Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM xã hội về AN TOÀN, vệ SINH LAO ĐỘNG TRONG các DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.42 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN 1
1.1 Cơ sở lý luận chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp

1

1

1.1.2 Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1
1.1.3 Nội dung cơ bản của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
1.1.4 Vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1

2

1.1.4.1.Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp

2

1.1.4.2.Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với người lao động

2

1.1.4.3.

Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với khách hàng 3


1.1.4.4.

Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng xã hội 3

1.2 Bản chất của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn lao động
3
1.2.1 Lợi ích của thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề an toàn vệ sinh lao động
4
1.2.2 Hệ thống quản lí trách nhiệm xã hội - tiêu chuẩn SA8000 5
1.2.3 Nội dung của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn lao
động 6
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ AN
TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
7


2.1 Tổng quan tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp việt
nam hiện nay
7
2.2 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn,vệ sinh lao động trong các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
7
2.2.1 Về công tác đo đạc các yếu tố có hại trong doanh nghiệp 13
2.2.2 Về điều kiện làm việc của người lao động và việc trang cấp các trang thiết bị
bảo hộ lao động cho người lao động 14
2.2.3 Về hướng dẫn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động
15
2.2.4 Về phân công người phụ trách theo dõi việc chấp hành quy định an toàn, vệ
sinh lao động
17

2.2.5 Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động

17

2.2.6 Trách nhiệm của doanh nghiệp đảm bảo sức khỏe người lao động

18

2.3 Đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn,vệ sinh lao động
trong các doanh nghiệp việt nam hiện nay 19
2.3.1 Những mặt đạt được

19

2.3.2 Những mặt còn hạn chế

20

2.3.3 Nguyên nhân 20
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 21
3.1 Đối với Nhà Nước

21

3.2 Đối với các Doanh Nghiệp 22
KẾT LUẬN
DANH MỤC BẢNG BIỂU



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Viết đầy đủ
1

DN

Doanh nghiệp

2

TNXHCDN Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

3

AT-VSLĐ

An toàn-vệ sinh lao động

4

TNLĐ

Tai nạn lao động

5


NLĐ Người lao động

6

BNN Bệnh nghề nghiệp


LỜI MỞ ĐẦU

Trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp là một trong những tiêu chuẩn đánh giá sự
đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển chung của toàn xã hội. Sự lựa chọn
sản phẩm của khách hàng cũng dựa vào các yếu tố tiên quyết như không bóc lột
sức lao động và phải thể hiện đúng các chuẩn mực của xã hội. Những yêu cầu về


sử dụng sản phẩm phải đạt các bộ tiêu chuẩn :ISO 9001-2000, ISO 14000, SA
8000,…từ phía khách hàng, người tiêu dùng ngày càng cao và được biểu hiện ngày
càng rõ ràng hơn. Để có thể tồn tại và phát triển trong xã hội với nhiều cạnh tranh
khốc liệt này một cách tốt nhất đó là củng cố trách nhiệm xã hội. Mô hình văn hóa
doanh nghiệp này đang được triển khai trong thực tế và từng bước có những kết
quả khá tốt đối với các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì ván
đề an toàn, vệ sinh lao động đang được cả xã hội quan tâm. Nên các doanh nghiệp
cần có trách nhiệm xã hội đối với vấn đề cấp thiếu này. Chính vì vậy mà em xin
chọn đề tài: “Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn, vệ sinh lao động
trong các doanh nghiệp Việt Nam” làm bài tiểu luận của mình, ngoài lời mở đầu và
kết luận bài tiểu luận bao gồm 3 chương:
Chương I: Các cơ sở lý luận
Chương II: Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn,vệ sinh lao động
trong các doanh nghiệp Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội về

an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam



CHƯƠNG I. CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Cơ sở lý luận chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp
Doanh nghiệp(DN) là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh.Trong đó, kinh doanh được hiểu là việc thực hiện
một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
1.1.2 Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp


Trách nhiệm xã hội Doanh nghiệp (CSR) là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo
đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói
chung.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXHCDN) là sự tự cam kết của DN thông
qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định về quản lý, bằng các phương
pháp quản lý thích hợp, công khai, minh bạch trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện
hành; thực hiện các ứng xử trong quan hệ LĐ nhằm kết hợp hài hoà lợi ích của
DN, NLĐ, khách hàng, cộng đồng, xã hội, người tiêu dùng và đạt được mục tiêu
phát triển bền vững.
1.1.3 Nội dung cơ bản của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
-

Lao động trẻ em


-

Lao động cưỡng bức

-

An toàn sức khỏe

-

Tự do hội họp và thỏa ước lao động tập thể

-

Phân biệt đối xử

-

Kỷ luật lao động
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

-

Tiền lương

-

Hệ thống quản lý

-


Cấm mọi hình thức quấy rối và lạm dụng

-

Đảm bảo môi trường

-

Tuân thủ các quy định về thuế quan

-

Bảo vệ an ninh

1.1.4 Vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp


1.1.4.1.Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp
Việc triển khai thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ có tác dụng tích cực về nhiều mặt
đối với doanh nghiệp.
-Trách nhiệm xã hội sẽ góp phần quảng bá và phát triển thương hiệu cho doanh
nghiệp;
-Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp luôn gắn với việc đảm bảo
chế độ lương bổng, đảm bảo an toàn lao động, tăng cường sự tự do hiệp hội, ...,
qua đó có tác dụng kích thích tính sáng tạo của người lao động, thúc đẩy việc cải
tiến liên tục trong Quản lý và trong việc nâng cao năng suất, chất lượng lao động,
cải tiến mẫu mã hàng hoá, qua đó nâng cao hiệu quả công việc trong toàn doanh
nghiệp, tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
-Khi thực hiện trách nhiệm xã hội, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được khách hàng

biết đến với độ an toàn và tính năng sử dụng cao, chất lượng đảm bảo. Khách hàng
sẽ tin tưởng khi lựa chọn sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Vì vậy, sản phẩm
của doanh nghiệp sẽ được tiêu thụ nhiều hơn, dễ dàng hơn trên thị trường.
-Việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ đáp ứng yêu cầu của khách hàng, là một
trong những điều kiện cần để doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá trên thị trường.
-Khi doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội, thương hiệu sẽ được khẳng định,
tính sáng tạo của người lao động sẽ tăng lên, doanh nghiệp có khả năng chiếm thị
phần nhiều hơn.
1.1.4.2.Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với người lao động
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho người
lao động phát triển toàn diện trên nhiều phương diện khác nhau:
-Pháp luật lao động được tuân thủ, những quy định của pháp luật của nước sở tại
đối với quyền và lợi ích của người lao động sẽ đuợc thực thi nghiêm túc, qua đó,
tạo ra được động cơ làm việc tốt cho người lao động.
-Các vấn đề như lao động cưỡng bức, sử dụng lao động trẻ em, quấy nhiễu và lạm
dụng lao động, phân biệt đối xử sẽ bị hạn chế và loại bỏ;


-Vấn đề thù lao lao động sẽ được thực hiện tốt, đảm bảo tái sản xuất sức lao động
cho người lao động;
-Vấn đề an toàn và sức khoẻ của người lao động sẽ được doanh nghiệp chú trọng
đầu tư, chế độ làm việc – nghỉ ngơi khoa học sẽ được thực hiện, qua đó tạo ra môi
trường làm việc an toàn, chế độ làm việc hợp lý cho người lao động, ...
-Đánh giá chung: Người lao động sẽ được làm việc trong những điều kiện đảm bảo
sự phát triển toàn diện cả về thể lực, trí lực và tinh thần, vật chất.
1.1.4.3.

Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với khách hàng

Việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp cho khách hàng:

-Thoả mãn những yêu cầu cơ bản mà họ đặt ra với doanh nghiệp.
-Được mua các sản phẩm có độ an toàn cao.
-Được sống trong môi trường sống an toàn.
-Được sống trong xã hội có tính nhân văn cao hơn.
1.1.4.4.

Vai trò của trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng xã hội

Với cộng đồng và xã hội, việc thực hiện trách nhiệm xã hội giúp cho:
-Cộng đồng và xã hội được sống trong một môi trường không ô nhiễm, hạn chế
được tối đa các bệnh tật do sự ô nhiễm môi trường gây ra.
-Cộng đồng và xã hội cũng sẽ được sống trong một môi trường sống mà trong đó,
không tồn tại các tệ nạn xã hội, không có sự kỳ thị, đảm bảo công bằng và dân chủ,
đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
-Cộng đồng và xã hội cũng sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động nhân đạo, từ thiện
của các doanh nghiệp, ví dụ, ủng hộ quỹ cứu trợ người tàn tật, quỹ nạn nhân chất
độc màu da cam, v.v..., giúp cho những đối tượng yếu thế trong xã hội hoà nhập tốt
với cộng đồng.
1.2 Bản chất của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn lao động
An toàn, vệ sinh lao động (AT-VSLĐ) là tổng hợp các quy định của nhà nước về
các biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao


động, bệnh nghề nghiệp và khắc phục những hậu quả của tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động cho người lao động.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn vệ sinh lao động là trách
nhiệm doanh nghiệp thực hiện đối với người lao động của mình, bảo vệ lợi ích của
người lao động được thể hiện trên các nội dung:
-


Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động

-

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo đảm sức khỏe của người lao động.

-

Trách nhiệm đối với người lao động bị tại nạn và bênh nghề nghiệp.

1.2.1 Lợi ích của thực hiện trách nhiệm xã hội về vấn đề an toàn vệ sinh lao động
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp về vấn đề an toàn vệ
sinh lao động là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh
nghiệp.
-

Nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.

Vấn đề an toàn vệ sinh lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng,
hiệu quả. Thực tế cho thấy, khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra, người
lao động và thân nhân của họ không những bị mất mát về con người, suy giảm sức
khỏe mà khả năng làm việc, thu nhập cũng bị giảm sút, dẫn đến đói nghèo và
những đau đớn về thể xác, tinh thần. Đối với người sử dụng lao động, khi tai nạn
lao động xảy ra sẽ gây thiệt hại về chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, nhà xưởng;
chi phí về y tế, giám định thương tật, bệnh nghề nghiệp và bồi thường, trợ cấp cho
người bị tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thân nhân của họ. Uy tín của doanh
nghiệp bị ảnh hưởng. Hoạt động sản xuất bị gián đoạn do phải ngừng việc để khắc
phục hậu quả, điều tra nguyên nhân gây tai nạn, gây tâm lý lo lắng.việc thực hiện
trách nhiệm về an toàn vệ sinh lao động, từng bước cải thiện môi trường làm việc,
đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nâng cao năng suất lao động, khi vấn đề an

toàn tại nơi làm việc được cải thiện, sự thiệt hại về nguyên vật liệu và các sự cố
cũng như tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp giảm xuống thì khối lượng sản phẩm
tăng lên và chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao.
-

Khẳng định thương hiệu, vị thế của doanh nghiệp, tạo sự phát triển bền


vững.
Trong thời buổi mà thương hiệu mạnh được nhìn nhận như một công cụ cạnh tranh
đặc thù của doanh nghiệp, thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn vệ sinh lao động
nhằm thu hút được lực lượng lao động có trình độ cao, chất lượng tốt, tăng khả
năng cạnh tranh xây dựng thương hiệu trên thị trường cho doanh nghiệp, ngoài ra
tạo ra lòng trung thành, cam kết của người lao động đối với doanh nghiệp, góp
phần phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
1.2.2 Hệ thống quản lí trách nhiệm xã hội - tiêu chuẩn SA8000
SA 8000 là tiêu chuẩn đưa các yêu về quản trị trách nhiệm xã hội do Hội
đồng công nhận Quyền ưu tiên Kinh tế được ban hành năm 1997. Đây là một tiêu
chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu, tiêu
chuẩn này được xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức lao động Quốc tế,
Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân
quyền. Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các nước công nghiệp và các nước đang
phát triển, có thể áp dụng cho các Công ty lớn và các Công ty có quy mô nhỏ...
Tiêu chuẩn SA 8000 được xây dựng dựa trên các công ước và khuyến nghị
của ILO, xây dựng nên 8 yêu cầu về: lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, sức
khỏe và an toàn, quyền tự do hiệp hội và thỏa ước tập thể, phân biệt đối xử, kỉ luật,
thời gian làm việc, bồi thường. Trong đó nội dung chính về yêu cầu sức khỏe và an
toàn là:
+ Công ty phải phổ biến kiến thức về ngành công nghiệp và các mối nguy đặc thù
và phải đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, phải có các biện

pháp thích hợp để ngăn ngừa tai nạn và tổn hại đến sức khoẻ liên quan trong quá
trình làm việc, bằng cách hạn chế đến mức có thể các nguyên nhân của mối nguy
có trong môi trường làm việc.
+ Công ty phải chỉ định một thành viên trong ban lãnh đạo có trách nhiệm đảm bảo
an toàn và sức khoẻ của mọi thành viên, và chịu trách nhiệm thực hiện các yêu cầu
về sức khoẻ và an toàn của tiêu chuẩn này.
+ Công ty phải thiết lập hệ thống để phát hiện, phòng tránh hoặc đối phó với các
nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng tới sức khoẻ và an toàn của các nhân viên.


