Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Nghiên cứu hệ thống quản lý học tập LMS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 73 trang )

1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
-----------------------------

TRẦN MẠNH HÀ

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP LMS

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI – 2014
1


2

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
-----------------------------

TRẦN MẠNH HÀ

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP LMS

CHUYÊN NGÀNH :

KHOA HỌC MÁY TÍNH

MÃ SỐ: 60.48.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS HOÀNG MINH

HÀ NỘI – 2014

2


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn ký và ghi rõ họ tên

Trần Mạnh Hà

3


4

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin chân
thành cảm ơn sự giúp đỡ này.
Trước hết tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đặc biệt tới PGS.TS Hoàng Minh, người
đã định hướng cho tôi trong việc lựa chọn đề tài, đưa ra những nhận xét quý giá và
trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu của anh Chu Quang
Ngọc và các anh chị công tác tại phòng Công nghệ thông tin - Viện Công Nghệ
Thông Tin và Truyền Thông (CDIT) - Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn
Thông.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quốc tế & Đào tạo sau đại học,
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông đã giúp đỡ, truyền đạt kiến thức cho
tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những người luôn ở bên cạnh
động viên, ủng hộ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này.

4


5

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP LMS
1.1 Tổng quan về E-Learning
1.1.1 Giới thiệu về E-Learning
1.1.2 Các chuẩn thông dụng hiện nay cho E-Learning
1.1.2.1 Chuẩn IMS
1.1.2.2 Chuẩn SCORM
1.2 Hệ thống quản lý học tập LMS
1.2.2 Đặc điểm của LMS

1.2.2.2 Quản lý theo dõi các khóa học
1.2.2.3 Theo dõi tiến trình học của học viên
1.2.2.4 Lập báo cáo
1.2.3 Chức năng của LMS
1.2.4 Mô hình hệ thống của LMS
1.3 Khảo sát một số hệ thống quản lý học tập
1.3.1 Atutor
1.3.2 .LRN
1.3.3 ILIAS
1.3.4 DOKEOS
1.3.5 SAKAI
1.3.6 BLACKBOARD
1.3.7 MOODLE
1.3.8 MỘT SỐ HỆ THỐNG LMS TẠI VIỆT NAM
1.3.8.1 Bkel – Hệ thống hỗ trợ giảng dạy và học tập của Trường ĐHBK.TPHCM
1.3.8.2 Hệ thống học tập trực tuyến của Trường Cao Đẳng Thực Hành FPTPolytechnic

5


6

1.3.8.3 Hệ thống đào tạo trực tuyến của Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải
TP.HCM
1.3.8.4 Hệ thống học tập trực tuyến của Viện Công Nghệ Giáo Dục
1.3.9 So sánh một số phần mềm hệ thống quản lý học tập LMS
1.4 Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH MÃ NGUỒN MỞ MOODLE
2.1 Tổng quan về Moodle
2.1.1 Giới thiệu

2.1.2 Ưu điểm của Moodle
2.1.3 Các nhóm hoạt động của Moodle
2.2 Cấu trúc của Moodle
2.2.2 Mô hình hoạt động của Moodle
2.2.3 Các chức năng của Moodle
2.3 Đánh giá cấu trúc của Moodle với cấu trúc của LMS
2.4 Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MODULE THI TRỰC TUYẾN TRÊN PHẦN MỀM MÃ
NGUỒN MỞ MOODLE
3.1 Phát biểu bài toán
3.2 Xây dựng Module thi trực tuyến thử nghiệm
3.2.1 Tiến hành cài đặt
3.2.2 Xây dựng chức năng quản lý ngân hàng câu hỏi
3.2.3 Một số kết quả chương trình
3.3 Đánh giá Module thi trực tuyến thử nghiệm
3.4 Kết luận chương 3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….65

6


7

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
API
CO
CMS

LMS
E-CMS
LO
IMS

P-CMS

Nghĩa tiếng Anh
Application Programming

Nghĩa tiếng Việt
Giao diện lập trình ứng

Interface
Content Object
Content Management System
Learning Management System

dụng
Đối tượng nội dung
Hệ quản trị nội dung
Hệ quản lý học tập
Hệ quản trị nội dung

