Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng trên địa bàn tỉnh trà vinh (Tóm tắt trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.56 KB, 33 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
____________________________

ISO 9001:2008

NGUYỄN THỊ ĐAN THƯƠNG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THAM GIA
BẢO HIỂM Y TẾ CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI VĂN TRỊNH

TRÀ VINH, NĂM 2015


TÓM TẮT

Trãi qua hơn 20 năm thực hiện chính sách BHYT đã gặt hái được những
thành tựu đáng kể là số lượng người tham gia BHYT đã dần tăng lên, năm sau cao
hơn năm trước. Tuy nhiên với mục tiêu đến năm 2014 tiến tới BHYT toàn dân theo
qui định tại khoản 2 Điều 51 của Luật BHYT qui định về Lộ trình thực hiện bảo
hiểm y tế toàn dân thì đến thời điểm hiện nay, trên cả nước chỉ trên 60 triệu người
tham gia BHYT, chiếm khoảng 70% dân số. Riêng tại tỉnh Trà Vinh thì chỉ có
83,08% dân số tham gia BHYT, trong đó đa số là cán bộ công chức, viên chức,
công nhân, gia đình chính sách, hộ gia đình nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn.


Để trả lời câu hỏi điều gì đã làm cho qui định tại khoản 2 Điều 51 của Luật
BHYT đã không thực hiện được trên cả nước nói chung và tại tỉnh Trà Vinh nói
riêng. Tác giả thực hiện đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia
Bảo hiểm y tế của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”. Đề tài được thực hiện
trên cơ sở thông tin được tổng hợp từ ý kiến của các chuyên gia trong các cuộc hội
thảo về thực hiện BHYT toàn dân do Ban chỉ đạo BHYT toàn dân tỉnh Trà Vinh tổ
chức và khảo sát lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực BHYT. Kết quả nghiên
cứu tác giả đã tìm ra mô hình 10 nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT là:
Mức phí BHYT (MUCPHI); Cơ sở vật chất phục vụ cho khám và điều trị bệnh
BHYT (CSVCKCB); Chất lượng khám và điều trị bệnh theo chế độ BHYT
(KCBBHYT); Thái độ phục vụ, đối xử của nhân viên y tế và y bác sỹ (DVKCB); Thủ
tục hành chính trong KCB BHYT (THUTUCKCB); Chất lượng phục vụ khách hàng
BHYT của cơ quan BHXH (PHVUKH); Thủ tục mua BHYT và thanh toán chi phí
KCB BHYT (TTMUATTOAN); Thu nhập, mức sống của người dân (THUNHAP);
Hiểu biết về BHYT (HIEUBHYT); Tình trạng sức khỏe (SUCKHOE).
Sau khi đã có mô hình 10 nhân tố, thực hiện điều tra khảo sát 460 hộ gia
đình. Qua đó đã chọn lại được 409/460 quan sát có thông tin điều tra đạt chất
lượng. Phân tích dữ liệu bằng hồi qui Binary Logistic kết quả cho thấy có 7 nhân tố

-iii-


có ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
theo mức độ từ cao đến thấp như sau:1) Hiểu biết về BHYT; 2) Chất lượng khám và
điều trị bệnh BHYT; 3) Tình trạng sức khỏe; 4) Mức phí mua BHYT; 5) Thủ tục
mua BHYT và thanh toán chi phí KCB BHYT; 6) Thủ tục đăng ký và khám chữa
bệnh BHYT; 7) Thu nhập, mức sống của người dân.
Từ kết quả việc phân tích, kết hợp với tình hình thực tế về thực hiện BHYT
tại tỉnh Trà Vinh, đề tài đưa ra 3 giải pháp định tính và 7 giải pháp định lượng nhằm
làm gia tăng số người tham gia BHYT trên địa bàn, nâng cao hiệu quả trong việc

thực hiện BHYT ở tỉnh Trà Vinh, góp phần giúp cho các nhà quản trị có cơ sở trong
việc đề xuất với các cơ quan quản lý cấp trên điều chỉnh những vấn đề còn bất cập
trong qui định về chính sách BHYT, đồng thời tiến hành chấn chỉnh, cải thiện
những vấn đề có ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT của các đối tượng trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng ngày càng tham gia nhiều hơn,
tiến tới hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân như kế hoạch đã đề ra.

-iv-


ABSTRACT

Spent more than 20 years of implementation Health Insurance policies have
reaped significant achievements are the insured have steadily increased, year after
year. However with 2014 goals towards universal health insurance under the
provisions of Clause 2, Article 51 of Health Insurance Law to the present time, there
are only 60 million people in the country attend insurance, accounting for about 70%
of the population. Particularly in Tra Vinh province, only 83.08% of the population
covered by health insurance, the majority of whom are civil servants, officers,
employees, families enjoyed policy, poor families in particularly difficult areas.
To answer the question what has made the provisions of Clause 2, Article 51
of the Health Insurance Law was not implemented in the country in general and in
Tra Vinh province in particular. The author implements the project "Analyze factors
affecting to attendance of health insurance of the objects in Tra Vinh province".
This study was conducted based on information compiled from the opinions of
experts in the seminar on the implementation of universal health insurance coverage
by Universal Health Insurance Steering Committee of Tra Vinh province that held
and performed a survey to get the opinions of experts in the field of health
insurance. From study results author found the model of 10 factors affecting
attendance of health insurance is: The health insurance premium (MUCPHI);