+ Công ty phải cung cấp phòng tắm sạch sẽ, nước sạch cho việc sử dụng của mọi
thành viên, và nếu có thể, các thiết bị vệ sinh cho việc lưu trữ thực phẩm.
+ Công ty phải đảm bảo rằng, nếu cung cấp chỗ ở cho nhân viên thì Công ty phải
đảm bảo nơi đó sạch sẽ, an toàn và đảm bảo các yêu cầu cơ bản của họ.
1.2.3 Nội dung của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về vấn đề an toàn lao
động
Doanh nghiệp phải đảm bảo một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh
để phòng ngừa những tai nạn và thương tích có hại đến sức khoẻ của người lao
động.
Doanh nghiệp phải đào tạo cán bộ công nhân viên về an toàn lao động trong
sản xuất, có những biện pháp và hệ thống quản lý thích hợp đảm bảo an toàn cho
cán bộ công nhân viên.
Doanh nghiệp phải phổ biến kiến thức về ngành công nghiệp và bất kỳ các
mối nguy hiểm nào, phải cung cấp môi trường làm việc an toàn và vệ sinh, phải có
các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tai nạn và làm tổn hại đến sức khoẻ mà xuất
hiện trong lúc có liên quan đến hoặc xảy ra trong khi làm việc bằng cách giảm tối
đa, đến khả năng có thể được, nguyên nhân gây ra các mối nguy hiểm vốn có trong
môi trường làm việc.
Doanh nghiệp phải chỉ định đại diện lãnh đạo chịu trách nhiệm về sức khoẻ
và an toàn cho toàn bộ nhân viên và chịu trách nhiệm thực hiện các yếu tố về sức

khoẻ và an toàn trong tiêu chuẩn này.
Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều được huấn luyện về
an toàn và sức khoẻ thường kỳ, hồ sơ huấn luyện này phải được thiết lập và các
huấn luyện đó được lập lại đối với nhân viên mới vào hoặc chuyển công tác.
Doanh nghiệp phải thiết lập hệ thống theo dõi, tránh hoặc xử lý các nguy
hiểm tiềm ẩn đối với sức khoẻ và an toàn của nhân viên.
Doanh nghiệp phải cung cấp cho nhân viên phòng tắm sạch sẽ, đồ nấu nước
và nếu có thể là các trang thiết bị hợp vệ sinh để lưu trữ thức ăn.


Nếu có cung cấp chỗ ở cho nhân viên thì doanh nghiệp phải đảm bảo nơi đó sạch
sẽ, an toàn và đảm bảo các yêu cầu cơ bản của họ.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VỀ AN
TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1 Tổng quan tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp việt
nam hiện nay
Trên thực tế, ở Việt Nam, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mặc dù là
vấn đề mới mẻ, nhưng bước đầu đã được một số bộ, ngành quan tâm, chú ý. Bằng
chứng là, từ năm 2005, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương cùng với các hiệp hội Da giày, Dệt
may trao giải thưởng “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hướng tới sự phát
triển bền vững” nhằm tôn vinh các doanh nghệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở
Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã trở thành một
trong những yêu cầu không thể thiếu được đối với doanh nghiệp, bởi lẽ, trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới.
Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội đã mang lại những hiệu quả
thiết thực trong sản xuất kinh doanh. Kết quả khảo sát gần đây do Viện Khoa học

lao động và xã hội tiến hành trên 24 doanh nghiệp thuộc hai ngành Giầy da và Dệt
may cho thấy, nhờ thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp, doanh thu của các doanh nghiệp này đã tăng 25%, năng suất lao động cũng
tăng từ 34,2 triệu đồng lên 35,8 triệu đồng/1 lao động/năm; tỷ lệ hàng xuất khẩu
tăng từ 94% lên 97%. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn củng cố


được uy tín với khách hàng, tạo được sự gắn bó và hài lòng của người lao động đối
với doanh nghiệp, thu hút được lực lượng lao động có chuyên môn cao.
Do nhận thức được tầm quan trọng và ích lợi của việc thực hiện trách nhiệm xã hội
trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một số doanh nghiệp lớn của Việt
Nam, ngoài trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước, đã đăng ký thực hiện trách nhiệm
xã hội dưới dạng các cam kết đối với xã hội trong việc bảo vệ môi trường, với
cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp đóng và với người lao động.
2.2 Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn,vệ sinh lao động trong các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Trong điều kiện đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện
nay cũng như trong tương lai, các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao
động ngày càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vấn đề AT-VSLĐ luôn là vấn đề
nhận được sự quan tâm lớn của Nhà nước và đã được đề cập khá chi tiết và rõ ràng
trong Bộ Luật lao động, Pháp lệnh bảo hộ lao động. Có thể khẳng định rằng, các
quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề AT-VSLĐ là khá chặt chẽ, phần lớn
phù hợp với quy định quốc tế. An toàn, vệ sinh lao động là cơ sở để người lao động
thực hiện quyền bảo hộ lao động của mình, góp phần cải thiện điều kiện lao động
và nâng cao năng suất lao động. Bởi vậy, quan tâm đến an toàn vệ sinh lao động
không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, mà còn là trách nhiệm của các đơn vị sử
dụng lao động và của cả bản thân người lao động.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, từ 2006– 2010,
trung bình mỗi năm nước ta xảy ra gần 6.000 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), 506 vụ
TNLĐ chết người làm 570 người chết. Tuy nhiên, còn nhiều vụ bị che dấu, không

khai báo nên số liệu trên thấp hơn nhiều so với thực tế . Đặc biệt riêng trong năm
2011 trên toàn quốc đã xảy ra 5.896 vụ TNLĐ làm 6.154 người bị nạn, trong đó, số
vụ TNLĐ chết người: 504 vụ, số người chết: 574 người, số vụ TNLĐ có hai người
bị nạn trở lên: 90 vụ; Số người bị thương nặng: 1.314 người; Nạn nhân là lao động
nữ: 1.363 người. Các địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn chết người nhất là TP
Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng,
Hà Tĩnh, Sơn La và Thái Nguyên. Đáng chú ý là một số vụ TNLĐ nghiêm trọng
như: vụ TNLĐ do sạt lở đá tại mỏ đá Lèn Cờ, xã Nam Thành, huyện Yên Thành,
tỉnh Nghệ An làm 18 người bị đá đè chết và 6 người bị thương vào ngày 1/4/2011;


xảy ra vụ TNLĐ do cháy tại xưởng may tư nhân của Bùi Thị Hiên nhằm trên địa
bàn thôn Đại Hoàng 2, xã Tân Dân, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng làm 13
công nhân bị thiệt mạng, 25 người bị thương nặng vào ngày 29/7/2011, vụ TNLĐ
do chập điện hệ thống van xả cát tại nhà máy thủy điện Suối sập I, Sơn La làm 08
công nhân thiệt mạng xảy ra vào17/12/2011.
TNLĐ xảy ra ở những ngành nghề lao động giản đơn như: khai thác mỏ, xây dựng,
thợ gia công kim loại, thợ cơ khí, thợ vận hành máy, thiết bị. (khai thác mỏ, xây
dựng, công nghiệp, chiếm 16,2%; khai thác và xây dựng chiếm tỷ lệ 11,8%; gia
công kim loại cơ khí, vận hành máy…) với những yếu tố chấn thương, gây chết
người có tỷ lệ cao là rơi ngã, điện giật hoặc bị vật rơi, vùi dập… Nguyên nhân của
các vụ TNLĐ đến từ cả hai phía doanh nghiệp và NLĐ. Doanh nghiệp không quan
tâm đến việc huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động( NLĐ); Không có
quy trình, biện pháp an toàn lao động, tổ chức lao động kém, thiết bị không an
toàn, không đầu tư, trang bị phương tiện cho NLĐ,… Nguyên nhân còn lại là do
NLĐ chưa có ý thức tự giác chấp hành các quy định về an toàn lao động. Không
chỉ tại các công trình xây dựng lớn, các nhà máy sản xuất lớn, ngay cả hoạt động
kinh doanh tại các làng nghề cũng xảy ra mức TNLĐ đáng lo ngại. Việc lao động
tại các làng nghề với quy mô nhỏ dưới hình thức cơ sở sản xuất, các chủ cơ sở, chủ
doanh nghiệp vô tình “quên” đi trách nhiệm đối với NLĐ trong việc trang bị

