Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
Mục lục
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH......................................................6
1.1 Chức năng, phân loại, yêu cầu..................................................................................6
1.1.1. Chức năng.........................................................................................................6
1.1.2. Phân loại...........................................................................................................6
1.1.3. Yêu cầu.............................................................................................................6
1.2. Hệ thống phanh trên xe Fortuner 2009.....................................................................7
1.2.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc.................................................................7
1.2.2. Cơ cấu phanh....................................................................................................7
1.2.2.1 Cơ cấu phanh trước.....................................................................................7
1.2.2.2 Cơ cấu phanh sau......................................................................................10
1.2.3 Bầu trợ lực chân không và xilanh phanh chính................................................11
1.3 Tiêu chuẩn kĩ thuật..................................................................................................14
CHƯƠNG II. CHUẨN ĐOÁN BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH XE
FORTUNER 2009............................................................................................................16
2.1. Chẩn đoán hệ thống phanh.....................................................................................17
2.2 Quy trình kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh........................................................18
2.2.1. Kiểm tra chiều cao bàn đạp phanh..................................................................18
2.2.2. Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp phanh........................................................18
2.2.3 Điều chỉnh khoảng cách mở công tắc đèn phanh.............................................19
2.2.4 Kiểm tra bảo dưỡng bộ trợ lực chân không......................................................19
2.2.5 Kiểm tra bảo dưỡng xylanh phanh chính.........................................................21
2.2.6 Kiểm tra bảo dưỡng phanh trước......................................................................21
2.2.7 Kiểm tra bảo dưỡng phanh sau.........................................................................22
2.2.8 Kiểm tra đường ống dẫn dầu............................................................................24
2.2.9 Xả e.................................................................................................................. 24
2.3 Hư hỏng thường gặp và quá trình sửa chữa hệ thống phanh...................................25
2.3.1 Bó Phanh..........................................................................................................25
2.3.2 Phanh lệch........................................................................................................26
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55
1
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
2.3.3 Phanh quá ăn,rung............................................................................................27
2.3.4 Chân phanh nặng nhưng không ăn...................................................................27
2.3.5 Phanh kêu khác thường....................................................................................27
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55
2
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
Danh mục các hình vẽ
Hình 1.1. Hệ thống phanh................................................................................................6
Hình 1.2 Sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh thủy lực dẫn động hai dòng trên xe Fotuner.....7
Hình 1.3 Cơ cấu phanh trước...........................................................................................9
Hình 1.4 Cơ cấu phanh sau............................................................................................10
Hình 1.5 Bầu trợ lực chân không và xilanh phanh chính................................................11
Hình 1.6 Sơ đồ cấu tạo xilanh phanh chính...................................................................12
Hình 1.7 Hoạt động của bộ trợ lực chân không( trạng thái không phanh)......................13
Hình 1.8 Hoạt động của bộ trợ lực chân không (trạng thái đạp phanh)..........................13
Hình 1.9 Hoạt động của bộ trợ lực chân không (trạng thái giữ phanh)..........................14
Hình 2.1 Kiếm tra bàn đạp phanh...................................................................................18
Hình 2.2 Hành trình tự do bàn đạp phanh......................................................................18
Hình 2.3 Công tắc đèn phanh.........................................................................................19
Hình 2.4......................................................................................................................... 19
Hình 2.5......................................................................................................................... 20
Hình 2.6 Cụm van một chiều chân không......................................................................20
Hình 2.7 Xylanh phanh chính........................................................................................21
Hình 2.8 Má phanh.........................................................................................................21
Hình 2.9 Trống phanh....................................................................................................22
Hình 2.10 Guốc phanh...................................................................................................23
Hình 2.11........................................................................................................................ 23
Hình 2.12 Đường ống dẫn dầu.......................................................................................24
Hình 2.13 Xả khí xi lanh phanh chính............................................................................24
Hình 2.14....................................................................................................................... 25
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55
3
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
Danh mục các bảng
Bảng 1. Các giá trị tiêu chuẩn........................................................................................14
Bảng 2. Thông số kĩ thuật xe Fortuner 2009..................................................................16
Bảng 3. Chuẩn đoán hệ thống phanh..............................................................................17
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55
4
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật ngành ô tô trên thế giới ngày càng
phát triển mạnh mẽ. Ở Việt Nam trong thời gian qua được sự quan tâm của nhà nước cùng
với các sở ban ngành có liên quan nên ngành ô tô có bước phát triển mạnh mẽ.
