Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

CHẤN THƯƠNG TAI NGOÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 19 trang )

CHẤN THƯƠNG TAI NGOÀI
I. ĐẠI CƯƠNG
Tai là một trong những cơ quan quan trọng trong cuộc sống
và giao tiếp của con người, là cơ quan có cấu trúc phức tạp với
nhiều bộ phận biệt hoá cao độ, phụ trách nhiều chức năng thiết
yếu của con người như cảm nhận âm thanh, điều chỉnh thăng
bằng, định hướng, điều hoà cơ bắp… Tai ngoài, một bộ phận
của tai, không những đóng vai trò trong chức năng cảm nhận
âm thanh, định hướng mà còn có vị trí thẩm mỹ trên đầu mặt
con người và là một mốc quan trọng để nhận dạng trong công
tác hình sự. Với cấu tạo và vị trí đặc biệt của mình, tai ngoài
thường dễ bị tổn thương và nếu không được điều trị đúng cách
có thể dẫn đến những biến chứng làm ảnh hưởng đến chức
năng và thẩm mỹ của bệnh nhân.
Chấn thương tai ngoài là một bệnh khá phổ biến, tổn
thương đa dạng, dễ chấn đoán. Tuy nhiên, việc điều trị thành
công hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng
bệnh nhân, mức độ thương tổn, kinh nghiệm điều trị và đồng
thời, do sự hiểu biết về bệnh tật, điều kiện kinh tế của người
dân còn thấp hoặc do có liên quan đến vấn đề pháp lý nên các
chấn thương tai ngoài còn ít được coi trọng. Mặt khác, các chấn
thương tai ngoài thường xảy ra ở những bệnh nhân bị chấn
thương vùng đầu mặt đe doạ đến tính mạng con người như
chấn thương sọ não, chấn thương hàm mặt… nên khi cấp cứu
cũng ít được quan tâm, dễ bị bỏ sót. Những điều này có thể dẫn
đến một số biến chứng làm ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ
của tai như co dúm vành tai, hẹp ống tai… và làm tốn kém thời
gian, công sức và chi phí điều trị hơn.


II. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU


- Tai gồm có: tai ngoài, tai giữa, tai trong.
- Tai ngoài: vành tai, ống tai ngoài.
- Phôi thai học: tai ngoài và tai giữa xuất phát từ khe mang
thứ nhất và bắt đầu hình thành từ tuần lễ thứ tư của thai kỳ.
Rãnh trong của khe mang sinh ra hòm nhĩ và vòi nhĩ. Rãnh
ngoài của khe mang sinhh ra ống tai ngoài và vành tai.
1. Vành tai
- Vành tai là một cái loa bằng sụn, ngoài có da dính chặt
vào màng sụn ở phía trước vành tai nhưng lại lỏng lẻo phía sau.
Do đó khi đụng giập ở mặt trước vành tai có thể làm bong lớp
da – màng sụn, tạo nên khối máu tụ. Ở vùng dưới vành tai có
thể gặp u bã đậu. Ở phía trước vành tai gần rễ luân tai có thể
gặp lỗ dò bẩm sinh rễ luân tai ở một hoặc ở hai bên.
- Vành tai có những chỗ lồi và chỗ lõm. .
- Những chỗ lồi, tính từ chu vi về trung tâm, là : luân nhĩ
(hélix), gờ đối luân (anthélix ), đối bình tai (antitragus) và bình
tai hay nắp tai (tragus).
- Những chỗ lõm: là hố thuyền (fossette Naviculaire), rãnh
luân nhĩ (scapha), loa tai (conque) và cửa tai (méal).
- Phần dưới của vành tai không có sụn ; chỉ có da và mỡ,
được gọi là dái tai (lobule).


Hình 1. Giải phẫu vành tai.
2. Ống tai ngoài
Ống tai ngoài là một cái ống tịt bắt đầu từ lỗ tai và tận cùng
ở màng nhĩ.
- Chiều sâu của ống tai ngoài dài từ 3 đến 3,5 cm (từ lỗ tai
đến sát màng tai).
- Đường kính của lòng ống tai ngoài từ 0,8 đến 1,2 cm.

