Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự tham gia bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 191 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học kinh tế quốc dân

LÊ MINH TUYếN

NGHIÊN CứU CáC NHÂN Tố TáC ĐộNG ĐếN
Sự THAM GIA BảO HIểM Y Tế CủA NÔNG DÂN
TRÊN ĐịA BàN THàNH PHố Hà NộI
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62.31.01.01

Ngời hớng dẫn khoa học:: GS.TS. MAI NGọC CƯờNG

Hà Nội - 2017


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NÔNG DÂN ...... 4
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận án ............ 4
1.1.1 Những công trình nghiên cứu ngoài nước ................................................... 4
1.1.2 Những công trình nghiên cứu trong nước ................................................... 6
1.1.3. Nhận xét chung và những vấn đề nghiên cứu đặt ra cho chủ đề nghiên cứu .. 15
1.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 17
1.2.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 17


1.2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 18
1.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................... 23
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NÔNG DÂN........... 25
2.1 Bảo hiểm y tế và tầm quan trọng của bảo hiểm y tế đối với nông dân ....... 25
2.1.1 Nông dân và các nhóm đối tượng nông dân .............................................. 25
2.1.2 Bảo hiểm y tế và đặc điểm của bảo hiểm y tế đối với nông dân ................ 30
2.1.3. Tầm quan trọng của bảo hiểm y tế đối với nông dân và xã hội ................. 37
2.2. Khái niệm và nội dung các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT
nông dân.............................................................................................................. 40
2.2.1. Khái niệm về nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân ............ 40
2.2.2. Nội dung các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân............. 41
2.2.3. Tiêu chí đánh giá sự tham gia BHYT nông dân ...................................... 46
2.3. Kinh nghiệm về hoàn thiện sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới sự
tham gia BHYT nông dân ................................................................................... 49
2.3.1 Kinh nghiệm quốc tế và một số địa phương trong nước của các nhân tố ảnh
hưởng đến sự tham gia BHYT nông dân............................................................ 49
2.3.2 Bài học về hoàn thiện sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham
gia BHYT nông dân .......................................................................................... 62


TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 65
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA
BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...... 66
3.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình tham gia BHYT nông dân
trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................................................................... 66
3.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội có liên quan đến sự tham
gia bảo hiểm y tế ............................................................................................... 66
3.1.2. Khái quát tình hình tham gia BHYT nông dân trên địa bàn thành phố

Hà Nội .............................................................................................................. 69
3.2. Phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông
dân trên địa bàn thành phố Hà Nội qua điều tra, khảo sát ............................... 76
3.2.1. Thực trạng chính sách bảo hiểm y tế của nhà nước .................................. 76
3.2.2. Thực trạng chất lượng của các hoạt động khám chữa bệnh khi sử dụng thẻ
bảo hiểm y tế ..................................................................................................... 85
3.2.3. Thực trạng về năng lực tổ chức quản lý đội ngũ cán bộ về BHYT và phối
hợp thực hiện .................................................................................................... 89
3.2.4. Thực trạng thu nhập, đời sống của nông dân ............................................ 94
3.2.5. Nhận thức của nông dân về ích lợi khi tham gia bảo hiểm y tế................. 95
3.3. Đánh giá tác động của các nhân tố đến sự tham gia BHYT nông dân trên
địa bàn Thành phố Hà Nội qua điều tra khảo sát ............................................. 96
3.3.1. Tác động của các nhân tố đến sự biến đổi về phạm vi bao phủ của BHYT
nông dân ........................................................................................................... 97
3.3.2. Tác động của các nhân tố đến sự thay đổi cơ cấu tham gia bảo hiểm y tế
của các nhóm đối tượng nông dân theo thu nhập, theo tính chất ngành nghề và
theo vùng .......................................................................................................... 97
3.3.3. Tác động của các nhân tố đến sự biến đổi về tốc độ tăng trưởng của BHYT
nông dân ......................................................................................................... 102
3.4. Những thành tựu, hạn chế chủ yếu về các nhân tố tác động đến sự tham
gia bảo hiểm y tế đối với nông dân ................................................................... 103
3.4.1. Những thành tựu chủ yếu....................................................................... 103
3.4.2. Những hạn chế về nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân trên
địa bàn Hà Nội ................................................................................................ 105
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 114
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC NHÂN
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NÔNG DÂN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................. 116



4.1. Mục tiêu phát triển và phương hướng hoàn thiện các nhân tố tác động đến
sự tham gia BHYT nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội ........................ 116
4.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu phát triển và phương hướng hoàn thiện các nhân tố
tác động đến sự tham gia BHYT nông dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội ......... 116
4.1.2. Mục tiêu phát triển BHYT nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội đến
năm 2025 ........................................................................................................ 123
4.1.3. Phương hướng hoàn thiện các nhân tố tác động đến sự tham gia bảo hiểm y
tế đối với từng đối tượng nông dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội ................. 125
4.2. Giải pháp hoàn thiện các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông
dân trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm tới ........................................ 127
4.2.1 Hoàn thiện chính sách hỗ trợ của nhà nước ............................................. 127
4.2.2 .Giải pháp nâng cao chất lượng của các hoạt động khám chữa bệnh sử dụng
thẻ bảo hiểm y tế ............................................................................................. 132
4.2.3 Tăng cường về năng lực tổ chức quản lý và đội ngũ cán bộ về BHYT và
phối hợp thực hiện........................................................................................... 139
4.2.4. Nâng cao điều kiện kinh tế cho người dân ............................................. 145
4.2.5. Nâng cao nhận thức của người dân về việc tham gia BHYT .................. 148
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 153
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 154
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 156CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................... 156
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 164


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Phân bổ phiếu khảo sát và phỏng vấn tại 3 huyện và 9 xã .......................... 21
Bảng 1.2. Thang đánh giá Likert ................................................................................ 23
Bảng 2.1: Kế hoạch chương trình hỗ trợ thẻ BHYT cho nông dân cận nghèo và nghèo
tại TP Hồ Chí Minh ................................................................................................... 57

Bảng 3.1: Tình hình tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội qua
các năm.......................................................................................................... 72
Bảng 3.2: Tình hình tham gia BHYT tự nguyện của nông dân tại Hà Nội .................. 75
Bảng 3.3: Tỷ lệ bao phủ BHYT của nông dân tại Hà Nội........................................... 75
Bảng 3.4: Tác động của thu nhập đến phạm vi bao phủ BHYT với các nhóm đối tượng
nông dân .................................................................................................................... 98
Bảng 3.5: Tác động của tính chất ngành nghề đến phạm vi bao phủ bảo hiểm y tế của
các hộ ...................................................................................................................... 100
Bảng 3.6: Tác động đến phạm vi bao phủ BHYT của các hộ theo vùng ................... 101
Bảng 3.7: Khái quát tình hình tham gia bảo hiểm y tế của nông dân qua khảo sát .... 102
Bảng 3.8: Đánh giá mức độ đạt được thực tế hiện nay của các yếu tố tác động đến sự
tham gia BHYT nông dân ........................................................................................ 106
Bảng 3.9. Thu nhập bình quân nhân khẩu khẩu của các Hộ nông dân trong năm 2014. .. 112
Bảng 4.1 Các phương án tăng tỷ lệ tham gia BHYT tự nguyên nông dân Hà Nội đến
năm 2025. ................................................................................................................ 124


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Biểu đồ 3.1: Thu nhập và chi tiêu bình quân của nông dân theo hộ qua điều tra
(2012 – 2014) ................................................................................................. 94
Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng số người đã tham gia BHYT trong tổng số nông dân ............... 97
qua điều tra (2012 – 2014) ......................................................................................... 97
Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu.................................................................................. 17
Hình 1.2 Khung nghiên cứu của luận án .................................................................... 18
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của BHXH Thành phố Hà Nội ........................................... 71
Hộp 2.1. Cấu thành thu nhập của nông hộ .................................................................. 45


