Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kinh tế xây dựng - Chương 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.66 KB, 4 trang )

Chương 4. Hạch toán kinh tế trong xây dựng.
4-
1

Chương 4.
HẠCH TOÁN KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG.
4.1.Những khái niệm và nguyên tắc căn bản của hạch toán kinh tế.
4.1.1.Khái niệm
Hạch toán kinh tế là1 phương pháp quản lý kinh tế theo kế hoạch toàn diện của Nhà
nước, nó đòi hỏi phải tính toán so sánh hiệu quả kinh tế của từng chủ trương, từng biện
pháp kỹ thuật. Hạch toán kinh tế phát huy cao độ tinh thần làm chủ tập thể, tinh thần hợp
tác chủ động sáng tạo của từng người, từng đơn vị, từng cấp, từng ngành trong mọi lĩnh
vực s
ản xuất kinh tế để chi phí lao động xã hội là ít nhất mà vẫn đạt được hiệu quả cao
nhất.
Mục tiêu của hạch toán kinh tế là thực hiện các biện pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật
để tiết kiệm góp phần nâng cao thu nhập của người lao động và phát triển càng tích luỹ
phát triển sản xuất.
4.1.2.Tác dụng
- Điều kiện để thực hiện quan điểm kinh doanh theo cơ chế thị trường, tăng cường
trách nhiệm vật chất, chống lãng phí, tham ô, tăng cường tiết kiệm.
- Làm cho cán bộ và công nhân viên phát triển tính năng động sáng tạo và chủ động
trong sản xuất kinh doanh, quan tâm đến năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc.
- Tạo điều kiện tốt để thực hiện chế
độ trách nhiệm đặc biệt là của thủ trưởng, phát
huy tính tích cực sáng tạo của người tham gia quá trình sản xuất.
- Hạch toán kinh tế còn là động cơ kích thích mọi tập thể cá nhân và người thông
qua việc phân chia lợi ích 1 cách công bằng và hợp lý.
4.1.3.Các nguyên tắc:
Tự trang trải chi phí và có doanh lợi đây là nguyên tắc quan trọng của hạch toán, nó
đòi hỏi các tập thể và cá nhân phải tự mình tìm mọi biện pháp sản xuất kinh doanh để


đảm bảo hoàn vốn và có lãi
Phải có quyền tự chủ trong điều hành sản xuất kinh doanh, trong nguyên tắc này các
Doanh nghiệp Nhà nước phải có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và tự chủ trách nhiệm
trước pháp luật. Nhà nước chỉ quản lý thông qua luật pháp chế
độ chính sách, các chiến
lược và kế hoạch định hướng cũng như các biện pháp hỗ trợ khi cần thiết
Chịu trách nhiệm vật chất và được khuyến khích vật chất, nguyên tắc này đòi hỏi
mỗi Doanh nghiệp, cá nhân phải chịu trách nhiệm vật chất đối với tài sản của Nhà nước,
của Doanh nghiệp. Phải ý thức quản lý tốt các nguồn lực sản xuất, phải ch
ịu trách nhiệm
vật chất và phải được khen thưởng, khuyến khích bằng vật chất. Tuy nhiên cùng với các
biện pháp vật chất vẫn phải quan tâm đến công tác giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức
pháp luật đối với người lao động.
Thực hiện giám đốc sản xuất kinh doanh bằng đồng tiền. Nguyên tắc này đòi hỏi
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phải được phản ánh, kiểm tra đôn
đốc thông qua các
chỉ tiêu tiền tệ. Đòi hỏi mọi nguồn vốn của Doanh nghiệp phải được sử dụng đúng mục
đích, đúng đối tượng và có hiệu quả. Thực hiện nghiêm chỉnh mọi chế độ về tài chính.
4.2.Phân loại các hình thức hạch toán
Chương 4. Hạch toán kinh tế trong xây dựng.
4-
2

