Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thực trạng công tác thanh tra về việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đóng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.49 KB, 19 trang )

Qư NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát
triển đáng kể. Cùng với sự hội nhập nền kinh tế thế giới tạo điều kiện thuận lợi
cho nền kinh tế quốc nội vươn lên phát triển không ngừng, thu hút nhiều
nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo môi trường phát triển thuận
lợi cho hàng trăm doanh nghiệp trên khắp tất cả các tỉnh thành trên cả nước.
Tuy nhiên bên cạnh những tích cực trong việc phát triển kinh tế, tại nhiều tỉnh
thành cũng phát sinh nhiều vấn đề đáng quan tâm tại nhiều Doanh nghiệp đóng
trên địa bàn như vấn đề thực hiện Pháp luật An toàn, vệ sinh lao động, pháp
luật lao động…và đặc biệt là vấn đề thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các
Doanh nghiệp ở nhiều các tỉnh thành.
Ở tỉnh Hòa Bình, một trong những tỉnh thành có nguồn vốn đầu tư lớn thì
tình trạng nhiều Doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng pháp luật Bảo hiểm xã hội
cũng là vấn đề nhức nhối đối với nhiều cơ quan quản lí. Để việc quản lí về vấn
đề thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình hiện nay một cách có hiệu quả thì cần phải có những biện pháp nhằm phát
hiện kịp thời, sử lý nghiêm những vi phạm, đảm bảo lợi ích của nhiều bên liên
quan trong quan hệ lao động. Trước thực tế còn nhiều điểm bất cập và với
mong muốn tìm hiểu rõ hơn về tình trạng vi phạm pháp luật Bảo hiểm xã hội
của các Doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, em đã lựa chọn đề tài:
“Thực trạng công tác thanh tra về việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội
của các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đóng
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Trong quá trình làm, em không tránh khỏi những sai sót, em mong thầy cô
góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em cảm ơn cô Lưu Thu
Hường đã hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm Thanh tra lao động



Theo Điều 3 Luật thanh tra: Thanh tra lao động là hoạt động thanh tra của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong việc chấp hành pháp luật về lao động, quy định chuyên môn – kỹ
thuật, quy tắc quản lý thuộc lĩnh vực lao động.
1.1.2 Khái niệm Bảo hiểm xã hội
Theo Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất
thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp,
hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ Bảo hiểm xã hội.
1.1.3 Khái niệm Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp FDI hiểu theo định nghĩa Tiếng Anh là doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment). Tuy nhiên, hiện nay,
trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, việc định danh loại hình doanh
nghiệp này chưa thực sự rõ ràng.
Theo đó, Luật Đầu tư 2005 (đã hết hiệu lực) phân loại: Doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành
lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà
đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại.
Tuy nhiên, theo quy định của Luật Đầu tư 2014 không đề cập trực tiếp loại
hình doanh nghiệp này mà chỉ định nghĩa một cách khái quát tại Khoản 17 Điều
3 Luật Đầu tư 2014 như sau:
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư
nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Như vậy, ta có thể hiểu một cách cơ bản, doanh nghiệp FDI là các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của
bên nước ngoài góp là bao nhiêu.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Thanh tra lao động
1.2.1 Chức năng
Theo Điều 1, Quyết đingj số: 614/2013/QĐ-LĐTBXH, Thanh tra Bộ Lao

động, Thương binh và Xã hội (gọi tắt là Thanh tra Bộ) là cơ quan thuộc Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội, có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện các quy
định của pháp luật về công tác thanh tra; tiến hành thanh tra hành chính đối
với cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tiến hành thanh


tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành, lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; phòng, chống tham nhũng; tiếp
công dân, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp
luật.
1.2.2 Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chủ yếu của thanh tra lao động được quy định tại Điều 237
chương XVI. Luật lao động:
- Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động;
- Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao
động;
- Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về
điều kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật;
- Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các
vi phạm pháp luật về lao động.
1.2.3 Quyền hạn
Theo Điều 238 Luật lao động, thanh tra lao động có các quyền hạn sau:
- Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao
động.
- Việc thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực:
phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt,
đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ
trang do các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp
của thanh tra chuyên ngành về lao động.

