Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Sự tác động của môi trường chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.13 KB, 7 trang )

Sự tác động của môi trường chính trị - pháp luật đến ngành điện điện tử
Môi trường chính trị - pháp luật bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ,
chính sách nhà nước, nghị định về quản lý Internet, nghị định về quảng cáo đang được soạn thảo,
bổ sung và hoàn chỉnh. Các văn bản pháp luật này nêu rõ lĩnh vực mà doanh nghiệp được phép
kinh doanh và lĩnh vực cấm không được kinh doanh cũng như nghĩa vụ và quyền lợi đối với doanh
nghiệp. Mặt khác, kinh doanh trong một môi trường pháp luật hoàn chỉnh giúp cho doanh nghiệp
hoạt động an toàn, bình đẳng. Hội nhập quốc tế, tham gia kinh doanh trên thị trường toàn cầu đòi
hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu biết luật pháp quốc tế để tránh xảy ra những sai lầm đáng
tiếc.
- Hệ thống các công cụ chính sách Nhà nước có tác đông lớn đến các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Đó là: Chính sách tài chính, tiền tệ, Chính sách thu nhập, Chính sách xuất nhập
khẩu, Chính sách đa dạng hóa sở hữu, Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài, Chính sách
phát triển nông thôn, miền núi, Nghị quyết Hội nghị 3, Ban chấp hành trung ương khóa IX về tăng
cường tính tự chủ cho các doanh nghiệp nhà nước cũng đang được thể chế hóa thành các chính
sách cụ thể để đi vào cuộc sống. Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện đường lối chủ động hội nhập
khu vực và quốc tế theo tinh thần “Hội nhập để phát triển”. Chủ trương đường lối này cũng đang
được thực thi bằng các lộ tình hội nhập của các ngành kinh tế Việt Nam đến năm 2020:
+ Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp điện tử
thực hiện chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản
hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030, theo Quyết định 1290/QĐ-TTg 2014:
• Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mô hình quản lí, nghiên cứu phát triển, đào tạo nhân
lực và thị trường.
• Chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ, kết hợp sản xuất linh kiện, phụ tùng và các sản
phẩm điện tử trọng điểm với phát triển các phần mềm nhúng, phần mềm điều khiển,
phần mềm ứng dụng chuyên ngành làm nền tảng phát triển bền vững cho ngành.
• Liên kết chặt chẽ với các tổ chức và cơ sở đào tạo có uy tín ở Nhật Bản và các nước để
đào tạo nguồn lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp điện tử.
• Xây dựng chương trình thu hút chuyên gia cao cấp và hỗ trợ khởi nghiệp cho lưu học
sinh sau khi về nước, các kĩ sư mới ra trường trong ngành công nghiệp điện tử.
• Xây dựng cơ chế khuyến khích các tổ chức, cơ quan nhà nước sử dụng các sản phẩm
điện tử sản xuất trong nước.


• Thu hút và triển khai các dự án đầu tư FDI lớn trong ngành công nghiệp điện tử.
• Cung cấp nguồn điện ổn định và hạ tầng mạng thông tin, giao thông thuận tiện.


• Lấy vốn từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn viện trợ quốc tế, vốn huy
động xã hội, cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện các chương trình
hành động.
• Ưu tiên sử dụng vốn ODA vay lại của chình phủ đối với các đề án, nhiệm vụ phát triển
ngành công nghiệp điện tử.
+ Chính phủ quyết tâm xây dựng ngành công nghiệp điện tử trở thành ngành mũi nhọn trong
phát triển kinh tế đất nước. Vì thế các doanh nghiệp được sự hỗ trợ và xúc tiến của Chính phủ.
Chính sách vay vốn đã thể hiện sự công bằng giữa các thành phần kinh tế. Nhờ đó, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị hiện
đại để sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình:
• Chính phủ quyết định giảm 30% thuế cho doanh nghiệp ( khoảng 15 đến 17 ngàn tỷ
đồng) theo Tổng cục thuế Việt Nam.
• Chỉ đạo các ngân hang giảm lãi suất cho vay xuống 8% thoa Tổng cục thuế Việt Nam.
• Chính phủ cũng quyết định bảo lãnh cho tất cả doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn
vốn thông qua hỗ trợ lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đồng
thời Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép đưa thêm 17 ngàn tỷ đồng để hỗ trợ lãi
suất cho danh nghiệp ( theo Tổng cục thuế Việt Nam).
• Thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa giúp cho doanh nghiệp tiết kiện được thời
gian, giảm các chi phí trung gian dẫn đến giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng
cạnh tranh.
• Trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp điện tử sẽ sản xuất được những sản phẩm có
giá thành thấp hơn hiện nay do hưởng được ưu đãi về thuế suất nhập khẩu các linh kiện
và nguyên vật liếuản xuất từ các nước thành viên của WTO và khu vực Asean.
- Cơ chế điều hành của Chính phủ quyết định trực tiếp đến tính hiệu lực của pháp luật
và đường lối, chính sách kinh tế của Nhà nước, và do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Một chính phủ mạnh, trong sạch sẽ khuyến khích thúc

