Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

nghiên cứu khu hệ lưỡng cư, bò sát ở khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.78 KB, 24 trang )

- 1 –
MỞ ĐẦU
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt thuộc Khu dự trữ Sinh quyển Tây
Nghệ An, nằm trong hành lang xanh phía Tây, có 56.232 ha rừng tự nhiên,
chiếm 83 % tổng diện tích, trong đó 33.555 ha rừng ít bị tác động, có cảnh
quan đa dạng, có tiềm năng về Đa dạng sinh học. Nghiên cứu bước đầu đã
xác định khu hệ thực vật có 762 loài thuộc 428 chi và 124 họ, trong đó có
30 loài quý hiếm đã ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007. Thú có 96 loài,
Chim 131 loài. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một danh mục đầy đủ về
khu hệ LC, BS. Do đó điều tra nghiên cứu khu hệ LC, BS ở đây là công việc
cần thiết và cấp bách cho công tác bảo tồn. Để góp phần làm cơ sở khoa học
cho việc bảo tồn bền vững, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu khu hệ
Lưỡng cư, Bò sát ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An”.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định thành phần loài, xây dựng khoá định loại, mô tả đặc điểm
hình thái phân loại các loài LC, BS ở Khu BTTN Pù Hoạt.
- Xác định phân bố địa lí, phân bố theo sinh cảnh và nơi ở LC, BS Khu
BTTN Pù Hoạt.
- Đề xuất các biện pháp quản lí, bảo tồn LC, BS Khu BTTN Pù Hoạt.
Nội dung của đề tài:
- Điều tra nghiên cứu thành phần loài, mô tả đặc điểm nhận dạng chính
và xây dựng khoá định loại, ghi nhận đặc điểm sinh học, sinh thái học của
các loài LC, BS ở Pù Hoạt.
- Nghiên cứu sự phân bố các loài theo độ cao, sinh cảnh và nơi ở các
loài LC, BS ở Pù Hoạt.
- Đánh giá tầm quan trọng, hiện trạng và các mối đe doạ đến các loài
LC, BS. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp bảo tồn các loài LC, BS ở
Khu BTTN Pù Hoạt.
Những đóng góp mới của luận án:
- Lập được danh sách 107 loài LC, BS trong đó bổ sung 47 loài cho Pù
Hoạt, 8 loài cho Nghệ An, 8 loài cho BTB; 2 loài lần đầu tiên ghi nhận ở


Việt Nam và 1 loài mới cho khoa học.
- 2 –
- Xây dựng 4 khoá định tên họ, 15 khoá định tên giống, 24 khoá định
tên loài. Bổ sung tư liệu cho 75 loài thu được mẫu vật ở Pù Hoạt.
- Bổ sung tư liệu về phân bố, sinh học, sinh thái học và xem xét mối
quan hệ với các vùng lân cận.
- Xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên và đề
xuất một số giải pháp bảo tồn LC, BS ở Khu BTTN Pù Hoạt.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Lược sử nghiên cứu Lưỡng cư, Bò sát ở khu vực Bắc Trung Bộ
Nghiên cứu về LC, BS ở Bắc Trung Bộ trước năm 1954 chủ yếu do
người nước ngoài tiến hành, đáng chú ý là các công trình của tác giả Bourret
từ năm 1934-1942. Cho đến hết thời kì này đã biết 58 loài ếch nhái, bò sát
có ở Bắc Trung Bộ, nhiều chuyên khảo của Bourret về LC, BS Đông
Dương, trong đó có Việt Nam được xuất bản: Rắn Đông Dương, Rùa Đông
Dương, Ếch nhái Đông Dương.
Do chiến tranh, sau năm 1954 các nghiên cứu LC, BS ở BTB cũng như
trong cả nước mới được tiếp tục. Năm 1960 Đào Văn Tiến và cs. nghiên cứu
ở khu vực Vĩnh Linh, Quảng Trị, đã thống kê được 1 loài LC, 13 loài BS.
Năm 1970, Campden-Main thông báo kết quả nghiên cứu rắn Miền Nam
Việt Nam, đã thống kê có 25 loài ở BTB. Năm 1981, Trần Kiên và cs. thống
kê 159 loài và phân loài BS, 69 loài và phân loài LC ở miền Bắc Việt Nam,
có 59 loài phân bố ở BTB. Hoàng Xuân Quang (1993) đã ghi nhận 128 loài
LC, BS ở Bắc Trung Bộ. Sau đó, nhiều nghiên cứu về khu hệ LC, BS được
thực hiện: Hoàng Xuân Quang, Nguyễn Văn Sáng, Lê Nguyên Ngật, Hồ
Thu Cúc, Hoàng Ngọc Thảo, Cao Tiến Trung, Đoàn Văn Kiên Cho đến
năm 2008, các kết quả nghiên cứu đã xác định được ở khu vực BTB có 226
loài LC, BS, gồm 88 loài LC, 138 loài BS thuộc 26 họ, 5 bộ.
Nghiên cứu về sinh học sinh thái và nhân nuôi một số loài có giá trị

kinh tế đã được tiến hành trên các đối tượng: Rana rugulosa của Nguyễn
Kim Tiến (1999); Ptyas mucosus của Ông Vĩnh An (2009); Leiolepis
- 3 –
belliana của Ngô Đắc Chứng (1991) và Cao Tiến Trung (2009). Ngoài ra
còn có nghiên cứu về âm thanh LC của Phùng Thị Hương, Trần Đình
Quang, Trần Thị Ngân, Đậu Quang Vinh. Ngô Văn Bình, Nguyễn Thị
Xuyến Vai trò của LC trên hệ sinh thái đồng ruộng của tác giả Hoàng
Xuân Quang và cs. (2002), Trần Kiên và cs. (2002). Nghiên cứu sinh học
phát triển nòng nọc LC của Lê Thị Thu và cs., Lê Thị Quý và cs.
Các nghiên cứu trên đã góp phần vào việc xuất bản các sách chuyên
khảo: Ếch nhái, Bò sát ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, 2007; Ếch nhái,
Bò sát ở Vườn quốc gia Bạch Mã, 2012; Động vật chí Việt Nam (phần Rắn).
1.2. Nghiên cứu Lưỡng cư, Bò sát ở khu BTTN Pù Hoạt
Cho đến nay, khu BTTN Pù Hoạt còn ít được nghiên cứu. Năm 2008,
Hoàng Xuân Quang đã ghi nhận ở Pù Hoạt 10 loài LC và 28 loài BS;
Nguyễn Quảng Trường và cs., (2010) ghi nhận phân bố mới của loài
Amphiesmoides ornaticeps ở Pù Hoạt. Trong báo cáo dự án xây dựng khu
BTTN Pù Hoạt 2002 và của Frontier (2002) ghi nhận 35 loài LC. Như vậy
rõ ràng vẫn chưa có một danh mục loài đầy đủ và có tính chất hệ thống về
khu hệ LC, BS ở Khu BTTN Pù Hoạt. Kết quả các nghiên cứu trên chỉ mới
thống kê được 60 loài (28 loài LC và 32 loài BS). Chính vì vậy, nội dung
nghiên cứu của đề tài là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội ở vùng nghiên cứu
1.3.1. Vị trí địa lí: Khu BTTN Pù Hoạt có tọa độ địa lí 19
0
25

- 20
0
00’



