Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giáo án ngữ văn 11: Tràng giang ( Huy Cận)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.83 KB, 9 trang )

Họ và tên: Lê Thị Tuyết
Ngày soạn: 9/2/2017
Ngày dạy:
Lớp dạy: 11a12, 11a4
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoa
Tiết :Tràng giang
_Huy Cận _
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
1.Về kiến thức:
- Cảm nhận được nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế niềm
khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả.
- Thấy được màu sắc cổ điển trong bài thơ mới.
2. Về kỹ năng
- Đọc-hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, bình giảng tác phẩm trữ tình.
3. Về thái độ
- Có thái độ trân trọng những di sản thơ ca của nhân loại
- Củng cố lòng yêu quê hương đất nước
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Giáo viên
- Phương pháp: Hỏi – đáp, Phát vấn + Nêu vấn đề
- Phương tiện: SGK, SGV Ngữ văn 11 (T2) + Giáo án
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, vở soạn
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
3. Bài mới
Giới thiệu bài: Trên thi đàng thơ Mới Việt Nam thế kỉ XX, nếu Xuân Diệu
được biết đến là thi sĩ của tình yêu – mùa xuân - tuổi trẻ với hồn thơ nhiệt thành,


mãnh liệt thì Huy Cận lại được biết đến với hồn thơ ảo não, luôn thấm đậm một nỗi
buồn. Đấy là “ Cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết tới ngoại
cảnh” (Hoài Thanh). Văn bản “Tràng giang” là 1 minh chứng.

1


Hoạt động của GV và HS
HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu vài
nét về tác giả, tác phẩm
GV:? Dựa vào phần tiểu dẫn SGK,
nêu những hiểu biết của em về con
người,cuộc đời và sự nghiệp của Huy
Cận?
HS nêu theo hiểu biết của mình về tác
giả, tác phẩm dựa vào phần tiểu dẫn.
GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức và
mở rộng ý cho HS hiểu thêm về tác giả:
- Quê hương và gia đình: Huy Cận
(1919-2005) sinh ra trong một gia đình
nhà nho dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ
sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở
làng Ân Phú, thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Quê
hương và gia đình là một trong những cái
nôi nuôi lớn hồn thơ Huy Cận.Nếu cái
gốc nho giáo là tố chất cổ điển làm nên
phong cách độc đáo của thi sĩ, thì làng Ân
Phú với vẻ đẹp buồn bã của thiên nhiên
đất nước nơi đây đã để lại dấu ấn khá sâu
đậm trong thơ Huy Cận bằng điệu buồn

ảo não vùng sơn cước.
- Con người: Huy Cận là một công
dân Việt Nam yêu nước nồng nàn, mặc dù
ông am hiểu nhiều nền văn minh, văn hoá
và tiếp nhận nhiều nguồn ảnh hưởng
nhưng cái gốc tâm hồn, cái gốc hồn thơ
Huy Cận vẫn là ngọn nguồn văn hoá dân
tộc Việt Nam. Ở Huy Cận có sự thống
nhất hài hoà của nhiều phẩm chất, năng
lực như là đối cực. Ông có tầm nhìn chiến
lược và tính cẩn trọng của một nhà lãnh
đạo nhưng cũng rất tinh tế, đa cảm, lãng
mạn và đam mê của một thi sĩ tài hoa.
Ông là người uyên bác, hiểu biết sâu sắc
nhiều lĩnh vực: Triết học, tôn giáo, chính
trị, kinh tế, văn hoá nhưng vẫn không
quên những việc đời thường. Ông quan

Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả
- Huy Cận (1919 -2005),là nhà thơ lớn
trong phong trào thơ mới.
- Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho
nghèo ở làng Ân Phú tỉnh Hà Tĩnh.
- Lúc nhỏ, ông học ở quê, sau vào Huế
học trung học, rồi ra Hà Nội học trường Cao
đẳng Canh nông.
- Từ năm 1942, thi sĩ giác ngộ cách
mạng, dốc hết tài sức phục vụ cách mạng, từng

giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy
chính trị Nhà nước.
- Huy Cận mất ngày 19 tháng 2 năm 2005
tại Hà Nội. Ngày 23 tháng 2 năm 2005, ông
được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao
Vàng.
- Trước CMT8, thơ ông mang nỗi buồn
nhân thế; sau CMT8, thế giới nghệ thuật Huy
Cận vừa giàu cảm xúc tươi mới của cuộc đời
vừa mang đậm nội dung triết lý về sự sống bất
diệt, về tình yêu đất nước, về sức mạnh nhân
dân và vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam.

2


tâm tới những người thân đến từng việc
nhỏ.
- Cuộc đời: Huy Cận thuở nhỏ học
trường làng, trung học ở Huế; đến 1939 ra
Hà Nội học trường Cao Đẳng canh nông,
và 1943 tốt nghiệp kỹ sư canh nông.
Tham gia phong trào Việt minh từ năm
1942, và từ 1945 đến ngày nay liên tục
giữ các chức hàm Thứ trưởng, hoặc Bộ
trưởng, đặc trách văn hoá văn nghệ.
- Sự nghiệp sáng tác:
• Trước CMT8: Lửa thiêng (1940).
• Sau CMT8: Trời mỗi ngày mỗi
sáng (1958), Đất nở hoa (1960), …

- Đặc trưng hồn thơ :
• Trước CMT8: thơ Huy Cận mang
nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn của người dân
mất nước ý thức sâu sắc về cảnh ngộ non
sông và thân phận con người. Yêu đời và
đau đời như là âm bản và dương bản trong
tâm hồn Huy Cận.
• Sau CMT8: Thơ Huy Cận vừa
giàu cảm xúc tươi mới của cuộc đời vừa
mang đậm nội dung triết lý về sự sống bất
diệt, về tình yêu đất nước, về sức mạnh
nhân dân và vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt
Nam.
• Thơ đối với Huy Cận là phương
tiện màu nhiệm để giao hoà, giao cảm với
đất trời, với lòng người, là chiếc võng tâm
tình giữa tâm hồn mình với bao tâm hồn
khác. Tình yêu đất nước, tình yêu thiên
nhiên, tình yêu văn hoá dân tộc đã nâng
cánh thơ ông và nhờ thế ông gặp gỡ vẻ
đẹp nhân bản của thơ ca nhân loại.
Thơ Huy Cận rất nhiều không gian.
Tâm hồn nhà thơ lúc nào cũng hướng tới
sông dài trời rộng để thoát khỏi không
gian chật chội tù túng của xã hội và cũng
để trở về cuội nguồn thiên nhiên, cuội
nguồn dân tộc.

* Sự nghiệp sáng tác của ông bao gồm những
tác phẩm chính sau: Lửa thiêng (1941), Vũ trụ

ca(1942),Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa
(1960), Bài thơ cuộc đời (1963). Những năm sáu
mươi (1968), Cô gái Mèo (1972), Chiến trường
gần chiến trường xa (1973), Những người mẹ
những người vợNgày hằng sống ngày hằng thơ
(1975)
=>Thơ ông làm súc, giàu chất suy tưởng, triết
lí, luôn thấm đượm một nỗi buồn. Có đóng góp
lớn trong nền văn học hiện đại Việt Nam.