1.3 Mục đích Thanh tra lao động
Theo Điều 2, Chương I, Luật Thanh tra, Mục đích của hoạt động thanh tra
lao động nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý trong lao động,
chính sách, pháp luật về lao động để kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi


phạm pháp luật trong lao động, giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện
đúng quy định của pháp luật về lao động, phát huy các nhân tố tích cực, góp
phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.4 Nguyên tắc hoạt động của Thanh tra lao động
Theo điều 4, chương I Nghị định số: 39/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức
và hoạt động thanh tra chuyên ngành lao động.
- Hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải
tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai,
dân chủ và kịp thời.
- Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra;
hoạt động thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc
do Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập.
1.5 Cơ cấu tổ chức của Thanh tra lao động
Theo nghị định Số: 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2013
về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành lao động thương binh và xã hội.
Điều 5. Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Lao động –
Thương binh và Xã hôi gồm có:
Các cơ quan thanh tra nhà nước:
- Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:

- Tổng cục Dạy nghề;
- Cục Quản lý Lao động ngoài nước.
1.6 Hình thức hoạt động Thanh tra lao động
Theo điều 37 Luật Thanh tra 2010
- Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường
xuyên hoặc thanh tra đột xuất.


- Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê
duyệt.
- Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá
nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền giao.
1.7 Phương thức Thanh tra lao động
Công tác thanh tra lao động tiền hành bằng phương thức thanh tra viên
phụ trách vùng thông qua phiếu tự kiểm tra (Quyết định số 01/2006/QĐBLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc ban hành quy chế hoạt động
thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách
vùng, Quyết định 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 của Bộ
LĐTBXH về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp
luật lao động).
1.8 Nội dung Thanh tra lao động
Thanh tra lao động chịu trách nhiệm thanh tra các tổ chức, doanh nghiệp về
lĩnh vực lao động, bao gồm các nội dung sau:
- Thanh tra về thực hiện pháp luật lao động;
- Thanh tra về tiền lương;
- Thanh tra về bảo hiểm xã hội;
- Thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động;

- Thanh tra về hợp đồng lao động;
- Thanh tra về quy định thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Thanh tra về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VỀ VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI (DOANH NGHIỆP FDI) ĐÓNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH


2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Hòa Bình và các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đóng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
2.1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Hòa Bình
Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, có vị trí ở phía
nam Bắc Bộ. Tỉnh Hòa Bình nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km. Tỉnh Hòa
Bình nằm giáp ranh giữa 3 khu vực: Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ của Việt
Nam. Hòa Bình hiện có 1 thành hố và 10 huyện, trong đó có 210 đơn vị hành
chính cấp xã, gồm có 11 thị trấn , 8 phường và 191 xã. Diện tích tự nhiên toàn
tỉnh là 4.662.5 km² , chiếm 1.41% tổng diện tích tự nhiên của ViệtNam. Thu
nhập bình quân đầu người là 1500 USD.
Do đặc điểm địa lý tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội, có
điều kiện tự nhiên, đất đai, tài nguyên khoáng sản, đặc điểm văn hoá đa dạng
và phong phú đã tạo điều kiện cho tỉnh Hoà Bình phát triển mạnh một số lĩnh
vực kinh tế lợi thế về công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ,công nghiệp chế
biến nông – lâm sản ,công nghiệp cơ khí, điện tử, may mặc, giày da:dựa trên địa
thế tiếp giáp với các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội. Nhiều vùng sản xuất
hàng hóa chuyên canh nguyên liệu tập trung được phát triển và nhân rộng như:
vùng cam huyện Cao Phong; vùng mía tím huyện Tân Lạc, Cao phong, vùng gỗ,
luồng nguyên liệu ở huyện Đà Bắc, Mai Châu...
Theo kết quả chính của Tổng cục Thống Kê dân số tỉnh Hòa Bình năm 2015
chỉ có 824.300 người. Theo thống kê dân số toàn quốc năm 1999, trên địa bàn
tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường, người Việt (Kinh),