Bắc, 104
0
37’- 104
0
14’ kinh Đông, diện tích 67.943 ha, nằm trong địa phận 6
xã: Tri Lễ, Nậm Giải, Tiền Phong, Hạnh Dịch, Thông Thụ và Đồng Văn thuộc
huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An; Phía Bắc và Đông giáp tỉnh Thanh Hóa,
phía Tây giáp biên giới Việt – Lào, phía Nam một phần thuộc xã Tri Lễ.
1.3.2. Địa hình: Pù Hoạt nằm dọc biên giới Việt-Lào theo hướng Đông
Bắc-Tây Nam dài 47 km, bề ngang rộng nhất ở Bắc sông Chu 25 km. Các
đỉnh cao nhất 2.452 m, 2.330 m, 1.723 m, 1.530 m (tập trung ở gần đỉnh Pù
Hoạt - Pù Pha Lâng phía Nam Pù Hoạt); Phía Bắc giáp với tỉnh Thanh Hóa
có Pù Nhích cao 1.250 m, Pù Phá Nhà ở vùng trung tâm cao trên 1.500 m.
Độ cao trung bình toàn vùng 800-1.400 m và thấp nhất là bề mặt các suối
Nậm Giải, Nậm Viếc, sông Chu (120-150 m so với mực nước biển).
- 4 –
1.3.3. Đặc điểm khí hậu: Huyện Quế Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa. Vào tháng 5, tháng 6 gió Tây Nam qua Cao nguyên Hủa Phăn
(Lào) vào Pù Hoạt trở thành gió Tây khô nóng. Gió mùa Đông Bắc vào
mùa đông yếu đi khi tới Pù Hoạt. Vì vậy ở đây mùa hạ nóng có khi nhiệt
độ lên tới 41,3
0
C; mùa đông rét, nhiệt độ xuống thấp 0,6
0
C.
1.3.4. Đặc điểm sông ngòi và thủy văn : Hệ thống sông suối ở Pù Hoạt có
hai lưu vực sông chính: Sông Chu bắt nguồn từ sông Nậm San (ở cao
nguyên Hủa Phăn-Lào) chảy vào Việt Nam ở Tây Bắc huyện Quế

Phong. Lưu vực sông Con: được tạo thành từ 3 dòng suối chính là
Nậm Suối, Nậm Viếc và Nậm Giải.
1.3.5. Thổ nhưỡng: Về địa chất của khu BTTN Pù Hoạt có sự khác nhau
giữa các phân khu: Phía Nam chủ yếu là granit trong đó đỉnh Pù Hoạt
và khu vực lân cận được tạo ra do sự xâm nhập của marma chứa
syenit và granit felspar kiềm; Phía Tây Nam của khu bảo tồn có một
dải núi đá vôi hẹp kéo dài theo hướng Tây Nam; phía Bắc của khu bảo
tồn là một dải đất có diện tích tương đối rộng được tạo bởi axít phun
trào và đá tro núi lửa.
1.3.6. Khu hệ thực vật và động vật: Khu BTTN Pù Hoạt có 56.232 ha rừng
tự nhiên, gồm 3 kiểu rừng chính: Rừng thường xanh mưa nhiệt đới núi
cao hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim; Rừng kín lá rộng thường xanh
mưa nhiệt đới núi trung bình; Rừng kín lá rộng thường xanh mưa
nhiệt đới núi thấp. Khu hệ thực vật ở khu BTTN Pù Hoạt có 762 loài
thuộc 428 chi và 124 họ, trong đó có 30 loài quý hiếm đã ghi trong
Sách Đỏ Việt Nam 2007. Những khảo sát bước đầu ở Pù Hoạt đã
thống kê được 193 loài động vật có xương sống thuộc 4 lớp. Thú có
96 loài, Chim 131 loài, Bò sát 32 loài, Lưỡng cư 28 loài.
1.3.7. Kinh tế: Dân số có 37.365 người, gồm các dân tộc: Thái, Khơ-mú,
Mường, H’mông và Kinh. Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác các loại
tài nguyên rừng như: gỗ, măng, tre, lá cọ, ong mật, cây thuốc và săn
bắt động vật…
1.3.8. Văn hóa xã hội: Các xã trong Khu BTTN Pù Hoạt có trường tiểu
học và trung học cơ sở, trạm y tế và đường giao thông đến trung tâm xã.
- 5 –
Tuy nhiên công tác phổ cập học sinh trong độ tuổi đến trường và chăn sóc
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn hạn chế và vào mùa lũ, giao thông
gặp nhiều khó khăn.
Chương 2
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm
2.1.1. Thời gian
Thời gian nghiên cứu trên thực địa: tháng 7, 8/2009, tháng 5, 6, 7,
10/2010, tháng 04/2011 và tháng 6, 7, 8/2012, tổng số 99 ngày đi thực địa.
Quá trình phân tích mẫu được thực hiện tại phòng thí nghiệm Động vật
học, khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh từ tháng 9/2009-12/2012; phân
tích và so mẫu tại Bảo tàng Ô-xtrây-li-a từ ngày 12/09/-25/09/2012.
2.1.2. Địa điểm
Đề tài nghiên cứu, điều tra thực địa tại 5 xã: Tri Lễ, Nậm Giải, Hạnh
Dịch, Thông Thụ và Đồng Văn. Ngoài ra trong các đợt khảo sát còn phỏng
vấn các cơ sở thu mua, điều tra tình hình mua bán động vật hoang dã tại xã
Tiền Phong và thị trấn Kim Sơn thuộc huyện Quế Phong.
2.2. Tư liệu
Tổng số 797 mẫu thu được qua các đợt thực địa gồm 723 mẫu LC, 74
mẫu BS. Mẫu được bảo quản, lưu trữ tại Trường Đại học Vinh, Bảo tàng
Thiên nhiên Việt Nam, Bảo tàng Ô-xtrây-li-a, Bảo tàng Khoa học Tự
nhiên Bắc Carolina, Hoa Kỳ.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra thu mẫu
Điều tra thực địa đã thực hiện các phương pháp nghiên cứu như: Xác
định điểm thu mẫu, thu thập mẫu vật, xử lí mẫu, lấy mẫu mô, định hình
mẫu, phỏng vấn.
- 6 –
2.3.2. Phương pháp định loại
Xác định tên khoa học các loài theo các tài liệu của Đào Văn Tiến,
Nguyễn Văn Sáng, Zhao E & Jiang Y, Smith, Bourret; và tham khảo các
tài liệu liên quan. Ngoài ra chúng tôi tiến hành so mẫu tại Bảo tàng Ô-
xtrây-li-a, Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bắc Calorina (Hoa Kỳ).
2.3.3. Dữ liệu phân tử

Để xác định loài mới, các loài chưa định danh chúng tôi dựa vào các
dấu hiệu phân tử cùng với những dẫn liệu đặc điểm hình thái phân loại thu
được. Với 52 mẫu mô gan dùng để phân tích ADN từ 46 cá thể của 16 loài,
gồm các gen 16S, cytB/NTF3 và ND2. Phân tích được tiến hành tại Bảo
tàng Ô-xtrây-li-a, với sự cộng tác của Tiến sĩ Jodi Rowley, chuyên gia
nghiên cứu LC ở Bảo tàng Ô-xtrây-li-a.
2.3.4. Nghiên cứu sinh học, sinh thái
Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài LC, BS gồm:
nơi ở, sinh sản cũng được thu thập từ các đợt nghiên cứu thực địa.
2.3.5. Phương pháp đánh giá độ phong phú của Lưỡng cư, Bò sát
Độ phong phú đánh giá theo 3 mức: loài hiếm gặp có tần số gặp dưới
25% trên tổng số lần khảo sát thực địa; loài ít gặp: tần số gặp từ 25% đến
dưới 50% và loài thường gặp: tần số gặp trên 50%.
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Thành phần loài Lưỡng cư, Bò sát ở Pù Hoạt
3.1.1. Danh sách các loài Lưỡng cư, Bò sát ở Pù Hoạt
Từ năm 2009-2012, trên cơ sở phân tích 797 mẫu vật thu được qua các
đợt thực địa và tham khảo các tài liệu liên quan chúng tôi đã xây dựng
được danh lục LC, BS Khu BTTN Pù Hoạt có 107 loài. Trong đó 28 loài
trùng với nghiên cứu của các tác giả trước đây; 75 loài thu được mẫu; 7
loài quan sát, điều tra. Có 23 loài không thu được mẫu vật, căn cứ vào các
tài liệu cũng đưa vào danh mục (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài Lưỡng cư, Bò sát ở Pù Hoạt
- 7 –
TT Tên khoa học Tên phổ thông Tư liệu
AMPHIBIA LỚP LƯỠNG CƯ
ANURA Bộ Không đuôi
I. Bufonidae Họ Cóc
1. Duttaphrynus melanostictus (Schneider, 1799) Cóc nhà M