Service facility for examination and treatment of health insurance (CSVCKCB);
The quality of examination and treatment under health insurance policy
(KCBBHYT); service attitude, treated by health workers and medical doctors
(DVKCB); Administrative procedures in examination and treatment of health
insurance (THUTUCKCB); Customer service quality for the insured of health
insurance from Social Insurance Agent (PHVUKH); Procedures for purchase health
insurance and payment for the cost of examination and treatment of health
insurance (TTMUATTOAN); Income and people's living standards (THUNHAP);

-v-


Understanding the benefits of the insured of health insurance (HIEUBHYT); Health
status of people (SUCKHOE).
After had 10-factor model, performed surveys of 460 households. Thereby
chose 409/460 that was observed and got quality information in investigation. Data
is analyzed by Binary Logistic Regression, the results showed that there are 7
factors affecting to attendance of health insurance of the objects in Tra Vinh
province on a level from high to low as follows: 1) Understanding of health
insurance; 2) Quality of examination and treatment of health insurance; 3) Health
status; 4) The fee on health insurance; 5) Procedures for records of purchase health
insurance and payment for the costs of examination and treatment of health
insurance; 6) Procedures of registration and examination and treatment of health
insurance; 7) income, people's living standards.
From the results of the analysis, combined with the actual situation of the
implementation of health insurance in Tra Vinh province, the project hereby gives 3
qualitative solutions and 7 quantitative solutions to increase the insured of health
insurance in the area, improve efficiency in the implementation of health insurance
in Tra Vinh province, contribute to help the governors have basis in proposal to
superior management agencies to adjust the problem still has gaps in the regulations

of health insurance policy, at the same time to reorganize and improve the problems
that affect to the attendance of health insurance of the objects in Tra Vinh province
to facilitate for those increasingly participate, forward accomplish the goal of
universal health insurance plan as outlined.

-vi-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii
TÓM TẮT .............................................................................................................iii
ABSTRACT ........................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH .................................................................................. xii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ................................................................................ xiii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1
1.1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.1.2 Sự cần thiết của đề tài ............................................................................. 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 3
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 4
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................ 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 4
1.4.2 Đối tượng khảo sát .................................................................................. 4
1.4.3 Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu ............................................... 4

1.4.4 Giới hạn thời gian nghiên cứu ................................................................. 5
1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI ................................................................................. 5
1.6 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG ......................................................................... 6
1.7 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN .................................................. 6
1.8 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 8

-vii-


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 10
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 10
2.1.1 An sinh xã hội ...................................................................................... 10
2.1.1.1 Khái niệm về an sinh xã hội .......................................................... 10
2.1.1.2 Bản chất của An sinh xã hội ........................................................... 10
2.1.2 Bảo hiểm y tế ....................................................................................... 12
2.1.3 Dịch vụ................................................................................................. 15
2.1.4 Quá trình ra quyết định mua sản phẩm, dịch vụ của khách hàng ............ 16
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 18
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu...................................................... 18
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 19
2.2.3 Phương pháp phân tích .......................................................................... 20
2.2.3.1 Phương pháp xây dựng mô hình ..................................................... 20
2.2.3.2 Phương pháp sử dụng để thực hiện các mục tiêu ............................ 20
2.2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................. 22
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THAM GIA BHYT TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH TRÀ VINH ....................................................................................... 24
3.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH TRÀ VINH LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 24
3.1.1 Vị trí địa lý............................................................................................ 24
3.1.2 Dân số................................................................................................... 25

3.1.3 Lao động ............................................................................................... 27
3.1.4 Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................... 29
3.2 TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH TRÀ VINH ..... 31
3.2.1 Lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu bộ máy BHXH tỉnh Trà Vinh .. 31
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH tỉnh Trà Vinh .............. 36
3.3 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ CỦA TỈNH TRÀ VINH ...... 38
3.3.1 Thuận lợi và khó khăn ........................................................................... 38
3.3.1.1 Thuận lợi........................................................................................ 38

-viii-


3.3.1.2 Khó khăn........................................................................................ 38
3.3.2 Kết quả thực hiện BHYT ở tỉnh Trà Vinh từ năm 2011 đến năm 2013 .. 39
3.3.3 Công tác khám chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ................ 45
3.3.4 Những thách thức trong thực hiện BHYT trên địa bàn tỉnh Trà Vinh .... 47
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THAM
GIA BHYT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................. 52
4.1 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THAM
GIA BHYT ........................................................................................................ 52
4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THAM GIA
BHYT................................................................................................................ 59
4.3 MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA ........................................................................... 62
4.3.1 Số lượng quan sát đạt yêu cầu trong mẫu điều tra.................................. 62
4.3.2 Địa điểm điều tra................................................................................... 63
4.3.3 Thành phần gia đình.............................................................................. 64
4.3.4 Hoàn cảnh kinh tế ................................................................................. 64
4.3.5 Tình Trạng sức khỏe ............................................................................. 65
4.3.6 Trình độ học vấn ................................................................................... 66
4.4 KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA

CÁC NHÂN TỐ ĐẾN VIỆC THAM GIA BHYT ............................................. 66
4.4.1 Phân tích các kiểm định ........................................................................ 66
4.4.1.1 Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy ................. 66
4.4.1.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ........................................ 70
4.4.2 Phân tích thứ tự tầm quan trọng của các nhân tố.................................... 72
4.5 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIA TĂNG SỐ LƯỢNG NGƯỜI THAM
GIA BHYT ........................................................................................................ 76
4.5.1 Tồn tại và nguyên nhân từ kết quả phân tích định tính........................... 76
4.5.2 Tồn tại và nguyên nhân từ kết quả phân tích định lượng ....................... 78
4.6 GIẢI PHÁP LÀM GIA TĂNG SỐ LƯỢNG NGƯỜI THAM GIA BHYT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH ................................................................. 79