Enterprise CMS
Learning Object
Instructinal Management System

thương mại
Đối tượng học tập

Hệ thống quản lý giảng

Publication Content Management

dạy
Hệ quản trị nội dung

System

OSI

Open Systems Interconnection

SCO

Sharable Content Object

thống mở
Đối tượng nội dung có

Transactional Content

thể chia sẻ
Hệ quản trị nội dung giao

Management System
Web Content Management System

dịch
Hệ quản trị nội dung


WBL

Web Based Learning

TBT

Technology-Based Training

Web
Học tập dựa trên Web
Học tập dựa trên công

T-CMS
W-CMS

Multimedia Based Learning
MBL

7

thông dụng
Liên kết giữa các hệ

nghệ
Học tập dựa trên các tập
tin đa phương tiện


8


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Các đặc tả phổ dụng E-Learning………………………………………...6
Hình 1.2: Xu hướng ứng dụng chuẩn ADLvà chuẩn SCORM ……………………9
Hình 1.3: Các Asset khác nhau……………………………………………………10
Hình 1.4: Sự khác biệt của SCO với Asset………………………………………..11
Hình 1.5: Cấu trúc một Content Organization…………………………………….12
Hình 1.6: Mối quan hệ giữa các thành phần của LMS……...………...…………..16
Hình 1.7: Hoạt động của hệ thống LMS…………...………………..….…………16
Hình 1.8: Các chức năng của Dokeos……………………………………………..21
Hình 1.9: Các chức năng chính của Dokeos……………………………………….21
Hình 1.10: Các tính năng của BlackBoard…………………………………………24
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa các thành phần chủ chốt của Moodle…….…………33
Hình 2.2: Mô hình hệ thống học của Moodle……………….……………………..35
Hình 2.3: Sơ đồ tổng thể của Moodle………………….…………………………..39
Hình 3.1: Cài đặt Module mới..................................................................................54
Hình 3.2: Tạo câu hỏi cho ngân hàng đề thi.............................................................55
Hình 3.3: Quản lý câu hỏi.........................................................................................59
Hình 3.4: Thí sinh tham gia vào cuộc thi..................................................................60
Hình 3.5: Quản lý thí sinh.........................................................................................60
Hình 3.6: Thể hiện kết quả của thí sinh....................................................................61
Hình 3.7: Tổng hợp kết quả các thí sinh...................................................................61

8


9

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh một số phần mềm cho hệ thống quản lý học tập LMS..............26


9


10

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài:
Theo Elliott Masie, một chuyên gia nổi tiếng trong ngành công nghệ thông

tin, việc học trực tuyến (E-Learning) là “việc áp dụng công nghệ để tạo ra, cung
cấp, chọn lựa, quản trị, hỗ trợ và mở rộng cách học truyền thống”. Việc phát triển
của Internet, với khả năng giúp học viên tiếp cận liên tục các khóa đào tạo một cách
hiệu quả và tiết kiệm, đã tạo nên một giai đoạn mới cho việc học và dạy đạt đến
những tầm cao mới mà chưa có công nghệ nào có thể cạnh tranh được.
Hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS) là một
tập hợp các công cụ phần mềm được thiết kế để quản lý quá trình đào tạo của người
dùng. LMS được phát triển dưới các bản ghi và bản báo cáo đã được quy ước.
Nhưng giá trị của hệ thống LMS chính là một tập hợp những chức năng bổ sung mà
nó hỗ trợ: dịch vụ tự học (tự đăng ký trong một giáo trình), học theo tiến trình, học
trực tuyến (online learning)… Hầu hết các hệ thống LMS đều được xây dựng là ứng
dụng Web để tận dụng mạnh khía cạnh "học mọi nơi, mọi lúc" đều có thể truy cập
vào nội dung học.
Moodle (viết tắt của Modular Object-Oriented Dynamic Learning
Environment) được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều
hành và phát triển chính của dự án. Do không hài lòng với hệ thống LMS/LCMS
thương mại WebCT trong trường học Curtin của Úc, Martin đã quyết tâm xây dựng
một hệ thống LMS mã nguồn mở hướng tới giáo dục và người dùng hơn. Dưới đây

là những lý do làm người ta sử dụng Moodle ngày càng nhiều:

10







Phần mềm nguồn mở:
Tùy biến được (Customizable)
Hỗ trợ
Chất lượng
Moodle được hỗ trợ tích cực bởi những người làm trong lĩnh vực giáo




dục
Sự tự do
Ảnh hưởng trên toàn thế giới


11



Moodle, giống như các công nghệ mã nguồn mở khác, có thể tải về và


sử dụng miễn phí
• Cơ hội cho các sinh viên, cộng tác viên tham gia dự án
Moodle được xây dựng theo phân đoạn, và nó dễ dàng được mở rộng bằng
cách thêm các thành phần phụ. Cấu trúc cơ bản của Moodle hỗ trợ các thành phần
phụ sau:








Các hoạt động
Các nguồn tài nguyên
Các kiểu câu hỏi
Các trường dữ liệu (dùng cho các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu)
Giao diện đồ họa
Phương thức chứng thực
Phương thức ghi danh

Tuy nhiên, việc ứng dụng Moodle vào trường học tại Việt Nam vẫn còn rất
hạn chế, và việc triển khai đưa đến người dùng còn chưa được mạnh mẽ. Nguồn tài
nguyên học liệu cho việc triển khai E-Learning còn nghèo nàn. Phần lớn giáo viên
từ trước đến nay chưa có kỹ năng xây dựng bài học theo chuẩn E-Learning. Người
học chưa có kỹ năng, chưa được đào tạo về phương pháp E-Learning… Ngoài
những nguyên nhân trên còn có thể kể thêm một số nguyên nhân khác như đòi hỏi
kỹ thuật hạ tầng cũng như quản trị của Moodle là khá cao, kinh phí triển khai và
duy trì không cho phép…
Từ tầm quan trọng của vấn đề, từ chỗ số lượng nghiên cứu về vấn đề này

chưa nhiều; nó là vấn đề mới, còn khoảng trống trong nghiên cứu tại môi trường
giáo dục, do đó tôi chọn đề tài “Nghiên cứu hệ thống quản lý học tập LMS” làm
luận văn tốt nghiệp cao học.
2.

Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn:
 Nắm rõ cấu tạo của hệ thống quản lý học tập LMS, các thành phần

của hệ thống, vai trò và chức năng cụ thể của từng thành phần.

11


12

 Nắm rõ cấu tạo của phần mềm mã nguồn mở Moodle, các thành phần

của hệ thống, vai trò và chức năng cụ thể của từng thành phần.
 Xây dựng được hệ thống quản lý học tập Moodle và Module thi trực
tuyến thử nghiệm, thuận tiện cho người quản trị trong việc quản lý
học tập, thuận tiện cho người dùng trong việc học tập trực tuyến, hỗ
trợ việc thi trực tuyến cho các học viên.
Đối tượng nghiên cứu:
 Hệ thống quản lý học tập LMS và đặc biệt là phần mềm mã nguồn mở

Moodle
 Module thi trực tuyến trên hệ thống phần mềm mã nguồn mở Moodle
Phương pháp nghiên cứu:
 Nghiên cứu cấu trúc hệ thống phần mềm mã nguồn mở Moodle, vai


trò chức năng cụ thể của từng thành phần
 Thử nghiệm việc học trực tuyến và thi trực tuyến trên hệ thống
Moodle
Bố cục luận văn: Cấu trúc luận văn gồm 3 chương, phần mở đầu và phần
kết luận kiến nghị.
Phần mở đầu nêu bật tầm quan trọng của hệ thống quản lý học tập LMS và
phương pháp học tập trực tuyến. Lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phương
pháp nghiên cứu, tính cấp thiết và ý nghĩa khoa học của luận văn.
Chương 1: Đưa ra các khái niệm liên quan đến E-Learning, nghiên cứu tổng
quan hệ thống LMS; các đặc điểm của LMS, các chức năng của LMS; tìm hiểu về
mô hình hệ thống của LMS; tìm hiểu về chuẩn IMS, SCORM và tìm hiểu qua một
vài hệ thống LMS phổ biến hiện nay.
Chương 2: Nghiên cứu tổng quan về Moodle, khái niệm và cấu trúc của
Moodle; Các quyền hạn trong Moodle; Các chức năng chính của Moodle và luận
văn đưa ra so sánh, cũng như đánh giá cấu trúc của Moodle với cấu trúc chung của
hệ thống LMS.

12


13

Chương 3: Trình bày những lí do chọn Module thi trực tuyến. Tiến hành xây
dựng Module thi trực tuyến trên phần mềm mã nguồn mở Moodle. Thử nghiệm –
đánh giá hệ thống và Module thi trực tuyến xây dựng được.
Đây là đề tài có nội dung bao phủ rộng, thời gian nghiên cứu hạn hẹp. Vì
vậy, luận văn chắc chắn còn những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của
thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn.