- Ống này gồm có hai đoạn :
+ Đoạn 1/3 ngoài: lõi là sụn, tổ chức mỡ, tuyến bã và da
bọc ngoài. Da vùng lỗ tai ngoài có lông.
+ Đoạn 2/3 trong : chỉ có thành xương được phủ bởi lớp da
mỏng. Trong tư thế bình thường giữa đoạn sụn và đoạn xương
có một cái khuỷu hơi cong làm ống tai có hình chữ S.
- Thiết diện ngang của ống tai hình bầu dục, hướng trục của
ống tai ngoài là hướng xuống dưới ra trước ( khám màng tai nắn
lại trục kéo vành tai lên trên và ra sau).
- Các quan hệ của ống tai ngoài .
+ Thành trước: quan hệ với khớp thái dương hàm.
+ Thành sau: quan hệ với đường dây thần kinh số VII và
với xương chũm.
+ Thành trên: với hố não giữa.
+ Thành dưới: với tuyến mang tai.


Do những mối quan hệ đó sau này chúng ta thấy ảnh
hưởng của viêm ống tai ngoài đối với nhai, hoặc ảnh hưởng của
tuyến mang tai đối với ống tai khi tuyến này bị viêm.
3. Mạch máu
- Động mạch (ĐM): ĐM tai sau từ ĐM cảnh ngoài, ĐM tai
sâu từ ĐM hàm trên, ĐM tai trước từ ĐM thái dương nông.
- Tĩnh mạch (TM): đi từ ống tai ngoài về TM cảnh ngoài,TM
hàm trên, Đám rối TM chân bướm.
4. Thần kinh
- Ống tai ngoài được phân bố bởi các nhánh của 4 dây thần
kinh: dây thần kinh số V, VII, IX, và X. Ba dây thần kinh cuối ,
chi phối cho hầu hết ống tai ngoài.
- Về thần kinh cảm giác do thần kinh V, thần kinh tai lớn,

thần kinh X và sợi cảm giác của dây VII phụ trách. Vì có dây X
và sợi cảm giác dây VII phân nhánh vào ống tai ngoài nên khi
kích thích vào thành sau ống tai ngoài có thể gây ra phản xạ
ho.
III. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ CHẤN THƯƠNG
1. Tai nạn giao thông

Hiện nay, chấn thương do tai nạn giao thông thường chiếm
tỷ lệ cao nhất do rất nhiều yếu tố như hệ thống đường sá không
đảm bảo, các phương tiện giao thông cũ nát, xuống cấp….
Nhưng quan trọng hơn cả là do hiểu biết và ý thức chấp hành
luật giao thông của nhiều người còn kém.
Mặt khác, từ khi có Quyết định của chính phủ về việc bắt
buộc người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông thì có một số ít bệnh nhân lại bị chấn thương tai ngoài
(CTTN) do những mảnh vỡ của mũ bảo hiểm cắt vào tai khi


bệnh nhân ngã đập đầu xuống đất. Như vậy, mũ bảo hiếm
không đảm bảo chất lượng hiện cũng là một yếu tố góp phần
gây CTTN khi bị tai nạn giao thông.
2. Tai nạn lao động

Xảy ra khi làm việc thiếu phương tiện bảo hộ cần thiết hoặc
do sự thiếu cẩn thận và ý thức chấp hành kỷ luật lao động
không nghiêm chỉnh. Ví dụ như: công nhân xây dựng ngã giàn
giáo, bỏng xăng, gas khi đang làm việc...
3. Tai nạn sinh hoạt

Trong sinh hoạt cũng có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến

CTTN như trẻ nhỏ bị ngã khi chạy nhảy, ngã sàn ướt, ngã cầu
thang, ngã vào nước sôi hay khi đang ngoáy tai bị va chạm gây
tổn thương ống tai hoặc những CT nhỏ như đập vành tai vào
cửa, gối cứng cũng gây chấn thương vi thể dẫn đến tụ máu
vành tai…
4. Tai nạn thể thao