-ix-


4.6.1 Các giải pháp từ kết quả phân tích định tính .......................................... 79
4.6.2 Các giải pháp từ kết quả phân tích định lượng ....................................... 80
4.6.2.1 Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền ....................................... 80
4.6.2.2 Nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh theo chế độ BHYT...... 81
4.6.2.3 Nâng cao ý thức dự phòng rủi ro về bệnh tật của các đối tượng ...... 82
4.6.2.4 Xây dựng lại hệ thống mức phí BHYT ........................................... 83
4.6.2.5 Đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính trong mua BHYT và
thanh toán chi phí KCB BHYT. ................................................................. 84
4.6.2.6 Cải cách các thủ tục hành chính trong đăng ký khám, điều trị bệnh
BHYT kết hợp với xây dựng thêm các cơ sở KCB BHYT ở tuyến xã, huyện
và các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. .................................................. 86
4.6.2.7 Tập trung khai thác các đối tượng có thu nhập cao tham gia BHYT,
cải thiện thu nhập của các đối tượng có thu nhập thấp ................................ 87
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 89
5.1 KẾT LUẬN ................................................................................................. 89

5.2 KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................... 90
5.2.1 Lợi ích mạng lại của nghiên cứu ........................................................... 90
5.2.2 Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................... 92
5.2.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 95
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 98
PHỤ LỤC 1: BẢN CÂU HỎI KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUYÊN GIA ................ 98
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH 27 CHUYÊN GIA ĐƯỢC KHẢO SÁT LẤY Ý
KIẾN ...................................................................................................... 102
PHỤ LỤC 3: BẢN CÂU HỎI ĐIỀU TRA KHẢO SÁT TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH .. 104
PHỤ LỤC 4: THÔNG TIN MẪU ĐIỀU TRA TẠI 409 HỘ GIA ĐÌNH .......... 111
PHỤ LỤC 5: MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA ......................................................... 132
PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THAM
GIA BHYT (CHẠY HÀM HỒI QUI BINARY LOGISTIC) ........................... 135

-x-


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1- ASXH

: An sinh xã hội

2- BHXH

: Bảo hiểm xã hội

3- BHYT

: Bảo hiểm y tế


4- CBCCVC

: Cán bộ, công chức, viên chức

5- CNTT

: Công nghệ thông tin

6- GĐ BHYT

: Giám định bảo hiểm y tế

7- HSSV

: Học sinh, sinh viên

8- KCB BHYT

: Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

9- KHTC

: Kế hoạch tài chính

10- TCHC

: Tổ chức hành chính

11- TNQLHS


: Tiếp nhận quản lý hồ sơ

12- UBND

: Ủy Ban nhân dân

-xi-


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1

Sơ đồ quá trình ra quyết định mua sản phẩm, dịch vụ

17

Hình 2.2

Mô hình nghiên cứu của đề tài

22

Hình 3.1


Sơ đồ Bộ máy tổ chức BHXH tỉnh Trà Vinh năm 2013

33

-xii-


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1

Dân số tại các huyện, thành phố của tỉnh Trà Vinh

25

Bảng 3.2.

Tình hình biến động dân số qua các năm

26

Bảng 3.3


Tình hình biến động dân số phân theo huyện, thành phố

26

Bảng 3.4

Số lượng hộ dân cư của tỉnh Trà Vinh

27

Bảng 3.5

Lao động 15 tuổi trở lên phân theo giới tính; thành thị, nông thôn

28

Bảng 3.6

Lao động trên 15 tuổi đang làm việc

28

Bảng 3.7

Số lượng lao động trên 15 tuổi không có việc làm

29

Bảng 3.8


Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm

30

Bảng 3.9

Thu nhập bình quần đầu người một tháng theo giá hiện hành

31

Bảng 3.10 Các nhóm đối tượng tham gia BHYT qua các năm 2011- 2013

41

Bảng 3.11 Độ bao phủ dân số tham gia BHYT năm 2013

43

Bảng 3.12 Độ bao phủ dân số tham gia BHYT năm 2014

44

Bảng 3.13 Thanh quyết toán chi phí KCB BHYT qua các năm

46

Bảng 4.1

Bảng tổng hợp ý kiến chuyên gia


53

Bảng 4.2

Giải thích các biến trong mô hình

60

Bảng 4.3

Tổng hợp số liệu điều tra hộ gia đình theo địa điểm

63

Bảng 4.4

Tổng hợp số liệu điều tra theo thành phần gia đình

64

Bảng 4.5

Tổng hợp số liệu điều tra theo Hoàn cảnh kinh tế

65

Bảng 4.6

Các biến trong mô hình (Variables in the Equation)


67

Bảng 4.7

Phân tích dự báo (Classification Tablea)