2. Ingerophrynus galeatus (Günther, 1864) Cóc rừng M
II. Megophryidae Họ Cóc bùn
3. Leptobrachium cf. chapaense (Bourret, 1937) Cóc mày sa pa M
4. Leptobrachium sp. Cóc mày M
5. Leptolalax eos Ohler, Wollenberg, Grosjean, Hendrix,
Vences, Ziegler & Dubois, 2011
Cóc mày****
M
6. Leptolalax ventripunctatus Fei, Ye & Li, 1990 Cóc mày*** M
7. Leptolalax sp1. Cóc mày M
8. Leptolalax sp2. Cóc mày M
9. Ophryophryne pachyproctus, Kou, 1985 Cóc núi M
10. Ophryophryne sp. Cóc núi M
11. Xenophrys major (Boulenger, 1908) Cóc mắt bên M
12. Xenophrys palpebralespinosa (Bourret, 1937) Cóc mày bắc bộ M
III. Microhylidae Họ Nhái bầu
13. Kaloula puchra Gray, 1831 Ễnh ương thường TL
14. Microhyla butleri Boulenger, 1884 Nhái bầu bút lơ M
15. Microhyla fissipes Boulenger, 1884 Nhái bầu hoa M
16. Microhyla heymonsi Vogt, 1911 Nhái bầu hây môn M
17. Microhyla marmorata Bain & Nguyen, 2004 Nhái bầu hoa cương M
18. Microhyla pulchra (Hallowell, 1861) Nhái bầu vân M
IV. Dicroglossidae Họ Ếch nhái
19. Fejervaria limnocharis (Gravenhorst, 1829) Ngoé M
20. Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, 1835) Ếch đồng* QS
21. Limnonectes bannaensis Ye, Fei, and Jiang, 2007 Ếch nhẽo M
22. Limnonectes limborgi (Sclater, 1892) Ếch hat chê M
23. Quasipaa verrucospinosa (Bourret, 1937) Ếch gai sần M
24. Occidozyga lima (Gravenhorst, 1829) Cóc nước sần M
V. Ranidae Họ Ếch nhái chính thức

25. Amolops compotrix (Bain, Stuart & Orlov, 2006) Ếch com-po-tric*** M
26. Amolops cremnobatus Inger & Kottelat, 1998 Ếch bám đá lào M
27. Amolops mengyangensis Wu&Tian, 1995 Ếch bám đá meng-yang M
28. Babina chapaensis (Bourret, 1937) Chàng sa pa** M
29. Hylarana guentheri Boulenger, 1882 Chẫu M
30. Hylarana macrodactyla (Günther, 1858) Chàng hiu TL
31. Hylarana maosonensis (Bourret, 1937) Chàng mẫu sơn M
32. Hylarana nigrovittata (Blyth, 1855) Ếch suối M
33. Hylarana taipehensis Van Denburgh, 1909 Chàng đài bắc TL
34. Odorrana bacboensis (Bain, Lathrop, Murphy, Orlov &
Ho, 2003)
Ếch bắc bộ*
M
35. Odorrana nasica (Boulenger, 1903) Ếch mõm* M
36. Odorrana orba (Stuart and Bain, 2005) Ếch mồ côi** M
37. Odorrana sp. Ếch M
38. Rana johnsi Smith, 1921 Hiu hiu M
39. Pseudorana sp. M
- 8 –
TT Tên khoa học Tên phổ thông Tư liệu
VI. Rhacophoridae Họ Ếch cây
40. Chiromantis doriae (Boulenger, 1893) Nhái cây đô ri* M
41. Feihyla vittata (Boulenger, 1887) Nhái cây sọc* M
42. Gracixalus cf. jinxiuensis (Hu, 1978) Nhái cây gin xiu* M
43. Gracixalus quangi Rowley, Dau, Nguyen, Cao &
Nguyen, 2011
Nhái cây quang*****
M
44. Kurixalus bissaculus (Taylor, 1942) Ếch cây sần* M
45. Kurixalus cf. ananjevae (Matsui & Orlov, 2004) Nhái cây an-na-gie-va** M

46. Polypedates cf. mutus (Smith, 1940) Nhái cây my-an-ma M
47. Raorchestes parvulus (Boulenger, 1893) Nhái cây tí hon** M
48. Rhacophorus feae Boulenger, 1893 Ếch cây phê* M
49. Rhacophorus kio Ohler & Belorme, 2006 Ếch cây ki-ô* M
50. Rhacophorus maximus Günther, 1858 Ếch cây lớn*** M
51. Rhacophorus orlovi Ziegler & Köhler, 2001 Ếch cây óc lốp* M
52. Rhacophorus rhodopus Lui & Hu, 1960 Ếch cây màng bơi đỏ* M
53. Theloderma asperum (Boulenger, 1886) Ếch cây sần a-x-pơ* M
54. Theloderma gordoni Taylor, 1962 Ếch cây sần go don* M
CAUDATA Bộ Có đuôi
VII. Salamandridae Họ Cá cóc
55. Tylototriton notialis Stuart, Phimmachak, Sivongxay &
Robichaud, 2010
Cá cóc sần ****
M
REPTILIA LỚP BÒ SÁT
SQUAMATA Bộ Có vảy
Sauria Phân bộ thằn lằn
VIII. Agamidae Họ Nhông
56. Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 Rồng đất M
57. Acanthosaura lepidogaster (Cuvier, 1829) Ô rô vảy* M
58. Calotes emma Gray, 1845 Nhông emma* M
59. Draco maculatus (Gray, 1845) Thằn lằn bay đốm TL
IX. Gekkonidae Họ Tắc kè
60. Gekko reevesii Gray, 1831 Tắc kè QS
61. Hemidactylus frenatus Schlegel, 1836 Thạch sùng đuôi sần* QS
62. Hemidactylus vietnamensis Darevsky, Kupriyanova &
Roshchin, 1984
Thạch sùng việt nam*
M

X. Lacertidae Họ Thằn lằn thực
63. Takydromus kuehnei Van Denburgh, 1909 Liu điu kuc-ni* M
XI. Scincidae Họ Thằn lằn bóng
64.
\
Eutropis chapaensis (Bourret, 1937) Thằn lằn bóng sapa*
M
65. Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1856) Thằn lằn bóng đuôi dài* QS
66. Eutropis multifasciatus (Kuhl, 1820) Thằn lằn bóng hoa* M
67. Scincella apraefrontalis Nguyen, Nguyen, Bohme &
Ziegler, 2010
Thằn lằn cổ hữu liên ***
M
68. Scincella reevesii (Gray, 1838) Thằn lằn cổ rive * M
69. Sphenomorphus cryptotis Darevsky, Orlov & Ho, 2004 Thằn lằn phê-nô tai lõm*
M
70. Tropidophorus baviensis Bourret, 1939 Thằn lằn tai ba vì* M
XII. Anguidae Họ Thằn lằn rắn
- 9 –
TT Tên khoa học Tên phổ thông Tư liệu
71. Dopasia ludovici (Mocquard, 1905) Thằn lằn rắn lu do
vic***
M
XIII. Varanidae Họ Kỳ đà
72. Varanus salvator (Laurenti, 1786) Kỳ đà hoa QS
Serpentes Phân bộ rắn
XIV. Pythonidae Họ Trăn
73. Python molurus (Linnaeus, 1758) Trăn đất TL
XV. Xenopeltidae Họ Rắn mống
74. Xenopeltis unicolor Reinwartd, in Boie, 1827 Rắn mống TL

XVI. Colubridae Họ Rắn nước
75. Ahaetulla prasina (Reinwardt, in Boie, 1827) Rắn roi thường M
76. Coelognathus radiatus Boie, 1927 Rắn sọc dưa TL
77. Lycodon meridionale Bourret, 1935 Rắn lệch đầu khuyết*** M
78. Gonyosoma frenatum (Gray, 1853) Rắn sọc má** M
79. Ptyas korros (Schlegel, 1837) Rắn ráo thường TL
80. Ptyas mucosa (Linnaeus, 1758) Rắn ráo trâu TL
81. Ptyas nigromarginata (Blyth, 1854) Rắn ráo xanh*** M
82. Enhydris chinensis (Gray, 1842) Rắn bồng trung quốc TL
83. Enhydris plumbea (Boie, 1827) Rắn bồng chì TL
84. Amphiesmoides ornaticeps (Werner, 1942) Rắn sãi mắt trắng TL
85. Amphiesmoides sp. Rắn sãi M
86. Rhabdophis subminiatus (Schlegel, 1837) Rắn hoa cỏ nhỏ TL
87. Sinonatrix percarinata (Boulenger, 1899) Rắn hoa cân vân đen* M
88. Xenochrophis flavipunctatus (Hallowell, 1861) Rắn nước TL
89. Pareas hamptoni (Boulenger, 1905) Rắn hổ mây ham-ton* M
90. Pareas margaritophorus (Jan, 1866) Rắn hổ mây ngọc M
XVII. Elapidae Họ Rắn hổ
91. Bungarus fasciatus (Schneider, 1801) Rắn cạp nong TL
92. Bungarus multicinctus Blyth, 1860 Rắn cạp nia bắc TL
93. Naja atra Cantor, 1842 Rắn hổ mang đen trung
quốc
TL
94. Ophiophagus hannah (Cantor, 1836) Rắn hổ chúa TL
XVIII. Viperidae Họ Rắn lục
95. Trimeresurus albolabris (Gray, 1842) Rắn lục mép trắng TL
96. Trimeresurus stejnegeri K. Schmidt, 1925 Rắn lục xanh* M
97. Trimeresurus vogeli (David, Vidal & Pauwels, 2001) Rắn lục von-gen** M
TESTUDINES Bộ Rùa
XIX. Platysternidae Họ Rùa đầu to