Trong khi luyện tập và thi đấu thể thao, các vận động viên
có thể bị CTTN khi bị ngã, bị đấm vào tai trong quyền anh, bóng
đá, đua xe… , nhất là các môn võ thuật có tính đối kháng cao.
Theo Perhins S. W., ở Mỹ năm 1991 có hơn 100.000 trường hợp
CT đầu mặt do tai nạn thể thao xảy ra ở trẻ dưới 14 tuổi.
5. Đánh nhau (hay ẩu đả)

Trong chấn thương tai ngoài, đánh nhau cũng là một
nguyên nhân thường gặp do bị đánh, đấm vào tai bằng tay
không hoặc bằng dụng cụ, một số khác do bị chém vào tai bằng
dao, mã tấu…, đặc biệt còn có một vài trường hợp bị CTTN do bị
động vật cắn hay người cắn trong lúc đánh nhau. Những trường
hợp chấn thương này thường có liên quan đến vấn đề pháp lý


nên bệnh nhân thường khai không đúng sự thật và ít tuân thủ
theo đúng yêu cầu điều trị và tái khám của bác sỹ.
Tổ chức Y tế Thế giới năm 2002 đã đưa ra dự đoán chấn
thương do tai nạn giao thông và bạo lực sẽ tăng một cách
mạnh mẽ cho tới những năm 2020. Do đó, đây là một trong
những mối lo ngại cho cộng đồng và ngành y tế.
6. Tai nạn hỏa khi


Nguyên nhân này gặp nhiều trong thời chiến do sát thương
của mảnh đạn, mảnh bom, mìn… Tuy nhiên, trong thời bình
cũng có thể gặp khi bộ đội diễn tập, ở những công trình có
dùng đến thuốc nổ, vô tình dẫm phải mìn trong chiến tranh còn
sót lại…
7. Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân này có thể là biến chứng mổ tai, tự sát
hay không rõ nguyên nhân (theo nghiên cứu của Phạm Xuân
Phụng có 58% CT tụ dịch VT không rõ nguyên nhân)... Tuy
nhiên, chúng chiếm tỷ lệ rất thấp trong CTTN.
IV. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
1. Rách, đứt, giập vành tai
1.1. Lâm sàng
- Đau, chảy máu, sưng nề, biến dạng vành tai.
- Có vết thương trên vành tai. Các vết thương này có thể là
vết thương xây xát da, rách da lộ sụn, vết thương xuyên, thiếu
hổng vành tai, vết thương đứt rời một phần hoặc vết thương đứt
lìa vành tai hoàn toàn. Các vết thương đứt lìa vành tai hoàn
toàn thường kéo theo đứt lìa ống tai.


Hình 2. Rách, đứt, giập vành tai.
1.2. Biến chứng
- Viêm sụn màng sụn.
- Hoại tử sụn.
2. Tụ máu, tụ huyết thanh vành tai
Tụ dịch vành tai thường do những chấn thương nhẹ như
đánh vật vào vành tai, gối đầu vào gỗ… Những chấn thương kín
vào VT gây vỡ các mạch máu nhỏ chạy xuyên qua các khe và lỗ

thủng nhỏ của sụn VT, làm chảy máu và thanh dịch khu trú
giữa màng sụn và sụn. Do đó, làm bóc tách da và lớp màng sụn
ra khỏi sụn và gây gián đoạn sự cấp máu đến sụn. Tụ dịch VT
cũng có thể tự phát do rối loạn tuần hoàn của mạch máu, nhất
là ở những người già hoặc người suy nhược.
2.1. Lâm sàng
- Không có (hoặc có rất mơ hồ) các dấu hiệu báo trước.
Bệnh phát hiện tình cờ khối tụ máu vành tai do sờ tai hoặc soi
mặt chải tóc.
- Vành tai thường không đau hoặc đau ít, chỉ cảm giác khó
chịu hoặc ngứa ở vành tai, đau tăng khi có sự nhiễm trùng hoặc
vỡ rách khối u.
- Có khối u có bề mặt tròn, phồng lên dạng bán cầu hoặc
chỏm cầu, đều, nhẵn, căng mọng, màu da đỏ bầm hoặc tím


xanh hoặc bình thường; sờ khối u thấy mềm, nắn bùng nhùng;
vị trí thường ở mặt trước và 1/3 trên vành tai.

