Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

giải pháp quản lý khu bảo tồn biển phú quốc giai đoạn 2010 – 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.7 KB, 75 trang )











































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG







LÊ VĂN TÍNH



GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN PHÚ QUỐC

GIAI ĐOẠN 2010 -2014







LUẬN VĂN THẠC SĨ














Nha Trang - 2010
2
































BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG





LÊ VĂN TÍNH





GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN PHÚ QUỐC

GIAI ĐOẠN 2010 -2014



Chuyên ngành: Khai thác thủy sản
Mã số : 60 62 80



LUẬN VĂN THẠC SĨ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Phan Trọng Huyến





Nha Trang - 2010

3


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
- Mọi số liệu thu thập đảm bảo chính xác và trung thực với thực tế.
- Các nguồn số liệu khác được sử dụng hoặc trích dẫn đều là tài liệu, số liệu đã
được công bố hoặc có sự cho phép của tác giả.
- Luận văn này hoàn toàn do tôi tự viết và trình bày, không sao chép từ bất cứ tài
liệu nào.
- Trong suốt quá trình thực hiện luận văn không xảy ra tranh chấp gì với các cá
nhân, tổ chức khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về những lời cam đoan trên.

Tác giả



Lê Văn Tính












4



LỜI CÁM ƠN
Đây là vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý nguồn lợi thủy sản, nhất là quản
lý đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, trong đó công tác bảo
tồn là lĩnh vực còn rất mới mẽ nên tài liệu tham khảo cũng như các tài liệu liên quan khác
không nhiều. Tuy nhiên, dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn
khoa học TS. Phan Trọng Huyến, tôi hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến thầy hướng dẫn kính mến của tôi.
Luận văn yêu cầu nhiều số liệu điều tra thực tế và thống kê kinh tế - xã hội, khai
thác thủy sản, dịch vụ du lịch trong vòng nhiều năm và nhiều khía cạnh khác nhau trong
quản lý Khu BTB Phú Quốc nhưng điều kiện thực hiện có nhiều hạn chế. Luận văn của
tôi chắc chắn không hoàn thành nếu thiếu sự hỗ trợ giúp đỡ quý báo của Viện Hải dương
học, Sở NNPTNT Kiên Giang, Chi cục KT&BVNLTS Kiên Giang, BQL Khu BTB Phú
Quốc, Hợp phần SKT&XQKBTB, WAP về nguồn số liệu sẵn có cũng như hỗ trợ trong
quá trình điều tra. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với PGS–TS.Võ Sỹ Tuấn, lãnh đạo Sở
NNPTNT Kiên Giang, Chi cục KT&BVNLTS Kiên Giang, BQL Khu BTB Phú Quốc và
BQL Hợp phần SKT&XQKBTB, các đối tác Liên minh Đất ngập nước và cán bộ BQL
Khu BTB Phú Quốc.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến các chủ tàu, cộng đồng ngư dân tham gia khai
thác thủy sản ở các xã Hàm Ninh, Bãi Thơm, Hòn Thơm, các chủ nhà hàng, khách sạn,
chủ tàu làm dịch vụ du lịch đã cung cấp thông tin về nghề nghiệp, thực tế sản xuất của
nghề và đời sống cũng như những định hướng trong tương lai của họ về nghề nghiệp.
Cuối cùng xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và cán bộ Khoa Khai thác
thủy sản, Phòng Đào tạo đại học và sau đại học – Trường Đại học Nha Trang đã giúp đỡ
tôi có được ngày hôm nay.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Lê Văn Tính
5



MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa 2
Lời cam đoan 3
Lời cám ơn 4
Mục lục 5
Danh mục các từ viết tắt 8
Danh mục các bảng 9
Danh mục các hình ảnh 10
Danh mục các phụ lục 11
LỜI NÓI ĐẦU 12
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13
1.1. Nghiên cứu quản lý khu BTB trên thế giới 13
1.1.1. Khu BTB vịnh Co Tong Philipines 13
1.1.2. Khu BTB San Salvador, Masinloc Zambales, Philippines 13
1.1.3. Dự án ĐQL nguồn lợi tại Jemluk Bali Indonesia 14
1.1.4. Đồng quản lý cá nội địa tại Bangladesh 15
1.1.5. Nhận xét 15
1.2. Các nghiên cứu về quản lý khu BTB Việt Nam 16
1.2.1. Khu BTB Rạn Trào 16
1.2.2. Khu BTB vịnh Nha Trang 18
1.2.3. Khu BTB Cù Lao Chàm 19
1.2.4. Quản lý nguồn lợi ở đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế 20
1.2.5. Quản lý nguồn lợi ở tỉnh Bình Định 21
1.2.6. Nhận xét 22
1.3. Điều kiện tự nhiên, môi trường, ĐDSH, KT - XH Khu BTB 23
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí và phạm vi Khu BTB Phú Quốc 23
6



1.3.2. Chất lượng môi trường nước biển hệ sinh thái san hô 27
1.3.3. Đa dạng sinh học hệ sinh thái san hô trong Khu BTB Phú Quốc 27
1.3.4. Chất lượng môi trường nước biển hệ sinh thái thảm cỏ biển 28
1.3.5. Đa dạng sinh học hệ sinh thái thảm cỏ biển trong Khu BTB 30
1.3.6. Kinh tế - xã hội Khu BTB Phú Quốc 31
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………… 40
1.2. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………… …………40
2.1.1. Thời gian thực hiện 39
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 39
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu 39
2.2. Nội dung nghiên cứu 39
2.2.1. Điều tra thực trạng về nguồn lợi Khu BTB Phú Quốc 39
2.2.2. Điều tra thực trạng về hoạt động KTTS Khu BTB Phú Quốc 39
2.2.3. Điều tra thực trạng hoạt động gây đe dọa NLTS Khu BTB 39
2.2.4. Điều tra thực trạng công tác quản lý Khu BTB Phú Quốc 40
2.2.5. Giải pháp quản lý Khu BTB đến năm 2014 40
2.3. Phương pháp nghiên cứu 40
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 40
2.3.2. Phương pháp điều tra 41
2.3.3. Phương pháp thống kê 41
2.3.4. Phương pháp SWOT 41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42
3.1. Kết quả điều tra thực trạng Khu BTB Phú Quốc 42
3.1.1. Thực trạng về nguồn lợi Khu BTB Phú Quốc 42
3.1.2. Thực trạng về hoạt động khai thác trong Khu BTB Phú Quốc 49
3.1.3. Thực trạng hoạt động gây nguy cơ đe dọa NLTS Khu BTB 51
7