3


GV: Hãy nêu những hiểu biết của em
về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài
thơ?
HS trả lời
GV tiếp: Bài thơ là nỗi buồn cô đơn
trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế,
niềm khát khao hòa nhập với cuộc đời thể
hiện tình cảm đối với quê hương đất nước
của tác giả.
HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chi
tiết tác phẩm
GV hướng dẫn và gọi HS đọc: Chú ý
diễn cảm để thấy được âm điệu trầm
buồn, cổ kính của bài thơ. Kết hợp chú
thích SGK.
GV: ? Anh (chị) hãy cho biết ý nghĩa về
nhan đề bài thơ và câu thơ đề từ “Bâng…

dài”?
HS trả lời.
GV: nhận xét, chuẩn xác kiến thức và
mở rộng ý cho HS hiểu thêm về ý nghĩa
nhan đề và lời đề từ:
*Ý nghĩa nhan đề:
- Gọi “Tràng giang” để tránh nhầm lẫn
với “Trường giang”- dòng sông chảy dài
trong Đường thi.
- “Tràng giang” gợi hình ảnh mênh mang
sóng nước, dòng sông được mở rộng đến
vô biên do âm hưởng vang xa của vần
“ang”, còn “Trường giang” chỉ là con
sông dài, không nói lên hết cái thần thái
của vũ trụ rộng lớn.
 “ Tràng giang” gợi âm hưởng dài ,
rộng, lan toả, ngân vang trong lòng người
đọc, ánh lên vẻ đẹp vừa cổ điển, vừa hiện
đại. Cảnh sông nước ở đây không dưng
lại ở việc miêu tả sông Hồng - sông lớn
nữa, mà là cảnh tràng giang khái quát cả
không gian và thời gian.

2.Tác phẩm
- Xuất xứ: Tác phẩm Tràng giang được rút
trong tập “Lửa thiêng” (1939).
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào
một buổi chiều mùa thu năm 1939. Cảm xúc
của bài thơ được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông
Hồng mênh mang sông nước.

-Bố cục: 2 phần
+p1: 3khổ thơ đầu
+p2:Khổ còn lại
II. Đọc - Hiểu
1. Đọc
2. Nhan đề và lời đề từ
+ Nhan đề:
“Tràng giang”: sông dài (do âm hưởng vang
xa của việc láy vần “ang”)  Gợi không khí cổ
kính, khái quát nỗi buồn mênh mang, rợn
ngợp.
+ Lời đề từ:
“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”
 Thể hiện rõ chủ đề và âm hưởng bài thơ.
Diễn tả 1 thiên nhiên bao la mênh mông, một
dòng sông dài không rõ đâu là nguồn, đâu là cửa
sông. Một nỗi niềm “bâng khuâng”, 1 tấm lòng
tha thiết “nhớ” khi đứng trước vũ trụ, nhìn “trời
rộng” và ngắm “sông dài”.

4


* Ý nghĩa của lời đề từ: Câu đề từ giản
dị nhưng đã thâu tóm được cảm xúc chủ
đạo của cả bài: "Bâng khuâng trời rộng
nhớ sống dài". Trước cảnh "trời rộng",
"sông dài" sao mà bát ngát, mênh mông
của thiên nhiên, lòng con người dấy lên
tình cảm "bâng khuâng" và nhớ. Từ láy

"bâng khuâng" được sử dụng rất đắc địa,
nó nói lên được tâm trạng của chủ thể trữ
tình, buồn bã, u sầu, cô đơn, lạc lõng. Và
con "sông dài", nghe miên man tít tắp ấy
cứ vỗ sóng đều đặn khắp các khổ thơ, cứ
cuộn sóng lên mãi trong lòng nhà thơ làm
rung động trái tim người đọc.
GV yêu cầu HS đọc khổ thơ 1
GV: ? Đọc 4 câu thơ đầu và cho biết
Tràng giang miêu tả một không gian
nào? Không gian đó có gì đặc biệt?
HS phát hiện
Gv tiếp: Trong không gian sông nước
mênh mông ấy, anh (chị) thấy hiện lên
những hình ảnh nào? Hãy giải thích ý
nghĩa của các hình ảnh?
Hs tìm kiếm và giải thích.
Gv tiếp: Từ những hình ảnh ấy anh
(chị) có nhận xét gì về mối tương quan
giữa không gian sông nước và thế giới
cõi nhân sinh? Tương quan ấy gợi lên
những cảm giác nào trong long người?
Hs nhận xét.

