Phần 1. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1. Giới thiệu về công ty
1.1.1. Khái quát chung về công ty
- Tên công ty: Công ty CP Ô tô Quang Phi Hùng
- Tên giao dịch: Nissan Đà Nẵng
- Địa chỉ: 875 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
- Điện thoại: 090 515 76 58
- Email:
Hình 1.1: Công ty cổ phần Quang Phi Hùng (NISSAN Đà Nẵng)
Ngày 13/11/2010, Công ty TNHH Nissan Việt Nam chính thức khai trương đại lý
Nissan Đà Nẵng tại thành phố Đà Nẵng. Đây là đại lý ủy quyền chính hãng đầu tiên
của Nissan Việt Nam tại khu vực miền Trung, nâng tổng số đại lý 3S của hãng lên con
số 3 tính đến thời điểm này.
Nissan Đà Nẵng là đại lý 3S (bao gồm Bán hàng, Dịch vụ sửa chữa và cung cấp Phụ
tùng chính hãng) tọa lạc tại số 875 đường Nguyễn Hữu Thọ, Phường Khuê Trung,
Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng. Sự ra đời của đại lý là thành quả của hơn một năm
nỗ lực của toàn bộ Ban lãnh đạo cũng như nhân viên Công ty Cổ phần Ôtô Quang Phi
Hùng, một công ty có nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực ôtô tại khu
vực miền Trung. Nissan Đà Nẵng đặt trong khuôn viên với diện tích đất 6000m2, tổng
diện tích xây dựng là 12000m2 với 3 tầng, tổng vốn đầu tư hơn 75 tỷ đồng. Đại lý
được trang bị 38 khoang sửa chữa, 2 buồng sơn (1 buồng sơn nhanh và 1 buồng sơn
thường), và các thiết bị chuẩn đoán tiên tiến được nhập khẩu từ Nissan Motor Nhật
Bản.
Nissan Đà Nẵng có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp được đào tạo tại các trung
tâm đào tạo của Nissan Việt Nam và Nissan Nhật Bản. Những khóa đào tạo này tuân
thủ một cách chặt chẽ theo "Phương thức bán hàng và dịch vụ Nissan" (NSSW), đây là
một hệ thống tiêu chuẩn mang tính toàn cầu được thiết lập bởi Nissan Motor Nhật Bản
nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ đồng đều và tốt nhất tại tất cả các thị trường trên thế
giới.
1.1.2. Giới thiệu về cơ cấu tổ chức của công ty.
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
1.2. Giới thiệu về các dịch vụ sữa chữa và bảo dưỡng tại công ty
Hình 1.3: Nhân viên đang bảo dưỡng xe Nisan Navara
Mục đích của bảo dưỡng định kỳ là kiểm tra, sửa chữa và thay thế theo một lịch trình
nhất định để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho tất cả các bộ phận trên xe. Bảo dưỡng
định kỳ giúp xe tránh khỏi hư hỏng nặng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính an toàn cho
xe ô tô. Ngoài ra, bảo dưỡng định kỳ còn giúp xe của bạn vận hành đúng theo các quy
định về an toàn và môi trường.
Nissan bảo dưỡng định kỳ theo tiêu chuẩn là sau 5000 km hoặc 3 tháng tùy theo điều
kiện nào đến trước
Hình 1.4: Bảng giá bảo dưỡng theo các cấp các dòng xe Nissan
Nội dung các hạng mục bảo dưỡng:
- Kiểm tra chức năng vận hành của hệ thống điều khiển trong cabin: đèn, còi, gạt mưa,
hệ thống trợ lực lái, hệ thống điều hòa không khí,...
- Kiểm tra khoang động cơ: dầu động cơ, dầu trợ lực lái, dung dịch làm mát động cơ,
dầu phanh, dây đai truyền động,...
- Các hạng mục cần thay thế định kỳ: dầu máy, bộ lọc, dầu động cơ, bộ lọc nhiên liệu,
bộ lọc gió,...
- Kiểm tra gầm xe: bảo dưỡng hệ thống phanh, kiểm tra hệ thống treo, lốp xe, đường
ống, ống xả, đai ốc, kiểm tra các rò rỉ,...
- Kiểm tra cuối: sau khi bảo dưỡng xe sẽ được kiểm tra tốc độ, lực phanh, độ trượt
ngang, nồng độ khí xả,...
1.3. Các sản phẩm chính
Nissan Đà Nẵng hiện nay đang phân phối các dòng xe như: Nissan Grand Livina,
Nissan Sunny, Nissan Navara, Nissan X-trail, Nissan Juke, Nissan Teana.