98. Platysternon megacephalum Gray, 1831 Rùa đầu to TL
XX. Geoemydidae Họ Rùa thường
99. Cuora cyclornata Blanck, McCord & Le, 2006 Rùa vàng ĐT
100. Cuora galbinifrons Bourret, 1939 Rùa hộp trán vàng TL
101. Cyclemys oldhami Gray, 1930 Rùa đất âu ham TL
102. Geoemyda spengleri (Gmélin, 1789) Rùa đất spengle M
103. Sacalia quadriocellata (Siebenrock, 1903) Rùa bốn mắt M
XXI. Testudinidae Họ Rùa núi
104. Indotestudo elongata (Blyth, 1853) Rùa núi vàng TL
105. Manouria impressa (Günther, 1882) Rùa núi viền QS
- 10 –
TT Tên khoa học Tên phổ thông Tư liệu
XXII. Trionychidae Họ Ba ba
106. Palea steindachneri (Siebenrock, 1906) Ba ba gai ĐT
107. Pelodiscus sinensis (Wiegmann, 1834) Ba ba trơn QS
Ghi chú: M: Mẫu; TL: Tài liệu; ĐT: Điều tra; QS: Quan sát; *: Loài bổ
sung cho Pù Hoạt; **: Loài bổ sung cho Nghệ An; ***: Loài bổ sung cho
BTB; ****: Loài bổ sung cho Việt Nam; *****: Loài mới cho khoa học.
Những loài mới được ghi nhận: Đối chiếu với các nghiên cứu trước
đây Frontier 2000; Hoàng Xuân Quang và cs. (2008); Nguyen et al.
(2009); Nguyen et al. (2010); Ziegler et al. (2010); Hoàng Ngọc Thảo và
cs. (2012); chúng tôi đã bổ sung cho Pù Hoạt 47 loài LC, BS (bảng 3.1), và
ghi nhận vùng phân bố mới của 8 loài ở Nghệ An, bổ sung 8 loài cho Bắc
Trung Bộ gồm, phát hiện 2 loài mới cho Việt Nam là và 1 loài mới cho
khoa học. Ở Pù Hoạt có 7 taxon chưa định danh: 6 loài LC
(Leptobrachium sp, Leptolalax sp1., L. sp2., Ophryophryne sp., Odorrana
sp., Pseudorana sp.), 1 loài BS (Amphiesma sp.).
3.1.2. Nhận xét về cấu trúc thành phần loài
3.1.2.1. Cấu trúc thành phần giống và loài trong các họ LC ở Pù Hoạt
Khu BTTN Pù Hoạt có 2 bộ, 7 họ, 28 giống, 55 loài LC, trong đó bộ

không đuôi (Anura) đa dạng nhất với 6 họ, 27 giống, 54 loài; bộ có đuôi
(Caudata) có 1 họ, 1 giống và 1 loài (bảng 3.1 và biểu đồ 3.1).
Chỉ số đa dạng về giống: trung bình của các họ là 4,00 (28 giống/7
họ), nhưng từng họ có sự khác nhau. Đa dạng nhất là họ Rhacophoridae có
8 giống (chiếm 28,57% số giống LC) và họ Ranidae có 6 giống (21,43%),
tiếp đến là họ Dicroglossidae có 5 giống (17,86%), họ Megophryidae có 4
giống (14,29%); họ Bufonidae, Microhylidae có 2 giống (7,14%), thấp
nhất là họ Salamandridae có 1 giống (3,57%).
Sự đa dạng về loài: 2 họ có số lượng loài chiếm ưu thế là họ Ranidae
và Rhacophoridae mỗi họ có 15 loài (chiếm 28,57% số loài), tiếp đến là họ
Megophryidae có 10 loài (17,86%), họ Dicroglossidae và Microhylidae
- 11 –
mỗi họ có 6 loài (10,71%), họ Bufonidae có 2 loài (3,57%) và thấp nhất là
họ Salamandridae có 1 loài (1,79%).
Biểu đồ 3.1. Tổng hợp thành phần giống và loài
trong các họ Lưỡng cư
Biểu đồ 3.2. Tổng hợp số lượng giống
và loài trong các họ Bò sát
3.1.2.2. Cấu trúc thành phần giống và loài trong các họ BS ở Pù Hoạt
Bò sát có 2 bộ, 15 họ, 39 giống, 52 loài (bảng 3.1 và biểu đồ 3.2):
Trong 39 giống ghi nhận ở Pù Hoạt, ưu thế nhất về giống thuộc họ
Colubridae với 11 giống (chiếm 28,21% số giống BS), tiếp đến họ
Scincidae, Agamidae và Geoemydidae mỗi họ có 4 giống (10,26%), họ
Elapidae có 3 giống (7,69%); họ Gekkonidae, Testudinidae và
Trionychidae mỗi họ có 2 giống (5,13%), các họ còn lại: Lacertidae,
Anguidae, Varanidae, Pythonidae, Xenopeltidae, Viperidae và
Platysternidae mỗi họ có 1 giống (2,56%).
Trong 52 loài Bò sát thuộc 15 họ ở khu vực nghiên cứu, ưu thế nhất
thuộc về họ Colubridae với 16 loài (chiếm 30,77% số loài BS), họ
Scincidae có 7 loài (13,46%), họ Geoemydidae có 5 loài (9,62%), họ

Agamidae và Elapidae mỗi họ có 4 loài (7,69%), họ Gekkonidae và
Viperidae mỗi họ có 3 loài (5,77%), họ Testudinidae và Trionychidae mỗi
họ có 2 loài (3,85%), các họ Lacertidae, Anguidae, Varanidae, Pythonidae,
Xenopeltidae và Platysternidae mỗi họ có 1 loài (1,92%).
3.2. So sánh thành phần loài LC, BS Khu BTTN Pù Hoạt với các vùng
lân cận
Tổng số các loài LC, BS ở Khu BTTN Pù Hoạt, Pù Huống, Xuân
Liên và VQG Pù Mát là 167 loài (LC có 72 loài, BS 95 loài).
Nhóm Lưỡng cư:
- 12 –
Pù Hoạt có số loài nhiều nhất với 55 loài trên tổng số 72 loài LC ở
các khu vực trên (chiếm 76,39%), tiếp đến là Xuân Liên có 32 loài
(44,44% số loài), Pù Mát có 25 loài (34,72%) và thấp nhất là Pù Huống có
24 loài (33,33%). Các loài chỉ có ở mỗi khu vực: Có 3 loài LC (chiếm
4,17%) chỉ ghi nhận ở Pù Mát, 2 loài (2,78%) ở Pù Huống, 6 loài (8,33%)
ở Xuân Liên và nhiều nhất là Pù Hoạt có 26 loài (36,11%). Có 9 loài
(12,5%) chung cho cả 4 khu vực trên, đây là các loài phổ biến.
Bảng 3.2. Hệ số tương đồng LC giữa Pù Hoạt với các vùng lân cận
Pù Mát Pù Huống Pù Hoạt Xuân Liên
Pù Mát 1
Pù Huống 0,69388 1
Pù Hoạt 0,44444 0.45 1
Xuân Liên 0,52632 0,53571 0,54545 1
Kết quả phân tích cho thấy Pù Hoạt gần nhất với Xuân Liên (hệ số
tương đồng 0,54545), Pù Huống (0,45) và thấp nhất là Pù Mát (0,44444).
Khi sơ đồ hoá mối quan hệ giữa các khu vực lân cận cho thấy Pù Hoạt và
Xuân Liên tách thành 1 nhánh, Pù Mát và Pù Huống tách thành 1 nhánh
với chỉ số gốc nhánh là 100%, Pù Hoạt và Xuân Liên có chỉ số gốc nhánh
là 54%, Pù Mát và Pù Huống là 92% (bảng 3.2 và hình 3.1).
Hình 3.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa LC Pù Hoạt

