Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

KHAI THÁC KÊNH HÌNH KHI dạy bài 12 “vƣợt QUA TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO” SÁCH GIÁO KHOA LỊCH sử và địa lý lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐINH VĂN THẮNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHAI THÁC KÊNH HÌNH KHI DẠY BÀI 12: “VƢỢT QUA
TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO” - SÁCH GIÁO KHOA
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5

Sơn La, tháng 5 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐINH VĂN THẮNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHAI THÁC KÊNH HÌNH KHI DẠY BÀI 12: “VƢỢT QUA
TÌNH THẾ HIỂM NGHÈO” - SÁCH GIÁO KHOA
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 5

Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Phạm Văn Lực

Sơn La, năm 2014


LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo TS. Phạm Văn Lực, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Phòng khoa học, thư viện trường
Đại học Tây Bắc, Ban chủ nhiệm khoa Tiểu học – Mầm non đã tạo điều kiện
giúp đỡ em.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh
trường Tiểu học Quyết Tâm, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đã giúp đỡ em trong
quá trình khảo sát và thực nghiệm dạy môn Lịch sử.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên
đã có những ý kiến đóng góp thiết thực, những tư liệu tham khảo quý báu để
giúp em trong quá trình thực hiện khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2014
Người thực hiện

Đinh Văn Thắng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

SGK

: Sách giáo khoa

GV

: Giáo viên

HS


: Học sinh

TS

: Tiến sĩ

GS

: Giáo sư

NXB

: Nhà xuất bản

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ và đóng góp của
khóa luận ............................................................................................................... 3
4. Giả thiết khoa học ............................................................................................. 4
5. Kết cấu của khóa luận ....................................................................................... 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC
KÊNH CHỮ, KÊNH HÌNH ............................................................................... 5
1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 5
1.1.1. Nhiệm vụ, mục tiêu của môn học lịch sử ở trường phổ thông .................... 5
1.1.2. Quan niê ̣m về “kiế n thức” và “kiế n thức li ̣ch sử” ..................................... 8
1.1.3. Vai trò của kênh hình trong quá trình cung cấp kiến thức cho học sinh .... 9
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử............ 16
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC KHAI THÁC KÊNH HÌNH
TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY ................................................................................................ 24
2.1. Quan niệm của giáo viên và học sinh .......................................................... 24
2.2. Phương pháp dạy học cũ .............................................................................. 25
2.3. Phương pháp dạy học mới............................................................................ 25
2.4. Giải pháp ...................................................................................................... 26
2.4.1. Khâu chuẩn bị về kênh hình ...................................................................... 27
2.4.2. Cách thức khai thác và hệ thống câu hỏi cho một số dạng kênh hình...... 28
2.5. Khai thác một số kênh hình trong bài 12: “Vượt qua tình thế hiểm nghèo” 33
2.5.1. Khai thác kênh hình 1: .............................................................................. 33
2.5.2. Khai thác kênh hình 2: .............................................................................. 33
2.5.3. Khai thác kênh hình 3: .............................................................................. 34
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................ 36
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ................................................................... 36



3.2. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm .............................................. 36
3.3. Nội dung và phương pháp tiến hành thực nghiệm ....................................... 36
3.3.1. Nội dung thực nghiệm ............................................................................... 36
3.3.2. Phương pháp tiến hành thực nghiệm ........................................................ 37
3.4. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 40


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kiến thức cơ bản trọng tâm là những đơn vị kiến thức của bài học bắt buộc
giáo viên phải truyền thụ cho học sinh. Kiến thức cơ bản trọng tâm của bài học
lịch sử ở tiểu học chủ yếu là: mốc thời gian, hiện vật lịch sử, tranh ảnh lịch sử,
các phương tiện trực quan quy ước như bản đồ, sơ đồ, lược đồ, đồ thị, biểu đồ…
Để có kiến thức cơ bản trọng tâm của bài học truyền thụ cho học sinh, đòi
hỏi giáo viên phải có biện pháp cách thức cụ thể để khai thác trong sách giáo
khoa, nhất là trong kênh hình. Thế nhưng, hiện nay vấn đề này vẫn chưa được
quan tâm một cách đúng mức; nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, song
chủ yếu là:
+ Chúng ta mới chỉ chú ý đến kênh chữ của SGK và coi đây là nguồn cung
cấp kiến thức duy nhất trong dạy học lịch sử mà không thấy rằng kênh hình
không chỉ là nguồn kiến thức quan trọng cung cấp một lượng thông tin đáng kể
mà còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học trở nên sinh động, hấp
dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh.
+ Không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất sứ nội dung ý nghĩa của kênh hình
trong SGK. Trong các đợt bồi dưỡng thay sách, giáo viên hầu như chỉ được giải
thích về cấu tạo chương trình, những điểm mới về nội dung SGK mà không
được chú trọng bồi dưỡng về việc khai thác sử dụng kênh hình, mặc dù số lượng
kênh hình trong SGK hiện nay đã được tăng cường đáng kể so với trước.

+ Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung của kênh hình nhưng
lại ngại sử dụng và sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng thì phần nhiều vẫn chủ
yếu là để minh hoạ cho kênh chữ…
Vì thế, việc lựa chọn “Khai thác kênh hình khi dạy bài 12: Vượt qua tình
thế hiểm nghèo - sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 5” làm đề tài nghiên cứu,
có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khai thác kênh hình trong dạy học phần lịch sử (trong môn Tự nhiên, xã
hội) ở Tiểu học đã được đề cập trong một số công trình, bài viết cụ thể:
+“Biểu tượng lịch sử với học sinh tiểu học” của tác giả Trần Văn Lưu
trường Trung hoc sư phạm Thanh Hóa. Tìm hiểu về một số biện pháp cụ thể hóa
sự kiện, nhân vật [1].
+ Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” tập 1, Giáo sư Phan Ngọc
Liên (chủ biên), Phó giáo sư. Tiến sĩ Trịnh Đình Tùng, Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn
Thị Côi, Nhà xuất bản Đại học sư phạm 2002, nêu lên những vấn đề khái quát
nhất về biểu tượng lịch sử. Giúp chúng ta hiểu thế nào là biểu tượng lịch sử, vai
trò và việc phân loại biểu tượng, các biện pháp sư phạm để tạo biểu tượng lịch
sử [2].
+ Trong cuốn “Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử THCS
phần lịch sử Việt Nam” và cuốn “Kênh hình trong dạy học lịch sử ở trường
THPT” tập 1 phần lịch sử Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Thị Côi chủ biên cho
chúng ta nắm được và lựa chọn các phương pháp phù hợp để tạo biểu tượng lịch
sử cho học sinh. Vì đặc điểm của tri thức lịch sử ở cấp tiểu học cũng như ở các
cấp học cao hơn, chỉ khác là nó ở mức đơn giản hơn nhưng ta có thể vận dụng.
Nguyễn Thị Côi, (2011), “Các con đường biện pháp để nâng cao hiệu quả bài
học lịch sử ở nhà trường phổ thông”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội [3].