4.2.1.Phân loại theo phạm vi và mối quan hệ sản xuất kinh doanh
1). Hạch toán kinh tế đối ngoại.
Là hạch toán kinh tế có quan hệ với tất cả kinh tế nằm ngoài Doanh nghiệp và đòi
hỏi mọi đơn vị hạch toán phải có đủ tư cách pháp nhân.
- Hạch toán kinh tế đối ngoại của 1 Doanh nghiệp xây dựng chủ yếu là quan hệ
hạch toán đối với chủ đầu tư, đối với các nhà thầu phụ, đối với các đơn vị cung cấp đầu
vào cho quá trình sản xuất, đối với các cơ quan cho vay vốn, các tổ chức tư vấn, các cơ

quan nghiên cứu đào tạo …
- Hạch toán đối ngoại của các doanh nghiệp xây dựng phải dựa trên luật pháp, chế
độ, chính sách và các qui định của Nhà nước liên quan đến xây dựng.
2). Hạch toán kinh tế nội bộ.
Là hạch toán nhằm giải quyết mối quan hệ về sản xuất kinh doanh trong nội bộ 1
Doanh nghiệp.
- Hạch toán n
ội bộ không cần pháp nhân không cần tài khoản tại ngân hàng, không
có hệ thống kế toán hoàn chỉnh.
- Là hạch toán được tiến hành cho tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh
và cho tất cả chỉ tiêu qui định của chế độ hạch toán.
- Đơn vị hạch toán hoàn chỉnh phải có đủ tư cách pháp nhân
3). Hạch toán hoàn chỉnh:
Được áp dụng cho các đơn vị trực thuộc Doanh nghiệp hạch toán hoàn chỉnh.Nó
được áp dụng cho những đơn v
ị có quyền độc lập tự chủ bị hạn chế, không có đủ tư cách
pháp nhân.
4). Hạch toán hạn chế là đơn vị hạch toán nằm trong Doanh nghiệp đơn vị hạch toán hoàn
chỉnh và không hoàn chỉnh. Nó thường được giao 1số chỉ tiêu nhất định.
4.2.2.Phân loại theo cấp quản lý:
Là hạch toán được phân thành các khâu khác nhau của Doanh nghiệp tuỳ theo
nhiệm vụ và quyền hạn.
4.3. Hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp xây dựng.
4.3.1.Hạch toán theo từng hợp đồng xây dựng và từng CTXD
1). Nhiệm vụ:
- Đảm bảo khả năng thắng thầu cho Doanh nghiệp
- Đảm bảo việc thực hiện hợp đồng 1 cách tốt nhất thu được kết quả bằng hoặc lớn
hơn so với dự kiến khi tham gia tranh thầu.
- Đảm bảo tổng kết, rút kinh nghiệm cho việc thực hiện hợp đồng sau được tốt hơn.
2). Nội dung:

- Hạch toán để xác định giá tranh thầu, giá h
ợp đồng với giá thanh toán, giá quyết
toán công trình sau khi thắng thầu.
- Hạch toán để lập tiến độ thi công
Chương 4. Hạch toán kinh tế trong xây dựng.
4-
3

- Hạch toán để tổng kết rút kinh nghiệm.
- Hạch toán để xác định gia tranh thầu và giá hợp đồng và giá thanh toán, quyết toán
công trình là 1 quá trình kéo dài từ khi tranh thầu cho đến khi bàn giao công trình và
thanh quyết toán xong.
- Căn cứ tính toán ở đây là thiết kế bản vẽ thi công đánh giá dự toán chi tiết các qui
định và chính sách đánh giá dự toán chi tiết, các qui định và chính sách của Nhà nước có
liên quan đến ý đồ chiến lược tranh thầu và có biện pháp tổ chức và công nghệ xác định
áp dụng của nhà thầ
u.
* Hạch toán xác định giá tranh thầu.
+ Phương pháp hạch toán dựa trên chi phí xây lắp trực tiếp và các chi phí trực tiếp
khác được tính theo tỷ lệ % bao gồm các khoản:
Chi phí trực tiếp: T
Chi phí chung : C
Thu nhập chịu thuế tính trước: TL
Thuế giá trị gia tăng đầu ra : VAT %
Ngoài ra còn có thể tính các khoản trên theo đơn giá tổng hợp
+ Phương pháp dựa trên sự phân chia thành chi phí bất biến và chi phí khả biến
* Hạch toán để xác định giá trị hợp đồng xây dựng
- Giá tr
ị hợp đồng xây dựng được xác định dựa trên giá dự thầu được bên chủ đầu
tư chấp nhận sau khi thắng thầu.

