BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
PHẠM QUỐC VIỆT
PHÂN TÍCH THỰC HIỆN KẾT QUẢ ĐẤU THẦU
THUỐC TẠI CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP
TỈNH HÀ GIANG NĂM 2016
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI 2017
BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
PHẠM QUỐC VIỆT
PHÂN TÍCH THỰC HIỆN KẾT QUẢ ĐẤU THẦU
THUỐC TẠI CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP
TỈNH HÀ GIANG NĂM 2016
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƢỢC
MÃ SỐ: 60 72 04 12
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thanh Bình
Thời gian thực hiện: Từ tháng 4/2017 đến tháng 9/2017
HÀ NỘI 2017
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lời biết ơn sâu sắc nhất tới
GS.TS Nguyễn Thanh Bình - Phó hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Dƣợc Hà
Giang, ngƣời thầy đã hƣớng dẫn, chỉ bảo và góp ý cho tôi hoàn thành đề tài
tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo, cán bộ Phòng
Sau Đại học, Bộ môn Quản lý Kinh tế Dƣợc - Trƣờng Đại học Dƣợc Hà
Giang đã luôn giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu tại Trƣờng.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, các bạn đồng nghiệp
phòng Nghiệp vụ dƣợc của Sở Y tế Hà Giang đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ,
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn sát
cánh, giúp đỡ động viên để tôi yên tâm, học tập, nghiên cứu và hoàn
thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2017
HỌC VIÊN
Phạm Quốc Việt
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU MUA THUỐC................................... 4
1.1.1. Khái niệm đấu thầu ......................................................................... 4
1.1.2. Đấu thầu thuốc ................................................................................ 5
1.2. ĐÁNH GIÁ VỀ SỬ DỤNG THUỐC TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA
BỆNH Ở VIỆT NAM................................................................................. 8
1.2.1. Chi phí thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh ở Việt Nam ............. 8
1.2.2. Danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh .... 10
1.3. VÀI NÉT SƠ LƢỢC VỀ NGÀNH Y TẾ HÀ GIANG ....................... 11
1.4. SƠ LƢỢC HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU THUỐC TẠI TỈNH HÀ
GIANG ................................................................................................ 12
1.4.1. Giai đoạn 2010-2012..................................................................... 12
1.4.2. Giai đoạn 2013-2016..................................................................... 14
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 16
2.1. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ............ 16
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 16
2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ..................................................... 16
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 16
2.2.1. Các biến số nghiên cứu ................................................................. 16
2.2.2. Mô hình thiết kế nghiên cứu ......................................................... 19
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu ........................................................ 19
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ........................................ 19
2.2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu ........................................................ 22
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 23
3.1. SO SÁNH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG VỚI DANH MỤC
THUỐC TRÚNG THẦU CỦA SỞ Y TẾ HÀ GIANG NĂM 2016 .. 23
3.1.1. Cơ cấu thuốc trúng thầu đƣợc sử dụng, không đƣợc sử dụng ...... 23
3.1.2. Nhà thầu thực hiện cung ứng thuốc trúng thầu ............................. 25
3.1.3. So sánh nhóm thuốc theo TDDL ĐSD với trúng thầu .................. 26
3.1.4. So sánh nhóm thuốc ĐSD với KQTT trong gói generic............... 27
3.1.5. So sánh thuốc nội/ngoại ĐSD với KQTT ..................................... 28
3.2. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI CÁC CƠ SỞ Y
TẾ CÔNG LẬP TỈNH HÀ GIANG NĂM 2016 ................................ 29
3.2.1. Kết quả thực hiện danh mục thuốc trúng thầu theo phân hạng bệnh
viện ........................................................................................................29
3.2.2. Tỉ lệ mặt hàng thuốc sử dụng cao trúng thầu ban đầu .................. 30
3.2.3. Tỉ lệ các mặt hàng cao hơn phân bổ ban đầu theo nhóm TDDL của
Bệnh viện Hạng I .......................................................................... 31
3.2.4. Tỉ lệ các mặt hàng cao hơn trúng thầu theo nhóm TDDL của Bệnh
viện Hạng II .................................................................................. 33
3.2.5. Tỉ lệ các mặt hàng cao hơn trúng thầu theo nhóm TDDL của Bệnh
viện Hạng III ....................................................................................... 34
3.2.6. Tỉ lệ các mặt hàng sử dụng có vi phạm quy định sử dụng ........... 35
3.2.7. Tỉ lệ mặt hàng có giá trị cao nhƣng tỉ lệ sử dụng thấp so với trúng
thầu ........................................................................................................36
3.2.8 Tỉ lệ các thuốc có tỉ lệ sử dụng cao hơn trúng thầu 120% ............. 39
Chƣơng 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 41
4.1. VỀ THUỐC THEO NHÓM TDDL TRÚNG THẦU VÀ ĐƢỢC SỬ
DỤNG ................................................................................................. 41
4.2. VỀ THUỐC NỘI, THUỐC NGOẠI TRÚNG THẦU VÀ ĐƢỢC SỬ
DỤNG ................................................................................................. 42
4.3. TÌNH HÌNH CUNG ỨNG THUỐC CỦA CÁC NHÀ THẦU ........... 43
4.4. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DANH MỤC THUỐC TRÚNG THẦU
CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ .................................................................... 44
4.5. CÁC MẶT HÀNG THUỐC SỬ DỤNG CAO HƠN TRÚNG THẦU
BAN ĐẦU........................................................................................... 44
4.6. CÁC MẶT HÀNG CAO HƠN TRÚNG THẦU THEO NHÓM TDDL
THEO HẠNG BỆNH VIỆN ............................................................... 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 46
KẾT LUẬN ................................................................................................. 46
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1
Các biến số nghiên cứu ............................................................. 16
Bảng 2.2
Các phƣơng pháp phân tích số liệu đƣợc sử dụng trong đề tài 20
Bảng 2.3
Cách tính toán các chỉ số .......................................................... 21
Bảng 3.1.