1.3.1. NISSAN SUNNY
NISSAN SUNNY là dòng sedan của NISSAN với dung tích xi-lanh 1498 [cc]. Có
tính thực dụng tiết kiệm nhiên liệu tối đa: Kiểu dáng khí động học được hoàn thiện bởi
thiết kế thanh cản trước mượt mà và thanh cản sau gọn gàng, mang lại hệ số cản (Cd)
thấp nhất trong phân khúc giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm tán khí CO2. Ngoài ra, nội
thất rộng nhất trong phân khúc.
1.3.2. NISSAN NAVARA
NISSAN NAVARA là dòng bán tải của NISSAN với động cơ Diesel 2,5 L sử dụng
TURBO VGS. Trang bị đèn pha tự động Led cao cấp ; tính năng khởi hành ngang
dốc ; tính năng kiểm soát đổ đèo ; hệ thống ABS, VDC, EBD, ABLS.
1.3.3. NISSAN XTRAIL
NISSAN XTRAIL là dòng Crossover của NISSAN. Trang bị công nghệ vượt trội
với màn hình hỗ trợ lái xe tiên tiến ; tay lái điều chỉnh 4 hướng ; ghế lái không trọng
lực ; chế độ tiết kiệm nhiên liệu eco mode. Ngoài ra, còn trang bị hệ thống kiểm soát
khung gầm chủ động (ACC) ; hệ thống kiểm soát phanh động cơ chủ động (AEB) ; hệ
thống kiểm soát lái chủ động (ARC) ; hệ thống kiểm soát vào cua chủ động (ATC).
1.3.4.NISSAN JUKE
NISSAN JUKE là dòng Crossover cao cấp của NISSAN. Có chế đô lái linh
hoạt ; khả năng tăng tốc mạnh mẽ ; thiết kế thể thao mang phong cách Ý.
1.3.5. NISSAN TEANA
NISSAN TEANA là dòng Sedan cao cấp của NISSAN. Thiết kế tổng thể ấn tượng ;
khoang lái thông minh đa nhiệm ; cảm giác lái cao cấp, mới mẻ.
1.4. Các trang thiết bị chính trong cơ sở
1.4.1. Cầu nâng cắt kéo
Đây là thiết bị có nhiệm vụ nâng xe (có trọng lượng không tải dưới 1500kg)
như các phiên bản của dòng xe NISSAN SUNNY cần kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa
lên một vị trí nào đó thuận lợi nhất cho công việc, nó giúp cho kỹ thuật viện có thể
quan sát cũng như thực hiện thao tác một cách dễ dàng các chi tiết bên dưới gầm xe
mà bình thường khó có thể tiếp cận được.
Hình 1.5: Cầu nâng cắt kéo
1.4.2. Cầu nâng hai trụ
Đây là thiết bị có nhiệm vụ nâng xe (có trọng lượng không tải dưới 4000kg)
như các phiên bản của các dòng xe NISSAN NAVARA, NISSAN XTRAIL, ... cần
kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa lên một vị trí nào đó thuận lợi nhất cho công việc, nó
giúp cho kỹ thuật viện có thể quan sát cũng như thực hiện thao tác một cách dễ dàng
các chi tiết bên dưới gầm xe mà bình thường khó có thể tiếp cận được.
Hình 1.6: Cầu nâng hai trụ
1.4.3. Cầu nâng bốn trụ
Đây là thiết bị có nhiệm vụ nâng xe (có trọng lượng lớn) như các phiên bản của
dòng xe INFINITI QX cần kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa lên một vị trí nào đó thuận
lợi nhất cho công việc, nó giúp cho kỹ thuật viện có thể quan sát cũng như thực hiện
thao tác một cách dễ dàng các chi tiết bên dưới gầm xe mà bình thường khó có thể tiếp
cận được.
Hình 1.7: Cầu nâng bốn trụ
1.4.4. Máy kiểm tra góc đặt bánh xe SICAM
Thiết bị này có nhiệm vụ xác định góc đặt bánh xe của ô tô xem đã đảm bảo
điều kiện hay chưa, từ đó giúp kỹ thuật viên đặt lại một cách chính xác hơn để đảm
bảo cho sự hoạt động của ô tô được ổn định hơn, giảm được hiện tượng mòn lốp và
tăng tuổi thọ cho các chi tiết khác trong hệ thống lái cũng như làm tăng điều kiện bám
đường của xe.
Hình 1.8: Máy kiểm tra góc đặt bánh xe SICAM
Hình 1.9: Cảm biến gằn vào bánh xe
1.4.5. Thiết bị thử phanh và trượt ngang
Hình 1.10. Màn hình hiển thị
Hình 1.11: Thiết bị thử phanh và trượt
ngang
Hình 1.12: Màn hình hiển thi
1.4.6. Máy láng đĩa, tăng bua
Trong quá trình sử dụng xe ô tô thì không ít người lái xe bỏ qua một vài cấp
bảo dưỡng định kỳ. chính vì vậy, khi tài xế điều khiển xe trên đường sẽ có thể gặp
trường hợp cần giảm tốc độ nhưng phanh không hiệu quả. Một phần là do các má
phanh mòn quá giới hạn cho phép, khiến cho phần kim loại của má phanh tiếp xúc
trực tiếp với đĩa phanh. Do đó, khi các kỹ thuật viên tiếp nhận trường hợp “phanh
không ăn” này thì ngoài việc thay các má phanh mới, đồng thời đĩa phanh phải
được láng lại trong tiêu chuẩn của hãng.
