Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Kinh doanh mì nấm chay tại thị trường indonesia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.23 KB, 21 trang )

I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG INDONESIA
Indonesia (tên chính thức: Cộng hòa Indonesia). Indonesia gồm 13.487 hòn đảo và với
dân số khoảng 259 triệu người, đứng thứ tư thế giới về dân số. Đất nước này được mệnh
danh là "Xứ sở vạn đảo".
Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới. Thủ đô là Jakarta và
đây cũng đồng thời là thành phố lớn nhất. Indonesia là một thành viên sáng lập của
ASEAN và là thành viên của G-20 nền kinh tế lớn. Nền kinh tế Indonesia là nền kinh tế
thứ 16 toàn cầu theo GDP danh nghĩa và thứ 15 theo sức mua tương đương.
Quần đảo Indonesia đã từng là một vùng thương mại quan trọng ít nhất từ thế kỷ 7, khi
Vương quốc Srivijaya có hoạt động thương mại với Trung Quốc và Ấn Độ.
Đặc điểm dân cư
Theo điều tra dân số tới tháng 6 năm 2007, Indonesia có khoảng gần 259 người (đứng
thứ 4 thế giới) với mật độ dân số là 126 người/km2 (đứng thứ 61 trên thế giới).
Indonesia là một quốc gia đa dân tộc. Các chủng tộc Mã Lai chiếm đa số, trong đó
người Java 39,4%, người Sunda 15,8%, người Mã Lai 12,1%, người Madura 4,3% và
các chủng tộc khác. Dân thành thị chiếm 39% ,đa số dân chúng Indonesia theo đạo Hồi
(chiếm 87%), đạo Cơ Đốc 9,6%, Ấn Độ giáo 1,8%, đạo Phật 1%.
Đối với người theo đạo Hồi, không nên chê biên các món ăn được chế biến từ thịt heo.
Thịt cừu, thịt bò, thịt gà, cá và đồ biển là những loại thực phẩm được ưa thích. Những
món ăn của người Indonesia thường khá cay và cơm là thực phẩm chính. Trà và cafe là
những thức uống phổ biến. Sau khi dùng bữa xong, bạn có thể sử dụng tăm nhưng không
nên sử dụng chúng nơi công cộng.
Indonesia: Tình yêu với… mì ăn liền
Người Indonesia mê thích các loại thực phẩm ăn liền. Kinhdoanh thực phẩm ăn liền
tương đối phát đạt tại quần đảo này. Đặc biệt là mì ăn liền.

1


Kinh doanh mì ăn liền là ngành phát đạt bậc nhất ở đất nước 259 triệu dân. Indonesia
là nước tiêu thụ lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc, dùng tới 13,2 tỉ gói mì trong


năm 2015 - theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (World Instant Noodles Association).
Người Indonesia có thể ăn mì mọi nơi: Quán ven đường (warung), xe mì gõ bán dạo,
khách sạn hạng sang, hay đơn giản là ăn ở nhà, vào mọi bữa ăn trong ngày, kể cả đêm
khuya.

II. Động cơ tham gia kinh doanh quốc tế và kinh doanh tại thị trường
INDONESIA
1. Động cơ tham gia kinh doanh quôc tế
1.1. Cần gia tăng lượng bán và lợi nhuận, mức tiêu thụ sản phẩm trong nước
không cao
 2 năm trở lại đây lượng mỳ nấm bán trong nước của công ty sụt giảm mạnh, người
tiêu dùng trong nước có quá nhiều lựa chọn và nhu cầu về mỳ ăn liền của người dân
ngày càng giảm.
 Đã có nhiều chiến dịch quảng cáo, truyền thông, tiếp thị sản phẩm được áp dụng
nhưng doanh thu vẫn thụt giảm
 Vì vậy để tăng lợi nhuận, cần tìm thêm một môi trường kinh doanh mới có nhu
cầu tiêu thụ mỳ đang tăng lên từng ngày.
1.2. Sự phân tán rủi ro
Khi tham gia vào một thị trường mới, đồng nghĩa với việc rủi ro sẽ tăng thêm, nhưng
cũng đồng thời mức độ rủi ro kinh doanh cũng sẽ được phân tán không còn tập trung vào
thị trường trong nước nữa. Nên gánh nặng rủi ro tuy nhiều hơn nhưng lại có nhiều cơ hội
hơn để tăng thu nhập

2


1.3 Mức độ cạnh tranh trong nước cao trong khi dung lượng thị trường thì có
hạn



Tại Việt Nam hiện nay, cuộc tranh giành thị phần giữa các thương hiệu mì gói rất

“khốc liệt”, các thương hiệu hay nhãn hiệu mỳ ăn liền như “ma trận”


Đủ các chủng loại, thương hiệu từ Hảo Hảo, Đệ Nhất, Lẩu Thái, Gấu Đỏ, Hello,

Sợi phở vàng, Bốn Phương, Ba Miền, Omachi, Kokomi, Sagami, Miliket, Vifon…
Nhiều nhãn hiệu mì nhập khẩu từ Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông cũng có
mặt như Shin Yam Yum, Waiwai, mì vị ChaJang, mì Mama, Koka… Để tạo sự khác biệt,
thu hút người tiêu dùng, doanh nghiệp (DN) còn tung ra nhiều mặt hàng đặc trưng như
mì trứng vàng, mì không chiên 365, mì không chiên Mikochi hay mì Hoàng Gia có thịt,
mì Ba Miền bổ sung các vitamin nhóm B… được bày bán tại các siêu thị hay các cửa
hàng tạp hóa với mức giá từ 2.500-7.000 đồng/gói.