Tỉ lệ thuốc TT đƣợc sử dụng, không đƣợc sử dụng ................. 23
Bảng 3.2.
Tỉ lệ giá trị của các gói thầu ĐSD so với TT ............................ 24
Bảng 3.3.
Nhà thầu thực hiện cung ứng thuốc trúng thầu theo SKM ....... 25
Bảng 3.4.
Tỉ lệ giá trị nhóm thuốc theo TDDL ĐSD so với TT ............... 26
Bảng 3.5.
Tỉ lệ giá trị các nhóm thuốc ĐSD so với TT trong gói generic 27
Bảng 3.6.
Tỉ lệ giá trị thuốc nội/ngoại ĐSD so với TT ............................. 28
Bảng 3.7:
Tỉ lệ mặt hàng thuốc trúng thầu so với sử dụng theo phân
hạng bệnh viện ......................................................................... 29
Bảng 3.8:
Tỉ lệ mặt hàng thuốc sử dụng cao phân bổ ban đầu ................. 30
Bảng 3.9
Tỉ lệ các mặt hàng cao hơn phân bổ ban đầu theo nhóm TDDL ... 31
Bảng 3.10
Tỉ lệ các mặt hàng cao hơn phân bổ ban đầu theo nhóm TDDL... 33
Bảng 3.11
Tỉ lệ các mặt hàng cao hơn phân bổ ban đầu theo nhóm TDDL... 34
Bảng 3.12
Bảng tỉ lệ các mặt hàng sử dụng không đạt kết quả trúng thầu ..... 35
Bảng 3.13
Các mặt hàng giá trị trúng thầu cao sử dụng thấp .................... 37
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Tỉ lệ các gói thầu ĐSD so với KQTT ............................................ 24
Hình 3.2. Tỉ lệ các nhóm ĐSD so với TT trong gói thuốc generic ................ 27
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, giữ vai trò quan trọng trong công
tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.Trong bối cảnh nền kinh tế Việt
Nam đang trên đà phát triển mạnh, với mô hình bệnh tật đa dạng và phức tạp
đan xen giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển, nhu cầu sử dụng thuốc
ngày càng tăng cao đồng nghĩa với việc chi phí thuốc luôn chiếm tỉ trọng cao
trong ngân sách y tế cũng nhƣ trong chi phí khám chữa bệnh của ngƣời bệnh.
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, năm 2016, tổng chi thuốc khám, chữa
bệnh BHYT là trên 32 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 43% tổng chi khám, chữa
bệnh BHYT; trong đó số chi vật tƣ y tế không ngừng gia tăng qua các năm.
Công tác quản lý cung ứng và lựa chọn sử dụng thuốc đang tồn tại một số vấn
đề chƣa hợp lý. Thị trƣờng thuốc ở Việt Nam với trên 22.000 loại thuốc đang
lƣu hành trong khi đó công tác đầu thầu thuốc cũng còn một số hạn chế, giá
thuốc vẫn có sự chênh lệch trên cùng một địa bàn và giữa các tỉnh thành phố.
Tìm giải pháp để công tác quản lý thuốc trong khám, chữa bệnh BHYT là vấn
đề rất đƣợc quan tâm và phải sớm thực hiện.
Hơn nữa, sử dụng thuốc kém hiệu quả và bất hợp lý đã và đang là vấn đề bất
cập của nhiều quốc gia. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính làm gia tăng
chi phí điều trị, tăng tính kháng thuốc và giảm chất lƣợng chăm sóc sức khỏe.
Các nghiên cứu cho thấy tình trạng sử dụng thuốc bất hợp lý sảy ra trên
nhiều nƣớc trên thế giới. Tại các nƣớc đang phát triển và chậm phát triển.
30% - 60% bệnh nhân sử dụng kháng sinh không hợp lý. Tại Châu Âu sự đề
kháng của phế cầu với Penicilin tỷ lệ thuận với lƣợng kháng sinh đƣợc sử
dụng [12].
Tại Việt Nam, tiền thuốc bình quân đầu ngƣời trong năm tăng lên từ
19,77 USD/ngƣời năm 2009 [16], năm 2010 là 23 USD/ngƣời [18], năm 2014
1
là 31 USD/ngƣời, đến năm 2015 là 37,97 USD/ngƣời [10]. Các loại thuốc có
nhu cầu sử dụng nhiều nhất trong năm 2015 là các loại thuốc kháng sinh, hạ
nhiệt, giảm đau, chống viêm, Vitamin, thuốc bổ… Cũng trong năm 2015 tổng
giá trị tiền thuốc mà cả nƣớc sử dụng là hơn 3 triệu USD; Trong đó giá trị tiền
thuốc sản xuất trong nƣớc chiếm hơn 1 triệu USD, còn lại hơn 2 triệu USD là
thuốc thành phẩm nhập khẩu. Nhƣ vậy có thể thấy thuốc ngoại vẫn đang áp
đảo so với thuốc nội [10]. Việc sử thuốc và bất hợp lý là một vấn đề có phạm vi
ảnh hƣởng rộng ở khắp mọi cấp độ chăm sóc y tế, dẫn đến nguyên nhân làm
tăng đáng kể chi phí cho ngƣời bệnh, đặc biệt là những ngƣời bệnh ở vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Các thầy thuốc kê đơn trong cộng đồng
thƣờng có thói quen sao chép lại các đơn thuốc dùng trong bệnh viện và đây
thực sự là điều đáng lo ngại, đã và đang là vấn đề bất cập của nhiều quốc gia.