Do đời sống ngày càng phát triển nhu cầu dùng tiêu dùng ô tô ngày càng được
nâng cao. Các nhà sản xuất không ngừng cải tiến và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nhằm cải tạo, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu của người dùng. Không chỉ tăng
nhanh và số lượng, đa chủng loại mà ô tô ngày nay được trang bị các công nghệ tiên tiến.
Chẳng hạn như: hệ thống chống hãm cứng bánh xe ABS, hệ thống trợ lực lái, hệ thống trợ
lực phanh, hệ thống túi khí ... Đã đem lại cho người dùng sự thoải mái, an toàn.
Ô tô là một tổng thể nhiều hệ thống. Một trong những hệ thống quan trọng nhất
trên ô tô, cho dù ô tô cổ điển hay hiện đại đó là hệ thống phanh. Hệ thống phanh đảm bảo
an toàn cho xe khi đi tốc độ cao, đảm bảo giảm tốc độ xe khi cần thiết. Vì vậy em chọn đề
tài “Xây dựng quy trình bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh dầu trợ lực chân
không trên xe Toyota Fortuner 2009” .
Trong quá trình thực hiện làm đồ án, do trình độ hiểu biết của em còn hạn chế.
Nhưng dưới sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn ”Nguyễn Thiết Lập”,
và các bạn cùng lớp nên đề tài của em đã được hoàn thành. Tuy đề tài hoàn thành nhưng
vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Mong các thầy trong khoa hướng dẫn và chỉ bảo
thêm cho em để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Dương Văn Tú
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55
5
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH
1.1 Chức năng, phân loại, yêu cầu.
1.1.1. Chức năng.
Hệ thống phanh có nhiệm vụ làm giảm tốc độ của ôtô hoặc làm dừng hẳn sự chuyển
động của ôtô. Hệ thống phanh còn đảm bảo giữ cố định xe trong thời gian dừng. Đối với
ôtô hệ thống phanh là một trong những hệ thống quan trọng nhất vì nó đảm bảo cho ôtô
chuyển động an toàn ở chế độ cao, cho phép người lái có thể điều chỉnh được tốc độ
chuyển động hoặc dừng xe trong tình huống nguy hiểm.
Hình 1.1 Hệ thống phanh
1.1.2. Phân loại.
- Phân loại theo tính chất điều khiển chia ra phanh chân và phanh tay.
- Phân loại theo vị trí đặt cơ cấu phanh mà chia ra: phanh ở bánh xe và phanh ở trục
chuyển động.
- Phân loại theo kết cấu của cơ cấu phanh: phanh guốc, phanh đai, phanh đĩa
- Phân loại theo phương thức dẫn động có: Dẫn động phanh bằng cơ khí, chất lỏng,
khí nén hoặc liên hợp.
1.1.3. Yêu cầu
- Phải nhanh chóng dừng xe trong bất khì tình huống nào, khi phanh đột ngột xe
phải được dừng sau quãng đường phanh ngắn nhất, tức là có gia tốc phanh cực đại.
- Hiệu quả phanh cao kèm theo sự phanh êm dịu để đảm bảo phanh chuyển động với
gia tốc chậm dần đều giữ ổn định chuyển động của xe.
- Lực điều khiển không quá lớn, điều khiển nhẹ nhàng, dễ dàng cả bằng chân và tay.
- Hệ thống phanh cần có độ nhạy cao, hiệu quả phanh không thay đổi giữa các lần
phanh.
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55
6
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
- Đảm bảo tránh hiện tượng trượt lết của bánh xe trên đường, phanh chân và phanh
tay làm việc độc lập không ảnh hưởng đến nhau.
- Các cơ cấu phanh phải thoát nhiệt tốt, không truyền nhiệt ra các khu vực làm ảnh
hưởng tới sự làm việc của các cơ cấu xung quanh, phải dễ dàng điều chỉnh thay thế chi
tiết hư hỏng.
