Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đến cây chè và sức khỏe của người dân trồng chè tại xã Bình Sơn thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.73 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN HÙNG SƠN
Tên khóa luận:
“ẢNH HƢỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHÂN BÓN
HÓA HỌC ĐẾN CÂY CHÈ VÀ SỨC KHỎE NGƢỜI DÂN TRỒNG
CHÈ TẠI XÃ BÌNH SƠN, THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học

: Chính quy
: Địa chính Môi trƣờng
: Quản Lý Tài Nguyên
: K 45 - ĐCMT - N01
: 2011 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016


i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



TRẦN HÙNG SƠN
Tên khóa luận:
“ẢNH HƢỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ PHÂN BÓN
HÓA HỌC ĐẾN CÂY CHÈ VÀ SỨC KHỎE NGƢỜI DÂN TRỒNG
CHÈ TẠI XÃ BÌNH SƠN, THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Địa chính Môi trƣờng
Khoa
: Quản Lý Tài Nguyên
Lớp
: K 45 - ĐCMT - N01
Khóa học
: 2011 - 2016
Giảng viên hƣớng dẫn : Th.S Dƣơng Thị Thanh Hà

Thái Nguyên, năm 2016


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành đề tài, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô

giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơ quan và nhân dân địa phƣơng.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - ThS. Dƣơng Thị
Thanh Hà ngƣời đã luôn theo sát, tận tình hƣớng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo khoa Quản lý Tài
Nguyên, Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã luôn giúp đỡ tạo mọi điều
kiện cho tôi trong thời gian qua.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Chủ Tịch, Phó Chủ Tịch UBND xã Bình Sơn, Bộ
phận một cửa xã, Phòng khuyến nông – thú y xã, Văn phòng xã, cùng các phòng,
ban chuyên môn và nhân dân xã Bình Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung
cấp đầy đủ các thông tin, số liệu trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sâu sắc tới gia đình, những ngƣời thân và bạn bè đã
tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Trần Hùng Sơn


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Mối liên hệ giữa mật độ và triệu chứng gây hại của rầy xanh........ 22
Bảng 2.2 Mối liên hệ giữa mật độ và triệu chứng gây hại của bọ cánh tơ ..... 23
Bảng 2.3 Mối liên hệ giữa mật độ và triệu chứng gây hại của nhện đỏ nâu... 20
Bảng 3.1 Loại mẫu, phƣơng pháp phân tích ................................................... 27
Bảng 4.1: Dân số, lao động và việc làm ........................................................... 38
Bảng 4.2: Tổng hợp dân số xã Bình Sơn năm 2015 ....................................... 38
Bảng 4.3: Hiện trạng lao động ........................................................................ 39

Bảng 4.4 Diện tích, năng suất và sản lƣợng chè của xã Bình Sơn giai đoạn
2013-2015........................................................................................................ 42
Bảng 4.5 Các loại thuốc mà ngƣời dân sử dụng cho cây chè ......................... 43
Bảng 4.6 Quy trình dùng thuốc BVTV ........................................................... 44
Bảng 4.7 Thời gian cách ly sau khi sử dụng thuốc BVTV ............................. 45
Bảng 4.8 Lƣợng phân bón sử dụng của khu vực (trung bình/ha) ................... 45
Bảng 4.9 Quy trình bón phân .......................................................................... 46
Bảng 4.10 Đánh giá ảnh hƣởng của phân hóa học và thuốc BVTV tới cây chè
xã Bình Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên .................................. 47
Bảng 4.11 Thực trạng các triệu chứng cơ năng của ngƣời dân khi sử dụng
thuốc BVTV và phân hóa học ......................................................................... 48


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

BVMT

:

Bảo vệ môi trƣờng

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

MTST


:

Môi trƣờng sinh thái

IFA

:

Hiệp hội phân bón quốc tế

UBND

:

Ủy ban nhân dân

NĐ-CP

:

Nghị định chính phủ



:

Quyết định

TNHH


:

Trách nhiệm hữu hạn

ATVSTP

:

An toàn vệ sinh thực phẩm

HTX

:

Hợp tác xã

TC và QC

:

Tiêu chuẩn và Quy chuẩn

HCBVTV

:

Hóa chất bảo vệ thực vật



v

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài .......................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 3
1.3 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 5
2.1 Cơ sở khoa học ............................................................................................ 5
2.1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 5
2.1.2 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 8
2.1.3 Cơ sở pháp lý ......................................................................................... 15
2.2 Khái quát về thuốc BVTV và phân bón hóa học ...................................... 17
2.2.1 Khái niệm về thuốc BVTV và phân bón hóa học .................................. 17
2.2.2 . Phân loại thuốc BVTV và phân bón hóa học....................................... 17
2.2.3 Những nghiên cứu về sâu, bệnh hại chè ở Việt Nam ............................ 20
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 26
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 26
3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 26
3.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 26
3.4 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 26
3.4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Bình Sơn, thành phố Sông Công . 26
3.4.2 Thực trạng sản xuất chè tại xã Bình Sơn, thành phố Sông Công. (3 năm
gần đây) ........................................................................................................... 26


vi


3.4.3 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học cho chè tại địa bàn xã
Bình Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. ..................................... 26
3.4.4 Ảnh hƣởng của việc sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học đến cây chè
của xã Bình Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. .......................... 26
3.4.5 Sức khỏe ngƣời dân trong vùng sản xuất chè. ....................................... 27
3.4.6 Giải pháp hạn chế ảnh hƣởng của việc sử dụng thuốc BVTV và phân
bón hóa học đến cây chè và sức khỏe ngƣời dân. ........................................... 27
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 27
3.5.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp. ................................................... 27
3.5.2 Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn. .......................................................... 27
3.5.3 Phƣơng pháp lấy mẫu và loại mẫu phân tích. ........................................ 27
3.5.4 Phƣơng pháp trực tiếp thị sát đồng ruộng. ............................................. 28
3.5.5 Phƣơng pháp tổng hợp, đánh giá và so sánh. ......................................... 28
3.5.6 Phƣơng pháp xử lý và thống kê số liệu. ................................................. 28
PHẦN 4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................ 29
4.1 Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Bình Sơn - Thành Phố Sông
Công - Tỉnh Thái Nguyên ............................................................................... 29
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trƣờng .... 29
4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội ....................................................... 33
4.1.3 Nhận xét chung về điều kiện kinh tế - xã hội ........................................ 43
4.2 Thực trạng sản xuất chè tại xã Bình Sơn - Thành Phố Sông Công - Tỉnh
Thái Nguyên .................................................................................................... 43
4.3 Tình hình sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học cho cây chè tại khu vực
điều tra ............................................................................................................. 43
4.3.1 Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho cây chè tại khu vực điều tra ........ 43
4.3.2 Tình hình sử dụng phân hóa học cho cây chè tại khu vực điều tra ........ 46


vii


4.4 Ảnh hƣởng của thuốc BVTV và phân hóa học tới cây chè khu vực điều tra
......................................................................................................................... 47
4.5 Kết quả điều tra sức khỏe ngƣời dân ở vùng trồng chè. ......................... 48
4.6 Giải pháp nâng cao công tác quản lý và sử dụng thuốc BVTV ................ 50
4.6.1. Giải pháp quản lý .................................................................................. 50
4.6.2. Giải pháp xử lý ...................................................................................... 54
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 56
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 56
5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 57


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây nền sản xuất nông nghiệp của nƣớc ta đã có
những bƣớc chuyển biến tích cực tăng cả về mặt năng suất và sản lƣợng cây
trồng. Cơ cấu cây trồng đã ngày càng đa dạng và phong phú. Trong cơ cấu
cây trồng nông nghiệp của nƣớc ta hiện nay chè là một loại cây trồng đem lại
nhiều giá trị kinh tế cũng nhƣ giá trị tiêu dùng. Đã từ lâu sản phẩm chè trở
thành loại thức uống bổ dƣỡng không thể thiếu của ngƣời dân đồng thời chè
cũng là một loại dƣợc liệu có thể chữa đƣợc nhiều bệnh.Trong thời gian gần
đây sản phẩm chè không những đƣợc tiêu thụ mạnh mẽ trong nƣớc mà còn là
một mặt hàng quan trọng xuất khẩu ra nƣớc ngoài đem lại lợi nhuận cho nền
kinh tế nƣớc nhà. Kết thúc năm 2015 sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 1,2 triệu tấn,
sản lƣợng chè búp khô đạt 260.000 tấn, trong đó xuất khẩu 200.000 tấn, đạt
kim ngạch xuất khẩu 440 triệu USD, giá xuất khẩu bằng với giá bình quân
của thế giới (2.200 USD/tấn)