Theo một số nghiên cứu, Việt Nam là một trong các nƣớc có chi phí tiền
thuốc cao (chiếm 60%), trong đó các nƣớc phát triển chi phí cho tiền thuốc chỉ
chiếm 15%. Đây là việc bất hợp lý, ảnh hƣởng đến ngân sách và quỹ BHYT.
Trong bối cảnh nƣớc ta đang bƣớc vào nền kinh tế thị trƣờng và đang
tham gia hội nhập WTO, thị trƣờng thuốc phát triển liên tục với sự đa dạng,
phong phú về chủng loại cũng nhƣ nguồn cung cấp, tình trạng thiếu thuốc
phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đã đƣợc khắc phục.
Tuy nhiên, do sự mất cân đối về dƣợc lý với các thuốc sản xuất trong nƣớc,
sản xuất chủ yếu các nhóm thuốc nhƣ chống nhiễm khuẩn ký sinh trùng,
vitamin, thuốc bổ, thuốc hạ nhiệt giảm đau, chống viêm, còn các thuốc điều
trị chuyên khoa nhƣ tim mạch, ung thƣ, nội tiết vv… còn rất ít dẫn đến các
doanh nghiệp cạnh tranh nhau giá trên thị trƣờng. Trong khi đó các doanh
nghiệp nhập khẩu các thuốc bán chạy, lợi nhuận cao chƣa phù hợp với mô
hình bệnh tật (MHBT), dẫn đến sự không lành mạch trên thị trƣờng, ảnh
hƣởng tới hoạt động cung ứng và sử dụng thuốc trong bệnh viện [11].
2
Với mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả với chi phí hợp lý, Bộ Y
tế đã tham mƣu với Chính phủ ban hành nhiều văn bản quan trọng, trong đó
đặc biệt quan tâm đến vấn đề đấu thầu thuốc.
Sở Y tế Hà Giang thực hiện đấu thầu tập trung từ năm 2016, các cơ sở
y tế trên địa bàn tỉnh căn cứ kết quả đấu thầu của Sở Y tế thực hiện việc ký
kết hợp đồng với các nhà thầu và mua thuốc với mức giá thống nhất trong
toàn tỉnh.
Đánh giá thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập nhằm
chỉ ra những tồn tại khó khăn trong việc thực hiện sử dụng thuốc của các cơ
sở y tế, qua đó đƣa ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu,
cung ứng, sử dụng thuốc trúng thầu tại các cơ sở y tế công lập là một yêu cầu
cấp bách trong thời điểm hiện nay.
Để đánh giá thực trạng công tác sử dụng thuốc theo kết quả trúng thầu
tại Hà Giang, chúng tôi tiến hành đề tài “Phân tích thực hiện kết quả đấu
thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập tỉnh Hà Giang năm 2016” nhằm hai mục
tiêu sau:
1. So sánh danh mục thuốc sử dụng với danh mục thuốc trúng thầu
của Sở Y tế Hà Giang năm 2016.
2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại các cơ sở y tế công lập tỉnh
Hà Giang năm 2016.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, đề xuất một số ý kiến đóng góp nhằm
góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động sử dụng của Sở Y tế Hà Giang trong
những năm tiếp theo.
3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU MUA THUỐC
1.1.1. Khái niệm đấu thầu
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 đã định nghĩa: “Đấu thầu là quá trình
lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tƣ vấn,
dịch vụ phi tƣ vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tƣ để ký kết
và thực hiện hợp đồng dự án đầu tƣ theo hình thức đối tác công tƣ, dự án đầu
tƣ có sử dụng đất trên cơ sở đảm bảo sự cạnh tranh, công bằng, minh bạch và
hiệu quả kinh tế “[13].
Luật đấu thầu 43 cũng đã có mục riêng quy định về việc mua thuốc, vật
tƣ y tế sử dụng vốn nhà nƣớc, nguồn quỹ BHYT, nguồn thu từ dịch vụ KCB
và nguồn thu hợp pháp khác của CSYT công lập.
Vai trò của đấu thầu thuốc
Đấu thầu là một hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị
trƣờng phát triển nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tế kỹ
thuật của chủ đầu tƣ. Nhƣ vậy đấu thầu ra đời và tồn tại với mục tiêu nhằm
thực hiện tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch để lựa chọn ra nhà thầu phù
hợp nhất và bảo đảm hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tƣ.
Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nƣớc
về đầu tƣ và xây dựng, hạn chế và loại trừ đƣợc tình trạng thất thoát, lãng phí
vốn đầu tƣ.
Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong lĩnh
vực xây dựng cơ bản nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung.
Đấu thầu tạo ra môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các
đơn vị xây dựng. Đây là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của ngành
4
công nghiệp xây dựng nƣớc ta và tạo điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật,
đổi mới công nghệ xây dựng, từng bƣớc hội nhập với khu vực và thế giới.