71

Bảng 4.8

Kiểm định Omnibus đối với các hệ số của mô hình

71

Bảng 4.9

Mô phỏng xác suất tham gia BHYT thay đổi

73

-xiii-


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghên cứu, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu, kết quả mong đợi, đối tượng thụ hưởng, các nghiên cứu có liên
quan và cấu trúc của đề tài là những nội dung được trình bày trong chương 1 này.
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1.1 Đặt vấn đề
Kinh tế - Xã Hội Việt Nam từng bước phát triển, người dân ngày càng mong
muốn chất lượng cuộc sống được nâng cao và họ sẽ ngày càng quan tâm nhiều hơn
đến việc chuyển giao rủi ro bằng cách mua bảo hiểm, để cùng chia sẽ rủi ro và giàn
trải chi phí rủi ro với cộng đồng. Chính vì vậy ngày càng có nhiều người sẽ quan
tâm nhiều hơn đến việc tham gia bảo hiểm nói chung và bảo hiểm y tế nói riêng.
Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách lớn về an sinh xã hội của Đảng
và Nhà nước ta, chính sách này đã được cụ thể hóa bằng Luật Bảo hiểm y tế số
25/2008/QH12 do Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam Ban hành, có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Sau hơn năm năm thực hiện, Bảo hiểm y tế đã có
những bước phát triển đáng kể, từng bước đã thâm nhập sâu hơn vào đời sống của
người dân, phát huy được tác dụng đáng kể về những lợi ích kinh tế và xã hội.
Tính đến nay, trên cả nước có hơn 60 triệu người tham gia Bảo hiểm y tế,
chiếm khoảng 70% dân số của cả nước. Trong đó nhóm có tỷ lệ tham gia đạt 100%
là hành chính sự nghiệp, hưu trí, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi. Nhóm có tỷ lệ
tham gia cao là học sinh, sinh viên. Qua thống kê, sau hơn năm năm kể từ ngày
Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành thì số lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm
y tế ở hầu hết các tuyến tăng đều; số lượng các cơ sở y tế ký hợp đồng khám chữa
bệnh bảo hiểm y tế và điều chỉnh cơ chế thanh toán theo quy định của Luật Bảo
hiểm y tế cũng dần tăng lên; bảo đảm cân đối được quỹ bảo hiểm y tế.

-1-


Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Bảo hiểm y tế hiện nay còn rất nhiều
bất cập, hạn chế cần sớm được tháo gỡ, nhằm góp phần tạo nguồn tài chính ổn định
cho công tác chăm sóc sức khỏe theo hướng công bằng, chất lượng và phát triển. Cụ
thể, việc triển khai bảo hiểm y tế mới tập trung bao phủ ở chiều rộng mà chưa bao
phủ theo gói dịch vụ, bên cạnh bảo hiểm y tế chưa có sự phân khúc theo thị trường
nhu cầu. Người dân chưa thực sự mặn mà với việc tham gia bảo hiểm y tế, hay nói

cách khác là chưa nhận rõ những giá trị và quyền lợi thụ hưởng khi tham gia bảo
hiểm y tế. Đa số các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế chủ yếu là các nhóm đối
tượng do các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức buộc phải tham gia và do Nhà nước hỗ
trợ. Nếu so sánh giữa tỷ lệ người dân tham gia và không tham gia bảo hiểm y tế, thì
sự khác biệt dường như không đáng kể, xu hướng chung là nếu có điều kiện lựa
chọn thì người bệnh sẽ tìm đến những dịch vụ khám, chữa bệnh tư hơn là vào bệnh
viện để khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế .
Để thực hiện mục tiêu chung của bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn
dân theo đúng lộ trình, những vướng mắc này cần phải sớm được tìm ra nguyên
nhân để có những biện pháp khắc phục.
1.1.2 Sự cần thiết của đề tài
Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách bảo hiểm y tế, nên Luật
BHYT đã đặt ra mục tiêu tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, mục tiêu này đã được cụ
thể tại khoản 2 Điều 51 của Luật BHYT về qui định Lộ trình thực hiện bảo hiểm y
tế toàn dân như sau: năm 2010 thực hiện BHYT 100% cho đối tượng là học sinh,
sinh viên; đến đầu năm 2014 hoàn tất việc thực hiện BHYT toàn dân. Tuy nhiên đến
thời điểm hiện nay thì số lượng học sinh, sinh viên tham gia BHYT chỉ đạt trên
80% số học sinh, sinh viên trên cả nước và tính độ bao phủ toàn dân số Việt Nam
thì số người tham gia BHYT chỉ đạt trên 60 triệu người chiếm khoảng 70% dân số.
Riêng tại tỉnh Trà Vinh thì số học sinh, sinh viên tham gia BHYT cũng chỉ đạt
77,26% và chỉ có 83,08% dân số tỉnh Trà Vinh tham gia BHYT, trong đó đa số là
đối tượng cán bộ công chức, viên chức, công nhân, gia đình chính sách, hộ gia đình

-2-


nghèo (những nhóm đối tượng do tổ chức bắt buộc tham gia và do ngân sách nhà
nước hổ trợ mức phí mua BHYT)
Câu hỏi cần đặt ra là tuy Luật Bảo hiểm y tế đã qui định đầu năm 2014 tiến tới
BHYT toàn dân nhưng điều gì đã làm cho qui định này không thực hiện được trên cả

nước nói chung và tại tỉnh Trà Vinh nói riêng? Những người thực hiện chính sách
BHYT tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Trà Vinh và tại các cơ quan ban ngành có
liên quan ở tỉnh Trà Vinh phải làm gì để tiến tới BHYT toàn dân theo chủ trương của
Đảng và Nhà nước đã đề ra? Hiểu được tầm quan trọng đó nên bản thân tôi đã chọn
thực hiện đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia Bảo hiểm y tế
của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”. Thông qua việc phân tích, đề tài đưa
ra những kiến nghị nhằm làm gia tăng số người tham gia BHYT trên địa bàn, nâng
cao hiệu quả trong việc thực hiện BHYT ở tỉnh Trà Vinh, góp phần giúp cho các nhà
quản trị có cơ sở trong việc điều chỉnh lộ trình tiến tới BHYT toàn dân của địa
phương được khả thi, phù hợp với tình hình thực tế.
Ngoài ra, tôi hy vọng đề tài sẽ cung cấp thông tin cho các nhà quản lý có
những tác động tích cực vào các mặt hoạt động có liên quan đến việc thực hiện
chính sách BHYT trên địa bàn, làm cho người dân sẳn lòng chi trả chi phí tham gia
BHYT, góp phần thực hiện thành công chủ trương tiến tới BHYT toàn dân trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
việc tham gia Bảo hiểm y tế của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, từ đó đề
xuất một số giải pháp làm gia tăng việc tham gia Bảo hiểm y tế của các đối tượng
trên địa bàn tỉnh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện mục tiêu chung thì đề tài phải giải quyết được 3 mục tiêu cụ
thể như sau:

-3-


(1) Phân tích thực trạng tình hình tham gia BHYT của các đối tượng trên địa
bàn tỉnh, chỉ ra những hạn chế trong thực hiện BHYT ở tỉnh Trà Vinh;

(2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó
đến việc tham gia Bảo hiểm y tế của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh;
(3) Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện các nhân tố có ảnh hưởng đến
việc tham gia BHYT của các đối tượng trên địa bàn tỉnh, góp phần làm gia tăng số
lượng người tham gia Bảo hiểm y tế của tỉnh Trà Vinh.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng việc tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Trà Vinh như thế nào?
2. Những nhân tố nào tác động đến việc tham gia bảo hiểm y tế của các đối
tượng? Thứ tự tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT
của các đối tượng như thế nào? Ở mức ý nghĩa ra sao?
3. Với thực trạng việc tham gia BHYT và với thứ tự tầm quan trọng của các
nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT của các đối tượng ở Trà Vinh thì cần
đề xuất những giải pháp, khuyến nghị gì?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia
bảo hiểm y tế của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
1.4.2 Đối tượng khảo sát
Bước đầu khảo sát ý kiến của các chuyên gia, bước hai tiến hành khảo sát
điều tra khoảng 400 hộ gia đình, trong đó khoảng 200 hộ gia đình sinh sống ở thành
thị và khoảng 200 hộ gia đình sinh sống ở nông thôn.
1.4.3 Giới hạn nội dung và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài, đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến
việc quyết định tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng tại địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, không gian cũng như kinh nghiệm lược khảo

-4-


tài liệu nên số liệu trong đề tài nghiên cứu chỉ tập trung vào các nhân tố chính ảnh

hưởng đến việc tham gia bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, do thời gian, nhân lực, vật lực có hạn mà địa bàn tỉnh Trà Vinh rất
rộng lớn, bao gồm 01 thành phố và 07 huyện với tổng số xã phường, thị trấn lên đến
102 trong đó có 84 xã, 9 phường, 9 thị trấn, nên đề tài chỉ tập trung khảo sát thông
tin để thực hiện nghiên cứu ở một số xã, phường trên địa bàn 01 thành phố và 02
huyện đại diện trong 8 huyện, thành phố của tỉnh Trà Vinh.
Cụ thể phạm vi nghiên cứu được giới hạn tại:
- Thành phố Trà Vinh, địa bàn có số người tham gia BHYT chiếm tỷ lệ cao
so với mặt bằng chung của tỉnh;
- Huyện Tiểu Cần, địa bàn có số người tham gia BHYT chiếm tỷ lệ trung
bình so với mặt bằng chung của tỉnh;
- Huyện Duyên Hải, địa bàn có số người tham gia BHYT chiếm tỷ lệ thấp so
với mặt bằng chung của tỉnh.
1.4.4 Giới hạn thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài được giới hạn từ khi chuẩn bị đề cương, tháng 8
năm 2014, đến khi hoàn thành luận văn và bảo vệ luận văn.
Nghiên cứu các vấn đề có liên quan (số lượng đối tượng tham gia BHYT,
dân số Trà Vinh, các báo cáo thường niên, số liệu trong niên giám thống kê…) thực
hiện lấy số liệu trong 3 năm, từ năm 2011 đến năm 2013.
1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Kết quả nghiên cứu nhằm tìm ra được những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp
đến việc tham gia BHYT của các đối tượng tại tỉnh Trà Vinh, kết hợp với việc phân
tích thực trạng tình hình thực hiện BHYT tại tỉnh Trà Vinh, từ đó tiến hành đề xuất
một số giải pháp chủ yếu làm gia tăng số người tham gia BHYT nhằm góp phần vào
việc triển khai, thực hiện thành công mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân trên địa bàn
tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới.

-5-



1.6 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Người dân tại địa bàn địa bàn tỉnh Trà Vinh là những người được trực tiếp
thụ hưởng kết quả nghiên cứu, ngoài ra còn có người dân tại các khu vực khác có
những điều kiện tương đồng địa bàn được nghiên cứu.
Bên cạnh đó, còn có cơ quan Bảo hiểm xã hội, các cơ quan quản lý của địa
phương, các chuyên gia nghiên cứu trong ngành và những cá nhân tham gia nghiên
cứu các đề tài có liên quan sau này.
1.7 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
Trong nước đã có một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến
chính sách Bảo hiểm y tế được công bố dưới nhiều hình thức khác nhau. Một
số nghiên cứu được tham khảo trước khi thực hiện đề tài này gồm có:
- Đào Văn Dũng (Tạp chí Tuyên giáo số 8 – 2009), “Thực hiện chính sách
bảo hiểm y tế ở nước ta: thành tựu, thách thức và giải pháp” đề cập về Hệ
thống tổ chức bộ máy và chính sách BHYT; đối tượng tham gia BHYT ngày càng
được mở rộng và tăng dần số lượng; quyền lợi của người tham gia BHYT ngày
càng đầy đủ hơn; tổ chức KCB và thanh toán chi phí KCB BHYT ngày càng phù
hợp hơn; thu, chi quỹ BHYT tăng dần hàng năm; phân tích một số vấn đề còn bất
cập trong thực hiện chính sách bảo hiểm y tế từ đó tác giả đã đưa ra một số giải
pháp để khắc phục và từng bước hoàn thiện chính sách BHYT, nâng cao chất
lượng khám, chữa bệnh BHYT, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về
khám, chữa bệnh của những người có thẻ BHYT.
- Đỗ Ngọc Huỳnh (2011),“Bàn về cải cách hệ thống an sinh xã hội ở Việt
Nam”. Nội dung chuyên đề đã đưa ra cảnh báo về khả năng thâm hụt quỹ BHYT
trong bối cảnh kinh tế suy thoái, từ đó tác giả khuyến nghị cần phải thực hiện tốt
cơ chế quản lý tài chính. Ngoài ra tác giả cũng đã đề ra một số giải pháp cụ thể về
phát triển BHYT như: đưa chỉ tiêu tham gia BHYT vào kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, phấn đấu năm 2015 thực hiện BHYT toàn dân. Mở rộng các mức phí
tham gia BHYT để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là