Sự cạnh tranh của thị trường mì gói còn được đánh giá bằng mật độ xuất hiện dày

đặc của các nhãn hiệu trên truyền hình, đánh vào tâm lý chuộng mua hàng qua quảng
cáo của người tiêu dùng. Chị Nguyễn Thị Phương (ngụ quận 9, TP HCM) cho biết do ở
nhà trông con nhỏ nên chị hay xem truyền hình và thường xuyên thấy quảng cáo mì gói
xuất hiện. “Hàng chục nhãn hiệu thay nhau xuất hiện với sự tham gia quảng cáo của diễn
viên, người mẫu, MC nổi tiếng. Nhất là mỗi lần có nhãn hiệu mì mới ra đời, quảng cáo
trên truyền hình càng “chóng mặt”, nhiều đến nỗi mình cũng tò mò muốn mua ăn thử” chị Phương nhận xét.


Đại diện các hệ thống siêu thị lớn tại TP. HCM, Hà Nội như Co.opmart, Big C,

Vinmart, Lotte Mart cho biết có khoảng 60 nhãn hiệu mì/bún ăn liền đang phân phối tại
siêu thị, trong đó chiếm phần lớn là sản phẩm được sản xuất trong nước. Tại Co.opmart,


3


có khoảng 60 nhà cung cấp mì ăn liền với gần 500 mã hàng với rất nhiều mùi vị. Trong
đó, tỉ lệ hàng nội địa chiếm 95% .



Cuộc chạy đua giành thị phần mì gói không chỉ có sự tham gia của các DN sản

xuất mì mà các nhà bán lẻ cũng “nhảy vào” khai thác với nhãn hàng riêng, theo thương
hiệu của siêu thị. Theo đó, nhà bán lẻ thường nắm trong tay các số liệu về thị trường, sức
mua và thị hiếu tiêu dùng nên khai thác hàng nhãn riêng vào đúng dòng sản phẩm đang
tiêu thụ mạnh nhất. Những nhãn hàng này sẽ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của các
DN, giá rẻ hơn ít nhất 5%-10%. Chẳng hạn, nhóm hàng mì gói, mì chua cay hiện đều có
trong danh sách nhãn riêng của nhiều siêu thị. Như Big C đang bán mì tôm chua cay
nhãn riêng Wow với giá chỉ 2.200 đồng/gói, một thùng 30 gói giá 65.000 đồng…


Sự cạnh tranh còn được thể hiện qua sự cạnh tranh thị phần của các tập đoàn sản

xuất mỳ ăn liên từ lớn đến bé, từ lâu đời đến mới


Thành lập từ năm 1993 và hoạt động chính thức từ năm 1995, đến nay Công ty CP

Acecook Việt Nam (Vina Acecook - có vốn đầu tư từ Nhật Bản) đang là thương hiệu
chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường mì gói với hơn 50%, tiếp sau là Công ty CP Tập
đoàn Masan và Công ty CP Thực phẩm Á Châu (Asia Food). Mấy chục DN mì ăn liền

khác chen nhau trong gần 20% thị phần còn lại. Chỉ riêng Vina Acecook đã sở hữu hơn
20 nhãn hiệu mì với đủ loại mùi vị, thành phần nguyên liệu. Ông Lê Văn Hùng, Trưởng
Phòng Marketing Vina Acecook, cho biết hiện nhãn hiệu tiêu thụ mạnh nhất của DN vẫn
là Hảo Hảo, Hảo 100, Đệ Nhất, Lẩu Thái. Phân khúc sản phẩm trung bình với mức giá
từ 2.500-5.500 đồng chiếm đa số, các sản phẩm mì vị chua cay được ưa chuộng và tiêu
thụ mạnh nhất.


Thị phần của Masan Consumer trong ngành hàng mì ăn liền hiện chiếm khoảng

22%. Có được kết quả này là nhờ tăng trưởng mạnh mẽ của nhãn hàng thuộc phân khúc
cao cấp và phổ thông là Omachi và Kokomi...

4




Cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu mì gói ngày càng quyết liệt với sự lớn

mạnh, tăng đầu tư của những thương hiệu cũ và sự tham gia của các thương hiệu mới.
Tháng 3-2011, tập đoàn mì hàng đầu Nhật Bản là Nissin đã gia nhập thị trường Việt
Nam bằng việc thành lập Công ty TNHH Thực phẩm Nissin Việt Nam. Một nhà máy sản
xuất mì gói có diện tích hơn 60.000 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 41 triệu USD đã được
Nissin thành lập để cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu khác. Mới đây, Tập đoàn
Kinh Đô cũng đã tham gia thị trường mì ăn liền với sự ra mắt sản phẩm mì ăn liền Đại
Gia Đình với thương hiệu Ki Do Chưa kể thị trường sẽ còn đón nhận nhiều thương hiệu
mì tràn vào Việt Nam khi thuế suất nhập khẩu sẽ giảm dần và tiến về 0 trong thời gian
tới.