người Thái, người Dao, người Tày, người Mông, ngoài ra còn có người Hoa sống
rải rác ở các địa phương trong tỉnh.Và còn có một số người thuộc các dân tộc
khác chủ yếu do kết hôn với người Hòa Bình công tác ở các tỉnh miền núi khác.
Như vậy với sự đa dạng về sắc tộc như vậy và đặc biệt gần với đồng bằng
Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội chỉ khoảng từ 80 tới 100 km, kết hợp với các điều
kiện kinh tế, địa hình, phong cảnh của tỉnh; thì đây là tiềm năng lớn để phát
triển kinh tế và du lịch, đời sống nhân dân dần ổn định và không ngừng nâng
cao chât lượng cuộc sống vì thế đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cũng được
mở rộng hơn
2.1.2 Giới thiệu chung về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(doanh nghiệp FDI) đóng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Toàn tỉnh hiện có 32 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực.
Đến nay đã có 24 dự án đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, vốn thực hiện
khoảng 250 triệu USD, chiếm 53,4% tổng vốn đăng ký, đạt mức trung bình của


cả nước. Các doanh nghiệp FDI chủ yếu là doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc
hoạt động trong lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử và may mặc, triển khai dự án
tập trung tại KCN Lương Sơn, bờ trái sông Đà, đóng góp tích cực vào doanh thu
và giá trị xuất khẩu của tỉnh, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.
Hiện nay, việc thực hiện đóng Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp FDI
tỉnh Hòa Bình đang phát triển theo hướng tích cực. Để dễ quan sát hơn, ta có
thể xem Phụ lục 1 và Phụ lục 2. Từ bảng số liệu, tình hình thu nộp BHXH tỉnh
Hòa Bình của các doanh nghiệp FDI, giai đoạn 2014-2016 luôn đạt tỷ lệ cao và
tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2014 tỷ lệ thu nộp BHXH của các doanh
nghiệp FDI là 94,61%, năm 2015 tăng lên 97,36% và năm gần nhất 2016 là
97,43%. Bên cạnh đó số lao động trong các doanh nghiệp FDI tham gia BHXH
luôn đứng thứ 2 về số Lao động tham gia BHXH, cụ thể năm 2014 là 9.154
người đến năm 2016 là 13.902 người. Từ đó, ta có thể thấy các doanh nghiệp
FDI đóng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình chấp hành khá tốt việc thực hiện pháp luật

BHXH. Nguyên nhân là do công tác thanh tra về Bảo hiểm xã hội đã ngày được
quan tâm và nâng cao chất lượng thanh tra trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
2.2 Thực trạng công tác thanh tra về việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm
xã hội của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI)
đóng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
2.2.1. Cơ chế, chính sách của Thanh tra lao động
Căn cứ quyết định số Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12
năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, về việc ban hành Quy định, vị trí,
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tỉnh Hòa
Bình. Theo đó, Thanh tra tỉnh Hòa Bình có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn được quy định trong thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCPBNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh
tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh. của thanh tra chính phủ và bộ nội vụ ngày 08 tháng 09 năm
2014.
2.2.2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động.
Sở lao Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình phối hợp với cơ
quan Bảo hiểm xã hội, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, Bảo hiểm xã
hội, Liên đoàn Lao động tỉnh để tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính


sách bảo hiểm xã hội, thực hiện kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp trốn đóng,
nợ đóng, đóng chậm BHXH và theo căn cứ của Luật Bảo hiểm xã hội.
2.2.3 Lực lượng Thanh tra lao động
Hiện nay, lực lượng thanh tra lao động tỉnh Hòa Bình còn yếu cả về số
lượng lẫn chất lượng.
- Về số lượng: Toàn tỉnh có 39 thanh tra, trong đó chỉ có 5 thanh tra chuyên
trách chuyên ngành lao động của toàn bộ các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh.
- Về chất lượng: Thanh tra lao động là thanh tra về các lĩnh vực như tiền
lương tiền công, bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động… Vì vậy, các thanh tra
viên không chỉ phải có những kiến thức về thanh tra mà còn cần có những hiểu

