MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MAC – LENIN
GIẢNG VIÊN: PHẠM KIM DUNG
Đề tài bài tập cá nhân: Chủ nghĩa Mac
– Lenin chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
1
Tài liệu tham khảo: Về chủ nghĩa Mac – Lenin chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam. Thư viện Đại học Bình Dương 335.43/ CH 500NGH 2004/ B 6/ SĐKCB 002672.
Dàn ý: Về chủ nghĩa Mac – Lenin chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
1. Về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mac – Lenin.
2. Con đường và phương pháp tiếp thu, vvaanj dụng chủ nghĩa Mac – Lenin.
3. Chủ nghĩa Mac – Lenin với vấn đề dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội
chủ nghĩa.
4. Chủ nghĩa Mac – Lenin, nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt
Nam.
5. Chủ nghĩa xã hội là lý tưởng chính trị - xã hội, là phong trào hiện thực và là xu thế tất yếu nhằm
giải phóng những người lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa.
6. chủ nghĩa xã hội là một giai đoạn trong sự phát triển của lịch sử loài người, là giai đoạn thấp của
hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
7. Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội ưu việt hơn chế độ tư bản chủ nghĩa.
8. Cách mạng Việt Nam là một phần của cách mạng thế giới.
9. Việt Nam có thể và cần phải đi lên chủ nghĩa xã hội.
10. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp vẻ vang nhưng lâu đài và gian khổ.
11. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
12. Xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.
13. Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
14. Xây dựng nền văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa.
2
Nội dung: Về chủ nghĩa Mac – Lenin chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
1. Về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mac – Lenin.
Ngày 21 tháng 01, nhân dân lao động thế giới và các dân tộc đang đấu tranh cho sự tự do của mình,
đều thành kính tưởng nhớ Lenin. Lenin và Xtalin chẳng những đã lãnh đạo giai cấp vô sản biến nước Nga
phong kiến và lạc hậu thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh nhất thế giới, mà còn đưa loài người
lao động tiến lên con đường hạnh phúc vẻ vang.
Lenin sinh ngày 22 tháng 04 năm 1870.
Năm 24 tuổi, Lenin vào Đảng Xã hội – dân chủ Nga. Từ đó, Lenin thành người tổ chức và lãnh đạo
cách mạng.
Năm 1903, Đảng Xã hội – dân chủ chia làm hai phái. Phái thiểu số (Mensevich) chủ trương thoả hiệp
với tư bản. Phái đa số (Bosevich) là phái chân chính cách mạng do Lenin lãnh đạo.
Năm 1905, Lenintham gia lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản đầu tiên tại Nga. Tháng 12, Xtalin gặp
Lenin trong một cuộc hội nghị của Đảng. Từ ấy, Xtalin trở thành người bạn và đồng chí trung thành nhất
và kiên quyết nhất của Lenin. Năm 1917, Lenin cùng Xtalin lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười Nga thành
công. Tiếp theo là 5 năm kháng chiến chống đế quốc và bù nhìn bán nước.
Năm 1919, Lenin cùng các lãnh tụ cách mạng các nước thành lập nên Quốc tế Cộng sản 1, để lãnh đạo
phong trào cách mạng thế giới. Ngày 21 tháng 01 năm 1924, Lenin mất.
Ngày 21 tháng 01 năm 1924, Lenin mất, thọ 54 tuổi.
Xtalin là người thừa kế, củng cố và phát triển sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Lenin.
Lenin là người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa Mac. Là người cha của cách mạng vô sản và cách
mạng dân tộc giải phòng. Là người thầy đã đào tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới, chẳng
những bằng lý luận cách mạng khoa học nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất.
Lenin dạy chúng ta đoàn kết toàn dân và toàn giai cấp để chiến thắng kẻ thù chung là giai cấp bóc lột
và để quốc xâm lược.
1 Còn được gọi là Đệ tam quốc tế
3
Lenin dạy chúng ta đối với mọi việc phải xem xét kỹ lưỡng mọi mặt, không nóng nảy, hấp tấp. Song
khi đã định kế hoạch hẳn hoi rồi thì phải quả quyết thực hiện cho kỳ được.
Lenin dạy chúng ta đơn giản và khiêm tốn, trong sạch và chính trực.
Lenin dạy chúng ta không sợ gian nan cực khổ, tin chắc vào lực lượng của quần chúng, vào tương lai
của cách mạng. Sau Cách mạng Tháng Mười, 14 nước đế quốc từ ngoài đánh vào, phản động trong nước
nổi loạn lung tung, gần 9 phần 10 đất nước thành vùng tạm bị chiếm. Lenin và Đảng Bonsevich nói kháng
chiến nhất định thắng lợi. Quả nhiên kháng chiến đã thắng lợi hoàn toàn.
Lenin dạy chúng ta muốn kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công thì quyết phải tăng gia sản xuất
và tiết kiệm. Lenin nói: kinh tế và tài chính “phải do nhà nước thiết thực quản lý, giám đốc, thống kê và
điều chỉnh; cần quy định cách phân phối sức lao động cho đúng đắn, quý trọng sức dân, tuyệt đối không
được lãng phí sức dân, cái gì cũng phải tiết kiệm”. Đối với tệ tham ô hủ hoá, Lenin rất nghiêm khắc. Có
một lần, toà án Mạc Tư Khoa xử nhẹ một vụ ăn hối lộ, Lenin liền viết trong một bức thư: “không xử bắn
bọn hối lộ mà xử nhẹ như thế, là một việc xấu hổ cho những người cộng sản, những người cách mạng...”
Lenin dạy chúng ta phải giữ vững nguyên tắc cách mạng: “chỉ có chính sách trung thành với nguyên
tắc mới là chính sách đúng”.
Lenin dạy chúng ta yêu Tổ quốc và yêu nhân dân một cách thiết tha, không bến bờ, và ghét cay ghét
đắng kẻ địch của Tổ quốc, của nhân dân, đồng thời gắn liền tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế.
Lenin dạy chúng ta phải thật thà tự phê bình và phê bình để đoàn kết chặt chẽ và tiến bộ mãi mãi.
Lenin dạy chúng ta tuyệt đối tin tưởng vào Đảng, vào tương lai tất thắng của cách mạng và Tổ quốc,
vào lực lợng vô cùng to lớn của giai cấp, của nhân dân.
