Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM TẠI VIỆN KHOA HỌC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.66 KB, 51 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lí do viết báo cáo........................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2
6. Bố cục của báo cáo......................................................................................3
NỘI DUNG BÁO CÁO.......................................................................................4
CHƯƠNG I: HỆ THỐNG LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ
VIỆC LÀM VÀ KHÁI QUÁT VỀ VIỆN KHOA HỌC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ4
1.1. Hệ thống lí luận về công tác xác định vị trí việc làm...............................4
1.1.1. Khái niệm cơ bản..................................................................................4
1.1.2. Nguyên tắc, căn cứ về công tác xác định vị trí việc làm.......................5
1.1.2.1. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm...................................................5
1.1.2.2. Căn cứ xác định vị trí việc làm..........................................................5
1.1.3. Phân loại vị trí việc làm........................................................................6
1.1.4. Các bộ phận tạo thành vị trí việc làm....................................................6
1.1.5. Phạm vi, phương pháp xác định vị trí việc làm....................................7
1.1.5.1. Phạm vi áp dụng vị trí việc làm.........................................................7
1.1.5.2. Phương pháp xác định vị trí việc làm................................................7
1.1.6. Mục đích, ý nghĩa của việc xác định vị trí việc làm.............................9
1.1.6.1. Mục đích............................................................................................9
1.1.6.2. Ý nghĩa...............................................................................................9
1.2. Khái quát về Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ.....................................11
1.2.1. Giới thiệu chung..................................................................................12
1.2.1.1. Lịch sử phát triển.............................................................................12
1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức.................................................................................14
1.2.1.3. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn..................................................18



1.2.1.4. Cơ sở vật chất, trang thết bị.............................................................19
1.2.2. Nội dung hoạt động của đơn vị...........................................................20
1.2.3. Những thành tựu khoa học - công nghệ..............................................21
1.2.3.1. Các thành tựu nghiên cứu khoa học.................................................22
1.2.3.2. Các thành tựu nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại vào thực tiễn...23
1.2.3.3. Các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành........................25
1.2.3.4. Hợp tác quốc tế................................................................................26
1.2.3.5. Đào tạo Tiến sĩ.................................................................................27
1.2.4. Nguồn nhân lực...................................................................................27
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM
TẠI VIỆN KHOA HỌC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ............................................29
2.1. Thực trạng nguồn nhân lực tại Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ.........29
2.1.1. Diễn biến biên chế...............................................................................29
2.1.2. Thực trạng cơ cấu nhân lực.................................................................30
2.2. Những yếu tố tác động đến việc xác định vị trí việc làm trong Viện.....31
2.3. Công tác xác định vị trí việc làm tại Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ31
2.3.1. Xác định vị trí việc làm.......................................................................31
2.3.1.1. Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành.......31
2.3.1.2. Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp................33
2.3.1.3. Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ............................33
2.3.2. Xác định số lượng người làm việc......................................................34
2.3.3. Xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp....................35
2.3.4. Danh mục vị trí việc làm của Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ........37
2.4. Đánh giá chung......................................................................................41
2.4.1. Một số ưu điểm, thuận lợi...................................................................41
2.4.2. Một số khó khăn, hạn chế...................................................................42
2.3.3. Nguyên nhân.......................................................................................44
KẾT LUẬN........................................................................................................46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................47



DANH MỤC BẢNG
ST

Bảng

Nội dung

T
1
2

Bảng 2.1 Số người làm việc theo vị trí việc làm
Bảng 2.2 Bảng danh mục vị trí việc làm

Trang
34
37


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do viết báo cáo
Đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức nhằm hướng tới việc xây dựng
một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả,
trong đó xây dựng vị trí việc làm trong cơ quan hành chính là một nội dung lớn,
cốt lõi, xuyên suốt trong chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Đây là tiền đề
lớn để thực hiện chuyển đổi phương pháp quản lý nguồn nhân lực trong bộ máy
Nhà nước từ mô hình chức nghiệp hiện tại sang mô hình vị trí việc làm với
nhiều tính ưu việt.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh cải cách hành
chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước khi đánh giá về
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức khẳng định: Chúng ta chưa định rõ chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chức danh, tiêu chuẩn cho từng cán bộ, công
chức trong từng cơ quan hành chính, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ, công
chức vẫn còn khá phổ biến. Trong 10 nhóm chủ trương và giải pháp được nêu
trong Nghị quyết, nhóm giải pháp về tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công
chức nêu giải pháp đầu tiên là “Xác định rõ vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức
danh công chức trong từng cơ quan của Nhà nước để làm căn cứ tuyển dụng và
bố trí sử dụng cán bộ, công chức”, trong đó đối với các cơ quan nhà nước: “Trên
cơ sở xây dựng chức danh, tiêu chuẩn, vị trí việc làm và cơ cấu công chức, từng
cơ quan nhà nước rà soát lại đội ngũ công chức, đối chiếu với tiêu chuẩn để bố
trí lại cho phù hợp”.
Xác định vị trí việc làm là bảng mô tả công việc, khung năng lực của việc
làm cụ thể của từng vị trí. Là căn cứ để cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền
thực hiện việc đánh giá một cách chính xác, khách quan, công bằng đối với nhân
viên. Qua đó, khẳng định và phân biệt được đúng người làm tốt và người làm
chưa tốt. Từ đó xác định được bao nhiêu vị trí việc làm của đơn vị tương ứng
với số người cần thiết. Thông qua đó phát hiện, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ
người tài, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo được minh bạch, công khai.
Là một sinh viên hiện đang kiến tập tại Văn phòng của Viện Khoa học Đo
1