1.1.2. Đấu thầu thuốc
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt có liên quan trực tiếp đến sức khỏe
và tính mạng con ngƣời nên cần một hệ thống các văn bản quy định chặt chẽ
để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc an toàn trong khám và điều trị cho ngƣời
bệnh. Đấu thầu thuốc hiện nay đƣợc các cơ sở y tế thực hiện dựa trên các văn
bản Luật, Thông tƣ và Nghị định quy định chi tiết và hƣớng dẫn đầy đủ về
đấu thầu thuốc do Bộ Y tế ban hành và liên tục sửa đổi.
Sau khi luật đấu thầu số 43 và nghị định số 63 ra đời về quy định chi tiết
thi hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, nhiều địa phƣơng
trên cả nƣớc đã áp dụng hình thức đấu thầu thuốc tập trung và thu đƣợc những
thành quả nhất định trong mua sắm và cung ứng thuốc cho các đơn vị. Từ đó,
Bộ Y tế đã ban hành các Thông tƣ hƣớng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ
sở y tế thông qua Thông tƣ số 01 và Thông tƣ số 36 với những quy định cụ thể
về quy trình đấu thầu thuốc, xây dựng kế hoạch đấu thầu và xét duyệt trúng
thầu thuốc tại các cơ sở y tế [3], [6]. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế áp dụng bảng
tiêu chuẩn đánh giá về mặt kĩ thuật tại hồ sơ mời thầu mua thuốc đƣợc qui định
tại Thông tƣ số 31 và xây dựng hồ sơ mời thầu theo hƣớng dẫn lập hồ sơ mời
thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế tại Thông tƣ số 37 và Thông tƣ số 05 [1],
[4], [5].
Các qui định mới trong Thông tƣ số 01 về hƣớng dẫn đấu thầu mua
thuốc trong các cơ sở y tế và Thông tƣ liên tịch số 36 về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tƣ liên tịch số 01 cũng mang đến những đổi mới trong công
tác đấu thầu mua sắm thuốc tại các đơn vị y tế. Đặc biệt, các qui định về phân
nhóm thuốc đấu thầu, cụ thể là: tại điều 7 về phân chia gói thầu của Thông tƣ
5
số 36, thuốc đấu thầu đƣợc chia làm 3 gói: gói thầu thuốc theo tên biệt dƣợc,
gói thầu thuốc theo tên generic và gói thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu.
Thuốc biệt dƣợc gốc: là thuốc đƣợc cấp phép lƣu hành lần đầu tiên,
trên cơ sở đã có đầy đủ các số liệu về chất lƣợng, an toàn và hiệu quả.
Thuốc generic: là thuốc thành phẩm nhằm thay thế một thuốc phát minh
đƣợc sản xuất không có giấy phép nhƣợng quyền của công ty phát minh và đƣợc
đƣa ra thị trƣờng sau khi bằng phát minh và các độc quyền đã hết hạn [3],[18].
Trong đó, gói thầu thuốc theo tên generic đƣợc chia thành 5 nhóm,
tƣơng ứng với 5 nhóm tiêu chuẩn của nhà sản xuất nhƣ sau:
Cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP là cơ
sở sản xuất thuốc đƣợc cơ quan quản lý có thẩm quyền của nƣớc tham gia Cơ
quan quản lí dƣợc Châu Âu (EMA) hoặc nƣớc tham gia Hội nghị quốc tế về
hài hòa hóa các thủ tục đăng kí dƣợc phẩm sử dụng cho con ngƣời (ICH)
hoặc nƣớc tham gia hệ thống hợp tác về thanh tra dƣợc phẩm (PIC/s) cấp giấy
chứng nhận đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/s-GMP hoặc tƣơng đƣơng.
Nhóm 1:
Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/sGMP thuộc nƣớc tham gia ICH;
Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn WHO-GMP do
Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý dƣợc) cấp giấy chứng nhận và đƣợc cơ quan
quản lý có thẩm quyền của nƣớc tham gia ICH cấp phép lƣu hành.
Nhóm 2:
Thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc PIC/sGMP nhƣng không thuộc nƣớc tham gia ICH;
6
Thuốc nhƣợng quyền từ cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP hoặc
PIC/s-GMP thuộc các nƣớc tham gia ICH và đƣợc sản xuất tại cơ sở sản xuất
thuốc Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý dƣợc) cấp giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn WHO-GMP.
Nhóm 3: thuốc sản xuất tại cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn WHOGMP đƣợc Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý dƣợc) cấp giấy chứng nhận.
Nhóm 4: thuốc có chứng minh tƣơng đƣơng sinh học do Bộ Y tế công bố
Tƣơng đƣơng sinh học: Hai thuốc đƣợc coi là tƣơng đƣơng sinh học nếu
chúng là những thuốc tƣơng đƣơng bào chế hay là thế phẩm bào chế và sinh
khả dụng của chúng sau khi dùng cùng một mức liều trong cùng điều kiện thử
nghiệm là tƣơng tự nhau dẫn đến hiệu quả điều trị của chúng về cơ bản đƣợc
coi là sẽ tƣơng đƣơng nhau
Nhóm 5: thuốc không đáp ứng tiêu chí phân nhóm quy định tại Điểm a,
b, c và d.
Các thuốc đƣợc đƣa vào gói thầu thuốc theo tên biệt dƣợc gồm:
Thuốc biệt dƣợc gốc hoặc thuốc có tƣơng đƣơng điều trị với thuốc biệt
dƣợc gốc do Bộ Y tế công bố.
Thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm do Bộ Y tế ban hành.