phương tiện bảo hộ lao động, đầu tư máy móc thiết bị có độ an toàn cao, hay thực
hiện công việc ký hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho
NLĐ.
Trong lao động sản xuất, người lao động luôn phải tiếp xúc với các yếu tố liên
quan đến AT-VSLĐ. Trên thực tế không có ngành, nghề nào là an toàn tuyệt đối.
Tuy nhiên, một số ngành, nghề có những công việc nặng nhọc, độc hại và tiềm ẩn
nhiều nguy cơ TNLĐvà BNN hơn những ngành, nghề khác như Da Giày – Dệt
May, Thuỷ sản, Khai thác mỏ, Xây dựng và Dịch vụ – Thương mại. Kết quả điều
tra trong năm 2010 cho thấy:
Phần lớn các DN (63,2%) đều đã có cam kết của lãnh đạo thực hiện các quy định
về AT-VSLĐ. Tỷ lệ này đạt rất cao ở ngành Da Giầy – Dệt May (82,9%), sau đó
đến Khai thác mỏ (61,7%) và thấp nhất ở ngành Xây dựng (54,2%). Điều này khá
dễ hiểu bởi phần lớn các DN ngành Da Giầy – Dệt May phải thực hiện các quy


định của SA 8000 hoặc WRAP, trong đó nội dung AT-VSLĐ là một trong những
nội dung quan trọng.
Tuy nhiên, việc xây dựng chính sách để thực hiện cam kết vẫn còn tồn tại nhiều
khiếm khuyết. Tính trung bình chỉ có 54,7% tổng số DN đã có cam kết có chính
sách để thực hiện các cam kết về AT-VSLĐ. Tỷ lệ này cao nhất ở ngành Khai thác
mỏ (76,7%), sau đó đến Da Giầy – Dệt May (61%) và thấp nhất ở ngành Dịch vụ –
Thương mại (37,3%). Điều này nói lên khoảng cách quá lớn giữa “nói” và “làm”
trong các DN hiện nay.
Về bộ máy phụ trách công tác AT-VSLĐ; phần lớn các DN quan tâm đến việc thiết
lập bộ máy phụ trách công tác AT-VSLĐ. Có 93,2% số ý kiến khẳng định DN có
phân công lãnh đạo phụ trách AT-VSLĐ. Xét theo ngành, ngành có tỷ lệ cao nhất là
Khai thác mỏ (97,9%), sau đó đến Da Giầy – Dệt May (97,6%), Thuỷ sản (96,9%),
Xây dựng (91,5%) và thấp nhất là ngành Dịch vụ – Thương mại (84,3%).
Bảng 1 cũng cho thấy có 95,5% DN có bộ phận làm công tác AT-VSLĐ. Ngành có
tỷ lệ cao nhất là Da Giầy – Dệt May (100%), thấp nhất là Dịch vụ – Thương mại

(89,6%).
Kết quả trên chứng tỏ sự quan tâm của các DN đến việc thiết lập bộ máy làm công
tác AT-VSLĐ. Với ngành Thương mại – Dịch vụ, sở dĩ tỷ lệ DN có bộ máy làm
công tác này thấp nhất là do có một số doanh nghiệp quy mô nhỏ không cần thiết
lập bộ máy này.
Về công tác huấn luyện AT-VSLĐ, theo kết quả điều tra, vẫn còn có 5% số ý kiến
ngành Da Giầy – Dệt May; 3,1% - ngành Thuỷ sản; 6,3% - ngành Xây dựng và
3,9% - ngành Dịch vụ – Thương mại khẳng định DN của mình chưa bao giờ huấn
luyện AT-VSLĐ cho NLĐ. Có một số DN ngành Thuỷ sản và Dịch vụ – Thương
mại huấn luyện hoặc 2 năm, hoặc 3 năm 1 lần.
Xét tổng thể, có thể khẳng định ngành Khai thác mỏ là ngành làm rất tốt công tác
huấn luyện an toàn,vệ sinh lao động (100% DN thực hiện huấn luyện từ 6 tháng
đến 1 năm 1 lần), kế tiếp đến ngành Thuỷ sản (96,9%) và Da Giầy – Dệt May
(95%).
Bảng 1: Bộ máy làm công tác AT-VSLĐ và huấn luyện AT-VSLĐ


Đơn vị:%
STT Tiêu chí đánh giá Chung cho 5 ngành

1.1
1.2
2.1
2.2
3.1

Phân theo ngành

Da giày- Dệt may Khai thác mỏ
Dịch vụ-Thương mại


Thủy sản

Phân công lãnh đạo phụ trách AT-VSLĐ
91.5 84.3



93.2 97.6 97.9 96.9
15.7

Không

2.1

3.1

8.5

Có bộ phận làm công tác AT-VSLĐ
15.7



95.5 100.0 98.2 96.8 93.3

3.2

6.7


Không

6.8

4.5

2.4

Xây dựng

-

1.8

89.6

Thời gian giữa các lần huấn luyện về AT-VSLĐ cho toàn thể công nhân
6 tháng
23.6 15.0 15.5 6.3 29.2 45.1

3.2

1 năm 71.2 80.0 84.5 87.5 64.6 45.1

3.3

2 năm 1.3

-


-

-

-

5.9

3.4

3 năm 0.4

-

-

3.1

-

-

3.5

Chưa bao giờ huấn luyện 3.5

5.0

-


3.1

6.3

3.9

Nguồn: Theo số liệu điều tra Bộ máy làm công tác AT-VSLĐ và huấn luyện ATVSLĐ trong 5 ngành trên cả nước năm 2010
Một số DN rất quan tâm đến việc huấn luyện AT-VSLĐ cho NLĐ: huấn luyện theo
định kỳ 6 tháng 1 lần. Tỷ lệ này cao nhất ở ngành Dịch vụ – Thương mại (45,1%),
sau đó đến ngành Xây dựng (29,2%) và thấp nhất ở ngành Thuỷ sản (6,3%). Đây là
việc làm rất đáng hoan nghênh.
Theo kết quả điều tra cho thấy điều kiện lao động (ĐKLĐ) trên thực tế vẫn gây ảnh
hưởng xấu đến NLĐ. Có 46,8% số ý kiến được hỏi cho rằng ở DN của họ có yếu tố
ĐKLĐ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cho NLĐ. Yếu tố gây ảnh hưởng xấu phổ
biến nhất là Bụi (70,4%), sau đó đến Vi khí hậu (Nóng bức khó chịu – 53,7%; Độ