Hình 1.7. Tụ máu vành tai sau chấn thương.
2.2. Tiến triển
Tụ máu vành tai có nhiều diễn biến khác nhau. Nếu là u
nhỏ bằng đầu ngón
út (≈ 1cm), nó sẽ tan đi sau một vài tuần (7 - 14 ngày) và để lại
một vành tai dày cộp ở chỗ u cũ. Với khối máu tụ lớn bằng ngón
chân cái (≈ 2,5 - 3cm), nó cũng có thể tan được nhưng vành tai
sẽ bị méo mó và biến dạng.
2.3. Biến chứng
Trong một số trường hợp u máu vành tai có thể bị nhiễm
trùng gây viêm màng sụn dẫn đến hoại tử sụn mà sau khi điều

trị tích cực vẫn để lại di chứng co dúm vành tai. Đây một biến
chứng rất nặng nề về mặt thẩm mỹ.
3. Rách, đứt, vỡ ống tai ngoài
Chấn thương ống tai có thể do tai nạn, do ngoáy tai, lấy dị
vật tai bằng vật sắc nhọn hoặc khi cằm đập vào vật cứng làm
lồi cầu khớp thái dương - hàm đánh mạnh vào xương nhĩ có thể
gây ra vỡ xương nhĩ, rách da ÔT, hẹp ÔT.
3.1. Lâm sàng


- Đau tai, ù tai, sưng nề, chảy máu ống tai ngoài.
- Nghe kém: tùy trường hợp chỉ có tổn thương ÔT hay tổn
thương phối hợp với tai giữa và tai trong mà có nghe kém dẫn
truyền hay nghe kém hỗn hợp.
- Có vết thương xây xát, rách da lộ sụn, đứt một phần hay
hoàn toàn da và sụn ống tai.
- Có thể có hẹp ống tai ngoài một phần hoặc hoàn toàn.
- Phim Schuller và CT scan xương chũm có thể thấy hình
ảnh vỡ xương nhĩ, hẹp ống tai ngoài.
3.2. Biến chứng
- Viêm ống tai ngoài.
- Sẹo hẹp ống tai.
4. Bỏng tai ngoài
Theo Jordan J. R. (2006), bỏng tai ngoài gặp trong hơn 90%
các trường hợp bỏng vùng đầu mặt cổ. Bỏng tai ngoài thường
do tiếp xúc trực tiếp với môi trường nóng (nước sôi, lửa…) hoặc
lạnh (băng giá...) hay các tác nhân khác như điện hay các chất
ăn mòn (acid, base).
4.1. Lâm sàng
- Đau, sưng nề vùng tai, có thể có ù tai, nghe kém.

- Chảy dịch huyết thanh, chảy máu tai ngoài.
- Tổn thương lớp da tai ngoài nông hoặc sâu.
4.2. Phân độ bỏng tai ngoài
Theo Võ Ngọc Hoàn (2007) có thể phân độ bỏng tai ngoài
như sau:
 Do lạnh cóng (Frosbite): lâm sàng thể hiện theo các mức độ
sau:
- Độ 1: Tím da do co thắt mạch.


