Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

cẩm nang lựa chọn mỹ phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.22 KB, 47 trang )

1. MỌI NGƯỜI CÓ CẦN DÙNG KEM MẮT HAY SẢN PHẨM DÀNH CHO

DA VÙNG QUANH MẮT?
Điều này có thể làm bạn bị shock đấy!
Không có bằng chứng, nghiên cứu hay tài liệu nào công nhận rằng vùng da quanh
mắt cần những thành phần dưỡng khác với loại dưỡng bạn sử dụng cho da trên mặt
khi nó cũng có công dụng chống lại nếp nhăn, sự đổi màu da, sự chảy sệ hoặc khô
da.
Thậm chí nếu có những thành phần đặc biệt dành cho vùng mắt nhưng ko có tác
dụng đối với những phần khác trên gương mặt thì chắc chắn không có sự rõ ràng
trong những sản phẩm được bán chuyên biệt cho da vùng mắt. Sự thật, những công
thức của họ rất ngẫu nhiên, thiếu tính nhất quán. Tất cả các công ty mỹ phẩm bỏ
các chất mà họ muốn vào các sản phẩm mắt của họ. Bạn hãy đọc các bản ghi nhãn
trên những sản phẩm "chuyên biệt" này sẽ chứng minh điều chúng tôi nói.
Có khi nào đó một vị bác sĩ, một nhà mỹ học, hay ai đó bán các sản phẩm chăm
sóc da sẽ bảo vệ việc nên tồn tại kem mắt của họ bằng việc nói với chúng ta rằng
vùng da quanh mắt không cần những thành phần mà có thể sẽ gây ra dị ứng. Chúng
tôi hoàn toàn đồng ý với điều đó, nhưng điều đó cũng hoàn toàn đúng khi áp dụng
cho da mặt hay bất kỳ nơi nào khác trên cơ thể bạn mà. Bạn không nên thoa các
chất chứa thành phần gây dị ứng! Tất cả nhu cầu về da vùng mắt là các sản phẩm
được tạo thành từ những thành phần tốt và tương tự với các sản phẩm dành cho
mặt cũng cần những sản phẩm tốt như vậy.
Liệu làn da quanh mắt có khô hơn phần da khác trên gương mặt? Chúng tương đối
giống nhau nhưng điều đó không có nghĩa là mọi người đều cần dùng kem mắt.
Bạn có thể chăm sóc vùng mắt bằng một loại kem dưỡng ẩm làm mềm da, ko chứa
hương thơm hoặc nếu bạn thích thì bạn cứ dùng kem mắt. Một loại serum tốt dành
cho mặt là một sự lựa chọn tuyệt vời cho da vùng mắt.
Tóm lại: Không phải ai cũng cần kem mắt nhưng nếu bạn muốn sử dụng kem mắt
thì phải chắc chắn công thức tạo ra nó đảm bảo tốt.

2.



MỸ PHẨM NÀO AN TOÀN CHO BÀ BẦU
Mặc dù việc bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ xem mỹ phẩm nào nên và ko nên sử
dụng khi mang thai luôn luôn là điều quan trọng, thì theo quy định chung,
hầu hết các loại mỹ phẩm như sữa rửa mặt, toner, kem dưỡng ẩm, kem mắt,


tẩy da chết, serum, dưỡng môi đều ko chứa các thành phần mà cần phải hỏi
bác sĩ xem có nên sử dụng hay ko và nó được FDA quy định là an toàn để sử
dụng suốt thai kỳ. Tuy nhiên, đơn thuốc và các thành phần trong mỹ phẩm là
một vấn đề khác nhau.
Chúng tôi thường được hỏi liệu chừng các sản phẩm có chứa benzoyl
peroxide (chất làm trắng bột), hydroquinone, các hoạt tính chống nắng, hay
axit salicylic có an toàn cho bà bầu hay khi đang cho con bú ko. Đáng tiếc là
nhiều bác sĩ ko biết trả lời thế nào, làm cho các bà mẹ nản lòng và ko biết
phải thế nào nữa. Chúng tôi đã tham vấn tại trường Cao Đẳng Sản Phụ khoa
Mỹ nhờ họ xem xét các vấn đề này. Đây là những gì họ nói: (tèn ten, xem họ
nói gì nào, mình cũng hóng quá luôn)
- #Hydroquinone không được test trên động vật hay con người khi đang
mang thai, vì vậy ko có thông tin nào để xác định độ nguy hiểm cả. Tốt nhất
là khi mang thai tránh chất này ra nhé!
- #Benzoyl peroxide là một thành phần rất tốt để chống lại mụn và được xem
là an toàn ở nồng độ thấp ( từ 5% trở xuống) khi bạn đang mang thai.
- Axit #salicylic (BHA) là một loại tẩy da chết cao cấp cho da, nhưng khi sử
dụng ở nồng độ cao trong lột da chuyên nghiệp thì được xem là nguy hiểm
cho bà bầu dựa vào mối liên hệ của nó với aspirin. Tuy nhiên những phần
trăm nhỏ chất này trong các loại mỹ phẩm (từ 2% trở xuống) thì được xem là
an toàn. Cũng chất như vậy, bạn có thể dùng tẩy da chết chứa axit glycolic
hoặc acid lactic (AHA) trong khi mang thai.
- Các hoạt tính #chốngnắng, như đã được trình bày trong các nghiên cứu trên

động vật thì ko hề nguy hại cho bà bầu. Mặc dù một vài nhóm người ko
dùng mỹ phẩm cứ lan tin sai lầm trên truyền thông khiến nỗi lo sợ của phụ
nữ về mỹ phẩm ngày càng tăng. Trường Cao Đẳng Sản Phụ Khoa Mỹ đã
không tìm ra bất kỳ điều gì mà được cho là đáng sợ về các thành phần chống
nắng mà do y học chứng minh cả. Kết quả là, các bác sĩ chuyên khoa da
khuyến khích mạnh mẽ nên dùng kem chống nắng hàng ngày. Nếu bạn phát
hiện ra khi mang thai làn da của mình trở nên nhạy cảm hơn thì nên xem xét
tới các loại kem chống nắng chứa các hoạt chất khoáng nhẹ nhàng như
titanium dioxide (dioxit titan) và/hoặc zinc oxide (oxit kẽm)
- #Retinoids theo toa (ví dụ Renova, Retin-A, Differin, Tazorac và tretinoin
nói chung) và cả các sản phẩm ko kê đơn có chứa retinol thì nên tránh khi
mang thai và khi đang cho con bú.


- Các thành phần "#Cosmeceutical" như vitamin C, peptit, và niacinamide
thì an toàn để sử dụng khi mang thai
- #Khángsinh tại chỗ theo toa như erythromycin và clindamycin được xem là
an toàn cho bà bầu giúp kiểm soát mụn trứng cá; tuy nhiên kháng sinh tại
chỗ ko phải là cách mà nghiên cứu hỗ trợ cho việc xử lý mụn dù bạn có thai
hay ko.
- Các dạng theo đơn và ko theo đơn của axit #azelaic được xem là an toàn
cho bà bầu. Chất này giúp cải thiện đốm nâu, mụn trứng cá và mụn trứng cá
đỏ.
- #Metronidazole theo đơn (loại thuốc dùng để trị bệnh nhiễm trùng đường
tiểu, đường sinh dục và hệ tiêu hóa) (tên nhãn hiệu gồm MetroCream và
Metrogel) được xem là an toàn để xử lý trứng cá đỏ cho bà bầu.
Mặc dù thông tin ở trên chưa thể nói hết tất cả được, nhưng nó đã mang đến
cho bạn một cái nhìn rõ ràng xem chất nào OK để sử dụng khi mang thai và
chất nào nên tránh. Quan trọng nhất, bạn vẫn đạt được mục đích chăm sóc
da của mình khi mang thai, vì vậy chắc chắn là bạn đã có thể làm đầu óc

mình thoải mái hơn! Nếu bạn đã từng nghi ngờ về một sản phẩm, thì phải
luôn tham khảo ý kiến bác sĩ và hãy theo sự chỉ dẫn của họ nhé!

3. BẠN CÓ CẦN DÙNG KEM NGÀY RIÊNG VÀ KEM ĐÊM RIÊNG

KHÔNG?
Hãy dẹp bỏ đi những đòi hỏi, các bài quảng cáo phóng đại, và những thông tin sai
lệch mà bạn đã từng nghe, sự khác nhau thực sự duy nhất giữa kem ngày và kem
đêm đó là kem ngày thì có chứa thành phần chống nắng.
Làn da của bạn ko có hoạt động gì đặc biệt vào ban đêm, cũng ko phải là hấp thụ
chất dinh dưỡng nhiều hơn gì cả mặc dù những điều này bạn có thể đã nghe được
từ các cá nhân bán mỹ phẩm hay đọc được trên tạp chí thời trang nào đó.
Chẳng hề có một tí thông tin nào chỉ ra rằng làn da cần dưỡng chất đặc biệt vào
ban đêm mà lại ko cần những chất như vậy vào ban ngày, điều khác nhau duy nhất
đó là vào ban ngày, bạn cần một loại kem chống nắng đáng tin cậy mà thôi.


