Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Luận án Tiến sĩ: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MẠNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN THUỘC LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN KHU VỰC PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 215 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN THỊ THANH HUYỀN

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MẠNG
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN
THUỘC LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN
KHU VỰC PHÍA BẮC NƯỚC TA HIỆN NAY
Chuyên ngành: Công tác tư tưởng
Mã số

: 62 31 25 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS,TS. Trần Thị Anh Đào

HÀ NỘI - 2017

2. TS. Bùi Thế Đức


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án


chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Trần Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................................................. 8
1. Nghiên cứu về đạo đức cách mạng và giáo dục đạo đức cách mạng .......... 8
2. Nghiên cứu về đạo đức ngành Công an, đạo đức người công an
cách mạng và giáo dục đạo đức người công an cách mạng ............ 17
3. Nghiên cứu về sinh viên các trường đại học ngành Công an và
giáo dục đạo đức người công an cách mạng cho sinh viên............. 23
4. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học và
những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ............................... 25
Chương 1 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MẠNG
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN THUỘC
LỰC LƯỢNG CÔNG AN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN ................... 29
1.1. Đạo đức cách mạng và đạo đức người công an cách mạng.............. 29
1.2. Giáo dục đạo đức người công an cách mạng cho sinh viên và
các yếu tố cấu thành hoạt động giáo dục đạo đức người công an
cách mạng cho sinh viên ngành Công an ....................................... 45
1.3. Sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức người công an cách mạng
cho sinh viên các trường đại học, học viện thuộc lực lượng
Công an nhân dân.......................................................................... 61
Chương 2: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MẠNG

CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN THUỘC
LỰC LƯỢNG CÔNG AN KHU VỰC PHÍA BẮC NƯỚC TA
HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA.................. 68


2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức người công an
cách mạng cho sinh viên các trường đại học, học viện thuộc
lực lượng Công an nhân dân khu vực phía Bắc nước ta hiện nay ...... 68
2.2. Thực trạng giáo dục đạo đức người công an cách mạng cho
sinh viên các trường đại học, học viện thuộc lực lượng Công an
nhân dân khu vực phía Bắc nước ta hiện nay ................................. 78
2.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục đạo đức người công an
cách mạng cho sinh viên các trường đại học, học viện thuộc
lực lượng Công an nhân dân khu vực phía Bắc nước ta hiện nay ..... 109
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MẠNG CHO
SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN THUỘC LỰC LƯỢNG
CÔNG AN KHU VỰC PHÍA BẮC NƯỚC TA THỜI GIAN TỚI ............ 128
3.1. Phương hướng về tăng cường giáo dục đạo đức người công an
cách mạng cho sinh viên các trường đại học, học viện thuộc lực lượng
Công an nhân dân khu vực phía Bắc nước ta thời gian tới................ 128
3.2. Giải pháp về tăng cường giáo dục đạo đức người công an cách mạng
cho sinh viên các trường đại học, học viện thuộc lực lượng Công an
nhân dân khu vực phía Bắc nước ta thời gian tới ............................. 139
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 169
KIẾN NGHỊ...................................................................................................... 171
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 173
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ..................................... 186
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 187



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Trình độ chuyên môn của giảng viên ..............................................80
Biểu đồ 2.2: Đánh giá về nội dung chương trình giáo dục đạo đức người
công an cách mạng cho sinh viên.........................................................................86
Biểu đồ 2.3: Phương pháp giáo dục đạo đức người công an cách mạng cho
sinh viên hiệu quả.................................................................................................88
Biểu đồ 2.4: Thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng của
sinh viên ...............................................................................................................93
Biểu đồ 2.5: Mức độ tham gia các hoạt động đoàn, phong trào tình nguyện
hiện nay của sinh viên ..........................................................................................96


