Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.45 KB, 13 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẢO LỘC
TRƯỜNG TIỂU HỌC LỘC CHÂU 2
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ
CHO HỌC SINH LỚP BỐN

Người thực hiện: VÕ

THỊ PHƯƠNG YẾN

Năm học: 2016 - 2017

Lộc châu, Ngày 12 tháng 11 năm 2017

1


MỤC LỤC
I . PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................Trang 3
2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài .................................................Trang 3
3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................Trang 3
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................Trang 3

II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận…………………………………………………..Trang 4
2. Thực trạng ……………………………………………………Trang 4
3. Biện pháp thực hiện…………………………………………...Trang 6
3.1 Rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh ………………...Trang 6


3.2Hướng dẫn học sinh biết tìm ý và lập dàn ý cho bài văn cụ thể:
………………………………………………………………….Trang 6
3.3 Biết chọn lựa, chắt lọc hình ảnh miêu tả…………………….Trang 7
3.4 Biết chọn lựa, sử dụng từ ngữ giàu tính gợi tả, gợi cảm, nói-viết câu
văn có dùng phép so sánh, nhân hóa phù hợp với đối tượng miêu tả………..Trang 8
3.5 Biết diễn đạt câu văn (nói, viết) trọn ý, sắp xếp các ý, các câu văn
lôgic; biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn đạt
………………………………………………………………...Trang 9
3.6 Biết học tập từ ngữ, ý văn, hình ảnh hay khi làm văn……...Trang 10
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
……………………………………………..……………………………Trang 10
IV. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
…………………………………………………………………………..Trang 11
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
……………………………………………………………………………Trang 12

2


TÊN ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG
LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP BỐN

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở Tiểu học, văn miêu tả chiếm khá nhiều thời lượng trong các thể loại Tập
làm văn. (Ở lớp 4 văn miêu tả có 30 tiết, chiếm khoảng 50% thời lượng toàn bộ
chương trình tập làm văn). Văn miêu tả được chia thành các kiểu bài khác nhau
căn cứ vào đối tượng miêu tả. Các kiểu bài miêu tả ở lớp 4 bao gồm: tả đồ vật, tả

cây cối, tả con vật. Tất cả đều là các chủ đề khá gần gũi nhưng khó so với các em
vì khả năng trình bày, diễn đạt vấn đề thông qua nói và viết đối với nhiều em là rất
khó khăn, lúng túng; các em rất e ngại, sợ phải trình bày, diễn giải một vấn đề nào
đó mà thầy cô, bạn bè yêu cầu. Nhiều em rất sợ, rất ngán ngẩm khi nhắc đến Tập
làm văn. Bản thân các em cũng gặp nhiều khó khăn trong việc cảm nhận cái hay,
cái đẹp trong các bài văn, bài thơ được học.
Với mong muốn giúp các em biết diễn đạt trôi chảy, trình bày những câu
văn, ý văn giàu hình ảnh, có cảm xúc, tôi đã mạnh dạn đặt vấn đề và thực hiện:

“Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp Bốn
2. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của việc dạy văn miêu tả ở tiểu học là giúp HS có thói quen quan
sát, biết phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xung quanh; biết truyền
những rung cảm của mình vào đối tượng miêu tả; biết sử dụng những từ ngữ có giá
trị biểu cảm, những câu văn sáng rõ về nội dung, chân thực về tình cảm. Một bài
văn hay là một bài văn mà khi đọc, người đọc thấy hiện ra trước mắt mình: con
người, cảnh vật, đồ vật,…cụ thể, sống động như nó vẫn tồn tại trong thực tế cuộc
sống. Như vậy, có thể xem văn miêu tả là một bức tranh về sự vật bằng ngôn từ.
Và để làm tốt một bài văn miêu tả, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng
hợp của các môn học. Kiến thức của các môn học này cộng với vốn sống thực tế se
giúp học sinh trình bày suy nghĩ của mình một cách mạch lạc và sống động.
Qua đó, bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, vốn sống, vốn
ngôn ngữ và khả năng giao tiếp.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Thể loại văn miêu tả lớp 4
- Học sinh lớp 4 trường tôi công tác
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Các dạng văn miêu tả ở lớp 4: Miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả con
vật
3



II. PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Miêu tả là lấy nét ve hay câu văn để biểu hiện các chân tướng của sự vật,
giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. Văn miêu tả mang
tính thông báo thẩm mỹ, giúp người đọc hình dung một cách cụ thể hình ảnh của
sự vật thông qua những nhận xét tinh tế, những rung động sâu sắc thể hiện cảm
xúc thẩm mỹ của người viết.
Với học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp bốn, việc hình thành và phát triển
các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là vô cùng quan trọng, được thực hiện ở tất cả các
môn học và nổi bật nhất là ở môn Tiếng Việt. Do đó, việc dạy tập làm văn ở tiểu
học góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện
cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tốt các môn học khác.
Chính những văn bản viết các em có được từ phân môn tập làm văn đã thể hiện
những hiểu biết thực tế, những kỹ năng sử dụng Tiếng Việt mà các em được học ở
môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập làm văn nói riêng và các môn học khác.
Mục tiêu của việc dạy học Tập làm văn ở lớp bốn là: Cung cấp, hướng dẫn
cho học sinh biết lập dàn ý cho bài văn, viết được bài văn theo dàn ý đã lập có đủ 3
phần, lời văn trôi chảy, câu văn bước đầu có cảm xúc; biết nói, viết câu có dùng
phép so sánh, nhân hóa; biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn
đạt, cách trình bày.
2. THỰC TRẠNG
Thực tế ở trường Tiểu học Lộc Châu 2 vẫn còn không ít giáo viên và học
sinh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của việc quan sát, tìm ý, viết đoạn
văn nên chất lượng giờ tập làm văn, lập dàn ý và giờ dạy tập làm văn viết đoạn văn
miêu tả còn hạn chế. Nhiều giáo viên vẫn chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các em
hoàn thành những nội dung yêu cầu của bài tập dựa vào gợi ý trong sách giao khoa
và sách giáo viên. Một số chưa thực sự quan tâm, phát huy hết năng lực của học
sinh cũng như chú ý giúp cho các em biết rèn dũa câu văn, ý văn.

Còn học sinh, đa phần các em chỉ dừng lại ở mức độ trả lời, liệt kê các chi tiết,
các bộ phận của sự vật theo gợi ý của thầy cô một cách máy móc, khuôn mẫu. Mặt
khác, với đa số học sinh lớp Bốn, vốn từ ngữ của các em còn rất nghèo nàn, việc
diễn đạt câu văn, ý văn còn nhiều hạn chế. Nhất là khi làm các bài Tập làm văn
miêu tả, các em chỉ dừng lại ở việc liệt kê các chi tiết, các bộ phận của sự vật một
cách đơn giản dẫn đến câu văn hết sức khô khan. Thậm chí, có những em khi miêu
tả một sự vật thì không biết phải bắt đầu từ đâu, không biết phải tả những gì, tả thế
nào, …
4


a. Thuận lợi
+ Nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn nhằm
nâng cao tay nghề cho GV.
+ Tổ chuyên môn đã tổ chức chuyên đề dạy học, hội giảng TLV lớp 4 - 5.
+ GV đều được trang bị đầy đủ SGK, SGV, sách tham khảo…
+ Đối tượng miêu tả khá gần gũi với HS nông thôn (cái cặp, cây bàng, cây
phượng ở sân trường, con gà…)
+ Đặc điểm tâm lý của HS có tâm hồn trong sáng, thơ ngây, giàu cảm xúc và
sức sáng tạo. Thế giới của các em là thế giới cổ tích. Những đồ vật, con vật, cây
cối, rất gần gũi mà các em có thể bộc lộ tâm tư, chia sẻ tình cảm của mình qua bài
văn miêu tả. Đặc điểm tâm lý này rất thuận lợi trong việc khơi gợi cho các em
những cảm xúc miêu tả thú vị, bất ngờ…
b. Khó khăn:
- Mỗi bài văn miêu tả hay lại đòi hỏi khả năng tưởng tượng và sử dụng
ngôn ngữ diễn đạt thật sinh động. Thực tế cho thấy, đa số HS lớp 4 viết văn miêu
tả chưa hay, sắp xếp ý còn lộn xộn, lủng củng, hình ảnh trong bài văn còn chưa gợi
tả, ít liên tưởng hoặc chỉ là sao chép một cách sống sượng bài văn mẫu.
- TLV là phân môn khó dạy, khó học và khó đạt hiệu quả cao đã là nhận thức
chung của nhiều thầy cô giáo dạy lớp 4.