Hình 1.13: Máy láng đĩa và tăng bua
Thiết bị láng đĩa, tăng bua ứng dụng để tiện phục hồi tang trống (tăng bua)
và đĩa phanh cho tất cả các loại xe ôtô và là thiết bị không thể thiếu khi sửa chữa
đĩa phanh, trống phanh giúp công đoạn phục hồi một cách nhanh chóng chính xác.
1.4.7. Ê – tô và máy mài
Ê tô là cơ cấu dùng để kẹp chặt chi tiết trong quá trình tháo cơ cấu. Ê tô gồm
một thanh và hai hàm kẹp để giữ và kẹp chi tiết. Hiện nay có rất nhiều loại Ê tô với
phương thức kẹp khác nhau như : kẹp tay, vít- đai ốc, bằng khí nén, bằng thủy lực
Hình 1.14: E-to
Hình 1.15: Máy mài
1.4.7. Thiết bị tháo ráp lốp xe`
Hiện nay trên các dòng xe NISSAN cũng như các dòng xe hiện nay ngoài thị
trường thì việc sử dụng lốp không săm không còn nữa mà thay vào đó là các loại
lốp không săm với khả năng tự làm kín tốt, nhưng việc tháo ráp nó rất khó khăn và
tốn nhiều sức lực của con người. Vì vậy, thiết bị tháo ráp lốp xe là cần thiết.
Thiết bị này có nhiệm vụ là tháo tách lốp xe bị mòn, hư hỏng ra khỏi vành bánh xe
và đồng thời lắp lốp xe mới vào lại vành bánh xe.
Ngoài ra còn có thêm các thiết bị phụ để đảm bảo cho việc tháo lắp lốp như móc
lốp, bình xịt nước làm mát...
1.4.8. Thiết bị hút khói
Thiết bị này dùng khi xe vào nhà xưởng xuất hiện hiện tượng ống xả thải
khói đen. Khi đó, trong quá trình kiểm tra, bảo dưỡng xe thì thiết bị sẽ được lắp vào
ống xả của xe, đảm bảo không gian trong nhà xưởng được thông thoáng.
Hình 1.16: Thiết bị hút khói
Phần 2. KHẢO SÁT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE NISSAN
SUNNY
2.1. Giới thiệu xe Nissan SUNNY
Hình 2.1: Xe Nissan Sunny 2017 tại Nissan Đà Nẵng
Góp mặt vào phân khúc hạng B đầy cạnh tranh với những tên tuổi như
Toyota Vios, Hyundai Accent, Ford Fiesta, Honda City…, nhà phân phối xe Nissan
tại Việt Nam ra mắt mẫu Sunny một cách đầy thận trọng, chưa công bố giá ngay mà
còn thăm dò thị trường và khảo sát kỹ giá của các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là
Honda City - mẫu xe ra mắt sau không lâu. Tại Việt Nam, Nissan sẽ lắp ráp và phân
phối ba phiên bản: Sunny, Sunny XL và Sunny XV.
Sunny không có sức hút bởi mượt mà, yểu điệu hay hiện đại ở dáng vẻ bên ngoài,
mà thay vào đó, hướng đến đáp ứng những nhu cầu cơ bản của một chiếc ôtô: là
phương tiện đi lại hàng ngày trong thành phố, không gian nội thất thoải mái,
khoang để đồ tách biệt, thích ứng điều kiện thời tiết đa dạng, dễ sử dụng và tiết
kiệm nhiên liệu.
Bảng 2.1: Bảng thông số trọng lượng và kích thước xe Nissan Sunny 2017
Kích thước tổng thể (dài rộng cao)
Chiều dài cơ sở
Chiều rộng cơ sở (trước sau)
Khoảng sáng gầm xe
Trọng lượng toàn tải
Trọng lượng không tải
4425 1695 1500 (mm)
2590 (mm)
1530 1535 (mm)
150 (mm)
1605 (kg)
1230 (kg)
Bảng 2.2: Bảng thông số động cơ Nissan Sunny 2017
Kiểu
HR15
Loại
4 xilanh thẳng hàng, 16 van, DOHC,
VVT-i
Dung tích
2519 cc
Công suất tối đa (Hp/rpm)
99,3/6000
Mômen xắn tối đa (Nm/rpm)
134/4000
Tốc độ tối đa (km/h)
193
2.2. Khảo sát hệ thống điều hòa xe Nissan Sunny
2.2.1. Sơ đồ bố trí chung của hệ thống điều hòa không khí
Hệ thống điều hòa không khí (air conditioning) trên ô tô nhằm mục đích lọc
sạch khối không khí đưa vào trong xe, không khí lạnh được duy trì ở nhiệt độ thích
hợp.