3. Ba khổ thơ đầu:Bức tranh thiên nhiên và
tâm trạng của nhà thơ
a.Khổ 1
“Sóng gợn………….mấy dòng”
+ Không gian: cảnh sông nước mênh mông,
bát ngát.

+ Hình ảnh:
- sóng gợn: những gợn sóng nhỏ
-Thuyền: lẻ loi xuôi mái rẽ nước song song
 gợi sự trôi nổi.
-Thuyền 1 ngả, nước 1 đường  Gợi cảm
giác chia lìa, chia li.
- Một cành củi khô: cô đơn lẻ loi trôi bồng
bềnh trên dòng sông mênh mang sóng nước gợi
lên sự nhỏ nhoi,lạc lõng.
+ ý nghĩa biểu tượng:
Dòng sông ><
Thuyền, củi:
(dòng đời )
(những kiếp người đơn côi)
=> Không gian Tràng giang bao la >< thế giới
của cõi nhân sinh nhỏ bé ->cảm giác cô đơn, lẻ
loi của con người trong trời đất.
+Nghệ thuật:
-2 từ láy nguyên: buồn “điệp điệp”, nước
“song song”  gợi tâm trạng nỗi buồn thương
da diết,miên man không dứt
- Cấu trúc đăng đối:
buồn điệp điệp – nước song song
5


thuyền về – nước lại
một cành khô – lạc mấy dòng
- cách ngắt nhịp 2/2/3
 Với khổ thơ giàu hình ảnh,nhạc điệu và

cách gieo vần nhịp nhàng và dùng nhiều từ
láy,khổ thơ đã diễn tả nỗi buồn trầm lắng của
tác giả trước thiên nhiên rộng lớn.

Gọi Hs đọc khổ 2
GV: ? Sang đến khổ thơ thứ 2, không
b. Khổ 2
gian nơi bến sông đã có thêm nhiều chi
“Lơ thơ cồn nhỏ…..bến cô liêu”
tiết. Đó là những chi tiết nào? Những chi
+ Không gian “cồn nhỏ”: hiện lên thưa thớt,
tiết đó gợi lên điều gì?Âm thanh thì như hoang sơ, vắng lặng cùng cơn gió đìu hiu thổi.
thế nhào?
- Không gian được mở rộng và đẩy cao thêm
HS phát hiện và trả lời.
tới mọi phía: nắng xuống, trời lên, sông dài ra,
trời rộng thêm, bến sông nhỏ càng thêm cô liêu.
- Tiếng chợ chiều đã vãn ở 1 làng xa nào đấy
cũng không còn nữa, tất cả đều vắng lặng, cô
tịch
Gv tiếp: Lẽ tự nhiên, không gian càng
cao, càng dài, càng rộng thì cảnh vật,
 Hình ảnh con người và cảnh vật: Cảnh vật
con người cũng trở nên như thế nào?
cũng thầm vắng lặng, hiu hắt, con người cũng
HS trả lời
trở nên nhỏ bé, có phần bị rợn ngợp trước vũ trụ
rộng lớn, vĩnh hằng.
+Âm thanh: Tiếng chợ chiều gợi lên cái mơ
hồ, âm thanh yếu ớt gợi thêm không khí tàn