+ Nguyễn Anh Dũng, Trần Vĩnh Tường, (2003), “Những vấn đề chung về bộ
môn phương pháp dạy học Lịch sử ở trường Cao đẳng sư phạm”, NXB Đại học sư
phạm, nêu lên vai trò, nhiệm vụ của phân môn lịch sử ở trường phổ thông [5].
+ Nguyễn Thị Côi (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Trần Viết Thụ, Nguyễn
Mạnh Khởi, Đoàn Văn Hưng, Nguyễn Thị Thúy Bình, (2011), “Rèn luyện kĩ
năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử”, NXB Đại học sư phạm nêu lên những kĩ
năng cơ bản mà người GV cần phải có, làm gì để có được những kĩ năng đó [7].
+ Hội Giáo dục Lịch sử (thuộc hội khoa học Lịch sử Việt Nam), khoa Sử
trường Đại học Sư phạm (ĐHQG HN), trung tâm nội dung phương pháp (Viện
Khoa học Giáo dục), (1996), “Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy “học sinh làm
2


trung tâm”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, để ra cách thức, nhiệm vụ cần làm
để đối mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy HS làm trung tâm, ý
nghĩa của phương pháp này đối với kết quả giảng dạy [9].
Ngoài ra, vấn đề này còn được đề cập trong một số công trình của
PGS.TS. Trịnh Đình Tùng. Hệ thống các phương pháp dạy học Lịch sử ở
trường THCS - Sách CĐSP, xb lần 2. NXB Giáo dục 2001; Phan Ngọc Liên.
Phương pháp dạy học lịch sử Tập 2. NXB Đại học sư phạm 2002; Phạm Ngọc
Liễn. Phương pháp giảng dạy môn học lịch sử ở trường phổ thông cấp II, Tập
1. NXB Giáo dục 1975.
Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề này một cách
hoàn chỉnh, hệ thống; nhiều vấn đề khoa học vẫn chưa được làm rõ; vì vậy việc
đi sâu nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ và đóng
góp của khóa luận
+ Đối tƣợng nghiên cứu: Kênh hình, kênh chữ trong bài 12: vượt qua tình
thế hiểm nghèo sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý lớp 5
+ Phạm vi nghiên cứu: Do khả năng và điều kiện hạn chế, tôi chỉ nghiên

cứu khai thác kiến thức cơ bản trọng tâm chứa đựng trong kênh hình, kênh chữ
trong SGK lịch sử lớp 5, cụ thể là bài 12: “vượt qua tình thế hiểm nghèo” ở
trường Tiểu học: trường tiểu học Quyết Tâm- thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La.
+ Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc khai thác sử dụng kênh hình,
kênh chữ trong SGK truyền thụ tốt những kiến thức lịch sử cho học sinh, giúp
học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử một cách chủ động tích cực, sáng tạo, đồng
thời cải tiến dạy học lịch sử theo phương pháp mới.
+ Khách thể và địa bàn nghiên cứu: Học sinh khối 5 trường Tiểu học
Quyết Tâm- thành phố Sơn La- Sơn La.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu:
* Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc khai thác kênh hình, kênh chữ trong dạy học
Lịch sử 5

3


* Tiến hành tìm hiểu thực trạng của việc khai thác kiến thức cơ bản trong
kênh hình, kênh chữ trong dạy học Lịch sử 5 ở một số trường Tiểu học ở thành
phố Sơn La.
* Một số giải pháp nhằm khai thác kiến thức cơ bản trong kênh hình, kênh
chữ để đạt hiệu quả.
* Tiến hành thể nghiệm dạy học ở một số trường Tiểu học.
+ Đóng góp của khóa luận:
* Cụ thể và làm phong phú thêm hệ thống các PPDH Lịch sử ở trường Tiểu
học
* Thiết thực đối với phương pháp, tạo sự sinh động cho bài giảng, gây hứng
thú học tập cho học sinh
* Nâng cao chất lượng bài học Lịch sử, đáp ứng yêu cầu cải cách giáo dục,
khắc phục tình trạng chán học môn Lịch sử.
4. Giả thiết khoa học

Hiện nay việc khai thác kiến thức trọng tâm trong kênh hình, kênh chữ
môn Lịch sử ở trường Tiểu học còn chưa được chú trọng và kết quả chưa cao.
Nếu đưa ra một số giải pháp cho việc khai thác kiến thức cơ bản của kênh hình,
kênh chữ ở trong các bài học nhằm đổi mới phương pháp dạy học để giúp các
em khắc sâu kiến thức hơn, từ đó đạt kết quả học tập cao hơn.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục khóa luận được
kết cấu thành ba chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc khai thác kênh hình kênh chữ
Chƣơng 2. Thực trạng của việc khai thác kênh hình trong dạy học phần lịch
sử ở trƣờng Tiểu học trong những năm gần đây
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm

4


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC
KÊNH CHỮ, KÊNH HÌNH
1.1 . Cơ sở lí luận
1.1.1. Nhiệm vụ, mục tiêu của môn học lịch sử ở trường phổ thông
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Vì lợi ích mười năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”
Lời dạy đó của Người đã khẳng định vai trò to lớn của sự nghiệp giáo dục
đối với sự phát triển của xã hội.
Theo Nghị quyết của Đại hội X (năm 2006) khẳng định mục tiêu của giáo
dục phổ thông là: “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,
thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam
XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục

học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [9].
Nhiều văn kiện chính trị cũng khẳng định mục tiêu giáo dục phổ thông là đào tạo
những con người có năng lực, phẩm chất, đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ, đào
tạo những con người “vừa hồng vừa chuyên” như lời Bác Hồ đã dạy.
Để đạt được mục tiêu trên đây mỗi môn học có vai trò, vị trí nhất định,
trong đó môn lịch sử có ưu thế đặc biệt trong việc giáo dục tư tưởng, đạo đức,
hình thành thế giới quan cho thế hệ trẻ. Cũng như các môn học khác môn lịch sử
có 3 nhiệm vụ cơ bản: giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Cùng với các môn học
khác, các hoạt động ở trường phổ thông, môn Lịch sử với chức năng và nhiệm
vụ của mình góp phần tích cực cùng xã hội hoàn thành sứ mạng giáo dục thế hệ
trẻ trong điều kiện hiện tại.
* Giáo dưỡng
Môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của khoa học
lịch sử, trên cơ sở cung cấp, phát triển nội dung kiến thức lịch sử đã học ở Tiểu
học, THCS, hợp thành nội dung giáo dục lịch sử của bậc THPT.
5