Mỗi người yêu nước Việt Nam cố gắng thực hiện những lời dạy bảo của Lenin, tức là kỷ niệm một
cách xứng đáng, vì đó là con đường đưa chúng ta đến kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công.
Bài viết Sự nghiệp vĩ đại của Lenin,
ngày 24-01-1952; t.6, tr.385-387
Angghen dù là con nhà tư bản nhưng ông đã trở thành một người thầy dạy chủ ngĩa cộng sản cho
chúng ta. Ở nước ta có vài đống chí xuất thân là địa chủ nhưng họ tự nguyện hiến hết ruộng đất để chia
cho nông dân; như thế thì không có gì đáng xấu hổ. Dù mọc ở bùn thối lên nhưng hoa sen vẫn thơm đẹp.
Địa chủ mà thật thà tiến bộ thì cũng như hoa sen vậy.
Bài nói tại Hội nghị cán bộ Liên hiệp Phụ
nữ toàn quốc về vấn đề phát động quần
nông dân, tháng 03/1953; t.7, tr.54.
2. Con đường và phương pháp tiếp thu, vận dụng chủ nghĩa Mac – Lenin.
4
Khi nông dân nghe nói về cương lĩnh của Đảng Cộng sản thì họ đã tán thành. Tiếc thay, bản thân các
đồng chí của chúng ta không hiểu thật sâu sắc chủ nghĩa Mac – Lenin để tuyên truyền rộng hơn và để tìm
kiếm đảng viên cho Đảng từ trong hàng ngũ nông dân.
Bài viết phong trào nông dân
tỉnh Quảng Đông; t.2, tr.200-201.
Trước Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn làm cho đồng bào các
dân tộc hiểu được mấy việc: một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập. chỉ
đơn giản thế thôi. Bây giờ mục đích tuyên truyền huấn luyện là: một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà.
Nhưng nếu cứ nói nào là làm “cách mạng xã hội chủ nghĩa”, nào là “tiến lên chủ nghĩa xã hội”, nào là
“xây dựng chủ nghĩa xã hội”, đồng bào các dân tộc thiểu số khó hiểu, ít người hiểu. Phải nói rõ xây dựng
xã hội chủ nghĩa là làm cái gì? Nôm na để người ta dễ hiểu, hiểu để người ta làm được. Không nên lúc
nào cũng trích C.Mac, cũng trích Lenin, làm cho đồng bào khó hiểu. Nói thế nào cho đồng bào hiểu được,
đó là nói được chủ nghĩa Mac – Lenin. Nói thiết thực, nói đúng lúc, đúng chỗ, mới là hiểu chủ nghĩa Mac
– Lenin. Nếu nói không đúng chỗ không phải là chủ ngĩa Mac – Lenin. Bác còn nhớ trong Đại hội Quốc
tế Cộng sản lần thứ VII, đồng chí Dimitorop có kể chuyện này: Hồi đó ở Đức có mới có cuộc bãi công rất
to. Đảng cử một đống chí đến tuyên truyền. Đáng lẽ người ta đang bãi công thì phải nói bãi công nên làm
thế nào.
Nhưng không đồng chí này lại nói chủ nghĩa Mac là gì, thặng dư giá trị dư là gì... Như thế là nói
không đúng chỗ, không thiết thực. May mà đồng chí đó không bị quần chúng ném đá. Tuyên truyền như
thế không ăn thua gì cả.
Bài nói tại Hội nghị tuyên giáo miền núi
ngày 31/08/1963; t.11, tr.130.
3. Chủ nghĩa Mac – Lenin với vấn đề dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng
xã hội chủ nghĩa.
Trong bài nói chuyện về Lenin và vấn đề dân tộc, đồng chí Xtalin đã chỉ ra rằng bọn cải lương và lãnh
tụ Quốc tế thứ hai đã không dám đặt ngang hàng các dân tộc da trắng và các dân tộc thuộc các da màu
khác, rằng Lenin đã bác bỏ sự bất bình đẳng đó và phá tan cái chướng ngại ngăn chia những người nô lệ
văn minh với những ngời nô lệ không văn minh của chủ nghĩa đế quốc.
Theo Lenin, cách mạng ở phương Tây muốn chiến thắng thì nó phải liên hệ chặt chẽ với phong trài
giải phóng chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và các nước bị nô dịch và vấn đề dân tộc, như
Lenin đã dạy chúng ta, chỉ là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản.
Phát biểu tại phiên họp thứ 22
Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản,
ngày 01/07/1924; t.1, tr.277.
5
Lenin đã đặt tiền đề cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa.
Lenin là người đầu tiên đã kiên quyết lên án mọi thành kiến về vấn đề này còn âm ỷ trong đầu óc của
nhiều nhà cách mạng Châu Âu và Châu Mỹ.
Mọi người đều biết rõ những luận cương của Quốc tế Cộng sản về vấn đề thuộc địa. Trong tất cả các
Đại hội của Quốc tế Cộng sản, của Quốc tế Công đoàn, Quốc tế thanh niên Cộng sản, vấn đề về các nước
thuộc địa đã được nêu nên hàng đầu. Lenin là người đầu tiên đã hiểu và đánh giá hết tầm quan trọng lớn
lao của việc lôi cuốn nhân dân các nước thuộc địa vào phong trào cách mạng. Lenin là người đầu tiên chỉ
rõ rằng, nếu không có sự tham gia của các dân tộc thuộc địa, thì cách mạng xã hội không thể thành công
được.
Lenin đã tìm ra những phương pháp có hiệu quả để tiến hành có kết quả công tác trong các nước thuộc
địa và đã nhấn mạnh là cần phải sử dụng phong trào cách mạng dân tộc ở những nước này.
Các đại biểu của các nước thuộc địa tham dự các Đại hội của Quốc tế Cộng sản, vẫn còn nhớ vị lãnh tụ
- người đồng chí đã dành cho họ sự chú ý dường nào, và Người đã biết đi sâu tìm hiểu như thế nào những
điều kiện công tác phức tạp nhất và thuần tuý có tính chất địa phương. Mỗi người chúng ta đều có đủ thời
gian cần thiết để tin chắc rằng những điều nhận xét của Người là đúng và những lời giáo huấn của Người
là quý giá đến mức nào. Với phương pháp khéo léo của mình, Lenin đã lay chuyển được quần chúng nhân
dân chưa giác ngộ và lạc hậu nhất trong các nước thuộc địa. Sách lược của Lenin về vấn đề này đã được
các Đảng Cộng sản trên toàn thế giới áp dụng, đang lôi cuốn tất cả những phần tử ưu tú và tích cực ở các
nước thuộc địa vào phong trào cộng sản.