-6-



đối với những hộ giàu; điều chỉnh mức đóng BHYT để đảm bảo cân đối, an toàn
quỹ BHYT.
- Hội khoa học kinh tế Việt Nam (2010), “Nhận thức về BHYT ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long”. Đây là nghiên cứu của nhóm tác giả thông qua 10
cuộc thảo luận đươc tiến hành tại một số tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
như Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng, tiến hành
thảo luận gồm bệnh nhân hay người nuôi bệnh, có và không có tham gia BHYT
với mức thu nhập, độ tuổi và trình độ khác nhau. Qua các cuộc thảo luận đã rút ra
kết quả nghiên cứu “Người dân đồng bằng sông Cửu Long không sẳng lòng tham
gia và sử dụng BHYT”. Từ kết quả nhóm tác giả cũng đã đưa ra giải pháp là cần
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT và các dịch vụ y tế. bên cạnh cũng
phải nâng cao chất lượng dịch vụ, giao dịch của các cơ quan Bảo hiểm xã hội, để
tạo sức hấp dẫn cho người dân sẳn lòng tham gia BHYT tự nguyện.
- Lê Thị Ngọc Thảo (2012),“Giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh đối với đối tượng bảo hiểm y tế tự nguyện tại tỉnh Vĩnh Long”. Luận văn
thạc sỹ này đã tập trung nghiên cứu về thực trạng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
tại tỉnh Vĩnh Long. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn người bệnh ở một số cơ sở
KCB trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Từ đó đưa vào chương trình SPSS chạy hàm
hồi qui tuyến tính. Qua kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa ra một số giải pháp
nâng cao chất lượng khám chữa bệnh đối với đối tượng bảo hiểm y tế tự nguyện
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Phạm Đình Thành, Lưu Thị Thu Thủy (2013), “Các giải pháp cơ bản
nhằm tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân”, AMBN.vn. Đây là đề tài
nghiên cứu khoa học đề cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm y tế.
Hai tác giả đã giới thiệu mô hình bảo hiểm y tế của một số nước trên thế giới và
đã đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
- Đinh Công Tuấn (2008), “Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam”, Nhà xuất bản khoa học Xã hội. Quyển sách đã được

đánh giá rất cao về: nghiên cứu mô hình kinh tế nhà nước phúc lợi ở các nước EU

-7-


với mục tiêu nhấn mạnh đến sự phân phối lợi ích kinh tế cho người dân một cách
đầy đủ nhất; Việc nghiên cứu hệ thống an sinh xã hội của các nước EU là cần thiết
cho việc tham khảo, học hỏi kinh nghiệm, từ đó rút ra những bài học cho việc hoạch
định hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam.
- Nguyễn Thị Tứ (2007), “Phát triển và hoàn thiện hệ thống Bảo hiểm y tế tại
Việt Nam”. Luận văn thạc sỹ của tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính, tập trung đề cập đến những thành tựu và khó khăn trong quá trình thực hiện
BHYT ở Việt Nam. Tác giả cũng đưa ra một số mô hình BHYT ở các nước như
Anh, Mỹ, Thái Lan, Cannada, Inđônêxia, Cộng Hòa Liên Ban Đức qua đó rút ra
một số bài học kinh nghiệm trong qua trình thực hiện BHYT ở Việt Nam. Từ những
tồn tại trong quá trình thực hiện BHYT, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm
phát triển và hoàn thiện việc thực hiện chính sách BHYT tại Việt Nam.
Nhìn chung các công trình khoa học nói trên đã đề cập đến nhiều khía
cạnh khác nhau của vấn đề Bảo hiểm y tế. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu
trên chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng. Vậy đề tài này kế thừa và phát triển thêm
việc phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT theo
hướng tiếp cận ý kiến của các chuyên gia để xây dựng mô hình và tiến hành kiểm
định thông qua việc điều tra thực tế các hộ gia đình, từ đó phân tích xác định được
các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến việc tham gia
BHYT của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Thông qua kết quả phân tích
đưa ra các giải pháp làm gia tăng số lượng người tham gia BHYT của tỉnh.
1.8 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn này được cấu trúc theo 5 chương như sau:
Chương 1: GIỚI THIỆU

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THAM GIA BHYT TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH TRÀ VINH

-8-


Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
THAM GIA BHYT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Chương 5: KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ
Nhìn chung, chương 1 đã nêu ra được lý do chọn nghiên cứu này là nhằm tìm
hiểu vì sao Luật qui định đến ngày 01 tháng 01 năm 2014 tiến tới BHYT toàn dân
nhưng trên cả nước nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng đã không thực hiện được.
Từ đó đề tài đã đặt ra mục tiêu là tiến hành phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng
đến việc tham gia BHYT của các đối tượng ở tỉnh, từ đó đề xuất các giải pháp làm
gia tăng số người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh. Để thực hiện nghiên cứu, đề tài
tiến hành khảo sát ý kiến chuyên gia và điều tra trên 400 hộ dân ở thành phố Trà
Vinh, huyện Tiểu Cần và huyện Duyên Hải. Bên cạnh đó, nội dung của chương này
cũng đã hệ thống được 7 tài liệu đã được tham khảo để vận dụng vào thực hiện
nghiên cứu. Qua đó đề tài đã đưa ra cấu trúc của nghiên cứu gồm 5 chương.

