3
MỤC LỤC
Lời cảm ơn 8
Danh mục các từ viết tắt 9
Danh mục các biểu đồ 9
PHẦN MỞ ĐẦU 10
1. Lý do chọn đề tài 10
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: 10
3. Mục tiêu nghiên cứu: 11
4. Phạm vi nghiên cứu: 11
5. Mẫu khảo sát: 11
6. Vấn đề nghiên cứu: 12
7. Giả thuyết nghiên cứu: 12
8. Phương pháp nghiên cứu: 12
9. Luận cứ: 13
10. Kết cấu của đề tài: 13
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA THU HÚT VÀ SỬ
DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CNTT 15
1.1. Một số khái niệm 15
1.1.1. CNTT và các khái niệm liên quan 15
1.1.2. Nguồn nhân lực CNTT 15
1.2. Đặc điểm của ngành CNTT 18
1.2.1. Ngành công nghệ có tốc độ phát triển cao 18
1.2.2. Vòng đời sản phẩm ngắn 19
1.2.3. Chi phí nghiên cứu và phát triển ngành cao 19
1.2.4. Tính tích hợp cao 19
1.2.5. Tập trung đầu tư vào máy tính và thiết bị viễn thông 19
1.2.6. Sự phát triển của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 19
1.3. Xu hướng ứng dụng và phát triển CNTT trên thế giới và ở Việt Nam 20
1.3.1. CNTT phục vụ phát triển toàn diện của xã hội 20
1.3.2. Xu hướng khai thác và phát triển phần mềm mã nguồn mở 20
1.3.3. Xu hướng phát triển và sử dụng mạng không dây 21
1.3.4. Xu hướng phát triển truyền thông đa phương tiện và hội tụ CNTT - viễn
thông - phát thanh và truyền hình 22
4
1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực CNTT 22
1.4.1. Nguồn nhân lực trẻ 22
1.4.2. Nguồn nhân lực có trình độ cao 23
1.4.3. Nguồn nhân lực có tư duy toán học tốt 23
1.4.4. Nguồn nhân lực năng động, sáng tạo và lòng say mê nghiên cứu 23
1.4.5. Nguồn nhân lực có năng suất lao động cao 23
1.4.6. Sự thống trị của lao động nam giới trong nguồn nhân lực CNTT 24
1.4.7. Nguồn nhân lực có trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) cao 24
1.5. Vai trò của CNTT, nguồn nhân lực CNTT trong phát triển kinh tế xã hội
24
1.5.1. CNTT hình thành nền kinh tế tri thức 24
1.5.2. CNTT với quá trình hội nhập và toàn cầu hoá 25
1.5.3. CNTT đóng vai trò động lực phát triển của nền kinh tế 26
1.5.4. Nguồn nhân lực CNTT đóng vai trò trọng tâm trong phát triển CNTT và
nền kinh tế tri thức 27
1.6. Thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao trong các
CQNN 28
1.6.1 Tầm quan trọng của thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao 28
1.6.2. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao trong
các CQNN 29
1.7. Mục tiêu của Chính phủ về phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020 30
1.7.1. Mục tiêu phát triển đến năm 2015 30
1.7.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2020 32
1.8. Nhu cầu nguồn nhân lực CNTT của tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn 2011
- 2015 và định hướng đến năm 2020 32
1.9. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực CNTT của một số nước 34
1.9.1. Phát triển nguồn nhân lực CNTT của Mỹ 34
1.9.2. Phát triển nguồn nhân lực CNTT của Hàn Quốc 35
1.9.3. Phát triển nguồn nhân lực CNTT của Ấn Độ 37
1.9.4. Phát triển nguồn nhân lực CNTT của Trung Quốc 39
Kết luận 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN
LỰC CNTT TỈNH THANH HOÁ 41
5
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Thanh Hoá và tình hình nhân lực lao
động của tỉnh 41
2.1.1. Đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội Thanh Hoá 41
2.1.2. Tình hình nhân lực lao động của tỉnh Thanh Hóa 42
2.1.3. Thuận lợi, khó khăn từ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình
nhân lực lao động của tỉnh liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực CNTT
46
2.2. Các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong việc
phát triển nguồn nhân lực CNTT 49
2.2.1. Nội dung cơ bản của các chủ trương, chính sách Chính phủ đã ban hành
từ trước đến năm 2010 49
2.2.2. Nhậ n xé t về các chủ trương, chính sách, chương trình quốc gia về phát
triển nguồn nhân lực CNTT 54
2.2.3. Cơ chế chính sá ch củ a tỉ nh 57
2.2.4 Nhữ ng tồ n tạ i đố i vớ i chính sá ch thu hú t và sử dụ ng nguồ n nhân lự c
CNTT. 58
2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT ở Thanh Hoá 61
2.3.1. Ứng dụng CNTT tại các cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị 61
2.3.2. Ứng dụng CNTT tại các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước 61
2.3.3. Ứng dụng CNTT trong GD&ĐT, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn 62
2.3.4. Ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp ở Thanh Hoá 63
2.3.5. Đánh giá tồn tại và nguyên nhân 63
2.4. Thực trạng đào tạo, cung ứng, thu hút, sử dụng, phát huy nhân lực CNTT
giai đoạn 2006-2010 65
2.4.1. Thực trạng đào tạo, cung ứng nhân lực CNTT trên địa bàn tỉnh 65
2.4.2. Thực trạng thu hút, sử dụng, phát huy nhân lực CNTT trong các cơ quan
nhà nước trên địa bàn tỉnh 69
2.4.3. Chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT-TT và xếp hạng chỉ số
hạ tầng nhân lực CNTT của Thanh Hoá trong năm 2011. 75
Kết luận 80
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN
LỰC CNTT Ở THANH HOÁ. 81
3.1. Quan điểm đề xuất các giải pháp: 81
6
3.1.1. Quan điểm của Chính phủ về phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020 81
3.1.2. Chính sách thu hút và sử dụng nhân lực CNTT ở Thanh hoá được đề xuất
trên cơ sở vận dụng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp
điều kiện kinh tế xã hội thực tế ở địa phương 81
3.1.3. Đối với địa phương, thu hút và sử dụng nhân lực CNTT phải mang tính
đặc thù và phát huy nội lực là chủ yếu. 82
3.1.4. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống các cơ quan Đảng và