biết nhất định liên quan đến những chuyên ngành về lao động. Tuy nhiên hiện
nay, chất lượng của đội ngũ thanh tra viên lao động còn chưa được đồng đều. Cả
5 thanh tra lao động của tỉnh đều tốt nghiệp tại các trường đại học như đại học
Luật, học viện hành chính quốc gia. Những trường đó, chỉ được đào tạo về
chuyên ngành thanh tra mà không được đào tạo về những lĩnh vực có liên quan.
Khi được hỏi về những văn bản, nghị định, quyết định mới của nhà nước đến
lĩnh vực tiền lương thì cả 5 thanh tra viên lao động trên đều không trả lời được.
Họ không chú trọng việc cập nhật những văn bản, thông tư mới để áp dụng vào
thực tiễn.
2.2.4 Hình thức Thanh tra
Hoạt động thanh tra tại tỉnh Hòa Bình thường sử dụng một số hình thức:
Thanh tra theo kế hoạch do Giám đốc Sở lao động – thương binh và xã hội tỉnh
ra quyết định Thanh Tra và thanh tra đột xuất do phát hiện sai phạm tại các
doanh nghiệp.
2.2.5 Phương thức Thanh tra
Cũng như thanh tra nói chung, thanh tra lao động Hòa Bình thực hiện thanh
tra theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng. Theo đó, thanh tra viên phụ
trách vùng sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong điều 4
quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH là theo dõi tình hình thực hiện pháp luật
lao động tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân sử dụng lao động
theo hợp đồng lao động thuộc vùng được giao phụ trách, đặc biệt là các doanh
nghiệp có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để đề xuất kế hoạch thanh tra,
phương pháp thanh tra thích hợp trình Chánh thanh tra Bộ quyết định.


2.2.6 Nội dung Thanh tra lao động về Bảo hiểm xã hội
Một số nội dung mà thanh tra lao động về bảo hiểm xã hội của tỉnh Hòa
Bình đã tiến hành thanh tra như sau:
- Các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội: không đóng,

đóng không đúng thời hạn, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số
người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội.
- Các hành vi vi phạm pháp luật về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã
hội: gian lận, giả mạo hồ sơ; cấp giấy chứng nhận, giám định sai.
- Các hành vi vi phạm pháp luật về thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội:
không cấp sổ bảo hiểm, không trả sổ bảo hiểm cho người lao động; cố tình gây
khó khăn hoặc cản trở việc hưởng các chế độ bảo hiểm của người lao động.
- Các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng tiền đóng và quỹ bảo hiểm: sử
dụng tiền đóng sai quy định của pháp luật; báo cáo sai sự thật, cung cấp sai
thông tin, số liệu tiền đóng và quỹ bảo hiểm xã hội.
2.2.7 Kết quả Thanh tra về Bảo hiểm xã hội
Qua những thông tin thu thập được cho thấy, từ trước 2015, tỉnh Hòa Bình
chưa chú trọng tới công tác thanh tra về lĩnh vực lao động trong các doanh
nghiệp. Số vụ thanh tra về BHXH theo kế hoạch được thực hiện đều đặn 2
lần/năm, chủ yếu thanh tra các doanh nghiệp FDI mà năm trước vi phạm. Số vụ
thanh tra đột xuất rất ít, hầu như không có. Tuy nhiên, từ năm 2015, khi nhận
được lệnh của Thủ tướng chính phủ về việc tích cực thực hiện Luật phòng chống
tham nhũng, Luật khiếu nại tố cáo thì Hòa Bình đã tiến hành nhiều cuộc thanh
tra đột xuất hơn.
Trong giai đoạn từ 01/01/2015 đến 30/6/2017 toàn ngành Thanh tra tỉnh
Hòa Bình đã tiến hành 312 cuộc thanh tra(cơ quan Thanh tra tỉnh triển khai 50
cuộc), trong đó tiến hành Tổ chức tiến hành 28 cuộc thanh tra lao động về công
tác thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
Tình trạng trốn, nợ đọng bảo hiểm xã hội của người lao động tại các doanh
nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh xảy ra liên tiếp trong những năm gần đây, mặc dù
ngành bảo hiểm xã hội tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp, nhưng thực trạng trốn,
nợ đọng bảo hiểm xã hội vẫn tiếp diễn nhiều ở các doanh nghiệp, năm 2014 tổng
số tiền nợ đọng bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp FDI là 3,191 tỷ đồng, năm
2015 là 2,788 tỷ đổng và đến năm 2016 là 3,754 tỷ đồng.