Bảng điều khiển của hệ thống điều hòa không khí lắp đặt ở phía dưới khu
vực táp lô.
Hệ thống điều hòa trên xe Nissan Sunny 2017 gồm có máy nén, giàn lạnh (bộ
hoá hơi), van điều khiển lưu lượng, bình chứa, giàn nóng (két ngưng tụ). Để tăng
hiệu quả của quá trình trao đổi nhiệt giữa môi chất công tác và không khí xung
quanh, người ta đặt các quạt hút không khí lưu thông qua bộ hoá hơi cũng như bộ
ngưng tụ. Van điều khiển lưu lượng kiểu ống tiết lưu có tiết diện thông qua định cữ
sẵn nên lưu lượng môi chất thông qua cố định do đó không thể điều chỉnh được
cường độ làm lạnh theo nhiệt độ hiện thời. Trong các hệ thống điều hoà nhiều xe
hiện nay sử dụng kiểu van giãn nở điều khiển được lưu lượng ga lỏng hoá hơi qua
van tuỳ theo nhiệt độ hiện thời trong khoang xe. Các đường ống dẫn phía cao áp
thường làm bằng kim loại, các đường ống dẫn phía thấp áp làm bằng cao su tổng
hợp. Bộ hoá hơi, quạt hút van giãn nở và lỗ xả nước thải thường được lắp trong
cùng một kết cấu thường gọi là khối làm lạnh.
11
8
9
7
6
5
1460
10
1
2
3
4
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí hệ thống điều hòa trên xe Nissan Sunny
1. Két nước làm mát động cơ; 2. Máy nén; 3. Động cơ; 4. Giàn lạnh;
5. Bầu cảm biến nhiệt độ; 6.giàn sưởi; 7. Công tắc áp suất; 8. Quạt gió;
9. Van giãn nở; 10. Giàn nóng; 11. Bình lọc (hút ẩm môi chất).
2.3. Kết cấu các bộ phận chính của hệ thống điều hòa
2.3.1. Khớp điện từ
1
4
Khớp
3
2
5
6
7
điện từ (ly hợp điện
từ) dùng để
điều khiển dẫn động
máy
Trong quá trình làm
nén.
việc của hệ thống làm mát, máy nén không hoạt động liên tục. Tương ứng với chế
độ làm lạnh đặt ban đầu, khi nhiệt độ trong khoang hành khách đã đạt yêu cầu, máy
nén cần phải ngừng hoạt động; khi nhiệt độ trong khoang hành khách bắt đầu thay
đổi tăng lên so với chế độ đặt thì yêu cầu thì máy nén phải hoạt động trở lại. Ly hợp
điện từ làm nhiệm vụ ngắt, nối dẫn động máy nén.
Stato của ly hợp điện từ được đặt lồng vào trong buly của máy nén. Trong
stato có cuộn dây điện từ (1). Rôto đặt lồng vào puli (2) của ly hợp.
Trục dẫn động của máy nén được dẫn động từ trục khuỷu thông qua một khớp
nối điện từ.
Khi động cơ bắt đầu hoạt động, puli quay tự do trên trục.
Khi mở công tắc điều hòa không khí, sẽ có dòng điện chạy qua cuộn dây (1)
của bộ ly hợp tạo ra một từ trườgn đủ mạnh để hút đĩa bị động (3), đĩa này thường
xuyên dính cứng vào puli 2 đang quay, như vậy trục máy nén (6) sẽ quay cùng với
puli, nên tuy puli quay trên vòng bi kép (5) nhưng trục máy nén đứng yên. Khe hở
bộ ly hợp cắt nằm trong khoảng 0,6 - 1,44 mm. Với loại ly hợp cuộn dây đứng yên,
bề mặt nối và cắt ít bị mài mòn, ta đở công bảo dưỡng.
2.3.2. Két ngưng tụ
Từ máy nén đi ra, môi chất công tác ở thể khí, có nhiệt độ và áp suất cao. Két
ngưng tụ là nơi trao đổi nhiệt của khí ga với môi trường ngoài để giảm nhiệt độ và
chuyển trạng thái của môi chất lạnh của khí sang lỏng. Két ngưng tụ có kết cấu các
ống dẫn và lá tản nhiệt tương tự như giàn lạnh(bộ hoá hơi). Két được bố trí ở phía
đầu ôtô(đặt trước động cơ) để làm mát cưỡng bức nhờ không khí hút bởi quạt gió
của két nước làm mát động cơ và dòng không khí sinh ra chuyển động.