tạ,vắng vẻ tuy thoáng chút hơi người
GV: Bút pháp nghệ thuật của tác giả có
=> Nỗi buồn trống trải, cô đơn.
gì đặc biệt?
+Nghệ thuật:
HS trả lời
-cách dùng từ tài tình: Trời “sâu chót vót”,
GV: nhận xét, chuẩn xác kiến thức và
bầu trời được nâng cao hơn, vô cùng vô
mở rộng ý cho HS hiểu thêm về bức tranh tậnbút pháp Đường thi đối lập giữa cái vô hạn
thiên nhiên và tâm trạng tác giả ở khổ hai: (sông nước, bầu trời) với cái hữu hạn (cồn nhỏ,
- Bức tranh phía bên kia “Tràng giang”
bến cô liêu)
với những nét đơn sơ: mấy cồn đất nhỏ
- bút pháp “họa vân hiển nguyệt” (vẽ trăng
thưa thớt, những làn gió nhẹ thổi qua.
nẩy nghuyệt)
- Bức tranh vẫn tiếp tục gợi lên nỗi buồn
- bpháp tương phản: gợi lên cảm giác trống
và cô đơn, bởi vì những cồn đất chỉ là lơ
vắng,cô đơn. (sông, trời >< bến cô liêu)
thơ cồn nhỏ, gió chỉ là gió đìu hiu. Câu
 Với cách gieo vần tài tình, âm hưởng trầm
thơ gợi một hình ảnh trong Chinh phụ
ngâm : “Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò” bổng, Huy Cận như muốn lấy âm thanh để
- Một chút âm thanh mơ hồ: từ đâu gợi
xoá nhoà không gian buồn tẻ hiện hữu nhưng
cảm giác mơ hồ, âm thanh lại rất nhỏ:
6



làng xa – vãn chợ chiều.
không được.Nhà thơ cố tìm sự giao cảm với vũ
- Cảm nhận về nỗi buồn không chỉ trong
trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín.
không gian mà cả trong thời gian. Đây là
cảm nhận chỉ con người thời hiện đại mới
có. Thời gian ngả sang chiều, giữa tràng
giang và bầu trời càng cách xa, theo hai
chiều đối nghịch: nắng xuống – trời lên.
Khoảng xa cách càng trở nên đặc biệt với
cái nhìn của nhà thơ: trời lên sâu chót vót.
Trời không chỉ trên đầu mà còn là trời soi
bóng xuống trường giang, vũ trụ mở ra vô
tận.
- Thân phận bé nhỏ và cô đơn của con
người càng thấm thía trong sự so sánh:
sông dài, trời rộng – bến cô liêu. Sông dài
trời rộng là không gian ba chiều, bến cô
liêu là cái bến Chèm, nơi nhà thơ đang
ngồi, như cũng chính là thân phận con
người.
Gọi Hs đọc khổ 3.
GV: ? Cảnh vật Tràng giang được tô
đậm, thêm những chi tiết mới. Đó là
những hình ảnh nào?
HS phát hiện
GV: nhận xét và bổ sung thêm.
“Mênh mông không một chuyến đò
ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật”
Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định.
"...không...không" để phủ định hoàn toàn
những kết nối của con người. Trước mắt
nhà thơ giờ đây không có chút gì gợi
niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô
đơn đang vây kín, chỉ có một thiên nhiên
mênh mông.Cầu hay chuyến đò ngang,
phương tiện giao kết của con người, là
chiếc võng tâm tình giữa tâm hồn mình
với bao tâm hồn khác cũng không tồn tại
để rồi hành trình đi tìm niềm giao giao
cảm của thi sĩ khép lại trong vô vọng
“lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”.

c. Khổ 3
“Bèo dạt về đâu………..tiếp bãi vàng”
+Hình ảnh ước lệ:
-những lớp bèo nối đuôi nhau trôi dạt -> Gợi
nỗi buồn mơ hồ, ngơ ngác như những kiếp
người lênh đênh, lưu lạc trên dòng đời.
-những bờ xanh nối tiếp bài vàng: xa vắng
hoang sơ
-Câu hỏi: “về đâu” gợi cái bơ vơ, lạc loài
của kiếp người vô định.
-Không cầu, không đò: không có sự giao lưu
kết nối đôi bờniềm khao khát mong chờ đau
đáu dấu hiệu sự sống trong tình cảnh cô độc.
=> Đây là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước
cuộc đời.

