Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Giáo án ngữ văn 11: Vội vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.45 KB, 5 trang )

GVHD: HỒ CHÍ LINH
SVTH: NGÔ THỊ KIM ANH
TUẦN:
TIẾT:
VĂN BẢN
NGÀY SOẠN

VỘI VÀNG
- Xuân Diệu Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Cảm nhận được niềm khát khao sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về
thời gian, tuổi trẻ, hạnh phúc của Xuân Diệu được thể hiện qua tác phẩm.
- Hiểu được sự kết hợp giữa mạch cảm xúc dào dạt và mạch luận lí trong bài thơ,
những sáng tạo mới mẻ trong nghệ thuật biểu hiện.
2. Kỹ năng
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ trữ tình .
- Thực hành phân tích, bình giảng bài thơ.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh sắc quê hương đất nước.
- Ý thức quý trọng thời gian, yêu tuổi trẻ, biết sống tích cực từng ngày, từng giờ.
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học
1. Giáo viên
- Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, các tư liệu liên quan đến bài
giảng.
- Hình ảnh, thuyết giảng, vấn đáp.
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở học, bài soạn.
- Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III. Phương pháp: GV sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sau:
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, bình giảng, kết hợp so sánh
bằng hình thức trao đổi, thảo luận nhóm.


- Tích hợp phân môn: Làm văn – tiếng Việt.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp (1-2’)
2. Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Thông báo cho học sinh và đặt ra câu hỏi trước để các em dò lại bài, rồi sau đó
gọi một học sinh lên bảng trả bài.
I.

- Sau khi học sinh được gọi lên bảng trả lời xong thì gọi một học sinh khác đứng
dưới lớp nhận xét phần trả bài của bạn, rồi đến giáo viên nhận xét lần cuối để cho
điểm.


3. Giới thiệu bài mới (2-3’)
Thổi hồn mình bằng trào lưu trong phong trào thơ mới, Xuân Diệu đã ý thức
được sự hữu hạn của kiếp người và sự nhỏ bé của con người trước sự vận chuyển
không ngừng của thời gian và vũ trụ. Chính vì lẽ đó, ông quan niệm phải tận hưởng
những gì quý giá và phải sống thật “Vội vàng” để không bỏ hoài những tháng năm quý
giá của tuổi trẻ. Bài thơ “Vội vàng” đã ra đời phù hợp với quan niệm đó của Xuân
Diệu.
T
G

Hoạt động của
GV
Hđộng 1: GV
hướng dẫn HS
đọc tiểu dẫn
SGK để trả lời
câu hỏi.

Em hãy tóm tắt
về cuộc đời và
sự nghiệp của
Xuân Diệu?

Em hãy nêu
đóng góp của
Xuân Diệu đối
với nghệ thuật
nước nhà?

Hoạt động của HS

Nội dung lưu bảng

HS đọc tiểu dẫn để
trả lời câu hỏi.

I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời
– Xuân Diệu (1916 – 1985), bút danh Trảo Nha.
- Xuất thân: trong một gia đình nhà Nho nghèo.
– Quê: huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
– Là thành viên của Tự lực văn đoàn.
-Ông tham gia mặt trận Việt Minh tích cực hoạt
động nghệ thuật.
- 1983: được bầu làm Viện sĩ thông tấn Viện Hàn
lâm nghệ thuật Cộng hòa dân chủ Đức.
- 1996: ông được Nhà nước tặng giải thưởng HCM

về văn học, nghệ thuật.
b. Sự nghiệp
–Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ
mới” (Hoài Thanh).
– Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và
tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say yêu đời
thắm thiết.
- Tác phẩm chính:
+Thơ: Thơ thơ, Gửi hương cho gió, riêng chung,
tôi giàu đôi mắt,…
+Văn xuôi: Phấn thông vàng, trường ca,…
+Nghiên cứu văn học: Các nhà thơ cổ điển Việt
Nam, công việc làm thơ,…
-> Đóng góp: trên nhiều lĩnh vực đối với văn học
Việt Nam hiện đại.
2.Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
“Vội vàng” được sáng tác năm 1938, là bài thơ
tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng tháng
Tám.
b. Xuất xứ
Vội vàng được in trong tập “Thơ thơ”.
c. Bố cục
- Chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu… mới hoài xuân (13 câu đầu) ->
Tình yêu tha thiết đối với cuộc sống.

1.
HS trả lời câu hỏi 2.
-Cuộc đời ông gắn 3.

bó với nền văn học
dân tộc.
- Ông đem đến cho
thơ ca sức sống
mới, cảm xúc mới,
thể hiện quan niệm
sống mới mẻ cùng
với những cách tân4.
nghệ thuật sáng tạo.
5.
- Xuân Diệu là cây
bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp
to lớn trên nhiều lĩnh vực.
-

HĐ 2: GV hướng HS đọc văn bản
dẫn HS đọc văn
bản để thấy rõ
giá trị nội dung
và nghệ thuật
của bài thơ.
-Bài thơ có thể
chia làm mấy
đoạn, nêu ý

-HS trả lời câu hỏi


chính của từng
đoạn?


-Hình ảnh thiên
nhiên nào được
tác giả sử dụng
trong đoạn thơ?

HS trả lời câu hỏi.

Lí giải vì sao tác
giả đã tìm được
một thiên đường
trên mặt đất?

HS trả lời câu hỏi
của GV

-Xuân Diệu cảm HS làm theo hướng
nhận về thời gian dẫn của GV
như thế nào?