Ngày nay, có những kiểu xe được trang bị quạt điện dành riêng cho giàn nóng.
+ Vị trí trong chu trình làm lạnh. Nằm bên phía cao áp, giữa máy nén và ống tiết
lưu.
+ Kết cấu và hoạt động.
Két ngưng tụ bao gồm một ống gấp khúc có gắn nhiều lá tản nhiệt.
Máy nén bơm môi chất làm lạnh dạng khí nóng ở nhiệt độ khoảng 70 0C đến
1000C, áp suất cao vào lối vào nằm phía trên của két ngưng tụ.
Hình 2.3: Két ngưng tụ
1. Dãy ống của bình ngưng tụ; 2. Các cánh tản nhiệt
Khí gas nóng đi xuyên qua ống gấp khúc và được làm lạnh để ngưng tụ.
Lượng nhiệt lấy khỏi khí gas được truyền cho không khí bên ngoài.
2.3.3. Máy nén
Máy nén nhận dòng khí ở trạng thái có nhiệt độ và áp suất thấp. Sau đó dòng
khí này được nén, chuyển sang trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất cao, được đưa
tới giàn nóng. Máy nén là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống lạnh, công suất,
chất lượng, tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu đều do máy nén quyết
định. Trong quá trình làm việc tỉ số nén vào khoảng 5 ÷ 8,1. Tỉ số này phụ thuộc
vào nhiệt độ không khí môi trường xung quanh và loại môi chất lạnh
Một số cặp piston được đặt trên đĩa chéo cách nhau một khoảng 72 0 cho máy
nén 10 xylanh. Khi một phía của piston ở hành trình nén thì phía kia ở hành trình
hút. Máy nén này có đặc điểm là mỗi piston (nén ga lạnh dạng khí) có thêm một cơ
cấu thay đổi dung tích. Nó có khả năng chạy cả 10 xylanh, công suất 100% hay chỉ
chạy 5 xylanh, một nửa công suất (50%), do đó giảm được mất mát công suất động
cơ
+ Mục đích
Máy nén tạo sức hút hay tạo ra điều kiện giảm áp tại cửa hút của nó nhằm
thu hồi nhiệt của hơi môi chất lạnh ở bộ bốc hơi. Điều kiện giảm áp này giúp cho
van giãn nở hay ống tiết lưu điều tiết được lượng môi chất lạnh thể lỏng cần phun
vào bộ đồng tốc bốc hơi.
Trong quá trình bơm, máy nén làm tăng áp suất, biến môi chất lạnh ở thể
thấp áp thành môi chất ở thể cao áp. Áp suất nén càng cao thì nhiệt độ của hơi môi
chất lạnh càng tăng lên.
+ Kết cấu:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Hình 2.4:. Kết cấu máy nén
1. Piston; 2. Phớt làm kín trục; 3. Đầu nối trục ly hợp; 4. Trục máy nén; 5. Đĩa
van; 6. Đĩa nghiên; 7. Bi kim; 8. Lò xo; 9. Đĩa van.
Một số cặp piston đặt trên đĩa chéo cách nhau một khoảng 72 0 cho máy nén 10
xylanh. Trục dẫn động (3) của máy nén được dẫn động từ động cơ thông qua một
dây curoa. Có 5 piston kép (1) bố trí xung quanh trục dẫn động trong 10 xy lanh.
Pistion di chuyển nhờ đĩa lệch (6) gắn trên trục dẫn động. Khi đĩa quay thì nó sẽ làm
cho piston đi tới và lui trong xy lanh. Chất làm lạnh dạng khí vào và ra thông qua van
đĩa (4) và (9).
+ Dầu bôi trơn máy nén
Máy nén được bôi trơn bằng một loại dầu đặc biệt. Loại dầu này bôi trơn các
chi tiết chuyển động của máy nén. Dầu bôi trơn máy nén dùng loại môi chất R-134a
là loại PAG tổng hợp.
+ Hoạt động:
Máy nén được dẫn động bởi puly gắn trên khớp điện từ. Chất làm lạnh dạng
khí từ két hoá hơi trước và sau được hút vào qua lỗ nối áp suất thấp của máy nén
Máy nén nén chất làm lạnh dạng khí theo lý thuyết trong khoảng từ 2 bar đến
12-18 bar, trong lúc này nhiệt độ của nó tăng lên từ 0 0C đến khoảng chừng 700C và
1100C
Trong một chiếc xe, áp suất bên phần áp thấp nằm trong khoảng (1,2 ÷ 3) bar,
bên cao áp khoảng từ (14 ÷ 20) bar trong điều kiện bình thường hoặc có thể đến 28
bar trong điều kiện đặc biệt. Nhiệt độ của chất làm lạnh có thể tăng đến 1250C.