Việc Lenin giải quyết vấn đề dân tộc hết sức phức tạp ở nước Nga Xô Viết là một thứ vũ khí tuyên
truyền mạnh mẽ trong các nước thuộc địa.
Trong con mắt của các dân tộc thuộc địa, trong lịch sử cuộc đời đau khổ và bị mất quyền của các dân
tộc thuộc địa, Lenin là người sáng tạo ra cuộc đời mới, là ngọn hải đăng chỉ dẫn con đường đi đến giải
phóng cho toàn thể nhân loại bị áp bức.
Bài viết Lenin và các dân tộc thuộc địa,
năm 1925; t.2, tr.136-137.
Cách mạng Tháng Mười vĩ đại đã đem lại một đà thúc đẩy mới cho cuộc đấu tranh của các dân tộc bị
áp bức. Việc chính quyền Xô Viết trẻ tuổi giải quyết mau chóng vấn đề các thuộc địa cũ của Nga hoàng,
trả lại tự do cho các dân tộc, đã có một tiếng vang mạnh mẽ trong tất cả các nước thuộc địa hoặc nửa
thuộc địa ở Châu Á. Chủ nghĩa Mac – Lenin chiến thắng đã chỉ cho tất cả các dân tộc đó con đường tự
giải phóng.
Đảng theo chủ nghĩa Mac – Lenin ra đời ở Việt Nam vào tháng 01/1930. Trong khi cuộc khởi nghĩa
Yên Bái (02/1930) giai cấp tư sản mất hết ảnh hưởng đối với phong trài giải phóng dân tộc thì giai cấp
công dân và quần chúng lao động trong giai cấp nông dân đã tự tổ chức lại chính đảng của mình, chính
đảng này đã trở thành người lãnh đạo duy nhất cuộc cách mạng phản đế. Tháng 09/1930, chính quyền
nhân dân đầu tiên đã được thành lập ở ba huyện miền Bắc Trung Bộ. Chủ nghĩa đế quốc đã đàn áp phong
6
trào một cách dã man chưa từng thấy.
Bài viết Quốc khánh lần thứ mười
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,
ngày 02/09/1955; t.8, tr.52.
4. Chủ nghĩa Mac – Lenin, nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách
mạng Việt Nam.
Đảng ta đã lãnh đạo giai cấp và nhân dân làm Cách mạng Tháng Tám thành công, giải phóng dân ta
khỏi ách thực dân và chế độ quân chủ, xây dựng chính quyền nhân dân.
Ngày nay nhiệm vụ của Đảng ta là đoàn kết và lãnh đạo giai cấp cùng nhân dân kháng chiến kiến
quốc. Đó là một nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang, chỉ có Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động – làm được.
Đảng ta có chủ nghĩa Mac – Lenin làm chủ nghĩa cách mạng và khoa học nhất. Có đường lối và chính
sách đúng nhất. Có cơ sở khắp cả nước. Có những cán bộ và đảng viên tận tuỵ hy sinh vô cùng oanh liệt.
Nhưng vì điều kiện khó khăn, mà số đông cán bộ và đảng viên chưa được huấn luyện hẳn hoi cho nên
tư tưởng và trình độ chính trị còn thấp kém và lệch lạc. Điều đó tỏ rõ ra ở mọi khuyết điểm như: không
nắm vững chính sách trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh; không phân biệt rõ ràng bạn và địch, bệnh
quan liêu, công thần và nạn tham ô hủ hoá khá nặng,...
Là một đảng lãnh đạo, Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong sạch, kiểu mẫu.
Toàn Đảng phải tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí, đoàn kết nhất trí mới làm trọn nhiệm vụ của
Đảng.
Mục đích chỉnh đảng là nâng cao tư tưởng và trình độ chính trị của đảng viên và cán bộ, làm cho đảng
viên và cán bộ theo đúng quan điểm và lập trường vô sản.
Bài nói tại lớp chỉnh huấn đầu tiên của
Trung ương, ngày 11/05/1952; t.6, tr.479-480.
Lập trường không vững vàng, tư tưởng không dứt khoát, thì nghiên cứu gì cũng không thực hành được
cách mạng ruộng đất.
Vì giảm tô chưa thực hiện được triệt để, cho nên năm nay Đảng và Chính phủ phải chủ trương phát
động quần chúng triệt để giảm tô. Từ năm 1949, đã có sắc lệnh giảm tô, đến nay đã 4 năm mà vẫn chưa
thực hiện triệt để. Xem đó thì biết rằng giảm tô không phải là một vấn đề giản đơn, nó là một bộ phận của
giai cấp đấu tranh, giai cấp nông dân đấu tranh với giai cấp địa chủ. Đây cũng là một chiến dịch, nhưng
chiến dịch này lớn và rộng hơn chiến dịch Hoà Bình, Tây Bắc, vì nó mở ra ở khắp cả nước. Nó càng khó
hơn đánh giặc, vì đánh giặc thì đưa vũ khí ra mà đánh, trong chiến dịch này nông dân không đưa súng đạn
ra đánh với địch, nhưng phải dùng một thứ vũ khí mạnh hơn, tức là lực lượng tổ chức và lực lượng đoàn
kết của hàng triệu nông dân. Đảng và Chính phủ là Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tổng tham mưu của cuộc đấu
7
tranh này. Cũng như mọi chiến dịch khác, nó phải có chính sách rõ ràng, phương châm đúng đắn, kế
hoạch đầy đủ, có tổ chức, có lãnh đạo, chứ không phải nói “phóng tay phát động” quần chúng là phóng
tay lung tung. Khi thi hành không được “tả”, không được “hữu”. “Tả” và “hữu” đều thất bại. Phải theo
đúng chính sách và phương châm. Cũng như đánh giặc, ta phải biết có thể làm được gì, chưa làm được gì,
phải làm như thế nào? Muốn theo đúng chính sách, phương pháp, kế hoạch, muốn lãnh đạo đúng, thì lập
trường phải vững, tư tưởng phải thông.
Tư tưởng và hành động phải nhất trí, lý luận và thực hành phải nhất trí, cán bộ trên dưới phải nhất trí,
cán bộ và nhân dân phải nhất trí, thì mới chắc thành công.
