Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA VNPT NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.87 KB, 95 trang )

7

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

NGUYỄN SỸ HOÀNG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH
DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA VNPT NGHỆ AN
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60 34 04 12

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ

Hà Nội - Năm 2014


8

CễNG TRèNH C HON THNH TI
HC VIN K THUT QUN S

Cỏn b hng dn chớnh: PGS-TS Trn Vn Lc

Cỏn b chm phn bin 1:..................................................................

Cỏn b chm phn bin 2:..................................................................


Lun vn thc s c bo v ti:
hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
học viện kỹ thuật quân sự
Ngy ... thỏng ... nm 2014


9

Tôi xin cam đoan:
Những kết quả được trình bày trong Luận văn là hoàn toàn trung
thực, của tôi, không vi phạm bất cứ điều gì trong Luật Sở hữu trí tuệ và
Pháp luật của Việt Nam.
Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN SỸ HOÀNG


10

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ......................................................................................................
Bản cam đoan......................................................................................................
Mục lục................................................................................................................
Tóm tắt luận văn..................................................................................................
Danh mục các chữ viết tắt...................................................................................
Danh mục các đồ thị............................................................................................
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN
THÔNG
1.1. Dịch vụ viễn thông....................................................................................4
1.1.1. Khái niệm dịch vụ, dịch vụ Viễn thông............................................4
1.1.2. Đặc điểm, vai trò của dịch vụ Viễn thông........................................6
1.2. Kinh doanh dịch vụ Viễn thông............................................................17
1.2.1. Khái niệm kinh doanh dịch vụ Viễn thông....................................17
1.2.2. Đặc điểm kinh doanh dịch vụ Viễn thông......................................18
1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh các dịch vụ
Viễn Thông..................................................................................................18
1.3. Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông............................................24
1.3.1 Nội hàm phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông.......................25
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông...26
Kết luận chương 1.........................................................................................30
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
TẠI VNPT NGHỆ AN


11

2.1 Đặc điểm kinh doanh dịch vụ Viễn thông ở Nghệ An..........................31
2.1.1 Vị trí địa lý và kinh tế xã hội của Nghệ An.....................................31
2.1.2 Những đặc điểm của Nghệ An trong kinh doanh dịch vụ viễn
thông............................................................................................................31
2.2. Tổng quan về VNPT Nghệ An...............................................................32
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của VNPT Nghệ An....................................32
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của VNPT Nghệ An...............................................33
2.3. Tình hình phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông..........................35
2.3.1 Môi trường kinh doanh dịch vụ Viễn thông...................................35

2.3.2 Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông......................................35
2.4. Đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của
VNPT Nghệ An..............................................................................................50
2.4.1. Kết quả đạt được..............................................................................50
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.....................................................53
Kết luận chương 2.........................................................................................57
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN
THÔNG TẠI VNPT NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
3.1. Tư tưởng chỉ đạo đối với các giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ
viễn thông của VNPT Nghệ An....................................................................58
3.1.1. Mục tiêu phương hướng phát triển của Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam...........................................................................................58
3.1.2. Mục tiêu phương hướng của VNPT Nghệ An...............................59
3.2. Một số giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của VNPT
Nghệ An..........................................................................................................62
3.2.1. Nhóm giải pháp về dịch vụ Viễn thông cung cấp..........................62
3.2.2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực................................................63


12

3.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT
Nghệ An.......................................................................................................67
3.2.4. Một số giải pháp khác......................................................................74
Kết luận chương 3.........................................................................................81
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................82
1. Kết luận...................................................................................................82
2. Kiến nghị.................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................86



13

Tóm tắt luận văn
Họ và tên: Nguyễn Sỹ Hoàng
Lớp: Quản Lý KH&CN

Khóa: K24

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Trần Văn Lộc
Tên đề tài: Một số giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của
VNPT Nghệ An
Tóm tắt luận văn.
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh dịch vụ
viễn thông; Khảo sát thực trạng kinh doanh dịch vụ viễn thông của VNPT
Nghệ An. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và phân tích nguyên nhân; Trên cơ
sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của
VNPT Nghệ An giai đoạn 2015 đến 2020.