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua hơn bảy mươi năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, được
sự lãnh đạo của Đảng, Công an nhân dân Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc mọi
nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, góp phần to lớn vào thắng lợi chung
của dân tộc.
Công an nhân dân là lực lượng đứng ở tuyến đầu trong cuộc đấu tranh
chống lại âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của các thế lực thù địch nhằm
chống phá cách mạng Việt Nam. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang và
đầy trọng trách đó, lực lượng Công an nhân dân phải luôn trau dồi và nâng
cao phẩm chất, đạo đức. Nâng cao bằng giáo dục, bằng rèn luyện trong công
tác thực tế, trong quan hệ với dân, luôn gần gũi với dân và biết dựa vào dân.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn dành cho lực lượng
Công an nhân dân sự quan tâm đặc biệt, chăm lo xây dựng lực lượng Công an

nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân
dân; vì nhân dân phục vụ, là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an
ninh, trật tự. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ bản chất cách mạng của
Công an nhân dân: “Công an nhân dân phải là kiểu mẫu, phải là người chuyên
trách thi hành chính sách, phương châm của Đảng, Chính phủ cho tốt. Công
an nhân dân phải thực sự phục vụ nhân dân” [69, tr.365].
Ngày 11 tháng 3 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng
chí Hoàng Mai, Giám đốc Công an Khu 12. Trong thư Bác Hồ đã nêu lên sáu
vấn đề về “tư cách người công an cách mệnh”, nhắc nhở anh chị em rèn
luyện đạo đức và tư cách mà người công an cách mệnh phải có, phải giữ cho
đúng. Những lời dạy ân cần của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Công an nhân
dân là phương hướng, là mục tiêu phấn đấu, rèn luyện của cán bộ, chiến sĩ
công an trong mọi giai đoạn cách mạng.


2

Các trường đại học Công an nhân dân nói chung và các trường đại học,
học viện thuộc lực lượng Công an nhân dân khu vực phía Bắc nước ta nói riêng
là nơi đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu cho lực lượng Công an nhân dân, bồi
dưỡng lớp lớp sỹ quan Công an có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng
lực chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo làm lực lượng nòng cốt trong bảo vệ an
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng xây dựng
thành công tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Đó là nơi đào tạo những cán bộ công an có phẩm chất cách mạng, có
năng lực nghiệp vụ, có đức tính trung thực, dũng cảm, bình tĩnh, nhạy bén, linh
hoạt và yêu nghề, khi tốt nghiệp ra trường đều đáp ứng yêu cầu trên từng
cương vị công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, góp phần giữ vững an ninh
trật tự và sự bình yên của nhân dân.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, Đảng ủy, Ban Giám hiệu

và đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác giảng dạy luôn quan tâm chỉ đạo và
tổ chức thực hiện việc giáo dục kiến thức chuyên môn cũng như giáo dục đạo
đức người công an cách mạng cho sinh viên, coi đó là nhiệm vụ vô cùng quan
trọng, cần thiết và cần phải được thực hiện thường xuyên. Việc giáo dục đạo
đức người công an cho sinh viên các trường đại học, học viện Công an nhân
dân được xem là vấn đề phải quan tâm lớn trong chiến lược phát triển con
người mà Đảng, Nhà nước và ngành Công an xác định trong thời kỳ đổi mới,
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cần giáo dục đạo đức người
công an cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ công an theo hướng kế thừa những giá
trị đạo đức truyền thống của người chiến sĩ công an cách mạng và những giá
trị đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, trong thời kỳ mới, trước những biến động phức tạp của tình
hình thế giới và khu vực, tình hình trong nước, hoạt động của các loại tội phạm
ngày càng phức tạp, nguy hiểm hơn; các vấn đề về tệ nạn xã hội, tai nạn giao


3

thông, ô nhiễm môi trường còn nhiều diễn biến phức tạp... đội ngũ cán bộ của
Đảng, Nhà nước trong đó có cán bộ công an chúng ta, số đông được rèn luyện,
thử thách, giữ được phẩm chất, đạo đức cách mạng, trình độ kiến thức, năng
lực quản lý xã hội nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
thoái hóa về chính trị và phẩm chất, đạo đức, lợi dụng chức quyền để tham ô,
lãng phí, quan liêu, bè phái, mất đoàn kết, cơ hội và thực dụng. Không ít cán bộ
bị giảm sút uy tín, không còn là công bộc của dân, thậm chí ức hiếp, trù dập
nhân dân. Điều này làm xói mòn bản chất cách mạng của đội ngũ cán bộ, làm
suy giảm uy tín của Đảng, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với chế độ.
Trong khi đó, môi trường công tác, chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ công an đầy
khó khăn, gian khổ và phức tạp, kẻ địch và bọn tội phạm luôn bằng mọi thủ
đoạn tinh vi, xảo quyệt để tấn công, mua chuộc. Trước thử thách đó, một số ít