4. MỸ PHẨM ĐẮT TỐT HƠN MỸ PHẨM RẺ?

Sự thật là có những sản phẩm tốt và những sản phẩm kém chất lượng ở tất cả các
hạng mục giá cả. Tất cả đều xét về thành phần tạo nên, ko phải giá cả.
Số tiền mà bạn bỏ ra cho những món mỹ phẩm ko quyết định chất lượng hay tính
độc đáo của công thức cấu tạo ra nó. Bạn có thể sẽ bị shock về việc có biết bao
nhiêu là sản phẩm đắt tiền mà chỉ hơn có chút nước và parafin (thuốc làm mềm,
giữ ẩm) và việc có biết bao nhiêu sản phẩm ko đắt bằng mà lại "ngon", "bổ", "rẻ".
Ít tiền hơn ko làm tổn thương da bạn, và nhiều tiền hơn lại ko giúp được gì. Nhắc
lại lần nữa, tất cả tùy thuộc công thức tạo nên, ko phải giá thành. Ngoài ra, hầu hết
chúng ta đều chưa từng lấy làm oai về những sản phẩm mà chúng ta cho rằng sẽ tốt
hơn khi dựa vào giá thành, và nhận ra là chúng rất đáng thất vọng? Hãy truy cập
trang Beautypedia.com để xem hàng ngàn những phê bình công bằng dựa trên các

nghiên cứu đã được công bố, ko phải quảng cáo tiếp thị.
5. Sự khác nhau giữa serum và kem dưỡng ẩm (KDA) là gì? Tôi có cần phải

dùng cả hai không?
Serum khác với KDA theo 2 cách quan trọng. Thứ nhất là kết cấu: Hầu hết các loại
serum đều điển hình là mỏng, giống như chất lỏng, và thường khá mướt, trong khi
KDA thường có dạng gel, lotion, kem hoặc có kết cấu dạng dưỡng. Thứ hai là mục
đích: chức năng chính của serum, thậm chí những serum chứa cả thành phần
dưỡng ẩm là để cung cấp cho da một lượng các thành phần chuyên biệt đậm đặc
(như retinol hay vitamin C). Mặt khác, các loại KDA lại có xu hướng chính là cấp
ẩm cho da, mặc dù nếu có công thức tốt, chúng cũng cung cấp một lượng đậm đặc
các thành phần chống lão hóa và phục hồi da.
Để đạt được hiệu quả cao nhất chúng tôi khuyên nên sử dụng cả serum và KDA.
Những ai da dầu có thể tìm một loại serum cung cấp độ ẩm và các thành phần khỏe
mạnh, cần thiết mà làn da cần, dù vậy bạn vẫn cần một loại KDA làm mềm da để
dùng cho vùng quanh mắt và cho vùng cổ.

6. DA KHÔ Ư? HÃY UỐNG NƯỚC NHIỀU VÀO!

Nếu mẹo này là đúng thì thật dễ dàng là sẽ chẳng bao giờ có làn da khô nữa! Trớ
trêu thay da khô ko đơn giản chỉ là thiếu độ ẩm. Uống nhiều nước sẽ ko làm da khô
trông hay cảm thấy tốt hơn bởi vì nước bạn uống sẽ ko thể chảy ngược ra ngoài các
tầng của da.


Bạn có thể bị shock khi biết rằng bản thân nước ko phải là chất giữ ẩm tốt cho da.
Các nghiên cứu so sánh lượng nước của da khô, da thường với da dầu cho thấy ko
hề có sự khác nhau quan trọng nào.
Hơn nữa, tăng thêm độ ẩm cho da ko thực sự tốt. Nếu có gì đó quá ẩm ướt giống
như bị ướt sũng trong bồn tắm đều rất tệ cho làn da bởi vì nó phá vỡ lớp màng

chắn ẩm bên ngoài của da bằng cách làm hỏng các chất giữ cho các tế bào da hoạt
động bình thường và còn nguyên hình dạng.
Người ta nghĩ rằng da khô xuất hiện khi các chất giữa các tế bào giữ chúng nguyên
vẹn, mượt mà, khỏe mạnh trở nên suy yếu và hư hỏng gây ra kết cấu da sần sùi, ko
đều màu và tróc vảy từ đó làm lượng nước bị hao hụt dần. Đây là mấu chốt: Uống
thêm nước sẽ ko giữ được độ ẩm đó ở trong da trừ phi lớp màng chắn bên ngoài
được duy trì và sửa chữa.
Để ngăn làn da khô, việc làm chính là tránh và hạn chế bất cứ thứ gì gây hại đến
lớp màng chắn bên ngoài, gồm có tác hại của ánh nắng, các sản phẩm có chứa các
thành phần gây dị ứng, rượu, sữa rửa mặt gây khô da và hút thuốc.
Tất cả các nghiên cứu về da khô đều liên quan đến những thành phần và các
phương pháp chữa trị nhằm tăng cường các chất trong da để có thể giữ cho da hoạt
động bình thường. Những ví dụ về các thành phần như vậy là glycerin, axít
hyaluronic, cholesterol, ceramides, và phospholipids.
Vì vậy, uống nước là khỏe mạnh và tốt nhưng dù thế nào cũng sẽ ko làm thay đổi
hay ngăn ngừa da khô. Khi bạn uống nhiều nước hơn cơ thể bạn cần, điều đó chỉ
có nghĩa là bạn sẽ phải đi vệ sinh thường xuyên hơn thôi. Nguyên nhân và giải
pháp cho làn da khô phức tạp hơn chứ ko đơn giản như việc chỉ dùng nước là
xong.

7. TÓC ĐÃ BỊ HƯ TỔN CÓ THỂ PHỤC HỒI.

Sai 100%! Có bao nhiêu sản phẩm chăm sóc tóc mà bạn đã mua cho biết rằng
chúng sẽ sửa chữa hay tái tạo lại những sợi tóc hư tổn, hay nó lại trở về trạng thái
ban đầu như trước lúc gội hoặc khi thời tiết thay đổi?
Các sản phẩm như dầu xả, các loại kem, gel tạo kiểu tóc và serum làm bóng tóc có
thể giúp tóc trông như được phục hồi, nhưng một khi đã hư tổn thì ko thể nào trở
về như trước được.



Cách chắc chắn duy nhất để sửa chữa tóc hỏng đó là CẮT đi phần hư tổn. Bí quyết
là hạn chế tối thiểu sự hư hại cho tóc bạn bằng cách đối xử thật nhẹ nhàng với tóc
hết mức có thể.
SỰ THẬT TÓM TẮT VỀ TÓC:
- Tóc có thể chết và ko thể phục hồi một khi đã hư tổn.
- Ko có dầu gội nào có thể giúp màu nhuộm của tóc được lâu bền.
- Hai nguyên nhân lớn nhất gây cho màu tóc nhuộm nhanh phai đó là nước và ánh
nắng mặt trời.
- Bạn càng ít sờ, chải, lôi kéo tóc thì tóc sẽ càng khỏe.
- Ko có sản phẩm nào có thể bảo vệ được tóc bạn khỏi sự phá hủy của nhiệt, thế
nên hãy bơ đi những khuyến cáo như vậy.
8. MINERAL OIL (MO) VÀ PETROLATUM (P) LÀ NHỮNG THÀNH

PHẦN CHĂM SÓC DA TỆ NHẤT.
Thật tội nghiệp cho MO và P vì luôn bị phê phán! Nói đơn giản, mọi điều tồi tệ bạn
nghe được hay đọc được về những thành phần này đều ko chính xác. Mặc dù MO
có nguồn gốc từ dầu thô (petroleum), nhưng nó vẫn tự nhiên như những chất được
lấy từ lòng đất khác như thực vật và khoáng chất. Hơn nữa, nhiều thành phần được
lấy từ những nguồn nghe có vẻ hại nhưng thực chất lại rất lành tính và hoàn toàn
an toàn. Theo nghiên cứu, MO và P ko chỉ an toàn cho da mà còn là những thành
phần rất tốt dùng để chữa trị da khô đấy nhé!
Trong mỹ phẩm MO và P thuộc những thành phần giữ ẩm ít gây dị ứng nhất. Đúng
vậy, chúng có thể giảm lượng ko khí tiếp xúc với da, trong khi, đó là chức năng của
một chất chống oxi hóa tốt; chúng ko hề làm bí da đâu! Chưa từng có ai da bị hoại
tử do thoa MO hay P cả, kể cả em bé. Thực tế là, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng
MO tinh khiết giúp chữa lành và giữ ẩm cho da khá hiệu quả.
MO trong các sản phẩm chăm sóc da được chứng nhận vừa là USP (Dược điển
Mỹ) vừa là BP (Dược điển Anh), và nó hoàn toàn an toàn, dịu nhẹ, và lành tính cho
da. Nó ko hề chứa các tạp chất gây hại cho da.
Xét đến các tạp chất có hại kết hợp với MO và P trong mỹ phẩm, bạn có thể sẽ

ngạc nhiên khi biết rằng thực vật cũng thuộc tạp chất. Thực vật mọc lên từ lòng
đất, kèm theo côn trùng, giun, đất, nấm, vi khuẩn, và các tạp chất khác phải được
làm sạch hoặc cắt bỏ trước khi chúng được bỏ vào mỹ phẩm, giống như MO và P
vậy.


Nói luôn, mặc dù dùng chúng có cảm giác nhờn, song cả MO và P đều ko thể làm
tắc lỗ chân lông. Cả hai chất này chỉ tồn tại trên bề mặt da nơi mà chúng hoạt động
khá hiệu quả chức năng của mình, dù vậy những người da dầu lại ko thích cảm
giác khi dùng và vẻ bề ngoài của da khi đã thoa chúng.
9. THẾ GIỚI NƠI ĐÂU CŨNG VẬY

Các sản phẩm hãng Paula's Choice của tôi được bán ở 57 quốc gia trên thế giới.
Kết quả là, tôi đã tham gia nhiều buổi phỏng vấn trên truyền thông và những buổi
nói chuyện ở nhiều nơi như Jakarta Indonesia; Seoul, Hàn Quốc; Stockolm, Thụy
Điển; thành phố Mexico, Mexico; Singapore; Sydney và Melbourne, Úc; Kuala
Lumpur, Malaysia; Amsterdam, Hà Lan; Matxitcova, Nga; Taipei, Đài Loan;
Toronto, Canada; và dĩ nhiên ở hầu hết các thành phố lớn của Mỹ.
Những gì tôi học được đó là việc kinh doanh chăm sóc sắc đẹp nó say mê giống
nhau tới nỗi mà ko có nơi nào trên thế giới nền công nghiệp mỹ phẩm lại hoạt động
khác cả. Việc khác tôi nhận thấy nữa là ko kể là nơi nào tôi đã đến trên thế giới
này, phụ nữ lại luôn ko ngừng nghĩ về việc có khuôn vẻ trẻ hơn và sở hữu làn da
hoàn hảo như tranh.
Kết quả, dù đi tới đâu, chị em phụ nữ cũng hỏi những câu giống nhau.
Họ muốn biết tại sao sản phẩm họ mua lại ko mang lại hiệu quả gì. Tại sao những
vết nhăn sâu trên mặt họ lại ko hề hết? Tại sao những nốt đỏ do mụn lại ko mờ đi
được? Tại sao làn da của họ lại ko được nâng lên? Tại sao làn da ko đều màu lại ko
thay đổi? Tại sao mụn vẫn cứ mọc ầm ầm hay mới chỉ bắt đầu mọc? Tại sao họ vẫn
có làn da khô, tróc vảy sau khi mua nhiều sản phẩm mà hứa hẹn là sẽ làm mọi điều
trở nên tốt hơn? Tại sao da họ vẫn cứ mẫn đỏ và dị ứng? Thành phần tốt nhất dành