14

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BỘ TT&TT

: Bộ Truyền Thông Và Thông Tin

BCVT


: Bưu Chính Viễn Thông

CBCNV

: Cán Bộ Công Nhân Viên

CNTT

: Công Nghệ Thông Tin

ĐTCĐ

: Điện thoại cố định

XDCB

: Xây dựng cơ bản

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

ADSL

: Asymmetric Digital Subscriber Line

ATM

: Automated Teller Machine


BTS

: Base Transceiver Station

EDGE

: Enhanced Data Rates for GSM Evolution

FTTH

: Fiber To The Home

FMC

: Fixed Mobile Converged

GPRS

: General Packet Radio Service

GPON

: Gigabit Passive Optical Network

IMS

: IP Multimedia Subsystem

LTE


: Long Term Evolution

MAN-E

: Metropolitan Area Network - Ethernet

NP

: Network Performance

NGN

: Next Generation Networks

QoS

: Quality of Serice

SHDSL

: Symetric High-Bit rate Digital Subscriber Line

VNPT

: Vietnam Posts and Telecommunications Group

WAN

: Wide Area Network


WTO

: World Trade Organization


15

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Trang
Đồ thị 2.1: Tình hình tổng hợp thuê bao từ năm 2010-2013.......................39
Đồ thị 2.2: Doanh thu dịch vụ điện thoại cố định ......................................43
Đồ thị 2.3: Doanh thu dịch vụ Internet băng rộng .....................................44
Đồ thị 2.4: Doanh thu dịch vụ mạng di động .............................................47
Đồ thị 2.5: Thị phần điện thoại cố định, gphone năm 2013 .......................47
Đồ thị 2.6: Thị phần Internet băng rộng năm 2013 ....................................48
Đồ thị 2.7: Thị phần dịch vụ mạng di động năm 2013 ...............................49


1

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự phát
triển như vũ bão của viễn thông, công nghệ thông tin, ngành viễn thông là
một trong những ngành có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước, được coi là ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, đi tắt
đón đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngày
18/10/2001 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 158/2001/QĐ-TTg phê
duyệt Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020, trong đó đã khẳng định quan điểm “Bưu chính,

Viễn thông Việt Nam trong mối liên kết với tin học, truyền thông tạo thành cơ
sở hạ tầng thông tin quốc gia, phải là ngành mũi nhọn, phát triển mạnh hơn
nữa, cập nhật thường xuyên công nghệ và kỹ thuật hiện đại. Phát triển đi đôi
với quản lý và khai thác có hiệu quả, nhằm tạo điều kiện ứng dụng và thúc
đẩy phát triển công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của toàn xã hội, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước và nâng cao dân trí”. Trong những
năm qua, ngành viễn thông Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp ngày
càng cao vào tăng trưởng GDP của cả nước, tạo thêm nhiều việc làm cho xã
hội. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh liên tục những năm qua, từ năm
2006 đến 2010 doanh thu viễn thông tăng liên tục từ hơn 2,7 tỷ USD lên 9,4
tỷ USD, sau 5 năm doanh thu viễn thông tăng gấp 3,3 lần, đặc biệt ngành viễn
thông cùng với giao thông vận tải… đã góp phần phát triển hạ tầng cơ sở
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên bước sang năm 2011 doanh thu viễn thông bị sụt giảm lớn
xuống gần còn 7 tỷ USD, giảm 26%. Sau một thời gian tăng trưởng nhanh và
nóng, ngành viễn thông, nhất là viễn thông di động đã bước sang giai đoạn
bão hòa về thuê bao nhưng dịch vụ gia tăng trên nền di động vẫn chưa phát


2

triển và đang có nhiều cơ hội để gia tăng doanh thu và lợi nhuận, dịch vụ
internet có nhiều tiềm năng để phát triển. Điều này đã tạo ra nhiều thách thức
to lớn tới khả năng phát triển, kinh doanh thời gian tới của VNPT nói chung
và VNPT Nghệ An nói riêng. Do ảnh hưởng của nền kinh tế đang suy thoái,
mức thu nhập của người dân thấp, đồng thời Nghệ An đang còn là một tỉnh
gặp nhiều khó khăn, phải gánh chịu nhiều thiên tai lũ lụt nên VNPT Nghệ An
gặp không ít khó khăn trong công tác đầu tư xây dựng, mua sắm vật tư, phát
triển mạng lưới cung cấp dịch vụ Viễn thông. Với những gì đã và đang làm
được thời gian qua, VNPT Nghệ An hiểu rằng, cần phải nỗ lực hơn nữa trong

thời gian tới nhất là khâu chất lượng và dịch vụ chăm sóc khách hàng. Nghiên
cứu đưa ra những bước mang tính đột phá để phát triển dịch vụ viễn thông
nhằm thúc đẩy sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo doanh thu cao, thúc đẩy
sự phát triển chung của nền kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An là hành trang cần
thiết hơn bao giờ hết, là giải pháp toàn diện nhằm phát triển kinh doanh dịch
vụ viễn thông của VNPT Nghệ An hiện nay và giai đoạn 2015 - 2010.
Việc nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng sản xuất kinh
doanh sẽ làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh, phát
triển kinh doanh, đưa VNPT Nghệ An trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật mũi
nhọn của tỉnh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay là một đòi hỏi
thực tiễn cấp thiết đặt ra. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách đó, tác giả đã lựa
chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ Viễn
thông của VNPT Nghệ An” để thực hiện luận văn thạc sỹ của mình.
Mục tiêu của luận văn
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông;
- Khảo sát thực trạng kinh doanh dịch vụ viễn thông của VNPT Nghệ
An. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và phân tích nguyên nhân;
- Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của