đach và Bản đồ, với nhận thức: Việc thực hiện thành công hay thất bại các nghị
quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều phụ thuộc
rất lớn vào đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt của Viện. Thực tế
bảng mô tả vị trí công việc được ví như một công thức chuẩn để chấm điểm
công chức. Bởi tính hiệu quả của bản mô tả là thước đo định lượng về chất
lượng mà không dựa trên sự bằng lòng hay qua những yếu tố khác. Điều này sẽ

tạo điều kiện cho người quản lý giao việc cho công chức một cách chính xác
hơn, hiệu quả hơn. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Thực trạng công tác xác định vị trí
việc làm tại Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ” làm tiểu luận báo cáo kiến tập.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lí luận về công tác xác định vị trí việc làm
tại Viện.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác xác định vị trí việc làm tại Viện
qua các năm qua.
- Trong Viện có bao nhiêu vị trí và ứng với mỗi vị trí cần bao nhiêu người
làm việc để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của Viện.
3. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề về công tác xác định vị trí việc làm tại Viện Khoa học Đo
đạc và Bản đồ.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ.
Về thời gian: Số liệu khảo sát nghiên cứu từ năm 2011 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Bằng cách nghiên cứu lý thuyết về xác
định vị trí việc làm cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp điều tra khảo sát: Phương pháp này thu thập số liệu bằng
bảng câu hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để thu
thập thông tin về môi trường, các chính sách và ý kiến của lãnh đạo về công tác
xác định vị trí việc làm tại Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ.
2


6. Bố cục của báo cáo
Ngoài phần lời mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bài
tiểu luận được chia thành 2 chương:

Chương I: Hệ thống lí luận chung về công tác xác định vị trí việc làm và
khái quát về Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ.
Chương II: Thực tiễn công tác xác định vị trí việc làm tại Viện Khoa học
Đo đạc và Bản đồ.

3


NỘI DUNG BÁO CÁO
CHƯƠNG I: HỆ THỐNG LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH
VỊ TRÍ VIỆC LÀM VÀ KHÁI QUÁT VỀ VIỆN KHOA HỌC ĐO ĐẠC
VÀ BẢN ĐỒ
1.1. Hệ thống lí luận về công tác xác định vị trí việc làm
1.1.1. Khái niệm cơ bản
Vị trí việc làm là một trong số các hệ thống công chức trên thế giới. Theo
các kết quả nghiên cứu đã đƣợc phổ biến thì có nhiều hệ thống công vụ khác
nhau nhƣ: chức nghiệp, việc làm, cán bộ, phối hợp. Quốc gia tiêu biểu cho
nghiên cứu và áp dụng chế độ vị trí việc làm trong quản lý, sử dụng công chức
là Mỹ, Úc, Đức, Pháp…;
Vị trí việc làm là biện pháp quản trị nhân sự. Biện pháp quản trị nhân lực,
vị trí việc làm giúp nhà quản lý xác định tính chất, quy trình thực hiện công việc
và các yêu cầu đối với ngƣời thực hiện công việc để từ đó xác định số lượng,
chất lượng nhân lực cần và đủ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ;
Vị trí việc làm là một quy phạm pháp luật. Điều này được thể hiện trong
khoản 3 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức và Điều 7 Luật Viên chức.
Theo Khoản 3 điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đưa vào quy định
và định nghĩa về vị trí việc làm: “Là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ
cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ
quan, tổ chức, đơn vị từ việc tuyển dụng, bố trí sử dụng, nâng ngạch, đề bạt, bổ
nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá...”.

Tại Khoản 1, điều 7 của Luật Viên chức có ghi: "Vị trí việc làm là công
việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương
ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện
việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập”.
Theo George T.Milkovich và John W.Boudreau trong “Quản trị nguồn
nhân lực”: “Vị trí việc làm là biện pháp quản trị nhân sự. Là biện pháp quản trị
nhân lực, vị trí việc làm giúp nhà quản lý xác định tính chất, quy trình thực hiện
4


công việc và các yêu cầu đối với người thực hiện công việc để từ đó xác định số
lượng, chất lượng nhân lực cần và đủ cho quá trình thực hiện nhiệm vụ.” (NXB
Thống kê, năm 2002).
Xác định vị trí việc làm không chỉ đơn giản là một bản mô tả công việc
của các cơ quan, tổ chức mà để xây dựng nó còn gắn với nhiều vấn đề khác như
việc quy định chức năng, nhiệm vụ của một đơn vị, việc đánh giá công chức,
việc xác định ngạch công chức và các chức danh lãnh đạo quản lý… Chưa kể tới
hệ thống khái niệm, lý luận cũng như phương pháp thực hiện còn quá mới mẻ,
chưa thống nhất, chưa đủ căn cứ khoa học, việc triển khai xác định vị trí việc
làm còn phụ thuộc không nhỏ vào nhận thức, ý chí chủ quan và quyết tâm của
những người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
1.1.2. Nguyên tắc, căn cứ về công tác xác định vị trí việc làm
1.1.2.1. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm
Vị trí việc làm phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch và phù hợp với
điều kiện thực tiễn.
Mỗi vị trí việc làm luôn gắn với một chức danh ngạch công
chức nhất định. Đối với vị trí việc làm là lãnh đạo, quản lý thì có thêm chức
danh lãnh đạo, quản lý.

Phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý công chức.
Các vị trí việc làm trong Đề án được xây dựng từ công đoàn cấp trên trực
tiếp cơ sở trở lên.
1.1.2.2. Căn cứ xác định vị trí việc làm
Vị trí việc làm được xác định dựa trên những căn cứ như:
Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ
quan, tổ chức, đơn vị được cấp có thẩm quyền ban hành;
Tính chất, đặc điểm, yêu cầu công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
Mức độ phức tạp, quy mô công việc;
Phạm vi và đối tượng phục vụ, quản lý;
5


Quy trình, thủ tục quản lý hoặc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp
vụ theo quy định của pháp luật;
Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng
dụng công nghệ thông tin;
Vị trí địa lý;
Tính chất, quy mô, cơ cấu dân số;
Tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa;
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội;
Tình hình an ninh - trật tự;
Thực trạng bố trí, sử dụng đội ngũ công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
1.1.3. Phân loại vị trí việc làm
Vị trí việc làm được phân loại theo các nhóm như:
Vị trí việc làm do một người đảm nhận (ví dụ: người đứng đầu các cơ
quan, tổ chức, đơn vị);
Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận (ví dụ: cấp phó của người đứng
đầu; các công việc thực thi, thừa hành; công việc hoạt động nghề nghiệp…);
Vị trí việc làm kiêm nhiệm (ví dụ: thủ quỹ kiêm văn thư…).

Ngoài cách phân loại trên còn có phân loại khác đối với vị trí việc làm,
cụ thể là:
Nhóm các vị trí lãnh đạo, quản lý (Với các chức danh như: Hiệu trưởng,
Giám đốc, Viện trưởng; trưởng, phó các khoa, phòng, ban…);
Nhóm các vị trí thực thi, thừa hành (Với các chức danh như: chuyên viên,
giảng viên, bác sĩ, nghiên cứu viên…);
Nhóm các vị trí hỗ trợ, phục vụ (ví dụ: bảo vệ, lái xe...).
1.1.4. Các bộ phận tạo thành vị trí việc làm
Có bốn bộ phận chính tạo thành vị trí việc làm đó là:
Chức vị (office and position): Tên gọi vị trí việc làm.
Chức trách (responsibility of one’s office): Nhiệm vụ và quyền hạn mà
người đảm nhiệm vị trí việc làm phải thực hiện.
Tiêu chuẩn (standard): Yêu cầu về trình độ, kỹ năng chuyên môn mà
6


người đảm nhiệm vị trí việc làm phải đáp ứng.
Tiền lương (salary): Theo lý thuyết về vị trí việc làm thì tiền lương được
trả tương xứng với chức vị, chức trách, tiêu chuẩn của người đảm nhiệm công
việc. Điều này thể hiện rõ nét trong khu vực kinh doanh, do vậy tiền lương được
xác định là bộ phận chính của vị trí việc làm.
Ngoài các bộ phận trên, còn có các bộ phận hợp thành khác như chế độ áp
dụng đối với những vị trí việc làm đặc biệt (yêu cầu chức trách, tiêu chuẩn và
phụ cấp được hưởng) hoặc các điều kiện đảm bảo thực hiện nhiệm vụ (nơi làm
việc, trang thiết bị, phối hợp thực hiện.v.v…).
1.1.5. Phạm vi, phương pháp xác định vị trí việc làm
1.1.5.1. Phạm vi áp dụng vị trí việc làm
Là biện pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nên vị trí việc
làm có thể áp dụng đối với các tổ chức cả trong khu vực công và tư.
Tất nhiên do tính chất, mục đích hoạt động của các tổ chức trong hai khu

vực này khác nhau nên cách thức, phương pháp, quy trình áp dụng cũng như tên
gọi, chức trách, tiêu chuẩn, tiền lương v.v. của vị trí việc làm giữa các tổ chức
trong hai khu vực công và tư cũng không giống nhau (ví dụ: yêu cầu về kỹ năng
nghiệp vụ của kế toán đơn vị sự nghiệp công lập không thể giống như đối với kế
toán của doanh nghiệp và theo đó chế độ tiền lương không như nhau).
1.1.5.2. Phương pháp xác định vị trí việc làm
Phương pháp xác định vị trí việc làm và những nội dung yêu cầu của phân
tích công việc được cụ thể hóa như sau:
- Bước 1: Thống kê công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
đơn vị.
- Bước 2: Phân nhóm công việc.
- Bước 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng.
- Bước 4: Thống kê, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ công chức.
- Bước 5: Xác định bảng danh mục vị trí việc làm cần thiết của đơn vị.
- Bước 6: Xây dựng bản mô tả công việc của từng vị trí việc làm.
- Bước 7: Xây dựng khung năng lực của từng vị trí việc làm.
7


- Bước 8: Xác định chức danh nghề nghiệp tƣơng ứng với danh mục vị trí
việc làm cần thiết.
Cho đến nay, phương pháp được nhiều tài liệu nhắc đến trong việc xác
định vị trí việc làm là phân tích công việc.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy do đối tượng phân tích được chia nhỏ
thành nhiều nhóm khác nhau nên cũng hình thành những tên gọi cụ thể, khác
nhau của phương pháp xác định vị trí việc làm. Ví dụ: nhiệm vụ của cơ quan, tổ
chức, đơn vị được phân thành hai nhóm là những nhiệm vụ thường xuyên (tính
ổn định của nhiệm vụ tương đối cao) và những nhiệm vụ bổ sung, đột xuất
(nhiệm vụ phát sinh mới trong quá trình thực hiện chức năng của cơ quan, tổ
chức, đơn vị hoặc do cấp trên ủy thác); theo đó có phương pháp phân tích truyền