các cơ quan Nhà nước. 82
3.1.5. Cần có chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực CNTT trình độ cao.
83
3.1.6. Đẩy mạnh xã hội hóa và tăng cường hợp tác quốc tế trong việc đào tạo
nguồn nhân lực CNTT 83
3.2. Các giải pháp thu hú t và sử dụ ng nguồn nhân lực CNTT 83
Nhóm1: Nhm giải pháp ngắn hạn 83
3.2.1. Ban hành chính sách đào tạo, bồ i dưỡ ng CIO 83
3.2.2. Ban hành chính sách hợp lý thu hút nhân lự c CNTT 83
3.2.3. Đào tạo lại, đà o tạ o văn bằ ng 2 cho nhân lự c hiện tại 85
3.2.4. Thực hiện liên kết nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà trường 85
3.2.5. Hỗ trợ cho các chương trình đào tạo ngắn hạn bổ sung kiế n thứ c thự c
tiễ n cho cá c trường Đại học, cao đẳ ng trên địa bà n tỉnh. 86
Nhm 2: Nhm giải pháp dài hạn 86
3.2.6. Thực hiện tốt công tác thống kê, dự báo 86
3.2.7. Thu hút đầu tư vào ngành CNTT 87
3.2.8. Tăng cường thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo,
thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nhân lự c CNTT 87
3.2.9. Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu
nhân lực CNTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 89
3. 2.10. Mở rộng quy mô đào tạo 90
3.3. Khuyế n nghị 90
3.3.1 Đối với UBND tỉnh, tác giả xin có những khuyến nghị như sau: 90
3.3.2. Đối với các CQNN, tác giả xin có những khuyến nghị như sau: 91
3.3.3 Đối với Hiệp hội, đặc biệt là Hội tin học Thanh Hó a, các Khu Kinh tế ,
Khu công nghiệp củ a tỉnh, tác giả xin khuyế n nghị: 91
7
3.3.4 Đối với các đơn vị đào tạo CNTT, tác giả khuyế n nghị: 92
3.3.5 Đối với các doanh nghiệp, tác giả có các khuyế n nghị: 92
Kết luận 92
PHẦN KẾT LUẬN 92
Danh mục tài liệu tham khảo 94
PHỤ LỤC 96
Phụ lục 1: Mẫu phiếu khảo sát (TÌNH HÌNH VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA
SINH VIÊN TỐT NGHIỆP HỆ CHÍNH QUY ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC) 96
Phụ lục 2: Mẫu phiếu khảo sát (CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CHUYÊN TRÁCH CNTT TRONG CÁC CQNN) 100
8
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS. Tiến sĩ Trần Ngọc
Ca vì sự tận tâm, sự nhiệt tình của thầy trong quá trình hƣớng dẫn tôi từ những bƣớc
đầu tiên của bản thảo cho tới khi hoàn thiện bản luận văn này. Không có sự hỗ trợ
và chỉ bảo của thầy, nghiên cứu của tôi khó đạt đƣợc kết quả nhƣ ngày hôm nay.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các Giáo sƣ, Tiến sĩ đã giảng dạy chúng tôi - học
viên của lớp cao học chính sách Khoa học và Công nghệ K14, Viện chiến lƣợc và
chính sách Khoa học và Công nghệ - vì những bài giảng bổ ích và thực sự đã dẫn
dắt chúng tôi vào niềm đam mê nghiên cứu khoa học thông qua việc nghiên cứu các
hoạt động của chính sách. Bài giảng của các thầy là nền móng căn bản cho sự ra đời
nghiên cứu đầu tiên của tôi – bản luận văn này.
Lời cảm ơn của tôi xin cũng đƣợc gửi tới bạn bè, đồng nghiệp và những ngƣời
đã tham gia vào quá trình khảo sát, tập hợp tài liệu ủng hộ đề tài của tôi. Đó là chị
Lê Thị Hoa – Trƣởng phòng Văn Xã, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ; anh Nguyễn Viết
Thức – Trƣởng phòng Quản lý Công chức, Sở Nội Vụ; anh Nguyễn Ngọc Túy –
Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; chị Nguyễn Thị Hà – Chuyên viên tổng
hợp Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội; anh Nguyễn Ngọc Minh – Phó trƣởng
phòng Tổng hợp, Cục Thống Kê; chị Nguyễn Thị Xuân Đài – Phó Trƣởng Khoa
Công nghệ thông tin, Đại Học Hồng Đức; anh Nguyễn Hữu Hiền – Phó Trƣởng
Khoa Đào Tạo, Đại học Hồng Đức; anh Đỗ Huy Văn – Trƣởng khoa Đào tạo,
Trƣờng Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh (chi nhánh tại Thanh Hóa); anh Vũ
Nguyên Hoàng - Phó Chánh Văn Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo; anh Nguyễn Đức
Trung – Phó trƣởng phòng Công nghiệp, Văn phòng UBND tỉnh; anh Nguyễn Bá
Hoan – Văn phòng Tỉnh ủy Đặc biệt, tôi xin cảm ơn lãnh đạo Sở Thông tin và
Truyền thông, phòng Quản lý Công nghệ thông tin và các đơn vị liên quan của Sở
Thông tin & Truyền thông đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn
thành bản luận văn này. Xin cảm ơn chân thành, nếu không có các anh, các chị, bạn
bè và đồng nghiệp, bản luận văn của tôi sẽ không đƣợc hoàn thiện nhƣ bây giờ.
Và cuối cùng, tôi xin cảm ơn những thành viên trong gia đình tôi, vì tình yêu,
sự chăm sóc, động viên, khuyến khích và chia sẻ. Nếu không có những tình cảm
thiêng liêng của những ngƣời thân yêu trong gia đình, tôi khó có thể hoàn thành bản
luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn với tất cả lòng thành.
9
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CQNN Cơ quan nhà nƣớc
CNTT Công nghệ thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu.
TT&TT Thông tin và Truyền thông
KH&CN Khoa học và công nghệ
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tƣ
LĐ-TB&XH Lao động – Thƣơng binh và Xã hội
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Dự báo nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN giai đoạn 2011-
2020
Bảng 1.2
Đầu
tƣ của chính phủ Hàn Quốc cho phát
triển
nhân lực
C
N
TT
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế đáng lƣu ý của tỉnh
Bảng 2.2 Các văn bản chủ trƣơng , chính sách củ a Chính phủ về phát triển
nguồn nhân lực CNTT
Bảng 2.3 Hình thức sử dụng nhân lực CNTT ở CQNN các cấp
Bảng 2.4 Cơ cấu trình độ đào tạo của cán bộ CNTT trong các CQNN tỉnh
Thanh Hóa
Bảng 2.5 Dƣ̣ đị nh củ a nhân lƣ̣ c CNTT về công việ c
Bảng 2.6 Nơi công tác của 37 sinh viên cử nhân tài năng CNTT
Bảng 2.7 Xếp hạng chung Vietnam ICT index 2011
Bảng 2.8 Xếp hạng hạ tầng nhân lực CNTT toàn quốc 2011
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Nhu cầu nhân lực CNTT cho ngành CNTT và
truyền
thông
của
H
à
n
Quốc giai đoạn 1998-2010
Biểu đồ 1.2 Tỉ lệ số lao động CNTT đƣợc đào tạo đến năm 2008
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu ngành nghề và vùng công tác của sinh viên Đại học Hồng
Đức tốt nghiệp từ năm 2006 đến 2009.
Biểu đồ 2.2 Tỉ lệ sinh viên chọn công việc
10
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị đã khẳng định: CNTT là
động lực của sự phát triển KTXH, là công cụ quan trọng để rút ngắn quá trình
CNH-HĐH của Quốc gia và các địa phương. Phát triển CNTT nhằm tăng khả năng
cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế. Trong đó nguồn nhân lực CNTT là
yếu tố quyết định. [1].
Tuy nhiên, hiện nay tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc của Thanh Hoá, nhân
lực hoạt động trong lĩnh vực CNTT có nhiều vấn đề bất cập. Tình trạng di chuyển
dòng nhân lực CNTT từ các cơ quan nhà nƣớc sang các công ty có vốn nƣớc ngoài;
sang các doanh nghiệp nhƣ dầu khí, ngân hàng, viễn thông … đang diễn với chiều
hƣớng tăng nhanh. Một số cơ quan lại gặp tình trạng nhân lực CNTT vừa thiếu vừa
thừa hoặc vừa thiếu về số lƣợng vừa yếu về chất lƣợng. Một số cơ quan lại có tình
trạng bố trí sử dụng nhân lực CNTT chƣa hợp lý. Thậm chí một số cơ quan nhà
nƣớc còn thờ ơ chƣa quan tâm đến việc tăng cƣờng nhân lực để triển khai các ứng
dụng về CNTT nhằm chuẩn bị thực hiện lộ trình tiến tới xây dựng Chính phủ điện
tử nhƣ chiến lƣợc của Quốc gia đã đề ra.