- Độ 2: Thiếu máu cục bộ với sự hình thành những bóng
nước.
- Độ 3: Hoại tử mô sâu.
 Do nóng và các tác nhân khác: lâm sàng thể hiện theo các mức
độ sau:
- Độ 1: Chỉ tổn thương lớp thượng bì. Vành tai đỏ, ấm, đau
khi sờ.
- Độ 2: Tổn thương lớp thượng bì và một phần lớp bì.
- Độ 3: Tổn thương toàn bộ lớp thượng bì và lớp bì, lộ sụn
vành tai - ống tai, xương ống tai ngoài.
4.3. Biến chứng
- Viêm sụn, hoại tử sụn tai ngoài do nhiễm trùng vết thương
bỏng.
- Sẹo hẹp ống tai.
5. Các chấn thương phối hợp khác
Tai là một bộ phận nằm nhô ra hai bên đầu nên rất dễ bị va
chạm. Tùy theo nguyên nhân, cường độ của lực tác động và
hướng của lực tác động mà tổn thương có thể là CT tai ngoài
đơn thuần hoặc kèm theo các chấn thương khác như CT sọ não,
vỡ xương đá, CT hàm mặt , CT mắt, CT tứ chi, đa chấn thương…

V. ĐIỀU TRỊ
Trước hết, cần đánh giá các tình huống nguy hiểm liên quan
đến tính mạng như: tắc đường thở, ngừng tim, đứt mạch máu
lớn, chấn thương cột sống cổ, chấn thương sọ não… Sau đó,
tiếp tục điều trị cấp cứu theo các chuyên khoa ưu tiên như
ngoại thần kinh, mắt, răng hàm mặt và tai mũi họng phối hợp
điều trị.


Tai ngoài là nơi giàu mạch máu, thần kinh và có liên quan
với các cơ quan vùng đầu mặt nên các chấn thương tai ngoài
cần được điều trị chống nhiễm trùng với kháng sinh, tiêm SAT
phòng uốn ván và giảm đau.
1. Rách, đứt, giập vành tai
* Nguyên tắc:
- Lau sạch vết thương. Lấy sạch dị vật nếu có. Cắt lọc mô
hoại tử hết sức tiết kiệm vì vành tai có tuần hoàn phong phú
mà da lại bám chặt vào sụn, khó trượt .
- Khâu kỹ từng lớp và đảm bảo phủ kín sụn. Vì những vết
thương đứt rách vùng đầu mặt được cung cấp máu tốt nên có
thể khâu kín sớm trong kỳ đầu trong 2 - 3 ngày đầu (ưu tiên
“thời gian vàng” < 8 giờ).
- Băng ép.
* Chú y: nếu đứt rời một phần hay toàn bộ vành tai nên đưa
bệnh nhân đến bệnh viện ngay với phần tai đứt (ngâm trong
nước muối sinh lý lạnh, vô trùng) miễn là thời gian từ lúc chấn
thương đến lúc phẫu thuật không quá 2 giờ.
* Kỹ thuật điều trị vành tai bị sứt:
- Những tổn thương có mất chất nhỏ ở gờ và rãnh luân nhĩ,
các tác giả thường cắt hình chêm rồi khâu lại. Theo Jordan J. R.

(2006), nếu gờ luân nhĩ có vết sứt hình chữ “V” ở mép của vành
tai thì có thể được sửa bằng tạo hình chữ “Z”. Theo Mascio D.
D. (2004), với

những khuyết gờ luân nhĩ rộng >2,5 cm mà

không mất sụn và rãnh luân nhĩ nhiều thì tốt hơn nên tái tạo lại
vành tai bằng ghép vạt da hình ống của vùng da sau trên tai.
- Phương pháp Lexer: xén bờ chỗ sứt theo hình nét chấm
gạch rồi khâu ghép hai bờ lại.


Hình 3. Phẫu thuật vành tai theo phương pháp Lexer.
- Phương pháp Michelson: áp dụng cho vết sứt nhỏ mà
không thể kéo hai bờ lại gần nhau được.
+ Thì một: lóc vạt A ở mặt trước vành tai phía dưới chỗ sứt
(hình 4a). Lật 1800 lên phía trên theo hướng mũi tên để tạo mặt
sau của miếng vá.
+ Thì hai: lóc vạt da B ở mặt sau vành tai phía trên chỗ sứt
(hình 4b). Lật 1800 xuồng phía dưới theo hướng mũi tên để tạo
mặt trước của chỗ vá.
+ Thì ba: kéo vạt A lên khâu lát vào chỗ cũ của vạt B. Rồi
kéo vạt B xuống khâu lát vào chỗ cũ của vạt A (hình 4c). Kết
quả cuối cùng: hình 4d.