2.3.4. Bình lọc (hút ẩm môi chất)
Bình chứa là một thiết bị để chứa môi chất được hoá lỏng tạm thời bởi giàn
nóng và cung cấp một lượng môi chất theo yêu cầu tới giàn lạnh. Bộ hút ẩm có chất
hút ẩm và lưới lọc dùng để loại trừ các tạp chất hoặc hơi ấm trong chu trình làm
lạnh.
Hình 2.5. Sơ đồ cấu tạo của bình lọc
1. Cửa vào; 2. Lưới lọc; 3. hất khử ẩm; 4.Ống tiếp nhận; 5.Cửa ra; 6. Kính quan sát.
+ Nguyên lý hoạt động
Môi chất lạnh, thể lỏng, chảy từ bộ ngưng tụ vào lỗ (1) bình lọc (hút ẩm),
xuyên
qua lớp lưới lọc (2) và bộ khử ẩm (3). Chất ẩm ướt tồn tại trong hệ thống là do
chúng xâm nhập vào trong quá trình lắp ráp sửa chữa hoặc do hút chân không
không đạt yêu cầu. Nếu môi chất lạnh không được lọc sạch bụi bẩn và chất ẩm thì
các van trong hệ thống cũng như máy nén sẽ chóng bị hỏng. Sau khi được tinh
khiết và hút ẩm, môi chất lỏng chui vào ống tiếp nhận (4) và thoát ra cửa (5) theo
ống dẫn đến van giãn nở. Môi chất lạnh R-134a dùng chất hút ẩm loại khác nhau.
Ống tiếp nhận môi chất lạnh được bố trí phía trên bình tích luỹ. Một lưới lọc tinh có
công dụng ngăn chặn tạp chất lưu thông trong hệ thống. Bên trong lưới lọc có lỗ
thông nhỏ cho phép một ít dầu nhờn trở về máy nén Kính quan sát là lỗ để kiểm tra
được sử dụng để quan sát môi chất tuần hoàn trong chu trình làm lạnh cũng như để
kiểm tra lượng môi chất
2.3.5. Van giãn nỡ (van tiết lưu)
Sau khi qua bình chứa tách ẩm, môi chất lỏng có nhiệt độ cao, áp suất cao
được phun ra từ lỗ tiết lưu. Kết quả làm môi chất giãn nở nhanh và biến môi chất
thành hơi sương có áp suất thấp va nhiệt độ thấp. Van giãn nở điều chỉnh được
lượng môi chất cấp cho giàn lạnh theo tải nhiệt một cách tự động
5
4
6
7
3
2
8
1
9
10
Hình 2.6: Van giãn nở
1. Cửa vào; 2. Van trượt; 3. Về lại máy nén; 4. Cảm biến nhiệt; 5. Nắp đầu; 6. Màng
ngăn; 7. Đến từ két hoá hơi; 8. Vào két hoá hơ; 9. Van tràn; 10. Lò xo.
+ Nguyên lý làm việc
Môi chất làm lạnh đến từ bộ tích tụ và hút ẩm và đi vào cửa vào (1)Môi chất
làm lạnh sau đó phải thắng sức ép lò xo của van tràn (9) để đến cửa ra (8) và sau đó
vào kết hóa hơi. Độ mở của van tràn được điều chỉnh tùy theo nhiệt độ và áp suất
của khí gas đi qua từ bộ hóa hơi. Lò xo (10) đảm bảo rằng chỉ có môi chất làm lạnh
dạng khí đi trở lại máy nén (3).
Nếu nhiệt độ của khí gas (7) đến từ kết hóa hơi tăng lên đi vào lỗ van trên,
môi chất làm lạnh làm cho nắp đầu và cảm biến nhiệt (4) nóng lên. Màn ngăn (6) và
van trượt (2) giản nở và đẩy viên bi của van tràn xuống và đo đó van mở. Việc tăng
lượng môi chất làm lạnh vào kết hóa hơi (8) sẽ làm kết hóa hơi lạnh và nhiệt độ của
khí gas giảm xuống
2.3.6. Máy lọc khí
Là thiết bị để lọc không khí trong ôtô bằng cách tách bụi và các hạt có mùi ra
khỏi không khí. Về cơ bản máy lọc khí bao gồm một quạt gió để hút và thổi không
khí, một bộ phận lọc để tách bụi. Vật liệu lọc là sợi thuỷ tinh tẩm một loại dầu đặc
biệt. Một số xe dùng bộ lọc than hoạt tính hoặc bộ lọc tĩnh điện, ngoài việc lọc và
tách bụi ra nó còn để khử mùi. Một vài máy lọc khí còn có cả đèn diệt trùng và thiết
bị kiểm soát ion.
