Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Giáo án động vật nuôi trong gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.56 KB, 10 trang )

Chơi tung bóng
---------------    ---------------I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Hát thuộc bài “Chú gà trống gọi” và tập các
động tác thể dục cùng với “Chú gà trống”.
- Biết tung bóng lên cao theo hướng thẳng trước
mặt và bắt bóng bằng hai tay.
- Phát triển cơ tay, cơ chân, rèn sự khéo léo và
sức mạnh của tay và chân khi thực hiện các vận
động, phát triển khả năng định hướng trong không
gian, rèn sự thăng bằng của cơ thể.
- Giáo dục trẻ tự tin và mạnh dạn trong vận
động.
II. CHUẨN BỊ :
- Cho trẻ làm quen với bài hát “Chú gà trống
gọi” ( hát theo nhạc đệm )
- Bóng nhựa nhỏ cho mỗi trẻ , bong bóng nhiều
màu treo trên dây .
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
- Cho trẻ khởi động theo vòng tròn với bài “
Đàn gà trong sân ” ( nhạc Pháp )
- Sau đó cô hướng dẫn trẻ tập theo cô với các
động tác sau đây:


+ Gà gáy ( 3 – 4 lần ) : đứng thoải mái, chân
ngang vai, tay thả xuôi – Hít vào thật sâu, kết hợp
2 tay dơ cao ngang vai, 2 bàn tay khum trước
miệng, thở ra làm gà gáy “ Ò ó o o … ” ( ngân dài )
+ Gà vỗ cánh ( 4 – 5 lần ) : đứng chân song
song, gập khuỷu tay trước ngực, cánh tay giơ cao


ngang vai, hai tay khép vào người làm gà vỗ cánh

+ Gà mổ thóc ( 3 – 4 lần ) : đứng tự nhiên,
tay duổi thẳng . Cúi xuống, tay gõ vào đầu gối
hoặc sàn nhà, vừa tập vừa nói “ Tốc! Tốc! Tốc! …

+ Gà tìm giun ( 3 – 4 lần ) : Đứng 2 chân
ngang bằng vai, tay chống hông. Dậm chân tại
chỗ, vừa dậm chân vừa nói “ Gà bới đất tìm giun ”
+ Gà bay ( 3 – 4 lần ) : 2 chân đứng tự
nhiên, tay duổi thẳng . Bật tại chỗ kết hợp với tay
dang ngang, vừa tập vừa nói “ Gà bay ”
- Cô nói: “ Gà về chuồng ” và cho trẻ di chuyển
về 2 hàng ngang đối diện nhau …
* Hoạt động 2:
- Cô giới thiệu rổ bóng nhựa và cầm quả bóng
“tung lên cao và bắt bóng” cho trẻ quan sát …
- Sau đó vừa làm mẫu lại vài lần nữa, kết hợp
phân tích thao tác vận động:
“ Đứng tự nhiên, 2 chân rộng bằng vai, 2 tay
cầm bóng tung lên cao theo hướng thẳng (mắt nhìn
theo


bóng), khi bóng rơi, cố gắng đón bắt bóng và
bắt bóng bằng hai tay. Chú ý không nhún chân, không
nhảy lên bắt bóng nhé !”
- Tổ chức cho trẻ luyện tập :
+ cho trẻ đứng theo hàng ngang hay vòng
tròn theo từng nhóm, mỗi trẻ cầm 1 quả bóng nhỏ …

+ cô động viên trẻ mạnh dạn tung bóng lên
cao và đón bắt bóng khi bóng rơi xuống
* Hoạt động 3:
- Tổ chức cho trẻ chơi TCVĐ “Tín hiệu” với các
vòng tròn màu giả làm đèn tín hiệu …
+ Cách chơi : cho trẻ di chuyển nhanh,
chậm theo các tín hiệu vòng tròn cô đưa lên : “
Vòng tròn
màu vàng : đi nhẹ nhàng … Vòng tròn màu
xanh: chạy nhanh … Vòng tròn màu đỏ : đứng lại
…”
+ Luật chơi : yêu cầu trẻ chú ý thực hiện
đúng theo các tín hiệu vòng tròn cô đưa lên …
- Cô chú ý vận động của trẻ : cho trẻ chạy
nhanh, đi chậm rồi mới dừng lại , tránh không cho trẻ
dừng
lại đột ngột khi đang chạy nhanh, nhắc trẻ không
xô đẩy nhau, không chạy quá nhanh …
---- Hồi tĩnh : hít thở nhẹ nhàng …
Chủ Đề: Những con vật cưng MTXQ


Đề tài: Con vật bé yêu
Lớp : Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết tên gọi và đặc điểm hình dáng bên ngoài, vận chuyển, hoạt
động và thức ăn của chó và mèo.
- Hiểu được lợi ích của chó và mèo nuôi trong gia đình và những nguy hiểm
mà chó và mèo có thể gây ra cho trẻ.
- Hình thành tình cảm yêu quý những con vật nuôi gần gũi trong gia đình.