(a)

(b)

(c)


(d)
Hình 4. Phẫu thuật vành tai theo phương pháp Michelson.
- Những thương tổn làm chẻ đôi dái tai, cần phải cắt xén vết
thương thành hình chữ “V” cân xứng, bờ sắc thẳng, có thể dùng


dao phá nhẹ lớp dưới da cách mép da khoảng 1 mm để tránh
để lại sẹo lồi. Khâu vết thương đã sửa bằng các mũi chỉ đơn
giản.
- Những thương tổn có mất chất nhiều, khuyết lớn, cần tiến
hành ghép da tự thân bằng một vạt da sau tai hoặc vùng cổ
bên tương đồng có chân nuôi ở phía trên. Vạt có chiều dài và
chiều rộng lớn hơn tổn khuyết thực 1 - 2 mm, xoay vạt đóng kín
diện khuyết. Đóng kín vùng khuyết da đã lấy bằng vạt da xê
dịch.
- Những thương tổn lớn với khuyết ở 2/3 trên vành tai,
chúng ta có thể dùng khung sụn sườn làm giá đỡ để tạo hình
vành tai. Phẫu thuật này cần được tiến hành hai thì.

Hình 5. Khung sụn vành tai làm từ sụn sườn 6, 7.
2. Rách, đứt, vỡ ống tai ngoài
* Nguyên tắc:
- Lau sạch vết thương. Lấy sạch dị vật nếu có.
- Cắt lọc mô hoại tử. Khâu kỹ từng lớp đảm bảo che kín sụn
ống tai.
- Cố định bằng bấc hoặc Merocel có tẩm thuốc kháng sinh
hoặc ống nhựa để đề phòng hẹp ống tai ngoài.
* Kỹ thuật điều trị chít hẹp ống tai:



- Phương pháp Kilof: áp dụng cho trường hợp chít hẹp nong
cửa ống tai.
+ Thì một: rạch da ngoài ống tai. Dùng mũi dao nhọn rạch
ba đường đi qua lỗ chít hẹp chia da cửa ống tai thành sáu múi
đều nhau (hình 6a).

(a)

(b)

Hình 6. Phẫu thuật hẹp ống tai ngoài theo phương pháp Kilof.
+ Thì hai: bóc da: lần lượt lóc da của từng múi kéo ra phần
rìa, để lộ toàn phần khối xơ.
+ Thì ba: lấy bỏ tổ chức xơ: dùng dao mũi nhọn và kéo
nhỏ cắt bỏ đi khối tổ chức xơ cho tới khi đạt độ rộng tốt của cửa
ống tai (hình 6b).
+ Thì bốn: khâu da ống tai: dùng chỉ loại nhỏ khâu ép từng
múi da lát vào thành của ống tai mới tái tạo, các đầu dây chỉ đi
xuyên qua tổ chức sau tai và buộc vào da vùng sau tai.
Kết thúc: cuối cùng đặt một ống cao su tạo sức nong to của
ống tai mới tái tạo. Sau 10 ngày cắt chỉ.
- Phương pháp Osenat - Ramadier: áp dụng cho trường hợp
hẹp sâu cả cửa ống tai và trong ống tai.
+ Thì một: rạch da sau tai như trong phẫu thuật mở khoét
chũm. Rạch xuống


tận xương, bóc tách cốt mạc tới cửa ống tai để làm lộ toàn bộ
đoạn chít hẹp của cửa ống tai. Cắt bỏ hết chỗ chít hẹp để tái