Bài nói tại Hội nghị nông vận và dân vận
toàn quốc, ngày 05/02/1953; t.7, tr.26-27.
5. Chủ nghĩa xã hội là lý tưởng chính trị - xã hội, là phong trào hiện thực và là xu thế tất
yếu nhằm giải phóng những người lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa.
Cái thiếu đối với chúng tôi, mà trách nhiệm của chúng tôi phải nói lên ở đây để những đồng chí của
chúng ta có nhiệt tình truyền bá chủ nghĩa cộng sản và thực tâm muốn giúp đỡ những người lao động lật
đổ ách của những kẻ bóc lột và đi vào gia đình chung của giai cấp vô sản Quốc tế, để cho những đồng chí
đó có thể giúp đỡ chúng tôi một cách có hiệu quả. Cái mà chúng tôi thiếu để trở thành cộng sản, là những
điều kiện cơ bản nhất để hành động:
Tự do báo chí.
Tự do du lịch.
Tự do dạy và học
Tự do hội họp (tất cả những cái này đều bị những kẻ khai hoá thuộc địa ngăn cấm chúng tôi một cách
dã man).
Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân Châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện
của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ
tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những
người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn.
Quốc tế Cộng sản phải mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Nhiệm vụ của nó là tổ chức giai cấp
công nhân toàn thế giới để lật đổ nền thống trị tư bản chủ nghĩa và thiết lập chủ nghĩa cộng sản.
Bài viết Phong trào công sản quốc tế,
tháng 05/1921; t.1. tr.36.
Thời đại mới khiến cách mạng Việt Nam phải là cách mạng dân chủ mới (tức là cách mạng dân tộc –
dân chủ nhân dân hiện nay). Cách mạng Nga thành công, mặt trận đế quốc và tư bản thế giới đã tan vỡ
một phần sáu trên quả đất, đồng thời đã lập thành một chế độ xã hội chủ nghĩa vững chắc. Tiếp đến cách
mạng các nước dân chủ nhân dân Trung, Đông Âu thành công, mở rộng thêm chủ nghĩa xã hội.
8
Mục đích của Đảng là lãnh đạo nhân dân kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công, thực hiện dân
chủ mới, tiến đến chủ nghĩa xã hội, rồi đến chủ nghĩa cộng sản.
Hiện nay, chế độ tư bản có những mâu thuẫn to, nó không giải quyết được...
Chỉ có chế độ xã hội chủ nghĩa (cộng sản chủ nghĩa) mới giải quyết được những mâu thuẫn ấy.
Mac và Lenin đã vạch rõ con đường để giải quyết: phải kinh qua giai cấp công nhân tổ chức, đấu tranh
cách mạng. Kinh qua trường kỳ xây dựng, để thực hiện chế độ cộng sản...
Ngay ở các nước tư bản cũng có những đảng cộng sản và đang đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản. Thế
là chủ nghĩa cộng sản không chỉ ở trong lý luận mà đã được thực hiện dần dần ở phần khá lớn trong thế
giới.
Phong trào cách mạng ngày càng cao, giai cấp lao động đấu tranh ngày càng hăng cho nên chúng ta có
thể đoán chắc rằng: chủ nghĩa cộng sản nhất định thành công khắp thế giới.
Bài viết Thường thức chính trị năm 1953;
t.7, tr.210,246-247.
Xã hội ngày càng tiến, công tác của chúng ta phải ngày càng tiến. Chúng ta phải kháng chiến thắng
lợi, phải thực hiện dân chủ mới, phải tiến đến chủ nghĩa xã hội, rồi tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy,
năng lực của chúng ta, sáng kiến của chúng ta, tiến bộ của ta cũng phải luôn luôn phát triển, tiến lên
không ngừng. Không tiến, tức là thoái.
Chúng ta quyết tâm cầu tiến bộ, quyết tâm vượt khó khăn, thì dù công việc to lớn như cải tạo xã hội,
cải tạo thiên nhiên, chúng ta cũng làm được.
Bài viết Lòng trách nhiệm và chí cầu tiến,
ngày 10/02/1954; t.7, tr.259-260.
6. Chủ nghĩa xã hội là một giai đoạn trong sự phát triển của lịch sử loài người, là giai đoạn
thấp của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Phải hiểu rằng phong kiến cũng là một bước tiến tất nhiên của xã hội. Xã hội từ chỗ ăn lông ở lỗ, tiến
đế xã hội nô lê, tiến đến chế độ phong kiến, tiến đến xã hội tư bản, rồi tiến đến xã hội chủ nghĩa.
Bài nói tại Hội nghị cán bộ Liên hiệp Phụ nữ
toàn quốc về vấn đề phát động quần chúng
nông dân, tháng 03/1953; t.7, tr.54.
Lịch sử của xã hội do người lao động tạo ra. Sự phát triển của lịch sử là quy luật không ai ngăn trở
được.
9
Chế độ cộng sản nguyên thuỷ biến đổi thành chế độ nô lệ. Chế độ nô lệ đổi thành chế độ phong kiến.
Chế độ phong kiến biến đổi thành chế độ tư bản chủ nghĩa. Chế độ tư bản chủ nghĩa nhất định sẽ biến đổi
thành chế độ xã hội chủ nghĩa.
Một chế độ này biến đổi thành một chế độ khác là cả một cuộc đấu tranh gay go, kịch liệt và lâu dài
giữa cái xấu và cái tốt, giữa cái cũ và cái mới, giữa cái thoái bộ và cái tiến bộ, giữa cái đang suy tàn và cái
đang phát triển. kết quả là cái mới, cái đang tiến bộ nhất định thắng.
Nói chuyện với anh chị em học viên, cán bộ,
công nhân viên Trường đại học Nhân dân
Việt nam (khoá III), ngày 18/01/1958; t.9, tr.20.
7. Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội ưu việt hơn chế độ tư bản chủ nghĩa.
Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và
nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi
người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hoà thế giới chân chính, xoá bỏ những biên
giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dài ngăn cản những người lao động trên thế
giới hiểu nhau và yêu thương nhau.
Truyền đơn cổ động mua báo Le Paria
năm 1923; t.1, tr.461.
Người Việt Nam có sợ cộng sản không? Không...