Gói thầu thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu đƣợc phân chia thành 2 nhóm
theo tiêu chí kỹ thuật và công nghệ đƣợc cấp phép nhƣ sau:
Nhóm 1: thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu đƣợc sản xuất tại cơ sở đạt tiêu
chuẩn WHO-GMP do Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý dƣợc) cấp giấy chứng nhận.
Nhóm 2: thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu đƣợc sản xuất tại cơ sở chƣa
đƣợc Bộ Y tế Việt Nam (Cục Quản lý dƣợc) cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn
WHO-GMP [3].
7
1.2. ĐÁNH GIÁ VỀ SỬ DỤNG THUỐC TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM,
CHỮA BỆNH Ở VIỆT NAM
1.2.1. Chi phí thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh ở Việt Nam
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật,
ngành dƣợc đã có những bƣớc tiến dài về mọi mặt. Thị trƣờng dƣợc phẩm thế
giới và trong nƣớc ngày càng đƣợc mở rộng, với sự đa dạng phong phú cả về
chủng loại và số lƣợng. Hệ thống cung ứng thuốc cũng ngày càng đƣợc mở
rộng và phát triển, việc lựa chọn đƣợc một danh mục thuốc hợp lý là một
trong các yếu tố mang tính quyết định trong việc sử dụng thuốc hợp lý trong
bệnh viện. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý cung ứng và lựa chọn sử
dụng thuốc đang tồn tại một số vấn đề chƣa hợp lý. Thị trƣờng thuốc Việt
Nam với khoảng trên 22.000 loại thuốc đang lƣu hành trong khi công tác đấu
thầu cũng còn một số hạn chế, giá thuốc vẫn còn có sự chênh lệch trên cùng
một địa bàn và giữa các tỉnh, thành phố. Nhằm tìm giải pháp để công tác quản
lý thuốc trong khám chữa bệnh BHYT, Hội thảo “Quản lý thuốc khám chữa
bệnh bảo hiểm y tế”, ngày 22/10/2013, tại Hà Nội, do BHXH Việt Nam phối
hợp cùng văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, cơ quan
Đảm bảo xã hội và Quốc tế Pháp (GIP SPSI) đã đƣợc tổ chức. Tại hội thảo
theo các báo cáo, chi phí về thuốc, cả tân dƣợc và thuốc YHCT, ngày càng
tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của quỹ BHYT. Năm 2010:
Tổng chi tiền thuốc của quỹ BHYT khoảng 11.564 tỷ đồng (60%) tổng chi
KCB của quỹ; năm 2011: khoảng 15.568 tỷ đồng (61,3%) tổng chi của quỹ;
tăng 34,6% so với năm 2010; Năm 2012: khoảng 19.561 tỷ đồng (60,6%)
tổng chi của quỹ; tăng 4 ngàn tỷ so với năm 2011. Công tác quản lý thuốc vẫn
còn nhiều vấn đề nhƣ: khó khăn để lựa chọn thuốc trong danh mục thuốc
BHYT, nhất là với thuốc chế phẩm YHCT [15].
Cùng với chi phí tiền thuốc tăng, đồng thời sảy ra những bất cập nhƣ:
8
Trong các loại thuốc sử dụng tại bệnh viện, các thuốc chiếm tỷ lệ chi phí lớn
thƣờng chỉ tập chung vào một số nhóm thuốc chính nhƣ thuốc kháng sinh
chiếm (46%), thuốc điều trị các bệnh tim mạch (15,5%), các thuốc hỗ trợ điều
trị (11,3%) [13].
Ngoài ra các bệnh không lây nhiễm cũng ngày một tăng cao, điều này
cho thấy mô hình bệnh tật hiện nay rất đa dạng. Đặc biệt việc sử dụng tràn lan
rất nhiều kháng sinh tại tất cả các tuyến là điều đáng lo ngại về tình hình nhiễm
khuẩn mắc phải và tình trạng kháng kháng sinh hiện nay. Vì vậy, nếu không
kiểm soát chỉ định thuốc chặt chẽ, ngoài việc ảnh hƣởng tới chi phí KCB BHYT,
còn là nguyên nhân khiến hiệu quả điều trị không đƣợc nhƣ mong muốn.
Trong 20 thuốc có chi phí cao nhất đƣợc quỹ BHYT chi trả, tỷ lệ chi phi
cho các thuốc này tại các bệnh viện tuyến huyện thƣờng lớn hơn bệnh biện
tuyến tỉnh. Theo thống kê của cơ quan BHXH, chi phí thuốc tại tuyến huyện
thƣờng chiếm khoảng 70% chi phí KCB BHYT. Đối với các bệnh viện tuyến
tỉnh các thuốc có chi phí cao thƣờng do sử dụng với số lƣợng nhiều, sử dụng
các thuốc biệt dƣợc, đắt tiền và các thuốc thƣơng mại có giá thành cao.
Việc sử dụng thuốc Generic, thuốc thƣơng mại và thuốc biệt dƣợc gốc
đang là vấn đề đƣợc các cơ quan quản lý quan tâm. Xét trên phƣơng diện điều
trị, thuốc biệt dƣợc gốc của nhà phát minh đầu tiên có hiệu quả điều trị cao,
nhƣng xét về phƣơng diện kinh tế, với chi phí lớn cho các nhóm thuốc này đã
ảnh hƣởng không nhỏ đến ngƣời bệnh, quỹ BHYT và ngân sách Nhà nƣớc.