cho da là gì? Liệu tôi có biết dạo gần đây có một sản phẩm mới được tung ra có
chứa thành phần kỳ diệu mà hiện đang được quảng cáo hay chỉ là quảng cáo cho
mục đích thương mại thôi? Về những sản phẩm mà có người nổi tiếng bảo lãnh thì
sao?
Điều thường diễn ra khi tôi thuyết trình đó là tôi thấy được sự ngộ ra của khán giả
khi họ bắt đầu hiểu ra được nền công nghiệp mỹ phẩm đã đánh lừa họ như thế nào.
Những gì mà phụ nữ nơi nào cũng muốn là có được phương pháp chăm sóc da tốt
nhất, để trở nên trẻ hơn, có làn da đều màu, ko mụn, v.v và v.v. Ở mỗi nước tôi tới,
chắc chắn, những quan niệm trong làm đẹp đều xoay quanh chủ đề làn da trẻ trung
và hoàn mỹ. Và, bởi vì màu da hay chủng tộc ko được xét là loại da, nên những sản
phẩm tốt có thể tạo hiệu quả làm đẹp khác nhau, chỉ những sản phẩm kém chất
lượng mới cho hiệu quả kém, ko cần biết bạn là ai hay bạn sống ở đâu. Tôi đảm


bảo với bạn rằng cuốn sách này sẽ giúp bạn tiến gần hơn tới mục tiêu có làn da mà
bạn muốn hơn bất kỳ điều gì khác mà bạn có thể làm.

10. ĐIỀU GÌ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LOẠI DA (SKIN TYPE)

Hầu hết mọi thứ đều có thể ảnh hưởng đến loại da - cả các yếu tố bên trong lẫn bên
ngoài. Để xác định được loại da của bạn, hãy xem xét các nhân tố sau đây. Hãy
luôn ghi nhớ làn da của bạn có thể phản ứng lại những ảnh hưởng này vì chúng dễ
dàng cô lập và chữa trị - nghĩa là chúng hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của
bạn.
- Hoocmon
- Những rối loạn về da
- Khuynh hướng di truyền
- Hút thuốc và khói thuốc
- Dược phẩm
- Chế độ ăn uống

- Quy trình chăm sóc da của bạn
- Stress
- Phơi nắng ko bảo vệ/quá lâu
- Ô nhiễm
- Khí hậu
ĐIỀU GÌ TẠO RA LOẠI DA MÀ BẠN KO MUỐN
Ko có gì khó để có thể nhận ra rằng hút thuốc, ánh nắng mặt trời, chế độ ăn uống,
và di truyền có thể ảnh hưởng tiêu cực và nguy hiểm đến làn da của bạn như thế
nào. Điều mà bao nhiêu người ko nhận ra đó là các sản phẩm họ dùng có thể làm
tình trạng tồi tệ hơn hay thậm chí lại tạo ra chính loại da mà họ đang cố xử lý. Mặt
khác, những gì bạn thoa lên da có thể tạo ra loại da bạn ko muốn, hoặc càng làm
tăng thêm tình trạng xấu của da mà bạn ko thích tí nào.
Ví dụ, nhiều sản phẩm chữa mụn trứng cá có chứa hàm lượng cao cồn hoặc các
thành phần gây dị ứng khác (peppermint, menthol, citrus), những thành phần này
gây khô và dị ứng cho da bạn, kích thích làm tăng quá trình sản sinh dầu nhiều
hơn, mụn lại nhiều hơn!
Bạn sẽ ko bao giờ biết được loại da thực sự của bạn là gì nếu bạn sử dụng những
sản phẩm có chứa các thành phần gây ra chính vấn đề mà bạn ko muốn. Ví dụ
khác: Nếu bạn đang dùng sản phẩm có chứa chất kích thích, thì bạn có thể tạo ra da


khô lẫn da dầu (hãy nghĩ da phía trên thì khô, phía dưới thì dầu). Thay vào đó, nếu
bạn dùng các sản phẩm quá ẩm hoặc có kết cấu quá dày cùng với một loại sữa rửa
mặt gây khô da thì bạn có thể làm tắc lỗ chân lông, làm các tế bào da ko thể bong
ra được (điều này làm da bạn bị tối màu), và làm da bạn bị dầu ở một số vùng
(nghĩa là da hỗn hợp). Nếu bạn tẩy da chết quá nhiều, bạn có thể phá vỡ lớp màng
chắn (bề mặt), gây cho làn da có nhiều nếp nhăn và khô.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC LOẠI DA CỦA BẠN
Một khi bạn đã loại trừ được các yếu tố thuộc tầm kiểm soát (ánh nắng mặt trời,
hút thuốc) ảnh hưởng đến loại da bạn và loại bỏ các sản phẩm có vấn đề trong quy

trình chăm sóc da của mình, thì bạn sẽ có thể xác định loại da rõ hơn.
Trước khi soi gương và quan sát kỹ thì tốt nhất là hãy rửa mặt bằng một loại sữa
rửa mặt dịu nhẹ, thoa một loại toner dịu nhẹ ưu việt (chứa thành phần chống oxy
hóa và phục hồi da), và thoa một loại kem dưỡng ẩm phù hợp cho da bạn (gel hoặc
liquid cho da dầu, lotion lỏng nhẹ hoặc serum cho da thường, một loại ẩm hơn cho
da khô). Sau đó hãy đợi 2 tiếng để xem da bạn trông như thế nào khi ko thêm các
sản phẩm nào khác hoặc makeup.
Bảng dưới đây là hướng dẫn chung, tùy vào loại da mà nó sẽ biến đổi thế nào.
Mình đánh số và dịch bảng ở đây nhé!
Skin Behavior: biểu hiện của da
1. Một số vùng dầu và một số vùng khô; cũng có thể nhạy cảm
2. Hầu hết các vùng đều khô, tróc vảy, xỉn, hay có cảm giác căng; cũng có thể nhạy
cảm
3. Đỏ, có hoặc ko có các vết sưng (ko phải mụn)
4. Mụn nhẹ tới trung bình, đôi khi xung quanh chu kỳ hoocmon; cũng có thể nhạy
cảm
5. Vết nhăn thấy rõ xung quanh mắt, miệng và/ hoặc má; cũng có thể nhạy cảm
6. Một số nếp nhăn mờ và/ hoặc da ko đều màu; cũng có thể nhạy cảm
7. Một số vùng đỏ, khô, tróc vảy thấy sưng lên, rát, hoặc ngứa
8. Bốn tiếng sau khi rửa mặt, da đổ quá nhiều dầu; cũng có thể nhạy cảm
9. Ko có dấu hiệu dầu hay khô; cũng có thể nhạy cảm
11. CHỌN SẢN PHẨM PHÙ HỢP CHO LOẠI DA

Khi bạn đã biết chính xác da mình thuộc loại da gì, thì việc quyết định chọn sản
phẩm nào vào quy trình chăm sóc da của bạn sẽ dễ dàng hơn. Tất cả các loại da
đều có thể dùng được những sản phẩm cơ bản (sữa rửa mặt, toner, tẩy da chết, kem


chống nắng, kem dưỡng ẩm) nhưng kết cấu của những sản phẩm này sẽ khác nhau
tùy vào loại da của bạn. Tuy nhiên, bất kể da bạn thuộc loại gì thì tất cả các sản

phẩm đều cần phải dịu nhẹ và chứa cùng những thành phần có lợi như: chất chống
oxy hóa, chất phục hồi da, skin-identical, skin-communicating, ko chứa chất gây dị
ứng, tẩy tế bào chết axit salicylic (AHA) hay axit alpha hydroxy(BHA), v.v...Chi
tiết như sau:
- Nếu bạn có da từ thường tới dầu thì các sản phẩm chăm sóc da bạn dùng nên
chứa tối thiểu hoặc ko chứa chất làm mềm, chất làm đặc, cả 2 đều nên ở dạng
liquid hoặc gel base hoặc gel giống kiểu serum.
- Nếu bạn có da thường tới khô thì cơ bản các sản phẩm của bạn nên ẩm nhẹ và kết
cấu ở dạng lotion, dạng kem lỏng nhẹ, hoặc serum.
- Nếu bạn có da hỗn hợp (chỗ dầu, chỗ khô) thì bạn phải trộn lẫn và kết hợp các
sản phẩm, sử dụng các sản phẩm đó cho từng vùng phù hợp, bởi vì một sản phẩm
riêng lẻ ko thể hoạt động hiệu quả cho da bạn. Qua thời gian, nếu sử dụng những
sản phẩm chăm sóc da đúng đắn thì hoàn toàn có thể triệt được làn da hỗn hợp, làm
đơn giản đi quy trình của bạn.
- Nếu bạn có làn da khô thì hãy sử dụng những sản phẩm chứa nhiều chất làm mềm
hơn, nhiều kem hơn, hoặc có chất giống như balm.
Điều chính cần ghi nhớ đó là tất cả các loại da đều đạt hiệu quả từ những sản phẩm
dịu nhẹ và những thành phần cần thiết như nhau; sự khác nhau duy nhất là kết cấu
của sản phẩm. Dưới đây là bảng đối chiếu loại da và kết cấu sản phẩm nên dùng.
12. MẸO NẤU DẦU DỪA NHANH

Thấy nhiều bạn còn chưa biết mẹo này nên hôm nay mình share cả nhà biết nha!
Nấu dầu dừa cực dễ! Biểu tượng cảm xúc smile
Sau khi đã chọn mua dừa già ( càng già càng tốt, sẽ cho nhiều dầu và thơm hơn),
yêu cầu họ xay và vắt luôn. Ở chợ mình có dịch vụ này, các bạn thử lòng vòng
trong chợ hỏi xem nhé! Vì khi đầu mình mua họ cũng ko nói về nhà vắt trợn mắt.
Mấy lần sau họ nói mới biết, họ có máy ép, sẽ cho nhiều nước hơn mình vắt. Sau
đó thì trả tiền và xách bịch nước về.
Về nhà treo bịch nước đó lên, khoảng một lúc sau sẽ thấy phần nước bên trong
bịch tách ra làm hai lớp (Giống hình nhưng chúng ta nhớ đựng vào túi nhé). Lớp

nước trong ở phía dưới và lớp nước màu trắng ở bên trên. DÙNG KÉO CẮT ĐÍT
TÚI CHO LỚP NƯỚC Ở PHÍA DƯỚI CHẢY HẾT, giữ lại lớp nước trắng bên
trên thôi. Khi đầu mình ko biết để cả vậy nấu, lâu ơi là lâu mới cạn mà cũng chẳng
cho nhiều dầu hơn.


