Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tìm hiểu về lễ hội Lam Kinh tại xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.14 KB, 32 trang )

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa Văn hóa thông tin và xã hội Trường Đại học
Nội Vụ Hà Nội, tôi sinh viên lớp 1505QLVH đã được học bộ môn Phương pháp
nghiên cứu khoa học, được sự giảng dạy và hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên
tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu về lễ hội Lam Kinh tại xã Xuân
Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơn giảng
viên bộ môn đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và rèn luyện.
Xin chân thành cảm ơn Ban quản lý khu di tích Lam Kinh, mọi cộng đồng
dân cư xung quanh khu di tích và toàn thể du khách đến khu di tích về “Lễ hội
Lam Kinh tại xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”, đã cung cấp cho
tôi nhiều thông tin và giúp tôi hoàn thành bài nghiên cứu này.
Do kinh nghiệm còn thiếu sót và kiến thức còn hạn chế nên đề tài vẫn còn
nhiều thiếu sót. Kính mong cô xem xét và góp ý cho đề tài được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày …tháng…năm 2017
Sinh viên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các thông tin, tài
liệu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đề tài đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong đề tài nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc.


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ
nước. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, với bao biến đổi thăng trầm đã đúc kết lại
thành một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc. Trong đó, không thể không
nhắc đến lễ hội - một nét sinh hoạt văn hóa dân gian. Đây cũng là thành tố quan
trọng góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng trong thống nhất của dân tộc
Việt Nam.
Lễ hội không chỉ là loại hình văn hóa dân gian mà còn là nguồn tài
nguyên có vai trò quan trọng. Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước đã và
đang vận dụng nguồn tài nguyên nhân văn này đưa vào hoạt động du lịch, góp
phần không nhỏ vào việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển và nâng các lễ hội lên
tầm cao mới. Theo thống kê năm 2004 của Cục Văn hóa Thông tin cơ sở và Bộ
Văn hóa Thông tin, cả nước có 8902 lễ hội lớn nhỏ và được phân bố rộng khắp.
Ở địa phương nào cũng có lễ hội đặc trưng tiêu biểu của mình.
Nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hoá, Thọ Xuân là vùng đất “địa linh nhân
kiệt” có vị thế chiến lược trọng yếu trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ
nước tỉnh Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung. Nơi đây không chỉ sản sinh
ra những con người kiệt suất cho dân tộc như: Lê Hoàn, Lê Lợi, Chúa Trịnh,
Chúa Nguyễn,… mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo, điển hình
là các lễ hội truyền thống của địa phương gắn liền với các vị vua của dân tộc và
văn nghệ dân gian của con người, mảnh đất nơi đây.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài “Tìm hiểu về lễ hội Lam Kinh tại
xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”, làm đề tài nghiên cứu của
mình, nhằm góp công sức nhỏ bé của mình vào việc giới thiệu, bảo tồn và khai
thác những giá trị văn hóa của lễ hội ở địa phương.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhiều người từ lâu đã biết đến Thọ Xuân với những vị anh hùng của dân
tộc như Lê Lợi, Lê Hoàn,… với di tích Lam Kinh, hay những trò diễn xướng
dân gian xưa kia dùng để tiến vua, và gắn liền là hệ thống lễ hội đặc sắc và
4



phong phú. Tuy nhiên, chúng ta chủ yếu mới chỉ có những bài viết nghiên cứu
đơn lẻ từng lễ hội mà vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu tổng quát về các lễ
hội và đưa ra những định hướng phát triển cụ thể cho các lễ hội của huyện.
Trong “Non nước Việt Nam”, tác giả Vũ Thế Bình có đề cập đến Lễ hội
Lam Kinh ở Thanh Hóa và vẫn chưa đi sâu nghiên cứu xem hoạt động du lịch
của lễ hội như thế nào và cũng chưa có sự liên hệ với các lễ hội khác để xây
dựng nên hệ thống lễ hội trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Viết về lễ hội Lam Kinh có: Đỗ Như Chung với Lễ hội Lam Kinh từ lễ hội
cung đình đến lễ hội dân gian”; Thiên Lam với “Lễ hội Lam Kinh mang đậm nét
văn hoá thời Lê” (Lễ tin247.com).
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khi nhắc đến lễ hội ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa người ta sẽ nghĩ ngay
đến lễ hội mang tầm quốc gia như Lễ hội Lam Kinh là một lễ hội có rất nhiều
giá trị đang được bảo tồn và có thể phát triển. Do đó, tiểu luận hoàn thành là
nguồn tài liệu góp phần giới thiệu rộng rãi với mọi người những giá trị văn hóa
mà các lễ hội Lam Kinh tại huyện Thọ Xuân hiện đang lưu truyền.
Đồng thời, với việc nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp nhằm: Tác động
vào ý thức của người dân địa phương trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị
văn hóa; đưa lễ hội của địa phương trở thành tài nguyên phục vụ cho hoạt động
du lịch, góp phần nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế của huyện.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động
lễ hội, trên cơ sở đó đánh giá tác động của hoạt động lễ hội đối với kinh tế - xã
hội, văn hóa và môi trường.
Tìm hiểu về Lễ hội Lam Kinh tại xã Xuân Lam- huyện Thọ Xuân - Thanh
Hóa, đồng thời đưa ra giải pháp, kiến nghị để lễ hội truyền thống của địa
phương trở thành lễ hội phục vụ du khách tham quan mà không làm mất đi tính

linh thiêng của lễ hội.