3.1.4. Thực trạng công tác quản lý KBTB Phú Quốc 52
3.1.5. Nhận xét và đánh giá 61
3.1.6. Mục tiêu 62
3.2. Giải pháp quản lý Khu BTB Phú Quốc 63
3.2.1. Nâng cao chất lượng Quy chế quản lý Khu BTB 63
3.2.2. Nâng cao chất lượng tuyên tuyền, giáo dục, nâng cao nhận thức 64
3.2.6. Ứng dụng công nghệ mới vào quản lý ĐDSH Khu BTB 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 69
KẾT LUẬN 69
KHUYẾN NGHỊ 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 73















8



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND Ủy ban nhân dân
NNPTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
KT&BVNLTS Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
BQL Ban quản lý
BTB BTB
WAP Chương trình Liên minh Đất ngập nước
SKT&XQKBTB Sinh kế trong và xung quanh khu BTB
SIDA Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế của Thụy Điển
WWF Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên
NGOs Các tổ chức phi chính phủ
NGO Tổ chức phi chính phủ
KTTS Khai thác thủy sản
ĐQL Đồng quản lý
NOAA Cơ quan khí quyển và đại dương Hoa Kỳ













9



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản có công suất dưới 21 cv của 3 xã
Bảng 1.2. Lao động nghề cá phân theo đơn vị hành chính của huyện
Bảng 3.3. Diện tích, thành phần loài, độ phủ rạn san hô san hô trong từng phân khu chức
năng của Khu BTB Phú Quốc
Bảng 3.4. Thành phần loài và mật độ cá rạn san hô trong từng phân khu chức năng của
Khu BTB Phú Quốc
Bảng 3.5. Mật độ của một số loài thâm mềm có giá trị kinh tế theo từng nhóm sinh vật
Bảng 3.6. Số lượng ngành, giống, loài rong biển trong từng phân khu chức năng của Khu
BTB Phú Quốc
Bảng 3.7. Diện tích, thành phần loài, độ phủ thảm cỏ biển trong từng phân khu chức năng
của Khu BTB Phú Quốc
Bảng 8. Tổng hợp nghề, số lượng theo nhóm công suất và ngư trường khai thác
Bảng 3.9. Tổng hợp ý kiến của ngư dân hành nghề lặn kết hợp với lưới bao rạn về sự suy
giảm nguồn lợi.
Bảng 3.10. Tổng hợp các nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các loài động vật
biển quí hiếm.
Bảng 3.11. So sánh phân loại, cấp quản lý của Khu BTB Phú Quốc với quy định của
Chính phủ.
Bảng 3.12. So sánh sự khác nhau trong phân khu chức năng và quản lý các hoạt động Khu
BTB Phú Quốc với quy định của Chính phủ
Bảng 3.13. Thống kê nhân lực của BQL Khu BTB Phú Quốc
Bảng 3.14. Thống kê các đơn vị phối hợp với BQL Khu BTB Phú Quốc
Bảng 3.15. Thống kê các hoạt động phát triển cộng đồng và cải thiện sinh kế
Bảng 3.16. Tổng hợp nhu cầu lao động của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ
Bảng 3.17. Tổng hợp điều kiện tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp


10



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1. Bản đồ Khu BTB Phú Quốc
Hình 2. Biểu đồ số lượng tàu theo nghề khai thác thủy sản
Hình 3. Biểu đồ số lượng tàu có công suất máy dưới 21 cv theo nghề khai thác thủy sản
của huyện Phú Quốc























11


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Mẫu 1. Điều tra kinh tế - xã hội hộ trong và xung quanh Khu BTB Phú Quốc
Mẫu 2. Thu thập thông tin nhu cầu lao động của doanh nghiệp thương mại dịch vụ

























12


LỜI NÓI ĐẦU
Để nghề cá được phát triển bền vững thì khai thác phải đi đôi với bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản. Việc thành lập và quản lý các khu BTB được xem như là một
trong những công cụ bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản hữu hiệu nhất và phổ biến
nhất trên thế giới.
Khu BTB Phú Quốc được thành lập vào năm 2007, nằm ở phía Nam, phía Đông và
Đông – Bắc đảo Phú Quốc. Khu BTB Phú Quốc có tổng diện tích 26.863,17 ha, trong đó,
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 2.952,45 ha, phân khu phục hồi sinh thái có
diện tích 13.592,95 ha, và phân khu phát triển có diện tích 10.317,77 ha.
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay, Khu BTB Phú Quốc không
những có vị trí vai trò quan trọng trong việc bảo vệ phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy
sản mà còn góp phần phát triển du lịch sinh thái biển ở Phú Quốc. Tuy nhiên, trong công
tác quản lý Khu BTB vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế, cần phải được nghiên cứu đưa
ra các giải pháp quản lý phù hợp để đạt được các mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn.
Được sự đồng ý của Khoa KTTS, Trường Đại học Nha Trang và sự hướng dẫn của
thầy giáo tiến sĩ Phan Trọng Huyến, tôi được giao thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ: “Giải
pháp quản lý khu BTB Phú Quốc giai đoạn 2010 – 2014”.
Đề tài được triển khai thực hiện từ ngày 15/07/2009 đến ngày 15/05/2010 với các
nội dụng chính sau:
- Điều kiện tự nhiên, vị trí và phạm vi Khu BTB
- Kinh tế - xã hội trong và xung quanh Khu BTB
- Thực trạng nguồn lợi, hoạt động sử dụng, các mối nguy và quản lý Khu BTB
- Đề xuất các mục tiêu quản lý Khu BTB đến năm 2014
- Đề xuất các giải pháp quản lý Khu BTB giai đoạn 2014
Nội dung và kết quả của đề tài sẽ góp phần quản lý tốt Khu BTB Phú Quốc.
Nha Trang, tháng 10 năm 2010