đẩy kinh doanh lành mạnh, khuyến khích kinh tế phát triển. Việt Nam đang đẩy mạnh cải
cách hành chính Nhà nước, thông qua đạo luật chống tham nhũng, thành lập Cục chống
tham nhũng nhằm nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp phát triển, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Ngược lại, một chính
phủ tham những sẽ làm méo mó các chính sách, luật pháp, làm giảm hiệu quả đầu tư, làm
thu chột các nỗ lực phát triển của xã hội. Chính phủ cũng không được can thiệp quá sâu
vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp thiếu
quyền tự chủ sản xuất kinh doanh.


-

Mặc dù vậy, hệ thống pháp luật ở Việt Nam vẫn chưa được các chuyên gia, nhà kinh
doanh cho rằng vừa thiếu, vừa yếu, vừa rối, khó lường. Tình hình trên gây không ít trở
ngại cho không chỉ các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử mà còn trong các lĩnh vực
khác.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi tham gia
vào thị trường điện tử thế giới do chưa hiểu rõ luật pháp và thông lệ quốc tế. Điều này
cũng là một cản trở rất lớn đối với các doanh nghiệp điện tử Việt Nam góp phần làm giảm
tính cạnh tranh với doanh nghiệp điện tử nước ngoài.
- Một thực tế không thể phủ nhận là các chính sách thương mại và công
nghiệp đối với ngành công nghiệp điện tử là chưa phù hợp. Đã có không ít
sự xáo trộn trong quá trình hoạch định cũng như thực thi các chính sách
thương mại và đầu tư trong ngành công nghiệp này. Trong một thời gian
dài chính sách phát triển ngành điện tử Việt Nam chưa có các bước đi thích
hợp, chưa cụ thể hóa được các chiến lược quan trọng và quan trọng hơn cả
là chưa xác định được mô thức phát triển. Sự nhùng nhằng giữa tư duy
“dám” và “chưa dám” trong định hướng chiến lược đã đánh mất nhiều cơ
hội vượt ngưỡng của ngành. Có thể nhìn rõ hơn qua từng chính sách như
sau:

+ Chính sách đầu tư phát triển:
Đáp ứng nhu cầu phát triển khách quan của ngành điện tử Việt
Nam, các chính sách đi theo được xây dựng khá kịp thời. Tuy
nhiên, còn nhiều vấn đề vẫn còn bàn cãi cho đến nay. Thực tế
đã cho thấy, thời gian dành cho việc lắp ráp đơn thuần đã diễn
ra quá lâu. Vì vậy, công nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng vẫn
yếu kém. Đây là nguyên nhân cơ bản làm cho ngành công
nghiệp điện tử Việt Nam chậm phát triển.
Chính sách khuyến khích đầu tư không chọn lọc đã dấy lên
phong trào ồ ạt sản xuất các phụ tùng, linh kiện theo các bộ
linh kiện IKD và CKD mà thiếu đi các tiêu chuẩn hợp lý thích
ứng với sự đổi mới thường xuyên của công nghệ điện tử thế giới
và không đáp ứng yêu cầu của thị trường. Chính sách này đã đi
ngược với kinh nghiệm xây dựng chính sách của các nước NICs
Đông Á và ASEAN rằng công nghệ cao và sản phẩm được thế
giới chấp nhận là những yêu cầu bắt buộc khi cho phép đầu tư
vào ngành điện tử. Như vậy, yêu cầu xuất khẩu ở Việt Nam


chưa trở thành tiêu chuẩn đầu tiên khi cấp phép đầu tư vào lĩnh
vực này. Đó là chưa kể đến việc nếu không có công nghệ thích
hợp và đạt các chuẩn quốc tế, việc xác định giá tính thuế cứng
nhắc, không cụ thể sẽ gây nhiều trở ngại cho sản xuất của các
doanh nghiệp trong nước. Trong thực tế, hầu hết các doanh
nghiệp sản xuất hàng điện tử của Việt Nam, các trang thiết bị
cho lắp ráp được tự bổ sung dần dần, trừ một số dây chuyền
mới nhập, hầu hết là thiếu đồng bộ. Vì vậy, dù các sản phẩm
trong nước của các doanh nghiệp điện tử như Viettronic Tân
Bình, Viettronic Đống Đa, Viettronic Biên Hòa, Hanel… đã đạt
tiêu chuẩn chất lượng cao vẫn không được thị trường trong