13


14

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP LMS
Chương 1 tập trung làm rõ một số các khái niệm liên quan đến E-Learning,
nghiên cứu tổng quan hệ thống LMS; các đặc điểm của LMS, các chức năng của
LMS; tìm hiểu về mô hình hệ thống của LMS; tìm hiểu về chuẩn IMS, SCORM và
tìm hiểu qua một vài hệ thống LMS phổ biến hiện nay.

1.1 Tổng quan về E-Learning
1.1.1 Giới thiệu về E-Learning
E-Learning [8] là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập và đào tạo dựa
trên công nghệ thông tin và truyền thông.
E-Learning là sự phân phát nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện
đại như máy tính, mạng máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet…, trong đó
nội dung học có thể thu được từ các Website, đĩa CD, Video, Audio... Người dạy và
người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: thư điện
tử(e-mail), thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), truyền hình trực tuyến
(video conference)…
Có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và học: giao tiếp đồng bộ
(Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous).
Toàn bộ quá trình phát triển của E-Learning bắt đầu từ khi máy tính mới ra
đời cho đến khi có World Wide Web. Kết quả cuối cùng của quá trình phát triển này
là SCORM trong đó tách biệt phần trình bày và nội dung, các nội dung học tập có
thể sử dụng lại được.
Một số đặc tả thông dụng trong E-Learning bao gồm:






14

Siêu dữ liệu (Metadata)
Thông tin trao đổi (Exchange information)
Gói nội dung (Content Packaging)
Phiên bản kế tiếp (Simple SequencingVersion)


15

Xác định
thứ tự các
bài học

Trao đổi
thông tin

15


16

Hình 1.1: Mô tả tóm tắt các đặc tả phổ dụng E-Learning [8]

Có một số hình thức đào tạo bằng E-Learning, cụ thể như sau:







Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training)
Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training)
Đào tạo dựa trên Web (WBT - Web-Based Training)
Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training)
Đào tạo từ xa (Distance Learning)

Lợi ích của E-Learning thể hiện ở những điểm:







Đào tạo mọi lúc mọi nơi
Tính linh động
Tiết kiệm chi phí
Khả năng tối ưu
Khả năng đánh giá
Sự đa dạng nội dung

Các công cụ thực hiện cho E-Learning trong công tác học tập và giảng dạy:








Công cụ mô phỏng
Công cụ soạn bài giảng điện tử
Công cụ tạo bài kiểm tra
Công cụ soạn thảo Web
Công cụ tạo bài trình bày có tập tin đa phương tiện
Hội thảo điện tử

1.1.2 Các chuẩn thông dụng hiện nay cho E-Learning
1.1.2.1 Chuẩn IMS
IMS (Instructional Management System) - Global Learning Consortium [2]
phát triển và xúc tiến các đặc tả mở (không phải chuẩn) để hỗ trợ các hoạt động học
tập phân tán trên mạng như định vị và sử dụng nội dung giáo dục, theo dõi quá trình
học tập, thông báo kết quả học tập và trao đổi thông tin về học viên giữa các hệ
thống quản lý.
IMS có hai mục tiêu chính:


Xây dựng các đặc tả phục vụ cho việc khả chuyển giữa các ứng

dụng và các dịch vụ học tập phân tán.

16


17




Đưa các đặc tả của IMS vào các dịch vụ trên toàn thế giới. IMS

xúc tiến việc thực thi các đặc tả sao cho môi trường học tập phân tán
nội dung từ nhiều nguồn khác nhau có thể hiểu nhau.
IMS đã xây dựng một bộ đặc tả bao gồm như sau:
 Meta-data: Thuộc tính mô tả tài nguyên học tập nhằm hỗ trợ cho việc

tìm kiếm và phát hiện tài nguyên.
 Enterprise: Các định dạng dùng để trao đổi thông tin về học viên,
khóa học giữa các thành phần của hệ thống.
 Content Package: Các chỉ dẫn cho việc đóng gói và trao đổi nội dung
học tập.
 Question & Test Interoperability: Các định dạng để xây dựng và trao
đổi thông tin giữa các hệ thống.
 Learner Information Package: Cung cấp thông tin về học viên như khả

năng, kết quả học tập của học viên.
 Reusable Definition of Competency or Educational Objective: Mẫu sơ
đồ để trao đổi kết quả học tập của học viên dựa trên các định nghĩa về
mục đích giáo dục.
 Simple Sequencing: Sắp xếp và trình bày các đối tượng học tập tương
ứng với từng học viên.
 Digital Repositories Interoperability: Gắn kết học viên trên mạng với
các tài nguyên.
 Learning Design: Các định nghĩa để mô tả học tập và giảng dạy.
 Assessbility for Learner Information Package: Đưa thêm các đặc tả
cho yêu cầu thay đổi của học viên, điều kiện sử dụng, công nghệ.


