ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN ANH TUẤN
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP
THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH THANH HOÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chính sách Khoa học và Công nghệ
Hà nội – năm 2011
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN ANH TUẤN
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP
THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH THANH HOÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Chính sách Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60.34.70
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Ngọc Ca
Hà nội – năm 2011
3
MỤC LỤC
Lời cảm ơn 8
Danh mục các từ viết tắt 9
Danh mục các biểu đồ 9
PHẦN MỞ ĐẦU 10
1. Lý do chọn đề tài 10
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: 10
3. Mục tiêu nghiên cứu: 11
4. Phạm vi nghiên cứu: 11
5. Mẫu khảo sát: 11
6. Vấn đề nghiên cứu: 12
7. Giả thuyết nghiên cứu: 12
8. Phương pháp nghiên cứu: 12
9. Luận cứ: 13
10. Kết cấu của đề tài: 13
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA THU HÚT VÀ SỬ
DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CNTT 15
1.1. Một số khái niệm 15
1.1.1. CNTT và các khái niệm liên quan 15
1.1.2. Nguồn nhân lực CNTT 15
1.2. Đặc điểm của ngành CNTT 18
1.2.1. Ngành công nghệ có tốc độ phát triển cao 18
1.2.2. Vòng đời sản phẩm ngắn 19
1.2.3. Chi phí nghiên cứu và phát triển ngành cao 19
1.2.4. Tính tích hợp cao 19
1.2.5. Tập trung đầu tư vào máy tính và thiết bị viễn thông 19
1.2.6. Sự phát triển của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 19
1.3. Xu hướng ứng dụng và phát triển CNTT trên thế giới và ở Việt Nam 20
1.3.1. CNTT phục vụ phát triển toàn diện của xã hội 20
1.3.2. Xu hướng khai thác và phát triển phần mềm mã nguồn mở 20
1.3.3. Xu hướng phát triển và sử dụng mạng không dây 21
1.3.4. Xu hướng phát triển truyền thông đa phương tiện và hội tụ CNTT - viễn
thông - phát thanh và truyền hình 22
4
1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực CNTT 22
1.4.1. Nguồn nhân lực trẻ 22
1.4.2. Nguồn nhân lực có trình độ cao 23
1.4.3. Nguồn nhân lực có tư duy toán học tốt 23
1.4.4. Nguồn nhân lực năng động, sáng tạo và lòng say mê nghiên cứu 23
1.4.5. Nguồn nhân lực có năng suất lao động cao 23
1.4.6. Sự thống trị của lao động nam giới trong nguồn nhân lực CNTT 24
1.4.7. Nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) cao 24
1.5. Vai trò của CNTT, nguồn nhân lực CNTT trong phát triển kinh tế xã hội
24
1.5.1. CNTT hình thành nền kinh tế tri thức 24
1.5.2. CNTT với quá trình hội nhập và toàn cầu hoá 25
1.5.3. CNTT đóng vai trò động lực phát triển của nền kinh tế 26
1.5.4. Nguồn nhân lực CNTT đóng vai trò trọng tâm trong phát triển CNTT và
nền kinh tế tri thức 27
1.6. Thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao trong các
CQNN 28
1.6.1 Tầm quan trọng của thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao 28
1.6.2. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao trong
các CQNN 29
1.7. Mục tiêu của Chính phủ về phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020 30
1.7.1. Mục tiêu phát triển đến năm 2015 30
1.7.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2020 32
1.8. Nhu cầu nguồn nhân lực CNTT của tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn 2011
- 2015 và định hướng đến năm 2020 32
1.9. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực CNTT của một số nước 34
1.9.1. Phát triển nguồn nhân lực CNTT của Mỹ 34
1.9.2. Phát triển nguồn nhân lực CNTT của Hàn Quốc 35
1.9.3. Phát triển nguồn nhân lực CNTT của Ấn Độ 37
1.9.4. Phát triển nguồn nhân lực CNTT của Trung Quốc 39
Kết luận 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN
LỰC CNTT TỈNH THANH HOÁ 41
5
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Thanh Hoá và tình hình nhân lực lao
động của tỉnh 41
2.1.1. Đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội Thanh Hoá 41
2.1.2. Tình hình nhân lực lao động của tỉnh Thanh Hóa 42
2.1.3. Thuận lợi, khó khăn từ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình
nhân lực lao động của tỉnh liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực CNTT
46
2.2. Các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong việc
phát triển nguồn nhân lực CNTT 49
2.2.1. Nội dung cơ bản của các chủ trương, chính sách Chính phủ đã ban hành
từ trước đến năm 2010 49
2.2.2. Nhậ n xé t về các chủ trương, chính sách, chương trình quốc gia về phát
triển nguồn nhân lực CNTT 54
2.2.3. Cơ chế chính sá ch củ a tỉnh 57
2.2.4 Nhữ ng tồ n tạ i đố i vớ i chính sá ch thu hú t và sử dụ ng nguồ n nhân lự c
CNTT. 58
2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT ở Thanh Hoá 61
2.3.1. Ứng dụng CNTT tại các cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị 61
2.3.2. Ứng dụng CNTT tại các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước 61
2.3.3. Ứng dụng CNTT trong GD&ĐT, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn 62
2.3.4. Ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp ở Thanh Hoá 63
2.3.5. Đánh giá tồn tại và nguyên nhân 63
2.4. Thực trạng đào tạo, cung ứng, thu hút, sử dụng, phát huy nhân lực CNTT
giai đoạn 2006-2010 65
2.4.1. Thực trạng đào tạo, cung ứng nhân lực CNTT trên địa bàn tỉnh 65
2.4.2. Thực trạng thu hút, sử dụng, phát huy nhân lực CNTT trong các cơ quan
nhà nước trên địa bàn tỉnh 69
2.4.3. Chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT-TT và xếp hạng chỉ số
hạ tầng nhân lực CNTT của Thanh Hoá trong năm 2011. 75
Kết luận 80
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN
LỰC CNTT Ở THANH HOÁ. 81
3.1. Quan điểm đề xuất các giải pháp: 81
6
3.1.1. Quan điểm của Chính phủ về phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020 81
3.1.2. Chính sách thu hút và sử dụng nhân lực CNTT ở Thanh hoá được đề xuất
trên cơ sở vận dụng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp
điều kiện kinh tế xã hội thực tế ở địa phương 81
3.1.3. Đối với địa phương, thu hút và sử dụng nhân lực CNTT phải mang tính
đặc thù và phát huy nội lực là chủ yếu. 82
3.1.4. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống các cơ quan Đảng và
