Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu tính đa dạng công trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại xã chiềng bôm thuộc khu bảo tồn thiên nhiên copia, huyện thuận châu, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 97 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
KHOA NÔNG LÂM

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CÔN TRÙNG BỘ CÁNH CỨNG
(COLEOPTERA) TẠI XÃ CHIỀNG BÔM THUỘC KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN COPIA, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Lâm Sinh

Sơn La, tháng 12 năm 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
KHOA NÔNG LÂM

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CÔN TRÙNG BỘ CÁNH CỨNG
(COLEOPTERA) TẠI XÃ CHIỀNG BÔM THUỘC KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN COPIA, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA

Thuộc nhóm ngành khoa học: Lâm Sinh

Nhóm sinh viên thực hiện: Lò Văn Khương
Nguyễn Thị Hải Vân

Lớp: K55 ĐH Lâm Sinh
Năm thứ 4/ Số năm đào tạo: 4
Ngành học: ĐH Lâm Sinh

Giới tính: Nam


Giới tính: Nữ

Khoa: Nông Lâm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Lò Văn Khƣơng
Người hướng dẫn: ThS. Trần Quang Khải

Sơn La, tháng 12 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá kết quả học tập tại Khoa Nông – Lâm Trường Đại Học Tây Bắc,
giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và gắn công tác nghiên cứu
khoa học với đời sống sản xuất, được sự ủng hộ của Khoa Nông – Lâm, cùng với sự
hướng dẫn của thầy giáo Trần Quang Khải, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
tính đa dạng côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) tại xã Chiềng Bôm Huyện Thuận
Châu tỉnh Sơn La”.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học,
thầy giáo Trần Quang Khải đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện các nội dung
của đề tài. Xin cảm ơn nhà Trường , Khoa Nông Lâm và các thầy, cô giáo trong Bộ môn
Lâm Học và Bộ môn Quản Lý Môi Trường, cùng tập thể cán bộ làm việc tại UBND xã
Chiềng Bôm đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi hoàn thành đề tài của mình.
Vì điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn và những khó khăn khách quan khác
nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ các thầy, cô giáo và bạn đọc để được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Sơn La, ngày 10 tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện:
Lò Văn Khương
Nguyễn Thị Hải Vân



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Otc: Ô tiêu chuẩn
ODB: Ô dạng bản
SC : Sinh cảnh
UBND: Uỷ ban nhân dân
SC1. Sinh cảnh ven suối
SC2. Sinh cảnh vườn
SC3. Sinh cảnh trồng lúa
SC4. Sinh cảnh rừng tre nứa
SC5. Sinh cảnh nương sắn
SC6. Sinh cảnh trồng rừng thông
SC7 . Sinh cảnh rừng tái sinh
SC8. Sinh cảnh rừng chẩu
SC9. Sinh cảnh cà phê


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 3
1.1. Trên thế giới .................................................................................................. 3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng nói chung. .................................................... 3
1.1.2 Tình hình nghiên cứu côn trùng bộ cánh cứng. ................................................ 4
1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................... 5
1.2.1 Tình hình nghiên cứu côn trùng nói chung ...................................................... 5
1.2.2. Tình hình nghiên cứu côn trùng cánh cứng. ................................................... 6
PHẦN II: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 8
2.1 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 8
2.1.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 8

2.1.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 8
2.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 8
2.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 8
2.4 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 8
2.4.1. Nghiên cứu thành phần côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu ........... 8
2.4.2. Nghiên cứu đa dạng côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu ................ 8
2.4.3. Ý nghĩa và giá trị một số loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu... 8
2.4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực
nghiên cứu theo hướng phát triển bền vững ............................................................ 8
2.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 8
2.5.1. Công tác chuẩn bị ........................................................................................ 8
2.5.2. Công tác ngoại nghiệp ................................................................................. 9
2.5.3 Công tác nội nghiệp.................................................................................... 18
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU.................................. 20
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 20
3.1.1. Vị trí địa lí ................................................................................................ 20
3.1.2. Khí tượng, thủy văn ................................................................................... 20
3.1.3. Địa hình ................................................................................................... 21


3.1.4. Tài nguyên đất .......................................................................................... 21
3.1.5. Tài nguyên rừng ........................................................................................ 21
3.2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội ................................................................. 22
3.2.1. Đặc điểm dân cư ....................................................................................... 22
3.2.2. Tập quán canh tác...................................................................................... 22
3.2.3. Hiện trạng kinh tế, xã hội ........................................................................... 23
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 27
4.1. Thành phần loài côn trùng cánh cứng tại khu vực nghiên cứu........................... 27
4.1.1. Danh lục thành phần loài côn trùng cánh cứng tại khu vực nghiên cứu ........... 27
4.1.2. Mức độ bắt gặp côn trùng bộ cánh cứng trong khu vực nghiên cứu. ............... 30

4.2. Thành phần phân loại học của côn trùng cánh cứng tại khu vực nghiên cứu....... 33
4.2.1. Thành phần phân loại học loài theo giống tại khu vực nghiên cứu .................. 33
4.2.2. Thành phần phân loại học cánh cứng theo họ tại khu vực nghiên cứu ............. 36
4.2.3. Thành phần phân loại học giống trong họ côn trùng cánh cứng tại khu vực
nghiên cứu ......................................................................................................... 37
4.2.4. Tính phong phú loài tại khu vực nghiên cứu ................................................ 39
4.2.5 Phân tích, đánh giá tính đa dạng của loài côn trùng cánh cứng theo sinh cảnh .. 41
4.2.6 Tính đa dạng về hình thái ............................................................................ 43
4.2.7 Phân bố côn trùng cánh cứng theo trạng thái sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu

......................................................................................................................... 54
4.2.8. Phân bố côn trùng cánh cứng theo độ cao .................................................... 56
4.2.9. Đa dạng côn trùng cánh cứng theo mùa ....................................................... 57
4.2.10. Phân bố các loài côn trùng bộ cánh cứng theo vị trí..................................... 58
4.2.11. Phân bố của các bộ cánh cứng theo độ dốc ................................................. 59
4.3. Đánh giá giá trị và tình trạng của các loài Côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực
nghiên cứu ......................................................................................................... 61
4.3.1. Giá trị của loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu ..................... 61
4.3.2. Trao đổi mua bán ..................................................................................................61
4.3.3. Ý nghĩa côn trùng bộ cánh cứng trong du lịch sinh thái ......................................61


4.4. Đề xuất một số phương pháp, biện pháp quản lí, sử dụng và bảo tồn của các loài
côn trùng tại khu vực nghiên cứu. ........................................................................ 61
4.4.1. Kết qua phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ....................... 61
4.4.2 Các giải pháp chung ................................................................................... 63
4.4.3 Các giải pháp cụ thể ................................................................................... 64
PHẦN V: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ........................................... 67
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 67
5.2. Tồn tại ........................................................................................................ 67

5.3. Kiến nghị .................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 69
Phụ Lục


DANH MỤC BIỂU
Biểu 4.1. Danh lục thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu.. 27
Biểu 4.2. Mức độ bắt gặp côn trùng cánh cứng trong khu vực nghiên cứu................ 30
Biểu 4.3. Mức độ bắt gặp côn trùng cánh cứng ở khu vực nghiên cứu. .................... 32
Biểu 4.4. Sự đa dạng số loài cánh cứng theo giống ................................................ 33
Biểu 4.5. Sự đa dạng về loài cánh cứng theo họ tại khu vực xã Chiềng Bôm ............ 36
Biểu 4.6. Sự đa dạng về giống theo họ tại khu vực xã Chiềng Bôm ......................... 38
Biểu 4.7. Sự phong phú của các loài trong khu vực nghiên cứu............................... 39
Biểu 4.8: Chỉ số đa dạng về thành phần loài côn trùng cánh cứng tại các sinh cảnh
trong khu vực nghiên cứu .................................................................................... 42
Biểu 4.9. Tỷ lệ % mức độ đa dạng về kích thước của các loài côn trùng bộ cánh cứng

......................................................................................................................... 44
Biểu 4.10. Mức độ đa dạng về màu sắc của côn trùng cánh cứng tại khu vực ........... 45
Biểu 4.11 Mức độ đa dạng về hình dạng côn trùng cánh cứng tại khu vực ............... 46
Biểu 4.12. Đa dạng côn trùng cánh cứng theo các dạng sinh cảnh ở khu vực nghiên
cứu.................................................................................................................... 54
Biểu 4.13. Các loài côn trùng bộ cánh cứng bắt gặp ở nhiều dạng sinh cảnh............ 56
Biểu 4.14. Đa dạng côn trùng cánh cứng theo độ cao của khu vực nghiên cứu ......... 56
Biểu 4.15. Sự phân bố của các loài bộ cánh cứng theo mùa .................................... 57
Biểu 4.16. Sự phân bố các loài bộ cánh cứng theo vị trí ......................................... 58
Biểu 4.17. Sự phân bố của các loài bộ cánh cứng theo độ dốc. ................................ 59
Biểu 4.18: Kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ................ 62



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ về tỷ lệ % thể hiện độ bắt gặp các loài côn trùng cánh cứng ......... 33
Hình 4.2. Biểu đồ về tỷ lệ % sự đa dạng côn trùng cánh cứng về loài theo họ........... 37
Hình 4.3. Biểu đồ về tỷ lệ % sự đa dạng côn trùng cánh cứng về giống theo họ ........ 39
Hình 4.4 Chỉ số đa dạng (H) của loài ở mỗi sinh cảnh được tính theo Shannon –
Weiner .............................................................................................................. 42
Hình 4.5 Chỉ số ưu thế trên các sinh cảnh nghiên cứu ............................................ 43
Hình 4.6. Biểu đồ đa dạng về kích thước của các loài côn trùng cánh cứng ở khu vực

......................................................................................................................... 44
Hình 4.7. Biểu đồ mức độ đa dạng về màu sắc của côn trùng cánh cứng tại khu vực . 45
Hình 4.8. Biểu đồ về đa dạng côn trùng cánh cứng theo trạng thái sinh cảnh ............ 55
Hình 4.9. Biểu đồ về sự đa dạng côn trùng cánh cứng theo độ cao .......................... 57
Hình 4.10. Biểu đồ biến động của các loài côn trùng bộ cánh cứng theo mùa ........... 58
Hình 4.11. Biểu đồ biến động của loài côn trùng bộ cánh cứng theo vị trí ................ 59
Hình 4.12. Biểu đồ biến động của côn trùng bộ cánh cứng theo độ dốc.................... 60


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, rừng không những là cơ sở để
phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng
tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo chu trình chuyển hóa oxy và các
nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và màu mỡ của đất, hạn chế
các thiên tai, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên nhiên, bảo vệ nguồn nước
và làm giảm mức ô nhiễm môi trường. Quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng
hiện nay được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam. Một trong những đòi hỏi để đạt được thành công của
nhiệm vụ này cần có cơ chế thu hút sự tham gia tích cực của người dân vào công tác
bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng.
Cụ thể, tại khu vực nghiên cứu xã Chiềng Bôm, Huyện Thuận Châu, Tỉnh Sơn La