1.1.2.2 Chuẩn SCORM
Sharable Content Object Reference Model (viết tắt là SCORM) [4] là một
tập hợp các tiêu chuẩn và các mô tả cho một chương trình E-Learning dựa trên Web.
Nó định nghĩa sự giao tiếp thông tin giữa nội dung máy khách và hệ thống máy chủ,
được gọi là môi trường “Runtime”. SCORM cũng định nghĩa cách để nén nội dung
vào trong một file .ZIP.

17


18

SCORM là một hiện thực trong một bản mô tả được thực hiện bởi ADL
(Advanced Distributed Learning) thuộc Bộ quốc phòng Mỹ.
SCORM là một mô hình tham khảo các chuẩn kĩ thuật, các đặc tả và các
hướng dẫn có liên quan được đưa ra bởi các tổ chức khác nhau dùng để đáp ứng các
yêu cầu ở mức cao của nội dung học tập và các hệ thống thông qua các từ “Ilities”:
 Tính truy cập được
 Tính thích ứng được
 Tính kinh tế
 Tính bền vững
 Tính khả chuyển
 Tính sử dụng lại

Hình 1.2: Xu hướng ứng dụng chuẩn ADL và chuẩn SCORM [4]

Như trên hình 1.2, bên tay phải mô tả các học sinh, công nhân, nhân viên văn
phòng có yêu cầu truy cập nội dung học tập họ cần. Họ sẽ gửi yêu cầu của họ cho

18



19

Server. Server sẽ tìm trước hết trong cơ sở dữ liệu của mình. Nếu không có Server
sẽ tìm tiếp trên WWW. Sau khi tìm xong, Server xử lý và trả về kết quả cho các học
viên. Quá trình trên sẽ diễn ra nhanh để đảm bảo tính thời gian thực (Real-time).
Các phiên bản của SCORM cho tới hiện nay:
a. SCORM 1.1
b. SCORM 1.2
c. SCORM 2004

Các thành phần của SCORM:
 Asset: là dạng cơ bản nhất của một tài nguyên học tập. Asset là biểu diễn

điện tử của “Media”, chẳng hạn văn bản, âm thanh, các đối tượng đánh
giá hay bất kỳ một mẩu dữ liệu nào có thể hiển thị được bởi Web và đưa
tới phía học viên. Hơn nữa một Asset có thể được tập hợp lại để xây dựng
các Asset khác (chẳng hạn như Asset là trang HTML có thể là tập hợp của
các Asset khác nhau như ảnh, văn bản, âm thanh, và video…).

Hình 1.3: Các Asset khác nhau [1]

19


20

Như trên hình vẽ, các Asset có thể là: file audio .WAV, file audio .MP3, các
hàm Javascript, ảnh .JPEG, ảnh .GIF, một đoạn HTML, trang Web, đối tượng Flash,

tài liệu XML…. Asset có thể có thể được mô tả bởi Asset Meta-data cho phép tìm
kiếm và phát hiện dữ liệu trong các kho chứa, do đó làm tăng tính sử dụng lại.
 Sharable Content Object (SCO): Một “SCO” là một tập hợp của một hoặc

nhiều Asset biểu diễn một tài nguyên học tập có thể tìm kiếm và hiển thị
được, sử dụng SCORM RTE (Run-time Enviroment) để trao đổi thông tin
với LMS. Một SCO biểu diễn mức nhỏ nhất của sự kết hợp nội dung sao cho
có thể theo dõi được bởi LMS sử dụng RTE Data Model. Sự khác biệt duy
nhất giữa một SCO và Asset là SCO trao đổi thông tin với LMS sử dụng
IEEE ECMAScript API. Để hiểu rõ hơn hãy xem hình vẽ dưới đây:

Hình 1.4: Sự khác biệt giữa “SCO” với “Asset” [1]