5


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Lễ hội Lam Kinh tại xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu khái quát về đặc điểm địa lí, lịch sử, kinh tế - xã hội, văn
hóa lễ hội Lam Kinh của huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa ở các mặt nội dung, hình
thức từ khi các lễ hội này ra đời và phát triển đến nay.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện tiểu luận này, tôi sử dụng chủ yếu các nguồn tư liệu sau:
- Tài liệu thành văn: Sách chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, khóa
luận tốt nghiệp, bài viết, sách báo, tạp chí, văn bản,…
- Tài liệu điền dã thu thập được thông qua việc đi thực tế các lễ hội tiêu
biểu tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa và phỏng vấn các cán bộ văn hóa, những
người cao tuổi tại địa phương.
Đây là nguồn tài liệu quan trọng góp phần không nhỏ vào sự thành công
của đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện bài tiểu luận này, tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau, đó là:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm
phân tích, tổng hợp các tư liệu, thông tin liên quan đến đề tài giúp chủ thể khái
quát hóa, mô hình hóa các vấn đề nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Sử dụng phương pháp này để lấy được
các số liệu, thông tin phục vụ cho việc trình bày luận cứ, đồng thời kiểm nghiệm

độ chính xác, để kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục. Phương pháp này đóng
vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến độ chính xác của đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn: Đưa ra những câu hỏi đối thoại liên quan đến
lễ hội của địa phương đối với những vị khách tham gia lễ hội, những người quản
lý, cán bộ văn hóa, những người cao tuổi, người làm du lịch để thu thập thêm
6


thông tin.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về mặt khoa học
Nghiên cứu lễ hội tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa góp phần xây dựng
bức tranh tổng thể về lễ hội văn hóa tiêu biểu trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
6.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài hoàn thành sẽ góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh lễ hội của
Thọ Xuân. Đồng thời để các cơ quan chính quyền địa phương quan tâm chú
trọng phát triển các lễ hội hơn nữa. Bên cạnh đó, đề tài đưa ra những đề xuất
định hướng trong việc bảo tồn giữ gìn và khai thác giá trị văn hóa.
Lễ hội ở huyện Thọ Xuân là mảng đề tài hiện nay còn ít người nghiên
cứu, nên nguồn tài liệu vẫn chưa phong phú. Do đó, sau khi đề tài hoàn thành hi
vọng đây sẽ là nguồn tài liệu thành văn hữu ích cho những ai có nhu cầu nghiên
cứu về mảng đề tài lễ hội ở địa phương.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo đề tài kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về lễ hội Lam Kinh
Chương 2: Thực trạng lễ hội Lam Kinh ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa
Chương 3: Một số giải pháp bản tồn và phát huy các giá trị của lễ hội Lam
Kinh


7


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỄ HỘI
LAM KINH
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm lễ
“Lễ” theo từ điển tiếng Việt là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu
hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó. Trong thực tế “ lễ” có
nhiều ý nghĩa và một lịch sử hình thành khá phức tạp. Chữ “lễ” được hình thành
và biết tới từ thời nhà Chu (thế kỷ XII trước công nguyên). Lúc đầu chữ “lễ”
được hiểu là lễ vật của các gia đình quý tộc, nhà Chu cúng tế thần tổ tông gọi là
tế lễ. Dần dần, chữ “lễ” được mở rộng nghĩa là hình thức, phép tắc để phân biệt
trên, dưới, sang, hèn, thứ bậc lớn nhỏ thân sơ trong xã hội khi đã phân hoá thành
đẳng cấp. Cuối cùng khi xã hội đã phát triển thì ý nghĩa của “lễ” càng được mở
rộng như lễ Thành hoàng, lễ Gia tiên, lễ cầu an, lễ cầu mưa,…
Do ngày càng mở rộng phạm vi nên đến đây “lễ” đã mang ý nghĩa bao
quát mọi nghi thức ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội. Như vậy, ta có
thể đi đến một khái niệm chung: “Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm
biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ
chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng
thực hiện”.
1.1.2. Khái niệm hội
“Hội’’ là đám vui đông người gồm hai đặc điểm là đông người, tập trung
trong một địa điểm và vui chơi với nhau. Nhưng nếu chỉ có vậy nhiều khi chưa
thành “hội” phải bao gồm các yếu tố sau đây mới đủ ý nghĩa của nó:
+ “Hội” phải được tổ chưc nhân dịp kỷ niệm một sự kiện quan trọng nào
đó liên quan đến bản làng, cộng đồng dân tộc.
+ “Hội” đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên của cộng đồng.
“Hội” có nhiều trò vui náo nhiệt như câu ca dao đã từng ví “vui xem hát,

nhạt xem bơi, tả tơi xem hội”. Đây là sự cộng cảm cần thiết của phương diện
tâm lý sau những ngày tháng lao động vất vả với những khó khăn trong cuôc
sống hàng ngày mà ai cũng phải trải qua. Đến với “hội” mọi người sẽ được giải
8


toả thăng bằng trở lại.
Như vậy, khái niệm “hội” được tập trung lại như sau: “ Hội là sinh hoạt
văn hoá tôn giáo nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, sự
tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân hạnh phúc cho
từng dòng họ, từng gia đình. Sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của
những mùa màng mà bao đời nay đã quy tụ vào niềm mơ ước chung với bốn chữ
Nhân - Khang - Vật - Thịnh ”.
1.1.3 Khái niệm lễ hội
“Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của
con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người
trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện”.
“Hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát
từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho
từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự
sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ
niềm mơ ước chung vào bốn chữ Nhân - Khang - Vật - Thịnh (Từ điển tiếng
Việt).
Trong cuốn “Hội hè Việt Nam” hội và lễ là một sinh hoạt văn hóa lâu đời
của dân tộc Việt Nam. Hội và lễ có sức hấp dẫn, lôi cuốn các tầng lớp trong xã
hội cũng tham gia để trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong
nhiều thập kỷ. Trong cuốn “Lễ hội cổ truyền” – Phan Đăng Nhật cho rằng “Lễ
hội là một pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vố số những phong tục, tín ngưỡng,
văn hóa, nghệ thuật và cả các sự kiện xã hội – lịch sử quan trọng của dân
tộc....văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc

sống.
Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôn
giáo. Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền phản
ánh hiện tượng đó. Tôn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội, tôn giáo thông qua lễ
hội để phô trương thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo để thần linh hóa những thứ
trần tục. Nhưng trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần giảm bớt
9


và chỉ còn mang nặng tính văn hóa. Lễ hội còn là nơi bảo tồn, tích tụ văn hóa
(theo nghĩa rộng) của nhiều thời kỳ lịch sử trong quá khứ dồn nén lại cho tương
lai”.
Như vậy ta thấy “Lễ hội” là một thể thống nhất không thể tách rời. Lễ là
phần đạo đức tín ngưỡng, phần tâm linh sâu xa trong mỗi con người. Hội là các
trò diễn mang tính nghi thức, gồm các trò chơi dân gian phản ánh cuộc sống
thường nhật của người dân và một phần đời sống cá nhân nhằm kỷ niệm một sự
kiện quan trọng với cả cộng đồng. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng
đồng diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định;
nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại đồng thời là dịp thể
hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên, thần thánh và con
người trong xã hội".
“Lễ hội” dùng để chỉ những sinh hoạt gồm cả lễ và cả hội, điều thường
thấy trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Lễ hội truyền thống là
những lễ hội đã trường tồn trong lịch sử cộng đồng xã hội, được bảo lưu, phát
triển, lặp lại và quảng bá không ngừng.
1.2 Vai trò của lễ hội
Lễ hội có nhiều ý nghĩa to lớn, lễ hội thể hiện tư tưởng, tình cảm, thái độ
của người dân đối với thế giới đã khuất. Thông qua lễ hội con người tưởng nhớ
tới công đức, ông bà tổ tiên thông qua việc thờ cúng. Lễ hội cũng là địa điểm để
mọi người thi thố tài năng, nơi đó có nhiều trò chơi dân gian như: Đua thuyền,