Tính đến hết năm 2016, toàn tỉnh hiện có 32 dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài còn hiệu lực, nhưng theo thống kê của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh chỉ
có 23 doanh nghiệp tham gia đóng BHXH cho người lao động. Trong số 23
doanh nghiệp tham gia đóng BHXH có 4 đơn vị đóng không đúng, không đủ và
nợ đọng tiền BHXH của người lao động trong thời gian dài với tổng số tiền hơn
3 tỷ đồng. Việc các doanh nghiệp trốn, nợ đọng BHXH của người lao động đã
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động.
Đã có khá nhiều lao động bị mất quyền được hưởng (hoặc chậm được hưởng)
các chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động... Do chủ sử dụng lao động trốn
đóng BHXH cho họ.
Hầu hết các DN đều có đông công nhân, lao động làm việc nên số tiền
đóng BHXH được trích từ 7% mức lương đóng BHXH của người lao động, do
đó có doanh nghiệp chiếm dụng số tiền đóng BHXH cho người lao động lên tới
hàng chục, hàng trăm triệu đồng/tháng để đầu tư sản xuất, kinh doanh, sinh lợi
nhuận – trong bối cảnh nguồn vốn vay bị hạn chế. Nếu bị ngành BHXH nhắc
nhở thì DN khất lần, trì hoãn, thậm chí đối phó bằng nhiều hình thức khác nhau.
Có một số DN, sau khi người lao động đòi quyền lợi được hưởng chế độ tham
gia đóng BHXH, giới chủ doanh nghiệp có giải quyết đóng BHXH cho người
lao động nhưng chỉ đóng một phần nhỏ trên tổng số tiền phải đóng. Sau đó một
thời gian doanh nghiệp lại tiếp tục quay lại hành động trốn, nợ động BHXH.
Theo như những kết luận của công tác thanh tra tỉnh Hòa Bình, những năm
gần đây, với sự quan tâm của Chính Phủ, công tác thanh tra tại tỉnh Hòa Bình đã
đạt được nhiều thành tích đáng kể. Đội ngũ cán bộ thanh tra về BHXH đã quan
tâm, theo dõi, thanh tra tình hình thực hiện BHXH của các doang nghiệp FDI.
Nội dung thanh tra đã đi vào trọng tâm, trọng điểm, kết quả và hiệu quả lớn hơn,
phòng ngừa và xử lý được nhiều vi phạm hơn trước. Đặc biệt, với sự chỉ đạo của
ban ngành cấp trên, lực lượng thanh tra lao động tỉnh đang ngày càng được nâng
cao về chất lượng góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng thanh tra.

2.3 Đánh giá
2.3.1 Ưu điểm
Công tác thanh tra về BHXH của tỉnh đã đang dần được quan tâm, chú
trọng và ngày càng hoạt động hiệu quả.
Công tác thanh tra về BHXH tại tỉnh đã thực hiện đúng pháp luật, bảo đảm
chính xác, trung thực, khách quan, công khai và kịp thời.


Các thanh tra viên đã có nhiều nỗ lực trong việc tiến hành các cuộc thanh
tra nhằm tăng số lượng và tần suất các cuộc thanh tra hàng năm
Nội dung thanh tra về BHXH đã đi vào trọng tâm, trọng điểm, kết quả và
hiệu quả lớn hơn, phòng ngừa và xử lý được nhiều vi phạm của các doang
nghiệp về BHXH.
2.3.2 Nhược điểm
Các cuộc thanh tra lao động về việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại
các doanh nghiệp FDI trên địa bàn còn ít và chưa thật sự nhận được sự quan tâm
mạnh mẽ.
Hơn nữa thanh tra lao động nói chung và thanh tra về bảo hiểm xã hội nói
riêng còn một số tồn tại trong việc tiến hành thanh tra như: thanh tra chưa toàn
diện, công tác thanh tra chưa chú trọng thanh tra đột xuất trong khi đây là một
công cụ hữu ích để phát hiện và xử lý những vi phạm…
Nợ đọng bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp FDI trên địa bàn vẫn còn
chưa được giải quyết triệt để
Thanh tra vẫn còn bị động hay chỉ khi có đơn từ tố cáo của nhân dân.
2.3.3 Nguyên nhân
Cán bộ Thanh tra Sở về lao động còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên
môn.
Qua quan sát thực tế cho thấy nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận
thức, ý thức chấp hành pháp luật về BHXH của một số chủ sử dụng lao động
chưa nghiêm túc, chưa chú ý chăm lo đời sống và đảm bảo quyền lợi đối với