Đổ phần nước này vào chảo chống dính và đun. Đun bằng chảo vì nó miệng rộng
giúp thoát hơi tốt, nước dừa sẽ nhanh cạn, hơn nữa chảo chống dính sẽ hạn chế bén
nồi khi cạn.
Ban đầu chúng ta nấu to lửa cho nhanh, khi đã bắt đầu nổi váng dầu thì đun nhỏ
lửa và thường xuyên đảo cho tới khi cơm dừa có màu cánh gián thì tắt bếp đổ vào
rây lọc lấy dầu dừa. Các bạn lưu ý để dầu lọc tự nhiên, ko được ép cho nó ra nhiều
nhé, dầu sẽ bị đục nhìn mất thẩm mỹ. Cho vào hũ dùng dần. Xong! Quá đơn giản
phải ko?
Mình mua 1 ký dừa nạo đun được 200ml dầu dừa, thơm phức và trong veo Biểu
tượng cảm xúc smile Chúc các bạn nấu dầu dừa vui vẻ nhé!

13. BẠN PHẢI DÙNG KEM CHỐNG NẮNG 365 NGÀY TRONG NĂM

Khi nói đến việc bảo vệ làn da trước ánh nắng, những gì bạn ko biết và có thể là ko
thực hiện sẽ tạo ra vết nhăn, chảy sệ, da ko đều màu, da xỉn và thậm chí là tiềm ẩn
khả năng ung thư da trong khi nhiều phụ nữ vẫn đòi đi mua cho bằng được kem
hoặc serum chống nhăn loại mới nhất, tất cả đều vô nghĩa nếu bạn ko sử dụng kem
chống nắng hàng ngày (kể cả mùa đông, ngay cả khi bên ngoài ko có nắng). Cho
dù bạn có bị bắt nắng hay ko thì các tia gây hại trong ánh nắng sẽ bắt đầu tác động
xấu ngay khi làn da bạn tiếp xúc với ánh nắng.
Nếu bạn ở lâu dưới ánh nắng, ngay cả chỉ một vài phút mỗi ngày, gồm cả việc bạn
đi bộ ra chỗ đậu xe hơi hay xe buýt, hay ngồi cạnh cửa sổ vào ban ngày (các tia
UVA có hại trong ánh nắng có thể xuyên qua cửa kính), bất kể là mùa nào, ngày
nào trong năm cũng vậy, sự lão hóa nhanh chóng mà nó gây ra có thể nhận thấy

ngay khi bạn mới 20 tuổi thôi.
Ngoài vô số những nghiên cứu khoa học có giá trị đã chứng minh ánh nắng mặt
trời có hại như thế nào với làn da thì bạn cũng có thể tự kiểm nghiệm bằng cách so
sánh làn da ở những vùng của cơ thể mà ít khi tiếp xúc với ánh nắng với làn da trên
những vùng cơ thể bị ra nắng hàng ngày. Nếu bạn trên 40 tuổi hoặc thậm chí trẻ
hơn và bạn thường xuyên bị rám nắng, thì bạn sẽ nhận thấy rằng những vùng bị ra
nắng ít nhất (như lưng, vùng dưới cánh tay, ngực, mông, bắp đùi) sẽ ko có hiện
tượng da khô hay da dầy, ko thấy có đốm nâu, ko có vết nhăn hoặc bất kỳ dấu hiệu
lão hóa nào trong khi đó những vùng da bị phơi thường xuyên dưới nắng ko được
bảo vệ thì trông "già hơn", và gặp nhiều vấn đề về da hơn làn da được bảo vệ. Hiện
tại bạn có thể chưa nhìn thấy tác hại và bạn có thể vẫn thích rám nắng, cả việc đi


trong nắng lẫn việc tắm nắng, nhưng tác hại sau này sẽ thấy đó là làn da bị lão hóa
trước tuổi.
KEM CHỐNG NẮNG (KCN) CÓ THÀNH PHẦN ĐẢM BẢO LÀ NHƯ THẾ
NÀO?
Hội đồng y học trên thế giới khuyến cáo sử dụng KCN có chỉ số bảo vệ (SPF) tối
thiểu là 15, nhưng rõ ràng là chỉ số cao hơn thì tốt hơn bởi vì hầu hết chúng ta đều
thoa ko đủ. Chỉ số SPF chỉ là một thước đo độ bảo vệ khỏi các tia nắng - được biết
như tia bức xạ UVB. Tuy nhiên sẽ khá là nguy hiểm cho da khi ko bảo vệ khỏi tia
UVA (các tia UVA là tác nhân gây lão hóa, giống như UVB, làm tăng khả năng
mắc ung thư). Đáng tiếc là có nhiều KCN ko chứa các thành phần bảo vệ khỏi tia
UVA nhằm chống lại toàn bộ tia phổ quang của nó.
Hệ thống đánh giá và các thành phần cần thiết trong sản phẩm bảo vệ tránh tia
UVB được tạo ra khá ổn và tương đối phổ biến trên nhiều quốc gia. Đối với việc
bảo vệ trước tia UVA, các thành phần sau đây được chấp nhận trên toàn thế giới,
và chúng phải là những thành phần hoạt tính được liệt kê như sau: zinc oxide,
titanium dioxide, avobenzone (đôi khi lại liệt kê là Parsol 1789 hay butyl
methoxydiben - zoylmethane), Mexoryl SX (ecamsule), hoặc Tinosorb (Tinosorb

chỉ có trong các sản phẩm được bán bên ngoài nước Mỹ). Những thành phần bảo
vệ khỏi tia UVA này nhìn chung đã được quốc tế chấp thuận, nhưng nếu một trong
số chúng ko được liệt kê ở trên thì KCN đó sẽ ko được tính - KCN ko đủ các chất
được liệt kê theo quy định trên hoặc nó chứa những thành phần "khác". Để chúng
tôi nhắc lại một lần nữa: Nếu nó ko nằm trong số những liệt kê trên, rồi bạn lại
thoa ko đủ lượng kem nhằm bảo vệ khỏi tia UVA thì điều đó sẽ là nguy hiểm cho
làn da bạn.
Bạn phải thoa kem chống nắng tẹt ga Biểu tượng cảm xúc smile Nghĩa là dùng kem
chống nắng loại đắt tiền có thể nguy hiểm nếu loại đó ko thấy khuyến khích bạn
thoa cho hào phóng vào. Trong việc chăm sóc da, ko có một sản phẩm nào quan
trọng hơn KCN.
Lời Cuối: Ko có gì được gọi là "tắm nắng an toàn" hay chỉ là "cho da có thêm tí
màu" dù là đi trong nắng hay nằm tắm nắng. Trên thực tế, nằm tắm nắng nguy
hiểm hơn việc chỉ đi dưới nắng. Bất kỳ một sự thay đổi màu da do nắng hay do tắm
nắng nào đều có nghĩa là làn da của bạn đang bị hư tổn nghiêm trọng, và tất cả các
sản phẩm ngừa lão hóa trên thế giới đều ko thể chữa trị được dạng hư tổn như vậy.
Điểm Mấu Chốt: Hãy thông minh về việc phơi làn da của bạn trong nắng và sử
dụng một loại KCN có thành phần đảm bảo là điều quan trọng nhất trong quy trình


chăm sóc da của bạn, đặc biệt nếu mục đích của bạn là phòng tránh và giảm thiểu
nếp nhăn cũng như những dấu hiệu lão hóa khác (Sources: Photodermatology,
Photoimmunology, and Photomedicine, December 2011, pages 318-324; and
Cancer Epidemiology, Biomarkers, and Prevention, March 2005, pages 562-566)
14. TRANH LUẬN VỀ ÁNH NẮNG VÀ VITAMIN D.

Vitamin D là chất dinh dưỡng cần thiết cơ thể tạo ra từ việc phơi trực tiếp dưới ánh
nắng hàng ngày. Nhưng, trước khi bạn dè xỉn với kem chống nắng rồi đi ra ngoài
để tắm nắng theo như hiểu biết của bạn, thì bạn cần phải biết phải trái thế nào về
việc thu nhận loại vitamin quan trọng này từ ánh nắng, so sánh giữa việc tắm nắng

thông minh và việc thu nhận nguồn cung cấp vitamin D.
Dưới đây là những sự thật về vitamin D:
- Bản thân cơ thể tự tạo ra Vitamin D chỉ duy nhất từ việc phơi nắng.
- Ko có đủ vitamin D tích trữ trong cơ thể là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng,
hiện tồn tại một lượng người thiếu vitamin đáng báo động, đặc biệt ở những vùng
mùa đông thiếu ánh nắng trên thế giới.
- Bình thường vitamin D bảo vệ cơ thể chúng ta theo một số cách thức, gồm có sự
khỏe mạnh của xương, vấn đề rối loạn miễn dịch, giảm sự xuất hiện của một số
loại ung thư, các nghiên cứu đang liên tục chỉ ra nhiều cách thức mà vitamin D bảo
vệ sức khỏe tổng thể của chúng ta.
- Có 2 loại vitamin D: ergocalciferol (thường được gọi là D2) và cholecalciferol
(vitamin D3). Cholecalciferol thường được nhắc đến như một loại vitamin D tự
nhiên bởi vì nó là loại vitamin mà cơ thể tạo ra khi tiếp xúc với ánh nắng.
- Các tia UVB trong nắng (cháy nắng là do các tia này) kích thích sự sản xuất
vitamin D, ko phải tia UVA.