II. Chuẩn bị:
- Tranh, phim chó và mèo trong gia đình.
- Mũ mèo và chó
- Thẻ hình chuột, thẻ hình khúc xương
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Đố bé con gì?
Cho nghe âm thanh (tiếng kêu) của con vật và cho trẻ đoán xem đó là tiếng
kêu của con gì?
Trò chuyện:
Nhà bạn nào có nuôi mèo? Nuôi chó?
Con mèo trông như thế nào?
Ai bắt chước tiếng kêu, dáng đi của con mèo?
Con chó trông như thế nào?
Dáng đi và tiếng sủa của con chó làm sao?
Trò chuyện thêm với trẻ về các hoạt động và lợi ích của con vật.
Hoạt động 2: Thăm nhà bạn cún con và mèo con
Cô và bé cùng đến thăm nhà cún con và mèo con
Cho trẻ quan sát phim, hình ảnh và hoạt động của con chó và con mèo để
củng cố lại nhận biết về con chó và con mèo mà trẻ vừa kể.
Trò chuyện thêm về đặc điểm hoạt động của con chó và con mèo:
Giống nhau:
- Có 4 chân
- Hoạt động ban đêm: mèo bắt chuột, chó canh nhà.v.v..
Khác nhau:
- Cho trẻ quan sát và tìm ra các đặc điểm khác nhau của con mèo và con chó
(to hơn, nhỏ hơn.v.v..)
Hoạt động 3: Xem ai tài hơn
Chia bé làm 2 nhóm, một nhóm độ mũ mèo con và một nhóm đội mũ cún
con.



Mỗi nhóm đứng trước vạch xuất phát. Khi cô bật nhạc, bạn đứng đầu hàng
sẽ chạy về phía trước chọn một tấm hình (mèo lấy hình chuột, chó lấy hình
khúc xương) chạy vào đường hẹp, qua đường hẹp tới bảng, dán hình của
mình vào đúng ô nhóm mình. Sau đó quay về đứng cuối hàng.
Hết tiếng nhạc, các nhóm dừng lại và kiểm tra kết quả của mình xem nhóm
nào nhặt được nhiều xương và bắt được nhiều chuột hơn
Hát và vận động: gà trống, mèo con và cún con.
Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc
Kết thúc

Đàn gà con( Văn Hoc)
--------------    --------------I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nhận biết đặc điểm của gà mẹ và đàn gà con nở
ra từ trứng do gà mẹ ấp.
- Thuộc bài thơ “Đàn gà con”, cảm nhận được vẻ
đẹp và sự đáng yêu của những chú gà con.
- Phát triển óc quan sát, trí nhớ có chủ định, ngôn
ngữ văn học qua cách đọc thơ diễn cảm.
- Giáo dục trẻ tự tin và mạnh dạn trong các hoạt
động.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh minh họa bài thơ “ Đàn gà con ”
- Những động tác cho TC “ Gà mẹ và gà con ”



III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:

- Cho trẻ hát và cùng vận động theo bài hát “ Đàn
gà trong sân ” ( nhạc Pháp )
- Cô trò chuyện cùng trẻ:
+ Trong bài hát có những con gà nào nhỉ?
+ Gà mẹ còn được gọi là gà gì nữa? … Gà mái
kêu thế nào?
+ Gà con bởi đâu mà có?
- Cô cho trẻ quan sát tranh hay mô hình và khám
phá qua gợi ý của cô:
+ Các bạn nhìn thấy hình ảnh gì trong tranh?
+ Trông gà mẹ thế nào? … Gà mẹ đang làm gì
vậy? … Trứng ở đâu ra?
+ Gà mẹ ấp trứng để làm gì vậy nhỉ?
+ Các bạn có thấy gà con mới nở chưa? …
Trông thế nào nhỉ?
* Hoạt động 2:
- Cô giới thiệu bài thơ “ Đàn gà con ” của Nhà
thơ Phạm Hổ
- Cô đọc cho trẻ nghe , khuyến khích trẻ đọc
cùng cô …
- Đàm thoại về nội dung bài thơ :
+ Làm sao mà những qủa trứng nở thành gà con
được nhỉ? ( đọc 6 câu thơ đầu )
+ Những chú gà con trông thế nào? ( đọc 4
câu thơ tiếp theo )


+ Các bạn có thích những chú gà con không?
( đọc 2 câu thơ còn lại )
- Cô cho trẻ luyện tập đọc thơ ( cùng đọc với cô )