4
5
6
7
2
1
Hình 2.7: Sơ đồ bộ làm sạch không khí
1, 7. Lọc gió; 2. Quạt gió; 3. Bộ khuyếch đại; 4. Điện trở;
5. Mô tơ quạt; 6. Cảm biến khói thuốc.
Bộ làm sạch không khí là một thiết bị loại bỏ khói thuốc lá, bụi…để làm sạch
không khí trong xe
Bộ làm sạch không khí bao gồm một quạt gió, cảm biến khói, bộ khuyết đại,
điện trở và bầu lọc có cacbon hoạt tính
Bộ làm sạch không khí dùng một mô tơ quạt để lấy không khí trong xe và làm
sạch đồng thời khử mùi nhờ than hoạt tính trong bầu lọc. Ngoài ra một số xe còn có
cảm biến khói và tự động khởi động mô tơ quạt gió
2.4. Kiểm tra bảo dưỡng, chẩn đoán và sửa chữa hệ thống điều hòa
2.4. 1. Kiểm tra lượng ga nạp
Có 2 phương pháp để kiểm tra lượng nạp ga điều hoà.
+ Điều kiện để kiểm tra: xe ở trong trạng thái sau, hãy kiểm tra áp suất ga điều hoà.
- Động cơ chạy ở 1,500 vòng/ phút.
- Công tắc điều khiển tốc độ quạt gió ở "HI". Công tắc A/C "ON"
Kiểm tra bằng kính quan sát
- Kiểm tra lượng ga điều hoà bằng dòng chảy của ga qua kính quan sát.
+ Đủ
- Hầu như không có bọt khí. Điều đó có nghĩa làm có đủ lượng ga điều hoà.
+ Thiếu
- Liên tục có bọt khí. Điều đó có nghĩa làm lượng ga điều hoà bị thiếu.
- Hết hẳn hay quá nhiều không thấy có bọt khí, điều đó có nghĩa làm lượng ga điều
hoà bị hết
- Thông thường một lượng lớn bọt khí quá lớn nhìn thấy qua kính quan sát cho thấy
rằng lượng ga điều hoà bị thiếu. Nếu không thấy có bọt khí, lượng ga là đủ.
- Chú ý rằng bọt khí sẽ không nhìn thấy nếu không có ga điều hoà, hay nếu có quá
nhiều ga.
- Bọt khí cũng có thể quan sát thấy mặc dù nạp đúng lượng ga, đó là kết quả của tốc
độ quay tiêu chuẩn và trạng thái áp suất của ga điều hoà.
Hình 2.8: Vị trí kiểm tra lượng ga
Kiểm tra bằng đồng hồ đo
+ Dùng đồng hồ đo, kiểm tra áp suất ga điều hoà.
- Có đồng hồ để đo áp suất cao và áp suất thấp.
- Chuyển đường dẫn của ống nạp bằng cách mở và đóng van.
- Đồng hồ áp suất được thiết kế cho loại ga HFC-134a (R134a) không thể dùng cho
hệ thống điều hoà sử dụng ga CFC-12 (R12).
- Đóng hết van phía áp suất thấp và van phía áp suất cao của đồng hồ.
+ Khi nối đồng hồ áp suất, cẩn thận để không làm đóng cong ống.
Nối một đầu của ống nạp vào đồng hồ đo và đầu kia vào van nạp trên xe.
- Ống xanh → Phía áp suất thấp
- Ống đỏ → Phía áp suất cao
- Để nối hãy xiết chặt ống nạp bằng tay, và không sử dụng bất kỳ dụng cụ nào.
0.4
1.5
4
3
0.2
5
1
7
[ cm kgf/cm2 ]
-5.0
8.5
-0.1 1.5
0.7
5
0.5
25
[ cm kgf/cm2 ] 30
3
0.8
-76 35
0.85
0 -0.1
MPa
LO
2.5
10
8
-76
0
15
1
0.6
6
2
0.1
2
0.5
0.3
3.5
MPa
R-134a
HI
Hình 2.9:. Đồng hồ đo áp suất ga điều hòa
- Nếu gioăng nối ống nạp bị hỏng, hãy thay nó.
- Do kích cỡ nối là khác nhau ở phía áp suất thấp và áp suất cao, ống không thể nối
với đầu của nó đặt ở phía áp suất ngược nhau.
- Khi nối ống vào van nạp trên xe, hăy ấn cút nối nhanh vào van nạp và truợt nó cho
đến khi nghe thấy tiếng tách.
- Khi nối đồng hồ áp suất, cẩn thận để không làm cong ống.
Khởi động động cơ và kiểm tra xem chỉ số áp suất đồng hồ đo trong khi hệ thống
điều hoà đang hoạt động.
Chỉ số áp suất tiêu chuẩn:
- Phía áp suất thấp
0.15-0.25 MPa
(1.5-2.5kgf/cm², 21-36 psi)
- Phía áp suất cao
1.37-1.57 MPa
(14-16 kgf/cm², 199-228 psi)
Chỉ số áp suất của đồng hồ có thể thay đổi một chút tuỳ theo nhiệt độ không khí bên
ngoài.