15. BẠN CÓ THỂ NGĂN LÀN DA DẦU BẰNG CÁC SẢN PHẨM PHÙ HỢP

Trong khi bạn có thể hạn chế dầu trên da bằng cách thấm hút lượng dầu thừa trên
bề mặt da, thì hầu như ko thể nào làm da ngừng sản sinh dầu bằng việc sử dụng các
sản phẩm chăm sóc da.
Quá trình sản sinh dầu là do hoocmon trong cơ thể, chủ yếu là hoocmon nam gọi là
androgen, hoocmon này có cả ở nam và nữ. Hoocmon estrogen ở nữ cũng có vai
trò nhưng mức độ ít hơn.
Bạn ko thể ngăn sự sản sinh các hoocmon này bằng cách bôi mỹ phẩm. Tuy nhiên,
bạn có thể giảm lượng estrogen có trực tiếp trong lỗ chân lông vốn kích thích sản


sinh thêm dầu. Hóa ra rằng bản thân tuyến bã nhờn cũng tạo ra hoocmon adrogen,
hoocmon này có thể làm quá trình sản xuất dầu hoạt động mạnh hơn.

Điều có thể xảy ra đó là các dây thần kinh thụ cảm căng thẳng trong da phản ứng
với vấn đề sưng viêm và dị ứng tại vị trí lỗ chân lông nơi tuyến dầu hoạt động,
khiến các hoocmon androgen được giải phóng. Kết quả là? Dầu càng được sinh ra
nhiều hơn, làm lỗ chân lông càng bí và rộng ra. Ngừng sử dụng các sản phẩm chăm
sóc da có chứa thành phần gây dị ứng là điều cần thiết. Mặc dù việc này ko ảnh
hưởng gì đến quá trình sản xuất hoocmon trong cơ thể nhưng nó có thể cải thiện
đáng kể làn da dầu của bạn.
Việc làm hữu ích nữa là dùng sản phẩm có chứa các dạng vitamin A (còn gọi là
retinoids), như retinol hay retinol được kê đơn, nhằm cải thiện kích cỡ lỗ chân lông
giúp dầu chảy đều hơn từ đó ngăn được vấn đề tắc lỗ chân lông. Có một số nghiên
cứu chỉ ra rằng niacinamide trong các sản phẩm chăm sóc da cũng có thể cải thiện
được nhiều cho da dầu.
Việc khác bạn có thể làm để tránh tình trạng tệ hơn đó là ko sử dụng các sản phẩm
chứa những thành phần đặc, ẩm. Chúng chỉ khiến lượng nhờn tăng thêm cho da
bạn. Để giúp thấm hút dầu trên bề mặt da thì hãy sử dụng phấn, các sản phẩm kiềm
dầu (mattifiers), hoặc mặt nạ đất sét nhưng phải tránh mặt nạ chứa thành phần gây
dị ứng.
Source: Experimental Dermatology, Jun 2008, pages 543-551; and Clinical
Dermatology, September-Octobor 2004, pages 360-366

16. SULFATE KHÔNG CÓ HẠI NHƯ BẠN TƯỞNG

Rất nhiều người e ngại về sulfate trong các sản phẩm dưỡng da và chăm sóc tóc.
Trong khi thông tin sai lệch mới chính là vấn đề chứ không nằm ở sulfate. Một khi
các tổ chức và những công ty đã tạo ra tiếng xấu về vài thành phần mỹ phẩm, cho
nó được lưu truyền rộng rãi qua báo chí thì hầu hết những thành phần đó sẽ bị mọi
người tránh xa. Đó là chuyện xảy ra đối với những thành phần có hiệu quả tốt và
an toàn trong chăm sóc da và tóc như mineral oils, parabens, và giờ thì đến
sulfates. Chúng tôi biết rõ không thể xóa bỏ những tin đồn đó, nhưng vẫn muốn
trình bày sự thật đến độc giả.

Để đạt được sự đồng thuận quan điểm thì trước tiên hãy xét công ty Paula’s
Choice, công ty chúng tôi có sử dụng sulfate trong các sản phẩm làm sạch. Tuy


nhiên, chúng tôi cũng có sử dụng các chất thay thế trong một số sản phẩm. Khi
xem xét liệu chừng một sản phẩm làm sạch nào đó có sulfate hay ko thì các bạn
nên xét đến toàn bộ công thức chứ không phải chỉ nhìn vào sự hiện diện của mình
sulfate.
Sự thật là sulfate được sử dụng hầu hết trong các sản phẩm làm sạch, và bị mang
tiếng oan trong nghành công nghiệp mỹ phẩm, bao gồm các thành phần: Sodium
Lauryl Sulfate, Ammonium Lauryl Sulfate và Sodium Laureth Sulfate. Trong thực
tế, không hề có nghiên cứu nào nói rằng sulfate là thành phần gây lo ngại trong các
sản phẩm dưỡng da và chăm sóc tóc, ngoài việc gây kích ứng, `thực sự vẫn có
những công ty mỹ phẩm sử dụng các hoạt chất làm sạch thay thế sulfate, được
quảng cáo là “sulfate-free”. Vấn đề các hoạt chất làm sạch có gây kích ứng hay
không phải phụ thuộc vào nồng độ và các thành phần khác. Khi đánh giá một sản
phẩm làm sạch, chúng tôi tìm kiếm những công thức không có chất tẩy rửa mạnh
hoặc không gây kích ứng. Miễn là bạn làm theo những lời khuyên của chúng tôi
trong cuốn sách này thì bạn sẽ không cần phải lo lắng về sự tồn tại của sulfates
trong một sản phẩm nữa. Chúng tôi bảo đảm cho bạn dựa trên kiến thức khoa học
chứ ko phải là những cách thức nguời ta gây sợ hãi như bấy lâu.
Trong thực tế, không phải chất sulfate nào cũng giống chất sulfate nào, và có rất
nhiều loại sulfate an toàn, tốt cho cả da và tóc. Thêm nữa, các chất thay thế cho
sulfate có lớp màng chắn ẩm cũng có thể khiến da cực khô và dễ kích ứng khi lưu
trên da một thời gian dài, nhưng đó cũng không phải cách nó được sử dụng. Không
cần phải quảng cáo nhiều cho sản phẩm “sulfate-free” vì một thuật ngữ mới đã
được đông đảo người tiêu dùng công nhận “safety” (sự lành tính của sản phẩm).
Hầu như, việc lan truyền sự sợ hãi cho người tiêu dùng ở một số thành phần cụ thể
trên thường bắt nguồn từ chiêu marketing của các công ty, nhằm bán được những
sản phẩm mới. Những nghiên cứu được công bố sau đây đã nói lên nhiều hơn lợi

ích của sulfate đối với làn da bạn, chưa kể đến việc bạn đã nắm được sự thật rồi
biết nó ko phải là những lời bịa đặt nữa thì đã có thể hoàn toàn yên tâm.(Nguồn
tham khảo: International Journal of Toxicology, 7/2010, trang 151S-161S và
12/1999, trang 378-382; Journal of Cosmetic Science, 3/2009, trang 143-151;
Journal of the American Academy Dermatology, 1/2005, trang 125-132; Contact
Dermatitis, 1/2003, trang 26-32; International Journal of Cosmetic Science,
1/1999, trang 371-382; Food and Drug Administration, fda.gov; American Cancer
Society, cancer.org; Environmental Protection Agency, epa.gov; và Health Canada,
/>Translated by Hanh Hong Truong; Lê Dinh


17. SILICON TRONG CÁC SẢN PHẨM CHĂM SÓC DA

Silicon là nhóm thành phần hấp dẫn, phổ biến được sử dụng trong các sản phẩm
chăm sóc da và tóc. Nhiều dòng sản phẩm, có cả Paula's Choice, sử dụng silicon
(như dimethicone, cyclohexasiloxane và cyclopentasiloxane trong số hàng tá
những thành phần khác) bởi chúng là nhóm thành phần sáng giá, có kết cấu nhẹ,
siêu mượt cùng với khả năng bảo vệ và làm lành da. Silicon còn khá tốt về khả
năng dưỡng ẩm và tạo sự mịn màng nữa. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi cảm nhận
làn da của mình mềm mượt tới mức nào sau khi thoa sản phẩm chăm sóc da nào đó
có chứa silicon. Với tóc cũng vậy, cũng sẽ mượt mà sau khi sử dụng sản phẩm có
chứa silicon.
Các tuyên bố rằng silicon ở bất kỳ dạng nào cũng gây ra mụn hoặc làm nó nặng
hơn hay là làm bí da thì đều hoàn toàn ko đúng; sự thật thì ngược lại như vậy.
Silicon được các bác sĩ sử dụng rộng rãi để làm lành vết thương và những vết bỏng
bởi khả năng giữ ẩm siêu việt của chúng khi lưu trên da mà ko hề làm bí da trong
khi nó lại có thể bảo vệ da khỏi nhiễm trùng và tổn thương khác. Cũng có khá
nhiều nghiên cứu cho biết silicon còn có khả năng làm lành một số loại sẹo. Thật
đáng tiếc là một số công ty đã dùng cách là làm cho mọi người sợ rồi tránh thành
phần silicon trong các sản phẩm chăm sóc da, bất chấp những gì mà nghiên cứu đã

làm sáng tỏ. Dĩ nhiên là các công ty này muốn bạn tin rằng sản phẩm của họ mới là
tốt, còn của công ty khác thì có hại. Xin nói lại, Paula's Choice là công ty duy nhất
sẵn sàng cho biết có nhiều sản phẩm tốt từ nhiều hãng, tùy thuộc vào công thức tạo
thành và dựa trên nghiên cứu về thành phần đã được công bố.
(Source: Surgical Dressing, emedicine.com, May
9,2011, Journal of
Burn Care and Research, January 2012, pages 17-20; and Burns, February 2009,
pages 70-74).

18. CÁC THÀNH PHẦN GÂY DỊ ỨNG PHỔ BIẾN CẦN TRÁNH

Các thành phần phổ biến được quan tâm nhiều nhất khi chúng đứng ở đầu list
thành phần của một sản phẩm nào đó như alcohol, thường được ghi là sd alcohol,
alcohol denatured (rượu biến chất) hay isopropyl alcohol. (Lưu ý: Các thành phần
như cetyl alcohol, mặc dù cũng có tên alcohol lại là chất làm mềm và ko gây vấn
đề gì cho da.) Những thành phần gây dị ứng khác bao gồm peppermint, menthol,
eucalyptus, fragrances (hương liệu nếu kể ra thì có khá nhiều loại), citruses,
lavender, và các sản phẩm làm sạch gây khô quá mức như sodium lauryl sulfate.