Vì vậy đối với Thanh Hoá, vấn đề cấp bách đặt ra là cần có những chính sách
phù hợp để tăng cƣờng thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực CNTT trong
khối các cơ quan nhà nƣớc, nhằm triển khai tốt các chƣơng trình, dự án CNTT trên
địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp
thu hút và sử dụng nhân lực CNTT tỉnh Thanh Hoá” làm đề tài tốt nghiệp cao
học chuyên ngành chính sách KH&CN; với mong muốn kết quả nghiên cứu lý luận
và thực tiễn và những giải pháp đƣa ra góp phần xây dựng các chính sách cụ thể về
thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT trong khối CQNN của tỉnh Thanh Hoá
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Ở nƣớc ngoài, các chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT đã đƣợc chú
trọng và đầu tƣ “đi trƣớc” so với việc ứng dụng CNTT. Nguồn nhân lực CNTT
mạnh là cơ sở để xây dựng Chính quyền điện tử, Công dân điện tử và Doanh nghiệp
điện tử. Các nƣớc nhƣ Mỹ, Ấn độ, Hàn Quốc, Trung Quốc đƣợc coi là những
11
nƣớc đi tiên phong và đã dành đƣợc nhiều thành công trong việc đầu tƣ, phát triển,
thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT.
Ở Việt Nam, Chính phủ đã phê duyệt các qui hoạch; ban hành các quyết định
về phát triển nguồn nhân lực CNTT giai đoạn 2006-2010, định hƣớng đến 2020.
Nhiều giải pháp và chính sách cấp vĩ mô đã đƣợc thể hiện trong các qui hoạch, kế
hoạch và quyết định của Chính phủ.
Một số tỉnh thành đã xây dựng đƣợc những chính sách ƣu đãi để thu hút nhân
lực CNTT về công tác và làm việc tại địa phƣơng.
Tuy nhiên đối với thực tế tỉnh Thanh Hoá trong những năm qua: với đặc thù
của một tỉnh thuần nông ở Bắc miền Trung, địa lý phức tạp, kinh tế phát triển chậm
thì việc áp dụng các chính sách của Trung ƣơng cho phát triển nguồn nhân lực
CNTT phục vụ địa phƣơng đều chƣa mang lại kết quả khả quan. Thực trạng hiện
nay về nguồn nhân lực CNTT trong khối CQNN, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã
hội, các doanh nghiệp nhìn chung là thiếu và yếu, chƣa có chính sách riêng để thu
hút và sử dụng nhân lực CNTT của địa phƣơng.
Với đề tài này, tác giả đã kế thừa những kết quả nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc; và đƣa ra một hƣớng tiếp cận nhằm khắc phục hiện trạng thiếu và yếu về
nhân lực CNTT do còn nhiều những bất cập của chính sách đang thực thi.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào các vấn đề sau:
Tìm ra những yếu kém và bất hợp lý đối với hoạt động thu hút và sử dụng
nguồn nhân lực CNTT ở các CQNN tỉnh Thanh Hoá.
Đề xuất các giải pháp chính sách về thu hút và sử dụng nguồn nhân lực
CNTT để tăng cƣờng nguồn nhân lực CNTT của khối CQNN tỉnh Thanh Hoá trong
những năm tới.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Khảo sát, đánh giá thực trạng đào tạo, cung ứng nhân lực CNTT; thực trạng
của các chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT trong khối CQNN ở
Thanh Hoá thời gian từ năm 2006 – 2010.
Chỉ nghiên cứu đề xuất những giải pháp chính sách về thu hút và sử dụng
nguồn nhân lực CNTT trong khối CQNN ở Thanh Hoá.
12
5. Mẫu khảo sát:
Kinh nghiệm thu hút nhân lực CNTT của một số nƣớc thông qua tài liệu và
thông tin trên Internet.
Tình hình tuyển sinh và kết quả đào tạo của các Trƣờng Đại học, Cao đẳng
ở Thanh Hoá trong việc cung cấp nhân lực cho Thanh Hoá.
Đánh giá về nhu cầu, tuyển dụng và bố trí sử dụng nhân lực CNTT tại các
CQNN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Các chính sách hiện có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực CNTT của
TW và địa phƣơng.
6. Vấn đề nghiên cứu:
Những giải pháp chính sách nào nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn nhân
lực CNTT cho khối CQNN tỉnh Thanh Hoá?
7. Giả thuyết nghiên cứu:
Nhm giải pháp ngắn hạn: Ban hành chính sá ch tạm thời về CIO ; Tạo môi
trƣờng làm việc đòi hỏi sự cống hiến của nhân lực CNTT, trả công thoả đáng, đƣợc
đào tạo bổ sung nâng cao trình độ và bồi dƣỡng kỹ năng làm việc, có cơ hội bổ
nhiệm để thăng tiến trong nghề nghiệp; Thực hiện liên kết nhà nƣớc , nhà doanh
nghiệp, nhà trƣờng và hỗ trợ các chƣơng trình đào tạo ngắn hạn bổ sung kiế n thƣ́ c
thƣ̣ c tiễ n cho cá c trƣờ ng Đạ i họ c, cao đẳ ng trên địa bà n tỉnh.
Nhm giải pháp dài hạn: Thực hiện tốt công tác thống kê , dự báo; Thu hút
đầu tƣ vào ngành CNTT ; Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong đào tạo , thực hiện xã
hội hóa công tác đào tạo nhân lƣ̣ c CNTT; Mở rộng quy mô và các loại hình đào tạo.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp chứng minh giả thuyết:
- Khảo sát, quan sát, điều tra thu thập thông tin để có nguồn thông tin sơ cấp
- Nghiên cứu, tổng kết tài liệu để có nguồn thông tin thứ cấp
- Phƣơng pháp kiến tạo xã hội: dựa trên các số liệu báo cáo của cơ quan
QLNN về các thực trạng đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ đối với nguồn nhân
lực CNTT Thanh Hoá; dựa trên những khảo sát về thực trạng biến đổi xã hội liên
quan đến nhân lực CNTT để từ đó đƣa ra những phán đoán về chính sách và các hệ
luỵ của chính sách.
13
Phương pháp tiếp cận:
- Tiếp cận về lịch sử: kinh nghiệm thu hút và sử dụng nhân lực ở trong và
ngoài nƣớc.
- Tiếp cận về tâm lý học: tìm hiểu nhu cầu, yêu cầu và mong muốn của ngƣời
tuyển dụng nhân lực CNTT; của nhân lực CNTT đƣợc tuyển dụng.
- Tiếp cận về xã hội học: Khảo sát, đánh giá về năng lực đào tạo trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa.
- Tiếp cận về kinh tế: Phân tích, dự báo các điều kiện để thu hút và sử dụng
nhân lực CNTT về phục vụ cho các CQNN của tỉnh.
9. Luận cứ:
Lý thuyết: Khái niệm, vai trò, đặc điểm của ngành CNTT; nhân lực CNTT
Thực tiễn:
- Các chủ trƣơng, chính sách của TW và địa phƣơng về phát triển nhân lực
CNTT
- Hiện trạng đào tạo, cung ứng nhân lực; sử dụng, phát huy nhân lực (giai
đoạn 2006-2010)
- Phân tích, đánh giá những khó khăn, lợi thế của Thanh Hoá trong việc thu
hút và sử dụng nhân lực CNTT
10. Kết cấu của đề tài:
Kết cấu đề tài gồm 3 phần:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút và sử dụng nguồn nhân lực
CNTT.
Trong Chƣơng này, từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã trình bày các
khái niệm và nội dung liên quan đến CNTT, nguồn nhân lực CNTT. Đề cập đến xu
hƣớng ứng dụng CNTT hiện nay và quan điểm, mục tiêu của chính phủ trong phát
triển nguồn nhân lực CNTT đến 2020.