thống (áp dụng với nhóm các nhiệm vụ thường xuyên) và phương pháp phân
tích mở rộng nhiệm vụ (áp dụng đối với những nhiệm vụ bổ sung, đột xuất).
Tính hợp lý của vấn đề là ở chỗ, nếu các nhiệm vụ bổ sung, đột xuất nhiều đến
mức mà những người đang đảm nhiệm vị trí việc làm hiện có không đảm nhiệm
được thì phải bổ sung vị trí việc làm mới với hình thức pháp lý là hợp đồng lao
động có thời hạn. Đây chính là ưu điểm của chế độ vị trí việc làm (tính linh hoạt
trong sử dụng nhân lực lao động) so với chức nghiệp. Cũng qua nghiên cứu cho
thấy công cụ, quy trình thực hiện phân tích công việc được xác định, phân chia
không giống nhau. Ví dụ: các nước Anh, Mỹ sử dụng công cụ để phân tích công
việc là bảng câu hỏi với quy trình thực hiện gồm 6 bước; một số nước châu Âu
như Thụy Điển, Hà Lan.v.v... sử dụng phối hợp giữa bảng câu hỏi với các công
cụ khác như nhật ký công tác, quan sát, phỏng vấn và chia quy trình thực hiện
phân tích công việc thành các giai đoạn, trong mỗi giai đoạn lại phân thành các
bước khác nhau (ví dụ: quy trình phân tích công việc được chia thành các giai
đoạn như phân tích công việc, đo lường công việc và xác định biên chế. Hoặc
trong giai đoạn đo lường công việc chia thành ba bước từ chọn thời đoạn nghiên
cứu đến tổng hợp thời gian đo lường cho các phần việc).
Nói chung, trên phương diện lý thuyết thì phương pháp phổ biến hiện nay
mà các nước áp dụng để xác định vị trí việc làm là phương pháp phân tích. Để
8


thực hiện phân tích, các nhà quản trị nhân sự phân chia đối tượng phân tích
thành hai nhóm là: tổ chức (mà trọng tâm là chức năng, nhiệm vụ của tổ chức)
và cá nhân (mà trọng tâm là trách nhiệm và quyền hạn của công chức) theo đó
hình thành hai nhóm phương pháp cơ bản là: phân tích tổ chức (organization
analysis) và phân tích công việc (job analysis) để xác định vị trí việc làm.
1.1.6. Mục đích, ý nghĩa của việc xác định vị trí việc làm
1.1.6.1. Mục đích
Xác định được các vị trí việc làm giúp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản

lý, sử dụng nhân lực có thể xác định được số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực
đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
Xác định vị trí việc làm là cơ hội giúp đơn vị sự nghiệp công lập rà soát
lại tổ chức bộ máy, đội ngũ viên chức và xác định từng vị trí trong tổ chức gắn
với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Công việc này còn giúp đơn
vị tránh tình trạng định sẵn nhân sự rồi mới tạo ra công việc và tránh sự chồng
chéo khi phân công, giao việc. Nhờ đó, khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu
nhân lực. Mặt khác, xác định vị trí việc làm giúp cho viên chức thấy được vị trí,
vai trò, trách nhiệm của mình trong tổ chức, không thể đùn đẩy, thoái thác công
việc.
Ngoài ra, vị trí việc làm còn có giúp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý,
sử dụng tốt nguồn nhân lực bao gồm việc trả lương, áp dụng các biện pháp đảm
bảo kỷ luật lao động, khen thưởng.v.v…
1.1.6.2. Ý nghĩa
Xác định vị trí việc làm có những ý nghĩa cụ thể trong những nội dung
như sau:
Thứ nhất , là cơ sở để xác định chỉ tiêu biên chế, xóa bỏ cơ chế “xin cho” trong quản lý biên chế và thực hiện tinh giản biên chế. Trước đây, cơ chế
quản lý biên chế còn thiếu chặt chẽ vì chưa có những quy định cụ thể để xác
định chỉ tiêu biên chế, việc xác định này chủ yếu mang tính chủ quan, cảm tính.
Thực hiện xác định vị trí việc làm sẽ là căn cứ khách quan, khoa học để tính
toán, xác định chỉ tiêu biên chế. Xác định vị trí việc làm chính là việc xem xét
9


trong một cơ quan, đơn vị có bao nhiêu vị trí việc làm và cần bao nhiêu người để
hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đó. Do đó, sẽ xóa bỏ được
cơ chế “xin - cho” biên chế như trước đây. Đồng thời, xác định vị trí việc làm
còn là một trong những giải pháp góp phần tinh giản biến chế trong Đề án tinh
giản biên chế mà Bộ Nội vụ đang triển khai thực hiện. Xác định vị trí việc làm
sẽ làm rõ, đủ, đúng, số người làm việc trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Thứ hai, là tiền đề để xác định cơ cấu ngạch và tiêu chuẩn chức danh công
chức. Hiện nay, một trong những hạn chế rất lớn trong công tác quản lý công
chức là chưa định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu ngạch, tiêu chuẩn cho từng
chức danh công chức. Xác định vị trí việc làm sẽ góp phần xác định rõ hơn cơ
cấu ngạch và tiêu chuẩn chức danh công chức. Theo Nghị định 36, việc xác định
cơ cấu ngạch công chức cần thực hiện dựa trên các nguyên tắc cơ bản:
(1) Phải căn cứ vào số lượng danh mục vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế;
(2) Việc xác định chức danh ngạch công chức của mỗi vị trí việc làm phải
bảo đảm phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên ngành;
(3) Phải tuân thủ quy định về ngạch công chức cao nhất được áp dụng
trong từng cấp hành chính hoặc từng cơ quan, tổ chức, đơn vị;
(4) Căn cứ tiêu chuẩn ngạch công chức và bản mô tả công việc, khung
năng lực phù hợp với mỗi vị trí việc làm.
Thứ ba, giúp cho việc kiện toàn, tuyển dụng và bố trí sử dụng công chức
hiệu quả hơn; giúp cơ quan, đơn vị rà soát lại tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức
và xác định rõ từng vị trí trong tổ chức gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của cơ quan. Qua đó, phát hiện những chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ
của các vị trí việc làm, tránh tình trạng “vì người đặt việc”, định sẵn nhân sự rồi
mới tạo ra công việc. Xác định vị trí việc làm với mô tả công việc và khung
năng lực của từng vị trí công việc (đặc điểm, đặc thù, tính phức tạp của công
việc, tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết để thực hiện), là cơ sở
quan trọng giúp xác định các tiêu chí cụ thể trong tuyển dụng công chức cho phù
hợp với từng vị trí làm việc; tăng khả năng chọn đúng người cho vị trí tuyển
dụng.
10