(Lưu ý: sodium laureth sulfate thì lại ok)
(Sources: Inflamation Reseach, Skin Pharmacology and Physiology, Journal of
Investing Dermatology, Journal of Cosmetic Dermatology, Merchanism of Ageing
and Development, British Journal of Dermatology)

19. GIẢI PHÁP MỤC TIÊU CHO DA KHÔ

Tăng cường độ ẩm?
Nghe có vẻ hợp lí khi cho rằng đối lập với làn da xù xì, dễ bong tróc, có cảm giác
khô căng sẽ là làn da "ẩm", mịn màng, mềm mại, nhưng không đúng như vậy.

Thực tế, thừa nước có thể là vấn đề nghiêm trọng vì nó cản trở hàng rào bảo vệ của
da, phá vỡ những chất giữ cho tế bào da gắn kết với nhau. Khi những chất này
được cung cấp đầy đủ, chúng giữ cho lớp ngoài cùng của da được nguyên vẹn,
mềm mại, mịn màng và đủ ẩm. Còn khi những chất này bị hao hụt dần, da sẽ bắt
đầu khô, và mặc dù bao nhiêu độ ẩm bạn cung cấp cho da hoặc bao nhiêu nước bạn
uống, thì cũng sẽ ko bao giờ đủ để da hết khô cả.
Nói về độ ẩm của một làn da khỏe mạnh thì trên bề mặt da đó nước chỉ chiếm 10
tới 30%, trong khi các lớp bên trong da, nước chiếm khoảng 75%. Đáng tiếc là
những lớp bên trong da không thể cung cấp nước hiệu quả cho lớp bên ngoài, đó là
lí do uống thật nhiều nước cũng không hề cải thiện da khô. Bạn có thể uống bao
nhiêu nước tùy thích, nhưng nếu da bạn thiên khô hoặc nếu sống trong môi trường
khô hanh và hiện tại lại không sử dụng những sản phẩm có công thức tốt để thay
thế những dưỡng chất mà da bạn đang thiếu thì bạn sẽ vẫn phải vật lộn với da khô.
Nước từ bên ngoài cũng không thể làm da bạn trở nên ướt át được. Bạn có thể
ngâm trong bồn tắm hàng giờ, nhưng điều đó hoàn toàn không có bất cứ tác dụng
dưỡng ẩm nào. Ngược lại, ngâm da vào trong nước còn có thể gây khô da hoặc làm
làm tình trạng da khô tồi tệ hơn vì những chất có lợi trong da sẽ suy yếu đi khi bị
ngâm trong nước, kể cả chỉ ngâm một lúc thôi.
Người ta nghĩ điều đang diễn ra trong một làn da khô đó là các chất giữ cho da
được vẹn nguyên (Nói một cách chính xác thì đó là chất kết dính các tế bào da)
đang trở nên hao hụt dần rồi cùng với đó là môi trường khô hanh và/hoặc sử dụng
các sản phẩm làm da khô, thô ráp thì da bạn sẽ bị khô. Như đã đề cập, không
những chỉ là da không đủ nước, mà còn là da không đủ khả năng để giữ lại lượng
nước phù hợp vì thiếu những chất tự nhiên để làm điều này.
Hãy nghĩ như thế này: Trẻ em hiếm khi bị khô da trừ khi chúng có làn da rối loạn


đặc biệt. Làn da non nớt của chúng có chứa dồi dào các chất giữ da được nguyên
vẹn, cho phép da giữ được lượng nước cân bằng, đây là điều cần thiết để da trông
luôn ẩm, phúng phính và khỏe mạnh.

Có những yếu tố gen, sự thay đổi hocmoc và các vấn đề sức khỏe
có thể làm suy yếu và phá vỡ các lớp bên ngoài của da người lớn, nhưng sự phá
hủy của ánh nắng mặt trời mới là thủ phạm lớn nhất gây ra từ bên ngoài. Những
sản phẩm chúng ta sử dụng hoặc cách chúng ta đối xử với da cũng gần như là
nguyên nhân thứ hai. Khi chúng ta sử dụng sản phẩm chăm sóc da chứa đầy những
thành phần gây khô, dị ứng da, thì sẽ phá hủy lớp ngoài cùng cũng như làm giảm
các chất bảo vệ da. Trong số nhiều vấn đề da khác thì dùng chúng thường xuyên sẽ
dẫn đến khô da.
Nguyên nhân nữa là ở lâu trong môi trường khô - ko khí khô từ hệ thống sưởi hay
điều hòa tại nhà, tại văn phòng - thì hầu như ko thể nào giữ được nước trong các
lớp da bên ngoài đã bị suy yếu sẵn của chúng ta.
Tóm lại, da chúng ta bị mất dần các chất quan trọng, làm lượng nước mất đi là điều
ko thể tránh được, điều này sẽ khiến da khô đi. Việc làm chính nhằm hạn chế tối
thiểu hoặc tránh được da khô đó là ngăn ko cho các chất thiết yếu bị phá vỡ hoặc bị
thay thế, cùng với đó là phục hồi lại chúng. Để làm được điều này bạn phải thực
hiện quy trình chăm sóc da hiệu quả bao gồm những sản phẩm chuyên biệt cho da
khô cùng với các thành phần phục hồi lại các lớp bề mặt da.
(Sources: Journal of Investigative Dermatology, 2003, pages 275-284, and
Textbook of Aging Skin, 2010, Dr Howard Maibach et al, publisher Springer
Verlag)
Giúp da bạn tránh bị khô với các bước thiết yếu sau:
• Nếu có thể hãy thêm máy điều ẩm trong nhà, phòng ngủ, hoặc nơi làm việc của
bạn. Cách khác để tăng độ ẩm trong không khí đó là hãy đổ đầy nước nóng hoặc
ấm vào bồn tắm và để yên như vậy. Vào mùa đông bạn mà làm thế này thì sẽ làm
ko khí đủ độ ẩm cần thiết. Rồi bạn sẽ ngạc nhiên về lợi ích mà nó mang lại cho làn
da bạn đấy.
• Dùng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ từ đầu đến chân. Các sản phẩm gây thô ráp,
khô da và các loại bánh xà phòng sẽ tạo ra làn da khô hoặc làm tình trạng tồi tệ
hơn.
• Tránh ngâm da trong nước trong nhiều giờ. Gồm cả việc tắm lâu.

• Vào buổi tối, hãy dùng một sản phẩm tẩy da chết hiệu quả như AHA hoặc BHA
cho da. Các tế bào chết dày đặc, chồng chất trên da, có thể là kết quả của quá trình


tổn hại do ánh nắng mặt trời, do di truyền, hoặc các yếu tố khác. Nó không chỉ
khiến da khô, sần sùi mà còn ngăn cản các chất dưỡng ẩm thẩm thấu hoàn toàn vào
da, ngay cả khi bạn không thấy các tế bào chết ấy rõ. Hãy nhẹ nhàng tẩy đi các lớp
da này và sau đó thoa một loại kem dưỡng ẩm có công thức tốt sẽ giúp da của bạn
thay đổi qua đêm.
•Vào mỗi buổi sáng, cho dù bạn nghĩ có cần thiết hay không, hãy thoa kem dưỡng
ẩm giúp làm mềm da có SPF 15 hoặc cao hơn, SPF cao hơn thì càng tốt, có chứa ít
nhất một trong số các thành phần chống tia UVA hiệu quả được liệt kê dưới đây:
Avobenzone (còn gọi là butyl methoxydibenzoylmethane hoặc Parsol 1789),
Tinosorb, Mexoryl SX (Ecamsule), Titanium Dioxide, hoặc Zinc Oxide. Và loại
kem đó cũng nên bao gồm thành phần dưỡng ẩm có lợi như trong kem dưỡng ban
đên của bạn. ( Hãy nhớ, sự khác biệt duy nhất giữa kem dưỡng ẩm ngày và đêm là
kem ngày thì nên có chất chống nắng)
• Vào buổi tối, một loại kem dưỡng ẩm làm mềm da được làm từ dầu thực vật, từ
những thành phần tái tạo da, chống oxy hóa, hoặc thành phần trẻ hóa da sẽ khôi
phục lại làn da cho bạn, lấy lại các chất đã mất cho da từ đó giữ cho da được ẩm
mượt.
• Đối với da quá khô, hãy thoa một lớp dầu olive hoặc các loại dầu thực vật khác
như dầu hoa rum, hạnh nhân hay dầu hạt cải lên trên lớp dưỡng ẩm buổi tối của
bạn như một liệu pháp bổ sung vậy. Một lưu ý nhỏ là các loại dầu như dầu argan,
dầu đà điểu hay bất kì loại dầu thực vật nào khác được chào hàng như một loại
thần dược cho da khô chẳng khác gì một chiêu tiếp thị ngớ ngẩn cả. Bạn có thể tiết
kiệm tiền bằng cách ko chạy theo những thành phần nhất thời đó. Đồng thời tránh
những thành phần gây kích ứng cho da, gồm các loại dầu thực vật có hương thơm
như lavender, citrus (cam quýt), sandalwood (đàn hương), bergamot*...bởi vì mùi
hương của chúng gây kích ứng da và làm tổn hại đến sự khỏe mạnh của da.

*Bergamot: chanh quả to, vỏ sần sùi.