các cơ quan Nhà nước. 82
3.1.5. Cần có chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực CNTT trình độ cao.
83
3.1.6. Đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cường hợp tác quốc tế trong việc đào tạo
nguồn nhân lực CNTT 83
3.2. Các giải pháp thu hú t và sử dụ ng nguồn nhân lực CNTT 83
Nhóm1: Nhm giải pháp ngắn hạn 83
3.2.1. Ban hành chính sách đào tạo, bồ i dưỡ ng CIO 83
3.2.2. Ban hành chính sách hợp lý thu hút nhân lự c CNTT 83
3.2.3. Đào tạo lại, đà o tạ o văn bằ ng 2 cho nhân lự c hiện tại 85
3.2.4. Thực hiện liên kết nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà trường 85
3.2.5. Hỗ trợ cho các chương trình đào tạo ngắn hạn bổ sung kiế n thứ c thự c
tiễ n cho cá c trường Đại học, cao đẳ ng trên đị a bà n tỉnh. 86
Nhm 2: Nhm giải pháp dài hạn 86
3.2.6. Thực hiện tốt công tác thống kê, dự báo 86
3.2.7. Thu hút đầu tư vào ngành CNTT 87
3.2.8. Tăng cường thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo,
thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nhân lự c CNTT 87
3.2.9. Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu
nhân lực CNTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 89
3. 2.10. Mở rộng quy mô đào tạo 90
3.3. Khuyế n nghị 90
3.3.1 Đối với UBND tỉnh, tác giả xin có những khuyến nghị như sau: 90
3.3.2. Đối với các CQNN, tác giả xin có những khuyến nghị như sau: 91
3.3.3 Đối với Hiệp hội, đặc biệt là Hội tin học Thanh Hó a, các Khu Kinh tế ,
Khu công nghiệp củ a tỉnh, tác giả xin khuyế n nghị: 91
7
3.3.4 Đối với các đơn vị đào tạo CNTT, tác giả khuyế n nghị: 92
3.3.5 Đối với các doanh nghiệp, tác giả có các khuyế n nghị: 92
Kết luận 92
PHẦN KẾT LUẬN 92
Danh mục tài liệu tham khảo 94
PHỤ LỤC 96
Phụ lục 1: Mẫu phiếu khảo sát (TÌNH HÌNH VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA
SINH VIÊN TỐT NGHIỆP HỆ CHÍNH QUY ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC) 96
Phụ lục 2: Mẫu phiếu khảo sát (CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CHUYÊN TRÁCH CNTT TRONG CÁC CQNN) 100
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay tại các cơ quan QLNN của Thanh Hoá, nhân lực hoạt động trong lĩnh vực
CNTT có nhiều vấn đề bất cập. Tình trạng di chuyển dòng nhân lực CNTT từ các CQNN
sang các công ty có vốn nước ngoài; sang các doanh nghiệp … đang diễn với chiều
hướng tăng nhanh. Một số cơ quan gặp tình trạng nhân lực CNTT vừa thiếu vừa thừa
hoặc vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chất lượng. Một số cơ quan lại có tình trạng bố trí
sử dụng nhân lực CNTT chưa hợp lý. Thậm chí một số CQNN còn thờ ơ chưa quan tâm
đến việc tăng cường nhân lực để triển khai các ứng dụng về CNTT nhằm chuẩn bị thực
hiện lộ trình tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử như chiến lược của Quốc gia đã đề ra.
Vì vậy đối với Thanh Hoá, vấn đề cấp bách đặt ra là cần có những chính sách phù
hợp để tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực CNTT trong khối các
CQNN, nhằm triển khai tốt các chương trình, dự án CNTT trên địa bàn tỉnh trong thời
gian tới. Với những lý do chính như trên, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp thu
hút và sử dụng nhân lực CNTT tỉnh Thanh Hoá” làm đề tài tốt nghiệp cao học chuyên
ngành chính sách KH&CN.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Chính phủ đã phê duyệt các qui hoạch; ban hành các quyết định về phát triển nguồn
nhân lực CNTT giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020. Nhiều giải pháp và chính
sách cấp vĩ mô đã được thể hiện trong các qui hoạch, kế hoạch và quyết định của Chính
phủ. Một số tỉnh thành đã xây dựng được những chính sách ưu đãi để thu hút nhân lực
CNTT về công tác và làm việc tại địa phương.
Tuy nhiên đối với thực tế tỉnh Thanh Hoá trong những năm qua: với đặc thù của
một tỉnh thuần nông ở Bắc miền Trung, địa lý phức tạp, kinh tế phát triển chậm thì việc
áp dụng các chính sách của Trung ương và học tập chính sách ưu đãi như của một số
thành phố lớn đã thực hiện cho phát triển nguồn nhân lực CNTT phục vụ địa phương đều
chưa mang lại kết quả khả quan. Thực trạng hiện nay về nguồn nhân lực CNTT trong
khối CQNN, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các doanh nghiệp ở Thanh Hóa
nhìn chung là thiếu và yếu, chưa có chính sách riêng để thu hút và sử dụng nhân lực
CNTT của địa phương.
Với đề tài này, tác giả đã kế thừa những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước; và
đưa ra một hướng tiếp cận mới nhằm khắc phục hiện trạng thiếu và yếu về nhân lực
CNTT do còn nhiều những bất cập của chính sách đang thực thi.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào các vấn đề sau:
Tìm ra những yếu kém và bất hợp lý đối với hoạt động thu hút và sử dụng nguồn
nhân lực CNTT ở các CQNN tỉnh Thanh Hoá.
Đề xuất các giải pháp chính sách về thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT để
tăng cường nguồn nhân lực CNTT của khối CQNN tỉnh Thanh Hoá trong những năm tới.
3
4. Phạm vi nghiên cứu:
Khảo sát, đánh giá thực trạng đào tạo, cung ứng nhân lực CNTT; thực trạng của
các chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT trong khối CQNN ở Thanh Hoá
thời gian từ năm 2006 – 2010.
Chỉ nghiên cứu đề xuất những giải pháp chính sách về thu hút và sử dụng nguồn
nhân lực CNTT trong khối CQNN ở Thanh Hoá.
5. Mẫu khảo sát:
Kinh nghiệm thu hút nhân lực CNTT của một số nước thông qua tài liệu và thông
tin trên Internet.
Tình hình tuyển sinh và kết quả đào tạo của các Trường Đại học, Cao đẳng ở
Thanh Hoá trong việc cung cấp nhân lực cho Thanh Hoá.