3

VNPT Nghệ An giai đoạn 2015 đến 2020;
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông của VNPT Nghệ An.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp
duy vật biện chứng; Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp chuyên
gia…
Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận - khuyến nghị và các danh mục tài liệu
tham khảo luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh dịch vụ Viễn thông
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ Viễn thông tại
VNPT Nghệ An.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ Viễn thông
tại VNPT Nghệ An giai đoạn 2015 - 2020.


4

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
1.1. Dịch vụ viễn thông
1.1.1. Khái niệm dịch vụ, dịch vụ Viễn thông
Khái niệm về dịch vụ
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ nhưng ta có thể đưa ra
một quan điểm chung nhất về dịch vụ như sau: Dịch vụ là những hoạt động
lao động tạo ra các sản phẩm hàng hoá không tồn tại dưới hình thái vật thể,
không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu, nhằm thoả mãn kịp thời các nhu
cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.
Bất kỳ một tổ chức sản xuất dịch vụ nào cũng đều hình thành những hệ
thống cung ứng về dịch vụ của mình. Không có các hệ thống này thì không
thể có dịch vụ. Mỗi một loại dịch vụ cụ thể đều gắn liền với một hệ thống
cung ứng nhất định. Hệ thống này lại gắn kết với những ý tưởng, chất lượng
dịch vụ của doanh nghiệp và mức độ cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
Chính vì vậy khi đề cập đến dịch vụ không thể không nói đến hệ thống cung
cấp dịch vụ.

Hệ thống cung ứng dịch vụ bao gồm các yếu tố: vật chất và con người
được tổ chức chặt chẽ theo một hệ thống phối hợp hướng tới khách hàng
nhằm đảm bảo thực hiện quá trình cung cấp và sử dụng dịch vụ một cách có
hiệu quả. Các yếu tố trong hệ thống bao gồm: khách hàng, cơ sở vật chất cần
thiết cho việc cung cấp dịch vụ, người cung ứng dịch vụ, hệ thống tổ chức nội
bộ và bản thân dịch vụ. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
trong hệ thống. Nếu có sự thay đổi một yếu tố này đều dẫn tới sự thay đổi
toàn hệ thống và thay đổi loại hình dịch vụ. Hệ thống bao hàm quá trình hoạt


5

động có định hướng, bao gồm các yếu tố vô hình và hữu hình, các yếu tố vật
chất và tâm lý tình cảm đan xen nhau trong quá trình tạo ra dịch vụ.
Khái niệm về dịch vụ viễn thông
Sản phẩm dịch vụ viễn thông rất đa dạng và phong phú nó bao gồm cả
sản phẩm hữu hình là các thiết bị viễn thông và sản phẩm vô hình là các dịch
vụ viễn thông. Trong đó dịch vụ viễn thông có một đặc điểm chung nhất đó là
kết quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức. Kết quả có ích của quá trình
truyền đưa tin tức được tạo nên bởi 3 tính chất cơ bản sau:
Tin tức cần được chuyển giao chính xác đến người nhận tin
Nội dung truyền đưa tin tức phải được đảm bảo nguyên vẹn
Tin tức cần phải được đưa kịp thời đến người nhận tin
Trong dịch vụ viễn thông tồn tại hai khái niệm về sản phẩm dịch vụ đó
là:
Sản phẩm hoàn chỉnh là kết quả cuối cùng trong hoạt động sản xuất của
tất cả các đơn vị viễn thông về việc truyền đưa một loại tin tức hoàn chỉnh
nào đó từ người gửi đến người nhận. Ví dụ: Truyền số liệu, điện thoại… từ
người gửi đến người nhận.
Sản phẩm công đoạn: là kết quả có ích trong hoạt động sản xuất của

từng đơn vị viễn thông về việc truyền đưa một loại tin tức ở một giai đoạn
nhất định của quá trình sản xuất hoàn chỉnh.
Theo pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, dịch vụ viễn thông là dịch vụ
truyền đưa, lưu trữ và cung cấp thông tin bằng hình thức truyền dẫn, phát thu
những ký hiệu tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh hình ảnh thông qua mạng
lưới viễn thông công cộng do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cung
cấp.
Như vậy viễn thông là một trong các dạng trao đổi thông tin và là hình
thức trao đổi thông tin hiện đại nhất.