Tác giả


Lê Văn Tính
13


Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu quản lý khu BTB trên thế giới
1.1.1 . Khu BTB vịnh Co Tong Philipines
Vịnh Co Tong nằm ở bờ đông của Bohol. Trước chiến tranh thế giới thứ 2 trữ
lượng cá ở đây rất lớn và phương pháp đánh bắt có cường lực thấp, nghề cá ở đây gần
như không được quản lý. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, người dân đổ về vùng này để sinh
sống và KTTS vào thời kỳ này nhu cầu dùng hải sản tăng và đánh bắt bằng mìn bắt đầu
xuất hiện. Các tàu có quy mô lớn cũng vào KTTS ở trong vịnh, sản lượng khai thác các
tàu thuyền thủ công của người dân địa phương giảm từ 20kg/chuyến biển những năm 60
xuống còn 10 kg/chuyến cuối thập niên 70. Trước dấu hiệu của sự suy giảm nguồn lợi,
chính quyền địa phương đã quyết định xây dựng khu bảo tồn vào năm 1978 chỉ cho phép
khai thác có chọn lọc một số đối tượng. Dự án kết thúc vào năm 1996, các công việc đánh
giá kết quả của dự án cho thấy sản lượng khai thác cá của người dân làm việc với ngư cụ
thủ công tăng. Thu nhập bình quân đầu người tăng, người dân đã có ý thức hơn trong việc
quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên [13].
1.1.2. Khu BTB San Salvador, Masinloc Zambales, Philippines
Cộng đồng dân đảo San Salvador sống trải dài trên 380 ha, nằm ở phía Tây bờ biển
Luzon, cách trung tâm Manila 250 km, cho đến cuối thập niên 60 của thế kỷ 20 sự đa
dạng sinh học, giàu trữ lượng hải sản, sự đồng nhất văn hóa trong cộng đồng dân cư vẫn
diễn ra bình thường, rất ít xung đột giữa những người sử dụng nguồn lợi. Đầu thập niên
80 của thế kỷ 20 do sự tham gia khai thác, cường lực KTTS tăng ở khu vực ven bờ đã làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự suy giảm nguồn lợi thuỷ sản và phá huỷ hệ sinh thái,
thảm thực vật cỏ biển. Sự quản lý tập trung thiếu hiệu quả của chính phủ, người dân ở rải

rác không có tổ chức làm cho tình trạng huỷ diệt nguồn lợi càng nhanh, sản lượng khai
thác giảm đáng kể từ 20 kg/ngày xuống còn 3kg/ngày vào năm 1998. Nhiều loài cá sống
ở rạn san hô như cá mú, cá hồng và các loại có giá trị kinh tế khác ngày càng ít đi. Kết
quả khảo sát, điều tra ban đầu của dự án cho thấy diện tích san hô còn sống chỉ còn 23%
diện tích nước quanh đảo. NGO bắt đầu tiến hành các dự án quản lý nguồn lợi dựa vào cộng
14


đồng dân cư. Dự án khuyến khích người dân có trách nhiệm hơn trong quản lý nguồn lợi và
nâng cao thu nhập. Trước tình hình thay đổi về quy trình quản lý cũng như các điều kiện
xã hội, NGO đã chuyển quản lý dự án cho tổ chức của cộng đồng dân cư quản lý. ĐQL
bắt đầu hiện hình rõ hơn ở giai đoạn cuối của dự án, chính quyền địa phương đã có nhiều
công việc chủ động hơn để duy trì dự án như cung cấp thêm kinh phí, nhân lực cũng như
ra quy định kéo dài thời gian làm việc của dự án. Sự tuần tra, giám sát quy định của khu
bảo tồn bây giờ là công việc của đội liên ngành gồm công an, người dân và BQL. So sánh
các yếu tố đa dạng sinh học cho thấy, độ che phủ san hô tăng từ 23% năm 1988 đến 57%
năm 1998. Nhiều loài cá xuất hiện hơn, từ 126 loài thuộc 19 họ năm 1988 lên đến 138
loài thuộc 28 họ năm 1998 [13].
1.1.3. Dự án ĐQL nguồn lợi tại Jemluk Bali Indonesia
Jemluk là một làng cá nhỏ nằm phía Đông - Bắc đảo Bali, chiều dài bờ biển của
làng là 2km, vùng nước nằm trong vùng ranh giới 400m trở vào được quy định dành cho
các hoạt động của cư dân có khoảng 720m, vùng nước này có độ bao phủ san hô rất lớn.
Hậu quả của việc KTTS bừa bãi san hô làm các rạn san hô đã bị huỷ diệt dẫn đến sự huỷ
diệt của môi trường sống của các loài thuỷ sản. Để đương đầu với sự sang bằng các rạn
san hô, Jemluk đã đi đến quyết định sẽ thả các rạn san hô nhân tạo xuống khu vực biển họ
quản lý. Dự án thả rạn san hô nhân tạo với mục đích tạo ra môi trường sống và nơi trú ẩn
cho các loài thuỷ sản. Sau khi thả các rạn san hô, chính quyền địa phương chịu trách
nhiệm quản lý các rạn san hô nhân tạo và nguồn lợi thuỷ sản. Tuy nhiên, việc quản lý này
rất kém hiệu quả vì sự hạn chế về kinh phí và tài chính của cơ quan quản lý. Trước tình
hình đó, chính quyền đã chuyển quyền quản lý các rạn san hô cho cư dân địa phương.