Như vậy, qua việc khảo sát thực trạng về kết quả viết văn miêu tả của HS lớp 4, ở
trường Lộc Châu 2, tôi thấy rằng: HS đã chú ý và có hứng thú song hiệu quả học
còn chưa cao vì còn mắc một số lỗi phổ biến như:
+ HS viết sai lỗi chính tả.
+ Chưa hiểu rõ được đặc điểm cơ bản của bài văn miêu tả, chưa phân biệt
được sự khác biệt giữa văn bản miêu tả với các kiểu bài khác.
+ Lạc đề, chưa xác định rõ mục đích, yêu cầu của đề bài.
+ Chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả.
+ Kỹ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, kỹ năng diễn
đạt còn hạn chế.
+ Chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài, bố cục thiếu rõ ràng chưa khoa
học. Vốn từ ngữ còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hời hợt.
+ HS chưa biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả.
- Trong tiết trả bài, HS chưa được sửa lỗi và tự sửa lỗi kỹ càng, đầy đủ, các em
cảm thấy nặng nề, thất vọng về bài viết của mình. HS chưa thực sự cảm thấy yêu
môn học.
Trên đây là những thực trạng dạy - học phân môn TLV miêu tả lớp 4 ở Trường
Tiểu học Lộc Châu 2. Từ vấn đề thực tiễn nêu trên, tôi xin đề xuất một số biện pháp
rèn luyện kỹ năng làm văn miêu tả cho HS.

5


3. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
Để khắc phục tình trạng trên và tổ chức tiết dạy-học tập làm văn miêu tả có chất
lượng hơn, phù hợp với học sinh đang dạy. Phương pháp và biện pháp rèn kĩ năng
làm văn miêu tả là rèn cho các em :
3.1 Rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh
Với bất kì một kiểu bài TLV miêu tả nào thì trước khi tạo ra được sản phẩm HS
đều phải trải qua quá trình quan sát rồi từ đó nhận xét, tưởng tượng, ví von, so

sánh… Để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật. Nghĩa là trên cơ sở
có sự thu thập trực tiếp các nhận xét, ấn tượng, cảm xúc…của mình, HS mới bắt
tay vào làm bài.
Luyện tập quan sát giúp HS tích lũy vốn sống, vốn từ, rèn luyện tư duy logic, tư
duy hình tượng trong bài văn. Thông qua quan sát, HS có thêm vốn hiểu biết về các
đối tượng xung quanh mình. Với HS, đây không phải là lần đầu tiên các em tiếp
xúc hay quan sát đối tượng đó, các em được quan sát một cách có ý thức, có mục
đích rõ ràng và được quan sát theo một phương pháp khoa học. Thông qua quan sát
có mục đích và phương pháp khoa học như thế, HS còn nhận ra đâu là dấu hiệu bản
chất và không bản chất để phân biệt đồ vật này với đồ vật khác. Đồng thời, khi
quan sát và tìm ra từ ngữ để diễn đạt những gì mình đang thấy hoặc đang tưởng
tượng ra, HS cũng sử dụng và tích lũy cho mình một số vốn từ khá phong phú.
3.2 Hướng dẫn học sinh biết tìm ý và lập dàn ý cho bài văn cụ thể:
Dù đây là một yêu cầu rất thường xuyên nhưng trên thực tế lại có rất nhiều
em không thể thực hiện được, có những em không biết lập dàn ý là làm cái gì, để
làm gì. Bởi le, ở những lớp dưới, các em không phải làm việc này, mà các em chỉ
viết câu văn, đoạn văn bằng cách trả lời những câu hỏi cho sẵn hoặc dựa vào
những gợi ý của thầy cô một cách đơn giản, ngắn gọn. Trong khi lên lớp Bốn thì
việc lập dàn ý cho một đề bài cụ thể (loại bài miêu tả) là yêu cầu bắt buộc các em
phải biết thực hiện, tự thực hiện để dựa vào đó mà hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn.
Để giúp các em dễ dàng hơn trong việc tự lập dàn ý cho bài văn, khi dạy học
các bài Cấu tạo của bài văn miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối và tả loài vật), tôi chủ động
giúp các em dựa vào nội dung phần Ghi nhớ trong sách giáo khoa, cùng xây dựng
một dàn bài chung cho loại bài văn miêu tả đang học. Dàn bài chung này tôi se ghi cố
định ở một bảng phụ để làm cơ sở cho học sinh xây dựng dàn ý riêng cho mỗi bài văn
miêu tả sau này. Dàn bài này cũng được sử dụng chung cho cả lớp trong các tiết tập
làm văn có yêu cầu viết một đoạn văn hay hoàn chỉnh một bài văn.
Ví dụ: Khi dạy bài Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật (sách giáo khoa lớp
Bốn, tập hai, trang 112), sau khi giúp học sinh rút được nội dung ghi nhớ như trong
sách giáo khoa, tôi se chủ động bám vào nội dung phần ghi nhớ, dùng câu hỏi gợi