1.2. Hệ thống phanh trên xe Fortuner 2009
1.2.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc.
+ Cấu tạo
1. Bàn đạp phanh
2. Bộ trợ lực chân không
3. Xy lanh phanh chính
4. Bình chứa dầu
5. Cơ cấu phanh
6. Bộ điều hòa lực phanh
Hình
Hình1.2Sơ
1.2 Sơ
đồđồ
cấu
cấu
tạotạo
hệhệ
thống
thống
phanh
phanh
thủy
thủy
lựclực
dẫn
dẫn
động
động
haihai
dòng
dòng
trên
trên
xexe
Fotuner
Fotuner
7. Cơ cấu phanh
+ Hoạt động
- Khi đạp phanh, lực đạp được truyền từ bàn đạp qua cần đẩy vào xilanh chính để
đẩy piston trong xilanh.
- Lực của áp suất thuỷ lực bên trong xilanh chính được truyền qua các đường ống
dẫn dầu đến các xilanh bánh xe thực hiện quá trình phanh.
- Khi nhả phanh, người lái bỏ chân khỏi bàn đạp phanh lúc này piston xilanh chính
trở lại vị trí không làm việc và dầu từ các xilanh bánh xe theo đường ống hồi về xilanh
chính vào buồng chứa, đồng thời tại các bánh xe lò xo hồi vị kéo hai guốc phanh tách
khỏi trống phanh và kết thúc quá trình phanh.
1.2.2. Cơ cấu phanh.
1.2.2.1 Cơ cấu phanh trước
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55
7
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
- Với xe Fotuner 2009 thì phanh trước là phanh đĩa với các bộ phận chính như hình
bên dưới
Nguyên lý làm việc:
Phanh đĩa đẩy piston phanh bằng áp suất thủy lực dẫn từ xilanh phanh chính qua
đường ống dẫn dầu.khi áp suất dầu đẩy piston sang trái piston tác dụng lực lên má phanh
và sinh ra ma sát giữa má phanh và đĩa phanh tạo ra lực phanh hãm bánh xe, đồng thời cả
giá phanh di chuyển sang phải làm má phanh 2 cũng tác dụng lực phanh lên đĩa phanh
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55
8
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
Hình 1.3. Cơ cấu phanh trước
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55
9
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
1.2.2.2 Cơ cấu phanh sau
Hình 1.4. Cơ cấu phanh sau
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55 10
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
- Còn cơ cấu phanh sau là phanh tang trống loại đối xứng qua trục sử dụng xi lanh
thủy lực.
Nguyên lý làm việc:
Khi đạp bàn đạp phanh, dầu từ xi lanh phanh chính đến xi lanh phanh bánh xe, đẩy
pít tông sang ép guốc phanh ép vào tang trống tạo ra momen phanh và phanh bánh xe.
1.2.3 Bầu trợ lực chân không và xilanh phanh chính
- Cấu tạo và vị trí
Hình 1.5 Bầu trợ lực chân không và xilanh phanh chính
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55 11
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
Hình 1.6 Sơ đồ cấu tạo xilanh phanh chính
1.Thanh đẩy, 2.Piston số 1, 3.Lò xo hồi vị, 4.Buồng áp suất số1, 5.Piston số 2,
6.Lò xo hồi vị, 7.Buồng áp suất số 2, 8.Cửa bù số 1, 9.Của bù số 2,
10.Bình dầu phanh.
- Nguyên lý hoạt động của xilanh phanh chính
Khi đạp bàn đạp phanh, thanh đẩy của bàn đạp sẽ tác dụng trực tiếp vào piston số 1.
Do áp suất dầu ở hai buồng áp suất cân bằng nên áp lực dầu ở phía trước piston số 1 sẽ
tạo áp lực đẩy piston số 2 cùng chuyển động. Khi cuppen của piston số 1và số 2 bắt đầu
đóng các cửa bù thì áp suất phía trước chúng tăng dần và áp suất phía sau chúng giảm
dần. Phía trước dầu được nén còn phía sau chúng dầu được điền vào theo cửa nạp. Khi tới
một áp suất nhất định thì áp suất dầu sẽ thắng được sức căng của lò xo van hai chiều bố trí
ở hai đầu ra của hai van và đi đến các xilanh phanh bánh xe thông qua các đường ống dẫn
bằng kim loại để thực hiện quá trình phanh.