Ngoài ra, Chƣơng này còn cung cấp thông tin về kinh nghiệm đào tạo và phát
triền nhân lực CNTT tại một số quốc gia trên thế giới nhƣ Trung Quốc, Ấn độ, Hàn
Quốc và Mỹ. Từ đây có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quan trọng khi xây
dựng chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam cũng nhƣ tại
các địa phƣơng.
14
Chƣơng 2. Thực trạng về thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT tỉnh Thanh
Hóa.
Nội dung Chƣơng này trình bày các yếu tố nhƣ đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã
hội Thanh Hoá và tình hình nhân lực lao động của tỉnh, thực trạng ứng dụng CNTT
ở Thanh Hoá, thực trạng đào tạo, cung ứng nhân lực CNTT giai đoạn 2006-2010
Đây là những yếu tố có liên quan đến tình hình thu hút và sử dụng nhân lực CNTT
của Thanh Hóa.
Trọng tâm của Chƣơng Hai là đánh giá việc triển khai thực thi các chủ trƣơng,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc trong việc phát triển nguồn nhân lực
CNTT tại Thanh Hóa. Chỉ ra những tồn tại hạn chế trong quá trình thực thi chính
sách chính là cơ sở để đề xuất những giải pháp cho việc xây dựng chính sách thu
hút và sử dụng nhân lực CNTT trên địa địa bàn tỉnh.
Chƣơng 3. Giải pháp chính sách thu hút và sử dụng nhân lực CNTT ở Thanh
Hóa.
Trƣớc hết, Chƣơng này xá c định 5 quan điể m để trên cơ sở đó đề xuấ t cá c giả i
pháp thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT cho tỉnh Thanh Hóa.
Có 2 nhóm giải pháp đƣợc đề xuất. Nhóm giải pháp ngắn hạn: nhằm kịp thời
thu hút, bổ sung và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực CNTT trong các CQNN, đáp
ứng việc ứng dụng CNTT trong các CQNN từ nay đến 2015. Nhóm giải pháp dài
hạn, sẽ có sự đầu tƣ, hợp tác chiến lƣợc hơn để chủ động xây dựng Thanh Hóa
không chỉ là nơi thu hút nhân lực mà còn là nơi cũng ứng, phát triển nguồn nhân lực
CNTT. Đây mới thực sự là những giải pháp bền vững, chủ động khi xây dựng chính
sách thu hút và sử dụng nhân lực CNTT ở Thanh Hóa đến năn 2020.
15
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA THU HÚT VÀ SỬ
DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC CNTT
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. CNTT và các khái niệm liên quan
CNTT là tập hợp các phƣơng pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật
hiện đại để sản xuất, truyền đƣa, thu thập, xử lý, lƣu trữ và trao đổi thông tin số [9].
Thông tin số là thông tin đƣợc tạo lập bằng phƣơng pháp dùng tín hiệu số.
Phát triển CNTT là hoạt động nghiên cứu - phát triển liên quan đến quá
trình sản xuất, truyền đƣa, thu thập, xử lý, lƣu trữ và trao đổi thông tin số; phát triển
nguồn nhân lực CNTT; phát triển công nghiệp CNTT và phát triển dịch vụ CNTT.
CNTT đƣợc cấu thành bởi 4 lĩnh vực:
- Cơ sở hạ tầng CNTT là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất,
truyền đƣa, thu thập, xử lý, lƣu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn
thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.
- Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc lĩnh vực
kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng
cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả của các hoạt động này.
- Công nghiệp CNTT là ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao sản xuất và
cung cấp sản phẩm CNTT, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung
thông tin số (tƣơng ứng là các tên gọi công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần
mềm và công nghiệp nội dung số).
- Nguồn nhân lực CNTT bao gồm nhân lực làm công tác đào tạo về CNTT,
điện tử, viễn thông; nhân lực chuyên nghiệp về CNTT, điện tử, viễn thông làm
trong các doanh nghiệp và công nghiệp; nhân lực cho ứng dụng CNTT của các cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp; cán bộ, viên chức và mọi ngƣời dân sử dụng, ứng
dụng CNTT [2].
1.1.2. Nguồn nhân lực CNTT
Nguồn nhân lực KH&CN
Theo UNESCO (United Nations' Educational, Scientific and Cultural
Organization -Tổ chức Văn hóa và Khoa học, Giáo dục Liên hiệp quốc), nguồn
nhân lực KH&CN là "những người trực tiếp tham gia vào hoạt động KH&CN
16
trong một cơ quan, tổ chức và được trả lương hay thù lao cho lao động của họ, bao
gồm các nhà khoa học và kỹ sư, kỹ thuật viên và nhân lực phù trợ …" [11].
Theo OECD (Organization for Economic Cooperation and Development - Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), nguồn nhân lực KH&CN bao gồm những
ngƣời đáp ứng đƣợc một trong những điều kiện sau [11]:
- Đã tốt nghiệp trƣờng đào tạo nhất định nào đó về một chuyên môn KH&CN
(từ công nhân có tay nghề trở lên).
- Không đƣợc đào tạo chính thức nhƣ đã nói ở trên, nhƣng làm một nghề trong
lĩnh vực KH&CN mà đòi hỏi trình độ trên. Kỹ năng tay nghề ở đây đƣợc đào tạo tại
nơi làm việc.
Ở Việt Nam chƣa đƣa ra một định nghĩa chính thức về nhân lực KH&CN hay
nguồn nhân lực KH&CN. Tuy nhiên, trên thực tế, khi thống kê nhân lực KH&CN
chúng ta đã đƣa ra định nghĩa nhƣ sau [11]:
“Nguồn nhân lực KH&CN là toàn bộ những người có bằng cấp chuyên môn
nào đó trong một lĩnh vực KH&CN và những người có trình độ kỹ năng thực tế
tương đương mà không có bằng cấp và tham gia thường xuyên vào hoạt động
KH&CN.”
Trong khuôn khổ của Luận văn, tác giả sẽ sử dụng định nghĩa trên cho nguồn
nhân lực KH&CN nói chung và làm cơ sở để định nghĩa nguồn nhân lực CNTT nói
riêng.
Khái niệm nguồn nhân lực CNTT
Trên cơ sở định nghĩa về nguồn nhân lực KH&CN đƣợc sử dụng trên, nguồn
nhân lực CNTT đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Nguồn nhân lực CNTT là nguồn nhân lực KH&CN trong lĩnh vực CNTT, gồm
toàn bộ những ngƣời có bằng cấp chuyên môn về CNTT và những ngƣời có trình độ
kỹ năng CNTT thực tế tƣơng đƣơng mà không có bằng cấp về CNTT và tham gia
thƣờng xuyên vào hoạt động CNTT.
Theo Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT, ngày 26/10/2007 của Bộ TT&TT,
nguồn nhân lực CNTT đƣợc chia thành 3 nhóm là:
- Nhân lực CNTT trong quản lý nhà nƣớc;
- Nhân lực CNTT trong công nghiệp CNTT;
17
- Nhân lực phục vụ ứng dụng, đào tạo CNTT.
Nguồn nhân lực CNTT là một bộ phận cấu thành nguồn nhân lực KH&CN, vì
vậy cũng có thể đƣợc phân loại nhƣ sau:
Phân loại theo trình độ kỹ năng, gồm hai loại chính:
- Nhân lực phần cứng.
- Nhân lực phần mềm.
Phân loại theo trình độ đào tạo, bao gồm:
- Tin học văn phòng (chứng chỉ A,B,C).
- Trung cấp, kỹ thuật viên CNTT, Lập trình viên CNTT (chứng chỉ)
- Cao đẳng CNTT
- Đại học CNTT
- Sau đại học CNTT.