người lao động, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt của mình. Bên cạnh đó, quy
định hiện hành về việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH còn
bất hợp lý, chưa phù hợp. Hơn thế nữa, chế tài xử phạt hành chính đối với các
doanh nghiệp vi phạm BHXH lại quá nhẹ, theo Nghị định 86/2010/NĐ - CP của
Chính phủ quy định: Những doanh nghiệp nợ đọng BHXH quá hạn, trốn đóng
BHXH thì mức phạt tối đa là 30 triệu đồng. Chính vì vậy, doanh nghiệp sẵn sàng
chịu phạt ở mức cao nhất và trả lãi suất nợ BHXH thay vì nộp tiền bảo hiểm
đúng hạn cho người lao động.
Ngoài ra, cơ chế xử phạt như hiện nay không đảm bảo tính nghiêm minh,
kịp thời, phụ thuộc vào các cơ quan chức năng khác, cũng như sự quan tâm của
chính quyền địa phương. Công tác quản lý Nhà nước về BHXH ở địa phương


còn nhiều hạn chế, bất cập như việc quản lý lao động trên địa bàn chưa đầy đủ,
chặt chẽ; việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng chưa thường xuyên.
Theo BHXH Việt Nam, cái khó nhất của ngành bảo hiểm là không có thẩm
quyền xử phạt mà chỉ có quyền phát hiện. Thủ tục xử phạt hay khởi kiện một
đơn vị nợ đọng tiền đóng BHXH còn rất nhiều khó khăn, phức tạp. Vì vậy trong
thực tế, số đơn vị vi phạm nhiều, nhưng số vụ việc được xử lý còn quá ít và
chậm chễ. Do đó, để hạn chế những bất cập trên trong việc thu hồi nợ đọng tiền
đóng theo luật định, việc sửa đổi các quy định hiện hành về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực BHXH theo hướng nâng cao mức phạt, quy định mức
lãi suất chậm đóng BHXH linh hoạt, tối thiểu cũng bằng lãi suất tiền vay quá
hạn của các ngân hàng thương mại quy định tại từng thời điểm tính lãi là rất cần
thiết. Bên cạnh đó phải xác định rõ trách nhiệm của chính quyền các cấp, của
các bộ, ngành liên quan, tổ chức công đoàn trong việc thực hiện Luật BHXH; và
giao cho BHXH Việt Nam có thẩm quyền thanh tra và xử phạt các doanh
nghiệp, đơn vị nợ đọng tiền đóng BHXH.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP FDI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
3.1 Đối với Nhà nước
Cần thiết lập hệ thống các quy phạm pháp luật, quy định về hoạt động
thanh tra một cách rõ ràng cụ thể. Khi ban hành hay bổ sung các văn bản mới
cần phải phổ biến rộng rãi cho tất cá các đối tượng của xã hội đặc biệt là các cơ
quan, tổ chức. cá nhân có liên quan. Đặc biệt là ban hành các văn bản quy định
mức xử phạt đối với các Doanh nghiệp, mức xử phạt không chỉ mang tính răn đe
mà còn mang tính cảnh cáo, thể hiện quyền lực của Pháp luật.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thanh tra để phát hiện, chấn
chỉnh, xử lý kịp thời các thiếu sót, vi phạm trong hoạt động thanh tra; tổ chức
thẩm định dự thảo kết luận thanh tra một cách chặt chẽ, nhất là các nội dung
về kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra. Trong quá trình thẩm
định, cần phải quan tâm phát hiện, khắc phục những hạn chế, thiếu sót, bất cập
của dự thảo kết luận thanh tra để kiến nghị người ký kết luận xem xét, điều
chỉnh kịp thời.. Tổ chức đơn vị có chức năng giám sát, thẩm định và xử lý sau
thanh tra nhằm bảo đảm các hoạt động thanh tra tuân thủ đúng pháp luật,
nâng cao chất lượng báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra, cũng như
hiệu lực, hiệu quả xử lý sau thanh tra, từng bước khắc phục những hạn chế, bất
cập trong hoạt động thanh tra hiện nay.