nước ưu chuộng bằng hàng ngoại nhập.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, ngành điện tử Việt Nam hiện nay
đang thiếu đi tầm nhìn chiến lược trong việc hoạch định các
chính sách. Trong khi vừa cho phép các doanh nghiệp trong
nước đầu tư mua dây chuyền công nghệ để tiến hành lắp ráp
IKD nhằm tạo dựng môi trường thương mại cho các sản phẩm
mang thương hiệu Việt Nam thì xuất phát từ sự bùng nổ của
nhu cầu hàng điện tử vào cuối những năm 80, đầu những năm
90, chúng ta lại cấp phép ồ ạt cho các doanh nghiệp nước ngoài
đầu tư vào lĩnh vực này. Yếu hơn về nhiều mặt, công thêm sự
thiếu “nhạy cảm” trong các chính sách đầu tư và sự “khôn
ngoan” của các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp
trong nước ngày càng yếu. Hệ lụy của sự sai lầm trong chính
sách là một ngành điện tử Việt Nam có cơ cấu bất hợp lý và kết
quả kém xa các nước.
+ Chính sách thuế:
Sản xuất trong ngành điện tử Việt Nam đến nay vẫn chỉ dừng
lại ở công nghệ lắp ráp. Do đó, mức thuế áp cho các sản phẩm
của ngành trong một thời gian dài vẫn được vận dụng theo
điểm 6, mục 1 Biểu thuế doanh thu ban hành kèm theo Nghị
định số 55/NĐ-CP ngày 28/8/1993 của Chính phủ.
Nhìn vào biểu thuế này, rõ ràng chính sách thuế đã bộc lộ nhiều
bất hợp lý, các sắc thuế đó không hướng vào sản xuất trong
nước mà là nhằm khuyến khích nhập khẩu. Trong khi nhập khẩu
nguyên chiếc để tiêu thụ chỉ chịu thuế doanh thu 4%, thì các
nhà sản xuất trong nước, ngoài đầu tư vốn mua dây chuyền
công nghệ, họ còn phải đầu tư vốn cho sản xuất, tổ chức lao
động, gia công lắp ráp, đóng gói, đăng ký chất lượng sản phẩm



lại nộp thuế doanh thu gấp 2 lần. Điều bất hợp lý hơn nữa là
thuế suất nhập khẩu linh kiện cao hơn thuế suất nhập khẩu
nguyên chiếc. Đây chính là nguyên do làm triệt tiêu những định
hướng đầu tư lắp ráp, sản xuất hàng điện tử trong nước những
năm 90.
Đầu những năm 2000, sau khi Việt Nam cam kết thực hiện lộ
trình giảm thuế CEPT/AFTA, Nhà nước đã có những điều chỉnh
trong chính sách thuế đối với ngành điện tử. Tuy nhiên, việc
điều chỉnh này vẫn chưa giải quyết được những bất hợp lý. Theo
ý kiến của các doanh nghiệp, các mã hàng cơ bản trong một
sản phẩm hoàn chỉnh phải nhập khẩu từ các nước ngoài ASEAN
chiếm tỷ lệ tới 70% và chịu mức thuế MFN từ 5% – 30%, trong
khi những mặt hàng chịu mức thuế CEPT/AFTA chiếm tỷ lệ 30%
trong một sản phẩm hoàn chỉnh thì mức thuế CEPT/AFTA lại
thấp hơn từ 5% – 10%.
Từ thực tế chính sách thuế, có thể chỉ ra 2 điểm bất hợp lý như
sau:
Thứ nhất, chính những chính sách này đã tạo ra cơ hội cho các
nhà sản xuất trong khu vực xuất khẩu sản phẩm nguyên chiếc
vào Việt Nam, nhiều nhà sản xuất trong nước sẽ thu hẹp sản
xuất để chuyển sang phân phối, sửa chữa và bảo hành cho các
doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ hai, các doanh nghiệp liên doanh (FDI) sẽ sớm chuyển
thành doanh nghiệp sở hữu 100% vốn đầu tư nước ngoài, thu
hẹp hoặc chấm dứt sản xuất, chuyển sang kinh doanh thành
phẩm nhập khẩu theo lộ trình thực hiện các cam kết WTO. Sự ra
đời của Công ty Panasonic Holding 100% vốn nước ngoài hoạt
động theo mô hình mẹ – con là một minh chứng cho điều này.