Phân loại nguồn nhân lực CNTT theo tính chuyên nghiệp, bao gồm:
- Nhân lực chuyên ngành CNTT: Lực lƣợng nhân lực có bằng cấp chuyên môn
về CNTT.
- Nhân lực CNTT không chuyên: Lực lƣợng nhân lực có trình độ kỹ năng thực
tế tƣơng đƣơng thƣờng xuyên tham gia vào hoạt động CNTT, nhƣng không có bằng
cấp về CNTT. Không đƣợc đào tạo chuyên ngành CNTT, chỉ đƣợc đào tạo bổ sung
hoặc tự đào tạo để sử dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ của
mình.
Ngoài ra còn có thể đƣợc phân loại theo độ tuổi, giới tính.
Trong giới hạn nghiên cứu, đề tài này chỉ tập trung vào nhóm nhân lực CNTT
trong quản lý nhà nƣớc.
Khái niệm CIO (Chief Information Officer) – Giám đốc Công nghệ thông
tin [7]
Ngày nay, khái niệm thông tin phải đƣợc hiểu là thông tin điện tử, đƣợc sinh
ra, lƣu trữ, xử lý và phân phối trong mọi hoạt động của một tổ chức bằng công cụ
của CNTT là máy tính, phần mềm, mạng viễn thông, Sự phát triển của CNTT đã
xâm nhập và tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của xã hội, làm thay đổi cả về
công tác quản lý và lãnh đạo. Do vậy đã xuất hiện một vai trò lãnh đạo mới: lãnh
đạo về thông tin trong các tổ chức. Ứng với vai trò lãnh đạo này là Giám đốc Công
18
nghệ thông tin (CIO) là một nhà lãnh đạo chiến lƣợc dùng CNTT để phụ trách toàn
diện về vấn đề thông tin trong tổ chức. Khi thông tin đƣợc nhìn nhận là nguồn lực
quan trọng trong các tổ chức thì CIO là ngƣời chịu trách nhiệm về việc sử dụng hiệu
quả nguồn lực này phục vụ cho quá trình phát triển của tổ chức mình.
Nhƣ vậy CIO trong một tổ chức sẽ là ngƣời thay mặt lãnh đạo tổ chức để nắm
bắt mọi diễn biến về mặt thông tin của tổ chức cũng nhƣ bên ngoài, thâu tóm mọi
tiến bộ công nghệ và những khả năng ứng dụng của công nghệ vào quản lý và tổ
chức. Vai trò của CIO càng ngày càng đƣợc tăng cao khi cơ sở hạ tầng CNTT và
truyền thông của tổ chức đƣợc hình thành, phát triển và trở thành nền móng làm
việc mới cho mọi hoạt động của tổ chức.
1.2. Đặc điểm của ngành CNTT
1.2.1 Ngành công nghệ c tốc độ phát triển cao
CNTT bắt đầu xuất hiện từ thập niên 1970, tuy nhiên đến thập niên 1990
ngành CNTT mới thật sự phát triển và phát triển với tốc độ rất nhanh. Những
tiến bộ về công nghệ trong lĩnh vực CNTT diễn tiến liên tục, có thể nói là
nhanh đến chóng mặt. Thế giới ghi nhận từ sau thập niên 1990, tốc độ phát triển
trung bình hàng năm của ngành duy trì từ 8%-10% và cao gấp 1,5 lần sự phát
triển kinh tế của thế giới [12].
Trong ngành CNTT lƣu truyền Định luật Moore nổi tiếng với phát biểu tổng
quát về khả năng chế tạo ra CPU (Central Processing Unit- Bộ vi xử lý) : "Số lƣợng
transistor trên mỗi đơn vị inch vuông sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi năm" [13] (CPU
đƣợc xem nhƣ “bộ não” của máy vi tính, nhƣ vậy cũng có thể hiểu nôm na rằng
máy vi tính chế tạo năm sau sẽ có tốc độ nhanh gấp đôi so với năm trƣớc). Điều này
giải thích tại sao nhà sản xuất có thể giảm giá thành trong khi vẫn tiếp tục nâng cao
hiệu suất của phần cứng. Hãy xem sự phát triển của ngành công nghiệp phần cứng
CNTT qua ví dụ sau:
Năm 1946: chiếc máy tính điện tử đầu tiên có tên là ENIAC (Electronic
Nummerical Intgrator and Calculator) ra đời tại Mỹ. ENIAC có 18.000 bóng đèn
điện tử, chiếm diện tích sàn: 167 m
2
, cân nặng 30 tấn, tiêu thụ điện 160 KW/h.
Trong 1 giây, ENIAC chỉ có thể thực hiện 5.000 phép tính cộng, 357 phép tính nhân
hoặc 38 phép tính chia.
19
Năm 2010: Máy vi tính sử dụng chip corei7 của Intel, có khoảng 200 triệu
transistor, công nghệ 45-nanometer, có khối lƣợng đủ để xách tay, điện năng tiêu
thụ chỉ bằng 1 bóng đèn điện thắp sáng nhƣng có thể thực hiện đƣợc 2 nghìn tỉ phép
tính trong một giây [14].
1.2.2 Vòng đời sản phẩm ngắn
Bắt nguồn từ sự phát triển với tốc độ cao, sản phẩm CNTT thƣờng có vòng
đời rất ngắn. Theo Hiệp hội Nghiên cứu Máy tính của Mỹ [11], vòng đời của sản
phẩm CNTT thƣờng chỉ có 2 năm và tối đa là 4 năm thì các sản phẩm CNTT đã bị
xem là lạc hậu.
1.2.3 Chi phí nghiên cứu và phát triển ngành cao
Phát minh và cải tiến thƣờng xuyên là một trong những đặc điểm quan trọng
của ngành. Tuy nhiên chi phí cho việc nghiên cứu và phát triển của ngành lại
rất cao. Theo số liệu báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Thƣợng Hải, chi phí
nghiên cứu và phát triển có thể chiếm đến 15%-20% doanh thu hàng năm
[12].
1.2.4 Tính tích hợp cao
Ngày nay CNTT đã thâm nhập và tích hợp vào sâu trong các ngành khác nhƣ
cơ khí, sản xuất ô tô, năng lƣợng, giao thông, dệt, luyện kim, điện tử…làm cho các
ngành này nhanh chóng phát triển. Mạng viễn thông, mạng truyền hình và
mạng máy tính đã dần tích hợp vào nhau, chia sẽ thông tin, tài nguyên của nhau
và giúp cho các nƣớc trên thế giới xích lại gần nhau hơn.
1.2.5 Tập trung đầu tư vào máy tính và thiết bị viễn thông
Bắt đầu từ năm 2001, sản xuất thiết bị điện tử tăng khoảng 28.9% và sản xuất
máy tính cá nhân tăng hàng năm vào khoảng 26.9% [12].
1.2.6 Sự phát triển của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
Thế giới trong những năm gần đây ghi nhận sự phát triển CNTT của khu vực
Châu Á – Thái Bình Dƣơng. Trong báo cáo xếp hạng chỉ số cạnh tranh CNTT toàn
cầu năm 2010 do website Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố, gồm 139 nƣớc đƣợc
xếp hạng; khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng có 7 nƣớc nằm trong top 20 nƣớc
đứng đầu. Cụ thể là Singapore(2), Đài Loan (6), Hàn Quốc (10), Hồng Kông (12),
Úc (17), New Zealand (18), và Nhật Bản (19). Ngoài ra còn có hai nƣớc của khu
20
vực này đƣợc báo cáo đánh giá có sự phát triển nhanh nhất là Trung Quốc (27) và
Việt Nam (59) kể từ năm 2006. Hiện tại, CNTT thế giới chia làm bốn khu vực là
Mỹ, Nhật, Châu Á – Thái Bình Dƣơng và Tây Âu [15].