Việt Nam được đánh giá là thị trường mì gói lớn nhất châu Á và đứng thứ tư trên

thế giới. Nhưng với sự gia nhập ồ ạt của các thương hiệu mì, bên cạnh đó nhu cầu về
tiêu dùng mỳ ăn liền của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng giảm do nhận thức được
sự độc hại từ mỳ ăn liền với sức khỏe, do mức sống cao hơn, do các sản phẩm thay thế
chất lượng hơn thì dung lượng thị trường sẽ ngày càng bị thu hẹp, các sản phẩm mới đến
từ các thương hiệu mới sẽ khó có cơ hội phát triển.

1.4 Nhu cầu trong nước giảm ( lượng tiêu thụ mì gói của Việt nam qua các năm
gần đây)
Số liệu do Hiệp hội Mì ăn liền thế giới (WINA) cho thấy nhu cầu mì ăn liền đã bắt đầu
suy giảm từ năm 2013 sau khi tăng rất thấp trong những năm trước đó. Cụ thể, năm
2013, lượng mì gói tiêu thụ tại Việt Nam là 5,2 tỷ gói thì năm 2014, con số giảm xuống
còn 5 tỷ. Năm 2015, còn 4,8 tỷ.
Nguyên nhân có thể vì khi kinh tế càng cao, người ta càng quan tâm nhiều đến các sản
phẩm tốt cho sức khỏe. Mì ăn liền tuy đáp ứng nhu cầu ăn nhanh nhưng nhiều nghiên

5


cứu đã chỉ ra rằng ăn loại sản phẩm này thường xuyên có thể ảnh hưởng không tốt cho
sức khỏe, gây ra các bệnh liên quan đến tim mạch, huyết áp, thận...
Số liệu của WINA khá phù hợp với tình hình thị trường trong nước.

Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer), công ty vốn có thị phần
lớn thứ 2 trong lĩnh vực mì gói, vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2016 với doanh
thu 3.455 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 745 tỷ đồng.
Như vậy, sau 6 tháng, lợi nhuận của Masan Consumer đạt chưa tới 1.100 tỷ đồng, đây

là mức thấp nhất của Masan Consumer trong vòng 5 năm trở lại đây.
1.5 thị trường mì ăn liền Việt Nam gần như bão hòa

6


Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới, năm 2013, Việt Nam tiêu thụ
tổng cộng 5,2 tỷ gói mì, đứng thứ 4 toàn cầu sau Trung Quốc (46,22 tỷ gói), Indonesia
(14,9 tỷ gói) và Nhật Bản (5,52 tỷ gói). Nếu tính theo lượng mì tiêu thụ bình quân đầu
người, mỗi người Việt ăn hết khoảng 57,3 gói/năm, đứng sau người Hàn Quốc và
Indonesia.
Thị trường mỳ gói tại Việt Nam đang dần mất đi phong độ một cách rõ rệt. Sức tiêu
thụ liên tục giảm trong 4 năm trở lại đây và chưa có dấu hiệu ngừng, từ mức 5,2 tỉ gói
năm 2013 xuống còn 4,8 tỉ gói năm 2015. Đến năm 2016, Việt Nam đã rơi xuống vị trí
thứ 4 trong bảng xếp hạng những quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới.

Những “đại gia” mỳ ăn liền như Acecook, Masan, Asia Food cũng phải chịu cảnh đi
xuống. Dù nắm giữ tới gần 50% thị phần, nhưng doanh thu của Acecook liên tục giảm
trong 2 năm nay, từ 10.000 tỷ đồng từ năm 2013 xuống còn khoảng 9.000 tỷ đồng trong
năm 2014 và 2015, giảm hơn 10% so với thời kỳ đỉnh cao. Ngay cả tập đoàn Masan lợi
nhuận mỳ gói nửa đầu năm 2016 cũng giảm tới 20% so với cùng kỳ năm trước. Theo
nhận đình từ phía chuyên gia, đây là tác động theo xu hướng chung của Thế giới.

7


Theo báo cáo của VPBS, thị trường mì ăn liền tại Việt Nam hiện có khoảng 600 nhãn
hiệu mì/bún/phở gói/ăn liền đang phân phối tại các hệ thống siêu thị lớn như Co.opmart.
Maximark, Lotte Mart, trong đó tỷ lệ hàng nội địa chiếm 95%. Tại Co.opmart, có
khoảng 60 nhà cung cấp mì ăn liền, với gần 500 mã hàng.

Theo số liệu từ Euromonitor, năm 2013, thị trường đã chứng kiến sự sụt giảm về tốc độ
tăng trưởng cả về khối lượng và giá trị. Theo đó, khối lượng tiêu thụ toàn thị trường vào
khoảng 432 ngàn tấn, tăng trưởng 7% so với năm 2012, giảm nhẹ so với các mức tăng
trưởng của các năm trước đó.
1.6 Tỷ suất lợi nhuận thấp
Ở phân khúc bình đân giá 1 gói mì khoảng 2000 – 2500đ, phân khúc cấp trung khoảng
2500 – 4000đ, ở phân khúc cao cấp từ 5000 - 10.000đ/gói. Cái bánh thị phần khá lớn ở
phân khúc cấp trung nhưng lại có tỉ suất lợi nhuận thấp, chỉ đón nhận những nhãn hàng
có quy mô sản lượng lớn.
Ngành công nghiệp sản xuất mì ngày càng khó khăn hơn vì có rất nhiều DN tham gia.
Chi phí sản xuất ra 1 gói mì khá cao so với giá bán ra sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận
của doanh nghiệp nếu không bán được hàng với sô lượng lớn. Vì thế doanh nghiệp cần
gia tăng sản lượng bán của mình để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.
2. Động cơ tham gia kinh doanh tại thị trường INDONESIA
2.1: Lợi thế từ thị trường INDO


DÂN SỐ:

Indonesia là thị trường có quy mô dân số lớn (259 triệu người ), hệ thống phân phối
hàng hóa tốt, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn đang là thị trường hấp dẫn với nhiều nhà đầu
tư và nhâp khẩu. 87 % dân số nước này theo đạo Hồi, người theo đạo này thương hay ăn
chay đặc biệt là vào các dịp lễ lớn, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm chay trong thời gian này

8


vô cùng cao, vì thế mà sản phẩm mì nấm chay với hương vị INDO truyền thống của
công ty dễ đàng tiêu thụ hơn.



TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:

Tăng trưởng kinh tế hàng năm của Indonesia vào khoảng 6% một năm trong những
năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của Indonesia năm 2011 vào khoảng 6,5%, tuy nhiên
do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Chính phủ Indonesia cho rằng mức độ tăng
trưởng kinh tế trong những năm tới sẽ không đạt được như năm 2011 và duy trì ở mức 46% trong năm 2012-2013.
Là quốc gia nhiều thứ tiếng và rất rộng lớn, Indonesia tăng trưởng mạnh từ 2010.
Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Indonesia cùng với Trung Quốc và Ấn
Độ là những thành viên G20 hiếm hoi có mức tăng trưởng. Chính phủ đã có các chính
sách tài đúng đắn và đạt được tỷ lệ nợ so với GDP thấp hơn 25% và tỷ lệ lạm phát thấp
nhất trong lịch sử. Fitch và Moody nâng cấp xếp hạng tín dụng của Indonesia lên cấp
đầu tư vào 12/2011. Indonesia vẫn phải vật lộn với nghèo đói và thất nghiệp, cơ sở hạ
tầng chưa đầy đủ, tham nhũng, một môi trường pháp lý phức tạp, và phân bổ nguồn lực
không đồng đều giữa các vùng. Tổng thống Joko Widodo - được bầu 7/2014 - đã giúp
tăng trưởng kinh tế trong nước và vào 11/2014 giảm trợ cấp nhiên liệu, một động thái có
thể giúp gia tăng chi tiêu của chính phủ vào các ưu tiên phát triển của Indonesia.


NHU CẦU MÌ GÓI Ở INDONESIA:

Người Indonesia mê thích các loại thực phẩm ăn liền. Kinhdoanh thực phẩm ăn liền
tương đối phát đạt tại quần đảo này. Đặc biệt là mì ăn liền. Kinh doanh mì ăn liền là
ngành phát đạt bậc nhất ở đất nước 261 triệu dân. Indonesia là nước tiêu thụ lớn thứ hai
trên thế giới sau Trung Quốc, dùng tới 13,2 tỉ gói mì trong năm 2015 - theo Hiệp hội Mì
ăn liền Thế giới (World Instant Noodles Association).
Indonesia là một trong những thị trường mì ăn liền thuận lợi nhất trên thế giới. Là một
quốc gia Đông Á, Indonesia đã thu hút ý tưởng mì ăn liền và tạo ra một thị trường lớn

9



cho thức ăn nhanh này. Indonesia có thị trường mì ăn liền hiện đại với các thương hiệu
nổi tiếng trên thế giới.
Dòng khách du lịch cao là yếu tố chính cho sự phát triển của mì ăn liền trong nước.
Thị trường mì ăn liền đã chín muồi ở Indonesia qua nhiều năm và có nhiều ông lớn đầu
tư trong lĩnh vực này. Nhu cầu mì ăn liền toàn cầu đạt 102,75 tỷ đơn vị trong năm 2014
làm cho Indonesia đóng góp khoảng 13,1% tiêu dùng của thế giới.
Sự phát triển của thanh niên và dân số lao động ngày càng gia tăng, thu nhập ngày
càng tăng và sức mua ngày càng tăng, ý thức về thương hiệu cao hơn, thay đổi sở thích
của người tiêu dùng, tăng trưởng đô thị hóa và tăng số lượng tầng lớp trung lưu là những
động lực lớn nhất cho sự phát triển của ngành công nghiệp mì ăn liền của Inđônêxia.
Ngoài ra, thiếu thời gian, cuộc sống nhanh và thay đổi sở thích thực phẩm cũng giúp
ngành mì ăn liền phát triển ở Indonesia.
Ngành mì ăn liền ở Inđônêxia không giống như các nước đang phát triển khác đều có
tính chất trưởng thành và phần lớn được kiểm soát bởi một vài công ty hợp tác và các
công ty Noodles độc lập. Các chợ đường phố và siêu thị đóng một vai trò quan trọng
trong ngành công nghiệp mì ăn liền của Inđônêxia vì phần lớn dân chúng đều mua sắm ở
đây.


HỆ THỐNG PHÂN PHỐI:

Hệ thống phân phối ở Indonesia tương đối tốt nên doanh nghiệp có thể phối hợp với
các doanh nhân ở Indonesia để phân phối hàng hóa, cũng có thể tự mình lập văn phòng
đại diện và phân phối hàng hóa. Tuy nhiên cần chú ý rằng thu nhập của người Indonesia
nhìn chung vẫn ở mức thấp, yếu tố giá và khuyến mại là hết sức quan trọng.


GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG:

Ngành mì ăn liền có giá trị thị trường lớn ở Inđônêxia, ước đạt 15 nghìn tỷ Rupi năm

2008. Giá trị thị trường vẫn có thể tăng khi đất nước này có 259 triệu dân, cung cấp một
thị trường rất tiềm năng với tiêu dùng bình quân đầu người chỉ có 63 gói / năm - Thấp

10


hơn mức tiêu thụ bình quân đầu người của Hàn Quốc mỗi năm là 70 gói / năm.Thị
trường tiềm năng trong nước đã thu hút được các nhà đầu tư khác ngoài Indofood Group
và Wings Group. Các thương hiệu khác như Mie Gaga, Mie 100 (Mie Cepek) được sản
xuất bởi PT. JakaranaTama, đã bắt đầu chiếm được thị trường.
Dự đoán tương lai tăng trưởng của thị trường Pasta và Noodles ở Indonesia tới năm
2018:

(Theo www.marketresearch.com)

2.2 Lợi thế từ chính phủ

11


Hai nước Việt Nam và Indonesia có nhiều điểm tương đồng là có đường biên giới Biển
Đông và cùng là thành viên của Khu vực ASEAN và diễn đàn APEC, cùng tham gia vào
cộng đồng kinh tế ASEAN - APEC. Indonesia là đối tác quan trọng, giàu tiềm năng đối
với Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam cũng là nước được Indonesia đánh giá cao với vị thế
là một trong những nước có ảnh hưởng lớn trong nội khối ASEAN.
Việt Nam và Indonesia đã ký kết với nhau trên 30 hiệp định và thỏa thuận. Một số
hiệp định nổi bật là tiền đề tạo điều kiện cho các doanh nghiệp muốn đầu tư, xâm nhập
thị trường Indonesia như:



Hiệp định thương mại giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước

Cộng hòa Indonesia (1995) có một số nội dung như:
Điều 2: “Hai Chính phủ thoả thuận dành cho nhau sự đối xử về các vấn đề thương
mại không kém ưu đãi hơn đã dành cho bất kỳ nước nào khác, đặc biệt là về quy tắc thủ
tục hải quan, thuế hải quan và những quy chế điều chỉnh việc xuất khẩu và nhập khẩu
hàng hoá.”


Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Indonesia

về Khuyến khích và bảo hộ đầu tư (1991) có một số nội dung như:
Điều 2: Khuyến khích và bảo hộ đầu tư
1. Mỗi Bên ký kết khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tư của
Bên ký kết kia đầu tư trên lãnh thổ của mình, và sẽ chấp nhận những vốn đầu tư như vậy
phù hợp với luật và quy định của mình.
2. Những đầu tư của các nhà đầu tư của mỗi Bên ký kết được đối xử công bằng và thoả
đáng trong suốt thời gian đầu tư và được hưởng sự bảo hộ thích đáng và an toàn trên
lãnh thổ Bên ký kết kia.ndonesia (1997)


Thỏa thuận đối tác chiến lược Việt Nam – Indonesia (2013)

12


Vài năm trở lại đây, với đà tăng trưởng kinh tế khá chậm, phía Chính phủ Indonesia
đã có những hành động để thu hút đầu tư nước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp nước

ngoài có nhu cầu kinh doanh ở bản địa:


Ngày 28/04/2016, Chính phủ Indonesia đã chính thức ban hành 14 gói kích thích

kinh tế với nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và các
doanh nghiệp nước ngoài khác nói chung có nhu cầu đầu tư vào trong quốc gia Đông
Nam Á này.


Nghị định số 62/2008 của Indonesia cung cấp gói hỗ trợ thuế thu nhập doanh

nghiệp cho các dự án đầu tư:
 Khấu trừ thêm 5% thuế vốn đầu tư thực hiện (tài sản khấu hao và không khấu hao)
mỗi năm, với thời gian ưu đãi lên đến sáu năm; tuy nhiên, khấu trừ này sẽ bị thu hồi nếu
tài sản được chuyển giao trong thời gian ưu đãi.
 Lựa chọn để được giảm trừ thuế lũy tiến ở tỷ lệ gấp 2 lần bình thường
 Thời gian thực hiện chuyển lỗ cho các mục đích thuế có thể kéo dài đến 10 năm
thay vì 5 năm như bình thường
 Các khấu trừ thuế đối với cổ tức cho các cổ đông không cư trú được giảm xuống
còn 10% (hoặc thấp hơn nếu chịu thỏa thuận về tránh đánh thuế hai lần)
 Thuế thu nhập 10% cổ tức (có thể thấp hơn nếu quy định trong các quy định của
điều ước thuế hiện hành).
 Giảm thu nhập chịu thuế lên đến 30% trên vốn đầu tư, được thực hiện trong vòng
sáu năm.