Ở bậc Tiểu học, môn lịch sử trang bị cho các em một số hiểu biết cơ bản,
đơn giản, những kiến thức chủ yếu về quá trình phát triển lịch sử với những sự
kiện nổi bật ở từng thời kì từ nguồn gốc đến nay mà trọng tâm là thời kì cận đại
và hiện đại chú trọng đến những vấn đề, sự kiện có liên quan đến lịch sử dân tộc.
Ở cấp học này các em được tiếp cận ban đầu với quan điểm duy vật lịch sử, về
vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, sự phát triển hợp quy luật của xã
hội loài người, vai trò, ý nghĩa của lao động sản xuất với sự phát triển của con
người và xã hội.
Ở bậc THCS, THPT học sinh được nâng cao những hiểu biết đã được học
một cách có hệ thống, sâu sắc hơn. Môn học Lịch sử ở trường THCS, THPT
cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản bao gồm: sự kiện lịch sử cơ bản,
các khái niệm, thuật ngữ, tên người, tên đất, niên đại, những hiểu biết về quan

điểm lí luận sơ giản, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu và học tập phù
hợp với yêu cầu và trình độ học sinh. Ở cấp học này học sinh được nâng cao và
hoàn chỉnh hơn, những kiến thức về lịch sử xã hội loài người từ thời nguyên
thuỷ, cổ đại, trung đại đến các thời kì cận đại, hiện đại. Qua đó, học sinh hiểu rõ
hơn quy luật phát triển của xã hội loài người, những tác động, ảnh hưởng của
lịch sử thế giới đến lịch sử dân tộc, mối quan hệ giữa lịch sử nước ta với lịch sử
thế giới.
* Giáo dục
Tất cả các môn học từ tự nhiên đến xã hội ở những mức độ khác nhau đều
góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Ví dụ như: môn
Địa lí dạy cho học sinh hiểu rõ đất nước mình để tăng thêm lòng yêu Tổ quốc,
yêu quê hương, nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường, thiên nhiên; môn Văn
học giúp cho học sinh hiểu tính nhân văn, yêu quý con người, dân tộc và văn
hoá Việt Nam. Riêng môn Lịch sử có những ưu thế rất lớn mà không bộ môn
nào có được trong giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước; truyền thống đấu
tranh kiên cường và bất khuất của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh
bảo vệ Tổ quốc và lao động xây dựng đất nước, cùng những truyền thống đạo lý
và ý thức tốt đẹp của dân tộc. Lịch sử không chỉ giáo dục học sinh tình cảm yêu
6


ghét trong đấu tranh giai cấp, sự căm thù, chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà còn
bồi dưỡng cho học sinh biết yêu quý trân trọng lao động và các giá trị của lao
động, yêu cái đẹp, có óc thẩm mĩ, biết cách ứng xử đúng đắn trong cuộc sống.
Như vậy, tác dụng giáo dục của lịch sử ở trường Tiểu học,THCS,THPT là
giáo dục trí tuệ, tư tưởng tình cảm, đạo đức; lịch sử còn góp phần quan trọng
vào việc giáo dục lí tưởng cho thế hệ trẻ. Tác dụng giáo dục của Lịch sử là “dạy
chữ nên người” [2].
* Phát triển
Bộ môn Lịch sử góp phần rèn luyện tư duy lịch sử cho học sinh và trên cơ

sở đó hoàn chỉnh và nâng cao những năng lực đã được hình thành ở trường Tiểu
học, cụ thể là:
Thứ nhất: Bồi dưỡng học sinh tư duy biện chứng trong nhận thức và hành
động, biết đánh giá, phân tích, liên hệ
Thứ hai: Bồi dưỡng kỹ năng học tập, thực hành bộ môn: sử dụng sách
giáo khoa, các tài liệu tham khảo khác, khả năng trình bày nói và viết, làm và sử
dụng một số đồ dùng trực quan nhất là loại đồ dùng trực quan quy ước, những
hoạt động ngoại khoá của môn học.
Thứ ba: Vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hiện nay.
Như vậy, mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường Tiểu học là cung cấp những
kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và
xã hội loài người. Trên cơ sở đó giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lí tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện năng lực tư duy và thực hành.
Thực hiện một cách hoàn chỉnh các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát
triển. Việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông góp phần nâng cao sự hiểu biết
mà học sinh đã tiếp thu ở Tiểu học đặc biệt là trình độ lí thuyết trong nhận thức
lịch sử và năng lực tư duy, thực hành.
Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên có nhiều yếu tố chi phối, tác
động: sự quan tâm của xã hội với môn Lịch sử, sự đầu tư trang thiết bị dạy học
lịch sử. Song yếu tố quyết định là vấn đề phương pháp dạy học lịch sử. Gần đây
liên tục có những hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học lịch sử trong đó các
7


nhà giáo dục lịch sử khá quan tâm đến một phương pháp sử dụng đồ dùng trực
quan bao gồm cả việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa nhằm phát huy
tính tích cực học tập của học sinh.
1.1.2. Quan niê ̣m về “kiế n thức” và “kiế n thức lich
̣ sử”
Kiến thức là những tri thức tương đối hoàn chỉnh, có ý nghĩa thiết thực