đánh đu, ném còn, hát giao duyên, hát đối đáp, hát bài chòi, đánh cờ người,…
chính những trò chơi dân gian này tạo điều kiện để người dân gần gũi nhau hơn,
hiểu nhau và cùng nhau tham gia tích cực để dành chiến thắng trong các trò
chơi.
Lễ hội quả thật là một điểm văn hoá sống, một bảo tàng sống của người
Việt từ cổ đại đến nay, có tác dụng bảo lưu phát triển bản sắc văn hoá. Đối với
mỗi người, lễ hội trở nên thân thiết, là nỗi nhớ thiêng liêng, mãnh liệt, là nơi con
người kì thác mọi niềm vui, nỗi buồn. Đây còn là biểu hiện giá trị của một cộng
đồng: Thông qua vui chơi, con người lấy lại thăng bằng sau những khó khăn lo
10


toan của cuộc sống thường nhật; sức cố kết của lễ hội đã làm xoa dịu những đố
kị, có khi cả những hận thù diễn ra trong những quan hệ hàng ngày; lễ hội là dịp
để hoàn thiện các chủng loại văn hoá; là dịp để con người vươn lên đời sống văn
hoá cao hơn và bộc lộ hết tinh hoa của mình.
Lễ hội còn là nơi nhắc nhở người ta sống trật tự, mực thước góp phần làm
cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Là nơi thể hiện năng khiếu thẩm mĩ của cộng đồng,
tất cả phải được chuẩn bị hết sức chu đáo. Đồng thời cũng khuyến khích tài năng
lao động và vui chơi, đề cao cái cao cả, cái bi, cái hài của cuộc sống.
Như vậy, chúng ta thấy rằng vai trò của lễ hội rất quan trọng, không chỉ
trong đời sống hàng ngày, thể hiện ý nghĩa văn hoá mà nó còn là một trong
những khuôn mẫu chuẩn mực để con người noi theo. Muốn cho lễ hội nước ta
mãi giữ được bản sắc chúng ta cần khắc phục một số mặt tiêu cực như thương
mại hoá các hoạt động mê tín dị đoan, tệ nạn đánh bạc tập quán lạc hậu,…
1.3. Chủ chương của Đảng chính sách của Nhà nước
Đảng và nhà nước đã thể hiện sự quan tâm thông qua các chính sách, chủ
trương của Đảng, Nhà nước thể chế hóa các chủ trương của Đảng bằng các văn
bản pháp luật hiến pháp, pháp luật,...Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản quan trọng có đề cập đến công tác

quản lý và tổ chức lễ hội như:
-

Kết luận số 51-KL/TW ngày 22/7/2009 của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục
thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 1998 của Bộ Chính trị

-

(khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 về đẩy mạnh tiết kiệm, chống lãng phí;,
đặc biệt Công điện số 162/CĐ-TTg ngày 09/02/2011 đã xác định vai trò, chịu
trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước

-

Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn.
Thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL về Quy định về tổ chức lễ hội do Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch ban hành.
Bên cạnh đó, nhằm tăng cường quản lý nhà nước, khắc phục những hạn
chế, yếu kém trong hoạt động lễ hội nói chung, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm
11


quyền các văn bản quản lý phù hợp với từng loại hình lễ hội.
Tiểu kết
Chương 1 khái quát về các vấn đề lí luận thông qua các nội dung:
+ Khái niệm lễ hội, các giá trị của lễ hội.
+ Các quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác bảo tồn và phát huy các
giá trị lễ hội.

Đây là những lí luận quan trọng làm cơ sở lý thuyết, giúp tôi phát triển đề
tài nghiên cứu theo đúng hướng đi.

12


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỄ HỘI LAM KINH Ở HUYỆN THỌ
XUÂN - THANH HÓA
2.1 Khái quát di tích Lam Kinh
Khu di tích lịch sử Lam Kinh cách thành phố Thanh Hoá 50 km về phía
Tây. Nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hoá. Lam Kinh quê hương đất tổ nhà Lê – nơi sinh ra anh hùng dân tộc
Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV,
nơi tụ họp những anh hùng hào kiệt khắp bốn phương chung sức chung lòng
đứng lên đánh giặc cứu nước. Sau 10 năm (1418-1428) kháng chiến trường kỳ
mới đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Thăng
Long - Hà Nội lấy niên hiệu là Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra thời
kỳ độc lập tự chủ thịnh trị cho đất nước kéo dài gần 360 năm.
Cũng như các triều đại Lý, Trần để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên, nhà Lê
cho xây dựng nhiều điện miếu, lăng tẩm có quy mô to lớn ở đất Lam Sơn. Để
thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua, Thái hoàng, Thái hậu, nơi cử hành
những nghi lễ, nơi khi vua lễ bái yết sơn lăng. Lam Sơn được coi là “kinh đô
thứ hai” của nước Đại Việt sau Thăng Long Đông Đô - Hà Nội. Đây là khu di
tích mang nhiều ý nghĩa giá trị văn hoá thiêng liêng không chỉ của nhân dân
Thanh Hoá mà của cả dân tộc.
Trải qua thời gian lịch sử, những kiến trúc của khu di tích Lam Kinh
không còn lại bao nhiêu, phần lớn đã bị huỷ hoại, nhất là sau khi triều Nguyễn
chuyển một phần thờ cúng từ Lam Kinh về thái miếu Bố Vệ thành phố Thanh
Hoá (1805).
Quá trình xây dựng Điện Lam Kinh được: " Đại Việt sử ký toàn thư" chép

lại như sau:
- Năm 1430, sau khi lên ngôi Hoàng đế Lê Thái Tổ cho đổi vùng đất Lam
Sơn thành Lam Kinh hay Tây Kinh để phân biệt với Đông Kinh - Hà Nội. Lam
Kinh trở thành vùng đất căn bản của nước Đại Việt thời Lê.
- Năm 1433, sau khi vua Lê Thái Tổ mất được đem về an táng ở Lam
Kinh các điện miếu cũng bắt đầu được xây dựng.
13


- Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi rõ: Lam Kinh được xây dựng vào năm
1433, vua sai Hữu Bộc xạ Lê Nhữ Lãm đến Lam Kinh dựng miếu cung từ Thái
mẫu, cùng năm đó điện Lam Kinh bị cháy.
- Năm 1448, vua Lê Nhân Tông xuống chiếu cho Thái uý Lê Khả và Cục
bách tác làm lại điện miếu Lam Kinh. Lam Kinh được tiếp tục xay dựng chưa
đầy một năm, đến tháng 2 năm 1449 công việc xây dựng hoàn thành.
- Năm 1456, trong dịp hành lễ ở Lam Kinh vua Lê Nhân Tông đã đặt tên
cho 3 toà của Chính điện là Quang Đức, Sùng Hiếu, Diễn Khánh.
Quy mô công trình kiến trúc Lam Kinh được ghi trong Lịch triều hiến
chương loại chí của Phan Huy Chú như sau:
"Điện Lam Kinh đằng sau gối vào núi, trước mặt trông ra sông, bốn bên
non xanh nước biết, rừng rậm um tùm. Vĩnh Lăng của Lê Thái Tổ, Thiệu Lăng
của Lê Thái Tông và các lăng của vua nhà Lê đều ở đây cả. Lăng nào cũng có
bia. Sau điện lấy Tây hồ làm não, giống như hồ Kim Ngưu. Hồ rất rộng lớn,
nước các ngả đều chảy cả vào đó. Có con sông phát nguyên từ hồ ấy, chạy vòng
trước mặt, lòng sông có những viên đá nhỏ, tròn và nhẵn trông rất thích mắt
nhưng không ai dám lấy trộm lại có lạch nước nhỏ, chảy từ bên tay phải qua
trước điện, ôm vòng lại như cánh cung. Trên lạch có cầu giống như Bạch Kiều ở
giảng đình điện Vạn Thọ Đông Kinh, đi qua cầu mới tới điện. Nền điện rất cao,
hai bên mở rộng, dưới chân điện có làn nước phẳng, giống như trước điện nhà
vua coi chầu.

Ngoài cửa Nghi Môn có hai con chó ngao bằng đá, tục truyền là rất
thiêng. Điện làm ba ngôi liền nhau, kiểu chữ Công, mẫu mực theo đúng kiểu các
miếu ở kinh sư. Theo từng bậc mà lên, rồi từ đó trông xuống thì thấy núi khe hai
bên Tả, Hữu, cái nọ, cái kia vòng quanh thật là một chỗ để xây dựng cơ nghiệp".
Tuy nhiên, các công trình kiến trúc như xưa đến nay không còn nhiều,
nhưng với ý nghĩa giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hoá, tâm linh với lòng thành
kính tôn vinh các vua triều Hậu Lê đã có công lao to lớn với đất nước. Năm
1962, di tích lịch sử Lam Kinh được xếp hạng cấp quốc gia, đến 1994 được
Chính phủ phê duyệt dự án trùng tu tôn tạo. Từ đó đến nay nhiều hạng mục công
14


trình khu di tích đã được phục hồi tôn tạo, tránh được sự hoang phế, bảo vệ được
nhiều di tích di vật cổ thời Lê.
2.2 Diễn trình lễ hội
2.2.1 Công tác chuẩn bị
Để chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước, Ban quản lý di tích lịch
sử Lam Kinh đã hoàn thành công tác chuẩn bị, sẵn sàng phục vụ du khách, tham
quan và dâng hương tại di tích. Ban quản lý di tích lịch sử Lam Kinh đã chủ
động phối hợp với địa phương, các xã giáp danh di tích lên kế hoạch đảm bảo an
ninh trật tự, vệ sinh môi trường, bố trí quầy dịch vụ giới thiệu sản vật địa
phương theo quy hoạch trong khu di tích; chủ động phối hợp với Đài phát thanh
- truyền hình tỉnh Thanh Hoá và các cơ quan báo trí ở Trung Ương để tuyên
truyền về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, anh hùng giải phóng dân tộc Lê Lợi triều
đại Hậu Lê.
Ban quản lý cũng đã tổ chức thực hiện việc chỉnh trang cảnh quan các khu
lăng mộ, đường đi lối lại, nhà trưng bày bổ sung. Có kế hoạch bố trí cán bộ trực
với quân số duy trì là 2/3 để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tham quan, phục vụ công
tác thuyết minh, tận tình chu đáo đối với du khách khi có yêu cầu. Tổ chức thực
hiện công tác chỉnh trang cảnh quan khu di tích, thực hiện treo băng zôn, cờ hội,

ấn phẩm, tờ rơi, để chủ động mọi mặt trong công tác phục vụ lễ hội.
Thực hiện tốt công tác an ninh trật tự - phòng cháy chữa cháy: chủ động
về lực lượng, phương tiện, hậu cần, phối hợp với Công an 2 huyện huyện Thọ
Xuân, huyện Ngọc Lặc và Công an các địa phương: thị trấn Lam Sơn, xã Xuân
Lam huyện Thọ Xuân; xã Kiên Thọ huyện Ngọc Lặc thực hiện đảm bảo an toàn
trong lễ hội. Chuẩn bị trước việc chỉnh trang các Khu Lăng mộ, Thái miếu, phục
vị tốt nhất cho du khách hành hương, thăm viếng di tích trong dịp lễ hội. Không
tổ chức các hoạt động, dịch vụ bán hàng, nghiêm cấm buôn bán hàng tại hai bên
đường Nam Cầu Bạch và trong khu vực di tích lịch sử Lam Kinh.
Hướng dẫn cho nhân dân, du khách đến tế lễ, dâng hương nhằm phòng
chống cháy nổ xảy ra.
Về vệ sinh - môi trường: Đã Phối hợp với ban, ngành, đoàn thể trong khu
15