Người có học thức lại càng không sợ. Năm 1789, do cuộc Đại cách mạng Pháp mà tư tưởng dân chủ
truyền bá khắp Âu châu. Năm 1917, do cuộc cách mạng Nga mà tư tưởng của cộng sản truyền bá khắp
thế giới. Đó là trào lưu tư tưởng của thời đại, sợ nó thì thật không đúng. Huống hồ, “làm theo năng lực,
hưởng thụ theo nhu cầu”, “mọi người đều bình đẳng về kinh tế”, “cần phải làm cho đời sống và sự sinh
tồn của mỗi người dân được đảm bảo”, đó là những tư tưởng từ thiện, tương thân tương ái, nhân dân ấm
no, thế giới đại hồng.
Báo cáo về tính hình các Đảng phái trong nước,
tháng 03/1944; t.3, tr.464.
Trong những ngày ở các nước bạn, Đoàn đại biểu ta đi đến đâu cúng được Đảng, Chính phủ và nhân
dân các nước bạn đón tiếp cực kỳ long trọng và thân mật. Có tai nghe mắt thấy cảm tình yêu mến nồng
nàn của nhân dân các nước bạn đối với nhân dân ta, thì càng thấm thía rằng chữ đại gia đình hoà bình, dân
chủ và xã hội chủ nghĩa không phải chỉ là một danh từ đẹp, mà thật là một khối đoàn kết chặt chẽ, một lực
lượng vô địch.
Báo cáo tại Quốc hội nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà khoá I, kỳ họp thứ năm,
10
ngày 20/09/1955; t.8, tr.69.
8. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
Chính phủ ở Pari này, cái thành phố anh hùng và rộng lượng xướng xuất ra những nguyên tắc tự do,
bình đẳng, bác ái, cái thành phố có thói quen bênh vực sự bình đẳng của các dân tộc, chính ở thành phố
này tôi trân trọng tuyên bố nước Việt Nam gia nhập vào cái sự nghiệp rất nhân đạo ấy.
Pari là thành phố đã tìm ra những lý tưởng bất hủ của Cách mạng 1789, Pari vẫn trung thành với lý
tưởng của mình trong cuộc đổ máu giữa khối dân chủ và khối phát xít.
Pari đã cống hiến không ít để cho nước Việt Nam và nước Pháp có thể hoà hợp với nhau trong khối
Liên hiệp Pháp gồm những dân tộc tự do, bình đẳng cùng ôm một lý tưởng dân chủ và cùng say mê vì tự
do. Chính ở Pari, nước Việt Nam sẽ tiến lên con đường độc lập, tôi tin rằng chẳng bao lâu nước Việt Nam
sẽ đóng vai trò xứng đáng ở Thái Bình Dương là một nước độc lập làm vẻ vang lớn cho nước Pháp. Chắc
hẳn nhiều sự khó khăn đang chờ đợi Hội nghị Phongtennoblo có nhiệm vụ đặt nền móng cho sự giao
thiệp giữa nước Pháp mới và nước Việt Nam mới. Nhưng sự thành thực và sự tin tưởng lẫn nhau sẽ san
phẳng được hết thảy những trở ngại. Chúng ta đã ruồng bỏ được cái chủ nghĩa đế quốc xâm lược và cái
chủ nghĩa quốc gia hẹp hòi không còn thích hợp với cả thế giới tại đây ư?
Triết lý đạo Khổng, và triết lý phương Tây đều tán dương một nguyên tắc đạo đức: “Kỷ sở bất dục,
vật thi ư nhân2”. Tôi tin rằng trong những điều kiện ấy, hội nghị sắp tới sẽ đi tới những kết quả tốt đẹp.
Đáp từ trong buổi chiêu đãi của Chủ tịch
G.Bidon, ngày 05/07/1946; t.4, tr.267.
Tôi lạc quan và mong rằng chúng ta sẽ đi đến một kết quả vừa ý cho cả quyền lợi Pháp cũng như
quyền lợi Việt Nam, và như vậy vì chúng tôi tin ở nước Pháp, nước Pháp mới đã là một trong những nước
thực hiểu nền độc lập của các dân tộc và nền dân chủ. Tôi có thể nói xa hơn: không những số mệnh của
khối Liên hiệp Pháp mà cả số mệnh của hoà bình thế giới sẽ do ở kết quả cuộc đàm phán Việt – Pháp.
chẳng có lý do gì bi quan cả, nhất là hai dân tộc Việt và Pháp sinh ra để thoả thuận với nhau. Vậy về nước
chúng tôi sẽ làm gì? Chúng tôi sẽ gây một bầu không khí hoà bình và trật tự vfa thân thiện làm việc với
người Pháp, vì người Pháp cũng như người Việt Nam, chúng ta đều cần bắt đầu một công việc có lợi: Một
mặt khác, chúng tôi mong rằng người Pháp cũng sẽ có tình thân thiện và hoà bình như chúng tôi, và sau
cùng, tôi muốn nói ở đây rằng dân tộc Việt Nam hết sức hy vọng rằng Hội nghị hoà bình sẽ đem lại hoà
bình thế giới.
Nói chuyện với các nhà báo Pháp tại biệt thự
Roayan Mongxo, ngày 13/09/1946; t.4, tr.288-289.
2 Điều mà mình không muốn thì đừng làm cho người khác.
11
9. Việt Nam có thể và cần phải đi lên chủ nghĩa xã hội.
Ban nghiên cứu thuộc địa của phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản cho rằng việc nghiên cứu các vấn
đề thuộc địa từ nay về sau phải là bộ phận không tách rời các đề cương đưa lên Quốc tế Cộng sản, vì cách
mạng cộng sản chủ nghĩa không chỉ có mục đích ở Châu Âu mà còn ở toàn thế giới. Vì vậy, không được
để một nơi nào trên thế giới, do cẩu thả hoặc không am hiểu vấn đề, lọt ra ngoài những hoạt động có ích
cho mục đích cách mạng cộng sản chủ nghĩa.
Báo cáo, ngày 20/11/1921; t.1, tr.441.
Mặc dù có hoạt động bề ngoài về kinh tế, và mặc dù làm ra vẻ an tâm, những tên để quốc Pháp ở Đông
Dương luôn luôn bị ám ảnh bởi ý nghĩ về một cuộc cách mạng sắp tới. Việc đã tạo ra một giai cấp vô sản
và dạy cho người An Nam biết sử dụng súng ống là một bằng cớ chứng tỏ chủ nghĩa để quốc tự mình đào
hố để chôn mình.