ý, dẫn dắt cho các em nêu để xây dựng dàn bài chung cho bài văn miêu tả con vật:
6


Mở bài: Giới thiệu con vật se tả.
- Để giới thiệu con vật se tả, em cần giới thiệu những gì? (Tên con
vật, nơi nó ở, lí do em thích nó,…)
Thân bài:
a) Tả hình dáng.
- Mỗi con vật thường đều có những bộ phận nào? (đầu: Mắt, mũi,
miệng (mõm, mỏ), tai, …; mình: thân, lưng, bụng, ngực,…; chi: móng vuốt, cựa,
…; đuôi, cánh, ….), ...
b) Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.
- Thói quen sinh hoạt là những thói quen nào? (ăn, ngủ, đùa giỡn, …)
- Những hoạt động chính của con vật là gì? Ví dụ? (con mèo: bắt
chuột; con chó: giữ nhà, mừng chủ; …)
Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật.
+ Cảm nghĩ của em đối với con vật có thể là gì? (yêu, thích, thấy thiếu
vắng khi đi đâu về mà không trông thấy nó, …); Em làm gì để thể hiện tình cảm
của em đối với nó? (chăm sóc, bảo vệ, …)
Hoặc, khi hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 (Hãy viết một đoạn văn có chứa
câu mở đoạn như sau: Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.) của bài
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật (sách lớp Bốn, tập hai, trang 130), tôi
sử dụng Dàn bài chung cho bài văn miêu tả con vật đã xây dựng, gợi ý cho các em
có thể dựa vào nội dung Tả hình dáng ở phần thân bài trong dàn bài để hoàn thành
bài tập. Như thế, các em se dễ dàng chọn lựa những bộ phận nổi bật của con gà
trống để miêu tả như: cái đầu, cái mào, cái mỏ, cặp mắt, bộ lông, đôi cánh, đôi
chân, chiếc cựa, cái đuôi, …
3.3 Biết chọn lựa, chắt lọc hình ảnh miêu tả:
Môn tập làm văn ở tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kỹ năng nghe,

nói, viết. Nhưng học sinh còn lúng túng không biết lắng nghe gì? Nói gì? Viết gì?
Vì vậy, dạy học cho học sinh biết quan sát tìm ý để hình thành thói quen chuẩn bị
bài tốt là một yêu cầu quan trọng khi làm văn. Muốn quan sát tốt, học sinh cần nắm
được cách quan sát và những yêu cầu quan sát để làm văn. Cùng một đối tượng (Ví
dụ cùng một con gà trống) nhưng mỗi cá nhân lại có sự cảm nhận riêng (có em
thích màu sắc bên ngoài, có em thích dáng vẻ oai vệ, có em lại thích tiếng gáy, …).
Giáo viên phải tôn trọng ý kiến của các em, không phê phán vội vàng, chủ quan,
phải giúp học sinh tự tin trong học tập. Tuy nhiên, để miêu tả một đối tượng nào đó,
giáo viên cần giúp các em biết quan sát đối tượng theo từng góc nhìn, từng thời
điểm, biết cảm nhận và chọn “điểm nhấn” của đối tượng tạo ra nét riêng biệt trong
bài văn của mình. Do vậy, để đảm bảo tính chân thực của bài miêu tả cần phải được
bắt nguồn từ quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả, kết hợp với kinh nghiệm sống, trí
tưởng tượng của học sinh, phải thể hiện được tình cảm, cảm xúc thực của các em
7