vực giáp danh di tích: thôn Xuân Lam, thị trấn Lam Sơn huyện Thọ Xuân và xã
Kiên Thọ huyện Ngọc Lặc tổng dọn vệ sinh môi trường tạo cho cảnh quan xanh,
sạch, đẹp. Tại khu di tích Lam Kinh Ban đã chủ động phân công đến từng bộ
phận: quét dọn, vệ sinh sạch sẽ, quét vôi, quét ve. Lau chùi đồ thờ, nội thất, dọn
dẹp vệ sinh, nhà trưng bày đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng trước, trong và sau lễ
hội. Với kế hoạch và nhiệm vụ đã được phân công cụ thể đó là cơ sở, là điều
kiện thuận lợi cho lễ hội Lam Kinh thành công tốt đẹp.
2.2.2 Nguồn gốc lễ hội Lam Kinh
Lam Sơn là cái nôi của khởi nghĩa Lam Sơn, đất phát tích và nơi dựng
nghiệp của dòng họ Lê. Sau hơn mười năm dựng cờ khởi nghĩa và toàn thắng
đánh đuổi quân Minh xâm lược (1418 - 1428), Bình Định Vương Lê Lợi đã lên
ngôi hoàng đế ngày 14 tháng 4 năm Mậu Thân (1428), đóng đô ở Đông Kinh
(Thăng Long). Nhà vua rất coi trọng việc tế lễ ở trại Như Áng xưa – nơi dòng họ
của vương triều đã lập nên nghiệp đế, đã cho xây dựng ở đất tổ Lam Sơn một
kinh thành thứ hai gọi là Lam Kinh hay Tây Kinh. Từ khi Lê Thái Tổ băng hà và

được an táng ở Lam Kinh, việc tế lễ ở đây càng được triều đình coi trọng. Đối
với các vị hoàng đế triều Hậu Lê, việc “hạ quy Lam Sơn” để bái yết sơn lăng và
tế lễ Thái miếu là một nghĩa vụ thiêng liêng chưa hề bị xao lãng.
Sự ra đời và phát triển của lễ hội Lam Kinh cho đến nay vẫn còn nhiều
vấn đề cần nghiên cứu, bởi không ai rõ lễ hội này đã bắt đầu từ lúc nào và các
tài liệu cũ ghi chép về việc tế lễ ở Lam Kinh thời Lê Sơ cũng rất sơ sài, chỉ biết
rằng việc tế lễ ở đây là theo lệnh của triều đình và đã được tổ chức trong tinh
thần “thành kính, tinh khiết”. Dưới triều vua Lê Nhân Tông, khu điện miếu, lăng
tẩm ở Lam Kinh đã được xây dựng quy củ, bề thế và trang nghiêm nên việc tổ
chức lễ hội Lam Kinh cũng có quy mô lớn, đặc biệt có diễn xướng vũ khúc Bình
Ngô nhằm đề cao, tôn vinh sự nghiệp của tiên đế trong công cuộc bình Ngô giữ
nước.
Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” cho biết, chính hoàng đế Thái Tông”tưởng
nhớ công lao của tiền bối, sáng tác điệu vũ bình Ngô”. Việc tổ chức diễn xướng
điệu vũ bình Ngô được sách trên ghi lại khá cụ thể:”Năm Thái Hòa thứ 7 (1449)
16


mùa Xuân tháng Giêng vua ban yến cho quan, múa nhạc bình Ngô. Công hầu có
người xúc động phát khóc.” – “Bảy năm sau (1456), vua Nhân Tông trong dịp
về Lam Kinh bái yết sơn lăng, đã cho đánh trống đồng, diễn khúc “Bình Ngô
phá trận” và “Chư hầu lai triều”.”
Tuy những cứ liệu về lễ hội Lam Kinh do sử sách để lại không nhiều,
nhưng cũng đủ cho biết khởi nguồn của lễ hội này là từ chốn cung đình, do triều
đình tổ chức và một điều khá chắc chắn là tính chất cung đình của lễ hội không
cho phép sự tham gia của quần chúng trong các dịp lễ hội ở Lam Kinh.
2.2.3 Các hoạt động trong lễ hội
Lễ hội Lam Kinh gồm có hai phần: Phần lễ và phần hội.
2.2.3.1. Phần lễ
Lễ hội Lam Kinh được khai mạc chính tại sân điện Quang Đức trong khu

di tích Lam Kinh. Mở đầu lễ hội là tiến hành dâng hương tại các địa điểm đền
thờ và Khu lăng mộ vua Lê Thái Tổ, các tòa Thái miếu tại Khu di tích Lịch sử
Lam Kinh (huyện Thọ Xuân); đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai (xã Kiên Thọ,
huyện Ngọc Lặc); Thái miếu nhà Hậu Lê (phường Đông Vệ) và tượng đài Lê
Lợi (TP. Thanh Hóa).
Đây là sự kiện nhằm tôn vinh anh hùng dân tộc Lê Lợi, các vua Lê, tướng
sĩ và nhân dân có công lao đóng góp trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Lễ
hội diễn ra gồm 2 phần:
+ Phần lễ chính tại sân Rồng Khu di tích lịch sử Lam Kinh với nghi thức
truyền thống
+ Rước kiệu vua Lê Thái Tổ và Trung Túc Vương Lê Lai.
Tại các đền thờ, lăng mộ, các tòa Thái miếu tổ chức tế lễ theo nghi thức
truyền thống đảm bảo nếp sống văn hóa, văn minh. Lễ hội Lam Kinh là một
tổng thể bao gồm: Lễ hội làng Tép ở xã Kiên Thọ kỉ niệm ngày hy sinh của
Trung Túc Vương Lê Lai (diễn ra trong ngày 20/08 - 21/08 âm lịch); lễ hội đền
vua Lê ở xã Xuân Lam diễn ra vào hai ngày 21/08 - 22/08 âm lịch); lễ hội Lam
17