Ba khổ thơ biểu hiện cho niềm tha thiết
với thiên nhiên tạo vật. Đó là một bức tranh
thiên nhiên thấm đượm tình người, mang
nặng nỗi buồn, bơ vơ của kiếp người. Đằng
sau nỗi buồn đó là nỗi buồn của người dân bị
7


GV: Đọc khổ thơ cuối và cho biết mất chủ quyền.
cảnh vật ở khổ thơ có sự chuyển biến như
thế nào?(Hình ảnh nào đặc sắc)
3. Tình yêu quê hương( khổ 4)
HS phát hiện.
“Lớp lớp………………….nhớ nhà”
GV: Đây là khổ thơ kết đặc sắc có sự
+Hình ảnh ước lệ,cổ điển: Mây,chim... vẽ
kết hợp hài hoà giữa cổ điển và hiện đại
lên bức tranh chiều tà đẹp hùng vĩ, êm ả,thơ
trong cảnh và tình, anh/ chị hãy làm sáng mộng.
tỏ vấn đề?
 Nhuốm màu sắc thơ đường.Thiên nhiên
thật tráng lệ nhưng buồn
+Nghệ thuật: Tương phản, đối lập:
cánh chim nhỏ >< mây cao, núi bạc
=> Thiên nhiên hiện lên đối lập giữa cánh
GV: ? Trước cảnh hoàng hôn xuống, chim đơn độc, bơ vơ, nhỏ bé và tội nghiệp với
tâm trạng nhà thơ ra sao?
vũ trụ bao la, hùng vĩ.
? Ý thơ gợi cho em nhớ tới câu thơ
 Tâm trạng nhân vật trữ tình: Nỗi lòng

nào? Hãy nhận xét?
thương nhớ quê hương trở thành cảm giác thấm
Hs nhận xét.
thía. Niềm nhớ quê dâng trào như tiếng sóng
lòng quê:
“Không khói……….nhớ nhà”
=> Từ câu thơ của Thôi Hiệu:
“Nhật mộhương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử .nhân sầu”
Huy Cận không cần có khói sông, không cần
có cái gợi nhớ mà lòng vẫn dợn dợn nhớ quê ->
Nỗi nhớ da diết hơn, thường trực hơn và cháy
GV giúp hs cắt nghĩa: Bao trùm bài thơ bỏng hơn.
là một nỗi buồn. Huy Cận cho biết: Đây
chính là “nỗi buồn thế hệ”. Suy nghĩ của  là nỗi buồn của thế hệ thanh niên, trí thức
anh (chị) về suy nghĩ này của Huy Cận.
trong những năm tháng mất nước, ngột ngạt,
HS cắt nghĩa, nhận xét
bế tắc Nỗi buồn trong sáng, nỗi buồn của
long yêu nước kín đáo của nhà thơ.
HĐ3: GV tổng kết bài học cho học sinh
GV: ? Anh (chị) có nhận xét gì về NT
bài thơ? Nêu giá trị chung của bài thơ
III. Tổng kết
- HS nêu ý kiến
1.Nghệ thuật
- GV nhấn mạnh
+ Thể thơ thất ngôn trang nghiêm, cổ kính với
cách ngắt nhịp quen thuộc (4/3) tạo nên sự cân
đối, hài hòa.

+ Thủ pháp tương phản được sử dụng triệt để:
Hữu hạn/vô hạn, nhỏ bé/lớn lao, không/có….
8


Gọi HS đọc ghi nhớ

+ Sử dụng thành công các biện pháp tu từ:
Nhân hóa, ẩn dụ, so sánh….và các từ láy.
2.Nội dung
Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của
cái tôi cô đơntrước vũ trụ rộng lớn, niềm khát
khao hòa nhập với cuộc đời và long yêu quê
hương đất nước.
* Ghi nhớ
SGK trang 30

4. Củng cố
- Hệ thống ND: Theo yêu cầu ND bài học
- Nhận xét chung
5. Dặn dò
Học bài. Thuộc thơ. Chuẩn bị bài “Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ”

9



×