với diện tích 14715 km², dân số là 6554 người,[1] mật độ dân số đạt 10 người/km². Là
xã vùng 3, vùng đặc biệt khó khăn về kinh tế nên nhận thức của người dân về rừng
thấp, nạn phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn tồn tại. Làm cho hệ sinh thái và
môi trường rừng bị suy giảm, thiên tai ngày càng gia tăng như: lũ lụt, lũ ống , lũ
quét,... Mất cân bằng sinh thái, các loài động thực vật bản địa ngày càng dần biến mất
nguy cơ tuyệt chủng đạt tới mức báo động nhất là các loài côn trùng. Tuy nhiên, do có
sự quan tâm của nhà nước diện tích rừng đang ngày càng tăng lên, nâng cao về chất
lượng, tăng về độ che phủ, rừng và đất rừng được giao cho người dân quản lí, phát
triển.
Côn trùng là nhóm động vật thu hút sự quan tâm đặc biệt của con người. chúng
chiếm 76,6% tổng số loài động vật và 60,79% tổng số loài động thực vật, có 1192 loài
được đánh giá trong đó có 623 loài bị đe dọa (Wikipedia). Côn trùng đóng vai trò quan
trọng trong hệ sinh thái như tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất, là thành phần
quan trọng của chuỗi thức ăn, chúng có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho các
loài thực vật làm tăng năng suất cây trồng và góp phần tạo tính đa dạng của thực vật.
Nhiều loài côn trùng ăn thịt và ký sinh tham gia vào diệt trừ sâu hại, một số còn cung
cấp những sản phẩm công nghiệp quý hiếm như cánh kiến, tơ tằm, mật ong …
Bộ cánh cứng (Coleopera) là bộ khá phong phú trong lớp côn trùng. Bộ này có
khoảng 250.000 loài gồm nhiều loài có hại và có ích, phân bố khá rộng (TS Vũ Thị
Nga, Bài giảng côn trùng lâm nghiệp). Chúng có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới

1


đời sống của con người cũng như có vai trò quan trọng trong cân bằng sinh thái môi
trường, tham gia vào chu trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái,
tham gia vào quá trình thụ phấn làm tăng năng suất cây trồng và phát sinh loài mới,
làm cho đất tơi xốp, cung cấp thực phẩm, dược phẩm, đồ trang sức … các loài như bọ
rùa, bọ cánh cứng ba khoang, bọ niễng … còn là thiên địch có ý nghĩa rất lớn trong
kinh doanh nông lân nghiệp và cân bằng hệ sinh thái. Bên cạnh đó côn trùng gây ra

nhiều tác hại như làm giảm năng suất cây trồng thông qua việc ăn lá cây, ăn hoa quả,
đục thân, rễ cây, hút nhựa … như loài bọ dừa, bọ hung, xén tóc … ngoài ra các loài
mọt gỗ tấn công gây hại đối với gỗ và các lâm sản khác gây ra thiệt hại lớn cho ngành
khai thác, chế biến và sử dụng gỗ. Khi điều tra đa dạng thành phần loài côn trùng bộ
cánh cứng cần quan sát các đặc điểm sinh thái tập tính, của từng cá thể cũng như quần
thể loài khi các nhân tố môi trường thay đổi làm cho hình dạng, kích thước, màu sắc,
sinh sản, tạp tính và sự phân bố các loài côn trùng thay đổi theo. Trên cơ sở đó đề xuất
các biện pháp quản lí nhằm góp phần tích cực vào công tác bảo tồn loài cũng như bảo
tồn đa dạng sinh học.
Chiềng Bôm là một xã thuộc Huyện Thân Châu , theo các tài liệu nghiên cứu,
điều tra khảo sát tại đây chứa đựng một số lượng lớn các loài côn trùng thuộc bộ cánh
cứng, mặt khác đây là khu vực nằm ven rừng nên chịu tác động lớn của người dân
trong quá trình sinh hoạt và sản xuất, sự hiểu biết về giá trị và tầm quan trọng của côn
trùng bộ cánh cứng còn hạn chế. Chính vì lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu tính đa dạng côn trùng bộ cánh cứng (Coleoptera) xã Chiềng Bôm thuộc
Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”. Nghiên cứu được
thực hiện với mong muốn làm rõ sự đa dạng về thành phần loài bộ cánh cứng cũng
như góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học cho việc quản lí bảo tồn và sử dụng bền vững
các loài côn trùng bộ cánh cứng tại xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

2


PHẦN I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Trên thế giới
1.1.1. Tình hình nghiên cứu côn trùng nói chung.
Ngay từ khi loài người xuất hiện, đặc biệt là từ lúc con người bắt đầu biết trồng
trọt và chăn nuôi, họ đã va chạm với sự phá hoại nhiều mặt của côn trùng. Do đó con
người phải bắt tay vào tìm hiểu và nghiên cứu côn trùng. Những tài liệu nghiên cứu về

côn trùng rất nhiều và phong phú, trong một cuốn sách cổ của Xêri viết vào năm 3000
TCN đã nói tới những cuộc bay khổng lồ và sự phá hoại khủng khiếp của đàn châu
chấu sa mạc. [1]
Trong các tác phẩm nghiên cứu của ông nhà triết học cổ Hy Lạp Aristoteles
(384 - 322 TCN) đã hệ thống hoá được hơn 60 loài côn trùng. Ông đã gọi tất cả những
loài côn trùng ấy là những loài chân có đốt. [2]
Nhà tự nhiên học vĩ đại người Thụy Điển Carl von Linné được coi là người đầu
tiên đã ra đơn vị phân loại và đã tập hợp xây dựng được một bảng phân loại về động
vật và thực vật trong đó có côn trùng. Sách phân loại thiên nhiên của ông đã được xuất
bản tới 10 lần. [3]
Liên tiếp các thế kỉ sau như thế kỉ XIX có Lamarck, thế kỉ XX có Handlirich,
Krepton 1904, Ma-tư-nốp 1928, Weber 1938 tiếp tục cho ra những bảng phân loại côn
trùng của họ. [4]
Năm 1948 A.I. Ilinski đã xuất bản cuốn "Phân loại côn trùng bằng
trứng, sâu non và nhộng của các loài sâu hại rừng". [5]
Ở Trung Quốc môn côn trùng lâm nghiệp đã được chính thức giảng dạy trong
các trường Đại học lâm nghiệp từ năm 1952, từ đó việc nghiên cứu về côn trùng lâm
nghiệp được đẩy mạnh. [6]
Năm 1959 Trương Chấp Trung đã cho ra đời cuốn "Sâm lâm côn trùng học"
liên tiếp từ năm 1965 giáo trình "Sâm lâm côn trùng học" được viết lại nhiều lần.
Trong các tác phẩm đó đã giới thiệu hình thái, tập tính sinh hoạt và các biện pháp
phòng trừ nhiều loài bọ lá phá hoại nhiều loài cây rừng. [7]
Ở Rumani năm 1962 M.A. Ionescu đã xuất bản cuốn "Côn trùng học" trong đó
có đề cập đến phân loại Họ Bọ lá Chrysomelidae. Tác giả cho biết trên thế giới đã phát
hiện được 24.000 loài bọ lá và tác giả đã mô tả cụ thể được 14 loài. [10]