ẩm cao – 23,1%), Ồn (52,8%), Rung (18,5%), Hơi khí độc (18,5%). Các yếu tố
khác chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể (13%).
Nếu xét theo ngành, ngành có tỷ lệ DN có yếu tố ĐKLĐ gây ảnh hưởng xấu đến
sức khoẻ NLĐ cao nhất là ngành Khai thác mỏ (90%). Các ngành khác có tỷ lệ
thấp hơn hẳn và đặc biệt thấp ở ngành Da Giầy – Dệt May (7,3%). Nếu xét từ đặc
thù về ĐKLĐ của các ngành này, có thể thấy sự chênh lệch đó về mức độ ảnh
hưởng xấu về ĐKLĐ đối với sức khoẻ của NLĐ của các ngành khác nhau là điều
dễ hiểu.
Một số yếu tố nguy hiểm dễ gây tai nạn lao động trong quá trình làm việc cần được
các DN quan tâm để tránh những tình huống xấu có thể xảy ra đối với sức khoẻ
của NLĐ. Kết quả điều tra cho thấy, chỉ có 31% số ý kiến khẳng định DN của họ
có các yếu tố nguy hiểm dễ gây tai nạn lao động, trong đó tỷ lệ cao nhất là ngành
Khai thác mỏ (50%), sau đó đến Thuỷ sản (38,7%), Xây dựng (36,2%), Dịch vụ –

Thương mại (18%). Những yếu tố gây nguy hiểm ở tình trạng đáng báo động nhất
trong các DN là:Vật liệu nổ: Khai thác mỏ (90,9%), Dịch vụ – Thương mại
(85,7%).Xếp hàng quá cao, dễ đổ, dễ gây tai nạn: Da Giầy – Dệt May (100%),
Dịch vụ – Thương mại (57,1%), Thuỷ sản (55,6%) và Xây dựng (36,4%). Không
có biển báo an toàn: Xây dựng (27,3%) và Dịch vụ – Thương mại (28,6%).Sàn
trơn, gồ nghề: Thuỷ sản (33,3%) và Xây dựng (9,1%).Máy móc không có bộ phận
che chắn: Ngành Xây dựng (18,2%).
Bên cạnh tình trạng đáng báo động về tai nạn lao động thì tình trạng bệnh nghề
nghiệp(BNN) cũng đang đáng báo động mà một trong những nguyên nhân là do sự
thờ ơ và vô trách nhiệm của các DN. NLĐ thường xuyên phải làm việc trong môi
trường nặng nhọc, độc hại, lại không được trang bị và tuân thủ các quy trình về an
toàn vệ sinh lao động, dẫn đến tình trạng TNLĐ và BNN diễn ra tại các làng nghề
ngày càng nhiều hơn. Theo một khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,
khoảng 31% số lao động tại các làng nghề bị mắc bệnh liên quan đến nghề nghiệp,
trong đó chủ yếu là các bệnh về đường hô hấp (32,6%), bệnh về mắt (29,7%), bệnh
điếc tiếng ồn (11,3%), bệnh tim mạch (18%)… Mà một trong những nguyên nhân
là do sự thờ ơ và vô trách nhiệm của các DN. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế,
năm 2015 có 4.480 cơ sở sản xuất tại các tỉnh, ngành tiến hành khám sức khỏe
định kỳ cho 766.217 người lao động. Trong đó, số công nhân lao động có sức khỏe
yếu chiếm 12,9% (tăng 4,5%). Chỉ có 1.800 cơ sở tại 20 tỉnh, ngành tiến hành


khám 18/28 BNN với số lao động được khám là 60.548 người (trong số hơn 1,5
triệu lao động). Qua quá trình khám đã phát hiện 3.557 trường hợp được chẩn đoán
nghi mắc BNN(chiếm 5,9%). Tính đến hết năm 2011, đã phát hiện 27.246 người
mắc BNN, trong đó 74,4% mắc bệnh bụi phổi silic và 16% bị điếc do tiếng ồn.
Việc người lao động bị mắc các BNN và có nguy cơ mắc BNN cao là do môi
trường làm việc không đảm bảo như cường độ tiếng ồn quá to, môi trường làm
việc quá nóng, bụi bặm hay do đặc thù của công việc phải đứng quá nhiều hay phải
ngồi quá nhiều. Một lý do khác là do các doanh nghiệp đã làm ngơ trước sức khỏe

của NLĐ. Theo quy định, mỗi năm doanh nghiệp sẽ tiến hành tổ chức khám sức
khỏe định kỳ cho NLĐ nhưng vì vấn đề chi phí nên một số DN đã làm ngơ và chủ
động “quên” công tác này. Với thực trạng như trên, vấn đề an toàn lao động đang
trở nên bức thiết và đáng báo động và các DN phải quan tâm đúng mức nếu muốn
phát triển một cách bền vững trong xu thế phát triển kinh tế hiện nay. Nguyên nhân
gây ra TNLĐ,BNN xuất phát từ thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn
vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam còn nhiều yếu kém.
2.2.1 Về công tác đo đạc các yếu tố có hại trong doanh nghiệp
Bộ luật Lao động quy định, người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt
tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng khí, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có
hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường. Người sử dụng lao
động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm
việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe
cho NLĐ.
Quy định là vậy, nhưng thực tế rất ít DN thực hiện việc đo, kiểm tra môi trường lao
động. Qua khảo sát, hầu hết các DN quy mô nhỏ, sử dụng máy móc thô sơ, công
nghệ lạc hậu, nhiều công đoạn sản xuất thủ công, gây ra nhiều bụi, tiếng ồn, bức xạ
nhiệt, xả thải nhiều hóa chất độc hại, khí độc, vi sinh vật gây hại nhưng lại không
quan tâm việc đo, kiểm tra môi trường lao động. Có rất nhiều DN coi nhẹ môi
trường, điều kiện lao động, thiếu các biện pháp bảo vệ sức khỏe NLĐ.
Đánh giá của Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cũng cho thấy, chỉ có từ 5 đến
10% số DN, cơ sở lao động hoạt động có đăng ký trong toàn quốc được giám sát
môi trường lao động. Kết quả đo, kiểm tra môi trường lao động ở những DN có


giám sát đã xác định được nhiều mẫu vượt tiêu chuẩn cho phép như: phóng xạ, từ
trường, hơi khí độc, tiếng ồn, bụi, ánh sáng, độ rung… Trước thực trạng môi
trường lao động như vậy, thông qua các đợt khám sức khỏe định kỳ, khám BNN,
đã phát hiện hàng nghìn NLĐ mắc BNN. Riêng năm 2015, phát hiện 8.966 NLĐ