Cắt giảm các thủ tục, giấy phép, chi phí khi đăng ký kinh doanh cho các doanh

nghiệp vừa và nhỏ; chính sách ưu đãi đầu tư của chính phủ Indonesia như: Các nhà đầu

tư mới sẽ được xét miễn thuế nhập khẩu hàng hóa vốn (máy móc, thiết bị, phụ tùng và

13


phụ trợ thiết bị) trong hai năm; họ cũng được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu và linh
kiện cho sản xuất trong hai năm,...
III. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
INDONESIA
1. Kinh tế
Ngân hàng thế giới (World bank) đánh giá Indonesia là một nền kinh tế có mức thu
nhập trung bình thấp. Tuy nhiên, cũng như những quốc gia khác đánh giá này mang tính
xác suất khá lớn.
Indonesia là nền kinh tế lớn nhất ASEAN nhưng nếu tính GDP bình quân đầu người thì
quốc gia này lại thua những nước láng giềng như Malaysia và Thái Lan. Ngoài ra do vị
trí địa lý khiến Indonesia phải tốn nhiều ngân sách hơn cho việc bảo vệ lãnh thổ và an
ninh quốc phòng. Đồng thời khiến chi phí vận chuyển và sản xuất tại đây tăng cao hơn
các nước khác trong cùng khu vực.
Cụ thể, theo số liệu vừa công bố của Cơ quan Thống kê Indonesia, nền kinh tế lớn nhất
khu vực Đông Nam Á này tăng trưởng 4,94% trong quý IV/2016 so với cùng kỳ năm
2015, giảm so với mức tăng 5,01% của quý trước đó.
Tuy vậy, nhìn chung trong cả năm 2016, nền kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này
chuyển biến khá tích cực khi GDP tăng trưởng 5,02%, so với mức tăng 4,88% của năm
2015. Đây là lần đầu tiên trong sáu năm qua tăng trưởng kinh tế hàng năm của Indonesia
nhích lên.
Một chuyên gia cấp cao của Natixis lạc quan cho rằng thời kỳ tồi tệ nhất của kinh tế
Indonesia đã qua và dự đoán GDP của nước này sẽ tăng trưởng 5,4% trong năm nay. Kết
quả thăm dò của hãng tin Reuters đưa ra con số 5,2% cho năm 2017.
Nền kinh tế Indonesia chịu ảnh hưởng nặng bởi kinh tế của các nước đối tác thương
mại chủ chốt của nước này tăng yếu, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ảm đạm và hệ


14


thống cơ sở hạ tầng yếu kém. Cam kết của Tổng thống Joko Widodo đưa nhịp độ tăng
trưởng kinh tế lên 7% vì thế “nằm ngoài tầm với” trong thời điểm hiện tại.
Sáu đợt cắt giảm lãi suất (1,50 điểm phần trăm tổng cộng) của Ngân hàng trung ương
Indonesia hồi năm ngoái có vẻ vẫn chưa phát huy tác dụng. Do lạm phát được kỳ vọng
sẽ đi lên, dự đoán BI có khả năng sẽ không cắt giảm lãi suất năm nay.
2. Tôn giáo
Indonesia là một quốc gia có nền văn hóa khá đa dạng với 13.500 hòn đảo, dân số gần
260 triệu người với hơn 700 loại ngôn ngữ khác nhau. Quốc gia này cũng tập hợp nhiều
loại tôn giáo chính trên thế giới dù tỷ lệ người theo Đạo Hồi chiếm đa số.
Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới chiếm hơn 80% dân
số đạo Tin lành (5%), Công giáo La Mã (3%), Ấn Độ giáo (2%) và Phật giáo (1%).
Hindu tập trung ở Bali, trong khi các Kitô hữu được tìm thấy chủ yếu trong các khu vực
Bắc Sumatra, Papua, Bắc Sulawesi và Đông Nusa Tenggara. Phật giáo, mặt khác, chủ
yếu là thực hiện bởi những người Trung Quốc tại các thành phố lớn hơn. Ngoài ra còn có
túi của vạn vật hữu linh trong cả nước, và nhiều người Hồi giáo nghiêm ngặt chê bai sự
kết hợp ngẫu nhiên của Indonesia nghi lễ duy linh vào hoạt động của các tín hữu
notionally Hồi giáo.
Cũng chính vì tôn giáo theo đạo Hồi nên nhu cầu ăn chay của người dân Indonesia rất
cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho mì chay thâm nhập vào thị trường này.
3. Văn hóa
3.1. Ngôn ngữ
 Indonesia là một quốc gia rất đa dạng về ngôn ngữ
Có hơn 700 thứ tiếng đang được nói ở Indonesia. Hầu hết chúng thuộc ngữ hệ
Austronesia, một ít tiếng Papua cũng được nói ở đây.

15



 Ngôn ngữ chính thức là tiếng Indonesia (trong tiếng Indonesia là Bahasa
Indonesia), một phiên bản bị biến đổi của tiếng Malay được sử dụng trong thương mại,
hành chính, giáo dục và truyền thông, nhưng hầu hết người Indonesia nói các thứ tiếng
địa phương, như tiếng Java như là tiếng mẹ đẻ của họ
 Tiếng Indonesia đang ở trong top 10 ngôn ngữ nói phổ biến trên thế giới. Nó cũng
được sử dụng như một "ngôn ngữ để làm việc" ở Đông Timor.
 Với việc không chia thì và hình thức hình thành từ đơn giản; ngữ pháp và từ vựng
cơ bản dễ dàng sử dụng. Thêm vào đó, tiếng Indonesia có mối quan hệ thân thiết với
tiếng Malaysia (Mã Lai) và tiếng Brunei do cùng ngữ hệ. Tiếng Mã Lai và tiếng
Indonesia khá tương đồng. Vậy nên, học tiếng Indonesia đồng nghĩa người học dễ dàng
tiếp cận với ngôn ngữ của 2 nước Malaysia và Brunei.
 Ngoài ra, tiếng Indonesia cũng lai căng với nhiều tiếng khác như: Phạn, Ả Rập, Ba
Tư, Hà Lan, Trung Quốc, Anh, Bồ Đào Nha... để mở rộng vốn từ trong giao tiếp và thuật
ngữ chuyên ngành, nên học tiếng Indonesia cũng là một lợi thế để mở rộng vốn từ của
nhiều quốc gia khác.