1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân là quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta.
“Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020”
đã được Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt mục tiêu đến năm 2020 có hơn 80% dân
số tham gia bảo hiểm y tế (Thủ tướng chính phủ 2013).
Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ đã có các giải pháp chính sách hỗ trợ cụ
thể để đối với từng đối tượng người dân để tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế, song để
thực hiện được những nội dung, vấn đề lại nằm ở người tham gia BHYT. Thực tiễn
cho thấy, có rất nhiều lý do ảnh hưởng tới quyết định tham gia BHYT của người dân.
Một mặt là yếu tố chính sách hỗ trợ, nhưng mặt khác còn liên quan đến chất lượng
KCB bằng thẻ BHYT, đến công tác tổ chức và quản lý của cơ quan BHYT, đến điều
kiện kinh tế và nhận thức của người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham
gia BHYT,….
Những năm qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp
nhằm đẩy mạnh sự tham gia BHYT trên địa bàn. Cùng với việc ban hành các chính
sách hỗ trợ người dân tham gia, thành phố còn có nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng KCB bằng thẻ BHYT, tăng cường công tác quản lý và nâng cao trình độ đội ngũ
cán bộ làm công tác BHYT, đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập cho người dân và đẩy
mạnh công tác tuyên truyền về BHYT để người dân tích cực tham gia. Tuy nhiên, đến
nay, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn còn thấp, đặc biệt là người dân khu vực
nông thôn, với dân số gần 3,7 triệu người.
“Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, dù số người tham gia bảo
hiểm y tế tăng hằng năm, từ năm 2011 đến năm 2015 tăng 12,8%. Đến tháng 6 năm
2016, Thành phố Hà Nội đã có 5.549.227 người dân tham gia bảo hiểm xã hội” (Phạm
Chính , 2016); so với dân số Hà Nội sơ bộ cuối năm 2015 là 7.216.000 người (Tổng
cục Thống kê 2016) thì tỷ lệ bao phủ là 76,9%. Trong đó, nhóm tham gia BHYT tự
nguyện, BHYT hộ gia đình đạt rất thấp, hiện mới có 334.454 người tham gia. Việc mở
rộng phạm vi tham gia BHYT trên địa bàn TP. Hà Nội để thực hiện mục tiêu của
Chính phủ tiến tới BHYT toàn dân phụ thuộc rất lớn vào việc tác động đến đối tượng
dân số tham gia BHYT tự nguyện, trước hết là nông dân. Vì thế việc nghiên cứu chủ

đề nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội là
vấn đề có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn.


2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
Luận án đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện các nhân tố nhằm đẩy
mạnh sự tham gia BHYT đối với nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội trước mắt
đến năm 2020 và định hướng tới năm 2025.
2.2 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu làm rõ nội dung, vai trò về bảo hiểm y tế đối với nông dân; Xây
dựng khung lý thuyết về mối quan hệ giữa (1) Chính sách BHYT của Nhà nước (ii)
chất lượng của các hoạt động điều trị bệnh khi sử dụng thẻ BHYT (iii) thu nhập và
nhận thức của nông dân về ích lợi khi tham gia BHYT (iv) tổ chức và năng lực quản lý
của tổ chức BHYT với sự tham gia của nông dân vào hệ thống BHYT; Nghiên cứu
kinh nghiệm trong nước và thế giới trong việc tạo lập các nhân tố để mở rộng sự tham
gia BHYT.
- Trên cơ sở khái quát đặc điểm kinh tế xã hội và tình hình tham gia BHYT nông
dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án phân tích, đánh giá thực trạng các nhân tố
tác động tới sự tham gia BHYT và sự tác động của các nhân tố này tới sự tham gia
BHYT của nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chỉ ra những thành tựu, hạn chế
và nguyên nhân hạn chế của các nhân tố này.
- Khuyến nghị về phương hướng và các giải pháp chủ yếu hoàn thiện các nhân tố
tác động đến sự tham gia BHYT nhằm thúc đẩy sự tham gia của nông dân vào hệ
thống BHYT trên địa bàn ngoại thành Hà Nội đến năm 2020 định hướng tới năm 2025.
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Là các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT của
nông dân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.

Phạm vi về nội dung: Các nhân tố tác động được đề cập đến bao gồm 4 nhóm
nhân tố (i) Chính sách của Nhà nước (ii) chất lượng của các hoạt động điều trị bệnh
khi sử dụng thẻ BHYT (iii) điều kiện kinh tế và nhận thức của người dân về ích lợi
khi tham gia BHYT và (iv) năng lực tổ chức quản lý và đội ngũ cán bộ có liên quan
đến BHYT.
Sự tham gia BHYT được thể hiện ở mức độ bao phủ BHYT đối với nông dân.
Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội, trực
tiếp lựa chọn ở một số huyện ngoại thành.


3
Phạm vi về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu của đề tài là các số liệu sơ cấp và thứ
cấp liên quan đến thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của nông dân Thành phố Hà Nội
giai đoạn 2009-2014, đề xuất hoàn thiện đến năm 2020.
4. Những đóng góp chủ yếu của luận án
Về mặt lý luận: Luận án đã góp phần hệ thống hóa và xây dựng những vấn đề
lý luận cơ bản về nhân tố tác động tới sự tham gia bảo hiểm y tế của nông dân trên cơ
sở nghiên cứu những công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài.
Về thực tiễn, luận án nghiên cứu tình hình tham gia BHYT của nông dân trên
địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, luận án đã chỉ ra sự bất cập của 5 nhân tố tác động
đến sự tham gia BHYT của nông dân đó là i) Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về
việc tham gia BHYT nông dân được ban hành và bổ sung nhưng vẫn còn thấp so với
yêu cầu và việc thực hiện chưa thực sự hiệu quả; ii) Chất lượng hoạt động khám chữa
bệnh (KCB) bằng thẻ BHYT chưa cao, sự hài lòng của nông dân tham gia BHYT còn
rất thấp; iii) Công tác tổ chức quản lý và năng lực đội ngũ cán bộ và sự phối hợp trong
quản lý BHYT trên địa bàn Thành phố chưa theo kịp yêu cầu; iv) Thu nhập của nông
dân còn thấp; và v) Nhận thức, hiểu biết hết về chính sách BHYT còn thấp.
Để đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố có 37,59% và đến năm 2025 có
64,59% nông dân tham gia BHYT luận án đề xuất với thành phố Hà Nội i) Nâng mức
hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho đối tượng cận nghèo và trung bình; cải cách chính

sách BHYT theo hướng công bằng và thống nhất; tăng cường huy động các nguồn lực
tài chính để hỗ trợ cho nông dân khó khăn trong tham gia BHYT; ii) Tăng cường chất
lượng khám chữa bệnh của các cơ sở KCB, trước hết là xóa bỏ sự phân biệt giữa người
có thẻ BHYT và người bệnh không dùng thẻ BHYT khi KCB; “chuyển hình thức cấp
ngân sách Nhà nước từ cấp cho cơ sở cung ứng dịch vụ sang cấp trực tiếp cho đối
tượng thụ hưởng dịch vụ y tế thông qua hình thức BHYT”; khắc phục tình trạng phân
biệt cơ sở KCB tư và công trong thực hiện chính sách BHYT; iii) Tăng cường năng
lực tổ chức quản lý; tăng cường chất lượng công tác giám định BHYT; nâng cao chất
lượng, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ BHYT; tăng
cường phối hợp giữa BHYT với các đơn vị trong thanh tra kiểm tra thực hiện chính
sách BHYT; thực hiện áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý; iv) Nâng cao điều
kiện kinh tế cho người nông dân; và v) tăng cường truyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức của người dân về việc tham gia BHYT.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NÔNG DÂN
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận án
1.1.1 Những công trình nghiên cứu ngoài nước
Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng do vậy
đây là vấn đề được rất nhiều học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên,
trên thực tế hầu hết các tác giả mới chỉ dừng lại nghiên cứu về hệ thống bảo hiểm y tế
của các quốc gia trên thế giới, các thành công của các quốc gia này trong việc triển
khai BHYT toàn dân. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau đây:
Thomas G.McGuire (2012), “Handbook of Health Economics”, đã đưa ra những
hiểu biết tổng quan về hệ thống y tế và lựa chọn về bảo hiểm y tế. Tác giả đã đưa ra
những phân tích, so sánh liên quan đến cấu trúc, sự phát triển của BHYT ở Mỹ, các
quốc gia có thu nhập cao và những nước có thu nhập trung bình. Nghiên cứu này chỉ