Thứ tư, là cơ sở để đổi mới công tác đánh giá công chức theo kết quả làm
việc. Bởi thông qua việc xây dựng bản mô tả công việc đối với từng vị trí việc
làm (gồm các nhiệm vụ chính phải làm, tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc,

kết quả sản phẩm, điều kiện làm việc…) sẽ là căn cứ chủ yếu để đánh giá hiệu
quả làm việc của công chức. Mô tả công việc càng cụ thể, rõ ràng thì việc đánh
giá kết quả, hiệu quả làm việc của công chức càng thuận lợi và chính xác.
Thứ năm, là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức. Trên cơ sở khung năng lực của từng vị trí việc làm, các cơ quan,
đơn vị sẽ đánh giá được năng lực hiện tại của công chức so với yêu cầu của từng
vị trí, từ đó xác định được những kiến thức, kỹ năng cần phải đào tạo, bồi dưỡng
thêm để hoàn thành công việc tốt hơn. Đây là cơ sở để cơ quan, đơn vị xây dựng
khung chương trình và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu của
công việc, của tổ chức cũng như mong muốn của từng công chức.
Thứ sáu, là cơ sở cho việc đổi mới cách thức chi trả tiền lương. Cách thức
chi trả tiền lương đối với cán bộ, công chức hiện nay về cơ bản vẫn thực hiện
theo ngạch, bậc công chức và cơ chế xét tăng lương dựa vào thâm niên làm việc.
Tuy nhiên, hạn chế rất lớn của cơ chế này là tạo ra tính cào bằng trong chi trả
tiền lương; không tạo được động lực để công chức cạnh tranh, phấn đấu hoàn
thành tốt nhiệm vụ. Việc xác định vị trí việc làm sẽ là căn cứ để đổi mới cách
thức chi trả tiền lương theo vị trí việc làm và hiệu quả công việc.
1.2. Khái quát về Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ
Theo Quyết định số 933/QĐ-BTNMT ngày 23/5/2014 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ.
Trụ sở tại thành phố Hà Nội:
Địa chỉ: 479 Đường Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại: (84-4)-62694404
Fax: (84-4)-62694405
Email:
Website: www.vigac.vn
11



Phân viện Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ phía Nam (tại Tp. Hồ Chí
Minh):
Địa chỉ: 30 Đường số 3, KP4, P.Bình An, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84-8)-3740 3824
Fax: (84-8)-3740 3824
1.2.1. Giới thiệu chung
1.2.1.1. Lịch sử phát triển
Ngày 09/7/1994 Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính có Quyết định số
413 QĐ/TCCB thành lập Viện Khoa học và Công nghệ Địa chính trên cơ sở kết
hợp Liên hiệp Khoa học sản xuất Trắc địa và Bản đồ và Đội bay chụp của Trung
tâm Tư liệu Đo đạc và Bản đồ.
Theo Quyết định số 782/QĐ-TTg ngày 24/10/1996 của Thủ tướng Chính
phủ, Viện nghiên cứu Địa chính thuộc Tổng cục Địa chính là một trong 43 Viện
Nghiên cứu Khoa học của Nhà nước. Viện Khoa học và Công nghệ Địa chính
được đổi tên thành Viện Nghiên cứu Địa chính theo Quyết định số
520/QĐ/TCCB ngày 11/9/1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính.
Sau khi thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường (05/8/2002), Viện Nghiên
cứu Địa chính trực thuộc Bộ và các chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Viện được thực hiện theo các Quyết định số 11/2004/QĐ-BTNMT ngày
16/6/2004.
Theo Quyết định số 942/QĐ-BTNMT ngày 17/7/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Viện đã thành lập 03 Phòng nghiên cứu - thí nghiệm,
05 Trung tâm nghiên cứu - triển khai, Phân viện Nghiên cứu Địa chính phía
Nam. Ngoài ra tạp chí Địa chính được chuyển về Viện và trở thành tạp chí khoa
học của ngành.
Theo Quyết định số 1238/QĐ-TTg Ngày 18/9/2006 của Thủ tướng Chính
Phủ, Viện được đổi tên từ Viện nghiên cứu Địa chính thành Viện Khoa học Đo
đạc và Bản đồ.
Theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy
định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công

