Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Nghiên cứu biện pháp tỉa cành và sử dụng thuốc hóa học để giảm thiểu ảnh hưởng của nấm Ceratocystis sp. gây bệnh chết héo trên Keo tai tượng tại tỉnh Thái nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.17 KB, 47 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------

ĐINH VĂN TẸO
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TỈA CÀNH VÀ SỬ DỤNG THUỐC HÓA HỌC
ĐỂ GIẢM THIỂU ẢNH HƢỞNG CỦA NẤM CERATOCYSTIS SP. GÂY
BỆNH CHẾT HÉO TRÊN KEO TAI TƢỢNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2012 – 2016

Thái Nguyên, năm 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------------------

ĐINH VĂN TẸO
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP TỈA CÀNH VÀ SỬ DỤNG THUỐC HÓA HỌC
ĐỂ GIẢM THIỂU ẢNH HƢỞNG CỦA NẤM CERATOCYSTIS SP. GÂY
BỆNH CHẾT HÉO TRÊN KEO TAI TƢỢNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Lâm nghiệp

Lớp

: K44 – LN

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2012 – 2016


Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Đàm Văn Vinh

Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của sinh viên trước khi ra
trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Lâm nghiệp và giáo viên hướng dẫn cũng như cơ sở tiếp nhận thực tập. Em
tiến hành thực hiện đề “Nghiên cứu biện pháp tỉa cành và sử dụng thuốc hóa
học để giảm thiểu ảnh hưởng của nấm Ceratocystis sp. gây bệnh chết héo trên
Keo tai tượng tại tỉnh Thái nguyên”. Để hoàn thành đề tài này em xin trân
thành cảm ơn:
Quý thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Lâm
Nghiệp, ban giám hiệu nhà trường đá tận tình dảng dạy và tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành khóa học.
Gia đình cô, chú, bác, người dân tại huyện Đồng Hỷ đã tạo điều kiện
thuận lợi về vật chất địa bàn thực tập cho em trong suốt quá trình thực tập.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên thầy TS Đàm
Văn Vinh giảng viên khoa Lâm nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Do thời gian có hạn và trình độ chuyên môn còn hạn chế, bản thân mới
bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, nên đề tài không thiếu
được những thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo quan tâm góp ý để đề tài
của em được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2016
Sinh viên
Đinh văn Tẹo


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng phân cấp mức độ bị bệnh ...................................................... 24
Bảng 3.2. Điều tra tình hình bệnh trước và sau khi tưới thuốc háo học ......... 25
Bảng 4.1. Tỷ lệ bị bệnh giữa các công thức tỉa cành ở rừng Keo tuổi 1 ........ 29
Bảng 4.2. Tỷ lệ bị bệnh giữa các công thức tỉa cành ở rừng Keo tuổi 2. ....... 30
Bảng 4.3. Kết quả điều tra tình hình bệnh cây trước và sau khi tưới thuốc hóa
học ................................................................................................... 32
Bảng 4.4. Tỷ lệ bệnh và mức độ bệnh trước và sau khi tưới thuốc hóa học
giữa các công thức .......................................................................... 33


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 Cây bị chết héo ................................................................................. 27
Hình 4.2 Vết đen trên thân cây........................................................................ 27
Hình 4.3 Nấm bệnh thường xâm nhập vào cây qua vết cắt tỉa cành............... 27
Hình 4.4 Nấm phát triển trong thân cây làm gỗ biến màu .............................. 27
Hình 4.5 Tỉa cắt cành sát thân ......................................................................... 28
Hình 4.6 Tỉa cắt cành cách thân 5cm .............................................................. 28
Hình 4.7 Tỉa cắt cành cách than 10cm ............................................................ 28
Hình 4.8 Tỉa cắt cành cách thân 15cm ............................................................ 28

Hình 4.9. Công thức thuốc hóa học ............................................................. 31
Hình 4.10. Cây keo bị nhiễm bệnh nặng ......................................................... 31
Hình 4.11 biểu đồ tỷ lệ bệnh trước và sau ki tưới thuốc hóa học giữa các công
thức................................................................................................ 33
Hình 4.12. biểu đồ thể hiện mức độ bệnh trước và sau ki tưới thuốc hóa học
giữa các công thức ........................................................................ 34


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

OTC

: Ô tiêu chuẩn

CT

: Công thức

STT

: Số thứ tự

C0

: cấp bệnh 0

C1


: Cấp bệnh 1

C2

: Cấp bệnh 2

C3

: Cấp bệnh 3

C4

: Cấp bện 4

TKT

: Trước khi tưới

SKT

: Sau khi tưới


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. iv

MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa việc thực hiện đề tài...................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế ............................................. 6
2.2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 6
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................ 12
2.2.3 Thông tin chung về Keo tai tượng ......................................................... 16
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................ 18
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 21
3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 21
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 21
3.3. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 21
3.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
3.4.1. Phân lập và mô tả đặc điểm hình thái của nấm bệnh ............................ 21


vi

3.4.2. Nghiên cứu, áp dụng biện pháp tỉa cành,theo quy trình của Austrailia
trên cây Keo tai tượng tại Thái Nguyên. ........................................................ 21
3.4.3. Nghiên cứu khảo nghiệm một số loại thuốc phòng trừ bệnh chết héo
trên cây Keo tai tượng do nấm ceratocystis sp.gây ra .................................... 21
3.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 21