cán bộ, chiến sĩ do thiếu rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên nên không giữ vững
được phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đã có những việc làm sai trái, vi
phạm đạo đức người công an cách mạng... Những vi phạm về phẩm chất đạo
đức của một bộ phận cán bộ chiến sĩ công an nhân dân nói trên, tuy không
phải là phổ biến nhưng nó đã làm mất lòng tin đối với nhân dân, gây ảnh
hưởng đến uy tín và danh dự của lực lượng Công an nhân dân. Đây là những
hành động, việc làm mà các đơn vị, cán bộ, chiến sĩ công an phải kiên quyết
đấu tranh, khắc phục để xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch,
vững mạnh, ngày càng được nhân dân tin yêu, quý trọng, xứng đáng là lực
lượng vũ trang tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục nói
chung, giáo dục đạo đức người công an cách mạng cho sinh viên vẫn còn tồn
tại nhiều mặt hạn chế. Giáo dục đạo đức người công an cách mạng cho các thế
hệ sinh viên công an nói chung, sinh viên các trường đại học, học viện thuộc
lực lượng Công an nhân dân khu vực phía Bắc nước ta nói riêng ngay từ khi


4

các em đang ngồi trên ghế nhà trường là một trong những nhiệm vụ then chốt
của các trường nhằm xây dựng, đào tạo ra lực lượng Công an nhân dân chính
quy, tinh nhuệ, có hoài bão và khát vọng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Giáo dục đạo đức
người công an cách mạng cho sinh viên các trường đại học, học viện thuộc
lực lượng Công an nhân dân khu vực phía Bắc nước ta hiện nay” làm đề tài
luận án tiến sĩ, ngành Chính trị học, chuyên ngành Công tác tư tưởng.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng
giáo dục đạo đức người công an cách mạng cho sinh viên các trường đại học,

học viện thuộc lực lượng Công an nhân dân hiện nay, luận án đề xuất quan
điểm và giải pháp tăng cường giáo dục đạo đức người công an cách mạng cho
sinh viên các trường đại học, học viện thuộc lực lượng Công an nhân dân khu
vực phía Bắc nước ta thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài có liên
quan đến đề tài “Giáo dục đạo đức người công an cách mạng cho sinh viên các
trường đại học, học viện thuộc lực lượng Công an nhân dân khu vực phía Bắc
nước ta hiện nay”.
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về đạo đức cách mạng, giáo dục đạo
đức người công an cách mạng cho sinh viên các trường đại học, học viện
thuộc lực lượng Công an nhân dân khu vực phía Bắc nước ta.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và xác định những
vấn đề đặt ra về giáo dục đạo đức người công an cách mạng cho sinh viên các
trường đại học, học viện thuộc lực lượng Công an nhân dân khu vực phía Bắc
nước ta hiện nay.


5

- Đề xuất quan điểm và giải pháp tăng cường giáo dục đạo đức người
công an cách mạng cho sinh viên các trường đại học, học viện thuộc lực
lượng Công an nhân dân khu vực phía Bắc nước ta thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình giáo dục đạo đức người
công an cách mạng cho sinh viên các trường đại học, học viện thuộc lực
lượng Công an nhân dân khu vực phía Bắc nước ta.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát thu thập tư liệu, số liệu công tác
giáo dục người công an cách mạng của sinh viên hệ đào tạo chính quy tập trung
(04 năm) ở các trường đại học, học viện thuộc lực lượng Công an nhân dân khu
vực phía Bắc nước ta hiện nay (tập trung khảo sát các trường: Học viện An ninh
nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Đại học Phòng cháy chữa cháy và Đại
học Kỹ thuật hậu cần Công an nhân dân, riêng trường Học viện Chính trị Công
an nhân dân, do mới thành lập từ năm 2014, do đó tác giả không khảo sát).
Thời gian khảo sát từ năm 2010 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử; chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường
lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành Công an, đồng thời có kế thừa các
kết quả nghiên cứu trong nước và trên thế giới về giáo dục đạo đức người công
an cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ công an.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương
pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp lô gic - lịch sử; phương pháp thống


6

kê; phương pháp so sánh; phương pháp điều tra xã hội học... đặc biệt chú
trọng đến phương pháp tổng kết thực tiễn để đưa ra các luận điểm khoa học.
5. Đóng góp mới của luận án
- Trên cơ sở nội dung sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, luận án
xây dựng tiêu chuẩn đạo đức người công an cách mạng hiện nay.
- Góp phần khái quát hóa và chính xác hóa một số quan điểm về đạo đức
người công an cách mạng và giáo dục đạo đức người công an cách mạng cho
sinh viên.