Kinh, chính lễ diễn ra vào 21/08 - 22/08 (âm lịch) tại khu di tích Lam Kinh
thuộc xã Xuân Lam. Phần lễ của lễ hội Lam Kinh bao gồm: Lễ mộc dục, lễ cáo
yết, lễ rước sắc, tế lễ, lễ rước kiệu, đại tế, lễ yết vị.
- Phần lễ của lễ hội Làng Tép: Ngày 20/08, tại đền thờ Lê Lai diễn ra lễ
Mộc Dục. Các cụ trong ban thờ tự và lễ nghi của làng Tép tiến hành lau chùi,
đánh bóng các đồ thờ, rửa tượng và các lực lượng thanh niên của các chi đoàn
làng xã đến dọn vệ sinh khu đền. Công việc lau chùi này được giao cho những
người có uy tín trong làng. Trước khi tiến hành lau dọn người ta phải thắp
hương, dâng lễ. Nước lau chùi, rửa tượng phải là nước ngũ vị hương, trầm
hương.
Sau đó, trong gian tiền điện và hậu cung tiến hành lễ cáo yết. Cụ thủ Từ

và ban nghi lễ xin phép mở hội (trước đây xin âm dương bằng ba que nứa nhưng
nay xin âm dương bằng đồng tiền) và ăn uống cộng cảm.
Ngày 21/08, từ nhà ông Từ ra đền diễn ra lễ Rước Sắc. Đoàn rước gồm 30
người gồm thủ từ và các cụ trong ban tế lễ có đội chấp kích, cờ lọng, dàn nhạc
cùng chiêng trống đi kèm. Tại đầu làng Tép diễn ra nghi thức đón đại biểu làng
Cham - làng kết chạ với làng Tép. Tại gian tiền điện diễn ra tế lễ do đội Nam tế
và trước sân đền mẫu do đội Nữ quan tế, đều do ông bà trong làng Tép đảm
nhiệm. Sau rước kiệu Lê Lai ra đền vua Lê. Đội hình rước kiệu gồm 300 người,
trong đó 100 cô gái mặc sắc phục Mường, 100 trai tráng mặc dân binh và lãnh
đạo xã/làng và dân làng xã. Cùng với một cỗ kiệu bát cống, cờ xí, chấp kích, bát
âm, dàn cồng.
- Phần lễ của lễ hội đền Vua Lê: Ngày 20/08 (âm lịch), tại đền thờ vua Lê
(xã Xuân Lam) cũng diễn ra các bước cơ bản giống ở đền Lê Lai nhưng ở đây là
do các cụ trong ban thờ tự và lễ nghi xã Xuân Lam và làng Cham thực hiện.
Trong gian tiền điện và hậu cung diễn ra lễ cáo yết - do các cụ thủ từ và ban nghi
lễ xin phép mở hội. Ngày 21/08, từ nhà ông Từ ra đền diễn ra lễ Rước sắc. Đoàn
rước có 30 người gồm thủ từ và các cụ trong ban nghi lễ có đội chấp kích, cờ
lọng, dàn nhạc cùng cồng, chiêng, trống đi kèm.
18


Tại đền vua Lê diễn ra tế lễ do đội tế Nam của xã Xuân Lam đảm nhiệm.
Về lễ vật tế rất phong phú, đa dạng và mang đậm nét dân gian như: Xôi gà, xôi
thủ lợn, hoa quả, bánh kẹo, nước, rượu, vàng hương, trầu cau,… Về trang phục
có mũ quan, áo quan, giày hài màu xanh, riêng chủ tế mặc áo màu đỏ, đội hình
có khoảng 17 đến 23 người tham gia đội tế. Tiếp sau đó, chủ tế tiến hành đọc các
bài xướng và tiến hành các nghi lễ.
- Phần Đại lễ: Đại lễ diễn ra tại sân rồng Lam Kinh vào ngày 22/08.
Không gian lễ hội được trang trí bởi cờ tổ quốc, cờ hội (hai lá cờ đại), hàng trăm
lá cờ xí. Lễ đài (tại điện vua Lê Lợi và Thái Miếu) trải thảm đỏ, hai bệ giá đá,

hai lư hương lớn, năm tấm vải lớn với những đề tự chữ Lê. Sắp đặt đội cấm vệ
do 200 nam nữ mặc sắc phục Mường của xã Kiên Thọ cùng vũ khí, cờ tiết trên
dọc theo bờ sông Ngọc và trên khu lễ đài, Thái Miếu. Phần đại lễ diễn ra vào giờ
Sửu sáng ngày 22/08 (âm lịch) tại sân Rồng Lam Kinh được thực hiện theo đúng
nghi thức cổ truyền, tái hiện nhiều sự kiện trọng đại mang đậm nét văn hóa thời
Lê.
Mở đầu Đại lễ là màn trống hội (biểu diễn đánh trống đồng và trống da
các loại). Đoàn rước kiệu Lê Lợi, kiệu bát cống, kiệu Lê Lai, quân kiệu, quân cờ
xuất phát đền Lê Thái Tổ theo đúng nghi thức cổ truyền về trước sân điện Lam
Kinh. Tại đây kiệu được rước lên kì đài trong âm vang màn trống hội, trống
đồng: Màn trống hội cùng với cồng chiêng, xập xiềng do 49 người thanh niên
trai tráng khỏe mạnh làng Cham và làng Tép đảm nhiệm để phối hợp với lễ rước
kiệu. Đội hình rước hai kiệu Lê Lợi, Lê Lai gồm đến 18 người với trang phục áo
đỏ, quần vàng, khăn vàng, trên kiệu có bài vị và ngai thờ. Đoàn kiệu Lê Lai đi
trước, đến trước cầu dừng lại để đoàn kiệu Vua Lê lên trước. Hai đoàn kiệu chạy
vòng (ngược kim đồng hồ) trong sân rồng rồi hạ kiệu trên điện vua Lê Lợi và
sau đó hai đoàn rước xếp đội hình tại sân rồng.
Tiếp theo diễn ra Đại tế gồm 45 người do ba đội tế Nam làng Cham, Làng
Tép, Xuân Lam phối hợp. Điểm nổi bật trong phần lễ là nghi thức lễ với những
bài chúc văn, tế cao mang đậm tính nhân văn qua các đời vua Lê Lợi truyền lại.
19