Ngư dân đã cùng với chính quyền xã xây dựng quy chế quản lý các khu rạn san hô tự
nhiên và nhân tạo. Hiệp hội ngư dân cũng được thành lập nhằm mục đích bảo vệ các rạn
san hô đồng thời khai thác hợp lý tài nguyên san hô bằng các hình thức câu cá, du lịch.
Sau khi các rạn san hô được thả, nguồn lợi thuỷ sản tăng lên nhanh chóng kéo theo sự thu
hút khách du lịch đến lặn, câu cá. Việc phục vụ khách du lịch và câu cá ở các vùng san hô
được quy định chặt chẽ cho mọi thành viên trong hội ngư dân điều phải tuân thủ. Việc
15


giám sát các quy định cũng được thực hiện bởi chính ngư dân với sự hỗ trợ về pháp lý của
chính quyền địa phương. Từ thực tế cho thấy, người dân ở Jumuk đã được khuyến khích
vào việc quản lý và giám sát các rạn san hô nhân tạo và tự nhiên. Khi chính quyền trung
ương, tỉnh không có khả năng quản lý nguồn lợi, họ đã sẵn sàng chia sẽ quyền lực quản lý
cho người dân và chính quyền xã, đây là một yếu tố để tạo điều kiện cho sự hình thành và
phát triển của ĐQL nghề cá [13].
1.1.4. Đồng quản lý cá nội địa tại Bangladesh
Nghề cá nội địa đóng vai trò rất quan trọng ở Bangladesh, 80% hộ gia đình sống ở
nông thôn khai thác cá nước ngọt làm thức ăn và tạo thu nhập, 60% lượng Protein động
vật từ cá. Tuy nhiên việc quản lý kém hiệu quả, khai quá mức, phương pháp khai thác có
tính huỷ diệt đã làm suy giảm chất lượng môi trường là nguyên nhân dẫn đến nguồn lợi cá
bị giảm sút trầm trọng. Năm 1996, chính quyền, NGOs đã tiến hành thử nghiệm ĐQL
nghề cá nội địa ở 19 vùng khác nhau ở Bangladesh. Từng nhóm khoảng 5.000 hộ gia đình
đã được nhóm họp lại với nhau để tự quản lý và chia sẽ khai thác nguồn lợi thuỷ sản. Họ
được hỗ trợ về giáo dục và tài chính để thực hiện dự án ĐQL. Kết quả cho thấy người dân
có thể thành lập được hội ngư dân và bầu ra BQL. Các quy định về quản lý và giám sát
quy định đã được tổ chức ngư dân đưa ra và thực hiện rất tốt. Thu nhập đã dần tăng lên,
nguồn lợi cá được phục hồi nhanh chóng [13].
1.1.5. Nhận xét
Nhân tố chính cho quản lý thành công một khu bảo tồn là sự lãnh đạo tốt, hỗ trợ
nguồn nhân lực thích đáng và có sẵn quỹ hoạt động – cả nguồn lực bên ngoài và các hoạt

động kinh tế trong khu bảo tồn.
Trao quyền quản lý là yếu tố cần thiết dẫn đến quản lý thành công đối với bất kỳ khu
bảo tồn, hợp tác với cộng đồng cũng là yếu tố rất cần thiết. Để hợp tác với cộng đồng phải
cho cộng đồng tham gia quản lý khu bảo tồn.
Chăm lo thu nhập và thay đổi sinh kế bền vững và nâng cao nhận thức về bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển cho các địa phương, cả cộng đồng cần phải đặc biệt quan tâm
ngay từ khi thiết lập khu bảo tồn.
16


1.2. Các nghiên cứu về quản lý khu BTB Việt Nam
1.2.1. Khu BTB Rạn Trào
Cuối năm 2000 [11], Liên minh sinh vật biển Quốc tế IMA tại Việt Nam là một
NGO cùng với các ban ngành chức năng của tỉnh Khánh Hòa và huyện Vạn Ninh tiến
hành điều tra khảo sát, tuyên truyền lấy ý kiến của cán bộ và nhân dân địa phương về việc
xây dựng khu BTB tại Rạn Trào. Ngày 25/03/2002 khu BTB Rạn Trào xã Vạn Hưng
được hình thành. Khu BTB Rạn Trào được thành lập và đưa vào hoạt động theo nguyên
tắc quản lý cộng đồng lấy người dân làm trung tâm cho mọi hoạt động dưới sự trở giúp
của chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan. Mục tiêu của chương trình nhằm
tăng cường nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường và nguồn lợi biển. Lựa chọn
và áp dụng các công nghệ khai thác và phương pháp nuôi trồng hải sản phù hợp, không
mang tính hủy diệt nguồn lợi hải sản, đặc biệt là hệ sinh thái san hô. Các giải pháp quản
lý của Khu BTB:
-Tổ chức cho cộng đồng tham gia quản lý nguồn lợi ven bờ thông qua việc điều tra
khảo sát, đánh giá tình hình nông thôn và tình hình nguồn lợi có sự tham gia của người
dân; tuyên truyền vận động nhân dân địa phương hiểu rõ mục tiêu, hoạt động của Dự án
và chủ động tham gia vào các hoạt động của Dự án; xây dựng Nhóm hạt nhân gồm 9
người, trong đó 8 người dân và 1 chiến sĩ biên phòng làm nhiệm vụ bảo vệ và quản lý
Khu BTB.
- Nâng cao năng lực quản lý: Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về kỹ thuật nuôi

trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, năng lực quản lý nuôi trồng thủy sản, nhận
thức về giới cho cán bộ và người dân.
- Tuyên truyền và giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng: Xây dựng đội ngũ
tuyên truyền viên và mạng lưới cộng tác viên; tổ chức các cuộc triển lãm nhỏ và hội thi
tìm hiểu về Khu BTB; vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp, tạo thói quen thu gom rác để
đúng nơi quy định; tổ chức các ngày làm sạch biển có sự phối hợp các đoàn thể ở xã và
học sinh hưởng ứng.
17