- Xác định rõ các vấn đề mâu thuẫn đang đặt ra đối với giáo dục đạo đức
người công an cách mạng cho sinh viên các trường đại học, học viện thuộc lực
lượng Công an nhân dân khu vực phía Bắc nước ta thời gian tới.
- Đề xuất hệ thống giải pháp khả thi để nâng cao chất lượng giáo dục đạo
đức người công an cách mạng cho sinh viên các trường đại học, học viện thuộc
lực lượng Công an nhân dân khu vực phía Bắc nước ta trước yêu cầu mới.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo,
cung cấp thêm tư liệu khoa học phong phú, đáng tin cậy phục vụ cho việc
nghiên cứu, giảng dạy về giáo dục đạo đức người công an cách mạng lực
lượng Công an nhân dân nói chung và các trường đại học, học viện thuộc lực
lượng Công an nhân dân khu vực phía Bắc nước ta nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
công an các tỉnh; dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ dạy - học các môn học
Công tác tư tưởng, Xây dựng Đảng về tư tưởng, Đạo đức học... cho một số
trường đại học.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà
lãnh đạo, quản lý các học viện, nhà trường Công an nhân dân trong việc xây


7

dựng chương trình, ban hành chính sách, sử dụng các giải pháp liên quan đến
giáo dục đạo đức người công an cách mạng cho sinh viên các trường đại học,
học viện thuộc lực lượng Công an nhân dân.
Luận án cung cấp kinh nghiệm cho các chủ thể sử dụng các giải pháp hữu
hiệu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức người công an cách mạng
cho sinh viên các trường đại học, học viện thuộc lực lượng Công an nhân dân.

7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
gồm có phần tổng quan tình hình nghiên cứu và 03 chương, 8 tiết.


8

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nghiên cứu về đạo đức cách mạng và giáo dục đạo đức cách mạng
Vấn đề đạo đức cách mạng, giáo dục đạo đức cách mạng được các nhà
khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ khác
nhau, tùy theo mục đích, nhiệm vụ và phạm vi của vấn đề nghiên cứu.
- Ở Lào, theo quan điểm cách mạng của Đảng nhân dân cách mạng
Lào, đạo đức cách mạng là đạo đức mới, đạo đức của những người cách mạng
chân chính, tiêu biểu cho những phẩm chất cao đẹp nhất của giai cấp công
nhân và nhân dân các bộ tộc Lào. Đó là sự khái quát hiện thực đấu tranh bền
bỉ của giai cấp công nhân dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và
hiện thực của cách mạng, là kết quả của quá trình vừa đấu tranh cải tạo xã hội
cũ, vừa xây dựng xã hội mới.
Cuốn sách Phẩm chất mới và đạo đức cách mạng do tác giả Phu Mi
Vông Vị Chít làm chủ biên, Nhà xuất bản Nhà văn Lào, năm 2013 đã nêu
bật những chuẩn mực đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa, ý nghĩa
của việc giáo dục đạo đức cách mạng trong việc hình thành con người mới
đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Tác phẩm nêu lên những yêu cầu mới
đối với việc nâng cao đạo đức cách mạng, như: đạo đức cách mạng phải
đáp ứng được mục tiêu phấn đấu để hoàn thành chế độ dân chủ nhân dân
Lào, chống chủ nghĩa cá nhân, hiện tượng lợi dụng chức quyền để thực
hiện hành vi vô đạo, bảo vệ các quan hệ đạo đức đích thực, giữ gìn phong
cách, lối sống của người cán bộ cách mạng; sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đưa đất nước từng bước đuổi kịp các nước phát triển đòi hỏi
phải nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh ở Lào; vai
trò lãnh đạo của Đảng hiện nay đòi hỏi phải nâng cao đạo đức cách mạng
cho cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh ở Lào.