ra, những ảnh hưởng từ phía cung và cầu đến sự phát triển của hệ thống BHYT cũng
như phương thức xác định phí tham gia BHYT.
Fiocca và Hey (1989) Trong bài báo “The demand for Italian health insurance”
đã chỉ ra rằng cũng giống như hầu hết các quốc gia khác, hệ thống chăm sóc sức khỏe
y tế ở Italia có sự cùng hoạt động của khu vực công và khu vực tư, đặc biệt là sự phát
triển của hệ thống BHYT tư nhân. Chính vì vậy, người dân có thể lựa chọn các loại
hình bảo hiểm với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên khác với vương quốc Anh,
BHYT tư nhân là tương đối linh hoạt trong chi trả chi phí phẫu thuật và chi phí y tế.
Còn ở Italia thì người ta nhận thấy rằng họ buộc phải lựa chọn bảo hiểm y tế do khu
vực công khi họ không đủ khả năng tham gia BHYT do khu vực tư nhân cung ứng.
Nghiên cứu này đưa ra một câu hỏi là tại sao các cá nhân lại lựa chọn mua bảo hiểm y
tế khi những chăm sóc y tế được cung cấp miễn phí bởi các bệnh viện công. Nói cách
khác tại sao lại sự phát triển của BHYT tư nhân ngày càng gia tăng khi mà hệ thống y
tế quốc gia đang tồn tại. Lý giải cho vấn đề này Fiocca và Hey cho rằng người dân
Italia đang cảm thấy không hài lòng đối với hệ thống chăm sóc y tế quốc gia và cảm
thấy nghi ngờ với chất lượng chăm sóc y tế của hệ thống này.
Yuyu Chen và Zhe Jin (2012), bài viết “Does health insurance coverage lead to
better health and educational outcomes? Evidence from rural China” chỉ ra các mối
quan hệ giữa tác động của BHYT đối với tình trạng sức khỏe, tình trạng tử vong của


5
bà mẹ, và trẻ em, năng suất lao động, khả năng cho con theo học và tiết kiệm tài chính
từ điều trị y tế của các gia đình sở hữu thẻ bảo hiểm y tế. Và thông qua số liệu điều tra
ở khu vực nông thôn Trung Quốc, khi so sánh những đầu ra kể trên giữa hai nhóm hộ
có bảo hiểm y tế và nhóm hộ không sử dụng loại thẻ này thì kết quả những hiệu ứng
tích cực được chỉ ra từ nhóm các hộ sử hữu thẻ bảo hiểm y tế. Mặc dù vậy, kết quả
nghiên cứu này cũng cho rằng đối với người dân nông thôn sở hữu thẻ bảo hiểm y tế
thì nếu muốn có những điều trị tốt hơn thì họ phải tự bỏ tiền túi ra để hưởng những
điều trị này.

Kondo và Shigeoka (2013) trong bài viết “Effects of universal health insurance on
health care utilization, and supply-side responses: Evidence from Japan” trên tạp chí
Journal of Public Economics 99, (2013). Trong bài viết này, tác giả chỉ ra BHYT toàn
dân làm cho tình trạng chăm sóc sức khỏe của đối tượng thụ hưởng tăng lên đáng kể
thông qua việc người dân đến các cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh nhiều hơn. Để giải
quyết được tốt nhiệm vụ đặt ra từ BHYT toàn dân, nghiên cứu này cho rằng các quốc
gia muốn thực hiện BHYT toàn dân phải chuẩn bị nguồn lực tài chính thỏa đáng để
trang trải các chi phí điều trị cho cả ngắn hạn và dài hạn. Đây cũng là điều mà
GERTLER (1994) trong bài viết “On the Road to Social Health Insurance: the
Asian Experience” (con đường tới bảo hiểm y tế xã hội: kinh nghiệm của châu Á) trên
tạp chí World Development Vol. 26, No. 4, đề cập đến. Tác giả cho rằng để khắc
phục những khó khăn về tài chính trong chăm sóc y tế rất nhiều quốc gia đang phát triển
và những nước có thu nhập trung bình thực hiện BHYT bắt buộc. Tuy nhiên, việc thực
hiện BHYT toàn dân là điều chỉ có thể làm được ở những quốc gia có thu nhập cao như
Nhật bản, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan.
Takakazu Yamagishi (1992) trong cuốn : “War and Health Insurance Policy in
Japan and the United States: World War II ...” đã trình bày tương đối rõ ràng về những
thay đổi trong chính sách BHYT ở Hoa Kỳ và Nhật Bản kể từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai.
Reka Sundaram-Stukel and Steven Deller (2010) trong nghiên cứu: “Farmer
Health Insurance Cooperatives: An Innovative Solution for Other Americans?” đã
nghiên cứu, chỉ ra những tồn tại trong chính sách BHYT nông dân của Hoa Kỳ. Một
trong những vấn đề đặt ra với nông dân là chi phí BHYT khá cao. Để giải quyết hạn
chế này, các tác giả gợi ý người dân có thể tổ chức các hợp tác xã BHYT nhằm mua
BHYT theo nhóm, giảm chi phí.
Sarosh Kuruvilla Cornell University, Liu Cornell University, (2007): “Health


6
Security for the Rural Poor? A Case Study of a Health Insurance Scheme for Rural

Farmers and Peasants in India”. Đây là một nghiên cứu trường hợp của một sự đổi
mới quan trọng trong việc cung cấp chăm sóc sức khỏe cho người nghèo nông thôn
được thực hiện qua Đề án bảo hiểm y tế cho người dân nông thôn và nông dân ở
Karnataka, Ấn Độ. Ở đây đã bắt đầu thực hiện BHYT cho người nghèo nông thôn,
chương trình này được bắt đầu vào năm 2003. Đề án thiết kế theo những cách khắc
phục những thách thức để cung cấp an toàn sức khỏe cho người dân nông thôn,
chương trình bảo hiểm. Trên cơ sở này, tác giả xây dựng một mô hình cho các nước
đang phát triển nói chung.
Tetsuo Fukawa (2002), “Public Health Insurance in Japan”. Trong đó, tác giả
cho biết hầu hết các dịch vụ y tế tại Nhật Bản được cung cấp thông qua hệ thống
BHYT công cộng, trong đó bao gồm các toàn dân. Mặc dù khu vực tư nhân đã thành
lập một cơ sở hạ tầng quan trọng mang dịch vụ y tế và duy trì sức khỏe cộng đồng,
vai trò của nó là tương đối nhỏ về tài chính y tế. Khi xem xét vấn đề này trong bài
viết này, phần đầu bài viết mô tả lịch sử của hệ thống BHYT và các vấn đề Nhật Bản
đã phải đối mặt với quá trình phát triển của hệ thống, phần tiếp theo mô tả hệ thống
BHYT hiện tại, khám phá BHYT Nhật Bản từ góc độ so sánh giữa hiện tại với các
vấn đề có thể xảy ra trong tương lai và những bài học có thể rút ra từ kinh nghiệm
của Nhật Bản cho đến nay.
Song Gao and Xiangyi Meng, (2004), “Health and Rural Cooperative Medical
Insurance in China: An empirical analysis”. Theo nghiên cứu này, Trung Quốc từ bỏ
hệ thống chăm sóc y tế toàn miễn phí và tư nhân kể từ năm 1980. Hậu quả trực tiếp là
nhiều người mất khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là những người
không lao động tại các tổ chức, bao gồm cả nông dân ở nông thôn Trung Quốc, do đó
giảm đáng kể sử dụng dịch vụ chăm sóc y tế của họ. Một làn sóng mới của y tế hợp tác
nông thôn bảo hiểm lần đầu tiên được quảng bá tại các khu vực được lựa chọn trong
năm 2003 và từ đó đã nhân rộng cho cả đất nước. Mục tiêu cuối cùng là để người dân
ở tất cả các vùng nông thôn khu vực được tiếp cận với dịch vụ y tế vào năm 2010. Nhờ
vậy, bảo hiểm y tế có tác động tích cực đáng kể về cá nhân tình trạng sức khỏe, thậm
chí trong thời gian chăm sóc sức khỏe tư nhân.
1.1.2 Những công trình nghiên cứu trong nước

Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020, đã
chỉ rõ BHYT toàn dân là mục tiêu quan trọng của nước ta nhằm hướng tới xã hội hóa y tế,
nâng cao chất lượng KCB.


