Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá khả năng tích lũy Các bon phần trên mặt đất của một số trạng thái rừng tự nhiên tại xã Thần Sa, thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.85 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU VĂN TÂM
Tên đề tài
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÍCH LUỸ CÁC BON PHẦN
TRÊN MẶT ĐẤT CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG TỰ NHIÊN
TẠI XÃ THẦN SA, THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
THẦN SA - PHƢỢNG HOÀNG, HUYỆN VÕ NHAI,
TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành

: Quản lí Tài nguyên rừng

Lớp

: 44 - QLTNR

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa


: 2012 – 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CHU VĂN TÂM
Tên đề tài
“ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÍCH LUỸ CÁC BON PHẦN
TRÊN MẶT ĐẤT CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG TỰ NHIÊN
TẠI XÃ THẦN SA, THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
THẦN SA - PHƢỢNG HOÀNG, HUYỆN VÕ NHAI,
TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chuyên ngành

: Quản lí Tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp


Khóa
: 2012 – 2016
Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS Trần Quốc Hƣng
Khoa Lâm nghiệp – Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2016


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn
toàn chung thực, khách quan và chưa hề sử dụng cho một khóa luận nào. Nếu
có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm.
XÁC NHẬN CỦA GVHD

PGS.TS. Trần Quốc Hƣng

Ngƣời viết cam đoan

Chu Văn Tâm

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi
Hội đồng chấm và yêu cầu
(Ký,họ và tên)


ii

LỜI CẢM ƠN
Đối với sinh viên cuối khóa thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa rất quan
trọng. Đây là giai đoạn cần thiết cho mỗi sinh viên, nó giúp sinh viên nâng
cao được năng lực và khả năng sáng tạo của mình, đồng thời nó giúp sinh
viên có dịp được vận dụng tổng hợp những kiến thức đã được học, làm quen
dần với việc nghiên cứu khoa học. Nhằm hoàn thành chương trình và mục
tiêu đào tạo kĩ sư Lâm nghiệp có đầy đủ kiến thức về lý luận cũng như kĩ
năng ngoài thực tiễn. Được sự nhất trí của ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa Lâm nghiệp, tôi tiến hành thực tập tại xã Thần Sa, thuộc khu bảo
tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
Để hoàn thành khóa luận này tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu
nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Trần Quốc Hƣng người đã hướng dẫn chỉ
bảo tôi tận tình để tôi hoàn thành tốt bản khóa luận này. Đồng thời tôi xin
chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban quản lí khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa –
Phượng Hoàng, Hạt kiểm lâm huyện Võ Nhai – tỉnh Thái Nguyên, UBND xã
Thần Sa, đã quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điền kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Với kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm còn hạn chế, do vậy bản khóa này
không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhân được những ý kiến
đóng góp của thầy cô và bạn bè để bản khóa luận này được hoàn thiên hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Chu Văn Tâm


iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


KNK

: Khí nhà kính

LHQ

: Liên hợp quốc

BTTN

: Bảo tồn thiên nhiên

CDM

: Cơ chế phát triển sạch

C

: Các bon

UBND

: Ủy ban nhân dân

THCS

: Trung học cơ sở

PTTH


: Phổ thông trung học

D1.3

:

HVN

: Chiều cao vút ngọn

OTC

: Ô tiêu chuẩn

TB

: Trung bình

SST

: Số thứ tự

Đường kính ở vị trí 1.3 m


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. lượng các bon tích lũy trong các kiểu rừng ....................................... 8

Bảng 4.1. Diện tích đất và các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu ........... 29
Bảng 4.2. Bảng mô tả đặc điểm của các OTC đo đếm ngoài thực địa ........... 30
Bảng 4.3. Sinh trưởng của các trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu. ......... 31
Bảng 4.4 : công thức tổ thành các trạng thái rừng nghiên cứu ....................... 31
Bảng 4.5:Lượng Các bon trong thành phần cây gỗ. ........................................ 36
Bảng 4.6 : Các bon trong tầng cây bụi, thảm tươi, cây tái sinh của từng
trạng thái ........................................................................................... 36
Bảng 4.7 : Các bon trong tầng thảm mục của từng trạng thái ......................... 37
Bảng 4.8 :Kết quả tổng hợp lượng Các bon tích lũy trên toàn bộ diện
tích của các trạng thái nghiên cứu trong xã. ..................................... 39


v

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Bố trí ô tiêu chuẩn vệ tinh ............................................................... 22
Hình 3.2 Sơ đồ bố trí các ô đo đếm................................................................. 22
Hình 4.1. Tổng Các bon tích luỹ trên mặt đất của các trạng thái rừng. .......... 39


vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ..................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... v
MỤC LỤC ......................................................................................................... vi
MỤC LỤC ......................................................................................................... vi


Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1.Đặt vấn đề................................................................................................ 1
1.2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 2
1.4.Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
1.4.1.Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ............................... 3
1.4.2.Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ...................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu .................................................. 4
2.1.1. Công ước của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ............................ 4
2.1.2. Cơ chế phát triển sạch (CDM) và thị trường Các bon .................... 4
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ....................................................... 5
2.2.1. Trên thế giới .................................................................................... 5
2.2.2. Ở Việt Nam ..................................................................................... 9
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ....................................................... 12
2.3.1. Điều kiên tự nhiên ......................................................................... 12
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 15
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 20
3.1.2. Giới hạn nghiên cứu ...................................................................... 20
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ........................................................... 20


vii
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 20
3.2.2. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 20
3.3.1. Xác định cấu trúc của các trạng thái rừng tự nhiên tại xã Thần Sa

thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Thần Sa - Phượng Hoàng ....... 20
3.3.2. Xác định lượng C tích lũy trên mặt đất trong các trạng thái rừng tự nhiên . 20
3.3.3 Tổng trữ lượng C tích lũy toàn bộ cảnh quan khu vực nghiên cứu 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 21
3.4.1.Phương pháp kế thừa...................................................................... 21
3.4.2.Phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn. ................................................ 21
3.4.3 Phương pháp phân tích cảnh quan ................................................. 28
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........... 29
4.1. Hiện trạng các loại rừng tự nhiên ......................................................... 29
4.1.1. Diện tích của các trạng thái rừng .................................................. 29
4.1.2. Cấu trúc của trạng thái rừng tự nhiên IIb,IIIA1 ............................ 30
4.2. Lượng Các bon tích luỹ trên mặt đất của các trạng thái rừng tự nhiên...... 35
4.2.1. Lượng Các bon trong thành phần cây gỗ ...................................... 36
4.2.2. Lượng Các bon tích luỹ trong thành phần cây bụi thảm tươi, cây tái sinh .....36
4.2.3. Lượng Các bon tích lũy trong thành phần thảm mục .................. 37
4.3. Tổng lượng Các bon tích luỹ trong các thành phần của từng trạng thái rừng . . 38
4.4. Tổng lượng cácbon tích lũy trên mặt đất của các trạng thái rừng tự
nhiên. ........................................................................................................... 39
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 41
5.1. Kết luận ................................................................................................ 41
5.1.1. Hiện trạng rừng của xã ................................................................. 41
5.1.2. Sinh khối trên mặt đất của các trạng thái ...................................... 41
5.1.3. Lượng Các bon tích lũy trên mặt đất của các trạng thái. .............. 41
5.1.4. Tổng trữ lượng C tích lũy trên mặt đất của các trạng thái. ........... 42
5.2. Kiến nghị. ............................................................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 43


1
Phần 1

MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Rừng là nguồn tài nguyên quý của tự nhiên. Rừng có vai trò quan trọng
trong cuộc sống cũng như trong sự tồn tại của con người và các loài sinh vật
khác trên Trái đất. Rừng cung cấp thức ăn, chỗ ở cho các loài động vật. Đối
với con người rừng điều hòa khí hậu, điều hòa nguồn nước, cung cấp thức
ăn…và nhiều sản phẩm khác cho con người. Đặc biệt rừng cung cấp khí O 2
cho sự sống của con người và các loài sinh vật khác. Rừng ảnh hưởng đến sự
cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển, và nó giữ vai trò là bể chứa CO2.
Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, con người đã và đang thải vào khí
quyển một lượng lớn các chất khí độc hại có ảnh hưởng sấu đến môi trường
sống của con người nói riêng và của tất cả các loài sinh vật nói chung. Một
trong các vấn đề nóng được toàn xã hội quan tâm hiện nay là nhiệt độ Trái đất
tăng lên, mà nguyên nhân của sự tăng nhiệt độ này chính là sự gia tăng của
khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển. Trước tình hình đó các nhà
khoa học đã nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn sự nóng
lên của trái đất và sự gia tăng của các chất khí độc hại thải vào môi trường,
nhưng hiệu quả của những giải pháp đó mang lại không cao. Cho đến những
năm gần đây, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và chỉ ra rằng các
loài cây rừng có khả năng hấp thụ một lượng lớn khí CO 2 và các chất khí độc
hại khác do con người thải ra.
Rừng với chức năng là bể chứa CO2, nó có vai trò đặc biệt quan trọng
trong cân bằng O2 và CO2 của khí quyển. Do đó, nó có ảnh hưởng lớn đến
tiểu khí hậu của từng vùng cũng như toàn cầu. Rừng có ảnh hưởng lớn đến
nhiệt độ trái đất thông qua việc điều hòa các khí gây hiệu ứng nhà kính, mà
quan trọng là khí CO2. Với mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và các hoạt
động khác hiện nay của con người, các nhà khoa học đã ước tính nhiệt độ trái
đất có thể tăng lên từ 1,5oC – 4,5oC vào năm 2050.



Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full
















×