với các vùng lân cận
Hình 3.2. Sơ đồ mối quan hệ giữa BS Pù
Hoạt với các vùng lân cận
Nhóm Bò sát:
- 13 –
Kết quả so sánh về thành phần loài giữa Pù Hoạt với Pù Mát, Pù
Huống và Xuân Liên (bảng 3.3) cho thấy Pù Huống có số loài nhiều nhất
với 69 loài trên tổng số 95 loài ở các khu vực trên (chiếm 72,63% tổng số
loài), tiếp đến là Pù Hoạt có 52 loài (54,74%), Pù Mát có 46 loài (48,42%) và
thấp nhất là Xuân Liên có 38 loài (40,00%): Trong tổng số 95 loài BS có 18
loài (18,95%) chung cho cả 4 khu vực trên, đây là các loài phổ biến. Có 8
loài (chiếm 8,42% tổng số loài) chỉ ghi nhận ở Pù Mát; 15 loài (15,79%) ở
Pù Huống; 7 loài (7,37%) ở Xuân Liên; 9 loài ở Pù Hoạt (9,74%).
Kết quả phân tích hệ số tương đồng về BS giữa Khu BTTN Pù Hoạt
với các khu vực khác như sau.
Bảng 3.3. Hệ số tương đồng Bò sát giữa Pù Hoạt với các vùng lân cận
Pù Mát Pù Huống Pù Hoạt Xuân Liên
Pù Mát 1
Pù Huống 0,66087 1
Pù Hoạt 0,58586 0,68852 1
Xuân Liên 0,5 0,54206 0,54945 1
Xét về hệ số tương đồng giữa Pù Hoạt với các vùng lân cận cho thấy:
Pù Hoạt và Pù Huống gần nhất (0,68852) tiếp đó là Pù Mát (0,58586) và thấp
nhất là Xuân Liên (0,54945). Các khu vực lân cận tách thành 2 nhóm với chỉ
số gốc nhánh là 100%, nhánh 1 chỉ có Xuân Liên, nhánh 2 gồm Pù Mát, Pù
Huống và Pù Hoạt. Trong nhánh 2 lại tách thành 2 nhánh với chỉ số gốc
nhánh là 86%, 1 nhánh là Pù Mát và nhánh kia gồm Pù Hoạt và Pù Huống
(chỉ số gốc nhánh 64%) (bảng 3.3 và hình 3.2).
3.3. Đặc điểm hình thái và phân loại Lưỡng cư, Bò sát ở Pù Hoạt
Trong phần này chúng tôi lập khoá định tên từ họ đến loài, 4 khoá

đến họ, 15 khoá đến giống và 24 đến loài cho 107 loài LC, BS ở KVNC.
Thứ tự trình bày mỗi loài gồm: Tên khoa học có hiệu lực, tên và tài
liệu xuất xứ đầu tiên của loài, tên phổ thông, tên địa phương tại khu vực
nghiên cứu, các chỉ số đo, đếm và tỉ lệ các chỉ số đo cơ bản; mô tả đặc
điểm hình thái các loài quý hiếm, loài đặc hữu và loài bổ sung cho Pù
- 14 –
Hoạt; một số nhận xét về thay đổi danh pháp, cũng như một số đặc điểm
sinh học, sinh thái học.
Ví dụ mô tả một loài ở vùng nghiên cứu
Leptobrachium Tschudi, 1838-Giống Cóc mày
Leptobrachium J. J. von Tschudi, 1838, Classif. Batrach., Neuchâtel: 81.
Pù Hoạt có 2 loài.
Khoá định tên các loài trong giống Cóc mày-Leptobrachium ở Pù Hoạt
1 (2) Mặt bụng có nhiều đốm trắng nhỏ li ti…… ….…. L. cf. chapaense
2 (1) Mặt bụng có nhiều đốm trắng lớn………………… …… …. L. sp.
3. Leptobrachium cf. chapaense (Bourret, 1937)
Megophrys hasseltii chapaensis R. Buorret, 1937. Bull. Gén. Instr. Publ.,
Hanoi, 4(14): 18.
Tên Việt Nam: Cóc mày sa pa (Việt), Pác quáng (Thái).
Số lượng mẫu: 18.
Con đực: SVL: 50,82-57,00 (54,24); HL: 19,50-25,20 (22,91); HW: 22,96-
26,69 (24,25); FL: 23,10-25,90 (24,60); TL: 18,92-21,10 (19,94); FOT:
17,89-20,90 (19,38); HL/HW: 0,81-1,04 (0,95); ESL/HL: 0,35-0,50 (0,42);
TD/ED: 0,44; ED/ESL: 0,63-0,90 (0,75); TL/SVL: 0,35-0,39 (0,37).
Con cái: SVL: 56,45-75,80 (66,63); HL: 22,05-30,20 (26,41); HW: 26,30-
30,20 (28,44); FL: 24,72-33,30 (29,48); TL: 20,74-26,60 (24,03); FOT:
19,59-25,10 (22,85); HL/HW: 0,84-1,00 (0,92); ESL/HL: 0,39-0,47 (0,43);
TD/ED: 0,48-0,56 (0,53); ED/ESL: 0,70-0,78 (0,74); TL/SVL: 0,34-0,38
(0,36).
Mô tả: Cơ thể có kích thước trung bình. Chi ngắn, gót không chồng lên nhau

khi chi gập vuông góc với thân; hoa văn trên lưng màu nâu tối, rải rác màu
cam ở vùng xương cùng, hai bên sườn và chi. Mặt dưới chi màu đen với
mảng lưới màu trắng và các băng trên đùi và đầu gối; bẹn và hai bên sườn
màu đen có các đốm trắng; ngực và cổ họng có các đốm đen. Nửa trên mống
mắt có màu trắng.
Địa điểm ghi nhận: Tri Lễ, Nậm Giải, Hạnh Dịch, Thông Thụ và Đồng
Văn.
- 15 –
* Mẫu được thu tháng 4, 5, 6, 7, 8; từ 19h15’-23h10’, nhiệt độ 18,3
0
C-26
0
C,
độ ẩm 96,6%-100%, phần lớn các mẫu thu trên đất trong rừng cách suối hơn
10 m; một số cá thể trong hang đất, trên mặt đất, trong hang đá cách suối 1-5
m. Tiếng kêu của cá thể đực nghe được trong tất cả các tháng thu được cá thể
trưởng thành; nòng nọc của loài này tìm thấy trong tất cả các tháng khảo sát.
Bàn luận:
Kết quả phân tích quan hệ di truyền giống Leptobrachiun trên các gen
12S rRNA, tRNA
val
và 16S rRNA của Mastsui et al. (2010) cho thấy loài L.
chapaense tách thành 3 nhánh tiến hóa (Lineage) khác nhau: nhánh 1 phân
bố ở Thái Lan và Trung Quốc; nhánh 2 phân bố ở Cao Bồ, Vị Xuyên, tỉnh
Hà Giang; nhánh 3 ở Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc và Bến En, tỉnh Thanh Hoá.
Kết quả phân tích di truyền (gen 16s) từ mẫu thu ở Pù Hoạt của loài L. cf.
chapaense tương tự với nhánh 3 và khác với dòng 2 là 13%, Leptobrachium
sp. có khoảng cách di truyền so với dòng 3 là 5%.
So sánh với Leptobrachium cf. chapaense, các chỉ tiêu: SVL, HW, FL,
TL, FOT ở con đực, và HL/HW ở con cái loài L. sp. lớn hơn, còn HW, FL,