-9-


-24-

-1-

của các chuyên gia trong lĩnh vực BHYT ở các tỉnh,
thành khác.

- Chưa tiến hành điều tra toàn diện ở tất cả các
huyện, thành phố của tỉnh
- Do thời gian và khả năng tài chính có hạn nên đề
tài chưa thể tiến hành điều tra và phân tích theo hai
hướng gồm: thứ nhất, phân tích về mức độ hài lòng của
nhóm đã tham gia BHYT. Thứ hai, phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT của nhóm đối tượng
chưa tham gia BHYT.
5.2.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo
- Lược khảo thêm nhiều tài liệu nước ngoài nghiên
cứu những vấn đề liên quan, đồng thời khảo sát thêm ý
kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực BHYT trong và
cả ngoài tỉnh.
- Thực hiện nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và bao
quát hơn ở tất các 8 huyện, thành phố của tỉnh Trà Vinh.
- T iến hành nghiên cứu sâu theo hai hướng gồm:
+ Hướng thứ nhất: Nghiên cứu, phân tích và đánh
giá mức độ hài lòng của những người đã tham gia BHYT.
+ Hướng thứ hai: Nghiên cứu, phân tích những
nhân tố ảnh hưởng và đánh giá mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến việc tham gia BHYT của những người
chưa tham gia BHYT.

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.1 Đặt vấn đề
Sau hơn 5 năm thực hiện BHYT theo Luật, đã có
những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên, BHYT hiện
nay còn nhiều hạn chế. Để thực hiện mục tiêu chung tiến

tới bảo hiểm y tế toàn dân thì những hạn chế cần phải sớm
tìm ra nguyên nhân để có những biện pháp khắc phục.
1.1.2 Sự cần thiết của đề tài
Luật Bảo hiểm y tế đã qui định đầu năm 2014 tiến
tới BHYT toàn dân nhưng điều gì đã làm cho qui định này
không thực hiện được trên cả nước nói chung và tại tỉnh
Trà Vinh nói riêng? Hiểu được tầm quan trọng đó nên tôi
đã chọn thực hiện đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến việc tham gia Bảo hiểm y tế của các đối
tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến việc tham gia Bảo hiểm y tế
của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, từ đó đề xuất
một số giải pháp làm gia tăng số người tham gia Bảo hiểm
y tế trên địa bàn tỉnh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích thực trạng tình hình tham gia BHYT
của các đối tượng trên địa bàn tỉnh, chỉ ra những hạn chế


-2-

-23-

trong thực hiện BHYT ở tỉnh Trà Vinh;
(2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đó đến việc tham gia Bảo hiểm y tế
của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh;

(3) Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện các
nhân tố có ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT của các
đối tượng trên địa bàn tỉnh, góp phần làm gia tăng số
lượng người tham gia Bảo hiểm y tế của tỉnh Trà Vinh.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng việc tham gia bảo hiểm y tế ở tỉnh
Trà Vinh như thế nào?
2. Những nhân tố nào tác động và thứ tự tầm quan
trọng của các nhân tố tác động đến việc tham gia BHYT
của các đối tượng như thế nào?
3. Với thực trạng việc tham gia BHYT và với thứ tự
tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham
gia BHYT của các đối tượng ở Trà Vinh thì cần đề xuất
những giải pháp, khuyến nghị gì?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh
hưởng đến việc tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng
trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
1.4.2 Đối tượng khảo sát
Bước đầu khảo sát ý kiến của các chuyên gia, bước
hai tiến hành khảo sát điều tra khoảng 200 hộ gia đình ở
thành thị và 200 hộ gia đình ở nông thôn.
1.4.3 Giới hạn vùng nghiên cứu

CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Nhìn chung, nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề
ra, đã xây dựng thành công mô hình các nhân tố ảnh

hưởng đến việc tham gia BHYT của các đối tượng trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh. Từ mô hình đã xây dựng, tiến hành
điều tra thực tế 409 hộ gia đình, phân tích số liệu điều tra
xác định có 7 các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh
hưởng của 7 nhân tố đó đến việc tham gia BHYT của
các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Do đó, muốn gia
tăng số lượng người tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh đề tài đã đề xuất 7 nhóm giải pháp tập trung vào 7
nhân tố nhằm tiếp tục duy trì kết quả đã đạt được trong
thời gian qua và khắc phục những hạn chế yếu kém có tác
động không tốt đến việc tham gia BHYT của các đối
tượng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đề tài cũng đã phân tích
thực trạng thực hiện BHYT của tỉnh Trà Vinh để làm cơ
sở đề xuất thêm 3 nhóm giải pháp góp phần làm gia tăng
số lượng người tham gia BHYT của tỉnh.
5.2 KHUYẾN NGHỊ
5.2.1 Lợi ích mạng lại của nghiên cứu
Cải thiện, nâng cao lợi ích cho người tham gia
BHYT, gia tăng số người tham gia BHYT, tiến tới BHYT
toàn dân của tỉnh Trà Vinh.
5.2.2 Hạn chế của nghiên cứu
- Chưa có điều kiện để tham khảo thêm ý kiến