So với các ngôn ngữ châu Âu thì ngữ pháp tiếng Indonesia là đơn giản. Không

giống tiếng Anh, chính tả của người Indonesia đúng với cách phát âm.Tiếng Indonesia
không sử dụng giới từ, chỉ có từ được lựa chọn sử dụng giới tự nhiên.
Với sự đa dạng trong ngôn ngữ , đặc biệt là ngôn ngữ vùng miền, cũng gây ra nhiều
khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh ở đây.Khi phải tìm hiểu rất nhiều
nền văn hóa trong cùng một đất nước.
3.2. Giao tiếp trong kinh doanh
 Mối quan hệ là rất cần thiết để tiếp cận thị trường và đạt thành công. Các công ty
nước ngoài cần phải có một đối tác đáng tin cậy tại địa phương và đối tác này sẽ là trung


16


gian giúp bạn tiếp cận thị trường Indonesia. Đối tác này có thể là một người Indonesia
hoặc một văn phòng đại diện hiểu biết về Indonesia.


Các mối quan hệ chính trị của bên đối tác cũng có thể giúp bạn trong nhiều trường

hợp, vì các quan chức chính phủ Indonesia thường tham gia nhiều vào các vấn đề kinh
doanh.
 Việc đàm phán thường diễn ra trên một sân golf, hoặc trong bữa ăn (thường là ăn
sáng). Bữa tối thường dùng để giao tiếp và phát triển quan hệ. Tuy nhiên, người
Indonesia gốc Trung Quốc – vốn chiếm phần lớn doanh nghiệp tại Indonesia, có xu
hướng đàm phán chính thức hơn.
 Người Indonesia cho rằng hợp đồng là quá cứng nhắc, nên họ xem việc thực hiện
hợp đồng lệch đi một chút là có thể chấp nhận được. Các điều kiện của thỏa thuận hoặc
kết quả đàm phán có thể bị thay đổi, và thậm chí có thể vẫn không rõ ràng khi đã hoàn
tất việc đàm phán.
 Người Indonesia không phải lúc nào cũng đúng giờ, mặc dù họ đánh giá rất cao
sự đúng giờ của bạn.
 Khi gặp mặt lần đầu tiên nên bắt tay, cúi đầu và mỉm cười. Người Indonesia
thường xuyên mỉm cười trong mọi tình huống, kể cả khi họ vui lẫn khi họ đang buồn
hay lo lắng.
 Tặng quà và hối lộ là một khía cạnh bình thường trong cuộc sống của người
Indonesia, cả trong các tình huống xã hội cũng như kinh doanh.
Một số lưu ý trong giao tiếp với người dân Indonesia


Không được vuốt đầu của người Indonesia vì như thế là mất lịch sự. Khi chào


người lớn, họ thường không ngẩng cao đầu mà hạ thấp cổ hay hạ thấp vai khi đi qua để
thể hiện sự tôn trọng.

17




Khi đưa hay nhận một vật gì bạn nhớ dùng tay phải (không được dùng tay trái vì

tay trái đối với phần lớn người Indonesia là không sạch sẽ). Để an toàn, bạn nên dùng cả
hai tay khi trao hoặc nhận vật gì để sự kính trọng và lịch sự. Nên nhớ, người Indonesia
rất kính trọng người cao tuổi, vì vậy khi giao tiếp với người cao tuổi cần thể hiện sự kính
trọng, lịch sự.


Không được chống nạnh, cũng không nên mang kính mát khi nói chuyện với

người Indonesia vì như thế là không lịch sự và bị xem như là có thái độ coi khinh.
Không được bỏ tay vào túi quần, vì như thế bị xem là kiêu ngạo.


Bắt tay là thói quen của đàn ông lẫn phụ nữ khi được giới thiệu và chào hỏi. Khi

bắt tay cần vừa phải, không nắm chặt quá cũng không buông lơi, không giữ tay quá lâu.


Cách đúng đắn khi vẫy gọi một người nào đó là mở rộng bàn tay và cử động các


ngón tay theo hướng đi xuống giống như vẫy tay chào tạm biệt. Những cách vẫy gọi
khác có thể bị coi là mất lịch sự.
3.3 Văn hóa ẩm thực
Luôn tạo nên sự thích thú với du khách, nét văn hóa ẩm thực Indonesia vô cùng đa
dạng, phong phú như chính nền văn hóa nơi đây. Nó được thể hiện không chỉ ở cách
thức chế biến mà còn ở cách thức thưởng thức món ăn của con người Indo.
 Về chế biến món ăn, Indonesia đã góp phần sáng tạo ra các món mới với nhiều gia
vị độc đáo, đặc trưng của đất nước như đinh hương, vỏ nhục đậu khấu, dầu lạc… Người
dân ở đây còn thích sử dụng những gia vị được chế biến từ thảo mộc tươi như quả lai,
rau húng, cỏ chanh… Ngoài ra, ớt và tiêu là 2 gia vị chính có mặt ở hầu hết tất cả các
món ăn. Khác với vị cay nồng của tiêu trong món ăn Ấn Độ, món ăn của người
Indonesia cay xe lưỡi bởi ớt. Cũng giống với rất nhiều đất nước Châu Á khác, gạo là
lương thực chính của người Indonesia. Các thực phẩm quan trọng đi kèm là cá và hải
sản vô cùng dồi dào.