Hiện nay, chỉ một mảnh truyền đơn do một học sinh nhỏ phân phát cũng đủ làm cho toàn bộ Chính
phủ thuộc địa phải đề phòng, và cái bóng của một phong trào nhân dân cũng đủ để làm cho những phiếu
cổ phần thuộc địa bị sụt giá trên thị trường tài chính.
Cái mà bọn đế quốc thường sợ hãi đó là sự tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản.
Bài viết Chủ nghĩa tư bản đế quốc Pháp
ở Đông Dương, ngày 02/10/1928; t.2, tr.361.
Năm 1921, trong cuộc Đại hội của Đảng Xã hội Pháp mở ở Tours, Đảng ấy chia làm hai phái. Phái
thiểu số thì cứ giữ lấy Đảng Xã hội cũ. Phái đa số thì lập thành Đảng Cộng sản Pháp. Trong phái này có
một người cộng sản đầu tiên của Đông Dương là đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Từ đó, chủ nghĩa cộng sản
bắt đầu vượt qua lưới sắt của chủ nghĩa đế quốc Pháp và dần dần thấm vào nước ta.
Giặc Pháp đàn áp một cách vô cùng dã man. Hàng ngàn hàng vạn đảng viên và quần chúng bị giết hại,
bị tù đày. Giặc Pháp đã xoa tay mừng rằng cách mạng Việt Nam, cộng sản Việt Nam hết rồi. Chúng nào
có hiểu: có thể ngăn sông, có thể đào núi, nhưng không có lực lượng nào có thể ngăn trở chủ nghĩa cộng
sản phát triển và thực hiện.
Bài viết Đảng ta (tặng các đồng chí chi bộ),
năm 1949; t.5, tr,546-548.
10. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp vẻ vang nhưng lâu dài và gian khổ.
Tiến lên chủ ngĩa xã hội mau hay chậm không phải là do Bác, do Trung ương mà do các cô, các chú có
chịu khó giải thích cho nông dân hiểu không, có chú ý tổ chức tổ đổi công không? Phải giải thích cho nồn
dân nhìn xa thấy rộng, thấy rõ tương lai tươi sáng sau này, không nên suy tỵ sào ruộng, góc trâu, phải có
tinh thần hữu ái tương trợ lẫn nhau, nếu các cô, các chú nói cho nông dân hiểu như Bác nói với các cô,
các chú hôm nay thì mọi việc nhất định giải quyết được tốt.
12
Nói chuyện với cán bộ tỉnh Nam Định,
ngày 24/04/1957; t.8, tr. 345-346.
Ở miền Bắc, chúng ta đang ở trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn
mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói
quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ hàng ngàn năm. Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xoá bỏ
giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới không có sự bóc lột áp bức.
Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và sự sáng tạo của hàng chục triệu
người.
Hiện nay đứng về mặt xây dựng chủ nghĩa xã hội, tuy chúng ta đã có những kinh nghiệm dồi dào của
các nước anh em, nhưng chúng ta cũng không thể áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách máy móc, bởi
vì nước ta có những đặc điểm riêng của ta.
Diễn văn khai mạc lớp học lý luận khoá I
Trường Nguyễn Ái Quốc, ngày 07/09/1957;
t.8, tr.493, 494-495, 498-499.
Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có hai mặt: vật chất và tư tưởng. Tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có
người, mà trong số người muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì cán bộ là đầu tiên và cốt cán. Như vậy, trước
hết cán bộ phải có tư tưởng muốn lên chủ nghĩa xã hội, mới quyết tâm thi hành, hướng dẫn nhân dân làm
mọi công việc tăng gia sản xuất, tiết kiệm, đấu tranh gay go để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đánh đổ giai cấp
địch đã khó, đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội còn gian khổ, khó khăn hơn nhiều.
Nhưng ta có những thuận lợi:
Dân ta được rèn luyện trong kháng chiến và đoàn kết chặt chẽ.
Dân tin cậy vào Đảng, Chính phủ và đoàn kết xung quanh Đảng.
Dân ta cần cù lao động.
Các nước anh em giúp đỡ ta tận tình và thế lực của phe xã hội chủ nghĩa rất mạnh.
Muốn khắc phục khó khăn và phát triển thuận lợi thì mỗi người, mỗi gia đình, mỗi tập đoàn đều phải
có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, nghĩ đến lợi ích toàn dân trước lợi ích cá nhân. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là
chống lại tư tưởng cá nhân chủ nghĩa (so bì, hưởng thụ). Đã là cuộc đấu tranh gian khổ, gay go thì phải
chống tư tưởng uể oải, mệt mỏi, sợ khổ, chống tư tưởng tự do chủ nghĩa, thích thì làm, không thích thì
không làm.
Bài nói tại Lớp nghiên cứu khoá I và Lớp
bổ túc khoá VI Trường Công an Trung ương,
tháng 12/1958; t.9, tr.279-280.
13
11. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản.
Tất nhiên là tất cả những gì có liên quan đến Công hội đều phải có tính chất cách mạng, nên chỉ có
những công nhân hiểu rõ cách mạng vô sản và cách mạng cộng sản chủ nghĩa mới được kết nạp vào Công
hội. Nhưng công nhân nào đã thấy rõ sự cần thiết phải có một tổ chức để bênh vực quyền lợi của mình
cũng có thể vào Công hội, mặc dầu người đó chưa có thể hiểu gì các vấn đề khác. Công hội và đấu tranh
sẽ giáo dục cho họ.
Có những công nhân đấu tranh chỉ vì quyền lợi trước mắt chứ chưa hiểu cách mạng. Nhưng vì Công
hội là một tổ chức có một đội tiên phong và có đường lối chính trị nên Công hội là một tổ chức cách
mạng.
Báo cáo gửi Ban Phương Đông,
ngày 08/02/1931; t.3, tr.62, 62-63.
Công nhân tham gia quản lý cũng không phải dễ, vì lúc đầu chưa quen. Nhưng cán bộ phải tin, phải
dựa vào công nhân, phải hoan sáng kiến của công nhân. Kinh nghiệm cho biết là công nhân biết quản lý
rất mau, rất tốt. Phải tin tưởng ở óc sáng tạo, trí thông minh sáng tạo của công nhân. Làm thế nào để công
nhân nhận thấy được mình là chủ, cán bộ và công nhân không phải là hai hạng người, mà là đồng chí. Có
thế mới đưa miền Bắc tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội được.
