm, nhớ tên bài thơ và tên tác giả.
- Trẻ hiểu từ “ xơi nước ”.
- Luyện đọc và phát triển ngôn ngữ mạch lạc, thể hiện giọng đọc theo vần thơ.
- Yêu thương giúp đỡ nhau, chú ý trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
-Tranh nội dung bài thơ “ Sáo học nói ”
-Tranh rời .
- Keo dán, bảng…
III. NỘI DUNG TÍCH HỢP:
-Âm nhạc bài: " trường cháu đây là trường mâm non"
-Giáo dục trẻ biết vâng lời cha me, ông bà
VI. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động 1: Trò chuyện đàm thoại:


- Cho trẻ hát bài “ Trường chúng cháu là trường Mầm Non ”.
- Các con được học ở trường MG nào?
- Khi đến trường các con được gặp ai?
- Đến trường cô đã dạy cho các con là phải làm gì?
- Đúng rồi khi gặp ông bà, cha, mẹ hay bất kỳ người lớn nào chúng ta cũng phải
chào hỏi có như vậy các con mới là những người con ngoan đúng không nào.
- Hôm nay Cô có bài thơ rất hay nói về chim Sáo rất thích học nói. Bây giờ cô sẽ
đọc cho các con nghe nha!
2.Hoạt Động 2: Hoạt động nhận thức:
Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm, trọn vẹn câu bài thơ.

=> Nội dung bài thơ: Nói về cô giáo đến nhà bé chơi bé, bé đã mừng rỡ chào và
mời cô xơi nước. Sáo con nghe thấy vậy nên khi có chú bộ đội đi ngang qua Sáo đã
vội mừng và nói mời cô xơi nước đấy các con.
Cô dọc lần 2: Đọc kết hợp tranh và giải thích, trích dẫn
+ “ Một hôm cô giáo …….. mời cô xơi nước ”
- Cô giáo đến nhà chơi bé đã chạy ra chào và mời cô vào xơi nước.
+ “ Sáo liền bắt chước………… mời cô xơi nước ”
- Khi nhìn thấy chú bộ đội đi qua, Sáo đã bắt chước bé mừng rỡ chào và nói mời
cô xơi nước thật dễ thương.
*Giải thích từ khó: “ Xơi nước ” là mời “ Uống nước ”. “ Xơi nước ” là từ dùng ở
miền Bắc còn “ Uống nước ” là từ dùng ở miền Nam.
- Cho trẻ nhắc lại “ Xơi nước ” và “ Uống nước ” 2 – 3 lần.
* Cháu đặt tên thơ:
- Nãy giờ các con được nghe cô đọc bài thơ các bạn thấy có hay không?
- Vậy ban nào có thể đặt tên cho bài thơ này là gì nào?
- Các bạn đặt tên rất hay nhưng bài thơ này có tên là. “ Sáo học nói ” của tác giả
Mai Ngọc Uyển
- Cô cho cả lớp nhắc lại
*Cháu thực hiện:
- Cho cả lớp đọc lại bài thơ
- Cho nhóm tổ thi đua
- Cá nhân thực hiện.
- Cô quan sát, nhắc nhở trẻ
*Đàm thoại:
- Bài thơ các con vừa đọc có tên là gì? Do ai sáng tác?
- Trong bài thơ cô vùa đọc có nhắc tới những nhân vật nào ?
- Cô giáo đã đi đến đâu?
- Khi gặp cô giáo bé đã làm gì?
- Khi gặp chú bộ đội đi ngang qua Sáo đã làm gì?