Đây là những nét đẹp truyền thống về văn hóa tâm linh trong lễ hội Lam Kinh.
Người đọc văn tế - diễn văn khai mạc phải là người có đức có tài, tâm sáng được
mọi người kính trọng. Văn tế tấu Đại lễ đã tóm lược quá trình phát tích của triều
đại nhà Hậu Lê, những giá trị to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và vai trò của
người anh hùng dân tộc Lê Lợi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc
ta. Văn tế cũng đã nêu lên những giá trị truyền thống giàu chất nhân văn của dân
tộc Việt Nam như trọng nghĩa, dụng hào hiệp, thuận nhân tình, sẵn sàng xả thân

giữ nước những cũng sẵn hòa hiếu bang giao.
Ngay sau khi tế lễ, hội đồng họ Lê ở Thanh Hóa còn tổ chức vinh danh
những học sinh họ Lê đạt thành tích suất sắc trong học tập và thi cử trước anh
linh của tổ tiên vào ngày húy kỵ của đức vua Lê Thái Tổ, đây là việc làm có ý
nghĩa thiêng liêng đối với dòng tộc họ Lê. Hành động này chính là sự kế thừa
truyền thống khuyến học, khuyến tài của cha ông ta.
Sau Đại lễ, các đồng chí lãnh đạo của Đảng và nhà nước cùng các vị lãnh
đạo chủ chốt của tỉnh Thanh Hóa về dự lễ hội sẽ dâng hương tại đền thờ vua Lê
Thái Tổ. Cuối cùng, lễ yên vị được tiến hành sau ngày Đại lễ. Hai kiệu vua Lê
và kiệu Lê Lai được đưa về đền vua Lê và đền Tép làm lễ yên vị.
2.2.3.2. Phần hội
Phần hội được nối tiếp trong Đại lễ với các chương trình nghệ thuật tái
hiện cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mười năm chống giặc Minh (Hội thề Lũng Nhai,
dòng suối “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần”, “Lê Lai cứu chúa”, giải phóng
thành Đông Quan), vua Lê Thái Tổ đăng quang, miền ở xứ Thanh như trò Xuân
Phả (xã Xuân Trường - Thọ Xuân), múa rồng (Xuân Lập - Thọ Xuân), trống hội
(thị trấn Lam Sơn), dân ca dân vũ Đông Anh (Đông Sơn), dân ca sông Mã, ca
trù,…
Tại đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai ở làng Tép cũng diễn ra các trò diễn
dân gian như ném còn, bắn nỏ, múa phồn phông, thi bắn nỏ, quay vòng, đi cầu
thùm, bắt vịt, bịt mắt bắt dê, đập niêu và biểu diễn tích Lê Lai cứu chúa do chi
đoàn thanh niên và đoàn văn công tỉnh biểu diễn.
20


Ngoài ra, phần hội còn diễn ra ở nhiều nơi xung quanh vùng đất Xuân
Lam với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao phong phú, sinh động như: Giải thi
đấu võ, vật dân tộc, hội trại của các làng văn hóa thuộc huyện Thọ Xuân. Nhân
dịp này, bảo tàng tổng hợp tỉnh đã tổ chức trưng bày các hình ảnh tư liệu Thanh
Hóa được tổ chức các gian hàng giới thiệu tiềm năng, sản phẩm du lịch tỉnh

Thanh Hóa. Buổi tối cùng ngày, tại khu đền thờ vua Lê Thái Tổ, cụm di tích
Lam kinh, đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai, các đoàn văn công chuyên nghiệp,
trung tâm phát hành phim và chiếu bóng, chi hội di sản văn hóa Lam kinh đã tổ
chức biểu diễn nhiều chương trình văn hóa - nghệ thuật đặc sắc, thu hút đông
đảo quần chúng.
Đến với lễ hội Lam Kinh là đến với không gian văn hóa Lam Sơn mang
đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đây không chỉ quảng bá bề dày truyền thống văn
hóa tỉnh Thanh Hóa mà còn là ngày hội của quần chúng, là cơ hội để quần chúng
tham gia, hưởng thụ, sáng tạo. Có nhiều trò diễn dân gian đặc trưng các vùng
miền ở xứ Thanh được diễn ra trong lễ hội. Trong số đó phải kể đến trò Xuân
Phả, một trò diễn nghệ thuật dân gian tiêu biểu của vùng, trò diễn này sẽ được
giới thiệu trong lễ hội làng Xuân Phả.
Công an huyện Thọ Xuân đã phối hợp với Ban tổ chức lễ hội tỉnh xây
dựng phương án đảm bảo an toàn giao thông, phân luồng xe cơ giới và các
phương tiện tham gia giao thông, bố trí các điểm trông giữ xe cho du khách,
không để ách tắc giao thông trong những ngày diễn ra lễ hội, đảm bảo an ninh
trong lễ hội và khu vực dân cư... Bên cạnh những nghi lễ là các hoạt động văn
hóa và nghệ thuật gắn với tuyên truyền, giáo dục lịch sử, đồng thời giảm thiểu
sân khấu hóa, tăng cường các hoạt động nghệ thuật dân gian truyền thống, cùng
nhiều hoạt động thể thao như Khua Luống, cờ Người…
Người dân và du khách sẽ được tham gia, chiêm ngưỡng những màu sắc
mang đậm chất dân gian truyền thống từ những chương trình nghệ thuật đặc sắc
do các đoàn nghệ thuật biểu diễn. Ngoài ra, các hoạt động văn hóa, thể thao, du
lịch với các trò chơi, trò diễn dân gian thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc
cũng thu hút người xem.
21


Tiểu kết
Khái quát tổng quan về vị trị, lịch sử của lễ hội Lam Kinh, tập trung đi

sâu vào thực trạng lễ hội thông qua các công tác chuẩn bị, diễn trình lễ hội, phần
lễ phần hội. Với những giá trị văn hóa tâm linh, được vun đắp qua nhiều thế hệ,
các giá trị lễ hội Lam Kinh đã vượt ra khỏi một lễ hội thông thường, trở thành
điểm tựa tinh thần, sức mạnh tâm linh, điểm hội tụ của tinh thần đại đoàn kết
của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