3


Ở Mỹ theo tài liệu sách hướng dẫn về lĩnh vực côn trùng ở Bắc châu Mỹ

thuộc Mêhicô của Donald.J.Borror và Richard. E. White (1970 - 1978) đã đề
cập đến đặc điểm phân loại của 9 họ phụ thuộc Họ Bọ lá Chrysomelidae. [8]
Năm 1987 Thái Bang Hoa và Cao Thu Lâm đã xuất bản cuốn "Côn trùng rừng
Vân Nam" đã xây dựng một bảng tra của ba họ phụ của Họ Bọ lá (Chrysomelidae) cụ
thể họ phụ Chrysomelinea đã giới thiệu 35 loài, họ phụ Alticinae đã giới thiệu 39 loài
và họ phụ Galirucinae đã giới thiệu 93 loài. [9]
1.1.2 Tình hình nghiên cứu côn trùng bộ cánh cứng.
Hội côn trùng học đầu tiên trên thế giới được thành lập ở nước Anh
năm 1745. Hội côn trùng ở Nga được thành lập năm 1859. Nhà côn trùng Nga
Keppen (1882 - 1883) đã xuất bản cuốn sách gồm 3 tập về côn trùng lâm
nghiệp trong đó đề cập nhiều đến côn trùng thuộc Bộ Cánh cứng. [10]
Những cuộc du hành của các nhà nghiên cứu côn trùng Nga như Potarin
(1899- 1976), Provorovski (1895- 1979), Kozlov (1883 - 1921) đã xuất bản
những tài liệu về côn trùng ở trung tâm Châu á, Mông Cổ và miền Tây Trung
Quốc. Đến thế kỉ XIX đã xuất bản nhiều tài liệu về côn trùng ở Châu Âu, châu
Mỹ (gồm 40 tập) ở Madagatsca (gồm 6 tập) quần đảo Hawai, ấn Độ và nhiều
nước khác trên thế giới. [11]
Trong các tài liệu nói trên đều đề cập đến các loài côn trùng thuộc Bộ
Cánh cứng như: mọt, xén tóc và các loài côn trùng cánh cứng ăn hại lá khác.
Ở Nga trước Cách mạng tháng Mười vĩ đại đã xuất hiện nhiều nhà côn
trùng nổi tiếng. Họ đã xuất bản những tác phẩm có giá trị về những loài như
Sâu róm thông, Sâu đo ăn lá, Ong ăn lá, các loài thuộc Bộ Cánh cứng ăn lá
thuộc họ Chrysomelidae, Mọt, Vòi voi, Xén tóc đục thân ... [12]
Về phân loại năm 1910 - 1940 Volka và Sonkling đã xuất bản một tài
liệu về côn trùng thuộc Bộ Cánh cứng (Coleoptera) gồm 240.000 loài in trong 31 tập.
[13]
Năm 1964 giáo sư V.N Xegolop viết cuốn "Côn trùng học" có giới
thiệu loài Sâu cánh cứng khoai tây Leptinotarsa decemlineata đây là loài hại
nguy hiểm đối với cây khoai tây. [14]
Năm 1965 Viện hàn lâm khoa học Nga đã xuất bản 11 tập phân loại côn

trùng phần thuộc châu Âu, trong đó có tập thứ 5 chuyên về phân loại Bộ Cánh

4


cứng (Coleoptera) trong tập này đã xây dựng bảng tra 1350 giống thuộc Họ
Bọ lá chrysomelidae. [15]
Năm 1965 và năm 1975 N.N Pađi, A.N Boronxop đã viết giáo trình
Côn trùng rừng trong các tác phẩm này đã đề cập đến nhiều loài côn trùng
Bộ Cánh cứng hại rừng như: mọt, xén tóc, sâu đinh và bọ lá. [16]
Năm 1966 Bey - Bienko đã phát hiện và mô tả được 300.000 loài côn
trùng thuộc Bộ Cánh cứng . [17]
1.2 Ở Việt Nam
1.2.1 Tình hình nghiên cứu côn trùng nói chung
Năm 1897 đoàn nghiên cứu tổng hợp người Pháp tên là "Mission Parie" đã điều
tra côn trùng Đông Dương, đến năm 1904 kết quả đã được công bố. Về côn trùng đã
phát hiện được 1020 loài trong đó có 541 loài thuộc Bộ Cánh cứng, 168 loài Bộ Cánh
vảy, 139 loài Chuồn chuồn, 59 loài mối, 55 loài Bộ Cánh màng, 9 loài Bộ 2 cánh và 49
loài thuộc các bộ khác . [18]
Năm 1921 Vitalis de Salvza chủ biên tập "Faune Entomologi que de
Lindochine" đã công bố thu thập 3612 loài côn trùng. Riêng miền Bắc Việt Nam có
1196 loài. [19]
Sau đó từ năm 1904 - 1942 có rất nhiều công trình nghiên cứu về côn trùng ra
đời như Bou-tan (1904), Bee-nier (1906), Braemer (1910), A.Magen (1910), L. Duport
(1913 - 1919), Nguyễn Công Tiễu (1922 - 1935). [20]
Về cây lâm nghiệp chỉ có công trình của Bou-ret (1902), Phạm Tư Thiên (1922)
và Vieil (1912) nghiên cứu về côn trùng trên cây bồ đề, giẻ, sồi ... Nói chung nghiên
cứu về côn trùng lâm nghiệp trước Cách Mạng Tháng 8 còn rất ít. [21]
Từ năm 1954 sau khi hoà bình được lập lại, xuất phát từ nhu cầu sản xuất nông
lâm nghiệp việc điều tra cơ bản về côn trùng mới được chú ý.