7
Bảo hiểm xã hội Việt Nam, “Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn
dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020. Theo đề án này, nước ta sẽ gia tăng tỷ lệ bao phủ
BHYT toàn dân. Một trong các giải pháp của Đề án là tăng tỷ lệ bảo hiểm y tế, trong
đó, đối với các nhóm đối tượng đã đạt tỷ lệ bao phủ trên 90% thì tiếp tục duy trì tỷ lệ
bao phủ và các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường tiếp cận
các dịch vụ y tế đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp tuyên truyền chính sách,
pháp luật về bảo hiểm y tế. Đối với một số nhóm đối tượng có tỷ lệ tham gia bảo hiểm
y tế thấp, cùng với giải pháp chung (như tăng cường công tác tuyên truyền chính sách,
pháp luật về bảo hiểm y tế, vận động tham gia, tăng cường tính hấp dẫn của bảo hiểm
y tế), kết hợp với những giải pháp cụ thể phù hợp với từng nhóm đối tượng. Cùng với
việc tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế, Đề án cũng đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng
và đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, cải cách thủ tục hành chính,
nâng cao tinh thần, thái độ, đạo đức nghề nghiệp để bảo đảm chất lượng phục vụ và sự
hài lòng của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế ở cả hệ thống cơ sở khám chữa bệnh nhà
nước và tư nhân.” (Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2014)
Nguyễn Hoài Nam, Trường Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh có bài viết
“Phải xã hội hóa nền y tế mới phát triển”, đăng trên VietNamNet, tháng 3 năm 2006. Bài
viết đề cập đến một số vấn đề về tư tưởng người dân về xã hội hóa y tế, đa dạng hóa bảo
hiểm y tế, và chủ trương biến ngành y tế dịch vụ thành thế mạnh.
Nguyễn Thị Kim Chúc (2007) trong quyển sách “Kinh tế y tế và Bảo hiểm y tế”
của Nhà xuất Y học đã đưa ra các khái niệm về y tế, kinh tế y tế và BHYT. Tác giả đã
chỉ ra các loại hình của bảo hiểm y tế, các bên tham gia cung ứng BHYT và phương
thức tính phí BHYT ở Việt Nam.

Mai Ngọc Anh (2010) trong quyển sách “An sinh xã hội đối với nông dân trong nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam” nhà xuất bản chính trị quốc gia đã hệ thống hóa quá trình
hình thành và phát triển bảo hiểm y tế tự nguyện cho các đối tượng ngoài khu vực chính
thức ở Việt Nam từ năm 1992-2007. Trong tác phẩm này tác giả cũng đã đưa ra các đề xuất
về hỗ trợ tài chính để tăng mức độ bao phủ của bảo hiểm y tế đối với nhóm đối tượng ngoài
khu vực phi chính thức đến năm 2020 như là một nhân tố quan trọng để nhóm dân cư khu
vực phi chính thức tham gia BHYT. Theo quan điểm của tác giả, từ năm 2010 Chính phủ
nên khuyến khích người dân tích cực tham gia vào hệ thống BHYT tự nguyện thông qua
việc trợ giúp tối thiểu 40% kinh phí mua thẻ, điều này tạo cơ hội cho người dân nhận thức
được lợi ích từ việc sử dụng thẻ BHYT tự nguyện, tạo tiền đề tích cực cho việc thực hiện
BHYT toàn dân vào năm 2014. Để đơn giản hóa mức tính phí BHYT tự nguyện, tác giả
khuyến nghị Nhà nước nên dùng mức lương tối thiểu làm căn cứ tính phí BHYT tự nguyện.
Mức phí BHYT tự nguyện 1 tháng bằng 4,5% mức tiền lương tối thiểu, và người đóng


8
BHYT mua thẻ BHYT theo năm dưới dự hỗ trợ 40% phí mua thẻ từ NSNN.
Mai Ngọc Cường (2012): “Một số vấn đề về an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn
2012-2020” của nhà xuất bản chính trị Quốc gia, trong hợp phần Bảo hiểm y tế đã khái
quát về số đối tượng tham gia vào các loại hình BHYT của Việt Nam (BHYT bắt buộc
cho khu vực chính thức, BHYT tự nguyện cho nhóm đối tượng ngoài khu vực chính
thức và BHYT bắt buộc dành cho nhóm người nghèo) từ năm 1995 đến 2011. Tác giả
của quyển sách cho rằng, trong thời gian qua, đối tượng tham gia BHYT mặc dù tăng
qua từng năm, nhưng còn một số doanh nghiệp chưa tham gia BHYT hoặc tham không
đầy đủ nhất là các doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập. Một số địa phương chưa
nghiêm túc trong việc lập danh sách tham gia BHYT đối với trẻ em dưới 6 tuổi; đối
tượng tự nguyện nhân dân tham gia đạt tỷ lệ thấp. Đến nay, số người tham gia BHYT
chỉ đạt gần 62% dân số, do đó sẽ rất khó khăn để đạt mục tiêu BHYT toàn dân vào năm
2014. Phạm vi bao phủ BHYTTN đối với nông dân, người lao động khu vực phi chính
thức vẫn còn thấp. Mặc dù các hộ cận nghèo đã được nhà nước hỗ trợ kinh phí tham gia

BHYTTN tới 50% mức kinh phí và nhiều địa phương hỗ trợ đến 30% kinh phí nữa,
nhưng sự tham gia của người lao động vào BHYTTN vẫn còn khó khăn, tỷ lệ thấp. Đây
vẫn là vẫn đề thách thức của quyết tâm thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2014. Chất
lượng phục vụ, cung cấp các dịch vụ y tế của các cơ sở y tế còn yếu, chưa đáp ứng yêu
cầu, nhất là tại tuyến y tế cơ sở, trong khi đó tuyến trên cơ sở số bệnh nhân đến khám
chữa bệnh lớn dẫn đến sự quá tải.
Nguyễn Doãn Hoàn và Lê Minh Tuyến (2013) trong bài viết “Cơ chế chính sách
y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội: Thực trạng và những vấn đề bất cập” trên tạp chí
Kinh tế và Phát triển đã nhấn mạnh: “Trong những năm đổi mới vừa qua, ngành y tế
Hà Nội đã có bước phát triển mạnh mẽ, đã và đang là một trong những trung tâm y tế
quan trọng của đất nước, nơi có số lượng lớn bệnh viện nhiều cấp, có đội ngũ cán bộ,
chuyên gia y dược có trình độ và tay nghề cao với các cơ sở và phương tiện chữa bệnh
hiện đại. Cùng với hệ thống bệnh viện Trung ương, Bộ, Ngành, các cơ sở y tế của
Thành phố ngày càng đáp ứng tốt hơn trong việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức
khỏe cho nhân dân Hà Nội và cả nước. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống y tế trên
địa bàn Thủ đô cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, mà một trong những
nguyên nhân là do cơ chế chính sách y tế trên địa bàn còn nhiều bất cập. Bài viết này
khái quát một số vấn đề về chính sách đầu tư tài chính, chính sách bảo hiểm y tế và cơ
chế tự chủ tài chính ở các đơn vị cơ sở y tế công lập trong khám chữa bệnh, chỉ ra
những điểm được và những bất cập mà ngành y tế Hà Nội cần quan tâm giải quyết