- Tổ chức nuôi cấy san hô nhân tạo, nuôi trồng một số loài thủy sản không làm hại
môi trường.
- Đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế cho dân tại địa phương nhằm chuyển đổi
cơ cấu nghề hợp lý, hỗ trợ cho các thành viên Nhóm hạt nhân vay tiền để đầu tư phát triển
sinh kế.
- Tổ chức cho BQL Khu BTB và Nhóm hạt nhân đi tham quan học tập kinh
nghiệm quản lý ở một số nơi trong nước. Đón tiếp nhiều đoàn khách trong và ngoài nước
đến tham quan, nghiên cứu, học tập…
Sau 3 năm thực hiện dự án một khu BTB theo nguyên tắc quản lý nguồn lợi dựa
vào cộng đồng đã được hình thành và đi vào hoạt động thường xuyên có hiệu quả. IMA
Việt Nam đã bàn giao cho UBND tỉnh Khánh Hòa. Tỉnh có chủ trương tiếp tục duy trì và
mở rộng, kết hợp với các hoạt động bảo vệ nguồn lợi biển và du lịch sinh thái khác của
vịnh Vân Phong, một trong những khu du lịch sinh thái biển lớn nhất của cả nước
- Kết quả:
+ Nguồn lợi rạn san hô và cá rạn san hô tại khu BTB được bảo vệ và tái tạo, nguồn
lợi thủy sản dần dần được khôi phục với số chủng loại và trữ lượng loài tăng lên rõ rệt.
Trong khu BTB đã xuất hiện nhiều nguồn giống trước đây đã cạn kiệt như: tôm hùm, cá
ngựa, hải sâm, ốc nhảy, bàn mai Trong đợt khai thác thử vào cuối tháng 8/2003 đã thu
được 85 kg ốc vỗ (ốc Mặt trăng) và 650 con ốc nhảy đạt cỡ thương phẩm.
+ Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và

nguồn lợi biển được nâng lên rõ rệt. Người dân đã có ý thức trong việc vệ sinh môi trường
biển và đất liền, không xả thải chất thải làm ô nhiễm môi trường. Tình trạng KTTS bằng
các hình thức hủy diệt như đánh mìn, dùng xianua, phá hoại san hô đã được xóa bỏ.
+ Người dân được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn tín dụng, tăng cường sinh kế,
các kỹ thuật nuôi trồng hải sản lựa chọn được cải thiện theo hướng tăng năng suất và
giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường biển. Mô hình nuôi trồng thủy sản kết
hợp bền vững được người dân ủng hộ và tham gia tích cực, đời sống được cải thiện, tỷ lệ
hộ nghèo trong vùng dự án giảm nhanh.
18


+Năng lực quản lý nguồn lợi hải sản ven bờ của người dân và cán bộ quản lý thủy
sản được nâng cao thông qua các hoạt động đào tạo và quản lý dự án.
+Định hướng một số giải pháp cho việc quản lý cho việc quản lý nguồn lợi thủy
sản rạn san hô ven bờ được xây dựng và phổ biến áp dụng cho các vùng biển khác của
Việt Nam.
- Những hạn chế:
+ Các hoạt động của Dự án chưa gắn kết được với quy hoạch chung về nuôi trồng
thủy sản ở địa phương.
+ Dự án tập trung ở thôn Xuân Tự, chưa mở rộng ra các thôn khác và thời gian
thực hiện ngắn nên số lượng người dân tham gia, hưởng lợi từ Dự án chưa được nhiều.
+ Chưa có kế hoạch khai thác nguồn lợi hợp lý, do nguồn lợi thủy sản phục hồi
nhanh, nên đã kích thích một bộ phận ngư dân lén lút khai thác trộm.
1.2.2. Khu BTB vịnh Nha Trang
Dự án Khu BTB vịnh Nha Trang là Khu BTB đầu tiên của Việt Nam. Năm 2001,
Khu BTB Hòn Mun ( nay là Khu BTB vịnh Nha Trang), Khánh Hòa đã được thiết lập và
quản lý với sự trợ giúp của Ngân hàng Thế giới/Quỹ môi trường toàn cầu, Cơ quan phát
triển quốc tế của Đan Mạch và Tổ chức bảo vệ thiên nhiên quốc tế. Sau bốn năm hoạt
động, Dự án đã đem lại nhiều đóng góp cho Khu BTB vịnh Nha Trang. Mục tiêu của Dự
án và Khu BTB vịnh Nha Trang là bảo vệ đa dạng sinh học biển và giúp cộng đồng dân

cư các khóm đảo cải thiện sinh kế và cung các bên liên quan khác bảo vệ và quản lý hiệu
quả đa dạng sinh học biển của vịnh Nha Trang và làm mô hình mẫu về quản lý có sự tham
gia của cộng đồng ở Việt Nam. Các hoạt động của Khu BTB vịnh Nha Trang được xây
dựng trên cơ sở tư vấn các chuyên gia trong nước và quốc tế, tham vấn với các cộng đồng
người dân các khóm đảo đã giải quyết các mối đe dọa đối với các hệ sinh thái và sinh
cảnh trong Vịnh. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế quản lý thí điểm ở Hòn
Mun là rất hữu ích cho việc phát triển hệ thống khu BTB cả nước, đặc biệt là vai trò của
cộng đồng địa phương tham gia quản lý [2].
19