Khi nhả phanh, do tác dụng của lò xo hồi vị piston sẽ đẩy chúng ngược trở lại, lúc
đó áp suất dầu ở phía trước hai piston giảm nhanh, cuppen của hai piston lúc này cụp
xuống, dầu từ phía sau hai cuppen sẽ đi tới phía trước của hai piston. Khi hai cuppen của
piston bắt đầu mở cửa bù thì dầu từ trên bình chứa đi qua cửa bù điền đầy vào hai khoang
phía trước hai piston cấp để cân bằng áp suất giữa các buồng trong xilanh. Lúc này quá
trình phanh trở về trạng thái ban đầu.
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55 12
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
- Nguyên lý bầu trợ lực chân không
Hầu hết bộ trợ lực chân không có ba trạng thái hoạt động là: nhả phanh, đạp phanh
và duy trì phanh. Những trạng thái này được xác định bởi độ lớn của áp suất trên thanh
đẩy.
+ Khi không phanh:
Hình 1.7 Hoạt động của bộ trợ lực chân không( trạng thái không phanh)
Khi không đạp phanh, cửa chân không mở và cửa không khí đóng. Áp suất giữa hai
buông A và B cân bằng nhau, lò xo hồi vị đẩy piston về bên phải, không có áp suất trên
thanh đẩy.
+ Đạp phanh:
Hình 1.8 Hoạt động của bộ trợ lực chân không (trạng thái đạp phanh)
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55 13
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
Khi phanh, cần đẩy dịch sang trái làm cửa chân không đóng, cửa khí quyển mở.
Buồng A thông với buồng khí nạp động cơ, buồng B có áp suất bằng áp suất khí quyển.
Buồng A thông với buồng khí nạp động cơ, buồng B có áp suất bằng áp suất khí quyển.
+ Giữ phanh.
Hình 1.9 Hoạt động của bộ trợ lực chân không (trạng thái giữ phanh)
Ở trạng thái giữ phanh, cả hai cửa đều đóng, do đó áp suất ở phía phải của màng
không đổi, áp suất trong hệ thống được duy trì.
Khi nhả phanh lò xo hồi vị đẩy piston và màng ngăn về vị trí ban đầu. Trong trường
hợp bộ trợ lực bị hỏng, lúc này cần đẩy sẽ làm việc như một trục liền. Do đó khi phanh
người lái cần phải tác động một lực lớn hơn để thắng lực đẩy của lò xo và lực ma sát của
cơ cấu.
1.3 Tiêu chuẩn kĩ thuật
Bảng 1. Các giá trị tiêu chuẩn
Thông số sửa chữa
Độ cao bàn đạp phanh tính từ tấm sàn xe
Hành trình tự do của bàn đạp
Khe hở làm việc của công tắc đèn phanh
Khoảng dự trữ của bàn đạp phanh tính từ
tấm vách ngăn
Áp suất âm của cụm bơm chân không
Độ dày má phanh trước
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55 14
Giá trị tiêu chuẩn
152,9mm đến 162,9mm
154,1mm đến 164,1mm
1 đến 6 mm
1,5 đến 2,5 mm
85mm
Lớn hơn 86,7 kPa
Tiêu chuẩn: 11,5mm
(M/T)
(A/T)