Đánh giá về nhu cầu, tuyển dụng và bố trí sử dụng nhân lực CNTT tại các CQNN
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Các chính sách hiện có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực CNTT của TW và
địa phương.
6. Vấn đề nghiên cứu:
Những giải pháp chính sách nào nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
CNTT cho khối CQNN tỉnh Thanh Hoá?
7. Giả thuyết nghiên cứu:
Nhm giải pháp ngắn hạn : Ban hành chí nh sá ch tạm thời về CIO ; Tạo môi
trường làm việc đòi hỏi sự cống hiến của nhân lực CNTT, trả công thoả đáng, được đào
tạo bổ sung nâng cao trình độ và bồi dưỡng kỹ năng làm việc, có cơ hội bổ nhiệm để
thăng tiến trong nghề nghiệp; Thực hiện liên kết nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà trường
và hỗ trợ các chương trình đào tạo ngắn hạn bổ sung kiế n thứ c thự c tiễ n cho các trường
Đạ i họ c, cao đẳ ng trên địa bà n tỉnh.
Nhm giải pháp dài hạn: Thực hiện tốt công tác thống kê , dự báo; Thu hút đầu
tư vào ngành CNTT ; Tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo , thực hiện xã hội hóa
công tác đào tạo nhân lự c CNTT; Mở rộng quy mô và các loại hình đào tạo.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp chứng minh giả thuyết:
- Khảo sát, quan sát, điều tra thu thập thông tin để có nguồn thông tin sơ cấp
- Nghiên cứu, tổng kết tài liệu để có nguồn thông tin thứ cấp
4
- Phương pháp kiến tạo xã hội: dựa trên các số liệu báo cáo của cơ quan QLNN về
các thực trạng đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ đối với nguồn nhân lực CNTT
Thanh Hoá; dựa trên những khảo sát về thực trạng biến đổi xã hội liên quan đến nhân lực
CNTT để từ đó đưa ra những phán đoán về chính sách và các hệ luỵ của chính sách.
Phương pháp tiếp cận:
- Tiếp cận về lịch sử: kinh nghiệm thu hút và sử dụng nhân lực ở trong và ngoài
nước.
- Tiếp cận về tâm lý học: tìm hiểu nhu cầu, yêu cầu và mong muốn của người tuyển
dụng nhân lực CNTT; của nhân lực CNTT được tuyển dụng.
- Tiếp cận về xã hội học: Khảo sát, đánh giá về năng lực đào tạo trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.
- Tiếp cận về kinh tế: Phân tích, dự báo các điều kiện để thu hút và sử dụng nhân lực
CNTT về phục vụ cho các CQNN của tỉnh.
9. Luận cứ:
Lý thuyết: Khái niệm, vai trò, đặc điểm của ngành CNTT; nhân lực CNTT
Thực tiễn:
- Các chủ trương, chính sách của TW và địa phương về phát triển nhân lực CNTT
- Hiện trạng đào tạo, cung ứng nhân lực; sử dụng, phát huy nhân lực (giai đoạn
2006-2010)
- Phân tích, đánh giá những khó khăn, lợi thế của Thanh Hoá trong việc thu hút và
sử dụng nhân lực CNTT
10. Kết cấu của đề tài:
Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT.
Chương 2. Thực trạng về thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT tỉnh Thanh Hóa.
Chương 3. Giải pháp chính sách thu hút và sử dụng nhân lực CNTT ở Thanh Hóa.
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA THU HÚT VÀ SỬ DỤNG
NGUỒN NHÂN LỰC CNTT
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. CNTT và các khái niệm liên quan
1.1.2. Nguồn nhân lực CNTT
Nguồn nhân lực KH&CN
“Nguồn nhân lực KH&CN là toàn bộ những người có bằng cấp chuyên môn nào đó
trong một lĩnh vực KH&CN và những người có trình độ kỹ năng thực tế tương đương mà
không có bằng cấp và tham gia thường xuyên vào hoạt động KH&CN.”
Khái niệm nguồn nhân lực CNTT
5
Nguồn nhân lực CNTT là nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực CNTT, gồm toàn
bộ những người có bằng cấp chuyên môn về CNTT và những người có trình độ kỹ năng
CNTT thực tế tương đương mà không có bằng cấp về CNTT và tham gia thường xuyên
vào hoạt động CNTT.
Theo Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT, ngày 26/10/2007 của Bộ TT&TT,
nguồn nhân lực CNTT được chia thành 3 nhóm là: (1) Nhân lực CNTT trong QLNN; (2)
Nhân lực CNTT trong công nghiệp CNTT; (3) Nhân lực phục vụ ứng dụng, đào tạo
CNTT.
Trong giới hạn nghiên cứu, đề tài này chỉ tập trung vào nhóm (1) Nhân lực CNTT
trong QLNN.
Khái niệm CIO (Chief Information Officer) – Giám đốc CNTT .
Là một nhà lãnh đạo chiến lược dùng CNTT để phụ trách toàn diện về vấn đề thông
tin trong tổ chức, thâu tóm mọi tiến bộ công nghệ và những khả năng ứng dụng của công
nghệ vào quản lý và tổ chức.
1.2. Đặc điểm của ngành CNTT
1.2.1 Ngành công nghệ có tốc độ phát triển cao
1.2.2 Vòng đời sản phẩm ngắn
1.2.3 Chi phí nghiên cứu và phát triển ngành cao
1.2.4 Tính tích hợp cao
1.2.5 Tập trung đầu tư vào máy tính và thiết bị viễn thông
1.2.6 Sự phát triển của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
1.3. Xu hƣớng ứng dụng và phát triển CNTT trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. CNTT phục vụ phát triển toàn diện của xã hội
1.3.2. Xu hướng khai thác và phát triển phần mềm mã nguồn mở
1.3.3. Xu hướng phát triển và sử dụng mạng không dây
1.3.4. Xu hướng phát triển truyền thông đa phương tiện và hội tụ CNTT - viễn thông
- phát thanh và truyền hình
1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực CNTT
1.4.1. Nguồn nhân lực trẻ
1.4.2. Nguồn nhân lực có trình độ cao
1.4.3. Nguồn nhân lực có tư duy toán học tốt
1.4.4. Nguồn nhân lực năng động, sáng tạo và lòng say mê nghiên cứu
1.4.5. Nguồn nhân lực có năng suất lao động cao
1.4.6. Sự thống trị của lao động nam giới trong nguồn nhân lực CNTT
1.4.7. Nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) cao
1.5. Vai trò của CNTT, nguồn nhân lực CNTT trong phát triển KTXH
1.6. Thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT chất lƣợng cao trong các
CQNN
1.7. Quan điểm và mục tiêu của Chính phủ về phát triển nguồn nhân lực
CNTT đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020
1.7.1. Mục tiêu phát triển đến năm 2015
Mục tiêu chung
6
- Phát triển mạnh nguồn nhân lực CNTT phục vụ nhu cầu phát triển và ứng dụng
CNTT cho công cuộc xây dựng kinh tế tri thức và xã hội thông tin, sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo, hiện đại hóa, nâng cao hiệu
quả và năng lực cạnh tranh của hệ thống đào tạo nhân lực CNTT, từng bước trở thành
một trong những nước cung cấp nhân lực CNTT chất lượng cao cho các nước trong khu
vực và trên thế giới.