1.3. Xu hƣớng ứng dụng và phát triển CNTT trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. CNTT phục vụ phát triển toàn diện của xã hội
Các nhà kinh tế học từ lâu đã nhận thức rằng CNTT và sự phát triển kinh tế
là hai yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ. Nhà kinh tế ngƣời Mỹ Thomas
Friedman trong tác phẩm “Thế giới là phẳng” đã khẳng định “CNTT là một trong
những yếu tố then chốt tạo nên làn sóng toàn cầu hóa thứ ba và làm cho thế giới trở
nên phẳng” [6].
Trong những thập niên gần đây, CNTT đang làm biến đổi sâu sắc đời sống
kinh tế, văn hoá, xã hội của các nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam. CNTT
đƣợc ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trƣởng,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu xã hội. CNTT góp phần tạo ra nhiều
ngành nghề kinh tế mới, làm thay đổi sâu sắc các ngành công nghiệp hiện đại, tăng
khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp truyền thống, thông qua một hệ
thống hỗ trợ nhƣ viễn thông, thƣơng mại điện tử, dịch vụ truyền thông đa phƣơng
tiện.
Nhiều nƣớc đang phát triển, sớm biết tận dụng cơ hội ứng dụng và phát triển
CNTT, nên đã tạo đƣợc những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Tiêu biểu trong nhóm nƣớc
này phải kể tới là Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc …
Các tổ chức quốc tế đã đánh giá cao vai trò của CNTT đối với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của các nƣớc, do đó đã tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị, hội
thảo để tuyên truyền, quảng bá, tổng kết kinh nghiệm, nêu bài học, khuyến cáo
chƣơng trình hành động, hƣớng dẫn và hỗ trợ các nƣớc hoạch định chiến lƣợc ứng
dụng và phát triển CNTT.
1.3.2. Xu hướng khai thác và phát triển phần mềm mã nguồn mở
Một trong những xu hƣớng phát triển ứng dụng CNTT đó là khai thác và phát
triển mã nguồn mở. Đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển tại khu vực châu Á -
Thái Bình Dƣơng. Phần mềm mã nguồn mở là phần mềm với mã nguồn đƣợc công
bố và sử dụng một giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có
21
thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, và phân phối phần mềm ở dạng chƣa
thay đổi hoặc đã thay đổi. Phần mềm mã nguồn mở cho phép thay đổi và phát triển
theo ý muốn để thực hiện mọi nội dung công việc đặt ra với chi phí thấp nhất. Mã
nguồn mở mang lại cho các nhà phát triển phần mềm nhiều đặc tính ƣu việt, ví dụ
nhƣ: Tính tự do khai thác, tính phát triển liên tục, tính mở. Lợi ích cho các quốc gia
đang phát triển là có thể sử dụng mã nguồn mở để đáp ứng hầu hết các nhu cầu của
họ. Mã nguồn mở cho phép các nƣớc đang phát triển đi tắt vào kỷ nguyên thông tin.
Trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu, mã nguồn mở có vai trò rất quan trọng.
Tuy nhiên, nhiều tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới đã khuyến cáo sử
dụng mã nguồn mở và đầu tƣ cho phát triển mã nguồn mở: trong năm 2003,
Malayxia đã đầu tƣ 30 triệu USD; Nhật Bản cũng dành 10 triệu USD cho phần mềm
mã nguồn mở. Nhiều công ty đa quốc gia nhƣ Oracle, IBM, HP cũng đang phát
triển mã nguồn mở. Trung Quốc đã phát triển hệ điều hành Linux và các giải pháp
mã nguồn mở khác trong Chính phủ của họ và tới ngƣời dân. Việt Nam cũng đang
quan tâm phát triển chƣơng trình mã nguồn mở và cho ra đời những Linux Distro
nhƣ VNLinux, CMC-Linux, Vietkey-Linux, Hacao-Linux
1.3.3. Xu hướng phát triển và sử dụng mạng không dây
Kết nối mạng không dây đang dần trở thành một xu hƣớng ứng dụng phổ biến,
bên cạnh mạng truyền thống dùng dây cáp. Chất lƣợng tin cậy, hoạt động ổn định,
thủ tục cài đặt đơn giản, giá cả thích hợp là những yếu tố đặc trƣng, chứng tỏ kết
nối không dây đã sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu trao đổi thông tin khác nhau; từ sản
xuất, kinh doanh đến nhu cầu giải trí. Động lực chủ yếu cho sự tăng trƣởng này là
những công nghệ thế hệ mới đem tới thông lƣợng cao hơn, phạm vi kết nối xa hơn
và công suất mạnh hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng Wi-Fi, WiMax, 3G, 4G… sẽ
phát triển, cho phép triển khai nhiều loại hình dịch vụ mới. Công nghệ truyền thông
không dây phát triển đã cho phép các máy tính cá nhân (laptop), điện thoại di động
(smart phone), máy tính bảng (tablet)… đếu có khả năng truy cập Internet dễ dàng ở
mọi nơi, mọi lúc. Điều đó đã mở ra một triển vọng lớn ứng dụng CNTT vào trong
đời sống kinh tế xã hội.
22
1.3.4. Xu hướng phát triển truyền thông đa phương tiện và hội tụ CNTT -
viễn thông - phát thanh và truyền hình
CNTT đƣợc phát triển và ứng dụng mạnh mẽ trên nền cơ sở hạ tầng viễn
thông. Đồng thời cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển ngành viễn
thông trên thế giới thông qua sự bùng nổ của lƣu lƣợng thông tin truyền dẫn trên
các mạng viễn thông, dịch vụ đa phƣơng tiện mới, sự tăng nhanh của thông tin di
động. Mạng số liệu và mạng điện thoại đƣợc hợp nhất, cho phép tích hợp các dịch
vụ đòi hỏi băng thông lớn, kéo theo sự hội tụ của truyền hình, đa phƣơng tiện.
Xu hƣớng hội tụ viễn thông - tin học - truyền thông - phát thanh truyền hình
đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, hình thành những loại hình dịch vụ
mới, khả năng mới, cách tiếp cận mới đối với phát triển kinh tế - xã hội. Truyền
thanh, truyền hình ngày càng đƣợc số hóa mạnh mẽ hơn và sử dụng ngày càng
nhiều công nghệ mới nhất của CNTT. Các công nghệ số hóa hình ảnh, âm thanh
vốn chỉ đƣợc sử dụng trên nền máy vi tính cá nhân (PC), nay đã trở nên rất thông
dụng, dẫn tới việc sản xuất các thiết bị truyền thông đa phƣơng tiện mới. Mạng lƣới
viễn thông với băng thông rộng, tốc độ lớn, đã tạo điều kiện cho các dịch vụ video
theo yêu cầu phát triển mạnh. Internet đang từng bƣớc trở thành phƣơng tiện đƣa
các chƣơng trình truyền thanh, truyền hình, các xuất bản sản phẩm điện tử đến với
ngƣời sử dụng ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ngƣợc lại, hệ thống truyền hình cáp đã
có khả năng cung cấp dịch vụ Internet và truyền số liệu; Màn hình TiVi có thể vừa
xem truyền hình vừa truy cập Internet Sự hội tụ của CNTT, viễn thông và phát
thanh, truyền hình đang tạo ra một thị trƣờng rất rộng lớn cho công nghiệp nội dung
số.