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
Nhỏ nhất: 11mm
Tiêu chuẩn: 28mm
Độ dày đĩa phanh trước
Nhỏ nhất: 26mm
Độ đảo đĩa phanh trước
Lớn nhất: 0,05 mm
Tiêu chuẩn: 295,00 mm
Đường kính trong của trống phanh sau
Lớn nhất : 297 mm
Tiêu chuẩn: 5,4 mm
Độ dày phần ma sát của guốc phanh phía sau
Nhỏ nhất: 1 mm
Khe hở guốc phanh sau và trống phanh sau
0,6 mm
Tải cầu sau van điều hòa theo tải
9808 N
Áp suất dầu phanh phía sau tiêu chuẩn
3700± 640 kPa
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55 15
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
CHƯƠNG II. CHUẨN ĐOÁN BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH XE
FORTUNER 2009
Bảng 2. Thông số kĩ thuật xe Fortuner 2009
Thông số
Đặc điểm kỹ thuật
Hộp số truyền động
Số tự động
Hãng sản xuất
Toyota
Loại động cơ
2.7L gasoline, 4 xy lanh thẳng hàng, 16
Valve, DOHC
Kiểu động cơ
2TR-FE
Dung tích xy lanh
2649cc
Loại xe
SUV
Nhiên liệu
Xăng
Mức tiêu thụ nhiên liệu
12,7 lít/ 100Km
Chiều dài cơ sở
2750 mm
Chiều rộng cơ sở
1540 mm
Trọng lượng không tải
1850 kg
Số cửa
5 cửa
Số chỗ ngồi
7chỗ
2.1. Chẩn đoán hệ thống phanh.
Bảng 3. Chuẩn đoán hệ thống phanh
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55 16
Trường ĐH GTVT
Triệu chứng
Bàn đạp bị thấp hoặc hẫng
Bó phanh
Lực phanh không đủ
Tiếng ồn từ phanh
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
Khu vực nghi ngờ
- Rò rỉ dầu trong hệ thống phanh.
- Có khí trong đường ống phanh.
- Cuppen piston bị mòn hoặc hỏng.
- Khe hở guốc phanh quá lớn.
- Xy lanh phanh chính.
- Cần đẩy trợ lực phanh.
- Hành trình tự do của bàn đạp phanh quá
nhỏ.
- Hành trình của cần đẩy guốc phanh.
- Dây phanh đỗ số 1 kẹt.
- Dây phanh đỗ số 2 kẹt.
- Dây phanh đỗ số 3 kẹt.
- Khe hở guốc phanh sau.
- Má phanh ( nứt hoặc biến dạng)
- Piston phanh trước bị kẹt.
- Piston phanh sau bị kẹt.
- Cần đẩy hỗ trợ lực phanh.
- Rò rỉ chân không trong hệ thống trợ lực.
- Xilanh phanh chính hỏng.
- Rò rỉ dầu trong hệ thống phanh.
- Có khí trong đường ống phanh.
- Má phanh (dính dầu, chai cứng).
- Đĩa phanh (chai cứng).
- Khe hở guốc phanh sau.
- Cần đẩy trợ lực phanh (cần phải điều
chỉnh)
- Rò rỉ chân không trong hệ thống trợ lực.
- Má phanh nứt, méo, bẩn dính dầu, chai
cứng.
- Lớp ma sát nứt, méo, bẩn hoặc chai
cứng.
- Bu lông bắt.
- Tấm đỡ má phanh lỏng.
- Móc, lò xo hồi vị, lò xo căng hỏng.
- Lò xo giữ guốc phanh hư hỏng
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55 17
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
2.2 Quy trình kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh
2.2.1. Kiểm tra chiều cao bàn đạp phanh
Độ cao bàn đạp phanh từ tấm vách ngăn:
Hạng mục
Cho hộp số
thường
Điều kiện tiêu chuẩn
152.9 đến 162.9 mm
(6.020 đến 6.413 in.)
Cho hộp số
tự động
154.1 đến 164.1 mm
(6.067 đến 6.461 in.)
Hình 2..3 Kiếm tra bàn đạp phanh
2.2.2. Kiểm tra hành trình tự do bàn đạp phanh
Hình 2.2 Hành trình tự do bàn đạp phanh
- Tắt máy. Hãy đạp phanh một vài lần cho đến khi hết lượng chân không trong bộ
trợ lực. Sau đó nhả bàn đạp.
- Nhấn bàn đạp cho đến khi cảm nhận được có lực cản.
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55 18
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
- Kiểm tra hành trình tự do của bàn đạp bằng cách đo khoảng cách giữa vị trí ở bước
trước đó và vị trí nhả bàn đạp.
- Hành trình tự do của bàn đạp:
1.0 đến 6.0 mm (0.039 đến 0.236 in).