Năm 1961 và 1965, năm 1967 và 1968 Bộ nông nghiệp đã tổ chức các đợt điều
tra cơ bản xác định được 2962 loài côn trùng thuộc 223 họ và 20 bộ khác nhau. [22]
Tháng 9-10/1961, Cục Bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật Bộ Nông nghiệp
với sự phối hợp của các trường đại học đã tiến hành điều tra ở 32 tỉnh thành. Kết quả
điều tra trên 30 loại cây trồng đã thu thập được 286 loài sâu hại chính. [23]
Năm 1968 và sau này Medvedev đã công bố một công trình về Họ Bọ
lá Chrysomelidae ở Việt Nam trong đó có 8 loài mới đối với khoa học. [24]

5


Ngoài ra trong những năm 70 của thế kỉ này, nhiều nhà côn trùng học trẻ tuổi
được bồi dưỡng, đào tạo ở trong và ngoài nước và đã có những công trình khoa học có
giá trị về côn trùng học theo các hướng khác nhau. Ví dụ, về hệ thống phân loại học có
công trình về mối của Nguyễn Đức Khảm (1971); về bọ rùa của Hoàng Đức Nhuận
(1971); về Bộ cánh giống Homoptera của Lê Đình Thái (1979), về ong kí sinh họ
Scelionidae của Lê Xuân Huệ (1984), .v.v. Theo hướng sinh lí, sinh thái có các công
trình của Phạm Bình Quyền (1969), của Bùi Công Hiển (1973), của Vũ Quang Côn
(1976). Theo hướng phòng trừ sinh học có công trình của Nguyễn Vân Đình (1972),
Nguyễn Anh Diệp (1980), Mai Phú Quý (1976), .v.v. [25]
Trong giáo trình "Côn trùng lâm nghiệp" xuất bản năm 1989 của Trần Công
Loanh có giới thiệu một loài Bọ ăn lá hồi Oides decempunctata Billberg thuộc Họ Bọ
lá Chrysomelidae. Tác giả cho biết: Loài sâu này xuất hiện ở rừng hồi Lạng Sơn nhất
là hai huyện Văn Lãng, Tràng Định. Khi phát dịch chúng đã ăn trụi lá hàng chục ha
rừng hồi. Loài sâu này chuyên ăn hại lá hồi, khi ăn chúng cắn thành những mảng lớn
làm cho lá hồi bị hại nghiêm trọng. Sâu non sau khi ăn lá lại có thể ăn cả hoa và qủa
do đó tác hại lại càng lớn hơn. [26]
Các nghiên cứu về sâu ăn lá keo tai tượng và keo lá tram gần đây nhất được
thực hiện trong các năm 1999 - 2001 (Nguyễn Thế Nhã, 2000), (Đào Xuân Trường,
2001), về keo tai tượng có công trình nghiên cứu khá tổng quát được thực hiện ở khu

vực phía bắc Việt Nam trong đó có 30 loài sâu ăn lá đã được mô tả và được đánh giá
mức độ nguy hiểm của chúng, trong 30 loài này có một loài được mô tả thuộc họ Bọ lá
là loài Bọ lá 4 chấm (Ambrostoma quadriimpressum motschulsky), đây là loài cũng đã
thấy có mặt trong tài liệu Trung Quốc tuy nhiên các nghiên cứu về loài sâu hại này còn
hạn chế. [27].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu côn trùng cánh cứng.
Trong cuốn "Sâu hại rừng và cách phòng trừ" của tác giả Đặng Vũ Cẩn 1973
có giới thiệu một số loại sâu họ bọ hung hại lá bạch đàn là: Bọ hung nâu lớn
(Holotrichia sauteri Mauser); Bọ hung nâu xám bụng dẹt (Adoretus compressus); Bọ
hung nâu nhỏ (Maladera - sp), sâu trởng thành của nhóm này thường sống ở trên tất cả
các giống bạch đàn. Qua điều tra ở trại Long Phú Hải - Đông Triều - Quảng Ninh cho
thấy con Maladera sp gây hại bạch đàn trắng nhiều hơn bạch đàn đỏ. Đối tượng hại
của chúng là lá và ngọn non của bạch đàn, hình thức hại là gặm lá, song ít có hiện

6


tượng ăn hết toàn bộ lá, vì thế các rừng bạch đàn ngay cả trong những lúc có dịch sâu
cũng không xảy ra hiện tượng bị trụi lá, chẻ cành. Nguyên nhân của hiện tượng này có
thể dính líu đến hiện tượng ăn bổ sung của sâu mẹ. Bên cạnh đó tác giả còn cho biết
thêm một số loài sâu khác như [28]:
+ Bọ vừng (Lepidota bioculata) chúng ăn cả cây nông nghiệp và cây lâm
nghiệp, nhất là những cây nh Phượng vĩ, Muồng hoa vàng, Phi lao, Bạch đàn chúng
phân bố khá rộng ở miền Bắc đặc biệt là vùng đất cát hoặc cát pha.
+ Bọ sừng (Xylotrupes gideon L.) thuộc Bộ Cánh cứng, bộ phụ đa thực, Họ Bọ
hung chúng ăn hại cả cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp nhưng thích gặm vỏ non của
các loại cây gỗ thuộc họ đậu như Phượng vĩ, Dương hoè chúng phân bố rộng khắp
miền Bắc.
+ Bọ cánh cam (Anomala cupripes Hope) cũng như bọ vừng, bọ sừng phá hoại
nhiều loại cây khác nhau và chúng cũng có phân bố rộng.