12


lập và Quyết định số 08/2007/QĐ-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ Khoa học và
Công nghệ về việc ban hành “Quy định về tiêu chí xác định tổ chức khoa học và
công nghệ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách phục vụ quản lý
nhà nước”, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ được sắp xếp là Viện nghiên cứu cơ
bản trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Quyết định số 1140/QĐBTNMT ngày 30/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04/3/2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vu, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 767/QĐ-TTg ngày
23/6/2008 về các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, mà
theo đó Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ là đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và
Môi trường. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa
học Đo đạc và Bản đồ được quy định trong Quyết định số 2476/QĐ-BTNMT
ngày 26/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, theo đó ngoài
các chức năng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực Trắc địa, Bản đồ và Địa
chính, Viện còn có chức năng đào tạo Tiến sĩ. Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ
hoạt động khoa học và công nghệ theo Giấy phép số A-775 ngày 10/11/2008 của
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Theo Quyết định số 3080/QĐ-BTNMT ngày 28/07/2011 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cho phép Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ đào
tạo tiến sĩ ngành Kỹ thuật Trắc Địa - Bản đồ.
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04/03/2013 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vu, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 74/QĐ-TTg ngày
13/01/2014 về các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường, theo đó Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ là đơn vị trực thuộc Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ được quy định trong Quyết định số 933/QĐBTNMT ngày 23/05/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.


13


1.2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập
trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ về trắc địa và bản đồ; đào tạo trình độ tiến sĩ về trắc địa và
bản đồ. Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ là đơn vị dự toán cấp III, có tư cách
pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định.
Thực hiện Quyết định số 933/QĐ-BTNMT ngày 23 tháng 5 năm 2014 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Viện đã kiện toàn cơ cấu tổ
chức gồm 1 Viện trưởng, 3 Phó Viện trưởng, 04 phòng chức năng, 04 phòng
Nghiên cứu và thí nghiệm, 05 đơn vị sự nghiệp.
VIỆN TRƯỞNG
CÁC PHÓ VIỆN TRƯỞNG
PHÒNG CHỨC NĂNG

PHÒNG
NGHIÊNCỨU-THÍNGHIỆM

ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

Văn phòng

Phòng Nghiên cứu Trắc địa

Phân viện
Khoa học Đo đạc và Bản đồ


Phòng Khoa học
Công nghệ và Hợp tác Quốc tế

Phòng Nghiên cứu
Bản đồ và GIS

Trung tâm Triển khai
Công nghệ Đo đạc và Bản đồ

Phòng Kế hoạch - Tài chính

Phòng Nghiên cứu
Đo vẽ Ảnh và Viễn thám

Trung tâm Trắc địa
Công trình và Địa chính

Phòng Đào tạo Sau Đại học

Phòng Thí nghiệm Trọng lực

Trung tâm Tin học
Trắc địa và Bản đồ
Tạp chí Khoa học
Đo đạc và Bản đồ

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Viện Khoa học đo đạc và Bản đồ
Thông tin liên hệ
Lãnh đạo:

Viện trưởng:
Điện thoại:
Email:

TS. Lê Anh Dũng
04.62694402

14


Phó Viện trưởng:
TS. Đào Ngọc Long
Điện thoại:
04.62694403
Email:

Phó Viện trưởng:
TS. Nguyễn Phi Sơn
Điện thoại:
04.62694414
Email:

Phó Viện trưởng:
TS. Phạm Minh Hải
Điện thoại:
04.62694410
Email:

Văn phòng:
Chánh Văn phòng:

Bùi Nguyễn Hoàng
Điện thoại:
04.62694404 - 0912569406
Email:

Phó Chánh Văn phòng:
Lưu Thị Thúy Ngọc
Điện thoại:
04.62694405
Số Fax của Viện:
04.62694405
Văn thư:
04.62694406
Thường trực bảo vệ:
04.62694407
Phòng Kế hoạch - Tài chính:
Trưởng phòng:
Lại Văn Thủy
Điện thoại:
04.62694369
Phó Trưởng phòng:
Nguyễn Đức Mạnh
Điện thoại:
04.62694489, 0987402329
Email:

Kế toán trưởng - Phó Trưởng
Hoàng Thị Xuân
phòng:
Điện thoại:

04.37561153, 04.62694409
Email:

Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế:
Trưởng phòng:
Nguyễn Thị Thanh Hương
Điện thoại:
04.62694413
Email:

Phó Trưởng phòng:
Nguyễn Công Sơn
Điện thoại:
04.62694412
Email:

Phó Trưởng phòng:
Nguyễn Thanh Thủy
Điện thoại:
04.62694412
Email:

Quản trị mạng:
Trần Việt Cường
Điện thoại:
04.62694436
Email:

15



Phòng Đào tạo Sau đại học:
Trưởng phòng:
Vũ Đình Chuyên
Điện thoại:
04.62694418
Email:

Phó Trưởng phòng:
Bùi Thị Thanh Huyền
Điện thoại:
04.62694419
Email:

Phòng Nghiên cứu Trắc địa:
Trưởng phòng:
Dương Chí Công
Điện thoại:
04.62694426
Email:

Phó Trưởng phòng:
Nguyễn Tuấn Anh
Điện thoại:
04.62694416
Phòng Nghiên cứu Bản đồ và GIS:
Trưởng phòng:
Đồng Thị Bích Phương
Điện thoại:
04.62694420

Phó Trưởng phòng:
Nguyễn Thị Chi
Điện thoại:
04.62694421
Phòng Nghiên cứu Đo vẽ Ảnh và Viễn thám:
Trưởng phòng:
Phạm Minh Hải
Điện thoại:
04.62694410
Phó Trưởng phòng:
Hoàng Thị Thu Hà
Điện thoại:
04.62694417
Phòng Thí nghiệm Trọng lực:
Trưởng phòng:
Đinh Xuân Mạnh
Điện thoại:
04.62700362
Phó Trưởng phòng:
Phan Doãn Thành Long
Điện thoại:
04.62694476
Trung tâm Triển khai công nghệ Đo đạc và Bản đồ:
Giám đốc:
Đỗ Thị Hoài
Điện thoại:
04.62700366
Trung tâm Trắc địa Công trình và Địa chính:
Giám đốc:
Vũ Duy Tân