6

1.1.2. Đặc điểm, vai trò của dịch vụ Viễn thông
1. Đặc điểm dịch vụ Viễn thông.
Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ
yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện
tạo ra các sản phẩm dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản xuất
vật chất. Do đó dịch vụ viễn thông mang đầy đủ tính chất của một loại hình
dịch vụ và nó còn có những đặc điểm riêng của ngành viễn thông.
Dịch vụ viễn thông có những đặc điểm sau:
Tính vô hình của sản phẩm dịch vụ viễn thông
Đặc điểm cơ bản của sản phẩm viễn thông là không phải sản phẩm vật
chất chế tạo mới, không phải là hàng hóa cụ thể, mà là hiệu quả có ích của
quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận, sản phẩm viễn
thông thể hiện dưới dạng dịch vụ.
Để tạo ra sản phẩm viễn thông cần có sự tham gia của các yếu tố sản
xuất như: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.
- Lao động viễn thông bao gồm: lao động công nghệ, lao động quản lý
và lao động bổ trợ.

- Tư liệu lao động viễn thông: là những phương tiện, thiết bị thông tin
dung để truyền đưa tin tức như thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn,
phương tiện vận chuyển, nhà cửa,…
- Đối tượng lao động viễn thông: là những tin tức như cuộc đàm thoại,
thư điện tử, bức fax,…
Do đặc tính vô hình của dịch vụ viễn thông nên ngành viễn thông cần
quan tâm đến việc truyền đưa tin tức phải đảm bảo chính xác, trung thực và
có chính sách chiêu thị thích hợp.
Sự phát triển của các dịch vụ viễn thông phụ thuộc rất nhiều vào sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vào sự phát triển của các ngành kinh tế


7

quốc dân, vào mức sống của người dân…, hay nói cách khác sự tăng trưởng
của các dịch vụ viễn thông phụ thuộc vào sự tăng trưởng của các ngành kinh
tế quốc dân trong mối quan hệ liên ngành phức tạp; phụ thuộc vào mối quan
hệ giữa sản xuất và tiêu dùng; quan hệ về cơ cấu tiêu dùng hợp lý của mỗi cá
nhân và của toàn xã hội.
Hoạt động của xã hội rất đa dạng và phong phú. Do đó các tin tức
truyền đưa qua mạng lưới viễn thông cũng rất đa dạng, thể hiện dưới các dạng
âm thanh, hình ảnh, chữ viết,… và các yêu cầu về truyền đưa tin tức cũng rất
khác nhau. Ngành viễn thông không nên thụ động trông chờ vào sự xuất hiện
nhu cầu của người sử dụng mà cần phải có những chiến lược, chính sách và
biện pháp nhằm không ngừng mở rộng nhu cầu dịch vụ viễn thông.
Để việc truyền đưa tin tức đảm bảo chính xác, trung thực đòi hỏi việc
trang bị kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất trong viễn thông phải tuân theo
những quy định rất chặt chẽ. Đồng thời để truyền đưa các dạng tin tức khác
nhau, cần phải sử dụng nhiều loại thiết bị thông tin khác nhau, nhiều công
nghệ khác nhau và nhiều loại lao động có ngành nghề khác nhau.

Chu kỳ tạo ra sản phẩm viễn thông bao gồm nhiều giai đoạn của quá
trình sản xuất, bắt đầu từ lúc nhận tin tức từ người gửi và kết thúc là phát cho
người nhận. Hiệu quả có ích của loại dịch vụ này chính là sản phẩm của
ngành viễn thông. Các dịch vụ viễn thông không tồn tại dưới dạng vật chất
nên khách hàng khó có thể đánh giá được giá trị dịch vụ viễn thông mà họ
nhận được. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp không thể trưng bày, kiểm tra các
dịch vụ viễn thông.
Vì là sản phẩm phi vật chất nên sản phẩm viễn thông không tồn tại
ngoài quá trình sản xuất, không thể tồn trữ và thay thế được. Do đó, đòi hỏi
sản phẩm viễn thông phải có chất lượng cao. Để đạt được điều này, yêu cầu