Giải pháp giáo dục và nâng cao nhận thức của người dân về BTB được quan tâm:
Xây dựng và trưng bày Trung tâm du khách trên đảo Hòn Mun; viết báo, làm phim video
và phim tài liệu về Khu BTB; xây dựng các pa-nô ở các khóm đảo trong Khu BTB; tổ
chức cho các đoàn thể trong Khu BTB tham gia các buổi hội trại, các chiến dịch vận
động, tuyên truyền và nâng cao nhận thức về BTB; một chương trình giáo dục toàn diện
về BTB được giảng dạy ở các trường học trong Khu BTB.
Hoạt động tuần tra cũng có sự tham gia của người dân với BQL thể thực thi Quy
chế quản lý Khu BTB.
Tổ chức khôi phục rừng ngập mặn, thả cá Dìa, Bào ngư, Hải sâm trong Khu BTB;
thu nhặt Sao gai biển; lắp đặt hệ thống phao ranh giới phân khu chức năng và phao neo
đậu tàu đã góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong Khu BTB.
Sự tham gia quản lý của cộng đồng: Thành lập các ban BTB cấp khóm; lấy ý kiến
của dân về phân khu chức năng khu BTB và lập kế hoạch quản lý; lập và thực hiện kế
hoạch hành động về giới.
Hỗ trợ sinh kế cho người dân địa phương: Lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá trên
15 thử nghiệm việc làm tạo thu nhập bền vững và không ảnh hưởng đến môi trường cho
người dân trong Vịnh, bao gồm nuôi thủy sản và làm hàng thủ công mỹ nghệ, du lịch sinh
thái và tổ chức 20 khóa đào tạo kỹ thuật để hỗ trợ việc làm; thực hiện chương trình tín
dụng với sự hợp tác của phường Vĩnh Nguyên và Ngân hàng Chính sách xã hội, giúp

người dân có vốn để tạo thu nhập.
Xây dựng năng lực: Phân tích nhu cầu đào tạo và chiến lược đào tạo cho nhân viên
của BQL Khu BTB; tổ chức trên 20 khóa huấn luyện bao gồm: An toàn tàu biển, kỹ năng
giao tiếp, cấp cứu, lặn, tiếng Anh, khái niệm về BTB, lập kế hoạch quản lý, vi tính và
phương pháp đánh giá sự tham gia của người dân địa phương; tổ chức cho cán bộ và cộng
đồng địa phương đi tham quan học tập các mô hình quản lý khu BTB trong và ngoài nước.
1.2.3. Khu BTB Cù Lao Chàm
Được sự trợ giúp của Chính phủ Đan Mạch, Dự án Hỗ trợ mạng lưới các khu BTB
Việt Nam được xây dựng và chính thức triển khai vào tháng 10 năm 2003. Dự án gồm 2
20


tiểu dự án, tiểu dự án cấp quốc gia và tiểu dự án cấp tỉnh. Tiểu dự án cấp tỉnh trợ giúp tỉnh
Quảng Nam xây dựng Cù Lao Chàm như là một điểm trình diễn thứ 2 sau Khu BTB vịnh
Nha Trang về BTB ở Việt Nam và chuyển giao trách nhiệm quản lý Khu BTB Cù Lao
Chàm từ Ban chỉ đạo dự án cho BQL Khu BTB do UBND tỉnh Quảng Nam thành lập.
Kết quả của thực hiện của Dự án là: Đánh giá nhu cầu năng lực được thực hiện, một kế
hoạch đào tạo được soạn thảo và tiến hành đào tào cho các cơ quan chính quyền tỉnh,
huyện và xã lựa chọn và các cán bộ liên quan đến việc quản lý bền vững khu BTB; một
hệ thống thông tin và chương trình giám sát khu BTB theo định hướng quản lý được xây
dựng và thực hiện; một chiến dịch nâng cao nhận thức cho cư dân địa phương và các nhà
quản lý được xây dựng và thực hiện; Cải thiện sinh kế của người dân ở Cù Lao Chàm trên
kết quả của các hoạt động phát triển và quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên [2].
Các giải pháp quản lý Khu BTB Cù Lao Chàm cũng gần giống như Khu BTB vịnh
Nha Trang.
1.2.4. Quản lý nguồn lợi ở đầm phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế
Quản lý nguồn lợi ở đầm phá Tam Giang theo nguyên tắc ĐQL. Xây dựng mô hình
ĐQL dựa vào sự đồng thuận và hợp tác của các bên, không quản lý theo kiểu áp đặt hoặc
đánh giá thấp vai trò của cộng đồng. Trước tiên, phải cải tiến tiến trình ra quyết định và
hành động ở các cấp ( cơ chế hoạt động cấp thôn, xã, thủy vực ), xây dựng hoạt động

dựa vào sự đồng thuận của các đối tác, xây dựng năng lực và sức mạnh cộng đồng. Kế
đến kiện toàn tổ chức cộng đồng để tăng cường sức mạnh và vai trò quản lý Hội nghề cá,
tạo lập động lực và cải thiện công bằng để thu hút sự tham gia, xây dựng năng lực và sức
mạnh cộng đồng. Các nguyên tắc cơ bản để thiết lập hệ thống quản lý là: có hệ thống tổ
chức ngư dân chính thức và thống nhất trong vùng nước, hệ sinh thái nhất định; có sự
phân quyền và ủy quyền nhất định trong quản lý và sử dụng nguồn lợi, mặt nước cho các
tổ chức ngư dân; có sự tự tổ chức quản lý của ngư dân trong quyền được phân, thông qua
việc lập kế hoạch quản lý nghề cá, triển khai thực hiện kế hoạch cũng như xây dựng các
quy chế tự quản lý của tổ chức ngư dân. BQL các cấp trong hệ thống ĐQL nghề cá đầm
phá Tam Giang là đại diện: UBND xã, cán bộ phụ trách hoạt động đầm phá, đại diện các
21