đối với cuộc sống của mỗi người cũng như cả cộng đồng và được truyền cho
nhau. “Kiế n thức” và “tri thức” đề u là những hiể u biế t của con người về tự
nhiên, xã hội và bản thân mình, nhưng kiế n thức là những tri thức đươ ̣c cho ̣n lo ̣c
nên hoàn chin
̉ h hơn, có ý nghĩa giáo dục, có tác dụng thiết thực đối với đời sống
con người và xã hô ̣i . Những tri thức, kiến thức đó chỉ có thể trở thành kiến thức
của mỗi HS thông qua quá trình nhận thức, học tập.
Thuật ngữ “lịch sử” có hai ý chính là “hiện thực lịch sử” và “nhận thức
lịch sử”. Kiến thức lịch sử là những hiểu biết của con người về quá trình phát
triể n của xã hô ̣i loài người và dân tô ̣c từ xưa đế n nay đã đươ ̣c khoa ho ̣c lich
̣ sử
xác nhận.
Kiến thức lịch sử ở trường phổ thông đươ ̣c lựa cho ̣n từ kiế n thức sử h ọc,
mang đầ y đủ đă ̣c trưng của kiến thức lịch sử và được ghi vào sách giáo khoa
(SGK). Chúng b ao gồ m sự kiê ̣n , nhân vâ ̣t , không gian , thời gian , biể u tươ ̣ng ,
khái niệm, nguyên lý , quy luâ ̣t, những hiể u biế t về phương pháp học tập … giúp
HS nhâ ̣n thức lich
̣ sử m ột cách cu ̣ thể , toàn diện, có hệ thống. Những đặc trưng
cơ bản của kiến thức lịch sử ở trường phổ thông gồm: tính quá khứ, tính không
lặp lại, tính cụ thể, tính hệ thống, tính thực tiễn và tính toàn diện.
Bên cạnh những đặc trưng ấy, kiến thức lịch sử ở trường phổ thông còn
được chia thành nhiều loại khác nhau như kiến thức các lớp 4, 5… đến 12; kiến
thức mang tên các yếu tố sự kiện, biểu tượng, khái niệm, quy luật…; kiến thức
lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới; kiến thức “sử” và “luận”; kiến thức về các
lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá…; kiến thức cơ bản và kiến thức
không cơ bản. Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, người ta dùng tất cả
các cách ấy, trong đó cách phân loại kiến thức lịch sử thành kiến thức cơ bản và
kiến thức không cơ bản được sử dụng nhiều nhất.
8



1.1.3. Vai trò của kênh hình trong quá trình cung cấp kiến thức cho học sinh
Đặc điểm của tri thức lịch sử và vai trò của việc sử dụng kênh hình trong
dạy học lịch sử
Tri thức lịch sử có nhiều đặc điểm song có những đặc điểm sau chi phối
mạnh mẽ đến việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử nói chung và trong
dạy học phần Lịch sử Việt Nam nói riêng
Tính quá khứ
Lịch sử là bộ môn mang đậm tính quá khứ bởi vì lịch sử là quá trình phát
triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện đến nay. Đó là tất cả
những gì đã xảy ra trong quá khứ, là những chuyện đã xảy ra và kết thúc trong
quá khứ, ví dụ : chiến tranh thế giới 1, chiến tranh thế giới 2, cách mạng tháng
Tám ở Việt Nam, chiến tranh của Mĩ ở Việt nam … Vì vậy trong học tập lịch
sử học sinh không thể trực tiếp quan sát (“trực quan sinh động”) đối tượng
nghiên cứu như trong các bộ môn khoa học khác. Trong học tập lịch sử cũng
không thể tiến hành các thí nghiệm để dựng lại hiện thực lịch sử khách quan (trừ
một vài trường hợp đặc biệt). Người ta thường chỉ nhận thức được lịch sử một
cách giàn tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại, các dấu vết của quá khứ hoặc
dựa vào các hiện tượng lịch sử tương tự của cái mới, của các dân tộc khác để
phân tích, suy nghĩ những vấn đề chúng ta đang nghiên cứu. cần phải lưu ý rằng
khi sử dụng các nguồn tài liệu chỉ sử dụng để tham khảo, cần phải loại bỏ yếu tố
chủ quan, phi hiện thực, yếu tố hư cấu để nhận thức đúng hiện thực lịch sử như
nó đã diễn ra trong quá khứ
Tính không lặp lại
Tri thức lịch sử nhìn chung mang tính không lặp lại về thời gian và không
gian. Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra một lần trong một thời gian và
không gian nhất định. Điều đó để phân biệt sự kiện này với sự kiện khác (ví dụ
chiến tranh thế giới 2 gần với khoảng thời gian từ 1939 đến 1945, gắn với không
gian là chiến trường ở các khu vực ở Châu Âu, Châu Á - Thái Bình Dương, Bắc
Phi…), Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII gắn với mốc thời gian năm

1789 với không gian là nhà ngục Baxti…). Không có một hiện tượng nào hoàn
9


toàn giống với sự kiện nào mà chỉ có những sự kiện giống nhau lặp lại trên cơ sở
không lặp lại (ví dụ như cùng xảy ra trên dòng sông Bạch Đằng song cuộc
kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền và cuộc kháng chiến chống
Mông- Nguyên thời Trần diễn ra trong những khoảng thời gian khác nhau và có
diễn biến ý nghĩa… khác nhau).
Đời sống xã hội là một dòng chảy không ngừng mà ở đó mọi mặt từ kinh
tế, chính trị, văn hoá … đều thay đổi ít nhiều cùng thời gian. Do đó trong giảng
dạy lịch sử giáo viên cần chú ý đến thời gian và không gian diễn ra các sự kiện,
hiện tượng lịch sử đó.
Lịch sử mang tính cụ thể đậm nét
Lịch sử là khoa học nghiên cứu tiến trình lịch sử cụ thể của các nước, các
dân tộc khác nhau và quy luật phát triển của nó. Trên cơ sở những quy luật
chung của lịch sử xã hội loài người, mỗi quốc gia, dân tộc đều có diện mạo riêng
do những điều kiện riêng quy định. Lịch sử mỗi nước phản ánh, mô tả chi tiết,
cụ thể và đầy đủ về tiến trình phát triển của dân tộc mình. Tuy cùng chịu sự tác
động của quy luật lịch sử chung song mỗi nước lại chịu tác động ở mỗi mức độ
khác nhau, ví dụ: Nhân loại trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội: Cộng sản nguyên
thuỷ, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa, Xã hội chủ nghĩa nhưng
ở nhiều quốc gia quá trình đó không diễn ra tuần tự như vậy, ví dụ Mĩ bỏ qua
hình thái phong kiến từ chế độ chiếm hữu nô lệ tiến thẳng lên tư bản chủ nghĩa,
Việt Nam, Trung Quốc bỏ qua hình thái tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Hay như với việc cùng trải qua thời kì chiếm hữu nô lệ
song ở Trung Quốc là chế độ nô lệ gia trưởng khác hẳn chế độ nô lệ ở phương
Tây, hoặc như việc cùng trải qua hình thái kinh tế xã hội phong kiến song chế độ
phong kiến ở Trung Quốc là chế độ phong kiến Trung ương tập quyền còn
phong kiến Tây Âu là lãnh địa phong kiến.