2.2.3 Điều chỉnh khoảng cách mở công tắc đèn phanh
Hình 2.3 Công tắc đèn phanh
- Khe hở làm việc của công tắc đèn phanh:
1.5 đến 2.5 mm (0.059 đến 0.098 in.)
2.2.4 Kiểm tra bảo dưỡng bộ trợ lực chân không
a, Kiểm tra sự kín khít
- Khởi động động cơ và tắt máy sau một
đến 2 phút. Đạp bàn đạp phanh vài lần.
- Chắc chắn rằng bộ trợ lực kín khí. Kiểm
tra rằng khoảng cách bàn đạp có thể ấn xuống
giảm từ từ với lần đạp bàn đạp tiếp theo.
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy kiểm tra
van một chiều.
Nếu van một chiều là bình thường, hãy thay thế
bộ trợ lực phanh.
Hình 2.4
- Khởi động động cơ. Đạp và giữ bàn đạp phanh rồi tắt máy.
- Chắc chắn rằng bộ trợ lực là kín khí. Hãy giữ bàn đạp trong 30 giây và kiểm tra
rằng khoảng cách dự trữ của bàn đạp không bị thay đổi.
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55 19
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy kiểm tra van một chiều.
Nếu van một chiều là bình thường, hãy thay thế bộ trợ lực phanh.
b, Kiểm tra sự hoạt động
- Đạp bàn đạp phanh vài lần với khoá
điện ở vị trí OFF và kiểm tra rằng không có
sự thay đổi về khoảng dự trữ bàn đạp.
- Hãy đạp và giữ bàn đạp phanh, và
khởi động động cơ. Kiểm tra rằng bàn đạp
chỉ có thể đạp xuống được một chút.
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy
kiểm tra van một chiều.
Nếu van một chiều là bình thường, hãy thay
thế bộ trợ lực phanh.
Hình 2.5
c, Kiểm tra cụm van một chiều chân không
- Trượt kẹp và ngắt ống chân không
ra.
- Tháo van một chiều ra khỏi bộ trợ
lực phanh.
- Kiểm tra rằng có thông khí từ bộ trợ
lực phanh đến động cơ, và không thông khí
từ động cơ đến bộ trợ lực.
Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy
Hình 2.6 Cụm van một chiều chân không
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55 20
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
2.2.5 Kiểm tra bảo dưỡng xylanh phanh chính
-
Tháo chốt C sau đó tháo piston B ra
Khi tháo song tiến hành kiểm tra:
+ Kiểm tra piston A&B đảm bảo không bị xước
+ Kiểm tra lòng trong xilanh phanh chính
Nếu bị bẩn thì cần làm sạch
Hình 2.7 Xylanh phanh chính
Nếu bị xước hãy thay thế chúng
+ Kiểm tra lò xo hồi vị, đảm bảo chúng hoạt
động tốt
2.2.6 Kiểm tra bảo dưỡng phanh trước
a, Kiểm tra xylanh phanh và pittong
- Kiểm tra lòng xi lanh và píttông xem có bị gỉ hoặc bị xước không.
Nếu cần thiết, hãy thay xi lanh và các píttông.
b, Kiểm tra độ dày má phanh
Dùng một thước, đo độ dày của má
phanh.
-
Độ dày tiêu chuẩn:
11.5 mm (0.453 in.)
Độ dày nhỏ nhất:
1.0 mm (0.039 in.)
- Nếu độ dày của lớp ma sát nhỏ
hơn giá trị nhỏ nhất, hãy thay má
phanh.
Hình 2.8 Má phanh
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55 21
- Luôn giữ cho má phanh khô và sạch
Vệ sinh bằng giấy nhám khi bề mặt ma
phanh bị bần
Thay thế khi ma phanh bị trai cứng
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
c, Kiểm tra độ dày đĩa phanh
- Dùng panme, đo độ dày của đĩa phanh.
Độ dày tiêu chuẩn:
28.0 mm (1.102 in.)
Độ dày nhỏ nhất:
26.0 mm (1.024 in.)
- Nếu độ dày đĩa phanh nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất, hãy thay thế đĩa phanh.