Việt Nam có điều kiện thiên nhiên và đất đai thuận lợi để phát triển
ngành chè. Chè ở Việt Nam đƣợc trồng chủ yếu trên đất đồi núi ở nhiều tỉnh
trung du và miền núi phía Bắc, miền Trung là Hà Tĩnh và miền Nam là Lâm
Đồng và Gia Lai dƣới hai hình thức chủ yếu là nông trƣờng và hộ gia đình.
Hiện nay, diện tích đât trồng chè của Việt Nam có khoảng 136.000 ha. Tuy
nhiên ở nƣớc ta việc phát triển cây chè gặp rất nhiều khó khăn, trong đó sâu
bệnh hại là nguyên nhân quan trọng, làm tổn thất sản lƣợng từ 15- 30%, chất
lƣợng cũng giảm sút. Trong quá trình canh tác đã xuất hiện nhiều loại sâu
bệnh hại chè nhƣ: rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ nâu…..Vì vậy
việc phòng trừ các loại sâu bệnh là nhân tố quan trọng để qui định sự phát
triển, duy trì và tăng năng suất cây trồng. Cũng nhƣ một số vùng trồng chè


2

khác Thái Nguyên có vị trí nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và cây
chè đƣợc chuyên canh cao nên rất đa dạng về lƣợng cũng nhƣ loại sâu bệnh
hại. Trong công tác BVTV hiện nay ở cây chè cũng nhƣ các loại cây trồng
khác, chúng ta tập trung chủ yếu phòng chống sâu bệnh hại bằng các biện
pháp đơn lẻ và lấy biện pháp hóa học làm chủ đạo. Biện pháp này có lợi là
thuận tiện, dập tắt các đợt dịch nhanh chóng và làm tăng năng suất cây trồng
rõ rệt. Tuy nhiên nó cũng mang lại nhiều tiêu cực là tiêu diệt thiên địch của
sâu hại, dễ phát sinh dịch mới, phá vỡ cân bằng sinh thái trong nông nghiệp.
Do nhận thức không đầy đủ, việc sử dụng thuốc BVTV của bà con nông dân
còn chƣa hiệu quả và không tuân thủ theo đúng nguyên tắc qui định, cũng đã
gây ra những ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe ngƣời tiêu dùng, gây ô nhiễm môi
trƣờng hệ sinh thái. Không chỉ vậy mà nó còn làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng
chè do lƣợng tồn dƣ thuốc BVTV còn tồn tại trong sản phẩm chè vƣợt quá
tiêu chuẩn. Do đó trực tiếp gây ảnh hƣởng đến khả năng tiêu thụ của chè.
Phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật là một trong những chất hóa học

do con ngƣời tạo ra ngoài những mặt lợi nó cũng gây ra những ảnh hƣởng và
khó khăn do quá lạm dụng gây ảnh hƣởng trầm trọng đến môi trƣờng . Việc
lạm dụng và thói quen thiếu khoa học trong việc bón phân hóa học và sử dụng
thuốc BVTV của ngƣời dân đã gây nên tác động lớn đến môi trƣờng. Nhiều
nhà nông do thiếu hiểu biết đã thực hiện theo phƣơng châm “phòng hơn
chống” đã sử dụng thuốc BVTV và phân hóa học theo kiểu phòng ngừa định
kì vừa tốn kém lại tiêu diệt nhiều loài có ích, gây kháng thuốc với sâu bệnh,
càng làm cho sâu bệnh hại phát triển thành dịch và lƣợng thuốc BVTV đƣợc
sử dụng càng tăng. Đây là vấn đề cần đƣợc quan tâm vì phần lớn nƣớc ta là
vùng sản xuất nông nghiệp, mỗi năm sử dụng lƣợng phân bón hóa học và
thuốc bảo vệ thực vật là không nhỏ, những hệ lụy tới môi trƣờng là không
tránh khỏi.


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×