: nhóm, tổ, vài cá nhân khá … chú ý sửa cách phát
âm, ngắt giọng theo nhịp điệu bài thơ ...
* Hoạt động 3:
- TC “ Gà mẹ và gà con ”: cho trẻ nói và thực
hiện các động tác cùng với cô …
. Gà mái đẻ trứng: cục ta cục tác
. Gà ấp : 2 tay đưa ra trước, lòng bàn tay
úp xuống.
. Gà ấp : tay vẫn để như cũ nhưng hơi
khuỵu gối.
. Gà ấp : ngồi xuống, tay rụt lại.
. Gà nở : 2 tay khum lại làm mỏ gà, miệng
kêu " chíp, chíp... "
. Gà mẹ gọi con : túc túc... túc túc...
. Gà con tìm mẹ : chíp... chíp... chíp
. Gà mẹ và gà con : mổ thóc, mổ thóc, mổ
thóc...
Chủ Đề: Những con vật cưng

Đề tài: Hát về những con vật bé yêu
Lớp : Mầm
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ lắng nghe và hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát: Gà trống, Mèo con và
Cún con.


- Lắng nghe và cảm nhận giai điệu bài hát và thể hiện qua các hoạt động vận
động.
- Rèn luyện khả năng quan sát, nhanh nhẹn.
II. Chuẩn bị:

- Nhạc: gà trống, mèo con và cún con.
- Nhạc bài hát: Cún con và mèo mi, bài hát một số con vật.
- Thẻ hình một số con vật nuôi trong gia đình.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Hát về những con vật bé yêu
Cô và trẻ cùng đi xem triển lãm tranh
Trò chuyện về nội dung bức tranh: các con vật có trong tranh: gà, chó, mèo.
Trò chuyện về các con vật, giới thiệu bài hát: gà trống mèo con và cún con
Cô hát cho trẻ nghe
Cô hát từng đoạn và cho trẻ hát theo.
Cô và trẻ cùng biểu diễn bài hát.
Có thể tổ chức nhiều hình thức hát và biểu diễn khác nhau.
Hoạt động 2: Nào cùng lắng nghe:
Cô hát cho trẻ nghe bài hát: miu và cún.
Cả lớp cùng nghe và vận động theo nhạc bài hát: Miu và cún.
Hoạt động 3: Đố bé con gì?
Cô mở một đoạn nhạc về một con vật, trẻ lắng nghe và chọn thẻ hình về con
vật có trong bài hát.
Mỗi thẻ hình bé chọn đúng để sang bên phải của bé, thẻ hình chọn sai bỏ lại
vào trong rổ.
Cùng đếm xem trẻ có bao nhiêu thẻ hình.
Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời
Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc
Kết thúc


Chủ Đề: Những con vật cưng

Đề tài: Những hình dạng ngộ nghĩnh.
Lớp : Mầm

I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ lắng nghe và hiểu nội dung truyện, nhận biết tên các loại hình dạng có
trong câu chuyện.
- Ôn hình tròn, hình vuông, nhận biết hình tam giác.
- Ôn kỹ năng so sánh to hơn, nhỏ nhơn.
- Hình thành tình cảm yêu quý những con vật nuôi gần gũi trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
- Tranh rời: Cún con làm họa sĩ.
- Các hình tam giác bằng biti’s.
- Bìa carton có khoét các hình dạng: vuông, tròn, tam giác để trẻ ráp con
mèo.
III. Hoạt động:
1. Hoạt động 1: Truyện kể: Cún con làm họa sĩ
Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện: Cún con làm họa sĩ (Kể kết hợp ráp các vật
rời trong tranh)
Trò chuyện:
- Về nhân vật có trong câu chuyện.
- Các hình dạng có trong câu chuyện, đặc điểm của các hình dạng.
Giới thiệu với trẻ về hình tam giác.
Hoạt động 2: Bé làm quen với hình tam giác.
Cho trẻ quan sát hình tam giác lớn trên tay cô và cùng đếm xem hình tam
giác có mấy góc, mấy cạnh.
Cho trẻ nhắc lại: Hình tam giác có 3 cạnh, 3 góc.
Cho mỗi trẻ cầm một hình tam giác: chỉ cạnh và chỉ góc rồi cùng đếm với
cô.
Mỗi trẻ về góc lớp, tìm các rổ có đựng các thẻ hình.
Trò chơi: Hãy làm giống tôi:
Cô giơ hình nào lên thì trẻ tìm hình giống vậy và cùng đoán xem hình này có
thể làm gì?
Hoạt động 3: Chú mèo đáng yêu.

Mỗi trẻ chọn một tấm bìa carton, sau đó sử dụng các hình trong rổ gắn vào
khoảng trống của tấm bìa.
Trò chuyện: Trẻ đang làm gì? trẻ làm được con gì? gồm những hình gì? đặc
điểm hình, màu sắc .v.v...
Hoạt động 4: Hoạt động ngoài trời


Hoạt động 5: Hoạt động vui chơi tại các góc
Kết thúc



×