9
trong những năm tới”.
Lê Minh Tuyến, Mai Ngọc Anh (2013) trong bài viết “Những bất cập từ cơ chế,
chính sách thực hiện bảo hiểm y tế và một số khuyến nghị để thực hiện mục tiêu bảo
hiểm y tế toàn dân của Việt Nam” cho rằng, “mục tiêu thực hiện bảo hiểm y tế toàn
dân vào năm 2014 của Việt Nam đang đứng trước những thách thức nhất định do mức
độ bao phủ của BHYT hiện nay mới đạt khoảng 60% dân số. Chính vì vậy việc đi vào
phân tích những nguyên nhân về cơ chế chính sách trong thực hiện BHYT hiện nay là

cần thiết để tìm ra những hạn chế để có thể đưa ra những khuyến nghị nhằm mở rộng
phạm vi bao phủ của BHYT và thực hiện được mục tiêu BHYT toàn dân”.
Chu Thị Kim Loan và Nguyễn Hồng Ban (2013) trong bài “Thực trạng tham gia
bảo hiểm y tế tự nguyện ở Thành phố Hà Tĩnh” đã tiến hành khảo sát 200 hộ gia đình
ở 4 xã phường của Thành phố Hà Tĩnh giữ năm 2012 đa rút ra một số nhận xét rằng,
số lượng người tham gia BHYT tự nguyện có xu hướng tăng lên nhưng vẫn chiếm một
tỷ lệ khiêm tốn trong tổng số người tham gia BHYT; tỷ lệ người sử dụng thẻ BHYT để
khám chữa bệnh là khá cao; Người dân vẫn gặp những phiền hà khi KCB bằng thẻ
BHYT tự nguyện, đặc biệt là phải chờ đợi lâu, nhân viên y tế chưa nhiệt tình. Kết hợp
với ý kiến người được phỏng vấn, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy
người dân tham gia BHYT tự nguyện tại thành phố Hà Tĩnh như: Đẩy mạnh tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về BHYT tự nguyện; nâng cao chất lượng KCB; Giáo dục y
đức và năng cao tinh thần phục vụ người bện của nhân viên y tế; giảm thủ tục hành
chính phiền hà về KCB BHYT.
Nguyễn Thị Hải Đường, Nguyễn Thị Chính (2016) trong bài viết về “Bảo hiểm
y tế trong chính sách chăm sóc sức khỏe toàn dân tại Việt Nam”, tác giả đã tập trung
đánh giá kết quả thực hiện chính sách BHYT toàn dân trong tổng thể chương trình
Chăm sóc sức khỏe toàn dân tính đến thời điểm hiện tại: sự gia tăng về mức độ bao
phủ BHYT, gia tăng về qui mô quỹ BHYT, tác động của BHYT đối với vấn đề
nghèo hóa do các khoản chi phí y tế mang tính thảm họa tại Việt Nam. Các hạn chế
của chính sách BHYT được nêu ra trong bài viết như thiếu yếu tố cạnh tranh trong
cung cấp dịch vụ BHYT nhà nước, phạm vi bảo hiểm chưa linh hoạt. Dựa trên cơ sở
thực hiện BHYT tại một số nước tiên tiến và các nước trong khu vực, đề xuất mô
hình BHYT đa tầng với nhiều nhà cung cấp, phạm vi bảo hiểm nhiều lớp nhằm khắc
phục các hạn chế của mô hình BHYT của Việt Nam.
Nguyễn Văn Phúc, Cao Việt Cường (2014) trong bài “Thông tin bất cân xứng,
lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức: Nghiên cứu trường hợp mua và sử dụng thẻ bảo


10

hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả đã “nghiên cứu sự
ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đến việc mua và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tự
nguyện của người dân dựa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Qua chạy mô hình
hồi qui dựa trên cơ sở số liệu điều tra 372 người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, kết quả cho thấy thông tin bất cân xứng gây hai tác động là lựa chọn ngược
(adverse selection) và rủi ro đạo đức (moral hazard) trong việc mua và sử dụng thẻ bảo
hiểm y tế tự nguyện. Cụ thể là, đối với lựa chọn ngược, đa số những người dân mua
bảo hiểm y tế tự nguyện là những người có tình trạng sức khỏe không tốt; đối với rủi
ro đạo đức là người dân có thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện đi khám bệnh nhiều hơn so với
những người có thẻ bảo hiểm y tế khác hay không có thẻ bảo hiểm y tế. Hệ quả của
các vấn đề trên là làm cho quỹ bảo hiểm y tế bội chi, làm cho các bệnh viện quá tải
dẫn đến chất lượng của việc khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế chưa cao. Kiến
nghị rút ra là cần phân luồng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, từ đó xác
định mức phí mua bảo hiểm y tế tự nguyện theo tình trạng sức khỏe để khắc phục tình
trạng lựa chọn ngược. Để khắc phục tình trạng rủi ro đạo đức, cần tăng mức đồng chi
trả trong thanh toán phí khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện,
tránh tình trạng lạm dụng khám chữa bệnh quá mức cần thiết sau khi đã có bảo hiểm y
tế tự nguyện”.
Nguyễn Thị Minh, Hoàng Bích Phương, Đỗ Thị Minh Thúy, Nguyễn Phương
Lan (2014) trong bài viết về “Dự báo nhu cầu khám chữa bệnh của người dân Việt
Nam trong điều kiện thông tin bất đối xứng trên thị trường bảo hiểm y tế” đã chỉ rõ,
trong bối cảnh hệ thống khám chữa bệnh tại Việt Nam còn nhiều vấn đề, Chính phủ đã
phê duyệt đề án “Giảm quá tải bệnh viện 2013-2020” nhằm cải thiện chất lượng dịch
vụ khám chữa bệnh. Bài viết này đưa ra con số dự báo về cầu dịch vụ y tế để từ đó có
thể xây dựng được kế hoạch phù hợp về phía cung. Chúng tôi sử dụng mô hình
Poisson để tính toán tác động của các yếu tố lên cầu về khám chữa bệnh ngoại trú,
trong đó quan tâm đến hình thức bảo hiểm y tế, từ đó đưa ra các dự báo cho tương lai,
khi mà cơ cấu BHYT thay đổi.
Nguyễn Thị Minh, Hoàng Bích Phương (2012) trong bài “Rủi ro đạo đức trong
bảo hiểm y tế tự nguyện và nhân khẩu học tại Việt Nam giai đoạn 2008- 2010” đã cho

rằng, để có thể xây dựng được một hệ thống chính sách BHYT hoạt động hiệu quả và
bền vững cần tính toán đến vấn đề rủi ro đạo đức – là một vấn đề có thể gây ra những
tác hại đáng kể làm giảm tính hiệu quả của hoạt động BHYT. Bài viết này nghiên cứu
mức độ rủi ro đạo đức trong BHYT tự nguyện tại Việt Nam. Phương pháp PSM được
sử dụng cho bộ số liệu 2008-2010. Kết quả cho thấy rủi ro đạo đức khá phổ biến trong


11
BHYT tự nguyện và mức độ nghiêm trọng gia tăng theo nhóm tuổi.
Đặng Thị Lệ Xuân (2012) trong bài viết về “Chính sách y tế và chăm sóc bảo vệ
sức khỏe nhân dân: Thực trạng và khuyến nghị” đã quan niệm, chính sách y tế được
coi là một trong 5 chính sách xã hội cơ bản hướng tới các mục tiêu công bằng, phúc lợi
và hòa nhập xã hội. Bài viết hướng tới việc phân tích thực trạng chính sách y tế trong
việc đạt được các mục tiêu trên và đề ra một số giải pháp cơ bản cho việc đạt được các
mục tiêu đó.
Vũ Ngọc Huyền và Nguyễn Văn Song (2014), “Thực trạng tham gia BHYT tự
nguyện của nông dân tỉnh Thái Bình”, bài nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học và
Phát triển 2014, tập 12, số 6: 853-861. “Trong nghiên cứu của mình, các tác giả đã tiến
hành khảo sát 550 nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Kết quả điều tra thấy rằng số
lượng nông dân tham gia ngày càng tăng, nhưng tốc độ tăng tương đối chậm. Hầu hết
nông dân (chiếm 92,18%) cho rằng, đây là chính sách rất cần thiết với họ; Mặc dù vậy,
tỷ lệ nông dân không có nhu cầu tham gia còn khá cao (dao động từ 7-31%) do nhiều
lý do. Tại thành phố Thái Bình, nơi có tỷ lệ nông dân không có nhu cầu tham gia
BHYT tự nguyện cao nhất (khoảng 31%), những lý do chính mà các tác giả thu thập
được là: (1) Không có thói quen đi KCB (chiếm 80%); (2) Do thủ tục hành chính rườm
rà (chiếm 75%); (3) Do mức đóng BHYT cao (chiếm 65%) và (4) Thu nhập thấp
(chiếm 55%). Dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích, bốn (4) giải pháp cơ bản đã
được đề xuất nhằm tăng cường sự tham gia BHYT tự nguyện của nông dân.”
Lê Ngọc Quỳnh (2012), “Thực trạng tham gia BHYT nông dân thị xã Sơn Tây”,
Hà Nội năm 2012 và một số yếu tố liên quan, luận văn thạc sỹ trường Đại học Y tế