Đặc điểm này của khoa học lịch sử để phân biệt lịch sử dân tộc này với
kịch sử dân tộc khác, sự hình thành và phát triển của quốc gia nay với quốc gia
khác. Điều đó đòi hỏi việc trình bày các sự kiện, hiện tượng lịch sử càng cụ thể
bao nhiêu, càng sinh động bao nhiêu càng hấp dẫn bấy nhiêu.
10


Lịch sử mang tính hệ thống
Lịch sử phản ánh toàn bộ hoạt động của đời sống con người từ kinh tế,
chính trị, văn hoá, tư tưởng, khoa học. Những nội dung tri thức lịch sử đó lại có
mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, tác động qua lại lẫn nhau, ví dụ cơ sở hạ tầng
quyết định kiến trúc thượng tầng. Vì thế người giáo viên lịch sử phải luôn chú ý
đến mối quan hệ ngang dọc, trước sau của các vấn đề lịch sử.
Mặt khác lịch sử là một quá trình vận đông không ngừng, là mối quan hệ
nhân quả và tác động qua lại lẫn nhau cả về thời gian và không gian. Do đó cần
làm rõ mối quan hệ ấy để nhận thức lịch sử một cách khách quan
Tính hệ thống, lôgíc của lịch sử được thể hiện qua việc xây dựng chương
trình lịch sử. Đó là việc sắp xếp hai chương trình Lịch sử thế giới và Lịch sử
Việt nam nhưng Lịch sử thế giới được dạy trước bởi Lịch sử Việt Nam là một
bộ phận của Lịch sử thế giới, cần phải đi từ cái chung, cái khái quát trước rồi
mới đi vào cái cụ thể, riêng lẻ. Sắp xếp như vậy học sinh sẽ thấy được tác động
của Lịch sử thế giới đối với Lịch sử Việt Nam và những đóng góp của lịch sử
dân tộc cho lịch sử thế giới.
* Đặc điểm của nhận thức lịch sử
Quá trình học tập lịch sử cũng là một quá trình nhận thức cho nên việc
nhận thức môn học này cũng tuân thủ theo quy luật chung của quá trình nhận
thức: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng trở về
với thực tiễn. Song xuất phát từ những đặc trưng của môn lịch sử mà quá trình
nhận thức lịch sử cũng có những đặc điểm riêng:
Trong học tập lịch sử học sinh không thể “trực quan sinh động” được đối

tượng nghiên cứu. Do đó giai đoạn trực quan trong nhận thức lịch sử là giai
đoạn học sinh tiếp xúc với tài liệu, với những dấu vết của quá khứ.
Nhận thức lịch sử bao giờ cũng phức tạp vì con người là bộ phận không
tách rời của đối tượng nghiên cứu - xã hội loài người. Do đó giai đoạn tư duy
trừu tượng trong nhận thức lịch sử là giai đoạn mà học sinh thông qua tiếp xúc
với tài liệu dùng những thao tác tư duy của mình: tưởng tượng, tái tạo, ghi
nhớ… để từ đó đi sâu vào bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử.
11


Cuối cùng giai đoạn từ trực quan sinh động trở về thực tiễn là quá trình
mà học sinh trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc về lịch sử vận dụng các tri thức
ấy để hiểu hiện tại và có nhưng hành động phù hợp trong thực tiễn và tương lai.
Mặt khác chương trình lịch sử được cấu tạo từ các sự kiện ở quá khứ cho
đến hiện tại mà quá trình nhận thức của học sinh lại đi từ gần đến xa do đó học
sinh dễ rơi vào tình trạnh “hiện đại hoá” lịch sử.
Do những dặc điểm như vậy, qua trình nhận thức lịch sử bắt đầu từ việc
nắm các sự kiện. Khoa học chân chính khác với các quan niệm duy tâm ở chỗ nó
dựa trên các sự kiện chân thực: “Bất cứ lĩnh vực khoa học nào trong lĩnh vực tự
nhiên cũng như xã hội, lịch sử phải xuất phát từ sự kiện chúng ta biết được” [9].
Từ những điều đã nói ở trên việc tổ chức dẫn dắt học sinh tạo biểu tượng
lịch sử là cái chốt để đi vào khám phá hiện thực lịch sử. Sử dụng kênh hình
trong dạy học lịch sử là chìa khoá hữu hiệu để mở cái chốt ấy. Vì vậy giáo viên
lịch sử cấn nắm được cách khai thác và nội dung các kênh hình đồng thời phải
hướng dẫn học sinh khai thác được nội dung kiến thức chứa đựng trong phần
kênh hình có trong sách giáo khoa.
* Vai trò của kênh hình trong dạy học lịch sử
Khái niệm kênh hình trong sách giáo khoa
Kênh hình trong sách giáo khoa là những ảnh chụp, tranh vẽ, hình vẽ, sơ
đồ, đồ thị, biểu đồ… theo quan điểm có tính chất “cổ điển” song có tính sư

phạm của việc biên soạn và sử dụng sách giáo khoa, sách giáo khoa gồm hai
phần: bài viết và cơ chế sư phạm. Theo quan điểm này “kênh hình là một bộ
phận của phần cơ chế sư phạm”[3]. Còn theo quan điểm phổ biến thì kênh hình
là một bộ phận tương đương với phần bài viết (theo quan điểm sách giáo khoa
gồm phần kênh chữ và kênh hình).
Phân loại kênh hình trong sách giáo khoa
* Phân loại theo chức năng
Theo chức năng kênh hình chia làm 4 loại chính:
- Loại minh hoạ để cụ thể hoá nội dung sự kiện lịch sử quan trọng. Loại
nay thường được ghi kèm những yêu cầu và hướng dẫn thực hiện.
12