Nguyên nhân của trục trặc nếu áp suất nằm ngoài phạm vi tiêu chuẩn. Chỉ số áp suất
của đồng hồ đo.
+ Phía áp suất thấp quá thấp
- Hơi nước trong hệ thống khởi động.
+ Cả phía áp suất thấp và cao đều thấp
- Lượng ga điều hoà không đủ.
- Ga điều hoà rò rỉ.
+ Cả phía áp suất thấp và cao đều cao
- Nạp quá nhiều ga điều hoà.
- Giàn ngưng được làm mát không đủ.
+ Áp suất phía cao quá thấp và áp suất phía thấp quá cao
- Máy nén điều hoà bị hỏng.
- Kiểm tra rò rỉ ga
2.4.2. Bảo dưỡng hệ thống điều hoà
2.4.2.1. Bảo dưỡng máy nén
Máy nén dễ xảy ra sự cố ở trong 3 thời kỳ: Thời kỳ ban đầu khi mới chạy
thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy.
Máy dùng lâu ngày, trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra.
+ Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả, van hút máy nén.
+ Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen rỉ,
lau chùi các chi tiết. Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay
dầu mỡ.
+ Kiểm tra dầu bên trong cacte qua cửa quan sát dầu. Nếu thấy có bột kim
loại màu vàng, cặn bẩn thì phải kiểm tra nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân do
bẩn trên đường hút, do mài mòn các chi tiết máy.
+ Kiểm tra mức độ mài mòn của các thiết bị như, các đệm kín, vòng bạc,
pittông, vòng goăng ... so với kích thước tiêu chuẩn. Mỗi chi tiết yêu cầu độ mòn
tối đa khác nhau. Khi độ mòn vượt quá mức cho phép thì phải thay thế cái mới.
+ Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.
- Kiểm tra bảo dưỡng dầu bôi trơn máy nén.
+ Bảo dưỡng định kỳ: Theo quy định cứ sau 72 đến 100 giờ làm việc đầu
tiên phải tiến hành thay dầu máy nén. Trong 5 lần đầu tiên phải tiến hành thay dầu
hoàn toàn, bằng cách mở nắp bên tháo sạch dầu, dùng giẻ sạch thấm hết dầu bên
trong cácte, vệ sinh sạch sẽ và châm dầu mới vào với số lượng đầy đủ
+ Kiểm tra dự phòng: Cứ sau 3 tháng phải mở và kiểm tra các chi tiết quan
trọng của máy như: xilanh, piston, đệm kín, vòng chặn v.v...
+ Tiến hành cân chỉnh và căng lại dây đai dẫn động máy nén khi thấy lỏng.
Công việc này tiến hành kiểm tra hàng tuần
2.4.2.2. Bảo dưỡng giàn ngưng tụ
Tình trạng làm việc của giàn ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc
của hệ thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị.
Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc chính sau đây:
- Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị.
- Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ.
- Sửa chữa thay thế thiết bị an toàn và điều khiển liên quan.
- Vệ sinh giàn trao đổi nhiệt: Một số giàn trao đổi nhiệt không khí có bộ lọc khí
bằng nhựa hoặc sắt đặt phía trước. Trong trường hợp này có thể rút bộ lọc ra lau
chùi vệ sinh bằng chổi hoặc sử dụng nước.
Đối với giàn bình thường: Dùng chổi mềm quét sạch bụi bẫn bám trên các ống
và cánh trao đổi nhiệt. Trong trường hợp bụi bẫn bám nhiều và sâu bên trong có thể
dùng khí nén hoặc nước phun mạnh vào để rửa.
2.4.2.3. Bảo dưỡng giàn lạnh
Xả băng giàn lạnh: Khi băng bám trên giàn lạnh nhiều sẽ làm tăng nhiệt trở
của giàn lạnh, dòng không khí đi qua giàn bị tắc, giảm lưu lượng gió, trong một số
trường hợp làm tắc các cánh quạt, mô tơ quạt không thể quay làm cháy môtơ. Quá
trình xả băng chia ra làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Hút hết gas trong giàn lạnh.
+ Giai đoạn 2: Xả băng giàn lạnh.
+ Giai đoạn 3: Làm khô giàn lạnh.
Vệ sinh giàn trao đổi nhiệt, muốn vậy cần ngừng hệ thống hoàn toàn, để khô
giàn lạnh và dùng khí nén thổi sạch, nếu không được cần phải rửa bằng nước.
Xả dầu giàn lạnh về bình thu hồi dầu hoặc xả trực tiếp ra ngoài.
2.4.2. Các hư hỏng và cách khắc phục của hệ thống điều hòa