Tuy nhiên có một số thuốc tên thƣơng mại, giá thành cao hơn nhiều lần so với
thuốc biệt dƣợc gốc, đây là điều không hợp lý trong công tác đấu thầu cung
ứng thuốc, điều này dẫn đến hậu quả, chi phí thuốc cao nhƣng hiệu quả điều trị
lại không cao.
Để hạn chế tình trạng trên cần có những giải pháp tổng thể, phù hợp với
từng bệnh viện, vùng miền. Nhƣng trƣớc mắt cần xây dựng danh mục thuốc
sử dụng tại bệnh viện phù hợp với yêu cầu điều trị, phân tuyến chuyên môn
9
kỹ thuật, đảm bảo cân đối giữa các nhóm trị liệu nhƣng có sự ƣu tiên cho các
thuốc thiết yếu, quan trọng và giảm nhóm thuốc hỗ trợ điều trị, khuyến khích
việc sử dụng thuốc Generic, hạn chế thuốc thƣơng mại và thuốc biệt dƣợc gốc
có giá thành cao.
1.2.2. Danh mục thuốc chủ yếu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Danh mục thuốc có vai trò quan trọng trong chu trình quản lý thuốc tại
Bệnh viện, bởi vậy Bệnh viện cần có một danh mục thuốc đảm bảo chất
lƣợng, an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế. DMTCY đƣợc xây dựng trên cơ
sở DMTTY Việt Nam và DMTTY của tổ chức y tế thế giới hiện hành với các
mục tiêu sau:
- Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả
- Đáp ứng yêu cầu điều trị cho ngƣời bệnh
- Đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho ngƣời tham gia BHYT
- Phù hợp với khả năng chi trả chủa ngƣời bệnh và khả năng chi trả của
quỹ BHYT.
Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa
bệnh đƣợc quỹ BHYT thanh toán áp dụng tại Việt Nam hiện nay là thông tƣ
số 40/2014/TT-BYT, ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế. Thông tƣ ban
hành và hƣớng dẫn danh mục thuốc tân dƣợc thuộc phạm vi thanh toán của
quỹ BHYT gồm: 845 hoạt chất, 1060 thuốc tân dƣợc; 57 thuốc phóng xạ và
hợp chất đánh dấu. DMT ban hành kèm theo thông tƣ này là cơ sở để quỹ
BHYT thanh toán chi phí thuốc sử dụng cho ngƣời bệnh có thẻ BHYT tại cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh [6].
Danh mục thuốc y học cổ truyền đƣợc quy định tại thông tƣ số
05/2015/TT-BYT ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Bộ y tế ban hành danh mục
thuốc đông y, thuốc từ dƣợc liệu và vị thuốc y học cổ truyền có hiệu lực từ
01/5/2015 thay thế thông tƣ 12/2010/TT-BYT bao gồm: 229 thuốc đông y
10
thuốc từ dƣợc liệu dƣợc xếp vào 11 nhóm và 349 vị thuốc y học cổ truyền xếp
vào 30 nhóm theo phân nhóm tác dụng chữa bệnh của y học cổ truyền.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc phạm vi thanh toán của quỹ
BHYT khi xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại đơn vị căn cứ vào DMT chủ
yếu, phân hạng bệnh viện, nhu cầu điều trị và khả năng chi trả của quỹ bảo
hiểm y tế, quá trình mua sắm theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.
1.3. VÀI NÉT SƠ LƢỢC VỀ NGÀNH Y TẾ HÀ GIANG
Hà Giang là tỉnh miền núi cao, nằm ở cực Bắc của Việt Nam, phía
Bắc giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh
Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái
và Lào Cai. Hà Giang có tổng diện tích đất tự nhiên 7.914,88 km2 với
277,525 km đƣờng biên giáp với Trung Quốc. Dân số 763.503 ngƣời, có 22
dân tộc cùng sinh sống. Toàn tỉnh có 10 huyện và 01 thành phố, trong đó
có 6 huyện thuộc diện nghèo đƣợc thụ hƣởng các chính sách theo Nghị
quyết 30a của Chính phủ.
Bộ máy ngành Y tế tỉnh Hà Giang:
Tuyến tỉnh:
Quản lý Nhà nƣớc: Sở Y tế có 06 bộ phận (Văn phòng, Thanh tra, Kế
hoạch-Tài chính, Nghiệp vụ Y, Nghiệp vụ Dƣợc, Quản lý Hành nghề BHYT); 02 Chi cục (Dân số-KHHGĐ và ATVSTP).
Có 08 đơn vị sự nghiệp (Y tế dự phòng 03; Chuyên ngành 05); Có 05
bệnh viện (Bệnh viện Đa khoa tỉnh 420 giƣờng; Bệnh viện Y - Dƣợc cổ truyền
120 giƣờng, Bệnh viện Lao & bệnh Phổi 120 giƣờng, Bệnh viện Phục hồi chức
năng 80 giƣờng, Bệnh viện Mắt 50 giƣờng); 01 Trƣờng Trung cấp Y tế;
Tuyến huyện:
Hệ dự phòng: Gồm 11 Trung tâm Y tế huyện, thành phố.
11
Hệ thống điều trị: Gồm 03 Bệnh viện Đa khoa khu vực; 08 Bệnh viện
đa khoa tuyến huyện với tổng số 1.240 giƣờng bệnh; 19 Phòng khám Đa khoa
khu vực với tổng số 215 giƣờng bệnh. 11 Trung tâm Dân số-KHHGĐ (Trực
thuộc Chi cục DS-KHHGĐ).