Công cộng. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã nghiên cứu BHYT nông dân tại
một số quốc gia trên thế giới cũng như chính sách BHYT nông dân ở Việt Nam hiện
nay cũng như thực trạng khám chữa bệnh bằng BHYT tự nguyện. Tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng, tiến hành phỏng vấn chuyên sâu với cán bộ
UBND Thị xã Sơn Tây về thực thi các chính sách BHYT nông dân trên địa bàn, phát
phiếu điều tra phỏng vấn nông dân của thị xã về nhận thức của họ về BHYT, thái độ,
niềm tin, mức đóng, mức hưởng và truyền thông về BHYT nông dân. Trên cơ sở này,
tác giả khuyến nghị một số giải pháp nhằm gia tăng mức độ bao phủ của nhóm đối
tượng nông dân về BHYT.
Vũ Ngọc Huyền (2017), “Nghiên cứu nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế của nông
dân tỉnh Thái Bình”, luận án tiến sỹ, Học viện nông nghiệp Việt Nam. Luận án của
tác giả đã nghiên cứu làm rõ các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về cầu, nhu cầu; các


12
khái niệm BHYT, các chính sách, nghiên cứu liên quan tới nhu cầu tham gia BHYT.
Luận án đã sử dụng kỹ thuật điều tra phỏng vấn mở trực tiếp người nông dân, cộng
đồng dân cư về sự thay đổi của chất lượng hàng hóa, dịch vụ đến sở thích của người
được phỏng vấn. Luận án đã dành một phần nội dung quan trọng để phân tích các
nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia BHYT của nông dân tỉnh Thái Bình, bao
gồm các nhân tố ảnh hưởng là: độ tuổi, trình độ học vấn, mức độ hiểu biết. Ở mỗi
nhóm tuổi, thu nhập khác nhau thì quyết định tham gia BHYT cũng khác nhau.
Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác nữa tác động xuất phát từ những tồn tại của
công tác KCB bằng thẻ BHYT như: chất lượng phục vụ chưa tốt, thủ tục KCB còn
rườm rà, chất lượng tốt không tốt và không có nhiều thuốc đặc trị. Kết quả Luận án
chỉ ra rằng, để giải quyết những nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia
BHYT và thu hút người nông dân tham gia BHYT thì cần nâng cao chất lượng phục
vụ, nâng cấp CSVC kỹ thuật phục vụ người khám chữa bệnh BHYT, sử dụng danh
mục thuốc linh hoạt và theo quy định của Nhà nước; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
của các cấp uỷ đảng, chính quyền, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo

chăm sóc sức khỏe nhân dân; cần có các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức
của nông dân về tầm quan trọng cũng như tính nhân văn của chính sách BHYT. Bên
cạnh đó, Nhà nước cũng như tỉnh Thái Bình cần đầu tư phát triển chính sách kinh tế
xã hội khác như: xóa đói giảm nghèo, chương trình vay vốn để phát triển kinh tế, áp
dụng khoa học kỹ thuật, phát triển các ngành, nghề trên địa bàn các xã, huyện và tỉnh
để từ đó nâng cao mức sống, thu nhập, nhận thức của người dân. Đó là vấn đề mấu
chốt để tiến hành BHYT cho toàn dân. Mặc dù, trong luận án đã nghiên cứu các nhân
tố tác động tới ý định tham gia BHYT của nông dân nhưng luận án mới chỉ đi sâu
đánh giá 3 nhân tố ảnh hưởng là độ tuổi, trình độ học vấn và ý thức của người nông
dân. Do đó, nhận định các nhân tố ảnh hưởng còn chưa đầy đủ và đánh giá chưa chi
tiết về tác động của các nhân tố này.
Đông Thị Hồng (2015), “Đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố Hà
Nội”, luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. “Luận án tập trung
nghiên cứu đảm bảo ASXH với các trụ cột chính: bảo hiểm xã hội (BHXH), thị trường
lao động (TTLĐ) và trợ giúp xã hội (TGXH), XĐGN. Luận án đi sâu nghiên cứu các
điều kiện đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội trên ba trụ cột chính nêu trên và tập
trung nghiên cứu về: cơ chế, chính sách, nguồn lực tài chính và nguồn lực con người…
góp phần đảm bảo ASXH trên địa bàn TP Hà Nội. Đối tượng thụ hưởng ASXH là dân
cư trên địa bàn TP Hà Nội; những tác động của cơ chế, chính sách đến đảm bảo
ASXH, đặc biệt là các chính sách về ASXH như bảo hiểm y tế (BHYT), BHXH, giáo


13
dục - đào tạo, giải quyết việc làm (GQVL), đất đai…”
Lê Thị Luyên (2014), “Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc tham gia bảo
hiểm y tế của người dân xã Hua La, thành phố Sơn La”, luận án xã hội học, “Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn”. Luận án đã làm rõ các yếu tố như yếu tố kinh tế; Chất
lượng dịch vụ khám chữa bệnh gồm: trình độ tay nghề bác sỹ, thái độ phục vụ của cán
bộ y tế, chất lượng thuốc được cấp theo thẻ BHYT, số lượng thuốc được cấp theo thẻ
BHYT, chất lượng dịch vụ kỹ thuật KCB theo thẻ BHYT; Chính sách BHYT; Điều

kiện địa lý, dân tộc. Các yếu tố khác như nguồn nước, nghề nghiệp, cơ sở vật chất của
cơ sở khám chữa bệnh tác động như thế nào đến việc tham gia BHYT của người dân
tại xã Hua La. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu định lượng được xử lý từ 175 phiếu trưng
cầu của người dân Hua La trong dề tài cấp Nhà nước do “Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn” tổ chức chủ trì về “Định hướng hoàn thiện chính sách an sinh xã
hội và phúc lợi xã hội ở nước ta trong điều kiện mới” tiến hành trong vòng 3 năm
(10/2012 – 9/2015) do PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan làm chủ trì đề tài.
Vũ Khắc Lương (2005) “Khảo sát mô hình BHYT nông dân tại huyện Sóc Sơn”,
Luận án tiến sỹ, Đại học Y Hà Nội đã làm rõ mô hình BHYT tự nguyện đối với nông
dân của Việt Nam. Tác giả cũng khảo sát, đánh giá thực trạng tham gia BHYT đối với
nông dân huyện Sóc Sơn. Bằng các thiết kế bảng hỏi dành cho nhóm đối tượng được
khảo sát là nông dân trên địa bàn huyện Sóc Sơn nhằm đánh giá những rào cản khiến
họ chưa tham gia BHYT, tác giả đã phần nào chỉ ra những nhân tố tác động tới việc
tham gia BHYT của nông dân. Tuy nhiên, các giải pháp chủ yếu mà luận án đưa ra
mới chỉ tập trung nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực,…
Lương Ngọc Khuê (2004) về “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp hoàn thiện mô
hình khám chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã Phù Linh và Đức Hòa”. Luận án tiến sỹ,
Đại học Y Hà Nội đã làm rõ kiến thức, thái độ và thực hành của người dân, các cấp
chính quyền trong tổ chức công tác khám chữa bệnh BHYT tại các trạm y tế được
khảo sát. Trên cơ sở này, tác giả đánh giá những kết quả, tồn tại, các yếu tố ảnh hưởng
và những thách thức đối với cơ sở y tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khám chữa
bệnh cho người có thẻ BHYT.
Nguyễn Quang Lộc (2014), “Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách bảo
hiểm y tế tự nguyện đối với hộ nông dân trên địa bàn huyện Phổ Yên”, luận văn thạc
sỹ, Trường Đại học Thái Nguyên. Nội dung của luận văn tác giả cũng đã dùng một
phần để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tham gia BHYT tự nguyện của