- Loại cung cấp thông tin, thường không có giải thích, tuy nhiên có thể chú
thích ngắn gọn để học sinh tìm hiểu nội dung của sự kiện, mà không diễn tả
thành văn (thường là tranh, ảnh tư liệu lịch sử).
- Loại vừa cung cấp thông tin, vừa minh hoạ cho kênh chữ, loại này thường
có kèm theo câu hỏi và hướng dẫn sử dụng.
- Loại dùng để rèn luyện kỹ năng thực hành, kiểm tra kiến thức (loại bài tập
thực hành). Loại này thường kèm theo câu hỏi và hướng dẫn sử dụng.
* Phân loại theo hình thức
- Sơ đồ, đồ thị: phản ánh tiến trình phát triển của một sự kiện, hiện tượng,
quá trình. Theo hình thức thì kênh hình được phân thành các loại chủ yếu sau:
- Lược đồ lịch sử: thường là diễn tả không gian, diễn biến của một sự kiện,
phong trào lịch sử nào đó.
- Tranh, ảnh lịch sử bao gồm:
+ Tranh, ảnh lịch sử phản ánh các hiện tượng lịch sử và hiện tượng xã hội.
+ Tranh, ảnh lịch sử về chân dung các nhân vật lịch sử.
+ Tranh, ảnh lịch sử về các di tích lịch sử và không gian lịch sử.
- Sơ đồ lịch sử.

Vai trò của kênh hình trong dạy học lịch sử
Đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông bao gồm
nhiều loại: hiện vật lịch sử, tranh, ảnh lịch sử, các phương tiện trực quan quy
ước như bản đồ, sơ đồ, đồ thị,… Các loại đồ dùng trực quan này góp phần
không nhỏ vào việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, phát triển tư duy,
cung cấp kiến thức, bồi dưỡng tình cảm, nâng cao nhận thức lịch sử, khả năng
thực hành… vì vậy, nội dung sách giáo khoa lịch sử hiện nay, trong điều kiện
kinh tế, kĩ thuật, mĩ thuật… cho phép, đã dành cho kênh hình một tỉ lệ đáng kể.
Kênh hình trong sách giáo khoa không chỉ sử dụng trong khi trình bày kiến
thức mới mà cả khi ôn tập, tổng kết, kiểm tra, hoạt động ngoại khoá và thực
hành. Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử có chức năng chủ yếu nhằm đa
dạng nguồn kiến thức,tạo hình ảnh giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách
sinh động, làm cho bài giảng lịch sử bớt phần khô khan và thêm phần hấp dẫn.
13


Kênh hình là một phương tiện trực quan trong dạy học lịch sử. Sử dụng
kênh hình trong sách giáo khoa có ý nghĩa to lớn trong việc bồi dưỡng kiến thức
cho học sinh. Do tính quá khứ của lịch sử quy định nên học sinh không thể trực
tiếp tri giác, quan sát những sự kiện, hiện tượng lịch sử đang học. Do đó để tạo
biểu tượng lịch sử chân thực, để dựng lại bức tranh quá khứ với bộ mặt đúng
như nó đã diễn ra thì ngoài lời nói sinh động của giáo viên phải có phương tiện
trực quan mà phổ biến nhất hiện nay vẫn là kênh hình trong sách giáo khoa.
Trong sách giáo khoa lịch sử bao giờ kênh hình cũng luôn phải gắn liền với nội
dung bài viết, câu hỏi và bài tập nhằm tạo nên tổ hợp kiến thức phong phú . Do
đó khi biên soạn sách giáo khoa lịch sử, nhiều loại kênh hình đã thay thế một
phần nội dung đáng kể của phần bài viết. Đồng thời kênh hình cũng có tác dụng
cụ thể hóa, minh hoạ cho kiến thức của phần bài viết. Nội dung bài viết là cơ sở
để hiểu kênh hình. Ngược lại kênh hình lại làm phong phú, sâu sắc thêm kiến
thức của phần bài viết. Học sinh được sự hướng dẫn của giáo viên tìm hiểu nội

dung kênh hình, qua đó nhận thức sự kiện đang học một cách hứng thú, sinh
động, sâu sắc mà lại nhớ lâu. Như vậy, nội dung kiến thức trong hai kênh thông
tin bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Trong dạy học lịch sử, chúng ta không nên xem
nhẹ bất cứ một loại kênh thông tin nào cả. Thế nhưng suốt một thời gian dài đã
qua, phần kênh hình chưa được sử dụng, khai thác trong dạy học lịch sử.
Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử còn có vai trò quan trọng trong
việc giáo dục thái độ, tư tương,tình cảm, đạo đức cho học sinh. Qua quan sát
kênh hình trong sách giáo khoa, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh
không chỉ hiểu sâu sắc sự kiện, hiện tượng lịch sử mà còn hình thành lên những
cảm xúc với sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử đó: khâm phục, quý trọng,
yêu, ghét, căm giận, thương xót, lên án…
Qua khai thác kênh hình trong sách giáo khoa còn có tác dụng truyền cản
mạnh mẽ, bồi dưỡng cho học sinh những quan điểm và cảm xúc thẩm mĩ. Bằng
sự quan sát có chủ định cùng với những hình ảnh rõ ràng, sinh động từ kênh
hình cộng với lời nói truyền cảm của giáo viên sẽ tạo ra ở các em sự rung động
thẩm mĩ, những cảm nhận có tính chất hội hoạ, nghệ thuật, biết đánh giá, yêu
14


thích những bức tranh, bức ảnh đẹp, hiểu được tư tưởng đạo đức ẩn chứa trong
các kênh hình.
Bên cạnh đó kênh hình còn có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển học
sinh. Khi nhìn vào bất cứ kênh hình nào học sinh cũng muốn nhận xét, phán
đoán, hình dung, tưởng tượng quá khứ lịch sử được phản ánh ở trong đó rồi suy
nghĩ tìm cách diễn đạt bằng lời nói sao cho phù hợp với kênh hình đó. Như vậy,
qua khai thác kênh hình đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, trí tưởng
tượng, phân tích, đánh giá và năng lực tư duy ngôn ngữ. Qua sử dụng kênh hình
học sinh cũng dần trở lên năng động, tự tin, linh hoạt trước tập thể và ngày càng
làm chủ kiến thức của mình.
Như vậy, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa là một biện pháp hữu