Bên cạnh đó Nhà nước cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính
sách, pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh
nghiệp. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật có thể được tiến hành vào các buổi
sinh hoạt, buổi gặp gỡ trao đổi ý kiến giữa người lao động với người sử dụng lao
động. Giúp người lao động hiểu rõ những quyền lợi của người lao động khi họ
thực hiện đúng những quy định của pháp luật. (quyền lợi khi tham gia bảo hiểm
xã hội, quyền lợi khi ký hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể….)
Hướng dẫn những doanh nghiệp chưa ký thỏa ước lao động tập thể và xây dựng
nội quy lao động tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể, xây dựng nội quy

lao động để đăng ký với Sở Lao động-TB&XH.
3.2 Đối với Thanh tra tỉnh Hòa Bình
Trong tình trạng ngày càng nhiều doanh nghiệp mới mọc lên với những vi
phạm về vấn đề lao động có xu hướng tăng lên về số lượng cũng như mức độ
tinh vi thì với 5 thanh tra viên chuyên ngành lao động không thể đáp ứng với
yêu cầu đó. Thanh tra lao động tỉnh Hòa Bình nên có những kiến nghị lên cơ
quan cấp trên (Sở lao động thương binh xã hội, UBND Tỉnh Hòa Bình hoặc
Thanh tra Chính phủ) về vấn đề bổ sung lực lượng cho thanh tra lao động. Đồng
thời cũng yêu cầu những nhân lực mới bổ sung cần có những kiến thức chuyên
môn cả về thanh tra và các chuyên ngành liên quan đến lao động khác (như bảo
hiểm xã hội, tiền lương,…), các thanh tra viên mới cũng cần nhanh nhạy trong
việc cập nhật các văn bản, quyết định, thông tư mới liên quan đến những lĩnh
vực phụ trách.
Bên cạnh bổ sung lực lượng tức là tăng về số lượng thanh tra thì về mặt
chất lượng của thanh tra viên cũng cần được quan tâm hơn nữa. Thanh tra
chuyên ngành lao động cần có những kiến thức, kỹ năng của một thanh tra, song
song với những kiến thức chuyên ngành lao động. Qua đó, những kiến thức, kỹ
năng được nâng cao, góp phần đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của
thanh tra lao động.
Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dung các thiết bị tiên tiến trong công
việc thanh tra giúp thanh tra viên có thể xử lý nhanh chóng, kịp thời các nghiệp
vụ trong công tác Thanh tra, sử dụng hiệu quả lực lượng thanh tra hiện có.
3.3 Đối với người lao động
Người lao động cần mạnh dạn đưa tố cáo các doanh nghiệp có sai phạm.
Từ đó giúp các cơ quan nhà nước có thể kịp thời tăng cường công tác thanh tra,
bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động


Học tập, tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyển và lợi ích của mình
để có thể ứng phó khi các quyền lợi của mình bị xâm phạm.


KẾT LUẬN
Vậy, qua bài tiểu luận này trong một phạm vi điều kiện thời gian cho phép.
Đề tài cũng đã khải quát được những nội dung chính về thanh tra nói chung và
thanh tra lao động nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài đã cho thấy được Thực trạng
công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp
FDI trên địa bản tỉnh Hòa Bình. Từ đó, đề tài cũng đã đưa ra một số những
khuyến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thanh
tra lao động tại Hòa Bình.
Em hi vọng với đề tài này sẽ đóng góp được một vài những ý kiến tốt nhằm
nâng cao được hiệu quả công tác thanh tra tỉnh Hòa Bình nói chung và tại các
doanh nghiệp FDI nói riêng.

