Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Tình hình mắc bệnh viêm tử cung và thử nghiệm một số phác đồ điều trị trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại Đặng Đình Dũng, huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.43 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM VĂN DŨNG
Tên đề tài:
“TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ
PHÁC ĐỒ ĐIỆU TRỊ TRÊN ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI NUÔI
TẠI TRẠI ĐẶNG ĐÌNH DŨNG HUYỆN LƢƠNG SƠN, TỈNH HOÀ BÌNH”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành: Thú y
Khoa

: Chăn nuôi thú y

Khóa học

: 2012 - 2017

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM VĂN DŨNG
Tên đề tài:


“TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM TỬ CUNG VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ
PHÁC ĐỒ ĐIỆU TRỊ TRÊN ĐÀN LỢN NÁI NGOẠI NUÔI
TẠI TRẠI ĐẶNG ĐÌNH DŨNG HUYỆN LƢƠNG SƠN, TỈNH HOÀ BÌNH”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

K44TY

Khoa:

Chăn nuôi thú y

Khóa học:

2012 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Dƣơng Thị Hồng Duyên

Thái Nguyên, năm 2016



i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là nội dung cuối cùng trong chương trình đào tạo
của các trường đại học nói chung và Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói
riêng. Đây là khoảng thời gian quan trọng đối với mỗi sinh viên, là cơ hội để
áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời đây cũng là
khoảng thời gian quý báu để mỗi sinh viên học hỏi, thu thập mọi kiến thức, là
hành trang bước vào cuộc sống mới với công việc của mình.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, yêu cầu của cơ sở, được sự
đồng ý của Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, được sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn TS. Dương Thị
Hồng Duyên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Tình hình mắc bệnh viêm tử
cung và thử nghiệm một số phác đồ điều trị trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại
trại Đặng Đình Dũng huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình”. Do thời gian thực
tập và trình độ còn hạn chế, bước đầu còn bỡ ngỡ với công tác nghiên cứu khoa học
nên bản khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của
Quý thầy cô và các bạn để bản khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng 12 năm 2016

Sinh viên

Phạm Văn Dũng


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu chẩn đoán viêm tử cung .............................................. 13
Bảng 4.1. Lịch sát trùng trại lợn nái................................................................ 23
Bảng 4.2. Lịch phòng bệnh bằng vaccine cho đàn lợn ................................... 25
Bảng 4.3. Lịch phòng bệnh bằng thuốc cho đàn lợn....................................... 26
Bảng 4.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 30
Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo các tháng trong năm ............... 31
Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái theo giống .............. 32
Bảng 4.7. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở lợn qua các lứa đẻ ........................ 33
Bảng 4.8. Tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn con sinh ra từ lợn nái bình thường
và lợn nái bị viêm tử cung sau khi sinh ........................................... 34
Bảng 4.9. Triệu chứng lâm sàng của lợn bị viêm tử cung .............................. 36
Bảng 4.10. Hiệu quả điều trị viêm tử cung của 3 phác đồ .............................. 37


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CP

:

Charoen Pokphand

Cs

:


Cộng sự

E. coli

:

Escherichia coli

LH

:

Lutein hormone

MMA

:

Mastitis Metritis Agalactia
(Hội chứng viêm vú, viêm tử cung và mất sữa)

Nxb

:

Nhà xuất bản

FSH

:


Folliculo Stimulin hormone

S. choleraesuis :

Shalmonella enteria choleraesuis

S. typhysuis

:

Salmonella typhysuis

PGF2α

:

Prostaglandin F2α


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .........................................................iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
Phần 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1

1.2. Mục đích của đề tài ................................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................ 3
2.1. Điều kiện cở sở nơi thực tập .................................................................................. 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập .................................. 3
2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở ................................................ 4
2.1.2.1. Đối tượng sản xuất ............................................................................... 4
2.1.2.2. Kết quả sản xuất của cơ sở trong những năm gần đây ........................ 4
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài
nước có liên quan đến nội dung của đề tài .................................................... 5
2.2.1 Bệnh viêm tử cung ở lợn nái .................................................................... 5
2.2.1.1. Nguyên nhân của bệnh ......................................................................... 5
2.2.1.2. Hậu quả của bệnh viêm tử cung ........................................................... 7
2.2.1.3. Các thể viêm tử cung............................................................................ 9
2.2.1.4. Chẩn đoán viêm tử cung ở lợn nái ..................................................... 12
2.2.1.5. Một số hiểu biết về phác đồ điều trị ................................................... 13
2.2.2. Những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước có liên quan
đến đề tài .................................................................................................... 14
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm tử cung ở ngoài nước .................... 14


v

2.2.2.2.Tình hình nghiên cứu ở trong nước .................................................... 15
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
TIẾN HÀNH.................................................................................................18
3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu .....................................................18
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 18
3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 18
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................18