TL, TD/ED, ED/ESL ở con cái nhỏ hơn. Hoa văn ở mặt dưới chi, bụng gồm
các đốm trắng lớn, rõ ràng còn L. cf. chapaense là các đốm trắng nhỏ li ti.
3.4. Phân bố Lưỡng cư, Bò sát ở Pù Hoạt
3.4.1. Phân bố theo độ cao
Trong tổng số 107 loài LC, BS ở Pù Hoạt có 75 loài trực tiếp thu
mẫu vật trong các đợt khảo sát phân bố ở 2 đai độ cao dựa vào sự thay đổi
của thảm thực vật là dưới 800 m và trên 800 m so với mực nước biển.
Về Lưỡng cư:
Có 40 loài LC phân bố ở độ cao dưới 800 m (chiếm 78,43% tổng số
loài), ở độ cao trên 800 m 33 loài (64,71%), 22 loài phân bố ở cả hai độ
cao trên (43,14%), 18 loài chỉ phân bố ở độ cao dưới 800 m (35,29%) và
11 loài chỉ phân bố ở độ cao trên 800 m (21,57%).
Về Bò sát:
Có 16 loài BS phân bố ở độ cao dưới 800 m (chiếm 66,67% tổng số
loài BS), ở độ cao trên 800 m 11 loài (45,83%), 7 loài phân bố ở cả hai độ
- 16 –
cao trên (29,17%), 10 loài chỉ phân bố ở độ cao dưới 800 m (41,66%) và 7
loài chỉ phân bố ở độ cao trên 800 m, chiếm 29,17%.
Nhận xét:
Số loài LC, BS giảm theo độ cao. Sự giảm số loài theo độ cao có thể
được giải thích như sau:
- Dưới 800 m ở Pù Hoạt là nơi có diện tích rộng thuộc đai khí hậu nhiệt
đới ẩm phù hợp với sự phát triển của thực vật và động vật. Sinh cảnh đa
dạng, nhiều sông suối, thức ăn phong phú. Đó là điều kiện sinh thái thuận
lợi đối với LC, BS. Các loài chỉ phân bố ở độ cao này thường là các loài
phổ biến, phân bố rộng: Duttaphrynus melanostictus, Ingerophrynus
galeatus, Occidozyga lima, Calotes emma, Hemydactylus vietnamensis,
Eutropis multifasciatus…
- Từ 800 m trở lên, thuộc đai khí hậu á nhiệt đới ẩm; nhiệt độ hạ thấp, rừng
thường có mây mù bao phủ. Điều kiện sống kém đa dạng, ít sông, suối

không thuận lợi cho cư trú, phát triển của LC, BS. Các loài chỉ phân bố ở
độ cao này là phân bố hẹp, đặc hữu: Ophryophryne pachyproctus,
Odorrana bacboensis, Rana johnsi, Gracixalus cf. jinxiuensis, Gonyosoma
frenatum, Ptyas nigromarginata, Geoemyda spengleri.
Phân bố theo độ cao của LC, BS ở Pù Hoạt thể hiện tính quy luật,
càng lên cao, số loài càng giảm. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Hoàng Xuân Quang, 1993 ở Bắc Trung Bộ, Trần Thanh Tùng, 2009 ở Yên
Tử và Hoàng Văn Ngọc, 2011 ở Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang.
3.4.2. Phân bố theo sinh cảnh và nơi ở của LC, BS ở Pù Hoạt
3.4.2.1. Đặc điểm sinh cảnh và phân bố của Lưỡng cư, Bò sát
Khu dân cư và đất nông nghiệp: Sinh cảnh này ghi nhận được 10 loài
trên tổng số 75 loài LC, BS (chiếm 13,33% tổng số loài), trong đó có 8
loài LC (chiếm 10,67%) và 2 loài BS (chiếm 2,67%). Đó là các loài phổ
biến: Duttaphrynus melanostictus, Microhyla fissipes, Microhyla
heymonsi, Fejervaria limnocharis, Hylarana guentheri, Polypedates cf.
mutus.
Rừng thứ sinh đang phục hồi: Sinh cảnh này có 35 loài LC, BS
(chiếm 46,67% tổng số loài), trong đó LC 23 loài (chiếm 30,67%), BS có
- 17 –
12 loài (16,00%). Sinh cảnh có các loài đặc trưng như: Ingerophrynus
galeatus, Rana johnsi, Chiromantis doriae, Eutropis multifasciata,
Trimeresurus vogeli.
Rừng thường xanh ít bị tác động: Sinh cảnh có 60 loài LC, BS
(chiếm 80,00% tổng số loài), trong đó có 41 loài LC (54,67%) và 19 loài
BS (25,33%). Sinh cảnh này có nhiều loài đặc trưng, quý, hiếm và có giá
trị bảo tồn: Xenophrys palpebralespinosa, Gracixalus cf. jinxiuensis,
Geoemyda spengleri, Sacalia quadriocellata…
Nhận xét: Trong 3 sinh cảnh nghiên cứu, sinh cảnh rừng thường xanh
ít bị tác động có số loài nhiều hơn cả với 60 loài, sinh cảnh này rừng còn
tốt, ít bị tác động, nơi sống đa dạng do đó thuận lợi cho cư trú và phát triển

của LC, BS. Tiếp đến là rừng phục hồi sau nương rẫy có 35 loài, do thực
vật bị xáo trộn, thay đổi môi trường sống làm giảm số loài so với rừng
thường xanh ít bị tác động. Sinh cảnh khu dân cư và đất nông nghiệp ít
loài nhất có 10 loài, vì ở đây thường xuyên chịu tác động của con người.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Văn Ngọc (2011) ở
Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.
3.4.2.1. Phân bố của Lưỡng cư, Bò sát theo nơi ở
Có 39 loài LC, BS sống trên mặt đất (chiếm 36,45% tổng số loài),
trong đó LC 22 loài (chiếm 20,56%), BS 17 loài (chiếm 15,89%); 9 loài ở
nước (8,41%), trong đó LC 1 loài (0,93%), BS 8 loài (7,48%); trên cây có
24 loài (22,43%), LC 14 loài (13,08%), BS 10 loài (9,35%); 1 loài BS trên
đá (0,93%); 1 loài BS dưới đất (0,93%); 17 loài LS, BS sống trên mặt đất
và dưới nước (15,89%), LC 12 loài (11,21%), BS 5 loài (4,67%); 4 loài
trên mặt đất và trên cây (3,74%), LC 1 loài (0,93%), BS 3 loài (2,80%);
các nơi sống dưới nước và trên cây, trên cây và trên đá, trên mặt đất và
dưới đất có 2 loài BS (1,87%); 3 loài ở trên mặt đất, nước và trên cây
(2,80%), LC 2 loài (1,87%), BS 1 loài (0,93%); 3 loài LC trên mặt đất và
không rõ ràng ở nước (2,80%).
Nhận xét: Lưỡng cư có 7 nơi ở khác nhau, nơi ở nhiều nhất là sống
trên mặt đất (22 loài), tiếp đến là trên cây (14 loài), trên mặt đất và dưới
- 18 –
nước (12 loài) các nơi ở còn lại có từ 1-3 loài. Bò sát có 12 nơi ở, nhiều
nhất là trên mặt đất (17 loài), tiếp đến là trên cây (10 loài), dưới nước (8
loài) các nơi ở còn lại có từ 1-5 loài. Như vậy, nơi ở của LC kém đa dạng
hơn BS, điều này được lí giải: do đặc điểm cấu trúc cơ thể và khả năng
thích nghi với môi trường của LC kém hơn BS, do đó khả năng chiếm lĩnh
không gian sống của BS tốt hơn so với LC.
Căn cứ vào các dẫn liệu thu được từ nơi ở của các cá thể LC, BS
trưởng thành ở Pù Hoạt, chúng tôi bổ sung so với nghiên cứu của Bain et
al. (2011) như sau: 6 loài trên mặt đất Leptobrachium sp., Leptolalax eos,