8

phải được trang bị kĩ thuật và quy trình công nghệ hiện đại và tổ chức tốt tất
cả các khâu.
Đặc điểm phi vật chất của sản phẩm còn được thể hiện ở sự vắng mặt
của nguyên vật liệu cơ bản trong quá trình tạo ra sản phẩm. Điều này ảnh
hưởng đến cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ viễn thông: chi phí
nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng không đáng kể, phần chi phí chủ yếu tập trung
ở tiền lương trả cho lao động. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cần
áp dụng các biện pháp sao cho phù hợp.
Quá trình sản xuất kinh doanh viễn thông mang tính dây chuyền
Đặc điểm của ngành viễn thông là quá trình sản xuất của nó được phân
bố trên khắp lãnh thổ đất nước, thậm chí ở tại nhiều quốc gia khác nhau chứ
không kết thúc trong một doanh nghiệp, một công ty. Để cung cấp dịch vụ
viễn thông cho khách hàng cần có sự phối hợp của nhiều đơn vị liên quan
trong ngành viễn thông tham gia, mỗi đơn vị thực hiện một công việc nhất
định trong quá trình truyền đưa tin tức hoặc là giai đoạn đi, hoặc giai đoạn
đến, giai đoạn quá giang. Từng cơ quan riêng biệt nói chung không thể tạo ra

sản phẩm hoàn chỉnh, cũng như hiệu quả có ích cho người sử dụng, nhưng nó
thực hiện những công việc cần thiết để xử lý lưu lượng, phục vụ hệ thống
chuyển mạch và đường truyền dẫn, kết quả cuối cùng là đảm bảo hoàn thành
dịch vụ - sản phẩm hoàn chình. Do vậy để đảm bảo chất lượng tin tức truyền
đưa cần phải có qui định thống nhất về thể lệ thủ tục khai thác các dịch vụ
viễn thông, qui trình khai thác, bảo dưỡng thiết bị thông tin, chính sách đầu tư
phát triển mạng một cách phù hợp, thống nhất về đào tạo cán bộ, cần có sự
phối hợp chặt chẽ về kỹ thuật, nghiệp vụ, lao động trên phạm vi rộng lớn, trên
qui mô cả nước và mở rộng ra phạm vi thế giới.
Đặc điểm này đòi hỏi sự thống nhất và tính kỷ luật cao trong việc đảm
bảo kỹ thuật mạng lưới, sự thống nhất về nghiệp vụ trong tổ chức khai thác;


9

đòi hỏi phải có sự chỉ huy thống nhất từ một trung tâm và sự gắn bó giữa hoạt
động viễn thông trong nước và quốc tế.
Trong ngành viễn thông tồn tại hai khái niệm về sản phẩm đó là:
- Sản phẩm hoàn chỉnh: là kết quả có ích cuối cùng trong hoạt động sản
xuất của tất cả các bộ phận viễn thông về việc truyền đưa một loại tin tức
hoàn chỉnh nào đó như truyền đưa Fax, điện báo, điện thoại,... từ người gửi
đến người nhận.
- Sản phẩm công đoạn: là kết quả có ích trong hoạt động sản xuất của
các đơn vị cơ sở về truyền đưa tin tức ở một giai đoạn nhất định của quá trình
sản xuất hoàn chỉnh.
Có nhiều bộ phận viễn thông tham gia vào quá trình truyền đưa một tin
tức hoàn chỉnh, trong khi đó việc thanh toán cước chỉ diễn ra ở một nơi
thường là nơi chấp nhận tin tức đi. Chẳng hạn như bộ phận thu cước khi chấp
nhận cước điện thoại được thu ở thuê bao chủ gọi.
Quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm

Dịch vụ viễn thông được sản xuất và tiêu dùng cùng thời điểm, nghĩa là
quá trình sử dụng không thể tách rời khỏi quá trình sản xuất, hay nói cách
khác hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức được tiêu dùng ngay
trong quá trình sản xuất. Đặc điểm này thể hiện rõ nhất trong điện thoại, nơi
mà quá trình truyền đưa tín hiệu điện thoại - quá trình sản xuất, được thực
hiện với sự tham gia của người nói - quá trình tiêu thụ. Với đặc điểm này ta
nhận thấy rằng:
- Dịch vụ viễn thông không có tồn kho.
- Chất lượng dịch vụ viễn thông cần phải được thường xuyên cải thiện
và nâng cao bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng. Đối với bất kỳ
ngành sản xuất nào chất lượng sản phẩm cũng là vấn đề quan tâm hàng đầu,
đặc biệt là đối với ngành Viễn thông. Bởi lẽ đối với các ngành khác sản phẩm