Tiếp đến là trong cuốn “Giáo trình côn trùng Nông - Lâm Nghiệp” của tác giả
ThS. Trần Kim Tuyến, TS. Nguyễn Đức Thanh, ThS. Đàm Văn Vinh 2008, đã giới
thiệu về một số loài côn trùng bộ cánh cứng như sâu non của giống Calosoma thuộc
Họ Hành Trùng (Carabidae). [29]
Xã Chiềng Bôm có nhiều dạng sinh cảnh, nguồn thức ăn dồi dào cho các loài
côn trùng bộ cánh cứng cũng chính vì thế mà các loài động vật nói chung và côn trùng
bộ cánh cứng nói riêng cũng rất phong phú đa dạng. Hiện nay các nghiên cứu về côn
trùng trong khu vực vẫn còn ít, chưa làm rõ được tính đa dạng và vai trò của các loài
côn trùng bộ cánh cứng. Vấn đề cần thiết phải đặt ra đó là gắn kết hài hòa lợi ích của
việc bảo tồn với việc phát triển kinh tế thông qua việc nhân nuôi, buôn bán các loài
côn trùng bộ cánh cứng có giá trị kinh tế nhưng phải đảm bảo không làm nguy hại đến
sự đa dạng hay tuyệt chủng của chúng ngoài tự nhiên.

7


PHẦN II
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
- Góp phần quản lý và sử dụng côn trùng bộ cánh cứng tại xã Chiềng Bôm,
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La theo hướng phát triển bền vững.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng bảng danh mục thành phần loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực
nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp quản lí và sử dụng côn trùng bộ cánh cứng theo
hướng phát triển bền vững.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các loài côn trùng trưởng thành bộ cánh cứng (Coleoptera).
2.3. Phạm vi nghiên cứu

- Các loài côn trùng trưởng thành bộ cánh cứng tại xã Chiềng Bôm, huyện
Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 09/2016 đến tháng 06/ 2017.
2.4 Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu thành phần côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu
2.4.2. Nghiên cứu đa dạng côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu
2.4.3. Ý nghĩa và giá trị một số loài côn trùng bộ cánh cứng tại khu vực nghiên cứu
2.4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên côn trùng bộ cánh cứng tại khu
vực nghiên cứu theo hướng phát triển bền vững
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Công tác chuẩn bị
- Thu thập các tài liệu có liên quan như bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình, ...
- Dụng cụ và nguyên liệu: dao, quốc, dây, giấy, bút, các bảng biểu, chậu nhựa
loại to có đường kính (40 - 60) cm, khúc gỗ hình trụ, mồi bẫy, nước, vợt bắt côn trùng,
cồn, lọ bảo quản mẫu vật, các dụng cụ và phương tiện điều tra.

8


- Tiến hành khảo sát khu vực nghiên cứu: xác định các dạng sinh cảnh có trong
khu vực nghiên cứu, lập tuyến khảo sát trên thực tế và mô tả tuyến, lập tuyến khảo sát
trên bản đồ.
- Các dạng sinh cảnh, mô tả sinh cảnh.
2.5.2. Công tác ngoại nghiệp
2.5.2.1. Điều tra sơ bộ
Tiến hành khảo sát khu vực nghiên cứu và lựa chọn những sinh cảnh điển hình
của khu vực bằng cách lập 1-2 tuyến khảo sát sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu.
Các tuyến khảo sát như sau:
+ Mỗi tuyến dài khoảng trên 1000m, phải thâu tóm được các dạng sinh cảnh

trong khu vực.
+ Đi dọc tuyến điều tra, trong quá trình đi khảo sát quan sát thấy sự thay đổi
về sinh cảnh thì chụp ảnh sinh cảnh đó lại, mô tả đặc điểm và ký hiệu số cho sinh cảnh
đó.
2.5.2.2. Xác định hệ thống tuyến điều tra
Các loài côn trùng thuộc bộ cánh cứng có nhiều kiểu miệng khác nhau như
miệng gặm nhai, gặm hút, … nên thức ăn của chúng khá phong phú như hút nhựa cây,
ăn hoa, lá, gỗ, hút mật, bắt mồi … vì vậy chúng thường tập trung ở nhưng nơi có
nguồn thức ăn dồi dào, nơi có điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển như các
khu rừng tự nhiên, rừng trồng, các đám cây bụi có nhiều hoa, các loài cây có nhựa và
chứa tinh dầu … Dựa vào tính xu quang, tính xu hóa … của các loài côn trùng để áp
dụng phương pháp điều tra theo tuyến, bẫy, ... Trên tuyến điều điều tra Ôtc.
Các tuyến điều tra cần đảm bảo các tiêu chí sau:
 Tuyến điều tra phải đi qua các dạng sinh cảnh, địa hình khác nhau.
 Tuyến điều tra phải đảm bảo tính đại diện cao.
 Tuyến điều tra kéo dài từ 500 m - 2000 m.
 Thuận lợi cho việc điều tra.
Dựa vào các tiêu chí trên tôi đã xác định được 9 tuyến điều tra. Đặc điểm của
các tuyến như sau:
Các dạng sinh cảnh được lựa chọn theo tiêu chuẩn chung là các dạng sinh cảnh
đặc trưng trong khu vực. Trong khu vực nghiêm cứu tôi đã xác định được một số dạng
sinh cảnh sau:

9


1. Sinh cảnh ven suối
2. Sinh cảnh vườn
3. Sinh cảnh ruộng lúa
4. Sinh cảnh rừng tre nứa

5. Sinh cảnh nương sắn
6. Sinh cảnh rừng thông
7. Sinh cảnh rừng tái sinh
8. Sinh cảnh rừng chẩu
9. Sinh cảnh nương cà phê
Biểu 2.1: Đặc điểm của các sinh cảnh trong khu vực nghiên cứu
Đặc điểm

Kí hiệu
SC 1
SC 2

SC 3
SC 4
SC 5
SC 6
SC 7
SC8
SC9

Là khu vực ven suối, địa hình tương đối bằng phẳng, dễ đi
Là khu vực trồng rau màu của người dân, phân bố nhiều nơi trên diện
tích xã, địa hình tương đối bằng phẳng
Là khu vực trông lúa, địa hình có độ dốc nhẹ, phân bố ở nhiều nơi trên
diện tích của xã
Đây là khu vực rừng tre nứa địa hình có độ dốc trung bình dễ đi lại.
Đây là khu vực trồng ngô địa hình tương đối dốc, đường đi khá phức
tạp
Là khu vực rừng trồng địa hình đồi núi dốc đường đi khó khăn
Là khu vực rừng tái sinh địa hình đồi núi cao dốc đường đi lại khó

khăn.
Là khu vực rừng trồng nhưng gần nhà dân đường đi lại dễ dàng
Là khu vực trồng cà phê đcó đường mòn dễ đi lại Là khu vực rừng
trồng nhưng gần nhà dân đường đi lại dễ dàng