3.2.1. Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng bệnh viêm tử cung ở đàn lợn
nái ngoại nuôi tại trại lợn Đặng Đình Dũng tỉnh Hòa Bình ................... 18
3.2.2. Thử nghiệm biện pháp phòng và trị bệnh viêm tử cung
cho lợn ....................................................................................................... 18
3.3. Phương pháp tiến hành .........................................................................................18
3.4. Phương pháp tiến hành .........................................................................................19
3.4.1. Phương pháp xác định tỷ lệ viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại .....................19
3.4.2. Quy định một số yếu tố dịch tễ .................................................................... 19
3.4.3. Phương pháp xác định mối quan hệ giữa bệnh viêm tử cung
ở lợn mẹ với hội chứng tiêu chảy ở lợn con ............................................ 19
3.4.4. Phương pháp xác định triệu chứng lâm sàng của lợn bị viêm
tử cung ............................................................................................................20
3.4.5. Phương pháp xác định hiệu quả của 3 phác đồ...............................................20
3.4.6. Một số công thức tính toán các chỉ tiêu....................................................... 21
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.....................................22
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ...................................................................................22
4.1.1. Công tác vệ sinh, chăm sóc, phòng bệnh cho đàn lợn................................ 22
4.1.2. Kết quả công tác chẩn đoán và điều trị bệnh .............................................. 27
4.1.3. Công tác khác................................................................................................ 29
4.2. Kết quả của đề tài..................................................................................................31


vi

4.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo các tháng ............................................ 31
4.2.2. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái theo giống ......................... 32
4.2.3. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của đàn lợn nái theo lứa đẻ......................... 33
4.2.4. Mối quan hệ giữa bệnh viêm tử cung ở lợn mẹ với hội
chứng tiêu chảy ở lợn con......................................................................... 34
4.2.5. Triệu chứng lâm sàng của lợn bị viêm tử cung .......................................... 35

4.2.6. Kết quả thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái
sinh sản ...........................................................................................................37
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................39
5.1. Kết luận ..................................................................................................................39
5.2. Đề nghị...................................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................41


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam hiện nay thịt lợn luôn chiếm tỷ lệ hàng đầu (70,4 - 76,8%)
trong tổng số khối lượng thịt bán trên thị trường, thịt gia cầm chiếm 14,3 15,1%, còn thịt trâu bò chỉ chiếm 8,2 - 12,1%. Vì vậy, chăn nuôi lợn cần được
ưu tiên phát triển hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của người
tiêu dùng. Chăn nuôi lợn không những chỉ đáp ứng yêu cầu cung cấp thịt trong
nước mà còn phải tham gia xuất khẩu. Ngoài ra, chăn nuôi lợn còn tận dụng
được sức lao động nhàn rỗi, tận dụng phế phụ phẩm dư thừa của nông nghiệp,
góp phần làm tăng thêm thu nhập cho người chăn nuôi.
Chăn nuôi lợn ngoại đang được đẩy mạnh trong chăn nuôi nông hộ
cũng như ở các gia trại, trang trại quy mô công nghiệp. Bởi vì, chăn nuôi lợn
ngoại có năng suất cao, tăng trọng nhanh, phẩm chất thịt tốt (tỷ lệ nạc cao,
độ dày mỡ lưng thấp), đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng đang đòi
hỏi, nhất là ở khu vực thành phố và các khu công nghiệp. Cho đến nay, lợn
Landrace và Yorkshire là hai giống lợn đóng vai trò chủ yếu trong khâu sản
xuất lợn giống và lợn lai nuôi thịt, hai giống lợn này đã và đang góp phần
quan trọng vào các chương trình “nạc hóa” đàn lợn ở nước ta.
Để đáp ứng nhu cầu trên, ông Đặng Đình Dũng huyện Lương Sơn, tỉnh
Hòa Bình đã đầu từ xây dựng cơ sở vật chất để nuôi lợn gia công cho Công ty

cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam với quy mô trên 1.200 lợn nái sinh sản, trong
đó dòng CP90 chiếm tỷ lệ chính chiếm trên 30% tổng đàn. Đàn lợn nái ngoại
này đang phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng đàn con tốt. Tuy nhiên,
để thu được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi lợn nái sinh sản ngoài phụ
thuộc vào sức sản xuất của lợn nái còn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh,


2

điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế, đặc biệt là chất lượng sản
phẩm. Bệnh viêm tử cung ở lợn nái là một trong những tổn thương đường
sinh dục của lợn nái sau khi sinh, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản,
làm mất sữa, lợn con không có sữa sẽ còi cọc, suy dinh dưỡng, lợn con chậm
phát triển. Lợn nái chậm động dục trở lại, không thụ thai, có thể dẫn đến vô
sinh, mất khả năng sinh sản. Không những thế lợn nái bị bệnh viêm tử cung là
một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tình hình mắc
bệnh viêm tử cung và thử nghiệm một số phác đồ điều trị trên đàn lợn nái
ngoại nuôi tại trại Đặng Đình Dũng huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi
theo mô hình trang trại tại trại Đặng Đình Dũng, huyện Lương Sơn, tỉnh
Hòa Bình.
- Đưa ra một số phác đồ điều trị có hiệu quả bệnh viêm tử cung trên đàn lợn
nái ngoại.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về bệnh viêm tử cung ở
lợn. Là cơ sở khoa học cho công tác phòng và điều trị bệnh, góp phần nâng
cao năng suất chăn nuôi lợn nói chung.



Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full
















×