chi hội nghề cá trong xã, đại diện đơn vị dịch vụ hoạt động đầm phá được vận động và
tham gia lập quy hoạch, kế hoạch, xây dựng thể chế hoạt động nghề cá. Điểm nổi bật của
mô hình quản lý nghề cá đầm phá Tam Giang là lôi kéo ngư dân tham gia quản lý nghề cá
thông qua việc thành lập mạng lưới các chi hội nghề cá. Tính đến ngày 31/12/2006 có
1.127 hội viên gia đình ngư dân với 18 chi hội nghề cá cơ sở gồm các loại hình vừa đánh
bắt vừa nuôi trồng thủy sản, hoặc kết hợp đánh bắt với nuôi trồng thủy sản. Các chi hội
nghề cá tập hợp ngư dân ở 16 xã của 5 huyện ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Riêng ở đầm
phá có 17 chi hội, 1 chi hội thuộc nghề cá ven bờ. Tất cả các chi hội đều có tư cách pháp
nhân, có con dấu riêng của chi hội [11].
1.2.5. Quản lý nguồn lợi ở tỉnh Bình Định
Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên: 6.075 km
2
, bờ
biển dài 134 km với hệ thống đầm, vịnh đa dạng như Trà Ổ, Đề Gi, Thị Nại, cảng Qui
Nhơn,…Dân số 1,5 triệu người. Tỉnh có 11 huyện, thành phố, trong đó có 5 huyện, thành
ven biển. Toàn tỉnh có 6.000 tàu cá, 2.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, kinh tế thủy
sản được xác định là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Trong những năm qua, quản lý

nghề cá nói chung, trong đó có quản lý nguồn lợi kém hiệu quả, khai thác không đi đôi
với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Các hệ sinh thái, môi trường sống của nhiều
loài thủy sản đang bị hủy diệt, nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm,…ảnh hưởng đến
phát triển xã hội địa phương. Thực trạng trên đòi hỏi phải thay đổi phương thức quản lý
nghề cá, quản lý nguồn lợi thủy sản, chuyển từ phương thức quản lý theo kiểu hành chính
từ trên xuống sang phương thức ĐQL hoặc quản lý dựa vào cộng đồng.
- Mô hình ĐQL nguồn lợi thủy sản khu vực đầm Trà Ổ
Các tiêu chí chọn khu vực đầm Trà Ổ để làm mô hình ĐQL là: tình trạng nghèo
đói, cam kết của chính quyền địa phương và cộng đồng, người đại diện, khả năng tái tạo,
giá trị nguồn lợi, tính đa dạng, sự linh hoạt của hệ thống hành chính, công bằng xã hội và
bảo vệ nguồn lợi, sự đồng thuận của cộng đồng và sự cam kết, thống nhất thực hiện mô
hình ĐQL của khu vực được chọn.
22


Mục tiêu của mô hình là: quản lý, bảo vệ có hiệu quả nguồn lợi thủy sản vùng đầm
Trà Ổ làm cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện Quy chế quản lý, bảo vệ và phát triển
nguồn lợi thủy sản đầm Trà Ổ theo nguyên tắc ĐQL.
Các bên tham gia gồm: Cộng đồng cư dân thôn/xã chủ động thực hiện. Chính quyền
huyện, xã chỉ giám sát, hỗ trợ cộng đồng. Chi cục KT&BVNLTS làm nhiệm vụ tư vấn,
phối hợp và hỗ trợ. Các bên tham gia đã tổ chức truyền thông, nâng cao nhận thức trên
Panô, điểm truyền thông cộng đồng, xây dựng đề cương mô hình ĐQL được UBND huyện
thống nhất thực hiện, xây dựng 4 nhóm hạt nhân đồng quản lý tại 4 xã, thành lập điều hành
liên xã, xây dựng quy chế quản lý KT&BVNLTS đầm Trà Ổ theo nguyên tắc ĐQL.
-Mô hình khai thác bền vững nguồn lợi tôm hùm giống dựa vào cộng đồng khu
vực Nhơn Hải.
Mục tiêu trước mắt của mô hình này thiết lập mô hình mẫu về quản lý khai thác
bền vững nguồn lợi tôm hùm giống trên cơ sở cộng đồng. Phổ biến nhân rộng mô hình
này sang các vùng nước tương tự.
Các bên liên quan đã khảo sát sơ bộ: Đặc điểm, hệ sinh thái san hô, nguồn lợi rùa

biển, tôm hùm giống. Điều kiện kinh tế - xã hội, nghề cá của cộng đồng cư dân. Tổ chức
tập huấn nâng cao nhận thức cho chính quyền, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng. Phối
hợp với chính quyền địa phương xã thành lập 4 tổ bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự quản cho
4 thôn và tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về đồng quản lý. Tham mưu cho
UBND xã xây dựng quy chế KT&BVNLTS trên cơ sở cộng đồng [11].
1.2.6. Nhận xét
Các nghiên cứu điểm về các khu BTB, các giải pháp quản lý tương đối phù hợp và
đồng bộ và được người dân ủng hộ. Bước đầu đã thay đổi phương thức quản lý theo kiểu
hành chính từ trên xuống sang phương thức ĐQL hoặc quản lý dựa vào cộng đồng. Ngư
dân tham gia xây dựng thể chế và tổ chức thực hiện. Vai trò quản lý nghề cá dựa vào dân
ngày càng rõ nét. Tuy nhiên công tác tổ chức quan trắc định, báo cáo về tình trạng đa
dạng sinh học và chất lượng môi trường trong các khu BTB chưa được các BQL khu BTB
quan tâm thực hiện.
23


1.3. Điều kiện tự nhiên, môi trường, đa dạng sinh học, kinh tế - xã hội Khu BTB
Phú Quốc
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí và phạm vi Khu BTB Phú Quốc
- Khí hậu
Phú Quốc [18] được đặc trưng bởi khí hậu cận xích đạo, nhiệt đới, gió mùa,
thường xuyên nóng ẩm với 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Nhiệt độ trung bình khoảng 26 –
27
o
C, trong đó tháng 4 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình vào khoảng 28,3
o
C,
tháng 1 thường có nhiệt độ thấp nhất. Lượng mưa khoảng 2.000 mm. Phú Quốc có 2 chế
độ gió rõ rệt. Gió mùa đông bắc chiếm ưu thế từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau,
tốc độ gió mùa đông bắc biến động khoảng 2,8 – 4,0 m/s. Gió mùa tây nam kéo dài từ