trước đối tượng miêu tả. Tính chân thực đòi hỏi phải có chi tiết thực, tả đúng bản
chất của đối tượng miêu tả, thể hiện được những nét đẹp đe, đúng đắn trong tư
tưởng, tình cảm của người học sinh khi bộc lộ thái độ của các em với đối tượng
miêu tả.
Để thực hiện những yêu cầu trên, tôi thường hướng cho học sinh thực
hiện thật tốt từng bước:
+ Xác định cụ thể và chọn một đối tượng cần quan sát (đó là vật gì? hoặc con
gì? hay cây gì?)
+ Quan sát sự vật bằng các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác và
cả xúc giác. Trước tiên là quan sát bao quát đối tượng và cảm nhận (nó đẹp, dễ
thương, hoặc oai phong, hay dữ tợn,..), rồi quan sát từng bộ phận của đối tượng
theo một trình tự nhất định (từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, hoặc đầu, mình rối
đến chi, …) Quan sát thật kĩ những bộ phận của sự vật mà em thích thú, ấn tượng.
Khi quan sát sự vật, các em cũng có thể trao đổi theo nhóm với nhau để tìm ra

những đặc điểm của đối tượng một cách tốt nhất.
+ Kết hợp quan sát là ghi chép (ghi chép những điều quan sát được) và liên
tưởng (liên tưởng để so sánh, nhân hóa sự vật)
Chẳng hạn, để giúp học sinh làm tốt bài tập 3 (Hãy viết một đoạn văn có
chứa câu mở đoạn như sau: Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp.) của
bài Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật (sách lớp Bốn, tập hai, trang
130), thì ở tiết học trước đó, tôi yêu cầu các em:
+ Chọn hoặc nhớ lại một con gà trống mà em đã gặp.
+ Quan sát (hoặc nhớ lại) và ghi lại các đặc điểm của từng bộ phận của nó.
Chú ý ghi thật chi tiết những bộ phận nổi bật của con gà đó.
3.4 Biết chọn lựa, sử dụng từ ngữ giàu tính gợi tả, gợi cảm, nói - viết câu
văn có dùng phép so sánh, nhân hóa phù hợp với đối tượng miêu tả:
Việc dùng từ ngữ giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm, các biện pháp so sánh, nhân
hóa khi viết văn se giúp cho câu văn, bài văn trở nên sinh động hơn, mượt mà hơn,
ý tứ hơn và thu hút người đọc, người nghe hơn.
Như vậy, việc giúp các em biết tìm từ ngữ, ý văn hay, hình ảnh đẹp, phù hợp
để miêu tả sự vật cụ thể là vừa giúp phát huy tốt năng lực của mỗi học sinh, vừa
góp phần cung cấp ý văn, từ ngữ phù hợp cho những học sinh khác.
+ Cùng với việc giới thiệu một số hình ảnh cụ thể cho học sinh quan sát, giáo
viên có thể gợi ý cho mỗi học sinh tự chọn chi tiết cụ thể của đối tượng cần miêu
tả, rồi tìm những từ ngữ, ý văn, câu văn, hình ảnh so sánh, nhân hóa mà mình cảm
thấy phù hợp, hay có thể sử dụng để miêu tả chi tiết đó của đối tượng.
+ Lớp nhận xét, bình và chọn những từ ngữ, ý văn hay, hình ảnh đẹp, phù hợp.
+ Vận dụng chính những từ ngữ, câu văn, ý văn được lớp đánh giá cao theo ý
thích của riêng mình đưa vào bài của mình, tạo ra nét riêng trong chính bài làm của
mình.
8