mắc BNN, tăng 31,9% so với năm 2014.
Trong khi hầu hết các DN, cơ sở lao động “phớt lờ” việc thực hiện quy định của
pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động thì công tác kiểm tra, giám sát gần như bị bỏ
ngỏ. Có những DN đã hoạt động hơn 10 năm nhưng chưa một lần các cơ quan
chức năng đến thanh tra, kiểm tra về công tác an toàn, vệ sinh môi trường lao
động. Có những địa phương nhiều năm qua chưa xử phạt cơ sở lao động nào do vi
phạm... Thực trạng BNN đối với NLĐ đã đến mức báo động, rất cần được các cấp,
các ngành liên quan quan tâm, khắc phục.
2.2.2 Về điều kiện làm việc của người lao động và việc trang cấp các trang thiết bị
bảo hộ lao động cho người lao động
Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, hiện
nay, điều kiện làm việc của người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
tiểu thủ công nghiệp, trong các làng nghề, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ở
nước ta là chưa được tốt. Một số cơ sở sản xuất, người lao động phải làm việc
trong điều kiện không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, các yếu tố ô nhiễm chủ yếu là
bụi, hơi, khí độc hại, tiếng ồn khá cao, thường là vượt mức cho phép. Nhiều cơ sở
sản xuất không có hệ thống kiểm soát ô nhiễm, không có hệ thống xử lý bụi, khí
độc, tiếng ồn, người lao động vì miếng cơm manh áo phải chịu làm việc trong điều
kiện thiếu an toàn. Không chỉ là tai nạn trong điều kiện làm việc ô nhiễm như vậy,
người lao động còn mắc khá nhiều bệnh nghề nghiệp, làm tổn hại sức khỏe, ảnh
hưởng năng suất chất lượng hiệu quả của công việc hoặc của sản phẩm. Số liệu
điều tra tại 145 doanh nghiệp với 38.417 cơ sở sản xuất cho thấy, có tới 50-63% số
người lao động phải mang vác nặng khi làm việc, 61-96% số người lao động làm
việc phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại, trong khi đó, các phương tiện bảo hộ lao
động và cải thiện môi trường lao động không có, hoặc nếu có thì không đúng quy
cách, chưa được cung cấp đầy đủ, và số đông người lao động không được học và
không biết gì về an toàn vệ sinh lao động.Cần nâng cao nhận thức của chủ sử dụng
lao động và người lao động trong việc bảo đảm điều kiện an toàn, từng bước cải
thiện môi trường làm việc; đưa các quy định của pháp luật lao động về công tác an



toàn vệ sinh lao động vào quy định của doanh nghiệp, trở thành một yếu tố trong
hoạt động đầu tư, liên doanh, tuân thủ trong suốt quá trình sản xuất, tăng cường
hơn nữa công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động, có chế tài xử phạt
nghiêm minh đơn vị, hoặc cá nhân vi phạm dẫn đến tai nạn lao động làm chết, bị
thương người lao động, thiệt hại tài sản của Nhà nước, của doanh nghiệp và của
người lao động.
Ngoài phải đảm bảo về điều kiện làm việc,DN cần cấp phát trang phương tiện bảo
hộ cho NLĐ.Vì phương tiện bảo hộ lao động là những dụng cụ cần thiết mà người
lao động phải được trang bị để phục vụ cho công tác bảo hộ trong khi làm việc
hoặc thực hiện nhiệm vụ nhằm bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố độc hại, gây nguy
hiểm trong quá trình lao động. Nếu người sử dụng lao động thấy có các yếu tố độc
hại, nguy hiểm không đảm bảo cho an toàn sức khỏe NLĐ trong trường hợp các
nghề, công việc thì người sử dụng lao động phải trang bị phương tiện bảo vệ cá
nhân phù hợp với công việc đó.Nhưng hiện nay khi đi kiểm tra một số DN thấy
vẫn thực hiện đúng luật lao động, người lao động vẫn được cấp phát đầy đủ các
trang thiết bị bảo hộ lao động chất lượng, nhưng sức khỏe và tính mạng của người
lao động vẫn còn bị đe dọa, từ chính chất lượng của trang thiết bị bảo hộ lao động,
còn có quá nhiều kẽ hở trong các quy định của pháp luật để quản lý chất lượng
trang thiết bị bảo hộ lao động. Vì vậy hàng giờ hàng phút, người lao động đang
phải chịu cảnh hít bụi, hay chất độc hại, dù có sử dụng các trang thiết bị bảo hộ lao
động của doanh nghiệp, đó là còn chưa kể đến một số đơn vị lợi dụng việc nhập
khẩu các trang thiết bị bảo hộ lao động để bán cho người lao động để hòng trục
lợi.Qua khảo sát và tìm hiểu tại một số cửa hàng bán và kinh doanh các phương
tiện bảo hộ lao động trên một số tuyến phố của Hà Nội không khỏi ngạc nhiên khi
chứng kiến khá nhiều người đến hỏi mua thiết bị bảo hộ lao động cho DN, nhưng
hầu hết sau câu hỏi về loại phương tiện đó đều đề nghị người bán cho loại rẻ nhất,
bất chấp loại đó có thích hợp và có tác dụng cho người lao động hay không.
2.2.3 Về hướng dẫn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động
Công tác huấn luyện AT-VSLĐ trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến

tích cực về cả nội dung và phương pháp huấn luyện; số người được huấn luyện
tăng dần theo các năm. Từ năm 2014, trung bình mỗi năm huấn luyện cho trên 70
ngàn lượt cán bộ quản lý, trên 15 ngàn lượt chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh, trên 700 ngàn lượt cán bộ làm công tác bảo hộ lao động, y tế tại doanh


nghiệp, hàng triệu người lao động trong đó có hơn 500 ngàn lượt người là nông
dân.
Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí nhà nước được nâng cao trình độ nghiệp vụ
thông qua các khoá huấn luyện, tập huấn về chế độ, chính sách; kỹ năng và nghiệp
vụ thanh tra; tập huấn giảng viên, đào tạo chuyên môn về giám sát môi trường và
bệnh nghề nghiệp, phòng chong bệnh bụi phổi si líc, bảo vệ và kiểm dịch thực
vật…
Trong các doanh nghiệp, một số chương trình huấn luyện chung và chuyên ngành
đã và đang được tiếp tục triển khai như: cải thiện điều kiện lao động trong các
doanh nghiệp vừa và nhỏ; an toàn trong ngành xây dựng; an toàn trong khai thác
mỏ; an toàn điện, an toàn cơ khí; an toà các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn – vệ sinh lao động; an toàn vật liệu nỏ công nghiệp; cải thiện điều kiện lao
động trong ngành da giày, dệt may; Trách nhiệm xã hội; Quản lí chất lượng sản
phẩm và môi trường;...
Một số trung tâm huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động đã được thành lập như:
Trung tâm Huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động, trực thuộc Cục an toàn lao động,
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được thành lập vào ngày 16/8/2004; Trung
tâm Huấn luyện và Kiểm định kỹ thuật an toàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên
điều kiện cơ sở vật chất chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu huấn luyện.
Mặc dù đã có sự cố gắng trong công tác huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động
nhưng trong thực tế số lượng người được huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động
còn ít. Trong khu vực công nghiệp, đã xây dựng được một số giáo trình, phim huấn
luyện nhưng chỉ có khoảng gần 10% số cán bộ làm công tác an toàn - vệ sinh lao
động ở các doanh nghiệp nhà nước, liên doanh, tư nhân lớn là được huấn luyện

nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức về an toàn - vệ sinh lao động. Trong khu vực
nông nghiệp cũng đã có một số giáo trình, tài liệu huấn luyện được xây dựng và
một số lớp huấn luyện được mở, nhưng so với yêu cầu của thực tế là quá ít và chưa
đủ để tạo ra những chuyển biến đủ mạnh trong nhận thức về công tác an toàn - vệ
sinh lao động.
Việc đưa các kiến thức về an toàn - vệ sinh lao động vào giảng dạy trong hệ thống
giáo dục, đào tạo và dạy nghề chưa được nhiều và còn chậm. Việc xây dựng giáo