14

các hộ nông dân trên địa bàn huyện Phổ Yên. Bằng phương pháp điều tra khảo sát qua
bảng hỏi, tác giả phát hiện, đánh giá các nhân tố tác động bao gồm: nhu cầu tham gia
BHYT, khả năng tài chính, trình độ học vấn, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế.
Nguyễn Thị Thanh, Trần Thị Mai Oanh, Khương Anh Tuấn, Nguyễn Phương
Hạnh (2006), “Nghiên cứu thực trạng BHYT nông dân tại Hải phòng và Thái bình”,
Viện Chiến lược và chính sách y tế. Các tác giả đã “nghiên cứu thực trạng và những
bài học kinh nghiệm từ việc triển khai BHYTTNND ở một số địa phương (cụ thể là
Hải Phòng và Thái Bình); làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm tăng cường khả năng để
người dân sống ở nông thôn có thể tham gia BHYT. Các tác giả đã chỉ ra rằng, số
lượng nông dân tham gia BHYT tăng nhưng chậm và chưa bền vững. Nhiều nguyên
nhân dẫn đến không bền vững như: chưa có sự hỗ trợ từ Nhà nước; chưa hiểu biết đầy
đủ; quyền lợi và khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế chưa tốt; có sự phân biệt đối xử;
lòng tin của người dân đối với BHYT chưa cao; tình trạng lựa chọn ngược; không cân
đối được quỹ.... Một số ý kiến đề xuất: (1) Cần phải có văn bản thống nhất hướng dẫn
thực hiện BHYTTN; (2) Có sự hỗ trợ một phần tài chính từ ngân sách Nhà nước
(BHYT tự nguyện theo luật định); (3) Tăng cường truyền thông đến với người nông
dân; (4) Xã hội hoá BHYT; (5) Phân bổ quỹ KCB BHYT theo các tuyến y tế cho phù
hợp; (6) Tăng quyền lợi của người tham gia BHYT; Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế,
chất lượng nhân viên y tế.”
Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, trường đại học y tế công cộng của Nguyễn
Minh Thảo (2004) về “Nhu cầu tham gia BHYT của người dân quận Tây Hồ chưa có
BHYT và một số yếu tố liên quan” nghiên cứu này đã đưa ra một số thông tin về nhu
cầu tham gia BHYT của người dân: “có 69,7% người dân đồng tình về tham gia
BHYT, lý do chính để người dân tham không tham gia BHYT là thủ tục hành
chính.”Kết quả nghiên cứu cũng đã kết luận: sự hiểu biết về BHYT và điều kiện kinh
tế của người dân có liên quan đến nhu cầu tham gia BHYT, những người có điều kiện
kinh tế cao thì họ tham gia BHYT cao hơn nhóm người còn lại.”
Báo cáo “bảo hiểm y tế - nhu cầu và khả năng mở rộng ở nông thôn” do Trưởng
phòng Sức khỏe – Viện xã hội học – TS Trịnh Hòa Bình và các cộng sự thực hiện vào
năm 2006. Báo cáo trình bày kết quả khảo sát tại xã Yên Thường – Gia Lâm với quy mô

500 mẫu phỏng vấn sâu bằng bảng hỏi, 3 thảo luận nhóm và 17 phỏng vấn sâu. Báo cáo
đã nêu rõ được những vấn đề về thực trạng tham gia cũng như khả năng mở rộng BHYT
ở nông thôn. Báo cáo đã đi sâu tìm hiểu và phân tích khả năng của người dân tham gia
trong việc chăm sóc sức khỏe thông qua việc tìm kiếm các dịch vụ và tham gia BHYT


15
và sử dụng BHYT trong việc khám chữa bệnh. Đồng thời, báo cáo cũng chỉ rõ nhận
thức của người dân về BHYT và nhu cầu tham gia, khả năng mở rộng BHYT ở vùng
nông thôn là rất lớn. Tuy nhiên báo cáo chưa so sánh được nhu cầu, thực trạng tham gia
và khả năng mở rộng BHYT ở các nhóm có điều kiện kinh tế, thu nhập khác nhau, các
nhóm được hưởng chế độ BHYT của nhà nước và nhóm tự nguyện tham gia BHYT.
Đồng thời báo cáo cũng chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến việc
tiếp cận BHYT của người dân để từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp cho phù hợp, sát
tình hình thực tế của địa phương. Báo cáo này chỉ dừng lại ở mức độ khái quát chung
về tiếp cận BHYT của các nhóm đối tượng khác nhau thông qua các nguồn số liệu
điều tra mức sống, điều tra y tế quốc gia. Đồng thời báo cáo cũng chỉ ra một số yếu tố
ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT trong từng nhóm. Báo cáo dựa trên các nguồn số
liệu điều tra sẵn có nên không đánh giá được đúng nhu cầu tham gia BHYT của người
dân ở từng nhóm đối tượng.
Báo cáo kết quả nghiên cứu định tính của Viện chiến lược và chính sách y tế năm
2007 và phát triển BHYT ở nông thôn công bằng và bền vững nhằm nâng cao chăm
sóc sức khỏe người dân: Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: hầu hết các đối tượng tham
gia BHYT đã nhận thức được mục tiêu cũng như ý nghĩa của việc tham gia BHYT.
Các nhóm đối tượng khác nhau nhận thức về chính sách BHYT khác nhau vì vậy nhu
cầu tham gia BHYT cũng phụ thuộc vào nhận thức cũng như độ tuổi của đối tượng.
Đối tượng nghiên cứu đa số không hài lòng với chính sách BHYT trừ BHYT bắt buộc.
Một thực tế mà nghiên cứu đã làm rõ: việc phát thẻ BHYT cho những đối tượng tham
gia chậm trễ làm giảm tỷ lệ tham gia BHYT. Đây cũng là một điều rất bức xúc đối với
đa số các đối tượng tham gia BHYT.

Luận văn thạc sỹ của Nghiêm Xuân Nam về “Thực trạng và nhu cầu tham gia
bảo hiểm y tế của người dân nông thôn hiện nay”. Nghiên cứu tiến hành tại xã Yên
Thường – Gia Lâm – Hà Nội đã phần nào đó nêu lên thực trạng tham gia BHYT. Luận
văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính đã chỉ rõ nhu cầu và
thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của người dân nông thôn hiện nay.
1.1.3. Nhận xét chung và những vấn đề nghiên cứu đặt ra cho chủ đề nghiên cứu
Như vậy, những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã khái quát những
quan điểm, nội dung cơ bản của BHYT trên các khía cạnh mục tiêu, phương pháp tính
phí tham gia, cơ chế khuyến khích tham gia, điều kiện để thực hiện BHYT toàn dân;
các bên tham gia cung ứng BHYT, những rào cản trong việc thực hiện cung ứng
BHYT; những khó khăn từ phía đối tượng ngoài khu vực phi chính thức khi chủ động


16
tham gia vào hình thức bảo hiểm này.
Tuy nhiên mối quan hệ giữa các yếu tố với việc tham gia BHYT của người dân
ra sao vẫn chưa được làm rõ. Nói cách khác, các yếu tố (i) Chính sách của Nhà nước
(ii) chất lượng của các hoạt động điều trị bệnh khi sử dụng thẻ BHYT và (iii) năng
lực tổ chức quản lý và đội ngũ cán bộ có liên quan đến BHYT (iv) điều kiện kinh tế
và nhận thức của người dân về ích lợi khi tham gia BHYT chưa được đánh giá cụ
thể. Nhất là kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, theo Luật BHYT sửa đổi, với những
quy định chính sách mới như tham gia BHYT là bắt buộc với mọi người dân và quy
định, khuyến khích tham gia BHYT theo hộ gia đình sẽ có tác động như thế nào đến
sự tham gia BHYT nông dân?
Bên cạnh đó, trong những nghiên cứu trong nước về thực trạng tham gia bảo
hiểm y tế tự nguyện thì nhóm đối tượng có tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thấp
là nông dân. Đối với nhóm người dân làm ngành nghề khác thì bảo hiểm y tế là bắt
buộc đối với người lao động trong tổ chức. Chính vì vậy, để hướng tới mục tiêu BHYT
toàn dân thì cần đẩy mạnh sự tham gia của nông dân là tất yếu. Một số nghiên cứu
khác cũng được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng tham gia BHYT tự nguyện của

mọi người dân tại các địa phương hay thực trạng tham gia BHYT nông dân tại các
tỉnh, huyện trong nước. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào về BHYT nông dân
tại Thành phố Hà Nội. Là thủ đô, trái tim của cả nước, nhưng Hà Nội có địa giới hành
chính rộng, các quận, huyện phân bố hộ gia đình nông dân không đều, công tác quản
lý BHYT nhìn chung khó khăn, phức tạp,…. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu BHYT
nông dân trên địa bàn Thành phố là hướng cần thiết để thực hiện thành công BHYT
toàn dân, làm tấm gương cho các địa phương khác học tập và làm theo.
Đây chính là những nội dung chính mà tác sẽ thực hiện trong quá trình làm
nghiên cứu sinh.
Từ đó những câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần giải quyết là:
Thứ nhất, bảo hiểm y tế đối với nông dân có những đặc điểm gì và có những
nhân tố nào tác động đến sự tham gia BHYT đối với đối tượng nông dân?
Thứ hai, thực trạng tác động của các nhân tố đến sự tham gia vào BHYT nông dân
hiện nay như thế nào? Những nhân tố nào có tác động tích cực? những nhân tố nào có tính
hạn chế đến sự tham gia của nông dân vào hệ thống BHYT?
Thứ ba, làm thế nào để nâng cao mức độ tác động của các nhân tố nhằm đẩy
mạnh sự tham gia của nông dân vào BHYT những năm tới?