Xin được tiếp theo ví dụ ở trên, (với bài tập 3 của bài Luyện tập xây dựng

đoạn văn miêu tả con vật): Trước tiên, tôi giới thiệu cho các em hình ảnh hoặc
videoclip về một số con gà trống cho các em chọn lựa và quan sát một con mà em
thích. Tiếp đó là cùng với việc sử dụng Dàn bài chung của bài văn miêu tả con vật
đã xây dựng (nội dung Tả hình dáng ở phần thân bài), tôi se lần lượt hướng cho
các em nêu các bộ phận tiêu biểu của con gà trống và những ý văn, câu văn, hình
ảnh so sánh, nhân hóa mà mình cảm thấy hay, phù hợp, có thể sử dụng để miêu tả
các bộ phận đó. Lúc này các em có thể kết hợp vừa quan sát trực tiếp hình ảnh giáo
viên cung cấp, vừa dựa vào những điều mình đã ghi chép khi chuẩn bị ở nhà để
thực hiện yêu cầu của thầy cô. Với những từ ngữ, ý văn các em nêu được, tôi gợi ý
cho lớp cùng nhận xét, bình và chọn những từ ngữ, ý văn hay, hình ảnh đẹp, phù hợp
rồi ghi nhanh lên bảng làm cơ sở cho các em chọn lựa, vận dụng chính những từ ngữ,
câu văn, ý văn được lớp đánh giá cao theo ý thích của riêng mình để thực hiện yêu
cầu của bài tập.
3.5 Biết diễn đạt câu văn (nói, viết) trọn ý, sắp xếp các ý, các câu văn
lôgic; biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn đạt:
* Tập diễn đạt câu văn (nói, viết) trọn ý, sắp xếp các ý, các câu văn lôgic:
Các em se biết tự diễn đạt câu văn trọn ý khi các em biết sắp xếp các từ ngữ
thành câu văn đúng ngữ nghĩa, biết sắp xếp các câu văn thành đoạn văn lôgic,
đúng chủ đề. Tuy nhiên, đây là việc làm rất khó, cần được tập luyện thường xuyên
và khá mất thời gian, mà thời gian ở các tiết học Tập làm văn lại có hạn, vì vậy,
bản thân tôi thường thực hiện không chỉ ở các tiết Tập làm văn mà ở cả các tiết
học khác như Luyện từ và câu hay Chính tả. Với những bài tập có yêu cầu liên
quan đến việc phải trình bày, sắp xếp các ý, câu văn lôgic, hoặc ở một số tiết Tập
làm văn, tôi thường chủ động chuẩn bị các từ ngữ, câu văn theo chủ đề nhất định
cho học sinh hoạt động theo dự kiến. Cho các từ ngữ, yêu cầu học sinh dùng
những từ ngữ đó sắp xếp lại thành những câu văn hoàn chỉnh (hoặc dùng những
câu văn sắp xếp thành đoạn văn) theo chủ đề mà giáo viên yêu cầu. Tiếp đó có thể
tổ chức nhận xét, đánh giá, sửa chữa. Cần đánh giá, nhận xét trên sự sáng tạo của
học sinh, tôn trọng ý tưởng của học sinh, không nhất thiết phải đúng theo mẫu ấn
định sẵn. Tuy nhiên cũng cần phải điều chỉnh, sửa chữa nếu chưa phù hợp. Ngoài

ra, ngay cả khi các em trả lời câu hỏi của thầy cô, của bạn bè hoặc khi yêu cầu các
em trình bày một vấn đề nào đó, tôi đặc biệt chú trọng đến cách trình bày, diễn đạt
của các em (nhất là với những học sinh yếu). Khi thấy học trò trình bày vấn đề
lủng củng, không rõ ràng hoặc sử dụng từ ngữ không phù hợp, tôi se nhận xét khéo
và gợi ý, tập cho các em và cả các bạn khác cùng cân nhắc, diễn đạt lại vấn đề sao
cho trôi chảy, rõ ràng, đủ ý, và dễ hiểu.
*Tập kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn đạt, cách trình bày:
Đối với học sinh lớp Bốn thì đây là việc làm rất khó khăn, ít em tự thực hiện
được. Việc tập cho các em biết tự kiểm tra, rà soát lại bài viết về cả nội dung và
cách diễn đạt, cách trình bày là rất cần thiết, nó không chỉ giúp các em nâng cao
9