Leptolalax ventripunctatus, Leptolalax sp1., Leptolalax sp2., Pseudorana
sp.; 1 loài dưới đất Dopasia ludovici; 4 loài trên cây Gracixalus quangi,
Kurixalus bissaculus, Polypedates cf. mutus, Ptyas nigromarginata; và 4
loài trên mặt đất và dưới nước Tylototriton notialis, Limnonectes
bannaensis, Amphiesmoides sp., Odorrana sp.
3.4.3. Đặc điểm phân bố địa lý khu hệ Lưỡng cư, Bò sát ở Pù Hoạt
3.4.3.1. Nhận xét phân bố địa lí của Lưỡng cư, Bò sát ở Pù Hoạt
Trong số 55 loài LC ở Pù Hoạt có phân bố nhiều nhất ở Bắc Trung Bộ
là 42 loài (chiếm 76,36% tổng số loài LC), tiếp đến có 40 loài (72,73%) ở
Đông bắc, có 31 loài (56,36%) ở Tây Nguyên, có 22 loài (40,00%) ở Đông
Nam Bộ, có 21 loài (38,18%) ở Đồng bằng sông Hồng, có 17 loài (30,91%)
ở Nam Trung Bộ và thấp nhất có 10 loài (18,18%) ở Đồng bằng sông Cửu
Long. Về BS, trong số 52 loài BS, số loài phân bố ở Đông bắc và Bắc
Trung Bộ nhiều nhất 44 loài (chiếm 84,62% tổng số loài), tiếp đến có 33
loài (63,46%) ở Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên, có 32 loài (61,54%)
ở Nam Trung Bộ, có 27 loài (51,92%) ở Đông Nam Bộ và thấp nhất có 19
loài (35,54%) có Đồng bằng sông Cửu Long.
3.4.3.2. Tính đặc trưng của khu hệ LC, BS
- Số loài đặc hữu: Trong số 107 loài LC, BS ở Pù Hoạt có 8 loài đặc hữu
cho Việt Nam (chiếm 7,48%), trong đó có 3 loài Lưỡng cư là Odorrana
bacboensis, Gracixalus quangi và Kurixalus cf. ananjevae; 5 loài Bò sát là
Hemidactylus vietnamensis, Eutropis chapaensis, Scincella apraefrontalis,
Sphenomorphus cryptotis và Tropidophorus baviensis. Trong đó 2 loài
- 19 –
mới cho khoa học phát hiện ở Việt Nam năm 2010 và 2011 là Scincella
apraefrontalis và Gracixalus quangi, chưa có phát hiện phân bố ở các nơi
khác trên thế giới. Loài Hemidactylus vietnamensis theo Nguyen et al.
(2009) có thể có phân bố ở các vùng Ấn Độ, Nam Trung Hoa, Myanmar,
Lào và Campuchia nhưng chưa được xác định. Có 5 loài đặc hữu cho khu
vực Đông Dương, đều là các loài đặc hữu hẹp chỉ có phân bố ở Việt Nam

và Lào; trong đó 2 loài Amolops cremnobatus và Odorrana orba ở Việt
Nam chỉ có phân bố tại Bắc Trung Bộ.
- Phân bố của các loài đến Pù Hoạt: Có 2 loài (1,87%) phân bố phía Nam
phát hiện ở Pù Hoạt là Amolops compotrix (có phân bố ở Kon Tum) và
Viridovipera vogeli (Nam đến Hà Tĩnh). Có 9 loài (8,41%) ở phía Bắc mới
biết có phân bố đến Pù Hoạt: 3 loài ở Việt Nam mới chỉ biết ở 1 vùng phân
bố là Amolops mengyangensis (Lào Cai), Rhacophorus maximus (Bắc
Giang) và Scincella apraefrontalis (Hữu Liên, Lạng Sơn); còn lại các loài
Tropidophorus baviensis, Lycodon meridionale, Odorrana bacboensis,
Hemidactylus vietnamensis, Sphenomorphus cryptotis, Amphiesmoides
ornaticeps hiện biết phân bố về phía Nam đến Nghệ An.
3.5. Tầm quan trọng, giá trị bảo tồn. Các áp lực đe dọa và đề xuất một
số biện pháp quản lí, bảo vệ khu hệ LC, BS ở Khu BTTN Pù Hoạt
3.5.1. Độ phong phú của LC, BS ở Pù Hoạt
Đánh giá độ phong phú 75 loài (thu được mẫu trong 7 đợt khảo sát
thực địa), cho thấy, ở Pù Hoạt có 37 loài hiếm gặp, chiếm 49,33% tổng số
loài, gồm 21 loài LC và 16 loài Bò sát (LC: 28,00%, BS: 21,33%); 20 loài
ít gặp chiếm 26,67% tổng số loài, 14 loài LC và 6 loài Bò sát (LC:
18,67%, BS: 8,00%) và 18 loài thường gặp chiếm 24,00% tổng số loài, 16
loài LC và 2 loài BS (LC: 21,33%, BS: 2,67%).
3.5.2. Các loài Lưỡng cư, Bò sát quý, hiếm
Khu hệ LC, BS Khu BTTN Pù Hoạt có 26 loài quý, hiếm, có giá trị
bảo tồn (chiếm 24,30% tổng số loài).
- Theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) có 19 loài, chiếm 17,70% tổng số loài.
Trong đó, 4 loài ở mức CR (rất nguy cấp), 9 loài ở mức EN (nguy cấp) và
6 loài ở mức VU (sẽ nguy cấp).
- 20 –
- Theo Danh lục Đỏ IUCN (2012) có 14 loài, chiếm 13,08% tổng số loài.
Trong đó, 2 loài ở bậc CR (rất nguy cấp), 5 loài ở bậc EN (nguy cấp), 4
loài ở bậc VU và 3 loài ở bậc NT (sắp bị đe dọa).

- Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP có 10 loài, chiếm 9,35% tổng số loài,
gồm 2 loài ở nhóm IB (nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương
mại) và 8 loài ở nhóm IIB.
3.5.3. Tiềm năng và tầm quan trọng của Pù Hoạt
Nghiên cứu cho thấy Pù Hoạt có nhiều tiềm về năng đa dạng sinh
học: thực vật có 763 loài, thú có 96 loài và chim 142 loài. Trong đó có
nhiều loài quý hiếm bị đe doạ toàn cầu như Cunninghamia konishii,
Fokienia hodginsii, Macaca assamenses, Bos gaurus. Kết quả khảo sát
LC, BS đã thống kê được 107 loài, trong đó có 19 loài trong Sách Đỏ Việt
Nam (2007); 14 loài trong Danh lục Đỏ IUCN (2012) và 10 loài trong
Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Đặc biệt một loài mới được mô tả Gracixalus
quangi năm 2011 và lần đầu tiên ghi nhận mới cho Việt Nam 2 loài là
Leptolalax eos và Tylototriton notialis. Như vậy, Pù Hoạt có tầm quan
trọng trong công tác bảo tồn và thành lập Vườn quốc gia sau này.
3.5.4. Áp lực đe dọa lên khu hệ Lưỡng cư, Bò sát
Phá rừng làm rẫy: Do diện tích canh tác lúa nước ít (khoảng 2.000 ha của
cả huyện Quế Phong) do đó phát nương làm rẫy rất phổ biến, là
nguyên nhân lớn nhất làm mất rừng ở Pù Hoạt. Ở tất cả các điểm khảo
sát còn lại, tính từ khu dân cư gần rừng nhất, hoạt động làm rẫy lấn
sâu vào khu bảo tồn khoảng 4-6 km.
Khai thác gỗ: Hoạt động khai thác gỗ trái phép trong Khu BTTN Pù Hoạt
diễn ra thường xuyên. Gỗ khai thác chủ yếu được dùng để bán và sử
dụng tại chỗ. Gỗ khai thác chủ yếu là những loại có giá trị kinh tế
như: Dổi, Táu mật, Pơ mu, Sa mu…
Hoạt động khai thác lâm sản phi gỗ và củi: Khai thác măng và củi làm
chất đốt là 2 mối đe doạ chính lên LC, BS ở Pù Hoạt trong các hoạt
động khai thác lâm sản phi gỗ.
Tình hình khái thác và sử dụng các loài LC, BS: Các loài Bò sát là đối
tượng săn bắt chủ yếu để mua bán như: Gekko reevesii, Varanus salvator,
- 21 –