Mục tiêu cụ thể
- Đào tạo CNTT, điện tử, viễn thông ở các trường đại học đạt trình độ và chất lượng
tiên tiến trong khu vực các nước Đông Nam Á; có khoảng 30% số lượng sinh viên
CNTT, điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp ở các trường đại học có đủ khả năng chuyên
môn và ngoại ngữ để có thể tham gia thị trường lao động quốc tế.
- Tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên CNTT, điện tử, viễn thông ở
các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề, nâng cao
chất lượng và tăng nhanh về số lượng. Ở các trường đại học, cao đẳng bảo đảm đạt tỷ lệ
trung bình 15 – 20 sinh viên/giảng viên trong đào tạo CNTT; 70% số giảng viên CNTT ở
đại học và trên 50% giảng viên CNTT ở cao đẳng có trình độ thạc sĩ trở lên; tăng nhanh
số giảng viên có trình độ tiến sĩ; đến cuối năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng,
giáo viên trung học phổ thông, giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên có máy tính
riêng để dùng.
- Đảm bảo đủ nhân lực, đáp ứng được sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh
vực CNTT và truyền thông. Từ nay đến năm 2015, cung cấp cho các doanh nghiệp
250.000 lao động chuyên môn về CNTT, điện tử, viễn thông có trình độ từ trung cấp
chuyên nghiệp và sơ cấp nghề (đào tạo 1 năm) trở lên, trong đó có 50% lao động có trình
độ cao đẳng, đại học và 5% có trình độ thạc sĩ trở lên;
- Đẩy mạnh việc phổ cập kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT. Đảm bảo đa số cán
bộ, công chức, viên chức; được đào tạo về ứng dụng CNTT trong công việc của mình;
- Đào tạo cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ cao đẳng hoặc tương đương trở lên
đáp ứng đủ cho các CQNN, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở nghiên cứu, trường
đại học, cao đẳng; các cơ sở giáo dục tiểu học, giáo dục trung học. Bồi dưỡng chuyên
môn về CNTT cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương đáp ứng yêu cầu trình độ được quy định tại Nghị định số 64/2007/NĐ-
CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ.
1.7.2. Định hƣớng phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2020
- Xây dựng nguồn nhân lực CNTT đủ phẩm chất, năng lực làm chủ công nghệ, kỹ
thuật hiện đại, với cơ cấu hợp lý, đáp ứng kịp thời và thường xuyên nhu cầu xây dựng và
phát triển xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Đảm bảo đủ nhân lực CNTT phục vụ nhu
cầu của thị trường trong nước và một phần thị trường nước ngoài.
- Nâng cao chất lượng và tăng số lượng giảng viên, giáo viên CNTT, điện tử, viễn
thông ở các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Đến
năm 2020, trên 90% giảng viên đại học và trên 70% giảng viên cao đẳng về CNTT có
trình độ thạc sĩ trở lên, trên 30% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ.
1.8. Nhu cầu nguồn nhân lực CNTT của tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn 2011 -
2015 và định hƣớng đến năm 2020
7
- Đến năm 2015: Số lượng cán bộ chuyên trách CNTT trong các CQNN từ cấp tỉnh đến
cấp xã phường: 815 cán bộ (đạt tỷ lệ 100% cơ quan quản lý hành chính nhà nước có cán bộ
chuyên trách CNTT). Số lượng cán bộ CIO trong các CQNN từ cấp tỉnh đến cấp huyện/thị,
thành phố: 48 cán bộ (đạt tỷ lệ 100% cơ quan quản lý hành chính nhà nước có cán bộ CIO).
- Đến năm 2020: Số lượng cán bộ chuyên trách CNTT trong các đơn vị CQNN từ
cấp tỉnh đến cấp xã phường: 1.729 cán bộ (đạt tỷ lệ 100% CQNN có cán bộ Quản trị
mạng, QLNN và hỗ trợ ứng dụng CNTT). Số lượng cán bộ CIO trong các đơn vị CQNN:
91 cán bộ (đạt tỷ lệ 100% CQNN có cán bộ CIO).
Tính đến tháng 12/2010: trong các CQNN trên toàn tỉnh chưa có chức danh CIO;
tổng số cán bộ chuyên trách về CNTT là 201 người (trình độ chuyên ngành CNTT từ Cao
đẳng trở lên).
Như vậy giai đoạn 2011-2015, cần phải thu hút, tuyển dụng được số nhân lực có
trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành CNTT là 614 người. Cần 48 cán bộ đang là
chức vụ lãnh đạo cơ quan, trình độ đại học hoặc trên đại học để đảm nhiệm chức danh
CIO của các cơ quan (48 cơ quan thuộc khối cơ quan quản lý hành chính nhà nước cấp
tỉnh, cấp huyện).
Giai đoạn 2016-2020, số nhân lực CNTT cần bổ sung thêm cho các CQNN là 914
người và 43 cán bộ đảm nhiệm chức danh CIO.
1.9. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực CNTT của một số nƣớc
1.9.1. Phát triển nguồn nhân lực CNTT của Mỹ
Mỹ là một nước có ngành CNTT phát triển nhất thế giới. Cục Thống kê Lao
động của Mỹ dự báo từ năm 1996-2006, Mỹ cần 1,3 triệu lao động CNTT. Để giải
quyết cho bài toán này, chính phủ Mỹ đã có các chính sách sau:
(1) Từ năm 1998, đã xác định 20 chuyên ngành CNTT để đào tạo chính thức và các
chuẩn chương trình đào tạo CNTT. Ưu điểm của các chương trình chuẩn này cho phép
cập nhật những công nghệ mới và nhanh nhất.