Điện thoại:
04.62694427
Trung tâm Tin học Trắc địa và Bản đồ:
Giám đốc:
Lưu Hải Âu
Điện thoại:
04.62694430
Email:

Tạp chí Khoa học Đo đạc và Bản đồ:
Tổng biên tập:
PGS.TSKH. Hà Minh Hòa
Điện thoại:
04.62694401
16


Email:

Phó Tổng biên tập:
Đinh Tài Nhân
Điện thoại:
04.62694424
Email:

Phân viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ phía Nam (tại Tp. HCM):
Phân Viện trưởng:
Nguyễn Minh Thể
Điện thoại:
08.37403824, 08.62690415

Fax:
08.37403824
1.2.1.3. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn

- Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch nghiên cứu khoa học và công nghệ
dài hạn, 5 năm, hàng năm, các dự án sản xuất thử nghiệm về trắc địa và bản đồ;
tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và các phương pháp trắc địa cao cấp để xây
dựng hệ tọa độ và hệ độ cao động lực, hệ thống thông tin trắc địa quốc gia,
nghiên cứu sự chuyển dịch của vỏ Trái đất và điều tra cơ bản về trọng trường
Quả đất, địa hình trên đất liền và đáy biển thuộc lãnh thổ Việt Nam.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và công nghệ thành lập bản đồ, atlas dựa
trên công nghệ thông tin và công nghệ ảnh hàng không viễn thám.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp trắc địa công trình, đo đạc
địa chính để phục vụ quản lý tài nguyên đất và các tài sản gắn liền với đất.
- Nghiên cứu, hoàn thiện các phương pháp, công nghệ về trắc địa, bản đồ
và địa tin học phục vụ công tác điều tra, khảo sát, đánh giá, phân tích hiện trạng
tài nguyên thiên nhiên và địa môi trường.
- Tham gia nghiên cứu cơ sở khoa học về tắc địa, bản đồ phục vụ việc xây
dựng định hướng chiến lược phát triển, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực đo
đạc, bản đồ; tham gia xây dựng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ của
Bộ; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về trắc
địa, bản đồ.
- Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ về
trắc địa, bản đồ và địa tin học.
- Thực hiện các chương trình, dự án sản xuất trọng điểm cấp nhà nước,
cấp ngành và nghiên cứu các đề tài khoa học về trắc địa, đo đạc thành lập bản đồ
17



địa chính theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; hợp tác
nghiên cứu khoa học, ứng dụng triển khai công nghệ đo đạc, bản đồ với các cơ
quan, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Đào tạo trình độ tiễn sỹ về lĩnh vực trắc địa, bản đồ, địa chính theo quy
định của pháp luật.
- Thẩm định các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và công
nghệ về trắc địa, bản đồ theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
- Thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ về trắc địa, bản đồ theo quy
định.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin khoa học, công nghệ về trắc
địa, bản đồ theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải
cách hành chính của Bộ và phân công của Bộ trưởng.
- Quản lý tổ chức, vị trí việc làm, viên chức, người lao động; tài chính, tài
sản thuộc phạm vi quản lý của Viện theo quy định của pháp luật và theo phân
công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ
được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.
1.2.1.4. Cơ sở vật chất, trang thết bị
Về diện tích đất được giao sử dụng
Căn cứ Giấy phép sử dụng đất số 49 UB/XDCB ngày 11/01/1993 của
UBNDTP Hà Nội; Bản sao trích lục Bản đồ số 15 ngày 10/02/1993 của KTST
TPHN; Bản sao Quyết định số 715/1999/QĐ-ĐC ngày 29/12/1999 của Tổng cục
Địa chính về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; Bản sao Công văn
số 535 CV/SXD-QLCP ngày 30/5/2001 của Sở Xây dựng Hà Nội; Bản sao
Quyết định số 1798/QĐ-BTNMT ngày 18/8/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc điều động tài sản.
Tổng diện tích đất Viện được giao trước đây là 4.464 m², diện tích đã giao

18


cho Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam sử dụng tại phố Đặng Thùy Trâm là 2.139
m2, diện tích còn lại Viện được giao quản lý để sử dụng chung với Viện Chiến
lược, chính sách Tài nguyên và Môi trường tại số 479 đường Hoàng Quốc Việt Bắc Từ Liêm - Hà Nội là 2.325 m2.
Về diện tích nhà làm việc
Trụ sở nhà làm việc của Viện gồm 01 nhà 5 tầng với tổng diện tích sàn sử
dụng là 3.517 m², trong đó: Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi
trường mượn để sử dụng làm trụ sở là 1.350 m 2, phần còn lại 2.167 m2 Viện sử
dụng để bố trí phòng làm việc, phòng thí nghiệm, hội trường, thư viện…
Riêng đối với Phân viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ phía Nam, theo
Quyết định số 1412/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 4 năm 2016 được Bộ bố trí diện
tích làm việc tại khu liên cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường số 200 Lý
Chính Thắng, Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích l phòng là 130 m2.
Với diện tích và tình hình sử dụng như trên, Viện cần được mở rộng diện
tích làm việc để đáp ứng nhu cầu phát triển và làm việc của Viện.
Về hệ thống trang thiết bị văn phòng
Hệ thống trang thiết bị của Viện được trang bị chủ yếu từ các dự án đầu tư
tăng cường năng lực bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học và từ quỹ đầu tư phát triển.
Về máy móc, thiết bị, phần mềm chuyên dụng
Hệ thống máy móc thiết bị chuyên dụng của Viện được đầu tư, trang bị để
phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và triển khai
các dự án sự nghiệp kinh tế do Bộ giao theo phụ lục đính kèm (Phụ lục 1).
Để đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ theo
xu hướng chung của thế giới, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tăng
cường năng lực trang thiết bị và máy móc trong thời gian tới.
1.2.2. Nội dung hoạt động của đơn vị
- Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch nghiên cứu khoa học và công nghệ
dài hạn, 5 năm, các dự án sản xuất thử nghiệm về trắc địa và bản đồ; tổ chức

thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và các phương pháp của Trắc địa cao cấp để
19


xây dựng hệ tọa độ động, hệ thống thông tin trắc địa động Quốc gia, xác định sự
dịch chuyển của vỏ Trái đất và các số liệu điều tra cơ bản về trọng trường Quả
đất, địa hình đáy biển trên lãnh thổ Việt Nam;
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và công nghệ thành lập bản đồ, atlas dựa
trên công nghệ thông tin và công nghệ ảnh hàng không viễn thám;
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp trắc địa công trình, đo đạc
địa chính để phục vụ công tác quản lý tài nguyên đất và các tài sản gắn liền
với đất;
- Nghiên cứu hoàn thiện các phương pháp và công nghệ về trắc địa, bản
đồ và địa tin học phục vụ các công tác điều tra, khảo sát, đánh giá, phân tích
hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và môi trường;
- Tham gia nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ việc xây dụng các định
hướng chiến lược phát triển, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực đo đạc, bản đồ;
tham gia xây dựng chiến lược phát triển khoa học - công nghệ của Bộ; xây dựng
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế- kỹ thuật về
trắc địa, bản đồ;
- Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ về trắc địa,
bản đồ và địa tin học;
- Thực hiện các chương trình, dự án sản xuất trọng điểm cấp nhà nước,
cấp ngành và nghiên cứu các đề tài khoa học về trắc địa, bản đồ, đo đạc – thành
lập bản đồ địa chính theo phân công của Bộ trưởng, hợp tác nghiên cứu khoa
học, ứng dụng triển khai công nghệ đo đạc, bản đồ với các cơ quan, các tổ chức
trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Đào tạo trình độ tiến sỹ về lĩnh vực trắc địa, bản đồ, địa chính theo quy
định của pháp luật;

- Thẩm định các chương trình dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và công
nghệ về trắc địa, bản đồ, theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường;
- Thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ về trắc địa, bản đồ theo quy
định;
20


- Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin khoa học, công nghệ về
trắc địa, bản đồ theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Những thành tựu khoa học - công nghệ
Với nội dung hoạt động của Viện như trên đã đạt được những thành
tựu khoa học công nghệ nổi bật như sau:

21


1.2.3.1. Các thành tựu nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu các vấn đề và đề xuất các phương án di dân giải phóng lòng
hồ - tái định cư phục vụ trong công tác di dân tái định cư ở thủy điện Sơn La
năm 2002;
Thực hiện đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng CSDL đất đai cấp
tỉnh” năm 2005 và xây dụng phần mềm VILIS phục vụ thành lập bản đồ địa
chính, hồ sơ địa chính và cung cấp cho các Sở Tài nguyên và Môi trường;
Nghiên cứu và đề xuất phương pháp xây dựng hệ tọa độ động quốc gia
(hệ tọa độ không gian quốc gia) dựa trên công nghệ GNSS và Hệ tọa độ Quy
chiếu Quả đất Quốc tế (ITRF) (năm 2004);
Nghiên cứu các phương pháp xử lý các dữ liệu đo GPS và xác định các
vectơ chuyển dịch của vỏ Trái đất (chuyển dịch không gian, chuyển dịch ngang
và chuyển dịch đứng) nhờ phương pháp bình sai mạng lưới GNSS địa động lực

tự do trong ITRF. Nghiên cứu chuyển dịch đới đứt gẫy Lai Châu - Điện Biên
(giai đoạn 2002 - 2004) và đới đứt gẫy sông Mã bằng công nghệ GPS (giai đoạn
2006-2008);
Nghiên cứu phương pháp, nội dung quy hoạch sử dụng đất trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng phương pháp và thuật toán quy hoạch
sử dụng đất tự động. Lập phần mềm quy hoạch sử dụng đất LB (Land Balance)
(năm 2008);
Nghiên cứu phương pháp xác định mật độ điện tử ở tầng điện ly và tổng
lượng hơi nước ở tầng đối lưu nhờ xử lý dữ liệu đo GPS độ chính xác cao phục
vụ công tác dự báo khí tượng (giai đoạn 2006 - 2008);
Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hạ tầng kỹ
thuật thông tin địa lý phục vụ hợp tác giải quyết một số vấn đề cơ bản về Khoa
học Trái đất trên lãnh thổ Việt Nam, khu vực và toàn cầu” (2010);
Nghiên cứu phương pháp tổng quát hóa bản đồ tự động (năm 2011);
Nghiên cứu phương pháp và thuật toán xử lý các dữ liệu đo GNSS độ
chính xác cao trên khoảng cách lớn trong ITRF. Lập phần mềm GUST (Gps
Using Sequence Technology) xử lý các dữ liệu đo GNSS trên khoảng cách lớn
22


×