20. KHI NÀO THÌ TÔI NÊN BẮT ĐẦU SỬ DỤNG CÁC SẢN PHẨM

CHỐNG LÃO HÓA ?
Như Paula thường nói, "Từ lúc sinh ra!" Ý của cô ấy là ko có độ tuổi lý tưởng nào
để bạn bắt đầu sử dụng các sản phẩm chống lão hóa, cũng tương tự như ko có độ
tuổi cụ thể nào cho việc bắt đầu ăn những đồ ăn có lợi và bổ dưỡng vậy.
Hãy nhớ rằng - tuổi tác ko phải là loại da nhé! Làn da bạn cần các thành phần
chống lão hóa trong suốt cuộc đời và đa phần từ lúc sinh ra nó đã cần các sản phẩm
chống nắng; đợi đến khi thấy da có nếp nhăn hay những dấu hiệu của tổn hại do


ánh nắng, tuổi tác thì rõ ràng là chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Vậy nên, dù độ tuổi của
bạn là 20 hay 50 thì cũng ko bao giờ là quá sớm để bắt đầu sử dụng các sản phẩm
chống lão hóa. Và là sai 100% nếu bạn nghĩ bạn bắt đầu "quá sớm" thì các sản
phẩm chống lão hóa đó sẽ ko có hiệu quả như khi thấy dấu hiệu lão hóa bạn mới
dùng.
Theo lý tưởng thì chống lão hóa tức là cung cấp cho làn da ở bất kỳ độ tuổi nào
nhiều hơn những gì nó cần để phục hồi những hư tổn trước đây, sản sinh collagen
khỏe mạnh, và thực hiện đúng chức năng của nó từ đó làn da sẽ trở nên khỏe mạnh
và trẻ trung hơn.
NÓI TÓM LẠI:
Hãy suy nghĩ về việc chống lão hóa trong chăm sóc da giống như một chế độ ăn
uống có lợi: khi bạn là một đứa bé, những gì là tốt cho bạn khi ấy thì nó cũng sẽ tốt
trong suốt cuộc đời bạn. Chứ đợi cho đến khi bạn ốm yếu rồi mới bắt đầu ăn những
thức ăn có lợi cho sức khỏe thì thật chẳng hợp lý tí nào. Và cũng thật vô nghĩa khi
thấy dấu hiệu lão hóa rồi mới sử dụng những sản phẩm chống lão hóa. Bạn ko thể
bắt đầu muộn hơn đâu, và sử dụng nó sớm ko có nghĩa là nó sẽ ko có hiệu quả như
khi thấy dấu hiệu lão hóa rồi mới dùng.


21. GIẢI PHÁP MỤC TIÊU CHO DA MỤN

XÓA ĐI NỖI KHÓ CHỊU VỀ MỤN
Mụn về bản chất là dạng rối loạn viêm nhiễm do tác động qua lại của hàng loạt
những vấn đề về sinh lý gây ra, kết quả là mụn mọc lên. Hiểu được làm thế nào để
ngăn chuỗi sự việc này xảy ra, cùng với đó là giảm sưng viêm, sẽ cho phép bạn bắt
đầu tạo ra được một quy trình dưỡng da thành công.
Năm yếu tố chính (và một yếu tố còn mang tính lý thuyết hiện đang được nghiên
cứu) khiến mụn hình thành là:
1. Đầu tiên và trên hết là tuyến bã nhờn sản sinh quá nhiều dầu mà khởi phát là từ
hoocmon androgen (tuyến dầu là một một vị trí khởi hoạt của hoocmon androgen).
2. Việc thải tế bào chết ko đều đặn hoặc quá nhiều, cả trên bề mặt da và cả trong lỗ
chân lông.


3. Sự hình thành một loại vi khuẩn đặc biệt trong lỗ chân lông có tên
Propionibacterium acnes.
4. Dị ứng từ các yếu tố khác (gồm cả các sản phẩm chăm sóc da) trực tiếp kích
thích sản sinh dầu tại tuyến dầu và tăng thêm tình trạng sưng viêm.
5. Phản ứng nhạy cảm với mỹ phẩm, những thức ăn đặc biệt, hoặc những dược
phẩm làm tình trạng viêm nặng hơn.
6. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bã nhờn thực sự do tuyến dầu tạo ra theo một
cách nào đó thì nó cũng là nhược điểm vì nó gây ra sự nhầy nhụa. Sự nhầy nhụa
này cản trở dòng chảy của nó ra bên ngoài lỗ chân lông, gây nên tình trạng bí tắc.
Làm thế nào để tình trạng này được cải thiện chính xác thì chưa ai biết, mặc dù đã
có một số công ty bán các sản phẩm mà họ nói là sẽ thay đổi tình trạng này.
Về cơ bản, những điều trên mô tả một nốt mụn xuất hiện như thế nào: Mỗi nang
lông mọc lên từ một tuyến nhờn, tuyến này tiết ra một chất sáp chắc chắn, đầy dầu
gọi là bã nhờn. Đưỡng rãnh hay hệ thống bã tại chỗ lông mọc, người ta hay gọi là

lỗ chân lông, là cấu trúc mà tuyến dầu và nang lông chung nhau. Khi mọi thứ hoạt
động bình thường thì bã nhờn chảy ra khỏi lỗ chân lông một cách trơn tru và tan
trên da khi nào ko hay, giữ cho da được ẩm mượt và mịn màng, còn khi mọi việc
ko ổn, khi mà bã nhờn và các tế bào da chết tắc trong lỗ chân lông, vi khuẩn sẽ ùn
tới, gây ra tình trạng sưng viêm và đó là cách thức một nốt mụn bắt đầu hình thành.
Bây giờ thì bạn đã biết nguyên nhân của vấn đề, tất cả các câu hỏi quan trọng là:
Bạn có thể làm gì để kiểm soát những triệu chứng này? Bạn có thể làm giảm lượng
dầu sinh ra? Bạn có thể ngăn được các tế bào da hình thành làm bít lỗ chân lông?
Bạn làm thế nào để ngăn chặn hay tiêu diệt vi khuẩn gây sưng đỏ? Bạn có thể giúp
da tạo ra bã nhờn khỏe mạnh? Tùy thuộc vào tình trạng mụn bạn nặng thế nào, thì
câu trả lời vẫn là có, với tất cả những vấn đề nêu trên - bạn đều có thể làm được.
22. GIẢI PHÁP MỤC TIÊU NHẰM XÓA MỤN

Rửa mặt: Hãy sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, tan được trong nước. Một trong những
sai lầm phổ biến nhất trong lĩnh vực chăm sóc da đó là suy nghĩ một sản phẩm sẽ
có tác dụng khi cho ta cảm giác mát lạnh và ngứa châm chích, điều này ko đúng
với sự thật. Thực sự thì cảm giác đó nghĩa là làn da của bạn đang bị kích ứng, và
các sản phẩm tạo ra cảm giác ngứa ngáy đó có thể làm tổn thương quá trình lành
bệnh của da, làm tình trạng sẹo nặng thêm, làm sản sinh thừa lượng dầu trên da,
kích thích sự phát triển của vi khuẩn gây mụn. Sử dụng sữa rửa mặt có chứa các


thành phần gây tắc lỗ chân lông (như xà phòng bánh hay sữa rửa mặt dạng cục)
cũng có thể khiến tình trạng nặng hơn.
Tẩy da chết: Sử dụng sản phẩm BHA 1%-2% hoặc sản phẩm AHA 8%-10% để tẩy
da chết cho da. Đối với tất cả các dạng mụn, gồm cả mụn đầu đen, BHA thích hợp
hơn AHA vì BHA có chức năng tốt hơn trong việc ngắt được lượng dầu trong lỗ
chân lông, và thẩm thấu được đến tận lỗ chân lông là điều cần thiết trong việc tẩy
đi những lớp bẩn bên trong, BHA còn có đặc tính kháng viêm cần thiết để chữa
lành những nốt mụn sưng đỏ. Cái nữa là BHA có đặc tính kháng khuẩn nhằm hỗ

trợ tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.
Đối với những ai (gồm cả những người dị ứng với aspirin) ko thể dùng BHA thì
hãy chọn AHA. AHA có những hạn chế trong cuộc chiến chống lại mụn nhưng khi
kết hợp với sản phẩm có chứa benzoyl peroxide thì bạn cũng có thể đạt được kết
quả tốt vậy.
Chà xát tại chỗ, dùng một loại bàn chải rửa mặt quay tròn chạy bằng điện như
Clarisonic, hoặc sử dụng khăn rửa mặt cũng là những lựa chọn trong việc tẩy da
chết cơ học và cũng là để hỗ trợ thêm cho việc rửa mặt, đặc biệt nếu bạn đang
mang một lớp trang điểm dày. Đối với một số trường hợp thì điều này rất hữu ích
nhưng dù thế nào nó cũng ko thể thay thế cho loại tẩy da chết tại chỗ hiệu quả như
AHA hoặc BHA. Tẩy da chết bằng tay chỉ đạt hiệu quả trên chính bề mặt da, xét về
mụn thì việc này cũng cần thiết để thay đổi những gì đang diễn ra trực tiếp trong lỗ
chân lông.
Nếu bạn sử dụng sản phẩm tẩy da chết (dạng scrub), chổi rửa mặt, hay khăn mặt
thì đừng bao giờ làm quá nhiều vì bào mòn quá nhiều sẽ làm hỏng khả năng lành
bệnh của da và từ đây tình trạng da mụn của bạn sẽ càng nặng hơn. Hãy nhớ rằng,
ko thể nào tẩy mụn đi được.
Tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và làm giảm tình trạng sưng viêm:
Benzoyl peroxide được xem là sự lựa chọn ko cần theo đơn hiệu quả nhất đối với
các thành phần khử trùng hay kháng viêm tại chỗ nhằm chống lại mụn. Trong số
những thuộc tính của benzoyl perixode thì còn có thuộc tính thấm sâu vào nang
lông để tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, trong khi đó nó còn có thể làm giảm được sưng
viêm - là mấu chốt quan trọng.
Đối với việc khử trùng da thì ko có nhiều sự lựa chọn ngoài đơn bác sĩ. Sulfur là
một chất diệt khuẩn tốt nhưng cực kỳ khô và kích ứng và có thể làm tình trạng tồi
tệ hơn vì nó phá hỏng khả năng lành bệnh của da.