+ Đoạn 2: Xuân đương tới…Chẳng bao giờ nữa…
(16 câu tiếp theo) -> Nỗi băn khoăn trước thời gian
và cuộc đời.
+ Đoạn 3: Còn lại -> Khát vọng sống, khát vọng
yêu cuồng nhiệt, hối hả.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đoạn 1: Tình yêu tha thiết đối với cuộc
sống
*4 câu thơ đầu:
- Điệp ngữ: “Tôi muốn” kết hợp với “tắt nắng” và

“buộc gió” -> Ước muốn đoạt quyền của tạo hóa,
níu kéo thời gian.
- “Nắng”, “gió”: yếu tố tự nhiên, con người
không điều chỉnh được -> Ước muốn kì lạ, vô lý.
- Mục đích: Cho màu đừng nhạt mất, cho hương
đừng bay đi.
=> Ước muốn không tưởng xuất phát từ tình yêu
tha thiết với cuộc sống.
*9 câu thơ tiếp: Nhà thơ tìm được một thiên
đường ngay trên mặt đất
- “Tuần tháng mật, hoa đồng nội, lá cành tơ,…”
-> Cõi trần tràn đầy nhựa sống mùa xuân.
- Điệp ngữ: “Này đây…này đây” -> Tạo nhịp thơ
tuôn chảy ào ạt, ngôn ngữ thơ phong phú, mới lạ.
- “Ong bướm…tuần tháng mật, hoa đồng nội
xanh rì, lá cành tơ phơ phất” -> Hình ảnh gần gũi,
đầy tình tứ mang màu sắc tình tứ, mang màu sắc
rực rỡ.
- “Yến anh…khúc tình si” ->Âm thanh réo rắt, vẻ
đẹp kỳ diệu của tự nhiên, tình yêu đắm say ngây
ngất.
=> Tác giả cảm nhận thiên nhiên qua lăng kính
tình yêu, cảnh vật đều nhuốm màu tình tứ.
-“Tháng giêng…môi gần”: Diễn đạt độc đáo ->
Vừa gợi hình, vừa gợi tính chất (thơm ngon và
ngọt ngào).
Quan niệm mới về cuộc sống về tuổi trẻ và hạnh
phúc.
2. 16 câu tiếp theo: Nỗi băn khoăn trước thời
gian và cuộc đời

-“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua…sẽ
già”
+Thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại ->
Cảm nhận đầy tính mất mát.
+Nghệ thuật tương phản: (đương tới >< đương
qua, non >< già, rộng >< chật)
-“Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật…tiếc cả
đất trời:
+Nhà thơ yêu say đắm cuộc sống.


-Em hãy lý giải
HS tìm hiểu và trả
vì sao nhà thơ có lời câu hỏi
tâm trạng vội
vàng, cuống quýt
trước sự trôi qua
nhanh chóng của
thời gian?

Em hãy cho biết
nội dung của văn
bản là gì?

Nghệ thuật được
sử dụng trong
bài thơ là gì?

+Từ láy “bâng khuâng” -> Sự nuối tiếc vì những
tháng năm tuổi trẻ trôi qua nhanh chóng

-“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi…tiễn biệt”:
Nhân hóa, cảm nhận bằng mọi giác quan, mỗi khắc
trôi qua là một sự mất mát.
=>Mỗi sự vật đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần
đời của chính nó cùng với sự ra đi của thời gian là
sự phôi pha, phai tàn của từng cá thể.
3. 10 câu cuối: Khát vọng sống, khát vọng yêu
cuồng nhiệt, hối hả.
- “Mau đi thôi!” Câu cảm thán, giục giã sống “vội
vàng” để tận hướng tuổi trẻ và thời gian, không
sống hoài, sống phí...
- Điệp ngữ “Ta muốn”: khát vọng sống mãnh liệt,
khát vọng được yêu thương: “Ta muốn say cánh
bướm với tình yêu”
- Liệt kê : hình ảnh “mây, gió, cánh bướm, non
nước, cây, cỏ, ...” cảm nhận về không gian của
cuộc sống mới mơn mởn, đầy ánh sáng rất đáng
yêu.
- Cảm nhận về mùi vị “thơm” hương cuộc sống
Thính giác cảm nhận “thanh sắc của thời tươi”
“Cái hôn”,“cắn”->Cảm giác mãnh hệt, vồ vập, yêu
thương
- “Ta muốn ôm ->riết -> say -> thâu -> cắn”: các
động từ, tăng tiến, phép điệp -> tình yêu mãnh liệt
táo bạo của một cái “tôi” thi sĩ yêu cuộc sống
cuồng nhiệt, tha thiết với mềm vui trần thế, tâm thế
sống tích cực.
Không thể níu giữ thời gian, không thể sống hai
lần tuổi trẻ nên thi nhân vội vàng cuống quýt nỗi
khát khao.

III. Tổng kết
1. Nội dung: Vội vàng là lời giục giã hãy sống
mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây,
từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng
năm tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống
đến cuồng nhiệt Sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch
cảm xúc và mạch lí luận.
2. Nghệ thuật
- Giọng điệu say mê, sôi nổi.
- Những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình
ảnh thơ.
- Những cách tân trong sử dụng ngôn ngữ, đặc
biệt là thủ pháp liệt kê, phép điệp, phép đối,…được
sử dụng linh hoạt.

4. Củng cố
- Đọc thuộc lòng bài thơ
- Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ


5. Dặn dò
Soạn bài tiếp theo.



×