2.2.7 Kiểm tra bảo dưỡng phanh sau
a, Kiểm tra đường kính trong trống phanh
Dùng dụng cụ đo trống phanh hay
tương đương, hãy đo đường kính trong của
trống phanh.
Đường kính trong tiêu chuẩn:
295.0 mm (11.614 in.)
Đường kính trong lớn nhất:
297.0 mm (11.693 in.)
Nếu đường kính trong của trống
phanh lớn hơn giá trị lớn nhất, hãy thay thế
trống phanh.
Hình 2.9 Trống phanh
b, Kiểm tra độ dày phần ma sát của guốc phanh
Dùng một thước, đo độ dày của má phanh.
Độ dày tiêu chuẩn:
5.4 mm (0.213 in.)
Độ dày nhỏ nhất:
1.0 mm (0.039 in.)
Nếu độ dày phần ma sát bằng hoặc nhỏ hơn
giá trị nhỏ nhất hoặc nếu quá mòn hoặc mòn
không đều, hãy thay thế guốc phanh.
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55 22
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
GỢI Ý:
Nếu phải thay thế bất cứ một guốc phanh
Hình 2.40 Guốc phanh
nào, thì hãy thay thế tất cả các guốc để duy trì
hiệu quả
phanh.
c, Kiểm tra sự tiếp xúc chính xác của trống phanh
và má
phanh
- Bôi phấn lên mặt trong của trống
phanh. Sau đó mài lên mặt ma sát của
trống phanh cho đến khi đạt được tiếp xúc
hoàn toàn.
Nếu trống phanh và má phanh không tiếp
xúc hoàn toàn, hãy dùng máy để mài guốc
phanh hoặc thay thế guốc phanh.
Hình 2.11
- Sau khi kiểm tra, lau sạch phấn trên
mặt trong của trống phanh và bề mặt ma
sát.
d, Kiểm tra cụm xi lanh phanh bánh sau
- Kiểm tra lòng xi lanh và píttông xem có bị gỉ hoặc bị xước không.
Nếu cần thiết, hãy thay thế xi lanh và píttông.
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55 23
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
2.2.8 Kiểm tra đường ống dẫn dầu
- Đảm bảo không bị ro gỉ dầu phanh,không
bị gập
- Quan sát đường ống dẫn dầu, nếu bị hở
dầu ở các đầu nối do lắp ghép băng bulong thi
hãy xiết chặt lại
- Nếu phát hiện đường ống bị thủng hay
thay thế ngay
Hình 2.12 Đường ống dẫn dầu
2.2.9 Xả e
a, Xả khí khỏi xi lanh phanh chính
Hình 2.13 Xả khí xi lanh phanh chính
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55 24
Trường ĐH GTVT
Chuẩn đoán bảo dưỡng sửa chữa ô tô
- Dùng cờ lê đai ốc nối, tháo 2 đường ống phanh ra khỏi xylanh phanh chính.
- Đạp từ từ bàn đạp phanh và giữ nó ở đó.
- Bịt các lỗ bên ngoài bằng ngón tay của bạn và nhả bàn đạp phanh.
- Lặp lại 2 bước trên từ 3 tới 4 lần.
- Dùng cờ lê đai ốc nối, lắp 2 đường ống phanh vào xylanh phanh chính.
GỢI Ý:
b, Xả
Hãy
dùng một cờlê cân lực có chiều dài tay đòn 30 cm (11.81 in.).
Giá
trị mômen này có hiệu lực khi cờ lê đai ốc nối song song với cờlê cân lực.
khí ra khỏi đường ống phanh
- Tháo nắp nút xả khí.
- Lắp ống nhựa vào các nút xả khí
- Đạp bàn đạp phanh vài lần và sau đó
nới lỏng nút xả khí với bàn đạp phanh đã
được nhấn xuống.
- Khi dầu ngừng chảy ra, hãy xiết ngay
nút xả khí. Sau đó nhả bàn đạp.
Hình 2.14
- Lặp lại 2 bước trên cho đến khi khí
trong dầu phanh được xả hết.
- Xiết chặt nút xả khí.
SV: Dương Văn Tú – Cơ khí ô tô I – K55 25