hiệu nằm trong tổng thể các biện pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản.
Từ đó, bồi dưỡng học sinh tư tuởng, tình cảm, đạo đức tốt đẹp cho học sinh
đồng thời góp phần phát triển toàn diện các em. Có thể nói, sử dụng, khai thác
kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử, với tư cách là một nguồn kiến thức quan
trọng là một đòi hỏi của việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, khắc phục
tình trạng mà hơn 30 năm trước cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “
Lịch sử đâu có phải là một chuỗi những sự kiện để người viết sử ghi lại, rồi
người giảng sử đọc lại, người học sử lại học thuộc lòng”. Việc đổi mới phương
pháp dạy học phải tiến hành “một cuộc cách mạng”, khắc phục thói quen cũ:
“đọc- chép”, phải bỏ nhiều công sức mới có thể thực hiện có hiệu quả bài học
lịch sử. Việc đổi mới trong sử dụng đồ dùng trực quan nói chung, kênh hình nói
chung riêng, trong dạy học lịch sử, trước hết phải nắn vững nội dung lịch sử
được phản ánh trong tranh, ảnh , bản đồ và các loại đồ dùng trực quan khác.
Không nắm được nội dung lịch sử thì không thể đổi mới phương pháp dạy học
lịch sử nói chung và phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nói riêng.
Yêu cầu với kênh hình trong sách giáo khoa
Để đạt hiệu quả trong nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục, phát triển nói trên,
kênh hình trong sách giáo khoa phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

15


- Kênh hình phải phản ánh đúng nội dung đối tượng nghiên cứu, phù hợp
với nội dung trình bày ở phần kênh chữ, không có những thông tin sai lệch về
mặt khoa học hoặc làm phân tán sự tập trung chú ý của học sinh về sự kiện
đang học.
- Màu sắc hài hoà, tươi sáng gần gũi với tự nhiên.
- Các hình ảnh đặt ngay cạnh phần kênh chữ phải có nội dung tương ứng,
có bố cục cân đối. Tranh,ảnh, đồ dùng trực quan quy ước được đánh số thứ tự từ
số 1 đến số cuối ở mỗi bài kèm theo lời ghi chú ngắn gọn (nếu thấy cần thiết).

- Phần kênh hình phải đa dạng, phong phú. Nếu chưa tăng ngay được số
lượng kênh hình trong sách giáo khoa thì trước mắt phải bổ sung ngay một số
bản đồ quan trọng. Cần bổ sung ở mức độ cần thiết các hình vẽ minh hoạ, các
bảng so sánh, các bảng thống kê, niên biểu tổng hợp để tăng cường sự hiểu biết
bằng hình ảnh cho học sinh.
- Các tranh ảnh cần ghi chú ngắn gọn về nguồn gốc (chụp năm nào, do ai
chụp hay vẽ). Đối với chân dung các nhân vật lịch sử cần lựa chọn những nhân
vật tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội bao gồm cả nhân vật chính
diện và phản diện. Có thể là hình ảnh những anh hùng chiến đấu, những anh
hùng lao động, những con người thông minh, sáng tạo lao động sản xuất, phát
triển khoa học kĩ thuật, những nhà yêu nước cách mạng hoặc những nhân vật tàn
ác, phản động sẽ góp phần đắc lực vào việc giáo dục tư tưởng, đậo đức, phẩm
chất cho các em học sinh.
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc khai thác kênh hình trong dạy học lịch sử
Mặc dù thời lượng dành cho môn Lịch sử là không nhiều so với các môn
học khác chỉ 1- 2 tiết/ tuần, nhưng môn Lịch sử cũng đã có những đóng góp to
lớn vào những thành tựu chung của nền giáo dục Việt Nam. Đó là nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa
Trong thời gian qua việc dạy học lịch sử cũng đã đạt được những thành tựu
đáng kể:

16


Thứ nhất: Nội dung chương trình luôn được điều chỉnh, bổ sung, cập nhật
bắt kịp với sự phát triển của khoa học lịch sử. Chương trình sách giáo khoa được
giảm tải, hoàn thiện đảm bảo cung cấp cho học sinh những tri thức lịch sử đầy
đủ, chính xác và hệ thống qua đó làm rõ các giai đoạn phát triển của Lịch sử dân
tộc và Lịch sử thế giới. Từ đó rút ra các quy luật, bài học lịch sử. Hệ thống kiến

thức đưa vào đảm bảo trình độ phổ thông.
Thứ hai: Nhiều giáo viên lịch sử đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng
các phương pháp, phương tiện dạy học mới để tạo hứng thú học tập lịch sử cho
học sinh. Giáo viên lịch sử đã chú trọng đến vận dụng phương pháp liên môn
Văn - Sử, chú ý cách trình bày miệng sao cho sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh
để lôi cuốn học sinh; cố gắng kết hợp nhiều phương pháp trong một giờ học để
thay thế cho một phương pháp truyền thống là phương pháp thuyết trình; áp
dụng các phương pháp dạy học mới theo hướng phát huy tính tích cực học tập
của học sinh: dạy học theo nhóm, dạy học nêu vấn đề, và bước đầu vận dụng
phương pháp tích cực… Giáo viên lịch sử cũng chú trọng đến sử dụng các
phương tiện kĩ thuật hiện đại vào dạy học: Power point, Violet… tạo ra hứng thú
học tập lịch sử cho học sinh.
Thứ ba: Hằng năm có nhiều cuộc thi lịch sử được tổ chức: Thi Olympic
lịch sử, thi học sinh giỏi môn lịch sử các cấp… đem lại thành công to lớn, phát
hiện ra nhiều nhân tài cho đất nước. Nhiều cuộc thi tìm hiểu lịch sử được phát
động trên các phương tiện truyền thông đại chúng: “Theo dòng lịch sử”, thi tìm
hiểu và học tập theo tấm gương đạo đưc Hồ Chí Minh …thu hút được sự quan
tâm, tham gia và hưởng ứng của đông đảo quần chúng. Trong các sân chơi trí
tuệ như: “Ai là triệu phú”, “Đấu trường 100”, “Đường lên đỉnh Ôlympia”… Số
lượng các câu hỏi thuộc lĩnh vực Sử học chiếm tỉ lệ khá lớn. Đó là những tín
hiệu đáng mừng cho các nhà giáo dục lịch sử.
Tuy nhiên quá trình day-học lịch sử vẫn còn đang tồn tại những bất cập và
hạn chế lớn chưa thể khắc phục:
Một hiên trạng rất đáng buồn là trong những năm gần đây có hiện tượng
“dân ta” không biết “sử ta”. Trong thời gian gần đây do nhiều nguyên nhân chủ
17