+ Chính sách nhập khẩu thiết bị, công nghệ:

Chính sách nhập khẩu thiết bị, công nghệ đã có tác dụng tích
cực đến sự phát triển của ngành điện tử Việt Nam. Từ chỗ lắp
ráp theo mô thức SKD là chủ yếu, nhiều doanh nghiệp trong
ngành đã chuyển sang đầu tư công nghệ để lắp ráp theo các
mô thức CKD và IKD. Nhờ đó các sản phẩm điện tử do Việt Nam
lắp ráp đã dần tìm được chỗ đứng trên thị trường, trong đó một
số ít đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và một số


nước lân cận. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư có hạn, thông tin
KH&CN cập nhật không đầy đủ nên nhiều thiết bị công nghệ
trong ngành được nhập về đã lạc hậu, không đáp ứng được yêu
cầu hiện đại hóa của toàn ngành. Đặc biệt là đối với các thiết bị
đo kiểm (thường chiếm tới 50% tổng giá trị thiết bị đầu tư) nên
khả năng lắp ráp, sản xuất các sản phẩm điện tử cao cấp là rất
hạn chế.
Những cơ hội và thách thức đối với ngành điện điện tử ở Việt Nam mà
môi trường chính trị - luật pháp mang lại:
 Cơ hội:


Việt Nam rất ổn định về an ninh và chính trị, các nhà đầu tư luôn
được đảm bảo an toàn.



Chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích và hỗ trợ các công ty nước
ngoài đầu tư và hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh
vực điện tử.




Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất
khẩu linh kiện điện tử, hang hóa công nghệ thông tin ra khu vực
và thế giới.



Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh
tạo động lực cho sự phát triển kinh tế, Việt Nam dần trở thành
điểm thu hút đầu tư lí tưởng của các tập đoàn lớn trong lĩnh vực
công nghiệp điện tử trên thế giới.



Hàng rào thuế quan được giảm nhiều là động lực phát triển công
nghiệp điện tử.



Chất lượng lao động ngày càng nâng cao nhờ chính sách đào tạo
và thu hút nguồn nhân lực của Chính phủ.

 Thách thức:


Thực tế, tỷ lệ cung ứng nguyên phụ liệu trong nước của ngành
điện tử còn thấp. Điều này dẫn đến hệ quả là giá trị gia tăng
thấp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kém, phụ thuộc
nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, khiến sản xuất manh mún, bị

động, chi phí sản xuất cao. Việc nhập khẩu nhiều nguyên liệu đã
kìm hãm tăng trưởng của nền kinh tế và chảy máu ngoại tệ với


hang chục tỷ USD mỗi năm. Mặt khác, nền công nghiệp điện tử
trong nước đang đối mặt với tình trạng doanh nghiệp lắp ráp rời
bỏ Việt Nam để đến với các quốc gia khác trong khu vực hoặc
các nhà lắp ráp sẽ nhập toàn bộ linh phụ kiện từ các nước khác
vào Việt Nam.


Trong thời gian qua, Nhà nước cũng đã có định hướng ưu đãi cho
các doanh nghiệp điện tử, tuy nhiên những ưu đãi này chưa rõ
rang và đang dưới hình thức cào bằng. Đối tượng được hưởng
nhiều ưu đãi nhất lại không phải là doanh nghiệp nội mà chiếm
tới 70% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.



Thực tế, khi Việt Nam gia nhập WTO, hang rào thuế quan giảm
xuống và các chi tiết cùng linh kiện theo đó cũng được giảm
thuế. Chi phí cũng trở nên rẻ hơn, do đó các nhà đầu tư lắp ráp
thưởng đi tìm mua các chi tiết linh kiện từ bên ngoài vào. Và
như vậy, một lần nữa lại “bóp chết” cơ hội của doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở địa phương.



Việc nhiều tập đoàn lớn trên thế giới gia nhập thị trường Việt
Nam tạo sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp điện tử Việt

Nam.



Áp lực đối với nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng đè
nặng lên hệ thống đại học ở Việt Nam.



Các chính sách thuế xuất nhập khẩu giảm tạo thách thức cho
các doanh nghiệp trong nước khi phải cạnh tranh với hàng nhập
khẩu.



×