Như trên hình 1.4, bên tay trái chỉ ra SCO là tập hợp của các Asset khác
nhau. Điểm khác biệt là nằm ở khung bên tay phải. Khung đó mô tả quá trình SCO
trao đổi thông tin với LMS. Đầu tiên, SCO tìm LMS cung cấp đối tượng API. Sau
đó, SCO sử dụng đối tượng tìm thấy gọi phương thức Initialize() để khởi tạo phiên
20


21

làm việc với LMS. Nếu cần SCO có thể dùng các phương thức API GetValue,
SetValue để lấy hoặc thiết lập các giá trị cần thiết. Cuối cùng, SCO kết thúc phiên
trao đổi thông tin với LMS thông qua phương thức Terminate().
 Content Organization (CO): Tổ chức nội dung là một bản đồ biểu diễn dự

định sử dụng nội dung thông qua các đơn vị giảng dạy có cấu trúc (chúng ta
sẽ gọi chúng là “activities”). Hình vẽ dưới chỉ ra các “activities” quan hệ với
nhau ra sao.


Hình 1.5: Cấu trúc một Content Organization [1]

Như trên hình 1.5, các “activities” biểu diễn trong Content Organization có
thể chứa các “activites” khác (sub-activities), và có thể trong các “sub-activities” có
thể chứa các”activities” khác. Nói chung các “activities” có thể phân cấp sâu hơn
với số cấp tuỳ ý trong nó. Các “activities” không có “activity” con nào thì được gắn
với một tài nguyên học tập hoặc là “Asset” hoặc là “SCO” và được gọi là một “leafactivity”. Các “activities” chứa các “activites” khác trong nó được gọi là “Cluster”.

21


22

1.2 Hệ thống quản lý học tập LMS
1.2.1 Khái niệm
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, giáo dục cũng được phát
triển, và hệ thống giáo dục trực tuyến cũng được phát triển nhằm tận dụng các ưu
thế do sự phát triển khoa học kỹ thuật mang lại. Hệ thống giáo dục trực tuyến mang
lại cho người học sự thuận lợi về thời gian học tập, tiết kiệm các chi phí học tập, có
một môi trường học tập năng động. Ngoài ra hệ thống giáo dục trực tuyến còn giúp
thay đổi cách học, giúp cho giáo viên cũng như học viên năng động hơn, và môi
trường học tập có nhiều thay đổi mang tính chất tích cực hơn.
Hệ thống quản lý học tập (LMS) là một ứng dụng phần mềm cho việc quản
lý tài liệu, thiết lập theo dõi, tạo các báo cáo và cung cấp các khóa học trực tuyến
hoặc các chương trình đào tạo dựa trên sự tương tác giữa học viên và giảng viên.
LMS quản lý việc đăng ký khóa học của học viên, tham gia vào các chương trình có
sự hướng dẫn của giảng viên, tham gia vào các hoạt động đa dạng mang tính tương
tác trên máy tính và thực hiện các bảng đánh giá. Hơn thế nữa, LMS cũng giúp các
nhà quản lý và các giảng viên thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát, thu nhận

kết quả học tập, báo cáo của học viên và nâng cao hiệu quả việc giảng dạy.

1.2.2 Đặc điểm của LMS
Hệ LMS có các đặc điểm chính là các thông tin về học viên và khóa học bao
gồm:
1.2.2.1 Quản lý học viên
 Bao gồm việc ghi lại những thông tin chi tiết về học viên như: họ tên,
nghề nghiệp, địa chỉ liên lạc…, cung cấp tên truy cập và mật khẩu
 Theo dõi tiến trình học và làm bài của học viên
1.2.2.2 Quản lý theo dõi các khóa học
Quản lý nội dung các khóa học, ghi nhận lại các thông tin chi tiết về khóa
học như:
 Mục tiêu, kết quả sẻ đạt được sau khi kết thúc bài học, chương, khóa
học
22


23

 Điều kiện, kiến thức yêu cầu cần chuẩn bị trước khi tham gia khóa học
 Chú ý đến thời gian học, thông thường chú ý thời lượng tối thiểu cần
thiết để hoàn thành khóa học
1.2.2.3 Theo dõi tiến trình học của học viên
Ghi nhận lại các lần truy cập vào các khóa học, ghi nhận các đánh giá thông
qua các câu trả lời của học viên trên các bài kiểm tra tự đánh giá, hay trên các bài
tập, bài thi cuối khóa. Các kết quả kiểm tra này cho biết học viên đó có hoàn thành
khóa học đó hay không.
1.2.2.4 Lập báo cáo
Việc lập một bản báo cáo tốt là cần thiết và người sử dụng thường xuyên
được cung cấp tính linh hoạt trong các dữ liệu được xuất ra và trong cách mà nó

được đưa ra.