Cách mạng thành công là do ai? Quần chúng; mà quần chúng nghe theo sự lãnh đạo của Đảng vì Đảng
dựa vào quần chúng, quan tâm đến quyền lợi của quần chúng, đi theo đường lối quần chúng. Đó là điều
rất rõ ràng, kinh nghiệm lãnh đạo là phải như thế, không thể chỉ trông vào cán bộ kỹ thuật. Trước đây mấy
đồng chí kỹ sư không dám làm, không biết làm, mà công nhân làm được. Như chú gì đấy, biến máy chạy
ét xăng thành máy chạy ma dút. Kỹ sư có dám làm đâu. Nói thế, không phải là coi thường cán bộ kỹ
thuật. Nhưng cán bộ kỹ thuật phải học tập chính trị, phải theo sự chỉ đạo của Đảng, phải dựa vào quần
chúng, không được tự cao tự đại, bảo thủ. Lãnh đạo nếu đi đúng đường lối quần chúng thì khó khăn gì
cũng khắc phục được.
Nói chuyện với cán bộ các ngành quân, dân,
Chính, Đảng Hải Phòng, ngày 31/03/1959;
t.9, tr.397, 397-398.
Nhiệm vụ cách mạng hiện nay của Đảng ta là xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc
lập, dân chủ và giàu mạnh. Muốn làm được như thế, chúng ta phải đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh,
tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta phải kiên quyết đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.
Đấu tranh thống nhất nước nhà là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ nhưng nhất định thắng lợi.
Chúng ta phải giáo dục kỹ cho cán bộ, đảng viên và đồng bào miền Nam, miền Bắc thấy rõ điểm đó, để
khắc phục tư tưởng nóng vội. Đảng ta đã lãnh đạo nhaanh dân làm Cách mạng Tháng Tám, nhân dân ta
lại kháng chiến tám, chín năm mới giải phóng được nửa nước. Trong cuộc đấu tranh thực hiện thống nhất
14
nước nhà, chúng ta cũng phải đấu tranh bền bỉ, lâu dài, nhưng chúng ta tin rằng nhất định chúng ta sẽ
thắng lợi.
Nói chuyện với Đại hội Đảng bộ Thành phố
Hà Nội, ngày 20/06/1960; t.10, tr.159.
12. Xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.
ĐIỀU LỆ VẮN TẮT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
I.
II.
III.
IV.
V.
VI.
VII.
Tên: Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tôn chỉ: Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp
tranh đấu để tiêu trừ tư bản để quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản.
Lệ vào Đảng: Ai tin theo chủ nghĩa cộng sản, chương trình Đảng và Quốc tế Cộng sản, hăng
hái tranh đấu và dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh Đảng và đóng kinh phí, chịu phấn đấu
trong một bộ phận Đảng thời được vào Đảng. Thợ vào Đảng thời phải có một đảng viên giới
thiệu và phải dự bị 3 tháng, thủ công nghiệp nghèo, dân cày và lính phải có hai đảng viên giới
thiệu và dự bị 6 tháng, học sinh, các giai cấp khác và người đảng phái khác phải có hai đảng
viên giới thiệu và phải dự bị 9 tháng.
Người dưới 21 tuổi phải vào Thanh niên cộng sản đoàn.
Hệ thống tổ chức:
Chi bộ gồm tất cả Đảng viên trong một nhà máy, một công xưởng, một hầm mỏ, một sở xe
lửa, một chiếc tàu, một đồn điền, một đường phố...
Huyện bộ, thị bộ hay là khu bộ:
Huyện bộ gồm tất cả các chi bộ trong một huyện.
Thị bộ gồm tất cả các chi bộ trong một châu thành nhỏ.
Khu bộ gồm tất cả các chi bộ trong khu vực của một thành phố lớn như Sài Gòn, Chợ Lớn,
Hải Phòng, Hà Nội hay của một sản nghiệp lớn như mỏ Hòn Gai.
Tỉnh bộ, thành bộ hay đặc biệt bộ:
Tỉnh bộ gồm các huyện bộ, thị bộ trong một tỉnh.
Thành bộ gồm tất cả các khu bộ trong một thành phố.
Đặc biệt bộ gồm tất cả khu bộ trong một sản nghiệp lớn.
Trung ương.
Trách nhiệm của đảng viên:
Tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và cổ động quần chúng theo Đảng.
Tham gia mọi sự tranh đấu về chính trị và kinh tế của công nông.
Phải thực hành cho được chánh sách và nghị quyết của Đảng và Quốc tế Cộng sản.
Điều tra các việc.
Kiếm và huấn luyện đảng viên mới.
Quyền lợi đảng viên:
Trong các cuộc hội nghị của chi bộ, đảng viên dự bị có quyền tham gia và phát biểu ý kiến,
song không có quyền biểu quyết, ứng cử và quyền cử.
Các cấp đảng chấp hành uỷ viên:
Một cấp đảng bộ có hội chấp hành uỷ viên để giám đốc và chỉ huy cho mọi đảng viên làm
việc.
Mỗi chấp hành uỷ viên phải thường báo cáo cho đảng viên biết.
15
VIII.
IX.
Kinh phí:
Kinh phí của Đảng do nguyệt phí và đặc biệt quyên mà ra.
Nguyệt phí do các cấp đảng bộ tuỳ kinh phí mỗi đảng viên mà định.
Người không việc hoặc ốm thì khỏi phải góp nguyệt phí.
Kỷ luật:
Đảng viên ở nơi này đi nơi khác phải xin phép Đảng và theo cơ quan nơi đó để làm việc.
Bất cứ về vấn đề nào đảng viên đều phải hết sức thảo luận và phát biểu ý kiến, khi đa số đã
nghị quyết thì tất cả đảng viên phải phục tùng mà thi hành.
Cách xử phạt người có lỗi trong đảng viên: cách xử phạt người có lỗi trong Đảng do hôi chấp
hành uỷ viên trong cấp Đảng hay đại biểu đại hội định.
Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Năm 1930; t.3, tr.5-7.
13. Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Lần này là lần đầu tiên hơn 150 cán bộ các xí nghiệp khai hội, dưới sự hướng dẫn của Bộ Công
nghiệp, để nghiên cứu cách quản lý xí nghiệp tốt. Đó là một việc rất có ích, rất hợp lý.