(2) Hệ thống đào tạo CNTT của Mỹ chia làm hai bộ phận. Hệ thống đào tạo
chính quy gồm các trường cao đẳng, đại học và viện khoa học, đào tạo những kỹ sư
CNTT. Hệ thống đào tạo phi chính quy gồm các khóa học ngắn hạn, chuyên ngành được
cung cấp bởi các trường học, trung tâm, và hiệp hội.
(3) Tổ chức đào tạo lại lao động CNTT trong quá trình làm việc để củng cố và
cập nhật công nghệ mới cũng như bổ sung các kiến thức ngoài CNTT.
(4) Thu hút lao động CNTT qua chính sách nhập khẩu lao động. Mỗi năm gần
60.000 lao động CNTT của Ấn Độ đến Mỹ làm việc.
1.9.2. Phát triển nguồn nhân lực CNTT của Hàn Quốc
Để giải quyết bài toán nhân lực CNTT, Hàn Quốc đã có các chính sách sau:
(1) Mở rộng hệ thống đào tạo CNTT ở bậc đại học và tiến sĩ, hỗ trợ việc xây
dựng cơ sở hạ tầng CNTT, mở rộng quy mô cho các trường đào tạo CNTT.
(2) Nâng cao chất lượng đào tạo CNTT, hỗ trợ xây dựng các chương trình đào
tạo CNTT tiên tiến, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển về CNTT, và đào tạo giáo viên
CNTT cho hệ thống giáo dục đại học.
(3) Hỗ trợ cho việc đào tạo lại lao động CNTT hiện có để tăng năng suất và hiệu
quả làm việc.
8
(4) Tuyên truyền về CNTT, hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong cộng đồng để
chuẩn bị các kiến thức CNTT cho cộng đồng nhằm phát triển nguồn nhân lực CNTT
lâu dài.
(5) xây dựng các chương trình phát triển nhân lực CNTT, bố trí ngân sách dồi dào
cho việc đào tạo nhân lực CNTT và giao trách nhiệm cho Bộ TT&TT thực hiện.
(6) Kêu gọi đầu tư của xã hội vào công tác phát triển nguồn nhân lực.
Như vậy, nhờ vào những dự báo chính xác, Hàn Quốc đã có thể lập kế hoạch và
xây dựng các chương trình đào tạo CNTT hợp lý để phát triển nguồn nhân lực này.
Với đội ngũ nhân lực mạnh mẽ, Hàn Quốc đã phát triển mạnh ngành CNTT và trở thành
một quốc gia phát triển như hiện nay.
1.9.3. Phát triển nguồn nhân lực CNTT của Ấn Độ
Đáp ứng cho nhu cầu nhân lực như dự báo, hệ thống giáo dục và đào tạo CNTT
được mở rộng gồm 2.579 đơn vị đào tạo chính quy và 2.300 đơn vị đào tạo phi chính quy.
Chính phủ Ấn Độ còn khuyến khích tư nhân tham gia vào hệ thống đào tạo CNTT quốc
gia. Ước tính đến năm 2008, Ấn Độ đào tạo được hơn 2 triệu lao động .
Phân rõ trách nhiệm các cơ quan chức năng trong việc phát triển nguồn nhân lực:
(1) Bộ Phát triển nguồn nhân lực: có trách nhiệm liên kết các bộ phận có liên quan
trong hệ thống giáo dục để đào tạo CNTT.
(2) Bộ CNTT: có trách nhiệm liên kết các doanh nghiệp với nhà trường trong việc
đào tạo CNTT.
(3) Hội đồng Giáo dục công nghệ: có trách nhiệm làm việc với các ban ngành để xây
dựng chương trình đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo CNTT.
(4) Các trường: có trách nhiệm quản lý chương trình đào tạo CNTT tại trường theo
đúng định hướng của chính phủ.
Hệ thống giáo dục và đào tạo CNTT của Ấn Độ được mở rộng đã thật sự phát huy
có hiệu quả trong việc đào tạo và phát triển nhân lực CNTT Ấn Độ.
Để tránh tình trạng chảy máu chất xám, chính phủ Ấn Độ còn thực hiện chính sách
di cư theo từng ngành, từng giai đoạn khác nhau để giữ được người giỏi. Đồng thời, chính
phủ Ấn Độ khuyến khích phát triển các trung tâm CNTT của người nước ngoài tại Ấn
Độ. Kết quả, Ấn Độ không chỉ giữ được người giỏi tại quốc gia mà còn tạo ra sự cạnh
tranh gay gắt với các nước trong việc đào tạo và phát triển nhân lực CNTT.
1.9.4. Phát triển nguồn nhân lực CNTT của Trung Quốc
Ở Trung Quốc, phát triển công nghệ cao, đặt biệt là CNTT là một trong
những yếu tố then chốt để phát triển nền kinh tế.
Đặc
điểm của ngành CNTT là
thâm dụng lao động có kiến thức cao. Do vậy, là một nước đang phát triển, dân số đông,
nhưng nền giáo dục lại xuất phát điểm lạc hậu, Trung Quốc thật sự gặp khó khăn trong
việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho CNTT. Để giải quyết cho bài toán nhân lực
CNTT, Trung Quốc đã thực hiện các giải pháp:
(1) Đưa tin học vào chương trình chính khóa bắt đầu từ giáo dục phổ thông.
(2) Trong các trường cao đẳng, đại học, có 62% sinh viên theo học khoa học
tự nhiên và kỹ thuật, tất cả các sinh viên này đều được học môn tin học và đây là môn
học bắt buộc. T ừ n ăm 2001, các trường Cao đẳng và Đại học của Trung Quốc đã
có khoảng 468 khoa chuyên ngành CNTT. Hàng năm, có khoảng 30.000 sinh viên
tốt nghiệp ngành CNTT.
9
(3) Kiến thức cơ bản về máy tính còn trở thành nội dung mà các chuyên gia bắt
buộc phải vượt qua trong kỳ kiểm tra quốc gia dành cho những chuyên gia trong
lĩnh vực khoa học tự nhiên hoặc công nghệ nếu như người đó muốn thăng chức
trong nghề nghiệp.
(4) Tổ chức xã hội hóa đào tạo CNTT, đặc biệt khuyến khích các nhà đầu tư nước
ngoài tham gia đào tạo CNTT.
Nhìn chung, với những chính sách mở rộng giáo dục và đào tạo CNTT, Trung
Quốc đã phần nào giải quyết được nhu cầu nhân lực CNTT, giúp cho ngành CNTT thật
sự phát triển và trở thành một trong những ngành quan trọng của Trung Quốc.