trình và phổ biến kiến thức an toàn - vệ sinh lao động trong hệ thống giáo dục và
đào tạo, dạy nghề vẫn còn chưa được tiêu chuẩn hoá, còn thiếu nhiều nội dung.
Đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên chưa được đào tạo một cách có hệ thống về
kiến thức an toàn - vệ sinh lao động cũng như chưa có những hiểu biết cơ bản về
luật pháp an toàn - vệ sinh lao động.
Chất lượng và nội dung huấn luyện của các lớp huấn luyện chưa đáp ứng được
các yêu cầu phát triển hiện nay như: an toàn trong sử dụng công nghệ mới; các yếu
tố độc hại, nguy cơ rủi ro mới; cập nhật các phương pháp cải thiện điều kiện lao
động mới, các tiêu chuẩn an toàn - vệ sinh lao động quốc tế, khoa học về cải thiện
điều kiện lao động, éc-gô-nô-my...
Phương pháp giảng dạy nặng về lý thuyết, ít thực tiễn, thiếu hình ảnh, cảnh báo,
thí nghiệm, dụng cụ trực quan, thực hành, mô hình mô phỏng... dẫn đến hiệu quả
giảng dạy chưa được cao. Số lượng được đào tạo so với qui định của pháp luật là
quá ít và không được kiểm tra, kiểm soát về mặt chất lượng, đặc biệt là khi xuất
hiện một số loại hình doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ.
2.2.4 Về phân công người phụ trách theo dõi việc chấp hành quy định an toàn, vệ
sinh lao động
Có rất ít DN phân công trách nhiệm và cử người giám sát việc thực hiện các quy
định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong DN.Thường
những người có trách nhiệm và giám sát đó cũng là người của bộ phận khác hoặc
không có nhiều chuyên môn về AT-VSLĐ nên việc thực hiện còn chưa có hiệu quả

cao.
Như vậy, đây là vấn đề còn tồn tại lớn ở các doanh nghiệp.Theo số liệu điều tra cho
thấy, hầu như các DN chưa thực sự quan tâm đến việc chấp hành quy định ATVSLĐ của NLĐ.Thể hiện rất rõ ở công tác phân công người phụ trách theo dõi
việc chấp hành quy định. Đôi khi DN chỉ phát phương tiện bảo hộ lao động cho
NLĐ mà không quan tâm đến NLĐ có biết sử dụng phương tiện đó hay không và
có đạt được hiệu quả thực sự từ phương tiện đó trong quá trình lao động.
2.2.5 Trách nhiệm thực hiện các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động


Các DN vẫn thờ ơ chủ quan trong vấn đề an toàn lao động, nên môi trường lao
động trong DN vẫn còn bị ô nhiễm, chưa đáp ứng các yêu cầu an toàn lao động
nhất là tại các tỉnh có các khu công nghiệp lớn, việc đảm bảo các tiêu chuẩn về
không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí
độc, phóng xạ, điện từ, nóng ẩm, ồn, rung, và các yếu tố có hại.Nên dẫn đến các sự
việc xảy ra như hàng trăm công nhân Công ty giày Hong-fu và Công ty Hồng Mỹ
thuộc Khu công nghiệp Hoàng Long (TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) bị ngất
trong các ngày từ 15 đến 19-5-2014, do hội chứng nhiễm độc thần kinh là trường
hợp điển hình về tác động của môi trường làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe NLĐ. Theo kết luận của ngành y tế và các cơ quan chức năng thì các phân
xưởng đều có mặt bằng chật hẹp lại tập trung số lượng lớn công nhân làm việc; hệ
thống lưu thông khí gồm quạt gió, quạt đẩy, quạt hút… chưa bảo đảm dẫn đến độ
lưu chuyển không khí không tốt. Ngoài ra, dung môi hữu cơ cao, có thể tăng lên
nhiều lần trong điều kiện làm việc và môi trường nắng, nóng kéo dài là một trong
các tác nhân gây ra tình trạng hàng loạt công nhân ngộ độc cấp tính. Ngày 1-122015, hàng chục công nhân Công ty TNHH Hải sản Bền Vững, thuộc Khu công
nghiệp Suối Dầu (Cam Lâm, Khánh Hòa) trong khi đang làm việc tại kho đông
lạnh thì bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn... những công nhân này đã bị ngộ độc khí
cac-bon mô-nô-xít (CO), một loại khí được dùng trong công nghiệp chế biến thủy
sản để làm đông lạnh.
Con số thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, hiện cả nước có hơn 500
nghìn DN hoạt động với hơn 90% là DN nhỏ và vừa. Sự gia tăng nhanh về số

lượng DN, cơ sở sản xuất mà phần nhiều có công nghệ lạc hậu, máy móc, dây
chuyền chắp vá, nhà xưởng chật chội đã làm tăng nguy cơ tai nạn lao động và
BNN. Trong cuộc đua tranh giành thị phần, nhiều DN tìm mọi cách để giảm chi
phí, hạ giá thành, kể cả việc sử dụng nguyên liệu bẩn, nhiên liệu bẩn. Các hóa chất
độc hại, môi trường làm việc ô nhiễm là ẩn họa đe dọa sức khỏe, tính mạng của
hàng triệu NLĐ.
Qua điều tra, khảo sát cho thấy, những ngành có số NLĐ mắc BNN nhiều nhất là:
khai thác mỏ, xây dựng, cơ khí, sản xuất và sử dụng hóa chất. Với đóng góp hơn
10% tổng sản phẩm quốc nội và tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn NLĐ,
nhiều năm qua, ngành khai thác mỏ giữ vai trò trụ cột của nền kinh tế. Tuy nhiên,
công nhân khai thác mỏ cũng chiếm tỷ lệ cao trong số NLĐ mắc các bệnh như: bụi
phổi, viêm phế quản mạn tính, điếc, nhiễm độc và các bệnh về xương khớp.


Nguyên nhân được xác định là do môi trường lao động khắc nghiệt và điều kiện
làm việc lạc hậu. NLĐ phải hằng ngày tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh
như: bụi than, đá, kim loại, phóng xạ, tiếng ồn, độ rung chuyển và các loại hơi khí
độc dưới hầm sâu.
Ở tất cả các công đoạn khai thác, lao động thủ công vẫn là chủ yếu. Kết quả đo,
kiểm tra môi trường cho thấy, công nhân khai thác mỏ thường xuyên làm việc
trong một môi trường có nồng độ bụi toàn phần cao vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho
phép từ 15 đến 30 lần; nồng độ bụi hô hấp có nơi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 9
đến 11 lần; tiếng ồn có nơi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 đến 18 dBA, vì thế,
công nhân muốn tránh cũng “khó thoát” các BNN. Qua đó cho thấy rằng môi
trường làm việc của NLĐ vẫn chưa được đảm bảo các yếu tố AT-VSLĐ trong các
DN tại nước ta.
2.2.6 Trách nhiệm của doanh nghiệp đảm bảo sức khỏe người lao động
Việc thực hiện trách nhiệm này, các doanh nghiệp cần tổ chức huấn luyện, hướng
dẫn thông báo cho người lao động quy định, biện pháp làm việc an toàn; cung cấp
đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân; chăm lo sức khỏe người lao động, khám sức

khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kì, quan tâm bố trí công việc phù hợp
sức khỏe người lao động, nhất là đối với lao động nữ.
Nhưng trên thực tế nhiều DN còn thực hiện trách nhiệm này một cách qua loa,đại
khái mang tính hình thức cao chưa mang lại hiệu quả tích cực. Không có sự tổ
chức huấn luyện, hướng dẫn thông báo cho NLĐ về các quy định làm việc an
toàn.Việc triển khai các lớp tập huấn, huấn luyện cho NLĐ còn có sự lặp lại về nội
dung cũng như hình thức qua các năm, chưa có sự đổi mới, thiếu tính cập nhật.
Việc khám sức khỏe trong khi tuyển dụng hầu như chỉ được áp dụng ở một số DN
có quy mô lớn, thường chỉ nhận giấy khám sức khỏe từ NLĐ mang tới.Nên không
kiểm soát được tình hình sức khỏe của NLĐ có thực sự phù hợp với công việc.
Hoặc việc khám sực khỏe định kỳ trong DN cũng không được áp dụng rộng dãi do
còn nhiều yếu tố tác động, đặc biệt liên quan đến vấn đề chi phí. Nên các DN
thường không khám sức khỏe khi tuyển dụng cũng như định kỳ trong khi làm việc.
2.3 Đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội về an toàn,vệ sinh lao động
trong các doanh nghiệp việt nam hiện nay


2.3.1 Những mặt đạt được
Nhiều DN ở Việt nam đã nâng cao được năng suất lao động thông qua hoạt động
cải thiện AT-VSLĐ. Ví dụ giữ cho đường vận chuyển thông thoáng bằng loại bỏ
vật liệu không cần thiết có thể giảm nguy cơ tai nạn cho công nhân đồng thời nâng
cao được năng suất lao động. Nếu công nhân có chỗ làm việc phù hợp thì họ sẽ
cảm thấy thoải mái trong quá trình làm việc, đồng thời tránh được đau vai, đau cơ
bắp. Do vậy họ có thể tập trung vào sản xuất và chất lượng công việc. Còn nhiều ví
dụ khác tương tự. Hơn nữa quá trình cải thiện điều kiện lao động còn tăng cường
mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động.
Chúng ta có thể khẳng định rằng các hoạt động cải thiện AT-VSLĐ luôn luôn tăng
cường mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Thông qua
việc tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng lao động và người lao động thảo
luận và thực hiện cải thiện từng bước, các đơn vị cung cấp dịch vụ AT-VSLĐ cơ

bản có thể giúp họ làm tốt việc cải thiện AT-VSLĐ.
Tác động của cải thiện từng bước cần được nhấn mạnh trong chính sách tổng thể
của doanh nghiệp. Ngày nay, AT-VSLĐ là vấn đề chính trong trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp. Tạo ra môi trường làm việc an toàn và sức khoẻ góp phần to lớn
vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cần giúp người sử dụng lao động và
người lao động nhận thấy rõ lợi ích của việc cải thiện và duy trì các hoạt động đó.
Nhiều DN đã quan tâm thực hiện đến công tác huấn luyện AT-VSLĐ nên đã có
nhiều chuyển biến tích cực,chất lượng công tác huấn luyện AT-VSLĐ ngày càng
được nâng cao.Nhiều DN đã bắt đầu lấy chuẩn AT-VSLĐ vào kế hoạch thương
hiệu của mình.Đây là dấu hiệu tốt vì như vậy DN sẽ quan tâm cải thiện môi trường
lao động trong tất cả các khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh, quan tâm giáo
dục,huấn luyện đội ngũ công nhân viên thực hiện tốt các tiêu chuẩn về AT-VSLĐ.
Nhiều DN đã đầu tư những máy móc, trang thiết bị hiện đại, có độ an toàn cao hơn.
Điều này giúp tăng tính an toàn trong lao động và góp phần tăng năng suất lao
động, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho DN. Việc quản lý máy, thiết bị có yêu
cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ được các DN quản lý chặt chẽ hơn và dần đi vào
nền nếp.
2.3.2 Những mặt còn hạn chế


Bên cạnh những DN có ý thức cao về vấn đề trách nhiệm xã hội về AT-VSLĐ hiện
nay còn có những DN chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này.DN chưa có hợp
đồng lao động đối với những lao động hợp đồng thời vụ, chưa khám sức khỏe định
kỳ, khám BNN cho những lao động làm việc trong môi trường độc hại…vẫn là
điều có thể nhận thấy ở một số DN.
Còn tồn tại nhiều DN quá xem nhẹ hay cẩu thả trong việc trang bị phương tiện
phòng chống các TNLĐ cho nhà xưởng và NLĐ.Bên cạnh đó, công tác diễn tập
cũng không đáp ứng được đòi hỏi thực tế khi có TNLĐ hay sự cố cháy nổ xảy
ra.DN tỏ ra khá thờ ơ với hoạt động cần thiết này.Nhận thức của DN về trách
nhiệm xã hội AT-VSLĐ trong DN còn chưa được phổ biến,tuyên truyền rộng

rãi.Công tác theo dõi,thực hiện kiểm soát đối với các DN của cơ quan chức năng
còn nhiều bất cập.
Trách nhiệm xã hội về AT-VSLĐ chưa được thực hiện nghiêm, nhiều doanh nghiệp
thực hiện các quy định có tính chất chống đối sự kiểm tra của cơ quan quản lí Nhà
nước.TNLĐ,BNN còn xảy ra nghiêm trọng; công tác huấn luyện AT-VSLĐ cho
NLĐ đạt tỷ lệ thấp so với tổng số NLĐ đang làm việc tại các DN; công tác quản lý
huấn luyện còn lỏng lẻo; việc quy định tổ chức bộ máy làm công tác an toàn lao
động, vệ sinh lao động không còn phù hợp với một số mô hình doanh nghiệp mới.
2.3.3 Nguyên nhân
Thứ nhất, hệ thống tổ chức các cơ quan Nhà nước có chức năng giúp Chính phủ thi
hành Pháp luật an toàn lao động, vệ sinh lao động, trước hết là hệ thống tổ chức
Thanh tra an toàn lao động, Thanh tra vệ sinh lao động chưa được kiện toàn. Bộ
máy biên chế và trình độ năng lực của các cơ quan thanh tra bất cập với nhiệm vụ
và tình hình phát triển các doanh nghiệp ngày càng tăng trong kinh tế thị trường.
Mặt khác chưa có đủ các điều kiện vật chất để bảo đảm thanh tra, kiểm tra khách
quan, nhanh chóng, kịp thời theo những điều kiện mới của kỹ thuật công nghệ tiên
tiến; các cơ quan Kiểm sát, Tòa án nói chung chưa quan tâm đúng mức tới việc đưa
ra khởi tố và xét xử những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, mỗi năm có hàng
trăm vụ tai nạn lao động chết người, nhưng hầu hết các vụ tai nạn lao động chết
người hoặc gây hậu quả nghiêm trọng này đều được xử lý hành chính nội bộ nên
không có tác dụng giáo dục và phòng ngừa ngăn chặn các vụ tai nạn; sự phân công
nhiệm vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước, các quy định trong hệ thống luật pháp


×