quan và khách quan chất lương dạy-học lịch sử ngày càng giảm sút đến mức báo
động. Các phương tiện truyền thông đại chúng đã lên tiếng về tình trạng giảm

sút chất lượng một cách nghiêm trọng của môn Lịch sử. Qua một cuộc thi trên
truyền hình nhiều người không khỏi bàng hoàng, giật mình khi trường họp một
sinh viên của Trường Đại học Văn Lang lại không biết tên quốc hiệu của nước
ta thời các Vua Hùng. Một cuộc điều tra với chủ đề “Thanh niên Hồ Chí Minh
trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc” đã thu được những kết
quả đấng buồn sau: Trong số 1800 người được hỏi thì có 39% số người không
biết Hùng Vương là ai, 65% số người không biết về Trương Định, 49% nói sai
về Trần Quốc Tuấn; 64% trong tổng số 468 sinh viên của một số trường đại học
không biết gì về Lương Thế Vinh; 83%học sinh, sinh viên không biết về các
nhân vật, sự kiện lịch sử đặt tên cho các đường phố, địa danh mà họ đang sống
hoặc rất quen thuộc. Nhiều bài báo đã nêu lên những nhầm lẫn lớn như cho rằng
Lý Thường Kiệt là 1 trong 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, Nguyễn Thị Minh
Khai lãnh đạo cách mạng tháng Tám. Hay như Đài truyền hình Việt Nam đã
phản ánh một số trường hợp xuyên tạc lịch sử do có ý hoặc nhầm lẫn như đó là
việc viết chỉ thị “Nhật-Pháp chơi nhau, Việt Nam vớ bở” thay vì phải viết là Chỉ
thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” hoặc có thí sinh đã viết:
Hoà thượng Thích Quảng Đức treo cổ tự tử ở Ngã Tư Sở trong khi sự kiện là
Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ở một ngã tư đường phố Sài Gòn. Rất
nhiều bài thi lịch sử cười ra nước mắt khiến cho cả xã hội và các nhà giáo dục
lịch sử không biết nên khóc hay nên cười. Kì thi Đại học năm 2008 đã lượm lặt
được rất nhiều những bài thi lịch sử cười ra nước mắt mà trước đó chưa từng thu
được. Nhiều thí sinh trả lời sai kiến thức, sự kiện, khái niệm cơ bản, diễn đạt
hành văn lủng củng, sai từ ngữ, sự nhầm lẫn và nhận thức lịch sử lệch lạc. Một
thí sinh đã viết: “Chiến dịch Hồ Chí Minh 1970, quân ta tiến vào Him Lam, Bản
Kéo, lần lượt giành các đồi A1, C1, D, E…Hai bên chiến đấu giằng co quyết liệt
và cuối cùng ta đã giành được thắng lợi cuối cùng buộc địch phải kí kết Hiệp
định Pari năm 1972. Cũng câu hỏi về Chiến dịch Hồ Chí Minh, có thí sinh đã trả
lời: “…Đêm 30-12, rạng sáng ngày 1-1-1975, nhân lúc quân Mĩ đang say sưa,
18



quân ta tấn công. Tiếng súng đầu tiên nổ lên, kháng chiến bắt đầu, giặc lúng
túng chống trả không kịp, bỏ cả đồn bốt chạy sang Trung Quốc”. Có thí sinh
nhầm lẫn sự kiện Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 với chiến dịch lịch
sử Điện biên Phủ “…Đến ngày 30-4-1975, bộ đội ta đã bao vây và tiến thẳng
vào Điện Biên Phủ…”.
Khi nói về tội ác của Mỹ-Diệm có thí sinh đã viết: “…Mỹ-Diệm đã đàn
áp nhân dân, lôi kéo nhân dân vào nhà chứa đưa họ vào con đường nghiện ngập
… Mở các lớp học không học về lịch sử Việt Nam mà phải học những gì mà các
giáo sư Mĩ dạy”. Viết về ý nghĩa của Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975,
thí sinh viết “…Mùa xuân 1974-1975, quân và dân ta không chịu được cảnh đàn
áp của thực dân Pháp… Sau Lê Lai, Lê Lợi không chịu được cảnh lòng lang dạ
sói của thực dân Pháp, đã nổi dậy đấu tranh năm 1975… nổ ra ròng rã 2 ngày 1
đêm và quân ta đã đánh đuổi thực dân Pháp… Mùa xuân 1975 máu chảy thành
sông, người chết thì nhiều. Sau Lê Lợi lên làm vua được vài năm thì chết”.
Đặc biệt, qua quá trình thực tập phổ thông bản thân tôi thấy rõ thực trạng
học tập lịch sử. Rất nhiều học sinh đã nhầm lẫn Hai Bà Trưng lãnh đạo khởi
nghĩa Hai Bà Trưng là Bà Trưng và Bà Triệu. Đặc biệt là thái độ của học sinh
đối với môn lịch sử là điều đáng nói khiến các nhà giáo dục lịch sử phải suy
ngẫm. Tại trường THPT Tân Lạc-Hoà Bình trong giờ học lịch sử học sinh đã
xuyên tạc “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn: “…Ta thường tới bữa quên ăn,
nửa đêm kêu đói…” hoặc khi đọc lời biểu dụ của Quang Trung khi xuất quân ra
Bắc tiêu diệt quân Thanh thì đã có em học sinh đọc như sau:
“ Đánh cho để rụng tóc
Đánh cho để long răng…”
Thiết nghĩ vị trí của bộ môn lịch sử chua được đặt đúng chỗ của nó. Lịch sử
cần phải được quan tâm hơn nữa để ít nhất là những người không biết và không
thích lịch sử không còn xuyên tạc lịch sử như vậy nữa.
Đặc biệt sự hiểu biết về Lịch sử thế giới còn tệ hại hơn mà chủ yếu là
không biết đúng lịch sử, không thuộc sự kiện lịch sử. Ví dụ trình bày cuộc nội

chiến ở Trung Quốc (1946-1949), có thí sinh viết: “…Mở đầu là cuộc binh biến
19


×