Kết luận
CNTT ngày nay đã thâm nhập vào hầu hết mọi hoạt động KTXH của đời sống con
người. Do đó, việc ứng dụng và phát triển CNTT sẽ là mục tiêu hàng đầu cho việc phát
triển KTXH và tiến tới xây dựng nền kinh tế tri thức. Tuy nhiên, cũng giống như mọi
lĩnh vực khác, con người luôn là yếu tố quan trọng nhất và mang tính quyết định trong
việc phát triển và ứng dụng CNTT.
Qua tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực CNTT tại một số nước, có thể
rút ra bài học cho việc thu hút và sử dụng nhân lực CNTT như sau:
Thứ nhất, thực hiện tốt công tác thống kê dự báo sự phát triển của ngành và nhu
cầu nhân lực phục vụ cho sự phát triển đó.
Thứ hai, xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, yêu cầu tiêu chuẩn chức danh của nhân
lực CNTT để làm cơ sở thu hút, tuyển dụng phù hợp nhu cầu thực tế của cơ quan, đơn
vị.
Thứ ba, bố trí sử dụng nhân lực CNTT đúng chức năng, đúng nhiệm vụ; có chế độ
đãi ngộ, khuyến khích động viên để nhân lực CNTT yên tâm công tác lâu dài.
Thứ tư, mở rộng quy mô và đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cho phù hợp
với sự phát triển của ngành. Có chính sách xã hội hóa đào tạo CNTT, thực hiện liên kết
giữa đơn vị tuyển dụng với nhà trường trong đào tạo nhân lực CNTT.
Thứ năm, đặc thù của ngành CNTT là phát triển nhanh và phục vụ cho nhiều lĩnh
vực khác nhau, vì vậy cần triển khai đào tạo lại nguồn nhân lực CNTT hiện có để việc sử
dụng hiệu quả, khắc phục tình trạng “yếu” chuyên môn của nhân lực CNTT.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN
LỰC CNTT TỈNH THANH HOÁ
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Thanh Hoá và tình hình nhân lực lao
động của tỉnh
2.1.1. Đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội Thanh Hoá
2.1.2. Tình hình nhân lực lao động của tỉnh Thanh Hóa
Xu hướng biến động dân cư
Cơ cấu nhân lực
Đặc điểm nhân lực của tỉnh
Nhân lực trong một số lĩnh vực đặc thù và các vùng của tỉnh
- Công chức, viên chức:
- Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ:
- Lao động trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp:
10
- Lực lượng lao động vùng miền núi:
- Lực lượng lao động vùng ven biển:
Đặc điểm tâm lý xã hội của nhân lực:
Chuyển dịch cơ cấu lao động:
2.1.3. Thuận lợi, khó khăn từ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình
nhân lực lao động của tỉnh liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực CNTT
Thuận lợi:
Khó khăn:
2.2. Các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc trong việc
phát triển nguồn nhân lực CNTT
2.2.1. Nội dung cơ bản của các chủ trƣơng, chính sách Chính phủ đã ban hành
từ trƣớc đến năm 2010
Ngay từ Nghị quyết 49/CP ngày 4/8/1993 của Chính phủ về phát triển CNTT ở
nước ta, một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu đó là đẩy mạnh công tác đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực CNTT. Chỉ thị 58/CT-TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị
nêu rõ: "Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định
đối với việc ứng dụng và phát triển CNTT". Luật CNTT ra đời đã chính thức luật hoá các
hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT, phát triển hạ tầng CNTT, phát triển công nghiệp
CNTT và phát triển nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP
ngày 10/04/2007 của Chính phủ, về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN đã qui
định về chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT của CQNN, chế độ ưu đãi nhân lực
CNTT trong CQNN và biên chế cán bộ chuyên trách về CNTT. Đề án “Đưa Việt Nam
sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông” (Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày
22/9/2010) thể hiện chiến lược và quyết tâm của Chính phủ trong việc xây dựng và đưa
ngành CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng
GDP và xuất khẩu. Chính phủ cũng xác định, yêu tố then chốt để thực hiện được chiến
lược đó là phải có nguồn nhân lực CNTT mạnh. Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam có 1
triệu nhân lực CNTT bao gồm nhân lực hoạt động trong nước và nhân lực tham gia xuất
khẩu…
2.2.2. Nhậ n xé t về các chủ trương , chính sách, chương trình quốc gia về phát
triển nguồn nhân lực CNTT
Đánh giá khái quát:
Chính phủ đã xác định nguồn nhân lực CNTT là nền tảng , là nhân tố quyết định đối
vớ i việ c ứ ng dụ ng và phá t triể n CNTT . Chính vì vậy chủ trương coi trọng nguồn nhân
lự c, cầ n phả i có cá c chính sá ch ưu đã i đặ c biệ t từ tuyể n dụ ng , đà o tạ o bồ i dưỡ ng, ưu tiên
điề u kiệ n là m việ c, chế độ đã i ngộ , tăng thu nhậ p… đề u đã đượ c thể hiệ n rấ t đầ y đủ trong
các văn bản như Nghị quyết , Nghị định, Chỉ thị, Quyế t định thậ m chí trong Luậ t CNTT
cũng đã qui định… Tuy vậy để có thể triển khai , áp dụng các văn bả n đó và o thự c tiễ n thì
vẫ n cò n nhiề u bấ t cậ p , chưa có sự đồ ng bộ về điề u kiệ n , yêu cầ u, trình tự triển khai…
Cho nên trên thự c tế nhiề u chủ trương , chính sách đã không được các cơ quan ở địa
phương triể n khai và các chủ trương đó chưa đi vào cuộc sống.
Đánh giá cụ thể:
Chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT của CQNN đã đượ c cá c văn bả n trong
Bảng 2.2 nêu rấ t cụ thể . Thế nhưng để triể n khai, thự c thi thì rấ t khó vì rấ t nhiề u bấ t cậ p:
11
(1) Chứ c danh CIO: Luậ t, Nghị định, Chỉ thị, các Quyết định của Chính phủ đều đã
nói đến nhưng trên thực tế qui định cụ thể về chức danh đó không có . Trong CQNN, CIO
là ai? Chứ c năng nhiệ m vụ quyề n hạ n là gì ? Bằ ng cấ p, chương trình tập huấn, chứ ng chỉ
để nhận chức danh CIO qui định thế nào ? Chế độ lương, phụ cấp km theo? … tấ t cả đề u
chưa có qui định . Vì vậy tại các CQNN ở địa phương chức danh này đang hoàn toàn bỏ
trố ng.