khả năng làm văn, nâng cao chất lượng câu văn, đoạn văn, bài văn của các em mà
còn giúp cho các em rèn luyện kĩ năng trình bày, diễn đạt vấn đề.
Trong mỗi giờ Tập làm văn, nhất là văn viết, tôi hết sức chú trọng việc tập
cho học sinh biết tự cân nhắc, trau chuốt câu văn, ý văn cho phù hợp. Khi các em
hoàn thành bài tập, tôi thường tổ chức cho các em đọc lại bài, đối chiếu với yêu
cầu của đề bài để kiểm tra xem nội dung bài làm đã đảm bảo chưa? Câu văn, ý văn
đã rõ ràng, đủ ý chưa?...Thời gian đầu các em se rất bỡ ngỡ, khó thực hiện, tôi tập
cho cả lớp cùng thực hiện chung trên một vài bài, sau đó là cùng thực hiện trong
nhóm, dần dần là mỗi cá nhân se tự kiểm tra, rà soát trên bài làm của mình. Ngay
trong quá trình các em làm bài, tôi cũng theo dõi, giúp các em tự nhận xét, kiểm
tra, điều chỉnh kịp thời những chỗ chưa hay, chưa phù hợp, tập cho các em biết chú
trọng đến cách diễn đạt sao cho đúng, đủ, rõ ý.
3.6 Biết học tập từ ngữ, ý văn, hình ảnh hay khi làm văn:
Nói cách khác là biết học tập, “trộm” những câu văn, ý văn mà mình đọc
được của bạn bè, thầy cô hay ở đâu đó rồi biến nó thành ý riêng trong câu văn, bài
văn của mình. Tôi khuyến khích các em tích cực đọc sách, báo hoặc những bài văn
hay (văn mẫu) và ghi chép lại những chi tiết, hình ảnh mình thích vào một cuốn sổ

tay. Sau đó se chọn lựa một số câu và ghi ra giấy dán vào mục “Lời hay ý đẹp” ở
lớp để giới thiệu cho các bạn khác cùng tham khảo. Chính bản thân tôi là người
thường xuyên đọc những “lời hay ý đẹp” mà các em sưu tầm được để khi gặp
trường hợp có thể vận dụng, “trộm” những từ ngữ, ý văn đó mà các em không nhớ,
không biết vận dụng tôi se chủ động gợi ý giúp các em nhớ lại, tập vận dụng vào
bài của mình. Hoặc khi phát hiện các em biết học tập, bắt chước cách diễn đạt,
cách dùng từ ngữ, ý văn của người khác (không sao chép), tôi se động viên, khích
lệ các em tiếp tục phát huy. Ngoài ra, tôi còn thường xuyên tổ chức cho các em
nhận xét, đánh giá bài của bạn (cách dùng từ, đặt câu, ...) rồi rút kinh nghiệm, vận
dụng vào bài của mình theo các bước:
+ Chọn đọc bài, câu văn của bạn và trao đổi, bàn bạc, suy nghĩ tìm ý hay,
cách chỉnh sửa những ý chưa hay, chưa phù hợp.
+ Rút kinh nghiệm, học tập ở bài làm của bạn để bổ sung, chỉnh sửa bài làm
của mình.

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Với những biện pháp như đã trình bày ở trên đã giúp cho cả giáo viên và học
sinh tự tin, chủ động hơn trong các tiết học tập làm văn (văn miêu tả). Các giờ Tập
làm văn cũng trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn.
Học sinh không còn lúng túng trong việc lập dàn ý cho mỗi bài văn; việc viết
một đoạn văn, hay bài văn của các em trở nên dễ dàng hơn. Các em đã biết miêu tả
một số đặc điểm của một sự vật cụ thể theo yêu cầu, biết viết câu văn đúng ngữ
pháp, rõ ý; biết sử dụng những từ ngữ sát nghĩa, có tác dụng gợi tả, gợi cảm; bước
10