22


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢN TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ
TRỊ CỦA LỄ HỘI LAM KINH
3.1 Đánh giá thực trạng lễ hội
3.1.1 Ưu điểm
- Công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã từng
bước đi vào nề nếp, nội dung lễ hội phong phú, đa dạng. Nhận thức của các cấp
chính quyền và nhân dân về vấn đề xã hội hóa trong công tác tổ chức lễ hội ngày
càng được nâng cao, phát huy được vai trò chủ thể và năng lực sáng tạo giá trị
văn hóa của cộng đồng các dân tộc tỉnh Thanh Hóa.
- Nhờ có công tác tổ chức,lên kế hoạch, quản lý chặt chẽ của Ban quản lý
di tích lễ hội Lam Kinh và Ban tổ chức nên lễ hội Lam Kinh trong những năm
gần đây diễn ra rất thành công.
- Lễ hội đi vào quy củ, trật tự.
- Kiểm soát chặt chẽ tổ chức phần lễ và phần hội; xử lý nghiêm tình trạng
tăng giá, ép giá, đeo bám khách du lịch, ăn xin, trộm cắp; giữ gìn và bảo vệ các
di tích; chấm dứt dịch vụ đổi tiền lẻ, nạn bói toán, cờ bạc trên mọi hình thức.
- Xử lý triệt để các vi phạm về kinh doanh ăn uống không đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm,mỹ quan, gây phản cảm, đảm bảo vệ sinh môi trường, có
chế tài xử phạt các hành vi xả rác thải tại lễ hội.
3.1.2. Nhược điểm
- Bên cạnh những hoạt động chào mừng ,rất nhiều gian hàng “vui chơi có

thưởng” nhưng thực chất đó là trò cờ bạc được trải dài trên đường dẫn vào lễ hội
Lam Kinh. Tuy đã bố trí các bãi trông xe miễn phí, nhưng các bãi trông xe tự
phát với quy mô khá lớn vẫn tồn tại vây quanh hai cổng vào khu vực lễ hội.
- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nội quy, quy chế Lễ
hội, gìn giữ tôn nghiêm nơi thờ tự, công tác giữ gìn vệ sinh môi trường…chưa
thường xuyên.
- Ý thức chấp hành nội quy, quy chế lễ hội gìn giữ tôn nghiêm nơi thờ tự,
vệ sinh môi trường của một số người tham gia lễ hội chưa cao, vẫn còn tình
trạng ăn mặc tùy tiện, phản cảm thiếu văn hóa khi đi lễ hội, hiện tượng vứt rác
23


bừa bãi gây mất vệ sinh môi trường còn khá phổ biến tại các lễ hội.
- Một số cá nhân lợi dụng lễ hội lúc đông người bán hương nhang, thẻ tử
vi, thẻ khánh, viết sớ, xem bói, chèo kéo khách, bầy bán hàng lấn chiếm đường
đi gây phản cảm cho du khách… Việc thực hiện nếp sống văn minh trong tại
một số lễ hội chưa cao, đốt vàng mã còn nhiều, thắp hương nhiều, đặt tiền giọt
dầu không đúng nơi qui định, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo…làm ảnh
hưởng đến mỹ quan trong lễ hội và di tích
- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về văn hóa nói chung và
về lễ hội nói riêng còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực chuyên môn, nhất
là từ cấp huyện đến cấp xã chưa đủ năng lực để quản lý, hướng dẫn, tổ chức hoạt
động phát huy giá trị di sản văn hóa, phục dựng lễ hội và các hoạt động văn hoá
dân gian.
- Mô hình Ban quản lý di tích còn nhiều bất cập. Ban quản lý di tích cấp
xã, phường, thị trấn hầu hết chưa có cán bộ được đào tạo chuyên môn sâu.
3.2 Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Lam Kinh
3.2.1 Tuyên truyền về giá trị di tích cho người dân về ý nghĩa vị trí vai trò
của nét đẹp văn hóa truyền thống mà lễ hội Lam Kinh mang lại
- Tăng cường quản lý lễ hội bằng các biện pháp tuyền truyền, giáo dục,

thông qua dư luận xã hội.
Việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức đối với các thành viên
trong cộng đồng xã hội về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng
như những quy định của pháp luật có liên quan, kịp thời uốn nắn các biểu hiện
lệch lạc, đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện nếp sống văn hóa trong lễ hội, làm
cho lễ hội ngày càng văn minh, thật sự trở thành ngày hội văn hóa của nhân dân,
góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hóa.
Với ý nghĩa đó, công việc tuyên truyền, quảng bá giá trị của các di tích, lễ
hội được xem là một giải pháp quan trọng.
Tuyên truyền, giáo dục đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn”, Trưng bày, giới
thiệu lịch sử, hiện vật về di tích Lam Kinh.
- Tuyên truyền giáo dục phải được tiến hành bài bản với những nội dung
24


mới, dựa trên những nguyên tắc và phương pháp mới. Qua đó, người dân mới có
thể hiểu và đủ kỹ năng giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa con người với thế
giới xung quanh.
- Trong bối cảnh của các lễ hội hiện nay, phần lớn phái nói đến vai trò của
cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội nói riêng và di tích văn
hóa nói chung.
Việc bảo tồn và phát huy giá trị của các lễ hội truyền thống đang là một
vấn đề xã hội luôn quan tâm.
Đặc biệt nhấn mạnh việc cần tăng cường hơn nữa vai trò chủ thể của cộng
đồng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội. Có thể nói chỉ có sự
kết hợp hài hòa giữa chính quyền và người dân cộng đồng, mới giúp cho việc tổ
chức lễ hội được thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất và góp phần vào việc bảo
tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá của Đất nước và con người Việt Nam.
Như vậy công tác tuyên truyền về lễ hội là một trong những giải pháp
quan trọng cần được Ban quản lý các lễ hội chú trọng thực hiện. Cần chủ động

phối hợp với các cơ quan báo, đài tuyên truyền, quảng bá về nội dung, nguồn
gốc, những giá trị văn hoá truyền thống lâu đời.
3.2.2. Nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý di tích lễ hội
- Kiện toàn cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý bảo tồn lễ hội.
Kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân sự quản lý văn hóa nói chung,
quản lý lễ hội nói riêng. Bên cạnh đó, cần có kế hoạch bổ sung kịp thời đội ngũ
cán bộ trẻ đủ năng lực để đảm bảo ở mỗi cơ quan quản lý văn hóa được đào tạo
về chuyên môn và nghiệp vụ, đáp ứng những nhu cầu của công tác tổ chức và
quản lý lễ hội trong tình hình mới.
Kiện toàn Ban tổ chức lễ hội Lam Kinh. Ban tổ chức lễ hội đóng một vai
trò hết sức quan trọng, không thể thiếu trong tổ chức lễ hội, tổ chức lễ hội thành
công hay không, hạn chế được những tiêu cực hay không đều phụ thuộc phần
lớn ở Ban tổ chức.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý di tích và lễ hội.
Con người là yếu tố quyết định cho mọi vấn đề thành bại của công tác
25


×