(2) Cán bộ chuyên trách CNTT, qun trị mạng: Do không qui định r õ biên chế của
chứ c danh này, do đó CQNN dù muốn tuyển dụng cũng không thể thực hiện . Trên thự c
tế , các cơ quan phải tuyển dụng theo chế độ hợp đồng . Vớ i mứ c lương hợ p đồ ng thấ p ,
các chế độ quyề n lợ i khá c không có như ngườ i trong biên chế dẫ n đế n tâm lý chá n nả n và
ngườ i đượ c tuyể n dụ ng không yên tâm công tá c .
(3) Chế độ ư u đãi nhân lực CNTT trong CQNN: Điề u 23 của Nghị định
64/2007/NĐ-CP qui định về cá c chế độ ưu đã i dà nh cho nhân lự c CNTT. Tuy vậ y, các cơ
quan ở đị a phương lú ng tú ng không biế t phả i vậ n dụ ng thế nà o vì chưa có Thông tư
hướ ng dẫ n cụ thể . Ví dụ: Cụ thể những ai được hưởng ưu đãi , thu nhậ p thêm? Nộ i dung
ưu đã i, mứ c thu nhậ p thêm? Nguồ n kinh phí để thự c hiệ n?
(4) Chnh sách thu hút và s dụng nhân lực CNTT trnh độ cao : Đây cũ ng là mộ t
chính sách không khả thi trong khối CQNN trong khi chưa có qui định rõ về chuẩn kỹ
năng kỹ sư CNTT (như Nhậ t bả n, Mỹ và nhiều nước đã làm): Đào tạo ở trình độ nào? Đã
qua cá c kỳ sá t hạ ch chuẩ n thế nà o ? Chứ c năng phả i là m gì ? Cơ sở để đá nh giá nhiệ m vụ
đượ c giao? CQNN sẽ không có cơ chế để thực hiện tuyể n dụ ng, trả lương, chế độ ưu
đãi đối với nhân lực CNTT có trình độ cao theo chuẩn.
(5) Thành lập Quỹ hỗ trợ đào tạo CNTT: Đây là mộ t chương trì nh rấ t đú ng đắ n
nhưng kể từ khi đượ c nhắ c đế n trong Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT, đến nay đã gần
5 năm vẫ n chưa đượ c cụ thể hóa và đi vào hoạt động.
2.2.3. Cơ chế chính sá ch củ a tỉnh
Các chính sách khuyến khích phát triển nhân lực của tỉnh
Trong những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển
nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH như: chính sách thu hút cán bộ, giảng viên
có trình độ tiến sỹ ở tỉnh ngoài về giảng dạy , công tác tại Trường Đạ i họ c Hồng Đức ;
chính sách thu hút những người có trình độ đại học về công tác tại các xã, phường, thị
trấn và các xã thuộc các huyện ngho của tỉnh; chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ,
công chức, viên chức; chính sách liên kế t đào tạo thạc sỹ , tiến sỹ ở trong nước và nước
ngoài; chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Những chính sách này đã tạo điều kiện cho nguồn nhân lực của tỉnh có điều kiện
nâng cao trình độ tay nghề, tìm việc làm nhằm giảm tình trạng thiếu việc làm trên địa bàn
tỉnh.
Cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT
Tỉnh đã ban hành kịp thời các Quyết địn h phê duyệ t việ c triể n khai Chỉ thị 58-
CT/TW, ban hà nh Nghị quyế t củ a Ban thườ ng vụ Tỉnh ủ y về phát triển bưu chính, viễn
thông và CNTT tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, quyế t định
về phê duyệt Đề án Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước tỉnh Thanh Hoá , phê duyệ t
kế hoạ ch ứ ng dụ ng CNTT trong khố i CQNN giai đoạ n 2011-2015; Triển khai thực hiện
Đề án “Đưa Việt nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông” trên địa bàn
12
tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2011-2015 Trong cá c văn bả n đó , nộ i dung phá t triể n nhân
lự c CNTT đã đượ c quan tâm và có định hướng. Tuy nhiên việ c cụ thể hó a cá c chủ trương
để có thể triển khai thực thi thì vn còn nhiều bất cập . Cụ thể nhất là hiện nay , tỉnh vn
chưa có qui định về việ c cá c cơ quan phả i có chứ c danh CIO , chưa qui định về biên chế
và nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách CNTT cho các cơ quan , chưa có chính sá ch ưu đã i
dành riêng cho cán bộ chuyên ngành CNTT đang làm việc t ại các CQNN
2.2.4 Nhữ ng tồ n tạ i đố i vớ i chính sá ch thu hú t và sử dụ ng nguồ n nhân lự c
CNTT.
Việ c thu hú t và tuyể n dụ ng nhân lự c CNTT trong khố i CQNN ở Thanh Hó a đang
gặ p nhiề u khó khăn . Ở các CQNN cấp tỉnh , 90% đã có cán bộ chuyên trách CNTT . Đối
vớ i UBND cấ p huyệ n , còn 9/27 huyệ n củ a Thanh Hó a chưa tuyể n dụ ng đượ c cá n bộ
chuyên trá ch CNTT . Đối với cấp xã (637 xã, phườ ng trên toà n tỉnh ) thì gần như “trắng”
chưa có cá n bộ chuyên trá ch CNTT.
Vớ i chứ c danh CIO thì cả cá c CQNN cấ p tỉnh, cấ p huyệ n đề u chưa có .