1. Luật Bảo hiểm xã hội 2014
2. Luật đầu tư 2014
3. Luật lao động 2012


4. Luật thanh tra 2010
5. Nghị định số: 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2013 của
Chính Phủ, về việc quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao
động – thương binh và xã hội;
6. Quyết định số: 614/2013/QĐ-LĐTBXH ngày 16 tháng 04 năm 2013 của
Bộ Lao động, Thương binh – Xã hội, về việc quy định nhiệm vụ, chức năng,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức Thanh tra Bộ
7. Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 của
Bộ Lao động, Thương binh – Xã hội, về việc ban hành quy chế hoạt động thanh
tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng
8. Quyết định số 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 của
Bộ LĐTBXH về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp

luật lao động
9. Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, về việc ban hành Quy định, vị trí, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Tỉnh Hòa Bình.
10.Trang web Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Được lấy về từ
/>11. Tình hình thực hiện BHXH tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2016. Được lấy
về từ />12. Trang Thông tin điện tử Thanh tra Tỉnh Hòa Bình. Được lấy về từ
/>240/0
13.
Trang
Tổng
cục
Thống
Kê.
/>
Được

lấy

về

từ

14. Doanh nghiệp FDI hoạt động khởi sắc . Được lấy về từ
/>hoi_sac.htm



PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Tình hình thu BHXH bắt buộc tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2016

Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ
tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Số
phải thu

Số đã
thu

Tỷ
lệ thu
(%)

DN nhà nước

111.
294

80.50
8

72,
34

117.

631

91.05
2

DN có vốn đầu tư
nước ngoài

59.2
37

56.04
6

94,
61

105.
737

118.
694
388.
185
6.63
6
1.60
7
37.4
78


73.11
5
388.3
64

61,

128.
551
403.
431
4.83
7
1.53
2
39.2
32

Khối ngành

DN ngoài quốc doanh
HCSN, Đảng và đoàn
thể
Ngoài công lập
Hợp tác xã
Phường xã, thị trấn

6.525
1.404

37.17
9

6

10
0,1
98,
33
87,
37
99,
2

Số
phải thu

Số đã
thu

Năm 2016
T

Số phải
thu

Số
đã thu

7

7,4

114.42
4

84.
480

7
3,83

102.9
49

9
7,36

146.01
6

142
.262

9
7,43

91.63
2
403.7
18


7
1,28
1
00,1
8
9,19
8
9,23
1
00,2

139.61
8
435.27
2

100
.867
424
.180
1.4
07
1.4
05
40.
144

7
2,24

9
7,45
9
6,04
9
0,18
9
8,11

4.314
1.367
39.28
9

ỷ lệ
thu (%)

1.465
1.558
40.918

ỷ lệ
thu
(%)

T


Hộ SXKD cá thể, tổ
chức khác

Tổng

3.37
5

3.094

91,
67

4.07
3

3.668

9
0,06

4.721

4.1
96

8
8,88

726.
506

646.2

35

88,
95

805.
024

737.9
89

9
1,67

883.99
2

798
.941

9
0,38

(Nguồn: Tình hình thực hiện BHXH tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2016


Phụ lục 2. Tình tình tham gia BHXH bắt buộc phân theo khối ngành tỉnh
Hòa Bình giai đoạn 2014 – 2016
Chỉ tiêu


Khối ngành

Năm 2014
Số
người
(Người)

Số
đơn vị
(Đơn vị)

Năm 2015
Số
người
(Người)

Số
người
(Người)

DN có vốn đầu
tư nước ngoài
DN ngoài quốc
doanh
HCSN, Đảng và
đoàn thể
Ngoài công lập

854


13

544

14

247

13

Hợp tác xã

178

31

152

29

141

29

4.2
14

210

4.21

5

210

4.22
0

210

481

170

478

175

497

180

61.
826

2.25
2

64.9
59


2.48
0

67.3
10

2.55
8

Phường xã, thị
trấn
Hộ SXKD cá
thể, tổ chức khác
Tổng

41
22
580
1.18
5

43
24
630
1.35
5

6.40
0
13.9

02
10.2
31
31.6
72

Số
đơn vị
(Đơn vị)

7.5
25
9.1
54
8.4
11
31.
009

DN nhà nước

6.82
5
12.5
07
8.86
8
31.3
70


Số
đơn vị
(Đơn vị)

Năm 2016

(Nguồn: Tình hình thực hiện BHXH tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2016)

39
23
720
1.34
4



×