10

sau khi sản xuất ra phải được kiểm tra chất lượng trước khi đưa ra thị trường,
người tiêu dùng có thể từ chối không mua sản phẩm có chất lượng kém hoặc
chấp nhận mua với giá rẻ hơn. Còn trong lĩnh vực viễn thông, dù muốn hay
không người tiêu dùng cũng phải sử dụng những sản phẩm mà ngành đã tạo
ra.
Trong viễn thông quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản
phẩm.
Người sử dụng sản phẩm dịch vụ viễn thông tiếp xúc trực tiếp với
nhiều khâu sản xuất của doanh nghiệp viễn thông. Chất lượng hoạt động viễn
thông ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng và ngược lại trình độ sử dụng các
dịch vụ viễn thông của khách hàng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
viễn thông.
Do đặc điểm không thể tách rời giữa quá trình sản xuất và quá trình tiêu
thụ nên đòi hỏi người tiêu dùng khi sử dụng các dịch vụ viễn thông thường

phải có mặt tại các vị trí, địa điểm của Bưu điện hay phải có các thiết bị bưu
điện như máy thuê bao. Vì vậy, để thu hút và đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu
của khách hàng, ngành Viễn thông cần sớm phát triển mạng lưới thông tin
rộng khắp để đưa dịch vụ viễn thông đến mọi đối tượng sử dụng.
Vì quá trình tiêu dùng không tách rời quá trình sản xuất nên ngành viễn
thông thường thu cước phí trước khi phục vụ khách hàng sử dụng. Đối với
các cơ quan, xí nghiệp, cá nhân có ký hợp đồng với doanh nghiệp viễn thông,
có thể sử dụng dịch vụ viễn thông trước và thanh toán sau vào một thời điểm
quy định trong tháng. Do vậy trong ngành Viễn thông xuất hiện khái niệm
Bưu điện phí ghi nợ.
Tải trọng không đồng đều theo thời gian và không gian
Tải trọng là lượng tin tức được truyền đến yêu cầu một cơ sở sản xuất
nào đó của Viễn thông phục vụ trong một khoảng thời gian nhất định.


11

Ngành Viễn thông là ngành truyền đưa tin tức, để quá trình truyền đưa
tin tức có thể diễn ra cần phải có tin tức, và mọi tin tức đều do khách hàng
mang đến. Như vậy nhu cầu về truyền đưa tin tức quyết định sự tồn tại và
phát triển của ngành Viễn thông. Lượng tin tức phụ thuộc vào nhu cầu truyền
đưa thông tin của khách hàng. Tuy nhiên, nhu cầu truyền đưa thông tin rất đa
dạng. Nó xuất hiện không đồng đều về không gian và thời gian. Nhu cầu về
truyền đưa tin tức có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, ở đâu có con người thì ở
đó có nhu cầu về thông tin. Do vậy cần bố trí các phương tiện thông tin trên
phạm vi cả nước, bố trí mạng lưới hợp lí và thống nhất về kỹ thuật, nghiệp vụ
để mạng lưới quốc gia có thể hoà nhập với mạng lưới quốc tế. Nhu cầu truyền
đưa tin tức phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội của mỗi địa phương. Khi tổ chức mạng lưới, dịch vụ viễn thông cần
phải đảm bảo sự cân đối giữa nhu cầu và khả năng trong hiện tại và tương lai.

Nhu cầu về truyền đưa tin tức xuất hiện không đồng đều theo thời gian
và phụ thuộc vào nhịp độ sinh hoạt của xã hội, lượng nhu cầu khá lớn vào giờ
làm việc của các cơ quan, doanh nghiệp, vào các kỳ báo cáo, các ngày lễ tết,...
Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức quá trình sản xuất kinh
doanh của ngành Viễn thông.
- Về thời gian: tải trọng sẽ biến động không đồng đều giữa các giờ
trong ngày, giữa các ngày trong tuần, giữa các tháng trong năm. Lượng tin tức
luôn chiếm tỷ trọng khá lớn từ 6 giờ sáng đến 23 giờ đêm, do đó khi thực hiện
việc truyền đưa thông tin ngoài khoản thời gian này khách hàng sẽ được giảm
30% cước phí, hoặc khi khách hàng thực hiện các cuộc gọi vào ngày thứ bảy,
chủ nhật, ngày lễ, Tết sẽ được giảm 30% cước phí so với những ngày khác.
- Về không gian: tải trọng sẽ biến động không đồng đều giữa các vùng
trong một nước, giữa các chiều trên cùng một tuyến.