Việ c CQNN khó tuyể n dụ ng và khó thu hú t đượ c ngườ i có bằ ng tố t nghiệ p loạ i
giỏi về công tác, tìm hiểu thực tế tại các cơ quan tuyển dụng , cho thấ y có một số nguyên
nhân chính như sau:
- Đối vi CQNN cp tỉnh (các Sở, ban, ngành, cơ quan Đả ng , Đoà n thể , đơn vị sự
nghiệ p ): (1) Nhậ n thứ c về việ c thu hú t ngườ i giỏ i chưa đú ng . cán bộ chuyên trách về
CNTT thì chỉ cầ n trình độ Cao đẳ ng vì chỉ để quả n lý mạ ng má y tính ở cơ quan ; cài đặt,
sử a chữ a, quét virus cho cá c má y khi có yêu cầ u . Khi đã hạ thấ p điề u kiệ n tuyể n dụ ng
thì tiêu cực sẽ rất dễ xảy ra và những người có bằng cấp học t ừ các trường có uy tín
nhưng không quen biết , “chạy chọt” thì khó có thể xin và o đượ c (2) Thự c hiệ n cá c qui
định về biên chế , ưu đã i , thanh toá n chế độ mộ t cá ch cứ ng nhắ c . Nhiều cơ quan cần
người nhưng thiế u biên chế nên chuyển th ành dạ ng hợ p đồ ng . Lương của hợp đồng và
các chế độ khác thiệt thòi hơn nhiều so với đối tượng biên chế . Thủ tục thanh toá n nhiêu
khê, phiền hà. Kinh phí dà nh cho đà o tạ o, bồ i dưỡ ng nghiệ p vụ thườ ng xuyên đố i vớ i cá n
bộ quả n trị mạ ng cũ ng không đượ c cá c cơ quan bố trí thự c hiệ n theo qui định . (3) Sự tẩ y
chay củ a một số bộ phậ n chuyên môn với việc ứng dụng CNTT . Mộ t số cơ quan , chính
nhữ ng bộ phậ n chuyên môn thự c hiệ n nhữ ng công việ c nhạ y cả m lạ i không muố n ứng
dụng CNTT. Họ muốn cát cứ thông tin , độ c quyề n thông tin , xử lý thông tin thủ công
nhằ m nhữ ng mụ c đích vụ lợ i . Họ không muốn ứng dụng CNTT vì sợ là m mấ t đi “cá i nồ i
cơm” củ a họ . Và những người làm công tác chuyên trách CNTT bởi t hế cũ ng không
được trọng dụng.
- Đối vi CQNN cp huyn: (1) Nguyên nhân cũ ng giố ng như ở CQNN cấ p tỉnh đã
nói ở trên . Ngoài ra, (2) Ngườ i đứ ng đầ u chưa có sự quyế t tâm , gương mẫ u. Mọi hoạt
độ ng liên quan đế n ứ ng dụ ng CNTT họ phó mặ c cho cá n bộ chuyên trá ch . Họ không sử
dụng, cũng không quan tâm chỉ đạo , đôn đố c cá c bộ phậ n khá c trong cơ quan . Mạng
không đượ c nâng cấ p, máy hỏng không được duyệt kinh phí sửa , phầ n mề m không duyệ t
mua bả n quyề n . Công việ c củ a chuyên trá ch CNTT nhưng tham gia đủ việ c , lúc thì thay
văn thư đưa công văn , lúc thì thay tạp vụ photo văn bản , lúc thì thay bảo vệ ngồi gác
cổ ng
- Đối vi CQNN cp x, phườ ng: (1) Kinh phí hoạ t độ ng củ a cá c xã phườ ng rấ t eo
hp, nên để đầ u tư hệ thố ng má y tính , mua phầ n mề m , lắ p đặ t mạ ng , duy trì , bảo dưỡng
13
là cả một gánh nặng . (2) Cán bộ lãnh đạo xã suốt ngày bận nhiều việc và thường
xuyên phả i đi tiế p xú c vớ i ngườ i dân để tr ực tiếp giải quyết công việc , nên không có thờ i
gian để tiế p xú c vớ i CNTT , chỉ đạo việc ứng dụng CNTT ở cơ quan . Hiệ n trên toà n tỉnh
có khoảng 350/637 xã phường đã có ứng dụng CNTT văn phòng nhưng chưa có xã ,
phườ ng nà o sử dụng cán bộ chuyên trách CNTT.
2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT ở Thanh Hoá
2.3.1. Ứng dụng CNTT tại các cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị
2.3.2. Ứng dụng CNTT tại các cơ quan quản lý hành chính Nhà nưc
2.3.3. Ứng dụng CNTT trong GD&ĐT, Y tế, Nông nghip và Phát triển nông thôn
2.3.4. Ứng dụng CNTT trong các doanh nghip ở Thanh Hoá
2.3.5. Đánh giá tồn tại và nguyên nhân
Những tồn tại:
Nguyên nhân của những tồn tại:
2.4. Thực trạng nhân lực CNTT (giai đoạn 2006-2010); đào tạo, cung ứng nhân
lực; thu hút nhân lực; sử dụng, phát huy nhân lực
2.4.1. Thực trạng đào tạo, cung ứng nhân lực CNTT trên địa bàn tỉnh
Đào tạo nhân lực ứng dụng CNTT
Đào tạo kiến thức cơ bản về tin học và sử dụng CNTT theo Đề án 47 (Đề án tin học
hoá trong cơ quan Đảng) được trên 1.700 lượt cán bộ, chuyên viên trong các cơ quan
đảng, đoàn thể của tỉnh, với khoảng 20% được đào tạo nâng cao.
Đào tạo kiến thức cơ bản về tin học và sử dụng CNTT theo Đề án 112 (Đề án tin
học hoá trong cơ quan hành chính nhà nước) được trên 3.200 lượt cán bộ, công chức
trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, trong đó có trên 40 % được đào tạo về sử
dụng một số phần mềm chuyên môn, nghiệp vụ.
Theo các chương trình từ Bộ GD&ĐT, tổ chức đào tạo ứng dụng CNTT phục vụ
công tác quản lý, công tác dạy và học trong các nhà trường, đã đào tạo được trên 3.000
cán bộ, giáo viên các chứng chỉ và bồi dưỡng ngắn hạn về CNTT; cử hơn 100 giáo viên
đi học văn bằng 2 về CNTT tại các trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Quốc
gia
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã thực hiện đào tạo cho hơn 500 cán
bộ quản lý, nhân viên trong các doanh nghiệp ứng dụng CNTT trong sản xuất kinh
doanh, quản bá thương hiệu, thương mại điện tử.
Ngoài ra các trung tâm tin học, các trường dạy nghề, các trường Trung học phổ
thông, các doanh nghiệp về CNTT đã tổ chức nhiều lớp đào tạo phổ cập tin học cho cộng
đồng dân cư trên địa bàn tỉnh.
Đào tạo nhân lực chuyên về CNTT:
Hiện tại Thanh Hoá có 2 trường Đại học. Đại Học Hồng Đức đã có Khoa CNTT với
các loại hình đào tạo cử nhân, cao đẳng, Đại học liên thông và Đại học tại chức. và đã có
sinh viên CNTT tốt nghiệp từ năm 2005. Từ 2005-2010, trường đã đào tạo được gần 500
cử nhân tin học và 600 cao đẳng tin học cho thị trường lao động; Liên kết với các trường
Đại học Bách khoa Hà nội đào tạo được 50 kỹ sư điện tử - viễn thông. Ngoài ra còn tổ
chức được gần 100 lớp bồi dưỡng ngắn hạn về sử dụng CNTT cho hàng nghìn lượt cán
bộ, nhân viên, cơ quan trong tỉnh.