- Giá hợp đồng được hoàn thành sau khi đã thắng thầu và thương thảo hợp đồng với
chủ đầu tư .
* Hạch toán giá thành quyết toán công trình có 2 loại
- Với hợp đồng không điều chỉnh giá, giá quyết toán công trình chính là giá theo
hợp đồng.
- Với những hợp đồ
ng có điều chỉnh giá, giá hợp đồng và giá quyết toán có thể khác
nhau (do thay đổi thực tế theo ý đồ của chủ đầu tư,do các thay đổi về thiêt kế được
phát hiện trong quá trình thi công,do bất thường của điều kiện nhiên là do sự thay
đổi của giá cả đươc phép tính đến).
* Hạch toán để lập tiến độ thi công
Khi lập giá tranh thầu nhà thầu mới dựa trên các tính toán tổng quát, thiết kế tổ
chức thi công s
ơ bộ và các kinh nghiệm của mình ở các hợp đồng trước, ở giai đoạn thi
công cần phải hạch toán tỷ mỉ chính xác hơn. Nhiệm vụ hạch toán ở giai đoạn này gồm:
- Tính toán lại khả năng thu lợi nhuận kiểm tra lại hiệu số giữa doanh thu và chi phí
khả biến, xác định lại số tiền do hợp đồng thu được để trang trải khoản chi phí
chung và lợi nhuận so vớ
i khi lập giá dự thầu và giá hợp đồng.
- Tiến hành lập các phương án công nghệ xây dựng và phương án tổ chức thi công
để lựa chọn phương án tốt nhất
- Cung cấp các số liệu cho việc kiểm tra chi phí trong quá trình thi công.
Chương 4. Hạch toán kinh tế trong xây dựng.
4-
4

- Tính toán phân chia chi phí cho các bộ phận tham gia thực hiện hoạt động (nhất là
các nhà thầu phụ) phân chia chi phí theo thời gian, xác định khối lượng công việc
phải thực hiện hàng tháng, quý.
- Cung cấp các số liệu để thanh toán trung gian cho các đối tượng tham gia thực

hiện hoạt động
* Hạch toán tổng kết rút kinh nghiệm.
Có nhiệm vụ tính toán, so sánh các chi phí và kết quả đạt được so với khi lập giá dự
thầu giá hợp đồng và giá để lập kế
hoạch thi công. Công tác này được đúc kết lại để làm
kinh nghệm khi thực hiện các hợp đồng tiếp theo.
4.3.2. Hạch toán cho các bộ phận và cho toàn Doanh nghiệp
1). Nhiệm vụ.
- Hạch toán theo các nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hạch toán theo địa điểm và lĩnh vực sản xuất.
- Hạch toán các chỉ tiêu, tính toán để hạch toán nội bộ.
- Xác định các chỉ tiêu để tính toán các chi phí sản xuất.
- Xác định các số liệu cho công tác phân tích và kế hoạch .
2). Nội dung.
Hạch toán chi phí: bao gồm hạch toán theo chủng loạ
i chi phí, theo nơi phát sinh
chi phí, theo loại sản phẩm.
Hạch toán khối lượng công việc hoàn thành: Gồm khối lượng hoàn thành công việc
theo chủng loại công việc, theo các bộ phận sản xuất.
Hạch toán kết quả lợi nhuận của sản xuất:
- Kết quả sản xuất được tính theo lợi nhuận bằng hiệu số giữa giá trị khối lượng
hoàn thành và chi phí để hoàn thành công việc đó.
- Kết quả sả
n xuất được xác định cho từng bộ phận công việc
3). Kế hoạch hạ giá thành được thực hiện ở 3 giai đoạn.
Kế hoạch hạ giá thành theo hợp đồng hoặc theo công trình.
Kế hoạch hạ giá thành được thực hiện ở 3 giai đoạn.
- Giai đoạn lập giá dự thầu.
- Giai đoạn xác định giá hợp đồng.
- Giai đoạn hạch toán chi phí xây dựng .


×