17
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận án được tiến hành qua 5 bước như hình 1.
Nghiên cứu
tổng quan
(1)

Phỏng vấn
chuyên gia


(1)

Thu thập dữ
liệu thứ cấp
Xây dựng khung
lý thuyết

Thu thập dữ
liệu sơ cấp

Phân tích
dữ liệu,
đánh giá
thực trạng
(4)

kết
luận,
kiến
nghị

(5)

(3)
Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả xây dựng

Bước 1. Nghiên cứu tổng quan và xin ý kiến chuyên gia về mục tiêu, đối tượng,
phạm vi nghiên cứu
Bước 2. Xây dựng khung lý thuyết về mối quan hệ giữa (1) Chính sách BHYT của

Nhà nước (ii) chất lượng của các hoạt động KCB bằng thẻ BHYT (iii) thu nhập và nhận
thức của người dân về ích lợi khi tham gia BHYT (iv) tổ chức và năng lực quản lý của tổ
chức BHYT với sự tham gia của nhóm đối tượng ngoài khu vực chính thức, trong đó có
nông dân vào hệ thống bảo BHYT.
Bước 3. Thu thập cơ sở dữ liệu thứ cấp và sơ cấp bao gồm: Nghiên cứu lý thuyết,
kinh nghiệm trong nước và thế giới trong việc tạo lập các nhân tố để mở rộng sự tham
gia BHYT; Xây dựng phiếu và tiến hành điều tra, khảo sát, phỏng vấn nhóm đối tượng
nông dân và cán bộ quản lý các cấp về các nhân tố tác động đến sự tham gia bảo hiểm
y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
Bước 4. Xử lý, phân tích dữ liệu điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng, chỉ ra
những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc phát triển hệ thống bảo
hiểm y tế đối với nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua. Xác định xem
trong những nhóm yếu tố tác động đến sự tham gia của các nhóm đối tượng nông dân
vào thị trường BHYT trên địa bàn ngoại thành Hà Nội thì nhóm nào có ảnh hưởng tích
cực, nhóm nào còn gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia vào BHYT.
Bước 5. Khuyến nghị với cơ quan nhà nước và người dân về phương hướng và các
giải pháp nâng cao mức độ tác động của các nhân tố nhằm đẩy mạnh sự tham gia BHYT


18
của các nhóm đối tượng nông dân vào hệ thống bảo hiểm y tế trên địa bàn ngoại thành Hà
Nội đến năm 2020.
1.2.2. Thiết kế nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu được thiết kế nhằm làm rõ nhân tố tác động đến sự tham
gia BHYT của nông dân.
Khung nghiên cứu được cụ thể như sau
Nhân tố tác động
Kinh nghiệm hoàn thiện cá
1. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước
2. Chất lượng KCB bằng thẻ BHYT

3.Tổ chức hoạt động của BHYT; Năng lực đội ngũ cán bộ;
Phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành
4.Thu nhập của nông dân
5. Nhận thức của nông dân

Kinh nghiệm hoàn thiện các nhân tố tác động đến sự
tham gia BHYT nông dân ở nước ngoài và các địa
phương trong nước.

Tiêu chí đánh giá
sự tham gia BHYT
nông dân
- Phạm vi bao phủ
- Cơ cấu tham gia
- Tốc độ tăng trưởng
BHYT

Thực trạng các nhân tố tác động đến sự tham gia BHYT nông dân ở Thành phố Hà Nôi

Phương hướng và giải pháp hoàn thiện các nhân tố
tác động đến sự tham gia BHYT nông dân

Hình 1.2 Khung nghiên cứu của luận án
(Nguồn: Tác giả tự mô hình hóa)
Những nhân tố đầu vào tác động đến sự tham gia BHYT của nông dân gồm: i)
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước; ii) Chất lượng KCB bằng thẻ BHYT; iii)Tổ chức hoạt
động và năng lực đội ngũ cán bộ của BHYT, iv) Thu nhập của nông dân v) và nhận thức
của nông dân. Các nhân tố đầu vào tác động đến sự tham gia BHYT của nông dân được
đề xuất dựa trên các nghiên cứu khoa học về sự tham gia BHYT của người dân nói chung
và của nông dân nói riêng. i) Chính sách hỗ trợ của Nhà nước được phần nào đề cập trong

nghiên cứu của Đông Thị Hồng (2015), Lê Thị Luyên (2014); ii) Chất lượng KCB bằng
thẻ BHYT là nguyên nhân khiến cho người dân chưa tham gia BHYT đã được khẳng định
trong nghiên cứu của Chu Thị Kim Loan và Nguyễn Hồng Ban (2013), Vũ Ngọc
Huyền (2017), Lê Thị Luyên (2014); iii)Tổ chức hoạt động và năng lực đội ngũ cán bộ


19
của BHYT cũng được đề cập trong nghiên cứu của Vũ Ngọc Huyền và Nguyễn Văn
Song (2014), Vũ Ngọc Huyền (2017), iv) Thu nhập của nông dân cũng được khẳng định
trong nghiên cứu của Vũ Ngọc Huyền và Nguyễn Văn Song (2014), Lê Thị Luyên
(2014), Nguyễn Quang Lộc (2014); v) nhận thức của nông dân được kiểm nhận trong
nghiên cứu của Lê Ngọc Quỳnh (2012) hay mức độ hiểu biết của người dân trong nghiên
cứu của Vũ Ngọc Huyền (2017),.... Thực tế còn nhiều nhân tố khác cũng tác động tới
sự tham gia BHYT của nông dân nhưng theo tác giả đánh giá thì thực tế các nhân tố
này ảnh hưởng gián tiếp thông qua một trong 5 nhân tố trên. Ví dụ như nhân tố trình
độ học vấn của người dân sẽ tác động tới nhận thức của người dân về BHYT nên tác
động tới ý định tham gia BHYT của nông dân. Do đó, tác giả xây dựng mô hình gồm
5 nhân tố ảnh hưởng tới kết quả tham gia BHYT của nông dân như trên đây.
Kết quả tham gia BHYT của của nông dân bao gồm: i) Phạm vi bao phủ; ii) Cơ cấu
tham gia; iii) Tốc độ tăng trưởng BHYT. Nông dân được xem xét i) Theo thu nhập
(giầu; khá; trung bình; cận nghèo); ii) Theo tính chất sản xuất (thuần nông, phi nông
nghiệp và sản xuất kinh doanh hỗn hợp- không tính đến hộ nghèo), iii) theo vùng đồng
bằng, và trung du miền núi
1.2.2.1. Nghiên cứu định tính.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, tiếp cận so sánh, phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp hệ
thống hoá, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp chuyên gia… kết hợp nghiên
cứu tại bàn và khảo sát thực tế để làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố i) Chính sách hỗ
trợ của Nhà nước; ii) Chất lượng KCB bằng thẻ BHYT; iii)Tổ chức hoạt động và năng
lực đội ngũ cán bộ của BHYT, iv) Thu nhập của nông dân v) và nhận thức của nông dân

với sự tham gia của nông dân vào hệ thống BHYT. Các phân tích được sử dụng với
mục đích tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai các chính sách nhằm
mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT, hay đánh giá về cơ hội, thách thức trong việc
đạt được mục tiêu đặt trong giai đoạn tới. Các phương pháp định tính cụ thể được áp
dụng như sau:
Sử dụng và phân tích tài liệu thứ cấp: đề tài sử dụng tài liệu từ các công trình đã
công bố, các tài liệu số liệu đã được công bố từ Cục thống kê, bảo hiểm xã hội thành
phố Hà Nội,... để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phạm vi bao phủ của bảo
hiểm y tế đối với nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Từ khái quát đến cụ thể: Để mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT đối với nông
dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề tài tiến hành điều tra, khảo sát phân tích những


×