Một số ít nghiên cứu chỉ ra rằng dầu trà (tea trea oil) cũng là chất kháng khuẩn hiệu
quả nhưng lại ko có nghiên cứu nào cho thấy nó có thể thay thế hoàn toàn. Cuốn

Nhật Báo Y Khoa Úc (October 1990, pages 455-458) đã so sánh hiệu quả của 5%
dầu trà với hiệu quả của 5% benzoyl peroxide trong điều trị mụn. Kết quả là "cả
hai đều hiệu quả trong việc giảm được số chỗ sưng viêm trong suốt quá trình thử
nghiệm, nhưng khi so với dầu trà thì benzoyl peroxide lại có hiệu quả cao hơn hẳn.
Lượng dầu trên da giảm rõ rệt ở nhóm người sử dụng benzoyl peroxide so với
nhóm sử dụng dầu trà." Thật đáng tiếc, hầu hết các sản phẩm trên thị trường đều
chứa ít hơn 1% lượng dầu trà, chứ ko phải 5% cao như trong nghiên cứu, đây là
nghiên cứu duy nhất, và được công ty bán dầu trà tài trợ (còn gọi là tràm).
Đối với một số trường hợp, sử dụng chất diệt khuẩn tại chỗ cũng đã đủ để họ kiểm
soát mụn rồi, nhưng ko phải khi nào cũng được vậy. Sử dụng kháng khuẩn tại chỗ
kết hợp với tẩy da chết sẽ như một loại vũ khí lợi hại giúp bạn giành chiến thắng
trong cuộc chiến chống lại mụn. Đó là một trong những bước bạn sẽ phải trải qua
nếu muốn đạt được hiệu quả.
Thấm hút lượng dầu thừa: Khi bạn bắt đầu kiểm soát được dầu trên da mình, thì
bạn có lẽ vẫn sẽ cần sử dụng các sản phẩm thấm dầu, có thể là hàng tuần, hai tuần
một lần, hoặc thậm chí là hàng ngày. Việc này tùy ở chúng ta, nhưng nhiều người
có da dầu lại thấy nó hữu ích. Các cách thấm dầu bao gồm sử dụng giấy thấm dầu
suốt cả ngày, cũng như các sản phẩm điều trị mục tiêu khác nhằm thấm dầu thừa và
giữ cho gương mặt bạn tương đối sáng sủa. Cũng nên xem xét việc sử dụng mặt nạ
thấm dầu ko chứa thành phần gây kích ứng mỗi ngày một lần.
Các dạng vitamin A (retinoids) theo đơn: Bên cạnh việc tẩy da chết với BHA để cải
thiện kích cỡ lỗ chân lông như đã đề cập ở trên, thì các lựa chọn theo đơn cùng
thực hiện chức năng này bao gồm Retin-A (tretinoin), Differin (adapalene), và
Tazorac (tazarotene). Có bao la là nghiên cứu chỉ ra những thành phần này trị mụn
hiệu quả. Tùy thuộc sự chịu đựng thuốc của da bạn, bạn có thể sử dụng sản phẩm
retinoid theo toa ngày 2 lần. Bạn cũng có thể thử ngày 1 lần vào ban đêm, còn ban
ngày bạn sử dụng BHA hoặc AHA. Cách khác là bôi BHA hoặc AHA trước, sau đó
đến retinoid. Hãy nói cho bác sĩ của bạn biết tần suất sử dụng, sự phối kết hợp các
sản phẩm như thế nào là tốt nhất đối với da bạn.
Chú ý: Benzoyl peroxide phủ nhận hiệu qủa của hầu hết các dạng retinoids (như

Retin-A và Tazorac); vậy nên bạn ko thể sử dụng hai sản phẩm này cùng lúc. Để
đạt được lợi ích của cả 2, bạn có thể sử dụng benzoyl peroxide vào buổi sáng và
retinoid vào buổi tối. Ngoại lệ của quy tắc này là Differin (adapalene), chất này
vẫn ổn định và hiệu quả khi sử dụng cùng benzoyl peroxide.
Hãy nhờ chuyên viên spa nặn những nốt mụn cứng đầu hoặc bạn tự làm điều đó:


Bởi vì mụn có thể khó trị nên cần phải làm thường xuyên để lọai bỏ những nốt
mụn màu trắng sưng lên mà có thể nhìn bằng mắt thường. Bạn có thể tự làm được
dễ dàng, nhưng bạn phải tuân theo những chỉ dẫn được nêu bên dưới đây, từ đó bạn
mới ko kéo lê quá trình trị mụn hay làm tổn thương da bạn bởi sẹo thâm thì cũng
chẳng đẹp đẽ gì hơn mụn nhọt.
Chế độ ăn uống: Từ trước tới nay mối quan hệ của mụn với chế độ ăn uống đã
được bàn tới rồi lại quên đi mà cũng ít ai quan tâm xem nó có đúng hay ko. Trong
khi đó lời khuyên sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ hay socola dẫn đến mụn đều dựa
trên nghiên cứu, gồm cả 2 thử nghiệm được kiểm soát chặt chẽ trên quy mô lớn, đã
báo cáo rằng uống sữa bò làm mụn lan ra và nghiêm trọng. Những nghiên cứu khác
đã chứng minh mối liên kết rõ ràng giữa chế độ ăn uống có chỉ số glycemic cao
(đường và carbohydrate tinh chế) với sự tăng nguy cơ mụn. Tránh dùng sữa và các
loại đường đơn hoặc theo chế độ ăn uống có chỉ số glycemic (GI) thấp có thể làm
thay đổi lớn đối với một số người và có thể sẽ là sự thử nghiệm xứng đáng khi thấy
nó hiệu quả với bạn như thế nào.
Kháng sinh đường uống: Nếu tẩy da chết, retinoids và các chất kháng khuẩn tại
chỗ ko mang lại hiệu quả mong muốn thì hãy chọn kháng sinh uống do bác sĩ kê để
tiêu diệt vi khuẩn gây mụn cứng đầu. Nhiều nghiên cứu cho biết các loại kháng
sinh đường uống sử dụng kết hợp với tretinoin tại chỗ hay tẩy da chết tại chỗ đều
có thể kiểm soát hay giảm được nhiều vấn đề mụn.
Hiệu quả như kháng sinh uống cũng ko phải là phương thức điều trị đầu tiên,
chúng nên là phương sách gần như cuối cùng thì đúng hơn, bởi vì kháng sinh uống
có thể làm giảm tình trạng ốm đau kéo dài khó chịu. Bất chấp sự thật này, một số

bác sĩ da liễu lại có khuynh hướng lờ đi và đưa ra những ảnh hưởng tiêu cực của
kháng sinh uống và mô tả chúng ko khác gì kẹo đối với bệnh nhân của họ. Kháng
sinh uống là cái gì cũng được trừ kẹo. Chúng sẽ diệt cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn
có hại trong cơ thể, điều này có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe. Ảnh hưởng lo
lắng hơn đó là vi khuẩn gây mụn có thể miễn dịch với kháng sinh uống. Tuy nhiên,
có những kháng sinh uống liều thấp có vẻ duy trì được hiệu qủa lâu dài và ko có
nguy cơ gây kháng kháng sinh.
Cải thiện đặc tính dầu do tuyến nhờn tiết ra: Một số nhà nghiên cứu đang xem xét
lý thuyết đưa ra rằng cấu trúc của bã nhờn thực sự có thể gây nên mụn. Nếu các
axit béo và các thành phần khác của bã nhờn ko bình thường thì nó có thể trở nên
dày và nhầy nhụa, vì vậy việc làm thoáng lỗ chân lông sẽ khó khăn hơn. Bạn có thể
hình dung nếu thuyết này đúng thì sẽ dẫn tới tắc lỗ chân lông. Đây là lý do tại sao
một số người nghĩ phụ nữ có da khô chứ ko phải da dầu mà lại có mụn. Vấn đề ko


phải là quá trình sản sinh dầu tăng lên thì sẽ gây mụn mà là do đặc tính dầu dày,
nhầy nhụa khiến nó ko thể chảy bình thường lên bề mặt da.
Điều này nghe có vẻ hợp lý, nhưng nó vẫn chỉ là lý thuyết và ko ai xác định được
chính xác phần bã nhờn nào có thể hoạt động ko theo trật tự. Có một số nhà nghiên
cứu nghĩ các mức cholesterol tăng lên trong cơ thể có thể làm tăng tính lầy nhầy
của bã nhờn, dẫn đến tắc lỗ chân lông, nhưng thuyết này ko giải thích được tại sao
một số người có mức cholesterol bình thường lại có mụn, một số khác có
cholesterol cao lại ko bị mụn. Chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể giảm được
sưng viêm khắp cơ thể bạn, và với mụn nó cũng rất hữu ích. Về lý thuyết mà nói,
bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, thì hãy bôi tại chỗ axit niacinamide/nicotinic
có thể có tác dụng bởi vì nó có khả năng cải thiện lượng bã nhờn.
Khi tất cả đều vô tác dụng: Nếu mụn vẫn ko hết sau khi bạn đã thử tất cả các cách
trên, thì cần phải xem xét đến những cách trị mạnh hơn, như dùng chất ngăn
hoocmon hay thuốc tránh thai được tạo ra để giảm mụn, hay isotretinoin.
Isotretinoin đường uống là sự lựa chọn duy nhất có khả năng trị được mụn; tất cả

những phương pháp khác đều hiếm khi giảm hay kiểm soát được mụn. Hơn 50%
số người sử dụng loại vitamin A này trong vòng một chu trình đều ko bao giờ bị
mụn lại, và nó cũng chấm dứt được da dầu. Đối với một số người tác dụng tăng lên
đáng kể khi mới sử dụng lần thứ 2. Tuy nhiên isotretinoin (thường được hãng
Accutane bán) là một loại thuốc mạnh có những ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt
về chức năng gan và tiềm ẩn khả năng biến dạng thai nhi nếu bạn dùng khi đang
mang thai. Đây là điều bạn nên thảo luận với bác sĩ, nhưng đối với những người bị
mụn mạn tính hay mụn nang thì nó có thể là cách cứu chữa duy nhất mang lại hiệu
quả.

23. TIẾN LÊN NÀO, HÃY NẶN NHỮNG CON MỤN ĐÓ RA

Sử dụng những sản phẩm chăm sóc da tốt là việc cần thiết để giảm và chấm dứt
mụn, nhưng bạn sẽ làm gì khi mụn vẫn cứ mọc lên?
Bạn đã từng nghe người ta nói rằng "ko bao giờ được nặn mụn," rồi đưa ra những
lý do ko rõ ràng tại sao bạn ko nên. Họ đã sai. Thực tế, nếu bạn biết những bạn
đang làm, nặn mụn giúp giảm sưng viêm, sẹo, thời gian lành da, và lọai bỏ được
những nốt mụn trắng xấu xí. Tìm hiểu thời điểm và cách thức nặn mụn chính xác là
điều cần thiết, bởi vì cứ để mụn đầu trắng (hoặc đầu đen) trên mặt thì hầu như ko ai
làm được.


×