Quản lý Nhà nƣớc: 11 Phòng Y tế huyện, thành phố (Trực thuộc
UBND huyện, thành phố).
Tuyến xã:
Có 177 Trạm Y tế xã (trực thuộc Trung tâm Y tế huyện, thành phố) đƣợc giao 521 giƣờng bệnh, bình quân 03 giƣờng/Trạm y tế.
Về lĩnh vực hành nghề dƣợc:
Tính đến 30/12/2016 toàn tỉnh có 10 công ty kinh doanh thuốc, 01 cơ sở
sản xuất thuốc YHCT; 57 nhà thuốc, 266 quầy thuốc; 19 đại lý thuốc và 16 tủ
thuốc trạm Y tế xã đáp ứng yêu cầu về thuốc thiết yếu phục vụ chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân.
1.4. SƠ LƢỢC HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU THUỐC TẠI TỈNH HÀ
GIANG
1.4.1. Giai đoạn 2010-2012
Năm 2010, 2011 theo chủ trƣơng của UBND tỉnh Hà Giang giao cho
bệnh viện ĐK tỉnh Hà Giang tổ chức đấu thầu thuốc tân dƣợc, hóa chất, vật tƣ
y tế tiêu hao chủ yếu và giao cho BV YDCT tỉnh đấu thầu gói thuốc chế phẩm
YHCT, các vị thuốc YHCT. Các đơn vị y tế công lập trong toàn tỉnh căn cứ
vào kết quả đấu thầu của 02 bệnh viện để mua thuốc phục vụ công tác khám
chữa bệnh.
Năm 2012, UBND tỉnh Hà Giang giao cho Sở Y tế Hà Giang tổ chức
đấu thầu tập trung các loại thuốc tân dƣợc bao gồm cả thuốc gây nghiện,
thuốc hƣớng tâm thần và tiền chất dụng làm thuốc, thuốc YHCT,sinh phẩm y
tế, hóa chất, vật tƣ y tế tiêu hao chủ yếu.
12
Phân chia gói thầu: Việc phân chia gói thầu thành các gói thầu trên
dựa vào tính chất của từng nhóm hàng có tính độc lập với nhau, đảm bảo khi
tổ chức đấu thầu và thực hiện hợp đồng phù hợp với việc cung ứng cho các cơ
sở y tế công lập.
Hình thức đấu thầu: Đấu thầu hạn chế (theo danh sách ngắn)
Giá gói thầu: Thực hiện theo Thông tƣ số 10/2007/TTLT-BYT-BTC
ngày 10/8/2007 của liên Bộ Tài chính-Bộ Y tế về việc hƣớng dẫn đấu thầu mua
thuốc trong các cơ sở y tế công lập và các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Y tế.
Phương thức đấu thầu: Gói thầu mua sắm hàng hóa mang tính đặc
thù, cung ứng theo nhu cầu sử dụng của các cơ sở y tế công lập nên áp
dụng phƣơng thức đấu thầu một túi hồ sơ, một giai đoạn, trúng thầu theo
từng mặt hàng.
UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch đấu thầu thuốc.
Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu: Sở Y tế tổ chức thẩm định
và phê duyệt kết quả đấu thầu thuốc. Kết quả đấu thầu là cơ sở để các đơn vị
y tế công lập trên địa bàn tỉnh sử dụng và thanh quyết toán với BHYT.
Đánh giá:
Giai đoạn này, thực hiện đấu thầu theo tên thƣơng mại. Hình thức này
về cơ bản giống nhƣ chỉ đích danh tên thƣơng mại của thuốc mời thầu, mặt
khác hình thức đấu thầu hạn chế (theo danh sách ngắn) dẫn đến tính cục bộ tại
địa phƣơng, các nhà thầu có uy tín lâu năm, cung ứng thuốc nhiều năm trên
địa bàn đƣợc ƣu tiên lựa chọn đấu thầu theo tên thƣơng mại. Thậm chí, có
những thuốc có chi phí hoa hồng cao mới đƣợc ƣu tiên đƣa vào đấu thầu, đây
là một biểu hiện không khách quan và dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng “biệt
dƣợc” trong quá trình lựa chọn thuốc, dẫn đến tăng chi phí sử dụng thuốc so
với tổng chi phí chung.
13
Mặt khác, việc quản lý thuốc tại các đơn vị khám chữa bệnh còn lỏng
lẻo dẫn đến tình trạng các đơn vị mua các thuốc có chi phí hoa hồng cao với
số lƣợng lớn (đặc biệt là kháng sinh dạng tiêm, albumin, acid amin và các
thuốc vitamin đa thành phần…), tồn kho lớn dẫn đến nợ đọng lớn và kéo dài
do đó, tình trạng thuốc quá hạn sử dụng, lạm dụng sử dụng thuốc cũng xảy ra
ở hầu hết các đơn vị.
1.4.2. Giai đoạn 2013-2016
UBND tỉnh Hà Giang giao cho Sở Y tế Hà Giang tổ chức đấu thầu tập
trung các loại thuốc tân dƣợc bao gồm cả thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm
thần và tiền chất dụng làm thuốc, thuốc YHCT,sinh phẩm y tế, hóa chất, vật
tƣ y tế tiêu hao chủ yếu.