Nói chung, việc quản lý xí nghiệp trong thời kỳ vừa qua, cán bộ ta đã cố gắng và đã thu được thành
tích khá nhiều, nhưng kiểm điểm lại thì khuyết điểm cũng không ít.
Cán bộ quản lý cần nhận thật rõ rằng: công nghiệp và nông nghiệp là như hai chân của nền kinh tế
nước nhà. Chân phải thật vững, thật khoẻ, thì kinh tế mới tiến bộ thuận lợi và nhanh chóng.
Đảng và Chính phủ ta có chính sách và đường lối đúng đắn. Công nhân ta rất hăng hái cần cù. Các
nước bạn ra sức giúp đỡ ta về mọi mặt. Thế là ta có đủ điều kiện để khôi phục và phát triển kinh tế công
nghiệp (và nông nghiệp).
Đảng và Chính phủ tin cậy cán bộ, giao cho cán bộ nhiệm vụ chủ chốt, nhiệm vụ quản lý. Đó là một
nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang. Cán bộ ta phải luôn luôn cố gắng làm trọn nhiệm vụ, mới xứng đáng
với lòng tin cậy của Đảng, của Chính phủ và của nhân dân. Muốn như vậy thì cán bộ ta phải cố gắng quản
lý thật tốt các xí nghiệp, phải đảm bảo kinh doanh có lãi cho nhà nước. Để đạt mục đích ấy – mà mục
đích ấy nhất định phải đạt cho kỳ được – thì cán bộ quản lý:
Phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính.
Phải thật sự chống bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí.
Phải nâng cao cảnh giác, bảo vệ xí nghiệp.
Phải khéo đoàn kết và lãnh đạo công nhân; mọi việc đều dựa vào lòng nàn yêu nước và năng lực sáng
tạo dồi dào của công nhân; dùng phương pháp dân chủ mà đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất và tiết
kiệm.
Phải thật sự săn sóc đến đời sống tinh thần và vật chất của công nhân.
Phải cố gắng nghiên cứu và học tập để tiến bộ.
Bài viết Hoan nghênh Hội nghị cán bộ quản
lý xí nghiệp, ngày 09/11/1955; t.8, tr.84-85.
16
Các cô, các chú muốn hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước thì phải: tăng năng suất, tăng chất
lượng, đồng thời phải hạ giá thành. Tóm lại: phải làm mau, làm tốt, làm rẻ, làm nhiều. Dệt vải ít mà tốt
không đủ cho nhân dân dùng, nhà máy ít lãi; làm tốt rồi lại phải nhiều, nhưng nếu giá thành cao, nhân dân
ít tiền mua thì được ít lãi, nên phải rẻ, làm rẻ nhưng xấu thì không có ích. Nên phải bảo đảm cả bốn điểm
trên.
Muốn thực hành bốn điểm trên phải tiết kiệm, tiết kiệm thì giờ, nguyên liệu, máy móc. Phải nâng cao
kỷ luật lao động. Tình trạng muốn làm thì làm, không muốn làm thì thôi, nghỉ sớm, không ốm cũng cáo
ốm để nghỉ, đều là thiếu kỷ luật lao động. Bộ đội không có kỷ luật đánh giặc nhất định thua; nhà máy
không có kỷ luật lao động, không phải là nhà máy tốt. kỷ luật lao động không phải Bác đưa ra hay ở đâu
đưa đến, mà chính là các cô, các chú bàn bạc, thống qua, tự giác thi hành. Thông qua rồi, ai không theo
không được.
Lại phải có chế độ trách nhiệm: giữ máy cho bền, cho sạch, phải lau chùi, không để máy chết. Tinh
thần người chủ phụ trách việc gì phải làm cho tốt, cho đẹp việc ấy.
Chế độ làm khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội, nó khuyến khích người công nhân luôn luôn
tiến bộ, cho nhà máy tiến bộ. Làm khoán là ích chung và lại lợi riêng. Công nhân sản xuất ra nhiều vải, cố
gắng nhiều, hưởng được nhiều; làm khoán tốt thích hợp và công bằng dưới chế độ ta hiện nay. Nếu người
công nhân nào thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu kỷ luật lao động thì làm cho mau nhưng không tốt; như
vậy là không đúng và làm khoán phải nâng cao số lượng, nhưng luôn luôn phải giữ chất lượng.
Nói chuyện với cán bộ, công nhân Nhà máy
dệt Nam Định, ngày 24/04/1957; t.8, tr,341.
14. Xây dựng nền văn hoá mới, con người mới xây xã hội chủ nghĩa.
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tôi đã tưởng tượng
thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều
vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp
thầy gặp bạn. Nhưng sung sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo
dục hoàn toàn Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã phải chịu nhận
một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân
người Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một
nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt
Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.
Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào các em. Vậy các
em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của người khác đã không tiếc thân và tiếc
của để chiếm lại nền độc lập cho nhà nước.
Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được
giỏi giang. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tâp, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu
bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ
mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công
cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi
17
đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tời đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
Thư gửi các học sinh, tháng 09/1945;
t.4, tr.32-33.
Các đồng chí có muốn cải tạo xã hội không? Muốn cải tạo xã hội thì phải cải tạo mình. Có một số
đồng chí thấy nói chữ cải tạo thì xấu hổ. Cải tạo xã hội thì đồng ý nhưng cải tạo mình thì không đồng ý.
Để cải tạo xã hội, một mặt phải cải tạo vật chất như tăng gia sản xuất, một mặt phải cải tạo tư tưởng.
Nếu không có tư tưởng xã hội chủ nghĩa thì không làm việc xã hội chủ nghĩa được.
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là gì? Tư tưởng xã hội chủ nghĩa nói tóm tắt là phải đặt lợi ích chung cả
nước lên trước hết, lên trên lợi ích của cá nhân mình. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tư tưởng cá nhân chủ
nghĩa chống đối nhau, nếu cứ lo cho mình không lo cho làng nước thì không thể có tư thưởng xã hội chủ
nghĩa.
Mỗi người phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa đúng đắn, thì mới có thể góp phần xứng đáng vào việc
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mọi người chúng ta phải yêu quý lao động và người lao động, nhất là lao
động chân tay.
Nói chuyện với anh em học viên, cán bộ,
công nhân viên Trường đại học Nhân dân
Việt Nam (khoá III),
ngày 18/01/1958; t.9, tr.24.
18