- GD cháu phải biết chào hỏi mọi người, khi có khách đến nhà phải rót nước mời
khách.
3.Hoạt động 3: Trò chơi Củng cố:
*Trò chơi “ ghép tranh” :
-Nãy giờ lớp mình học rất ngoan cho nên cô sẽ cho các con chơi trò chơi nghe. Trò
chơi của cô có tên là “ ghép tranh”.
-Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội và cho mỗi đội 4 mảnh ghép của một
bức tranh. Trong thời gian là một bài hát mỗi đội sẽ phải ghép các mảnh ghép này
thành một bức tranh giống bức tranh mẫu này của cô.
-Luật chơi: Để đi ghép được tranh mỗi đội sẽ phải lấy 1 miếng tranh sau đó đi lên
trên gắn lên bảng sau đó chạy về chạm vào tay bạn kế tiếp mới được lên ghép cứ
như vậy cho đến khi thành 1 bức tranh hoàn chỉnh. Trong vòng một bài hát đội nào
hoàn thành trước sẽ là đội chiến thắng.
-Trẻ tiến hành chơi: Trong lúc trẻ chơi cô chú ý quan sát trẻ chơi, cho trẻ nghe
nhạc trong khi chơi tạo hứng thú thêm cho trẻ.
- Nhận xét trò chơi: Nhận xét kết quả chơi của mỗi đội theo thứ tự, đọc lại nội
dung bài thơ trong từng bức tranh cho trẻ nhớ, tuyên dương đội thắng cuộc.
4. Hoạt động 4: Nhận xét- Tuyên dương.
Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa:
- Cho cháu rửa tay, vệ sinh trước khi ăn.
- Trò chuyện về 1 số món ăn.
- Cho cháu đánh răng.
- cho cháu lấy đồ dùng cá nhân.: nệm, gối. mền
*Hoạt động chiều:
-Điểm danh
-Ôn bài
-Chơi theo ý thích
*Vệ sinh trả trẻ:
-Giáo viên vệ sinh cho trẻ trước khi về

-Trả trẻ: trao đổi với PHHS về tình hình hoạt động trong ngày của trẻ
*Nhận xét cuối ngày:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 07 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
NẶN ĐỒ CHƠI BÉ THÍCH
I. MỤC TIÊU:
- Cháu biết gọi đúng tên một số đồ chơi. Trẻ bíết giữ gìn, nhẹ tay khi chơi


- Có kỹ năng nặn như xoay tròn, lăn dọc uống cong những kĩ năng cơ bản mà trẻ
đã học và cách phối hợp màu khi tạo ra sản phẩm cháu cần làm. Biết được vật liệu
làm ra sản phẩm.
- Cháu chú ý tỉ mỹ để tạo ra sản phẩm đẹp, có ý thức giữ gìn và bảo vệ chung.
II. CHUẨN BỊ:
- 1 số loại đồ dùng, đồ chơi
- Nặn mẫu
- Đất sét, bàn ghế theo quy định.
- Máy nghe nhạc, đĩa đựng sản phẩm.
III. ND tích hợp:
- Hát bài : trường chúng cháu là trường mầm non”
- Trò chuyện về về một số đồ dùng, đồ chơi
- GD vệ sinh, dinh dưỡng.
IV.TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Trò chuyện, đàm thoại
-Trẻ hát bài “trường chúng cháu là trường mầm non”
-Trong bài hát nhắc đến
-Ngoài cô giáo, bạn đông, lớp mình còn rất nhiều đồ chơi đẹp nữa !

-Giáo dục trẻ khi chơi, không quăn ném đồ chơi, chơi nhẹ tay và biết cách giữ gìn
Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức
-Cho trẻ quan một số mẫu nặn của cô
* Quả bóng:
-Trên tay cô có gì?
- Quả bóng tròn không các con? Có lăn được không?
- Xem quả bóng có màu gì ?
- Bóng dùng để làm gì ? (đây là đất nặn để sử dụng để nặn ra quả bóng, vì vậy quả
bóng này dùng để trưng bày…)
*Quan sát dĩa chén
-Cô hỏi trẻ cách nặn
-Cô cho trẻ thực hiện cách xoay tròn, lăn dài
-Các con có muốn nặn những đồ chơi này để trưng bày
-Trong khi nặn chúng ta phải giữ trật tự, không được ồn ào ?
- Cho trẻ đọc thơ “ nặn đồ chơi” và về chỗ thực hiện
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện:
- Trẻ vào bàn thực hiện.
- Cô mở nhạc không lời cho trẻ nghe trong lúc nặn.
- Đàm thoại với trẻ trong lúc nặn: Con đang nặn đồ chơi gì đây?
- Cô chú ý khuyến khích động viên trẻ thực hiện, ghi tên lên sản phẩm của trẻ.
Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm:
- Mời cháu trưng bày sản phẩm của mình


- Mời một vài trẻ chọn sản phẩm mà mình thích
- Vì sao con thích sản phẩm này?
- Cô nhận xét: Cách nặn, tuyên dương trẻ thực hiện tốt và khuyến khích trẻ chưa
thực hiện được.
Hoạt động 5: Nhận xét tuyên dương:
- Tuyên dương tập thể.

Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa:
- Cho cháu rửa tay, vệ sinh trước khi ăn.
- Trò chuyện về 1 số món ăn.
- Cho cháu đánh răng.
- cho cháu lấy đồ dùng cá nhân.: nệm, gối. mền
*Hoạt động chiều:
-Điểm danh
-Ôn bài
+Giáo dục trẻ đoàn kết, không xô đẩy bạn
-Chơi theo ý thích
*Vệ sinh trả trẻ:
-Giáo viên vệ sinh cho trẻ trước khi về
-Trả trẻ: trao đổi với PHHS về tình hình hoạt động trong ngày của trẻ
*Nhận xét cuối ngày:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
.
Thứ sáu, ngày 08 tháng 9 năm 2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
TÌM HIỂU VỀ TRƯỜNG MẦM NON
I. MỤC TIÊU:
- Cháu biết được tên trường lớp của mình
- Trẻ biết được khung cảnh, sinh hoạt trong trường MN.
- Biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Biết yêu thương và quý trọng các cô trong
trường, lớp.
- Cháu hoạt động tích cực cùng cô.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh về trường MN.
- Tranh về các đồ chơi trong trường MN.

- Tranh sinh hoạt của bé.
III. NỘI DUNG TÍCH HỢP:
- Âm nhạc bài" trường cháu đây là trường Mn"


- Giáo dục trẻ lễ phép
VI. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Trò chuyện đàm thoại:
- Cho trẻ hát bài “ Trường chúng cháu là trường Mn ”
- Bài hát vừa rồi có nhắc đến gì ?
- Trong trường các con thấy có những gì nào?
- Vậy bạn nào giỏi cho cô biết các con học ở trường MG gì? Học ở lớp nào?
- GD cháu yêu thương nghe lời cô và ngoan ngoãn lễ phép với mọi người.
2. Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức:
-Các con thấy trường mn của chúng ta có đẹp không bạn nào giỏi nói cho cô và các
bạn biết là có những loại đồ chơi gì ngoài sân nào?
- Cô cho trẻ xem tranh về trường MN và cô vừa cho trẻ quan sát, cô vừa chỉ vào
bức tranh.
- Cô cho trẻ nhắc lại
- Ngoài các đồ chơi ra còn có gì nữa các con?
- Còn có rất nhiều cây xanh cho ta bóng mát, có rất nhiều hoa đẹp nữa. Các con
không được hái hoa bẻ cành mà phải biết chăm sóc, bảo vệ để trường chúng ta
thêm đẹp nhé các con.
- Còn có rất nhiều phòng học
- Cô cho trẻ xem tranh: nhà ăn, phòng y tế
- Cô cho trẻ xem tranh chế độ sinh hoạt một ngày của bé ở trường.
- Cô hỏi trẻ đến lớp các con phải làm gì?
- Phải chào cô, chào ông bà hay cha mẹ con vào học. Sau đó chúng ta sẽ ra sân tập
thể dục sáng xong vào lớp và chuẩn bị học. . sau đó chúng ta sẽ được chơi tự do ở
các góc, chúng ta sẽ được ăn daua, ăn trưa , vệ sinh cá nhân xong chúng ta sẽ đi

ngủ. thức dậy ăn xế rồi vào thay quần áo chải tóc và ôn lại những gì cô dạy các con
học và chơi tự do. Tới chiều ba mẹ sẽ đến đón các con về. Khi về các con nhớ là
chào cô, chào ông bà, cha mẹ, anh chị nhé
=> Các con đến trường được học, được vui chơi, được các cô yêu thương, bạn bè
quý mến nên các con phải biết vâng lời, biết giữ gìn tài sản cho mình và cho nhà
trường biết chưa? Nếu bạn nào nghịch phá không ngoan thì sẽ không được các cô
thương đâu đấy các con nhớchưa nào?
* Cháu thực hiện:
-Bây giờ các con hãy làm theo yêu cầu về câu hỏi của cô nhé.
- Khi cô hỏi là trong trường MN có những loại đồ chơi nào thì các con nói to tên
đồ chơi đó ra nhé !
- Cô cho trẻ kể về chế độ sinh hoạt hàng ngày ở trường
- Trẻ thực hiện cô quan sát, gợi ý cho trẻ.
3. Hoạt động 3: trò chơi củng cố


×