Phân chia gói thầu:
Năm 2013: Thực hiện theo Thông tƣ liên tịch số 01/2012/TTLB-BYTBTC ngày 19/01/2012 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính về hƣớng dẫn đấu thầu
mua thuốc trong các cơ sở y tế
Năm 2014, 2016: Thực hiện theo Thông tƣ liên tịch số 01/2012/TTLTBYT-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính hƣớng dẫn đấu thầu
mua thuốc trong các cơ sở y tế; Thông tƣ số 36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày
11/11/2013 của liên Bộ Y tế-Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tƣ liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ Y tế
- Bộ Tài chính hƣớng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế;
Hình thức đấu thầu: Đấu thầu rộng rãi trong nƣớc, xét theo từng
mặt hàng.
Hình thức hợp đồng:
Năm 2013: Hợp đồng theo đơn giá cố định;
Năm 2014, 2016: Hợp đồng trọn gói.
14
Việc đấu thầu tập trung tại SYT Hà Giang đã thành công trong việc thống
nhất giá thuốc ở tất cả các tuyến và ổn định trong vòng 12 tháng, thời gian,
tiết kiệm đƣợc nhân lực và chi phí liên quan đến đấu thầu, tạo điều kiện cho
các đơn vị tập trung vào công tác cung ứng thuốc và dƣợc lâm sàng, tổ chức
đấu thầu ngày càng chuyên nghiệp, lựa chọn đƣợc những nhà thầu uy tín, mặt
hàng chất lƣợng với chi phí phù hợp.
Tuy nhiên, việc đấu thầu tập trung tại SYT Hà Giang cũng gặp phải
những khó khăn, bất cập:
- Việc quy định cung ứng thuốc theo kết quả trúng thầu chỉ đƣợc mua
vƣợt 120%, gây khó khăn trong vấn đề cung ứng thuốc khi cơ cấu bệnh tật
thay đổi và chính sách bảo hiểm thay đổi.
- Số lƣợng thuốc của các gói thầu chỉ là số lƣợng dự kiến mua, không
phải số lƣợng chắc chắn sẽ mua. Sau khi công nhận trúng thầu và ký hợp
đồng sẽ mua theo nhu cầu hàng tháng do các bệnh viện thông báo, dẫn tới
nhiều trƣờng hợp thực hiện mua trong năm đạt thấp, những mặt hàng trúng
thầu giá cao thì đƣợc mua nhiều, trong khi những mặt hàng trúng thầu giá
thấp thì nhà thầu lại mua với khối lƣợng thấp hơn nhiều so với khối lƣợng
mời thầu hoặc không mua dẫn đến sự phản ứng của một số nhà thầu.
- Một số nhà thầu vi phạm hợp đồng cung ứng, chậm trễ giao hàng.
- Hệ thống quản lý giá thuốc, dữ liệu chuẩn quốc gia chƣa hoàn thiện gây
khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
- Khó khăn trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính và lƣu tài liệu sau
mỗi đợt đấu thầu.
15
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Danh mục thuốc trúng thầu năm 2016 của Sở Y tế Hà Giang.
Danh mục thuốc đƣợc sử dụng năm 2016 của cơ sở y tế công lập tỉnh
Hà Giang.
2.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Sở Y tế Hà Giang.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 đến tháng 12 năm 2016
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Các biến số nghiên cứu
Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu
STT
Định nghĩa
Tên biến số
Giá trị
Cách thức thu
thập
Mục tiêu 1: So sánh danh mục thuốc sử dụng với danh mục thuốc
trúng thầu của Sở Y tế Hà Giang năm 2016
Thuốc trúng thầu SKM và giá trị thuốc Biến phân DMT trúng thầu
1
đƣợc sử dụng và trúng thầu đƣợc sử loại
và DMT đƣợc
không đƣợc sử dụng và không đƣợc
sử dụng
dụng
sử dụng
Nhà thầu thực SKM
2
trúng Biến phân DMT trúng thầu
hiện cung ứng thầu đƣợc nhà thầu loại
thuốc trúng thầu
3
thuốc
thực hiện cung ứng
và DMT đƣợc
sử dụng
SKM và giá trị SKM và giá trị trúng Biến phân DMT trúng thầu
trúng
thầu
và thầu và đƣợc sử loại
16
và DMT đƣợc
đƣợc sử dụng dụng của từng gói
của
từng
gói thuốc
(biệt
sử dụng
dƣợc,
thuốc (biệt dƣợc, generic, ĐY & DL)
generic, ĐY &
DL)
SKM và giá trị SKM và giá trị trúng Biến phân DMT trúng thầu
trúng
4
thầu
và thầu và đƣợc sử loại
đƣợc sử dụng dụng của từng nhóm
của từng nhóm thuốc
và DMT đƣợc
sử dụng
(1,2,3,4,5)
thuốc (1,2,3,4,5) trong gói generic
trong gói generic
SKM và giá trị SKM và giá trị trúng Biến phân DMT trúng thầu
trúng
thầu
và thầu và đƣợc sử loại
đƣợc sử dụng dụng của thuốc SX
5
của
thuốc trong nƣớc, thuốc
SXTN,
thuốc NK
và DMT đƣợc
sử dụng
nhập khẩu
SKM và giá trị SKM và giá trị trúng Biến phân DMT trúng thầu
trúng
6
thầu
và thầu và đƣợc sử loại
đƣợc sử dụng dụng của thuốc
và DMT đƣợc
sử dụng
của thuốc
SKM và giá trị SKM và giá trị trúng Biến phân DMT trúng thầu
trúng
7
thầu
và thầu và đƣợc sử loại
đƣợc sử dụng dụng của thuốc theo
của thuốc theo nhóm TDDL
nhóm TDDL
17
và DMT đƣợc
sử dụng