3.5.1.Phân lập và mô tả đặc điểm hình thái của nấm bệnh ............................. 21
3.5.2. Nghiên cứu biện pháp tỉa cành có ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm
gây bệnh .......................................................................................................... 23
3.5.3. Nghiên cứu hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ bệnh chết héo cây
keo do nấm ceratocystis sp.............................................................................. 23
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 26
4.1. Triệu chứng và đặc điểm nhận biết của bệnh ...................................... 26
4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng biện pháp tỉa cành đến sự phát triển của nấm
ceratocystis sp. gây bệnh chết héo ở cây Keo tai tượng. ................................ 28
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 36
5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 36
5.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Keo là loại cây trồng chính trong công tác trồng rừng hiện nay. Sản
phẩm rừng trồng Keo là nguồn cung gỗ nguyên liệu chủ lực cho các nhà máy
chế biến gỗ dăm, bột giấy, đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ, bao bì... phục
vụ tiêu dùng và xuất khẩu có giá trị cao. Trong quá trình sinh trưởng, phát
triển của rừng còn góp phần quan trọng trong việc cải tạo đất, nâng cao độ
phì, giữ ẩm, tạo độ xốp, phòng hộ bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái,
cảnh quan... Tuy nhiên, cây Keo cũng như các loài cây trồng khác trong suốt
qua trình sinh trưởng, phát triển rất dễ bị sâu bệnh gây hại, trong đó bệnh chết
héo keo do nấm Ceratocsystis sp. gây rất nguy hiểm mới được các nhà khoa
học - Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam mới phát hiện trong những năm

gần đây.
Ceratocystis sp. là những loài nấm gây hại nguy hiểm cho nhiều loài
cây, là nguyên nhân gây nên bệnh thối rễ, gốc, loét thân cành và gây thối quả
trên nhiều loài cây trồng nhiệt đới. Đặc biệt là loài Ceratocystis fimbriata gây
chết hàng loạt bạch đàn ở cộng hòa Công Gô và Brasil; cây Cà phê (Coffea
sp.) ở Colombia và Venezuela. Đây cũng chính là loài gây bệnh trên cây Xoài
ở Brasil và là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong ngành nông nghiệp
và cây trồng ở Nam Mỹ. Ở Indonesia Ceratocystis sp. lần đầu tiên được ghi
nhận khi Ceratocystis fimbriata (còn có tên là Rostrella cofeae) được công bố
năm 1900 trên cây Cà phê (Coffea arabica) ở đảo Java. Sau đó nhiều loài
Ceratocystis sp. đã được tìm thấy trên nhiều cây chủ khác nhau trên nhiều hòn
đảo ở Indonesia. Gần đây nhất là phát hiện 5 loài nấm 2 Ceratocystis sp. mới
gây hại trên Keo tai tượng ở Indonexia đó là các loài C. inquinans, C.
sumatrana, C. microbasis, C. manginecans và C. acaciivora. (Phan Thanh
Hòa và cs, 2010) [3].


2

Ở Nước ta với điều kiện khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho nhiều loài
nấm phát triển đặc biệt là Ceratocystis sp. đã bắt đầu xuất hiện trên cây Keo
tại một số nơi như Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Thừa Thiên Huế,
Lâm Đồng, Tuyên Quang và Quảng Ninh, Thái Nguyên. (Phan Thanh Hòa và
cs, 2010) [3].
Bệnh chết héo ở Keo tai tượng do nấm Ceratocystis sp. gây ra ngoài
những tác nhân như độ dốc, địa hình lượng mưa thì một phần nguyên nhân là
do ảnh hưởng của độ cao gây ra, theo khảo sát sự sinh trưởng và phát triển
của nấm ở 7 mức nhiệt độ: 10oC, 15oC, 20oC, 25oC, 30oC, 32oC và 35oC cho
kết quả, khoảng nhiệt độ nấm có thể sinh trưởng và phát triển là 15 32 oC.
Nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm sinh trưởng và phát triển là 25oC.

Cũng các mức độ cao theo khảo sát các yếu tố như không khí, độ ẩm tùy
theo từng mức độ cao khác nhau cũng tác động trực tiếp tới điều kiện
cho nấm Ceratocystis sp. vì vậy việc tìm hiểu ảnh hưởng của độ cao tới
mức độ bị bệnh của nấm Ceratocystis sp. gây ra cho Keo tai tượng là hết
sức cần thiết cho việc phòng trừ bệnh Ceratocystis sp. ở Keo.
Hiện nay tại Thái nguyên bệnh Keo chết héo do nấm Ceratocystis sp.
gây ra là tương đối nghiêm trọng và phổ biến, một số huyện tại Thái nguyên
bị bệnh nấm Ceratocystis sp. gây ra như huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương,
Định Hoá và Võ Nhai. Những cây bị bệnh, gỗ bị biến màu, xì nhựa mủ ở vỏ,
toàn bộ những cây bị nhiễm bệnh chỉ sau một thời gian ngắn là chết ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng rừng trồng Keo. Việc nghiên cứu và phát
hiện sớm bệnh ở một số vùng trồng Keo trọng điểm nước ta là rất quan trọng
nhằm lập kế hoạch phòng trừ bệnh dịch phát triển và lan rộng giảm nguy cơ
thiệt hại kinh tế và môi trường. Nhằm góp phần giải quyết những tồn tại trên
tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu biện pháp tỉa cành và sử dụng
thuốc hóa học để giảm thiểu ảnh hưởng của nấm Ceratocystis sp. gây bệnh
chết héo trên Keo tai tượng tại tỉnh Thái nguyên”


Khóa luận đầy đủ ở file: Khóa luận full

















×