tạo một cửa ống tai rộng (hình 7a).
+ Thì hai: tiếp tục bóc tách đi sâu vào trong ống tai bộc lộ
các phần mềm, cắt
bỏ hết tổ chức làm chít hẹp. Nếu lỗ chít hẹp bao gồm cả xương
thì dùng đục, thìa nạo, mũi khoan để bỏ đi. Kết quả tạo một ống
tai thông tới màng nhĩ.
+ Thì ba: tạo một làn da lát vào hố mổ nhằm không cho xơ
sẹo tái phát sẽ chít hẹp trở lại. Cắt lọc một vạt da hình chữ nhật
ở phía sau tai vùng chũm, vạt da có chân cuống (hình 7a). Vạt
da này sẽ được cuộn tròn lại và lát vào ÔT, mép phía ngoài
được khâu cố định vào quanh cửa ÔT bằng vài nút chỉ nhỏ (hình
7b).

(a)

(b)

Hình 7. Phẫu thuật hẹp ống tai ngoài
theo phương pháp Osenat – Ramadier.
+ Thì bốn: khâu liền hai mép da sau tai. Đặt một đoạn
mèche trong ÔT. Sau 3 tuần, cắt đứt chân cuống của vạt da và
khâu sửa lại cuối cùng vết rạch phía sau tai.
3. Tụ máu, tụ huyết thanh vành tai


- Nếu thương tổn nhẹ, u máu còn nhỏ, chỉ cần băng ngoài
ép chặt lại và chườm lạnh tại chỗ khoảng 2 - 3 ngày để tránh
tái tụ dịch. Đồng thời, cho kháng sinh phổ rộng kèm theo thuốc
kháng viêm toàn thân.
- Nếu thương tổn lớn, một số tác giả cho rằng nên hút máu

tụ bằng kim chọc lớn trong điều kiện vô khuẩn và băng ép
trong 24 giờ rồi kiểm tra lại VT. Tuy nhiên, hiện nay phương
pháp này ít được dùng vì dễ tái phát, dễ gây bội nhiễm dẫn đến
viêm sụn; nên rạch rộng ở dọc bờ trước luân nhĩ và lấy sạch mô
hoại tử bằng curette. Khâu ép và ép khoang máu tụ lại bằng
gạc cuộn nhằm ép chặt màng sụn với sụn vành tai để tránh tụ
máu tái phát. Hằng ngày thay băng vô khuẩn, theo dõi tiến
triển, dùng kháng sinh liều cao, kháng viêm. Cắt bỏ chỉ sau 7
ngày.
- Nếu có viêm màng sụn phát mủ, cần rạch rộng da mở to
túi mủ, nạo hết các tổ chức viêm và sụn chết, đặt ống dẫn lưu
hố mổ. Băng ép. Cho kháng sinh với kháng viêm toàn thân, đặc
biệt cảnh giác với Pseudomonas rất thường có trong các viêm
sụn phát mủ vành tai.
Theo Godley F. A. (2003), để băng ép trong những trường
hợp tụ máu vành tai, chúng ta có thể dùng một dải băng dán
linh hoạt bằng silicon cho vành tai. Đây là một vật liệu dễ uốn,
dễ dát mỏng, có thể dính chặt vào vành tai với áp lực vừa phải,
phù hợp với hình dáng vành tai và có tính thẫm mỹ. Vật liệu
này còn có thể dùng cho những thủ thuật hoặc chỉnh hình nhỏ ở
da vành tai như mổ keloid, dẫn lưu tụ máu và sửa chữa những
chấn thương vành tai nhỏ, vạt ghép da nhỏ….