Python molurus, Ptyas korros, Naja atra, Ophiophagus hannah,
Platysternon megacephalum, Cuora galbinifrons, Cyclemys oldhami,
Geoemyda spengleri, Sacalia quadriocellata, Indotestudo elongata, Palea
steindachneri Pelodiscus sinensis.
Tác động từ các dự án thủy điện và làm đường: Hiện ở Pù Hoạt có 3 nhà
máy thủy điện là Hủa Na, Bản Cốc và Sao Va. Xây dựng các thủy
điện tác động của nó đến ĐDSH là không nhỏ, đặc biệt là thủy điện
Hủa Na với công suất 180 MW, dung tích chứa 100 triệu m
3
nước gây
ngập diện tích lớn trong khu bảo tồn, đồng thời tạo ra sự ngăn cách
trong hoạt động của LC, BS. Ngoài ra hai dự án đường vành đai Tây
Nghệ An, từ xã Đồng Văn và từ xã Hạnh Dịch sang Lào xuyên ngang
qua khu bảo tồn hiện đang thi công cũng tác động lớn đến bảo vệ rừng
khi hai dự án này hoàn thành.
3.6. Một số biện pháp về quản lí, bảo tồn và phát triển tài nguyên LC,
BS ở khu BTTN Pù Hoạt
3.6.1. Tình hình quản lí
Dự án đầu tư thành lập khu BTTN Pù Hoạt được UBND tỉnh Nghệ
An thành lập từ năm 2002 nhưng đến 12/2012 mới có quyết định chính
thức và có Ban quản lí khu bảo tồn trên cơ sở Ban quản lí rừng phòng hộ
Quế Phong. Quản lí tài nguyên rừng trước 12/2012 do Hạt kiểm lâm Quế
Phong và chính quyền xã đảm nhận. Mỗi xã có một kiểm lâm viên, quản lí
toàn bộ công việc liên quan đến rừng. Lực lượng quá mỏng nên hầu như
không quản lí được. Mọi hành vi xâm phạm đến rừng hầu như không bị xử
lí. Tình trạng khai thác rừng diễn ra thường xuyên và liên tục, không được
ngăn chặn.
3.6.2 Một số giải pháp bảo tồn
- Bảo tồn loài: Cấm săn bắt, buôn bán các loài LC, BS có giá trị bảo
tồn, giá trị kinh tế cao. Các đối tượng cần đặc biệt chú ý bảo tồn gồm:

Quasipaa verrucospinosa, Physignathus cocincinus, Gekko reevesii,
Varanus salvato, Python molurus, Ptyas korros, Naja atra, Ophiophagus
hannah, Platysternon megacephalum, Cuora cyclornata, Cuora
galbinifrons, Cyclemys oldhami, Geoemyda spengleri, Sacalia
- 22 –
quadriocellata, Indotestudo elongata, Manouria impressa, Palea
steindachneri, Pelodiscus sinensis.
- Bảo tồn sinh cảnh: Bảo tồn sinh cảnh giữ lại nơi sống cho loài,
tránh cho quần thể loài không bị chia nhỏ. Để bảo tồn sinh cảnh trước hết
cần bảo vệ rừng, tăng cường hơn nữa việc giám sát, quản lí rừng, đặc biệt
là phần diện tích thuộc các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Bảo vệ sinh cảnh
ở khu vực phục hồi sinh thái.
- Sử dụng bền vững tài nguyên LC, BS gắn với phát triển kinh tế: Xây
dựng mô hình, khuyến khích người dân nuôi một số loài LC, BS có giá trị
kinh tế cao, phát triển đàn gia súc, quy hoạch vùng chăn thả, hạn chế thói
quen chăn thả tự do. Có chính sách quy hoạch và sử dụng đất nông, lâm
nghiệp như giao rừng, đất canh tác hợp lí, đảm bảo nhu cầu tối thiểu về
lương thực cho người dân. Khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền
thống của địa phương: dệt thổ cẩm đi kèm với phát triển du lịch; trồng cây
dược liệu thay cho khai thác tự nhiên hiệu quả không cao; khai thác hợp lí
lâm sản phi gỗ như măng.
- Phát triển du lịch: Phát triển du lịch văn hóa, tìm hiểu cuộc sống của các
cộng đồng dân tộc Thái, H'mông. Du lịch sinh thái trong khu vực lòng hồ,
khám phá đỉnh Pù Hoạt, thác Phá Phay, thác Gió ở Hạnh Dịch
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng: Nâng cao nhận thức
cho người dân về pháp luật, chính sách của Nhà nước, các giá trị khác
nhau và lâu dài của rừng. Các phương thức tuyên truyền như báo chí,
truyền hình, truyền thanh, tờ rơi nên được áp dụng thường xuyên ở địa
phương. Thông qua giáo dục trong học sinh phổ thông, tích hợp các kiến
thức ĐDSH vào môn Sinh học, Địa lí, Giáo dục công dân. Tổ chức hoạt

động ngoài giờ lên lớp cho học sinh là con em các đồng bào dân tộc vùng
sâu, vùng xa.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- 23 –
Kết luận
1. Đã xác định được ở khu BTTN Pù Hoạt có 107 loài (55 loài LC thuộc 28
giống, 7 họ và 2 bộ và 52 loài BS thuộc 39 giống, 7 họ và 2 bộ); mô tả đặc
điểm hình thái và xây dựng khoá định tên đến loài cho 107 loài. Bổ sung cho
Pù Hoạt 47 loài, ghi nhận vùng phân bố mới của 8 loài ở Nghệ An và Bắc
Trung Bộ, bổ sung cho Việt Nam 2 loài (Leptolalax eos, Tylototriton
notialis), 1 loài mới cho khoa học Gracixalus quangi.
2. Số loài LC, BS phân bố giảm dần theo độ cao (56 loài dưới 800m, 44
loài trên 800m). Có 29 loài phân bố ở cả 2 độ cao trên. Có 28 loài chỉ phân
bố ở độ cao dưới 800 m và 18 loài chỉ phân bố ở độ cao trên 800m. LC,
BS ở khu BTTN Pù Hoạt có sự phân bố rất đa dạng theo sinh cảnh và nơi
ở. Sinh cảnh đa dạng nhất là rừng thường xanh ít bị tác động (60/107 loài),
nơi ở bắt gặp nhiều nhất là trên mặt đất (31/107 loài).
3. Khu hệ LC, BS khu BTTN Pù Hoạt có yếu tố đặc hữu cao, trong đó đặc
hữu cho vùng Đông Dương có 13 loài (11,26%), đặc hữu cho Việt Nam 8
loài (chiếm 7,48%), ở nhóm thằn lằn 5 loài (4,67%) và Lưỡng cư 3 loài
(2,8%). Trong cấu trúc khu hệ có 9 loài (8,41%) ở phía Bắc có phân bố đến
Pù Hoạt, 2 loài (1,87%) phân bố phía Nam được phát hiện ở Pù Hoạt.
4. Trong 107 loài LC, BS ở Pù Hoạt có 19 loài trong Sách Đỏ Việt Nam
(2007): 6 loài ở mức VU, 9 loài ở mức EN và 4 loài ở mức CR; 14 loài
trong Danh lục Đỏ IUCN (2012): 3 loài ở bậc NT, 5 loài ở bậc EN và 2
loài ở bậc CR, 4 loài ở bậc VU. 10 loài có trong Nghị định 32/2006/NĐ-
CP.
5. Áp lực đe dọa đến bảo tồn LC, BS ở Pù Hoạt là: phá rừng làm rẫy, khai
thác gỗ và lâm sản phi gỗ, săn bắt LC, BS làm thực phẩm và buôn bán, mất
rừng do các dự án làm thuỷ điện, làm đường.

Kiến nghị
1. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn:
- Thực hiện các giải pháp bảo tồn đối với các loài quý, hiếm được ghi
trong SĐVN có ở khu vực nghiên cứu; các khu vực cần quan tâm bảo tồn
như khe Huổi Luông, khe Huổi Lĩnh, Pù Giả Xay, huổi Chà Lón, khe Nậm
Bình, khe Lệch Phay, thác Gió và khe Húi Tiêu.
- 24 –
- Sử dụng bền vững tài nguyên LC, BS gắn với phát triển kinh tế; nâng cao
nhận thức của cộng đồng về giá pháp luật, chính sách của nhà nước và các
giá trị của tài nguyên rừng.
2. Điều tra bổ sung thành phần loài ở độ cao trên 1.500m (khu vực núi
đá vôi tại xã Tiền Phong, và các khu vực giáp biên giới).
3. Nghiên cứu nhân nuôi và thuần hóa một số loài có giá trị kinh tế như
Ếch gai sần Quasipaa verrucospinosa; Ba ba trơn Pelodiscus sinensis, Kỳ
đà hoa Varanus salvator, Rắn ráo trâu Ptyas mucosa.
4. Quy hoạch xây dựng các điểm tham quan, du lịch sinh thái và cảnh
quan như lòng hồ thủy điện Hủa Na, thác Sao Va, thác Gió, thác Phá Phay
để nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương, giảm thiệu phụ thuộc vào
tài nguyên rừng.

×