Căn cứ kết quả điều tra sơ bộ, bản đồ phân bố trạng thái rừng và những tiêu chí
trên đã xác định được 9 tuyến điều tra, do địa hình xã khá phức tạp và trải rộng cho
nên các tuyến điều tra phân bố ngẫu nhiên rải rác trên địa hình xã.
Đặc điểm của các tuyến điều tra như sau:
+ Tuyến 1: chiều dài là 1.3km
Tọa độ Gps:
Điểm đầu tuyến: 21025’1,04'' B; 103040’1,02'' Đ; độ cao 688 mét
10


Điểm cuối tuyến: 21024’57,08'' B; 103040’0,9'' Đ; độ cao 733 mét
Xuất phát đường cái thuộc bản Mỏ kết thúc tại đỉnh rừng tre. Địa hình tương
đối dốc, khó đi lại, không có đường mòn đi lại phải đi qua các rừng tre rậm. Các dạng
sinh cảnh đi qua chủ yếu trên tuyến là 4, 10, trên tuyến bố trí 2 điểm điều tra.
+ Tuyến 2: chiều dài là 1km
Tọa độ Gps:
Điểm đầu tuyến: 21025’7,86'' B; 103039’25,3'' Đ; độ cao 671mét
Điểm cuối tuyến: 21021’20.09'' B; 103039’8,19'' Đ; độ cao 714 mét
Tuyến này xuất phát từ bản Póm Khoẳng đến đầu bản cún. Địa hình gần đường
đi lại của bản nên bằng phẳng dễ đi lại. Các dạng sinh cảnh chủ yếu gặp trên tuyến là
1, 2, 3, 5, 6 trên tuyến bố trí 5 điểm điều tra.
+ Tuyến 3: chiều dài là 2km
Tọa độ Gps:
Điểm đầu tuyến: 21026’5,09'' B; 103038’39'' Đ; độ cao 752 mét
Điểm cuối tuyến: 21026’14'' B; 103039’16'' Đ; độ cao 847 mét

Tuyến này bắt đầu từ Bản Hỏm đến bản Nà Lét. Địa hình bằng phẳn dễ đi lại,
phần cuối tuyến địa hình dốc khó đi. Các dạng sinh cảnh chủ yếu gặp trên tuyến là 1,
2, 3, 4, 6, 7 trên tuyến bố trí 6 điểm điều tra.
+ Tuyến 4: chiều dài 1.3km
Tọa độ Gps:
Điểm đầu tuyến: 21026’25'' B; 103038’21'' Đ; độ cao 779 mét
Điểm cuối tuyến: 21026’38'' B; 103038’12.06'' Đ; độ cao 788 mét
Bắt đầu từ bản Có đến bản Lìu địa hình đi lại phần đầu tuyến tương đối dễ. Các
dạng sinh cảnh chủ yếu gặp trên tuyến là 1, 2, 3,5,6 trên tuyến bố trí 5 điểm điều tra
+ Tuyến 5 : dài 1km
Tọa độ Gps:
Điểm đầu tuyến: 21026’42'' B; 103038’19'' Đ; độ cao 851 mét
Điểm cuối tuyến: 21044’49'' B; 103038’17'' Đ; độ cao 903 mét
Bắt đầu từ đường mòn vào rừng đến giữa rừng thông, sinh cảnh chủ yếu gặp
trên tuyến là 8 trên tuyến bố trí 2 điểm điều tra.
+ Tuyến 6 : dài 1km
Tọa độ Gps:

11


Điểm đầu tuyến: 21025’59'' B; 103039’22'' Đ; độ cao 755 mét
Điểm cuối tuyến: 21025’39'' B; 103039’22,01'' Đ; độ cao 745 mét
Bắt đầu từ bản Nà Trạng đến bản Mỏ đường đi bằng phẳng dễ đi lại, sinh cảnh
chủ yếu gặp trên tuyến là 1, 5, 6, 9. Trên tuyến bố trí 4 điểm điều tra.
2.5.2.3 Phương pháp điều tra theo tuyến
* Trên các tuyến, tiến hành điều tra theo các phương pháp:
- Điều tra trong Otc (ô tiêu chuẩn)
* Các nội dung cần làm:
- Xác định số lượng tuyến cần lập

- Lập từ 5 - 9 tuyến điều tra số lượng tuyến phụ thuộc vào điều kiện địa hình.
- Xác định vị trí điểm đầu và điểm cuối các tuyến điều tra (sử dụng GPS)
- Điều tra sâu trưởng thành các loài côn trùng bộ cánh cứng trên các tuyến điều tra.
+ Điều tra sâu dưới đất là các loài côn trùng cánh cứng trưởng thành.
+ Điều tra tra cây thức ăn và nơi cư trú.
+ Điều tra đặc điểm của điểm điều tra.
* Phương pháp điều tra trên tuyến.
Sau khi xác định tuyến, tiến hành lâp các tuyến điều tra dài (500 - 2000m) đi
qua các sinh cảnh, địa hình khác nhau, lập các tuyến lập theo hình zích zắc, mỗi một
sinh cảnh lập 1 Otc hoặc khi sinh cảnh thay đổi tiến hành lập 1 Otc có dạng hình
vuông hoặc hình tròn, Otc có diện tích khoảng (500 - 2500m2), xác định toạ độ Otc,
tọa độ điểm đầu và điểm cuối của mỗi tuyến.
- Điều tra Otc.
Otc phải đại diện cho lâm phần và khu vực điều tra, số lượng Otc tuỳ thuộc
từng diện tích của lâm phần hay khu vực điều tra mà có diện tích của Otc chiếm từ 5%
đến 10% diện tích của lâm phần, khu vực điều tra.
+ Điều tra sâu dưới đất (côn trùng bộ cánh cứng trưởng thành): Trong Otc tiến
hành lập 5 ô dạng bản (ODB), diện tích mỗi ODB là 1m2, bố trí 1 ô ở giữa và 4 ô ở 4
góc Otc sau đó tiến hành xác định trạng thái rừng, lâm phần, độ tàn che, độ che phủ,
độ dốc, toạ độ của Otc.
Trên mỗi ODB tiến hành đào phẫu diện sâu theo từng lớp để điều tra côn trùng
bộ cánh cứng, số lượng, pha biến thái từng loài.