12

Sự dao động không đồng đều của tải trọng cùng với những qui định về
tiêu chuẩn chất lượng đã được đặt ra khiến các đơn vị kinh doanh viễn thông
không thể tích lũy tin tức được mà phải tiến hành truyền đưa tin tức đảm bảo
thời gian truyền đưa thực tế nhỏ hơn hoặc bằng thời hạn kiểm tra.
Trong điều kiện yêu cầu phục vụ không đồng đều, nhưng phải thỏa mãn
tốt mọi nhu cầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn
thông phải dự rữ đáng kể năng lực sản xuất như phương tiện, thiết bị thông
tin, nguồn lao động, tài hính,... Do vậy, chi phí lao động trong ngành Viễn
thông cao hơn so với các chi phí khác. Chính sự không đồng đều của tải trọng
viễn thông đã làm cho hệ số sử dụng trang thiết bị và hệ số sử dụng lao động
bình quân của ngành thường thấp hơn các ngành khác. Vì vậy, cần hiểu rõ và
sử dụng các nguồn dự trữ một cách khoa học để tránh lãng phí, tăng hiệu quả
sản xuất và thỏa mãn nhu cầu truyền đưa thông tin của khách hàng.

Tóm lại, Viễn thông là ngành vừa phục vụ vừa kinh doanh nên phải tính
đến hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các yếu tố sản xuất, đồng thời phải đảm
bảo chất lượng thông tin cao nhất với chi phí thấp nhất. Để giải quyết tốt vấn
đề này, cần nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống tính quy luật của tải
trọng. Trên cơ sở đó, tổ chức tốt quá trình sản xuất và quản lý khai thác thiết
bị một cách hợp lý.
2. Các loại hình dịch vụ Viễn thông
Trong luật viễn thông thì có các loại hình dịch vụ sau:
Dịch vụ cơ bản: là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua
mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình, nội dung tin
tức.
Dịch vụ giá trị gia tăng: là dich vụ tăng thêm giá trị thông tin của người
sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung


13

cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn
thông hoặc Internet.
Dịch vụ internet gồm có:
Dịch vụ kết nối Internet: là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với
Internet quốc tế.
Dịch vụ truy cập Internet: là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả
năng truy nhập Internet
Dịch vụ ứng dụng Internet trong Bưu chính Viễn thông: là dịch vụ sử
dụng Internet để cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông cho người sử dụng.
Dịch vụ di động: Với vai trò là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong
lĩnh vực viễn thông, và là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam
hiện nay, các dịch vụ viễn thông mà Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt

Nam cung cấp rất đa dạng và phong phú, bao gồm các dịch vụ sau: Dịch vụ di
động trả trước, dịch vụ di động trả sau, dịch vụ viễn thông cơ bản, dịch vụ
cộng thêm, dịch vụ giá trị gia tăng.
Dịch vụ viễn thông cơ bản: là dịch vụ truyền đưa tức thời thông tin của
người sử dụng dưới dạng ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình
ảnh thông qua mạng viễn thông hoặc internet mà không làm thay đổi loại hình
hoặc nội dung thông tin được gửi và nhận qua mạng.
Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm: Dịch vụ điện thoại; Dịch vụ truyền
số liệu; Dịch vụ truyền hình hội nghị; Dịch vụ thuê kênh; Dịch vụ tổng đài
riêng.
Các dịch vụ cộng thêm: là dịch vụ được cung cấp thêm đồng thời cùng
với các dịch vụ cơ bản, góp phần làm phong phú và hoàn thiện thêm các dịch
vụ viễn thông. Bao gồm:


14

Dịch vụ cộng thêm được cung cấp trên mạng điện thoại cố định như:
Dịch vụ báo thức tự động; Dịch vụ báo thức tự động; Dịch vụ quay số rút
gọn; Dịch vụ chuyển cuộc gọi tạm thời; Dịch vụ 108/1080; Dịch vụ khóa
cuộc gọi đi liên tỉnh và quốc tế …
Dịch vụ cộng thêm trong điện thoại quốc tế có điện thoại viên trợ giúp
như: Dịch vụ điện thoại gọi số; Dịch vụ giới hạn thời gian đàm thoại; Dịch vụ
điện thoại thu cước ở người được gọi …
Dịch vụ giá trị gia tăng: là dịch vụ làm gia tăng giá trị sử dụng thông
tin của người sử dụng bằng cách hoàn thiện loại hình hoặc nội dung thông tin,
cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin. Bao gồm: Dịch vụ viễn thông
khẩn cấp; Dịch vụ báo hỏng số thuê bao điện thoại cố định …
Dịch vụ internet bao gồm : Dịch vụ kết nối internet, Dịch vụ truy nhập
internet.