-22-

-3-

Tương ứng với nhân tố thứ 5 thì cần có các giải
pháp: Ban hành và niêm yết công khai Quy trình, thủ tục

mua BHYT và thanh toán chi phí KCB BHYT từ tỉnh đến
huyện đến các đại lý thu; Quán triệt cho CBVC cơ quan
BHXH và đại diện đại lý thu BHYT về tác phong phục vụ,
thái độ giao tiếp; Mạnh dạng phân cấp cho huyện về thu
BHYT và thanh toán chi phí KCB BHYT; Thường xuyên
tập huấn cho các đại lý thu.
4.6.2.6 Cải cách các thủ tục hành chính trong
đăng ký khám, điều trị bệnh BHYT kết hợp với xây dựng
thêm các cơ sở KCB BHYT ở tuyến xã, huyện và các
bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh.
Tương ứng với nhân tố thứ 6 thì cần có các giải
pháp: Xây dựng và niêm yết công khai Quy trình, bộ thủ
tục hành chính trong KCB BHYT. Bố trí bộ phận nhận
bệnh và hướng dẫn người bệnh; Ứng dụng công nghệ
thông tin trong trong tiếp nhận bệnh, đăng ký KCB và
điều trị bệnh BHYT; Đầu tư xây dựng các cơ sở KCB
tuyến xã, huyện.
4.6.2.7 Tập trung khai thác các đối tượng có thu
nhập cao tham gia BHYT, cải thiện thu nhập của các đối
tượng có thu nhập thấp
Tương ứng với nhân tố ảnh hưởng thứ 7 là Thu
nhập thì cần có các giải pháp tuyên truyền, khai thác các
đối tượng có thu nhập cao tham gia BHYT và cải thiện
mức sống, thu nhập của các đối tượng có thu nhập thấp

Thành phố Trà Vinh; Huyện Tiểu Cần và Huyện
Duyên Hải.
1.5 KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Tìm ra những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực
tiếp đến việc tham gia BHYT của các đối tượng tại tỉnh

Trà Vinh, từ đó tiến hành đề xuất một số giải pháp làm
gia tăng số người tham gia BHYT.
1.6 ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Người dân tại địa bàn địa bàn tỉnh Trà Vinh, người
dân tại các khu vực khác có những điều kiện tương đồng
địa bàn được nghiên cứu.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội, các cơ quan quản lý của
địa phương, các chuyên gia nghiên cứu trong ngành và
những cá nhân tham gia nghiên cứu các đề tài có liên quan
sau này.
1.7 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
1.8 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Chương 1: GIỚI THIỆU
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Chương 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THAM GIA
BHYT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC THAM GIA BHYT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP
Chương 5: KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ


-4-

-21-

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


chúng ta cần có các giải pháp: Nâng cao nhận thức về vị
trí, vai trò của công tác tuyên truyền cho cả hệ thống chính
trị; Tăng cường tuyên truyền, đối thoại, tọa đàm về lợi ích
của BHYT; Đẩy mạnh tuyên truyền BHYT trên tất cả các
phương tiện thông tin đại chúng; Kiến nghị BHXH Việt
Nam cho thành lập phòng tuyên truyền.
4.6.2.2 Nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh
theo chế độ BHYT
Tương ứng nhân tố Chất lượng khám và điều trị
bệnh BHYT, thì cần có các giải: Có chính sách thu hút y
bác sỹ giỏi. Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng cho
đội ngũ y bác sỹ hiện tại; Đầu tư các trang thiết bị hiện đại
cho các cơ sở KCB của tỉnh; Triển khai mô hình bệnh viện
vệ tinh; Tuyên truyền, giáo dục y đức đội ngũ y bác sỹ.
4.6.2.3 Nâng cao ý thức dự phòng rủi ro về bệnh tật
của các đối tượng
Tương ứng với nhân tố Tình trạng sức khỏe, thì cần
có các giải pháp: Xây dựng chương trình giáo dục về chăm
sóc sức khỏe và phòng ngừa rủi ro về bệnh, đưa chương
trình này vào hệ thống giáo dục các cấp; Xây dựng và thực
hiện chương trình tích lũy, gia tăng dần quyền lợi hưởng
BHYT khi các đối tượng tham gia BHYT càng lâu.
4.6.2.4 Xây dựng lại hệ thống mức phí BHYT
Tương ứng với nhân tố Mức phí, thì cần có giải
pháp xây dựng hệ thống mức phí đa dạng, phù hợp với khả
năng kinh tế của các hộ gia đình.
4.6.2.5 Đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính
trong mua BHYT và thanh toán chi phí KCB BHYT.

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 An sinh xã hội
2.1.1.1 Khái niệm về an sinh xã hội
2.1.1.2 Bản chất của an sinh xã hội
2.1.2 Bảo hiểm y tế
- Khái niệm BHYT
- Nguyên tắc đóng và mức phí BHYT
2.1.3 Dịch vụ
a. Khái niệm về dịch vụ Zeithaml & Britner (2000)
b. Đặc điểm dịch vụ
c. Chất lượng dịch vụ
2.1.4 Quá trình ra quyết định mua sản phẩm, dịch vụ
của khách hàng
Mô hình của Engel - Blackwell - Minard năm giai
đoạn: nhận thức nhu cầu; tìm kiếm thông tin; đánh giá các
phương án lựa chọn; quyết định mua; hành vi sau khi mua.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Thực hiện việc chọn lựa vùng nghiên cứu đại diện,
thành phố Trà Vinh có số người tham gia BHYT cao,
huyện Tiểu Cần có số người tham gia BHYT trung bình
và huyện Duyên Hải có số người tham gia BHYT thấp.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập thông tin sơ cấp: được thu thập bằng
hình thức khảo sát ý kiến chuyên gia. Điều tra thực tế tại


×