Hiện nay, tại bệnh viện Trung ương Huế còn điều trị tụ máu,
tụ huyết thanh vành tai và viêm sụn - màng sụn vành tai bằng
quang trị liệu pháp laser bán dẫn với liệu trình: 1 ngày/1 lần/20
phút x 20 lần/đợt và phối hợp với điều trị chống nhiễm trùng.
4. Bỏng tai ngoài
4.1. Do lạnh cóng

- Làm ấm bằng gạc ấm từ 38 oC - 42oC cho đến khi vành tai
ấm lại.
- Băng vô trùng (không được băng ép).
- Kháng sinh dự phòng, thuốc giãn mạch, có thể ức chế
hạch sao tuỳ độ trầm trọng của chấn thương. Luôn giữ tai bệnh
được giữ khô, sạch.
4.2. Do nóng và các tác nhân khác
Trước hết, cần lấy hết tác nhân bỏng, tẩy rửa nhẹ nhàng,
tránh tạo sức ép và cởi bỏ khuyên tai (nếu có).
Xử trí theo mức độ tổn thương:
-

Độ 1: theo dõi.
- Độ 2, 3: cần điều trị để tránh biến chứng viêm sụn và hoại
tử sụn, dẫn đến mất chất sụn thường gặp trong bỏng sâu.
Đối với bỏng nông thì để hở vết thương, rửa sạch vết
thương rồi bôi mỡ sulfamit. Khi có lớp vảy cứ để nguyên vì
chúng có tác dụng bảo vệ da, chỉ cần bôi thuốc mỡ cho vảy
mềm và chúng sẽ rụng ra.
Đối với bỏng sâu, dùng các thuốc gây rụng hoại tử bỏng.
Phẫu thuật cắt bỏ hoại tử chỉ được tiến hành khi ranh giới phần
lành và phần hoại tử đã rõ ràng, khi cắt phải tiết kiệm bảo vệ
các phần lành. Thường chỉ thực hiện từ ngày thứ 10 - 14. Sụn bị
lộ ra nên được che phủ lại với mô có mạch máu để tránh bị


viêm sụn, hoại tử sụn; sụn thường được phủ bằng cách ghép da
tự thân, tranh thủ ghép da sớm ở tuần thứ 3 - 4 sau bỏng.
Chăm sóc vết thương cẩn thận, tránh băng ép.
Nếu có dấu hiệu của viêm mủ sụn vành tai cần kịp thời rạch

dẫn lưu mủ, nạo bỏ các tổ chức hoại tử và đặt gạc tẩm kháng
sinh.
Nếu có tổn khuyết VT sau bỏng thì tiến hành phẫu thuật tạo
hình VT 6 tháng sau khi lành vết thương (trẻ em sẽ được phẫu
thuật khi đến tuổi trưởng thành).
VI. BIẾN CHỨNG SAU ĐIỀU TRỊ
- Nhiễm trùng vết thương gây ra viêm sụn màng sụn, huỷ
hoại sụn, viêm mô tế bào loa tai, viêm ống tai ngoài, nặng nề
hơn có thể gây viêm tai ngoài ác tính (thường gặp ở bệnh nhân
đái tháo đường và suy giảm miễn dịch). Vi khuẩn thường gặp
nhất trong viêm sụn màng sụn VT và viêm ÔT cấp là
Pseudomonas aeruginosa (> 40%), ngoài ra còn có các loại cầu
khuẩn gram (+) và vi khuẩn tiêu hoá gram (-). Viêm mô tế bào
loa tai lại thường do vi khuẩn gram (+) như: Staphylococcus,
Streptococcus.
- Sẹo vành tai xấu: bề mặt da vành tai không còn hình thái
như ban đầu, da vành tai dày, sần sùi, độ lồi lõm vành tai
không rõ.
- Biến dạng vành tai: Chấn thương VT gây nhiễm trùng sụn,
tụ dịch dưới màng sụn không được điều trị sẽ dẫn đến sự tiêu
huỷ sụn, tạo mô liên kết, canxi hoá thứ phát làm cho vành tai
biến dạng như bông cải hoặc tai mèo.
- Sẹo ống tai ngoài gây hẹp một phần hay hẹp hoàn toàn
ống tai ngoài, bệnh nhân có thể có nghe kém, ù tai.


Hình 8. Viêm màng sụn vành tai cấp
và biến dạng vành tai như bông cải.

Hình 9. Chít hẹp cửa ống tai ngoài và hẹp ÔT sau chấn thương.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×