1.2.3 Chức năng của LMS
 Tính riêng tư: Sự kết hợp giữa thông tin cấu hình của học viên và thông tin
về sở thích của học viên cung cấp nền tảng cơ bản cho tính riêng tư trong quá
trình học của học viên, tạo nên tính động trong sự phân phát nội dung, và là
mô hình phát triển trình độ riêng cho học viên. Các thông tin về học viên bao
gồm các thông tin nghề nghiệp, thông tin công ty, nơi ở... Các thông tin này
không được sửa đổi lại bởi học viên. Các thông tin về sở thích như phương
thức truyền tải nội dung, ngôn ngữ sử dụng, các thông tin này có thể được
sửa đổi lại bởi học viên.
 Tìm kiếm và duyệt: “Catalog“ là nơi lưu trữ tất cả các khoá học, học viên có
thể dễ dàng tìm kiếm, duyệt để tìm, chọn các khoá học được cung cấp. Họ
cũng có thể dùng cơ chế tìm duyệt để đăng ký, trả tiền cho khoá học mà
người quản trị cung cấp.
 Đăng kí: Quản lý quá trình đăng kí của học viên, giáo viên. Học viên đăng kí
học tập thông qua môi trường Web. Quản trị viên và giáo viên cũng quản lý
học viên thông qua môi trường này.

23


24

 Công cụ quản lý: Các nhà quản lý có thể truy cập vào lược sử và kế hoạch
học của học viên để tạo ra báo cáo trong chuỗi báo cáo. Họ có thể tăng
cường việc đăng ký và thêm vào kế hoạch học của các học viên. Họ có thể
xem quá trình phát triển trình độ của các học viên trong quá trình học cũng
như trong các kỳ kiểm tra.
 Lập kế hoạch: Lập lịch các khóa học và tạo chương trình đào tạo nhằm đáp

ứng các yêu cầu của tổ chức và cá nhân.
 Phân phối: Phân phối các khóa học trực tuyến, các bài thi và các tài nguyên
khác.
 Theo dõi: Theo dõi quá trình phát triển của người học bằng cách ghi lại lược
sử học, trạng thái hiện thời và tương lai phát triển gần trong suốt quá trình
học.
 Trao đổi thông tin: Trao đổi thông tin bằng trò chuyện trực tuyến, diễn đàn,
thư điện tử, chia sẻ màn hình và hội nghị trực tuyến.
 Kiểm tra, đánh giá: Các bài kiểm tra trước và sau khoá học được sử dụng
nhằm tăng hiệu quả của khoá học. Cung cấp các phản hồi có ý nghĩa cho
người quản lý và cho cả người học trong quá trình học. Các bài kiểm tra
trước giúp người học giới hạn nội dung học, phục vụ chính xác cho mục đích
của học viên, tiết kiệm thời gian. Kiểm tra sau giúp cho học viên tạo báo cáo
về kết quả học tập của mình.
 Tổng kết: Công cụ tổng kết cho phép học viên sử dụng các dịch vụ của hệ
quản trị học để xem kết quả học của mình.

1.2.4 Mô hình hệ thống của LMS
Hình 1.6 mô tả mối quan hệ giữa các thành phần của LMS. Một LMS có khả
năng quản lý người học và các bản ghi của chúng một cách tốt nhất cũng như quản
lý tốt tiến trình học. Bên trong LMS, người sử dụng tương tác với dữ liệu học tập
của họ và với thông tin quản lý học tập. Nội dung học tập không thuộc một phần
nào của mô hình này.

24


25

Hình 1.6: Mối quan hệ giữa các thành phần của LMS [1]


Danh sách chức năng ngày càng nhiều và không dễ dàng trong việc quyết
định chức năng nào là quan trọng nhất, trừ phi chúng ta có một nền tảng tốt trong
các lĩnh vực khác nhau như thiết kế giảng dạy, quản lý về nhân sự và hệ thống…

Hình 1.7: Hoạt động của hệ thống LMS [1]

25


×