12


Điều tra theo từng lớp:
Lớp đất 1: Lớp thảm khô, thảm mục.
Lớp đất 2: 10 cm đầu tiên.
Lớp đất 3: 10 – 20 cm.

Lớp đất 4: 20 – 30 cm.
Lớp đất 5: 30 – 40 cm.
Kết quả thu được ghi lại ở mẫu biểu sau:

13


Mẫu biểu 2.2. Điều tra số lƣợng loài cánh cứng ở dƣới đất.
Tuyến điều tra:………………………………………………………….
Ngày điều tra:……………..Người điều tra:……………Vị trí: ………..
Số Otc:…………………..Hướng dốc:………………..Độ dốc:………..
STT
ODB

Độ sâu Tên loài
lớp đất

sâu

Trứng Sâu non

Nhộng

Sâu trưởng

ĐV

Ghi

thành


khác

chú

1
2
3

+ Điều tra cây tiêu chuẩn trong Otc
Sử dụng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống: K hàng điều tra 1 hàng, k phải lẻ 3
≤ k ≤ 5, trong hàng m cây điều tra 1 cây, 3 ≤ m ≤ 5 sao cho tổng số Otc 30 ≤ n ≤ 100.
Hoặc có thể sử dụng phương pháp ngẫu nhiên: Kiểm tra trong Otc có bao nhiêu
cây và đánh số thứ tự các cây đó, sử dụng phương pháp bốc thăm không hoàn lại để
điều tra. Sau đó:
Điều tra trên cây tiêu chuẩn: Số lượng cây tiêu chuẩn phải ≥ 10% tổng số cây
có trong Otc hoặc tối thiểu là 30 cây trở lên.
Đối với những cây có chiều cao < 2.5 m tiến hành điều tra toàn bộ cây.
Đối với những cây có chiều cao > 2.5 m phải tiến hành điều tra theo cành tiêu
chuẩn, mỗi cây điều tra từ 5 - 6 cành và các cành được phân bố đều trên tán cây. Kết
quả thu được ghi lại ở mẫu biểu sau:

14


Mẫu biểu 2.3. Điều tra số lƣợng loài cánh cứng ở thân cành
Tuyến điều tra:…………………………………………………………..
Ngày điều tra:……………..Người điều tra:……………Vị trí: ………..
Số Ôtc:…………………..Hướng dốc:………………..Độ dốc:……….
STT


Kí hiệu cành Tên loài Trứng Sâu non Nhộng

Sâu TT Mật độ

Ghi chú

1
2
3

- Điều tra mồi bẫy.
Tận dụng thức ăn có trong khu vực nghiên cứu làm mồi bẫy như cây sinh
trưởng yếu kém, các loài cây có tinh dầu thơm, nhiều nhựa, lá non. Trong 1 Otc đặt 3
mồi bẫy trở lên, chia Otc làm 3 hàng cách đều nhau trên mỗi hàng đặt một mồi bẫy đặt
ở vị trí giũa hàng, ngoài ra nên đặt thêm mồi bẫy ở gần gốc chặt của nhưng cây chọn
làm mồi bẫy.
+ Đối với mồi bẫy là gỗ, chặt thành từng khúc dài khoảng 30 cm đến 50cm và
đặt trên mặt đất mỗi điểm đặt 2 khúc, cách 5 đến 7 ngày đến kiểm tra mồi bẫy một lần.
+ Đối với mồi bẫy bằng lá cây hoặc hoa trên điểm bẫy tận dụng các cành cây
làm thành các giá thể cao 1 m đến 1.2 m, buộc lá cây hoặc hoa thành từng bó đặt trên
các giá, 2-3 ngày kiểm tra 1 lần vào buổi sáng hoặc chiều tối. Khi hoa hoặc lá hỏng thì
phải tiến hanh thay ngay.
Kết quả thu được ghi lại ở mẫu biểu sau:

15


Mẫu biểu 2.4. Điều tra số lƣợng loài cánh cứng bằng phƣơng pháp bẫy mồi
Tuyến điều tra:…………………………………………………………..

Ngày điều tra:……………..Người điều tra:……………Vị trí: ………..
Số Ôtc:…………………..Hướng dốc:………………..Độ dốc:………..
Stt

Tên loài

Số lượng

Thời gian

Loại mồi

bắt

bẫy

Thời tiết

Sinh cảnh

1
2


Mô hình bố trí mồi bẫy

- Điều tra bằng phương pháp bẫy đèn.
Dựa vào tính xu quang của các loài côn trùng nên có thể áp dụng phương pháp
bẫy đèn vào ban đêm, tại khu vực nghiên cứu đặt 5 - 7 bẫy đèn hoặc tận dụng các trụ
cột đèn thắp sáng gần khu dân cư để điều tra thu bắt. Vị trí bẫy đèn tiến hành phát

quang khu vực rộng khoảng 10m2 xác định toạ độ, độ dốc, chụp ảnh, sau đó xác định
địa điểm bằng phẳng trên mặt đất rồi đặt chậu đổ nước chiếm 1/3 thể tích của chậu, đặt
giữa chậu là 1 giá thể (1 khúc gỗ hình trụ có 2 đầu bằng phẳng) trên giá thể đặt 1 cái
đèn (loại đèn dân dụng), sau đó bật đèn lên, thấy loài nào tiến hành bắt và cho vào lọ
đựng mẫu có chứa cồn để bảo quản, ghi rõ thời gian bắt nếu biết tên loài hay họ, bộ thì
ghi ngay vào phiếu điều tra.
Kết quả thu được ghi lại ở mẫu biểu sau:

16


×