1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực CNTT
Với những đặc thù riêng của ngành CNTT, nguồn nhân lực CNTT có các đặc
điểm chính sau:
1.4.1. Nguồn nhân lực trẻ
Do ngành CNTT là ngành mới so với các ngành khác và cho đến thời
điểm hiện tại, CNTT mới chỉ bắt đầu phát triển ở một số nƣớc đang phát triển
vì vậy mà ngành CNTT đƣợc xem là ngành công nghiệp còn non trẻ. Bên cạnh
đó, CNTT là ngành công nghệ cao, phát triển liên tục vì vậy nguồn nhân lực
23
CNTT chủ yếu là nhân lực trẻ. Ở Mỹ, khoảng 75% nhân lực CNTT dƣới tuổi 45
[16]. Ở Việt Nam, trên 50% lao động CNTT tuổi dƣới 40 [3].
1.4.2. Nguồn nhân lực c trình độ cao
Đặc
điểm của ngành CNTT là ngành thƣờng xuyên cải tiến và thay đổi công
nghệ do đó đội ngũ lao động trong ngành này đòi hỏi phải có trình độ cao và
luôn luôn đƣợc đào tạo cập nhật để theo kịp sự phát triển của ngành. Theo thống kê
của Cục Thống kê Lao động của Mỹ, năm 2002 ở Mỹ có 66% lao động có trình
độ cử nhân trở lên [16]. Riêng ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ TT&TT, trên
80% lao động trong ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số có trình độ
CNTT từ cao đẳng trở lên [3].
1.4.3. Nguồn nhân lực c tư duy toán học tốt
Nền tảng của CNTT dựa trên tƣ duy toán học, vì vậy, lao động trong ngành
CNTT đòi hỏi phải có tƣ duy toán học giỏi. Tại Việt Nam, nhiều cơ sở đào
tạo CNTT hiện vẫn duy trì khoa toán tin hay bộ môn toán tin.
1.4.4. Nguồn nhân lực năng động, sáng tạo và lòng say mê nghiên cứu
CNTT là ngành có tính tích hợp cao, bản thân ngành CNTT đã thâm nhập
vào hầu hết các ngành công nghiệp khác vì vậy lao động CNTT cũng không có
biên giới. Các lao động CNTT hầu nhƣ có mặt ở hầu hết các lĩnh vực từ nông
nghiệp, du lịch, văn hóa, dịch vụ, đến công nghiệp.
Ngoài ra, với sự thay đổi liên tục của công nghệ, đòi hỏi các lao động tồn tại
trong ngành CNTT phải có sự say mê với nghề nghiệp để nghiên cứu và sáng tạo
không ngừng.
1.4.5. Nguồn nhân lực c năng suất lao động cao
Lao động CNTT có năng suất cao, tuy nhiên năng suất này lại rất khác nhau
giữa những lao động có tay nghề khác nhau, đặt biệt là những lao động trong
lĩnh vực phần mềm. Trong công nghiệp phần mềm, một lập trình viên giỏi có
thể cho năng suất gấp 10 lần một lao động trung bình[14]. Do đó, một công ty
có thể có nhiều lao động trung bình nhƣng năng suất có thể không bằng một công
ty có ít lao động nhƣng lại là lao động giỏi. Vì vậy, các doanh nghiệp phần mềm
thƣờng chạy đua trong việc tuyển chọn những lập trình viên giỏi và có kinh
nghiệm.
24
1.4.6. Sự thống trị của lao động nam giới trong nguồn nhân lực CNTT
Ở Mỹ lao động nam giới trong ngành CNTT chiếm 65% [16]. Ở Nepal tỷ lệ
nam giới ngành CNTT chiếm 86% [17].
Nam giới không chỉ chiếm tỷ lệ lớn lao động trong ngành mà còn đảm nhiệm
các vị trí quan trọng nhƣ kỹ sƣ điện tử, chuyên gia phân tích hệ thống máy tính, lập
trình viên. Trong khi đó, nữ giới chỉ đảm nhận các công việc khiêm tốn nhƣ
nhập dữ liệu, điều khiển máy, trực tổng đài. Theo các nhà khoa học, việc thiếu cơ
hội học tập, thiếu tính sáng tạo đã làm cho phụ nữ trở nên yếu thế trong ngành
CNTT.
1.4.7. Nguồn nhân lực c trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) cao
Do CNTT bắt nguồn từ Mỹ và phát triển mạnh tại các nƣớc phƣơng Tây, nên
để có thể học tập, sử dụng và làm việc với CNTT đòi hỏi ngƣời lao động phải
có trình độ Anh văn tối thiểu. Ngày nay, có một số nƣớc phát triển CNTT mạnh
nhƣ Nhật, Hàn Quốc. Tuy nhiên, hầu hết các công nghệ mới đều đƣợc hƣớng dẫn
bằng tiếng Anh.
1.5. Vai trò của CNTT, nguồn nhân lực CNTT trong phát triển kinh tế xã
hội
1.5.1. CNTT hình thành nền kinh tế tri thức
Sự phát triển nhanh mạnh của CNTT là một cuộc cách mạng công nghệ có ý
nghĩa sâu sắc. Các nhà xã hội học cho rằng: máy hơi nƣớc, điện khí hoá và CNTT là
3 cuộc cách mạng công nghiệp đánh dấu nhân loại có những bƣớc tiến lớn. Nếu nhƣ
nói rằng sự ra đời của máy móc là để giải phóng sức lao động chân tay của con
ngƣời thì việc ứng dụng CNTT hiện đại là sự giải phóng sức lao động trí óc của con
ngƣời. Việc ứng dụng CNTT hiện đại là yếu tố đƣa những tri thức khoa học kỹ
thuật vào quá trình sản xuất, con ngƣời có thể khám phá ra những lĩnh vực mới,
sáng tạo những tri thức mới, sản xuất ra của cải vật chất mới nhờ vào CNTT.
Trƣớc đây khi nói đến CNTT, ngƣời ta thƣờng nghĩ đến chiếc máy vi tính,
nhƣng giờ đây bao gồm Internet, Web, thƣ điện tử, chữ ký số, thƣơng mại điện tử,
chính phủ điện tử, truyền hình trực tuyến, họp trực tuyến, học trực tuyến … và rất
nhiều thứ khác nữa. Chúng đã làm thay đổi căn bản bộ mặt của nhiều ngành sản
xuất kinh doanh, cải tiến phƣơng pháp đào tạo, nghiên cứu, cách thức chữa bệnh và
25
cách thức giao tiếp hàng ngày giữa các doanh nghiệp, tổ chức, công sở và cộng
đồng.
Lấy sự xuất hiện của thƣ điện tử (email) làm ví dụ: Thay vì một bức thƣ đƣợc
viết lên giấy, cho vào phong bì, dán tem và chuyển qua đƣờng bƣu điện đến ngƣời
nhận; thƣ điện tử đƣợc lƣu dƣới dạng các tệp văn bản trong máy tính và đƣợc
chuyển đi qua mạng Internet. Chính vì vậy, thƣ điện tử đã trở nên đƣợc ƣa chuộng
bởi các lợi thế so với thƣ gửi qua đƣờng Bƣu điện là: tốc độ nhanh, chi phí rẻ,
không có khoảng cách…Với những thế mạnh và tiện ích đó, thƣ điện tử đã nhanh
chóng thay thế cho thƣ truyền thống.
Xu thế bao trùm xuyên suốt nửa đầu thế kỷ 21 là cuộc cách mạng CNTT tiếp
tục phát triển nhanh chóng, tạo nên những bƣớc nhảy vọt chƣa từng có trên thế giới,
tác động đến mọi lĩnh vực của xã hội, đời sống kinh tế; tạo nên những nét đặc trƣng
chủ yếu cho một giai đoạn phát triển mới. Sự hình thành một cơ cấu xã hội, mà
CNTT nhƣ một nguồn lực kinh tế, đƣợc sử dụng để khuyến khích đổi mới, tăng
hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế; mạng thông tin trở nên
phổ cập; mọi ngƣời sử dụng thông tin, tri thức nhƣ một nhu cầu không thể thiếu
đƣợc trong cuộc sống; việc học tập trở thành thƣờng xuyên và suốt đời thông qua
mạng máy tính; mọi hoạt động chỉ đạo, điều hành của hệ thống hành chính, hầu hết
mọi giao dịch thƣơng mại đều thông qua mạng - đó là kinh tế tri thức.