Các dịch vụ ứng dụng internet trong viễn thông có các dịch vụ sau:
Dịch vụ FiberVNN, dịch vụ MEGAVNN
Dịch vụ di động gốm có hai hình thức sau:
Dịch vụ di động trả sau: là loại hình dịch vụ được ra đời từ ngày thành
lập mạng ĐTDĐ VinaPhone và được thanh toán cước vào cuối tháng.
Dịch vụ di động trả trước: là dịch vụ cho phép khách hàng có thể kiểm
soát mức chi tiêu của mình bằng cách thanh toán cước phí ngay sau mỗi cuộc
gọi. Khi khách hàng thực hiện cuộc gọi, cước phí sẽ được tự động trừ dần vào
số dư tài khoản.
Dịch vụ 3G: là dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp từ máy điện thoại di
động thông qua các công nghệ truyền dữ liệu GPRS/EDGE/3G của mạng
Vinaphone.


15

Dịch vụ MYTV: là dịch vụ truyền hình đa phương tiện do Tập đoàn
BCVT Việt Nam cung cấp, mang đến cho khách hàng hình thức giải trí khác
biệt đó là truyền hình theo yêu cầu.
Dịch vụ truyền số liệu: (MegaWan) là dịch vụ kết nối mạng máy tính
trong nước và quốc tế bằng đường dây thuê bao SHDSL (công nghệ đường
dây thuê bao đối xứng) và ADSL (công nghệ đường dây thuê bao bất đối
xứng), kết hợp với công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức và mạng riêng
ảo.
Dịch vụ NGN gồm có các dịch vụ như: Dịch vụ miễn cước người gọi –
1800, Dịch vụ thông tin, giải trí, thương mại – 1900.
Tóm lại các sản phẩm dịch vụ viễn thông rất đa dạng và phong phú.
Đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập, đòi hỏi các doanh nghiệp
viễn thông không ngừng phát triển thêm nhiều dịch vụ mới để đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của khách hàng, góp phần mang lại doanh thu và cơ hội

tìm kiếm lợi nhuận, đây là điều bất kỳ một doanh nghiệp viễn thông nào cũng
luôn mong đợi.
3. Vài trò của ngành Viễn thông và dịch vụ Viễn thông đối với nền
kinh tế quốc dân
Ngành viễn thông là một ngành cơ sở hạ tầng quan trọng đối với mọi
nền kinh tế phát triển ngày nay. Sự phát triển của ngành Viễn thông ảnh
hưởng tới sự phát triển của xã hội và phản ánh mức độ phát triển của nền kinh
tế. Mặt khác chính sự phát triển của nền kinh tế đất nước cũng có tác dụng
thúc đẩy và quyết định đến sự phát triển của ngành Viễn thông.
Ngành Viễn thông phát triển sẽ làm tăng vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế, tăng cường các mối quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa quốc
tế. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế thì vai trò của ngành Viễn
thông càng trở nên quan trọng hơn.


16

Trên thế giới đã có nhiều công trình, nhiều chuyên gia nghiên cứu và
đánh giá vai trò của viễn thông trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội,
tức là nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế quốc dân của việc phát triển
thông tin viễn thông. Các tài liệu nghiên cứu đã cho thấy rằng phát triển các
phương tiện thông tin viễn thông là yếu tố tiết kiệm thực tế lao động, vật tư,
tiền vốn cho tất cả các ngành kinh tế sử dụng các phương tiện thông tin trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Lợi ích của các dịch vụ viễn thông thể hiện rất rõ trong công nghiệp và
trong thương mại. Sự phát triển công nghiệp đòi hỏi phải có sự phối hợp của
hàng loạt các hoạt động như cung ứng, tuyển dụng, điều phối lao động,
nghiên cứu thị trường, thanh toán, lưu trữ,… Còn hoạt động thương mại vốn
là hoạt động xử lý thông tin. Việc mua bán, môi giới, vận chuyển,… có hiệu
quả luôn đòi hỏi phải có thông tin kịp thời về giá cả, mức độ cung ứng và tiêu

thụ,… đối với hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ. Nếu thiếu các dịch vụ
viễn thông thì các hoạt động trên sẽ không có hiệu quả. Đặc biệt, khi cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, công nghệ viễn thông
càng mới càng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động công nghiệp và
thương mại.
Ngành Viễn thông là công cụ đắc lực phục vụ cho sự lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là an
ninh quốc phòng, thông qua việc truyền đưa các đường lối chính sách của
Đảng, các văn bản, các quy phạm pháp luật từ Trung ương đến địa phương
một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác và an toàn.
Ngành Viễn thông đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh
tế quốc dân phát triển, là ngành trực tiếp tạo ra tổng sản phẩm xã hội và thu
nhập quốc dân.


×