đầu biết sử dụng biện pháp tu từ đơn giản khi viết văn. Lời văn, ý văn của các em
không còn nặng tính liệt kê hay kể lể nữa.
Nhờ vậy mà chất lượng phân môn Tập làm văn cũng như môn Tiếng Việt đã
nâng lên rõ rệt. Xin trích dẫn vài số liệu thống kê kết quả khảo sát khả năng làm

văn và kết quả kiểm tra định kì phân môn Tập làm văn của 29 học sinh ở lớp tôi
chủ nhiệm như sau:
Năm học 2013-2014: Lớp 4A1 – Sĩ số học sinh là : 29 em
Kết quả khảo sát về khả năng làm văn:
Thời điểm khảo sát/Số học sinh đạt
Khả năng
Đầu
Cuối học Cuối học
năm học
kì I
kì II
- Biết lập dàn bài, viết bài văn đủ 3 phần.
2
13
14
- Biết viết câu văn rõ ý, đúng ngữ pháp,
4
11
8
dùng từ ngữ sát nghĩa.
- Biết dùng từ ngữ có tác dụng gợi tả, gợi
0
5
7
cảm, sử dụng biện pháp tu từ đơn giản.
Kết quả kiểm tra phân môn Tập làm văn:
Thời điểm kiểm tra/Số học sinh đạt
Điểm
Khảo sát
Kiểm tra định kì Kiểm tra định kì

(Thang điểm 5)
đầu năm học
cuối học kì I
cuối học kì II
4,5-5
0
4
6
3,5-4
2
5
9
2,5-3
9
10
12
2
11
6
2
<2
7
4
0

IV.PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHI
Sáng kiến này có thể áp dụng vào dạy phân môn TLV (văn miêu tả) ở lớp 4.
Giáo viên cần tìm hiểu kĩ, xác định, phân loại từng đối tượng học sinh, xếp
chỗ ngồi xen ke, trong mỗi nhóm có đủ các dạng đối tượng học sinh để tiện cho
việc tổ chức các hoạt động học tập. Đồng thời, bản thân thầy cô giáo cũng cần tích

cực tham khảo thêm nhiều tài liệu, chịu khó đọc sách báo để tự làm giàu thêm vốn
từ, chất văn, áp dụng phù hợp vào từng ngữ cảnh cụ thể.
Chuẩn bị hệ thống câu hỏi chu đáo, tranh ảnh, videoclip phong phú nhưng
gần gũi, phù hợp với học sinh.
11


Thầy cô giáo cần hết sức tinh tế, nhạy bén, biết lắng nghe, kịp thời đưa ra
hướng để giúp học sinh sửa chữa, trau chuốt câu, lời, ý văn.
Quá trình thực hiện mất nhiều thời gian, đòi hỏi giáo viên phải có sự kiên
nhẫn, bền bỉ, cần phải thường xuyên lâu dài, kết hợp lồng ghép trong cả các phân
môn, môn học khác.
Cần giúp cho học sinh biết tự giác, chịu khó học hỏi, cũng như sẵn sàng chia
se, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ nên cũng đòi hỏi thầy cô giáo phải thường xuyên
động viên, khích lệ và tổ chức nhiều phương pháp, hình thức dạy học, phát huy tối
đa năng lực của học sinh, nhất là học sinh khá, giỏi.
Tóm lại, việc rèn kĩ năng viết văn miêu tả là một quá trình lâu dài, có những
HS tiến bộ rất nhanh nhưng cũng có những HS tiến bộ rất chậm đòi hỏi người GV
phải kiên trì. Có những biện pháp khắc phục lỗi viết văn, viết văn giàu cảm xúc,
rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho HS được coi là tích cực nhưng nếu người GV
không kiên trì dẫn đến hậu quả không cao, thậm chí có thể là thất bại. Hiệu quả
của các biện pháp này phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó
chủ yếu nói tới ý thức dạy của GV và ý thức học của HS.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học theo các Module.
3. Phương pháp dạy học tiếng Việt - Giáo trình chính thức đào tạo giáo viên
tiểu học - NXB GD. Lê A - Thành Thị Yên Mĩ - Lê Phương Nga - Cao Đức Tiến

(1996)
4. Dạy văn cho học sinh tiểu học - NXB GD. Hoàng Hòa Bình (1997),
5. Phương pháp dạy học tiếng Việt - NXB GD Lê Phương Nga - Nguyễn Trí
(2002),
6. Dạy tập làm văn ở trường tiểu học - NXB GD Nguyễn Trí (2002),
7.SGK Tiếng Việt lớp 4 - NXB GD. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2010),
Lộc châu, Ngày 12 tháng 11 năm 2014
Người thực hiện

Võ Thị Phương Yến

12


13



×