1.5.2. CNTT với quá trình hội nhập và toàn cầu hoá
Một ứng dụng quan trọng của CNTT là mạng Internet, nó đang làm cho thế
giới ngày càng trở nên nhỏ bé. CNTT đã xóa đi khoảng cách địa lý, không biên giới
sẽ đƣa hoạt động kinh tế vƣợt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động
mang tính toàn cầu. Vốn sản xuất, hàng hóa, sức lao động, thông tin và công nghệ
đều có xu hƣớng trao đổi, sử dụng và đƣợc điều phối xuyên quốc gia. Mối quan hệ
kinh tế thƣơng mại, công nghệ và hợp tác giữa các nƣớc, các doanh nghiệp ngày
càng đƣợc tăng cƣờng nhƣng đồng thời tính cạnh tranh cũng trở nên mạnh mẽ.
Cạnh tranh tiến hành trên phạm vi toàn cầu, không chỉ có các công ty xuyên quốc
gia mà ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mạng Internet, nối hàng trăm triệu máy tính của ngƣời dùng, có thể truy cập
đến hàng triệu nguồn cung cấp thông tin trên khắp thế giới, không còn chỉ là một
26
phƣơng tiện kỹ thuật đơn thuần, mà đã trở thành một môi trƣờng mới của mọi hoạt
động kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục có tác động rất lớn đến các chuyển biến
nhanh chóng của đời sống con ngƣời trên khắp hành tinh.
Việc truyền tải nhanh chóng thông tin làm cho nhịp điệu cuộc sống sản xuất
kinh doanh càng nhanh hơn, do vậy mà chu kỳ tồn tại của kỹ thuật và sản phẩm
ngày càng ngắn lại. Các khâu nhƣ sản xuất, cung ứng và tiêu thụ đều phải thay đổi
phù hợp với điều kiện thông tin nhanh chóng, có thể phải giảm hoặc huỷ bỏ chức
năng của nhà kho, làm cho các xí nghiệp chuyển từ sản xuất với quy mô lớn sang
sản xuất theo đơn "đặt hàng" thông qua mạng Internet; làm cho khoảng cách giữa
ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng ngày càng thu hẹp lại và dần dần mất đi, không
những ngƣời sản xuất có thể kịp thời hiểu đƣợc nhu cầu của khách hàng, mà ngƣời
tiêu dùng còn có thể tham gia quá trình sản xuất thực tế, lựa chọn, thiết kế và sản
xuất ra những sản phẩm thích hợp nhất cho mình.
Với sự hỗ trợ của thành quả CNTT, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá trong mọi
lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực thƣơng mại (hàng hoá và dịch vụ) và hoạt động tài
chính, chứng khoán là các lĩnh vực đang đƣợc quan tâm phát triển mạnh nhất.
1.5.3. CNTT đng vai trò động lực phát triển của nền kinh tế
Trong nền kinh tế mới, tri thức và sức lao động tri thức là yếu tố sản xuất quan
trọng nhất. Chức năng chủ yếu của nền kinh tế hiện đại là sản xuất và phân phối tri
thức, thông tin chứ không phải là sản xuất và phân phối vật chất. Tri thức trở thành
nguồn gốc và động lực của tăng trƣởng kinh tế.
CNTT sẽ giúp thông tin và tri thức phát huy đƣợc những mặt mạnh của mình,
nhƣ: con ngƣời thâm nhập tới mọi nguồn tri thức một cách dễ dàng và kịp thời,
thậm chí tức thời; tạo ra những khả năng hợp tác vƣợt qua các giới hạn về không
gian, thời gian và khác biệt văn hoá; làm tăng giá trị của các nguồn tri thức do đƣợc
nhân bản, cung cấp và trao đổi thuận tiện. Thông tin, tri thức là yếu tố có giá trị và
có thể sản xuất thông tin để trao đổi, và sau khi sử dụng không những không mất đi,
mà càng sử dụng càng đƣợc hoàn thiện để tăng thêm giá trị. Các sản phẩm của
CNTT nhƣ máy tính, các thiết bị truyền thông, các loại phần mềm, v.v chứa hàm
lƣợng tri thức rất phong phú đã đƣợc tích luỹ, để từ đó giúp cho con ngƣời tạo ra tri
27
thức mới, và làm cho tri thức có hiệu quả trong đời sống. Vì vậy, ý nghĩa của "tri
thức tạo tri thức" còn đƣợc thể hiện rõ ràng trong chính các sản phẩm của CNTT.
Giá trị thông tin và tri thức có thể biểu thị thông qua lợi nhuận kinh tế và có
thể tạo ra lợi nhuận bằng cách sử dụng thông tin, mang lại những "tỷ suất lợi nhuận
tăng" cho các ngành kinh tế tri thức, đồng thời với tính năng động, dễ đổi thay và
biến động của mình, chúng cũng có thể mang lại nhiều khả năng linh hoạt thúc đẩy
phát triển nhanh chóng đời sống kinh tế.
Việc liên kết mạng và ứng dụng CNTT rộng khắp đã làm cho tính tri thức
trong nền kinh tế ngày càng rõ rệt, tri thức trở thành yếu tố và nguồn sản xuất quan
trọng nhất; tài sản quý giá nhất trong xí nghiệp không phải là vốn mà là trí lực. Sự
phát triển và phồn vinh của nền kinh tế, một đất nƣớc sẽ không chỉ dựa vào số
lƣợng mà chủ yếu dựa vào năng lực và trình độ công nghệ và sự sáng tạo tri thức.
1.5.4. Nguồn nhân lực CNTT đng vai trò trọng tâm trong phát triển CNTT
và nền kinh tế tri thức
Trong CNTT cũng nhƣ nền kinh tế tri thức, yếu tố nhân lực đóng vai trò sống
còn và là yếu tố quyết định mọi thành công của các tổ chức, doanh nghiệp. Để có đủ
nhân lực đáp ứng đƣợc yêu cầu của phát triển CNTT, hầu hết các quốc gia trên thế
giới đều đặt yếu tố con ngƣời vào địa vị trọng tâm của chiến lƣợc phát triển CNTT,
coi vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT là nhiệm vụ ƣu tiên hàng đầu.
Hầu hết các quốc gia đều xem yếu tố con ngƣời giữ vị trí trung tâm của chiến
lƣợc phát triển CNTT và đều dành cho công tác giáo dục - đào tạo CNTT những ƣu
tiên to lớn. Đối với các nƣớc đứng đầu thế giới về thành tựu ứng dụng và phát triển
CNTT nhƣ Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Singapore việc hình thành đội ngũ cán bộ quản lý,
kỹ thuật, chuyên gia CNTT đông đảo, giàu năng lực, có tƣ duy sáng tạo, đƣợc coi là
nhiệm vụ quan trọng nhất. Ở nƣớc ta, Đảng và Nhà nƣớc cũng luôn chăm lo đến sự
nghiệp đào tạo và bồi dƣỡng nguồn lực con ngƣời, trong đó chú trọng công tác đào
tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ và chuyên gia CNTT. Đảng ta đã khẳng định, phát
triển nguồn nhân lực cho CNTT là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với
việc ứng dụng và phát triển CNTT. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, trong giai đoạn
2005- 2010, Chính phủ và các bộ ngành, địa phƣơng cũng đã tập trung quan tâm