18


 Về cách thức thưởng thức món ăn, ở các vùng quê của Indonesia, người dân
thường ăn bằng tay, còn dân thành thị thì dùng thìa và nĩa, chứ không dùng dao. Vì thế
mà thức ăn thường được cắt thành miếng nhỏ.
 Các món ăn ở Indonesia tương đối nhiều gia vị cay nồng và đa số đều được chế
biến từ thịt gà và thịt cừu.
87% dân số Indonesia theo đạo Hồi , đa số họ tuân thủ nghiêm ngặt quy định của
đạo Hồi cấm ăn thịt lợn.
Đây là một điều cần lưu ý đối với các doanh nghiệp khi kinh doanh tại thị trường
Indonesia. Một ví dụ điển hình là việc “8 nhân viên của PT Ajinomoto Indonesia đã bị
giam giữ. Vụ việc bắt đầu khi hãng này bị phát hiện đã dùng một loại gia vị có chứa các
enzyme làm từ mỡ lợn. Hai viên quản lý bị bắt đều là công dân Nhật Bản. Theo luật bảo
vệ người tiêu dùng, họ sẽ phải ngồi tù tới 5 năm nếu bị kết tội. Chính phủ Indonesia ra

lệnh thu hồi tất cả sản phẩm mì chính ở các cửa hàng sau khi một tổ chức tôn giáo ra lời
cảnh báo về sản phẩm này. Cảnh sát đã đóng cửa nhà máy của Ajinomoto tại Indonesia
và triển khai lực lượng bảo vệ đề phòng sự tấn công của những người Hồi giáo quá
khích.”
3.4. Thời gian làm việc
 Thời gian được coi là vô hạn ở Indonesia, do đó dù thuộc bất kỳ tầng lớp xã hội
nào thì người Indonesia đều làm việc với tốc độ nhàn nhã. Người Indonesia không vội
vàng, họ xem sự vội vã là bất lịch sự. Họ thường không đúng giờ, nhưng lại muốn người
nước ngoài phải đến đúng giờ.
 Người Indonesia thường làm những gì có thể làm trước hơn là tuân theo lịch trình
cứng nhắc. Do đó, sự linh hoạt và kiên nhẫn là rất quan trọng để thành công tại
Indonesia.

19


 Mọi thứ thay đổi theo thời gian, và không có gì có thể đoán trước được. Điều này
thường gây thất vọng cho những người đã quen với nhịp độ nhanh khi đàm phán kinh
doanh ở phương Tây.
 Việc đàm phán thường kéo dài và người ta thường khuyến khích đàm phán. Do đó,
người nước ngoài phải kiên nhẫn và chuẩn bị cho một tiến trình chậm khi kinh doanh tại
đây. Tại Indonesia, nhất định phải kéo dài việc thảo luận nhằm tăng sự tôn trọng trong
các mối quan hệ.
 Cơ quan chính phủ thường bắt đầu làm việc vào lúc 7h sáng và kết thúc lúc 3h
chiều (trừ các ngày cuối tuần).
 Không nên có các cuộc hẹn vào lúc 11h sáng đến 1h chiều vào các ngày thứ 6 vì
thời gian này hầu hết mọi người Hồi giáo đều đến nhà thờ.

IV. PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG INDO
Là 1 công ty với quy mô nhỏ, chưa có kinh nghiệm nhiều trong xuất khẩu vào thị

trường này, hơn nữa người tiêu dùng indonesia có thói quen tin dùng các sản phẩm trong
nước nên về trước mắt công ti sẽ chọn phương thức thâm nhập xuất khẩu gián tiếp thông
qua các trung gian phân phối như các đại lý xuất khẩu, công ty quản lí xuất khẩu, hợp
tác với các nhà bán lẻ INDONESIA như chuỗi bán lẻ Alfamart, Indomart. Đây là 2
chuỗi bán lẻ lớn nhất Indonesia, thống lĩnh hơn 50% thị phần bán lẻ nước này, là địa chỉ
mua sắm quen thuộc của người Indonesia
Việc áp dụng phương thức này có các ưu điểm như:
 Doanh nghiệp ít phải đầu tư.
 Không phải triển khai một lực lượng bán hàng ở nước ngoài cũng như các hoạt
động giao tiếp – khuyếch trương ở nước ngoài.

20


 Hạn chế được các rủi ro.
Tuy nhiên phương thức thâm nhập này cũng tồn tại hạn chế là giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp do phải chia sẻ với các tổ chức tiêu thụ và không nắm băt được các thông
tin về thị trường nước ngoài.
Vì thế về lâu dài khi doanh nghiệp bắt đầu phát triển đủ mạnh để tiến tới thành lập tổ
chức bán hàng riêng của mình để có thể kiểm soát trực tiếp thị trường , doanh nghiệp sẽ
chuyển phương thức sang xuất khẩu trực tiếp. Trong hình thức này nhà sản xuất giao
dịch trực tiếp với khách hàng nước ngoài thông qua tổ chức của mình. Phương thức này
đòi hỏi nguồn vốn lớn cũng như doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường
nước ngoài để có chiến lược bán hàng phù hợp.

21




×