tháng 5 đến tháng 10 hàng năm với tốc độ biến động từ 3,0 – 5,1 m/s, gió mạnh thường
xảy ra vào tháng 6 đến tháng 8, tốc độ có khi lên tới 31,7 m/s.
-Thủy văn
Nhiệt độ nước biển biến động từ 24 – 30
o
C, thông thường đỉnh nhiệt độ xuất hiện từ
tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, nhiệt độ thấp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm
sau. Độ mặn trung bình dao động trong khoảng 32- 34 ‰. Chế độ thủy triều ở Phú Quốc
được đặc trưng bằng chế độ nhật triều, mức triều cao nhất đạt 0,8 m. Độ trong của nước khá
thấp do khá nhiều huyền phù, có nơi huyền phù lên tới 100 mg/l ở một số khu vực.
-Thủy động lực
Các dòng chảy trong vùng biển vịnh Thái Lan tạo thành vòng khép kín và biến động
theo mùa do ảnh hưởng của gió mùa. Trong thời kỳ gió mùa đông bắc, dòng chảy trong
vịnh Thái Lan chạy theo chiều kim đồng hồ; thời kỳ gió mùa tây nam, dòng chảy theo
hướng ngược kim đồng hồ. Tốc độ dòng chảy trong cả 2 mùa gió mùa thường nhỏ hơn 30
cm/s. Hướng sóng bị ảnh hưởng bởi chế độ gió. Chiều cao sóng thường nhỏ hơn 0,9 m.
-Vị trí và phạm vi Khu BTB Phú Quốc
Khu BTB Phú Quốc [19], [20] nằm ở phía Nam, Đông và Đông - Bắc đảo Phú
Quốc. Phía Nam đảo là cụm đảo Nam An Thới gồm 18 hòn đảo lớn, nhỏ khác nhau cách
thành phố Rạch Giá 120 km thuộc vùng biển Tây Nam của tổ quốc. Đảo Phú Quốc nằm
24


trong vị trí gần như trung tâm của vùng Đông Nam Á. Khoảng cách từ đảo đến thành phố
Hồ Chí Minh, Phnom Penh, Bangkok, Singapore và Kuala Lumpur xấp xỉ 1 giờ bay.
Tổng diện tích mặt nước biển của KBTB Phú Quốc là 26.863,17 ha, bao gồm khu vực
bảo vệ rạn san hô và khu vực bảo vệ cỏ biển, được phân ra ba phân khu chức năng: phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu phát triển.
+Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ở phía Nam của đảo Phú Quốc (vùng bảo vệ san hô):
Bao gồm các hòn: hòn Gầm Ghì (tên địa phương gọi là hòn Dong Ngang), hòn Xưởng

(tên địa phương gọi là hòn Móng Tay), hòn Vông (tên địa phương gọi là hòn Mây Rút
Trong), hòn Móng Tay ( tên địa phương gọi là hòn Bườm) với tổng diện tích mặt nước
biển là 757,45 ha. Giới hạn phía trong của đường nối các điểm có toạ độ địa lý:
A1(09
0
55

31”N, 103
0
59

16

E), B1(09
0
55

31”N, 104
0
01

31

E),
C1(09
0
54

20”N, 104
0

01

31

E), D1(09
0
54

16”N, 104
0
00

10

E).
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ở phía Bắc, Đông Bắc đảo Phú Quốc (vùng bảo vệ
cỏ biển): Tổng diện tích mặt nước biển là 2.195 ha. Giới hạn bởi đường bờ của đảo và
đường nối các điểm có toạ độ địa lý:
E1(10
0
25

56”N, 104
0
00

58

E), F1(10
0

25

49”N, 104
0
01

47

E),
G1(10
0
24

34”N, 104
0
04

14

E), H1(10
0
23

22”N, 104
0
05

03

E),

I1(10
0
21

39”N, 104
0
05

36

E), K1(10
0
20

51”N, 104
0
05

30

E),
L1(10
0
19

27”N, 104
0
05

57


E), M1(10
0
19

12”N, 104
0
05

10

E).
+Phân khu phục hồi sinh thái ở phía Nam của đảo Phú Quốc (phân khu phục hồi
sinh thái san hô): Nằm phía ngoài kế phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rạn san hô với tổng
diện tích mặt nước biển là 8.962,95 ha. Giới hạn bởi đường biên ngoài của phân khu bảo
vệ nghiêm ngặt, đường bờ của đảo và đường nối các điểm có toạ địa lý:
A2(09
0
59

21”N, 104
0
00

01

E), B2(09
0
59


21”N, 104
0
03

00

E),
C2(09
0
53

17”N, 104
0
03

01

E), D2(09
0
53

17”N, 103
0
57

51

E),
D3(09
0

56

24”N, 103
0
57

51

E), D4(09
0
57

28”N, 103
0
59

41

E).
+Phân khu phục hồi sinh thái ở phía Bắc và Đông Bắc đảo Phú Quốc (phân khu
phục hồi sinh thái cỏ biển): Nằm ở phía ngoài kế phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cỏ biển
25


với tổng diện tích mặt nước biển là 4.630,00 ha. Giới hạn bởi đường biên ngoài phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt, đường bờ của đảo và đường nối các điểm có toạ địa lý:
E1(10
0
25


56”N, 104
0
00

58

E), F2(10
0
25

43”N, 104
0
02

36

E),
G2(10
0
23

47”N, 104
0
05

46

E), H2(10
0
18


21”N, 104
0
07

14

E),
I2(10
0
14

36”N, 104
0
06

24

E), K2(10
0
14

36”N, 104
0
04

46

E).
-Phân khu phát triển: Nằm phía ngoài kế phân khu phục hồi sinh thái với tổng diện

tích mặt nước biển là 10.317,77 ha. Giới hạn bởi đường biên ngoài của phân khu phục hồi
sinh thái thảm cỏ biển và rạn san hô, đường bờ của đảo lần lượt đi qua các điểm:
B3(10
0
00

13”N, 104
0
02

56

E),B2(09
0
59’21”N, 104
0
03’00”E),
I2(10
0
14’36”N, 104
0
06’24”E), K2(10
0
14’36”N, 104
0
04’46”E).

×