9

Luận án tiến sĩ lịch sử Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ
chốt cấp tỉnh Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay
của tác giả Bun-Ma Kệt-Kê-Sỏn năm 2003 đã trình bày quan điểm của Đảng
Nhân dân cách mạng Lào về đạo đức cách mạng: Đạo đức cách mạng là đạo
đức mới - đạo đức của những người cách mạng chân chính, tiêu biểu cho
những phẩm chất cao đẹp nhất của giai cấp công nhân và nhân dân các bộ tộc
Lào. Nó được kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc với sự tiếp
thu các giá trị đạo đức tiên tiến của thời đại. Luận án cũng nêu những đặc
trưng cơ bản của phẩm chất đạo đức cách mạng của người cán bộ lãnh đạo
chủ chốt cấp tỉnh ở Lào gồm: trung thành và quyết tâm phấn đấu thực hiện
thắng lợi mục tiêu lý tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân và nhân dân các
bộ tộc Lào; sự thống nhất động cơ với hành động và yêu cầu hiệu quả; sự yêu
thương và quý trọng con người: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; tinh
thần quốc tế trong sáng.
Trong các bài báo khoa học Nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ
chủ chốt cấp tỉnh ở Lào hiện nay, Tạp chí lịch sử Đảng, số 10 năm 2001 và
Đạo đức cách mạng cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Lào có vị trí quan trọng
trong sự nghiệp đổi mới, Tạp chí Sa Văn Phat Tha Na, số 58 năm 2001 của
tác giả Bun-Ma Kệt-Kê-Sỏn đã có cái nhìn tổng quát về đạo đức cách mạng,
vai trò của đạo đức cách mạng trong tình hình mới. Tác giả khẳng định đạo
đức cách mạng là một trong những nhân tố quan trọng có tính chất quyết định
hình thành nhân cách, tác phong và phương pháp công tác của người cán bộ

lãnh đạo chủ chốt của Đảng. Không có đạo đức cách mạng thì không thể trở
thành người cán bộ cách mạng và người cán bộ cách mạng không thể không
có đạo đức cách mạng. Có thể nói, đạo đức cách mạng là cái gốc, là nền tảng
của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ở Lào nói riêng và người cán bộ
lãnh đạo chủ chốt của Đảng nói chung. Tác giả đã trình bày những tiêu chuẩn


10

về đạo đức cách mạng cần phải có của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
tỉnh ở Lào, đồng thời đó cũng là những tiêu chí phấn đấu mà mỗi cán bộ,
đảng viên cần phải đạt được trong quá trình học tập, rèn luyện và công tác.
Bài báo Nâng cao chất lượng xây dựng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới của Đảng của tác giả
Bun Nhăng Vo Lạ Chít, Tạp chí Lý luận chính trị - Hành chính Lào, số 01,
năm 2005, xác định xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có
bản lĩnh chính trị, năng lực, tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân
là khâu then chốt. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý
trong sạch, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đủ phẩm chất và năng lực hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, là yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định
việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng. Bài báo đề
cập tới tiêu chuẩn về năng lực, đạo đức của người lãnh đạo quản lý, qua đó đề
xuất những giải pháp mang tính khả thi trong việc nâng cao năng lực chuyên
môn cũng như đạo đức lối sống của họ.
Bài báo “Giáo dục chính trị, tư tưởng cho lực lượng vũ trang Quân đội
nhân dân Lào để đảm bảo trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân” của
tác giả Chăn sa mòn Chăn Nhà Lạt đăng trên Tạp chí ALun May, số 01, năm
2007 và “Cải tiến chất lượng công tác chính trị, tư tưởng trong lực lượng vũ
trang an ninh nhân dân” của tác giả Sôm kẹo Si La Vông đăng trên Tạp chí
ALun May, số 01, năm 2007.

Các công trình khoa học trên đã nghiên cứu và giải quyết ở mức độ
khác nhau các vấn đề liên quan đến đề tài Luận án, có giá trị tham khảo tốt,
góp phần làm rõ các vấn đề lý luận chung về quan điểm, nội dung; làm rõ
thực trạng giáo dục đạo đức cách mạng; nguyên nhân của những ưu điểm, tồn
tại; xác định phương hướng, mục tiêu, yêu cầu, quan đnh thức, phương pháp giáo dục



3. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho sinh viên



4. Xây dựng môi trường văn hóa, sư phạm lành mạnh



5. Giải pháp khác………………………………………………….



Câu hỏi 9: Đồng chí có thường xuyên tham gia các hoạt động tình
nguyện không?
1. Hai lần trở lên 

2. Một lần 

3. Chưa lần nào 

Câu hỏi 10: Vì sao đồng chí chọn vào học ngành Công an?
1. Yêu mến mục đích, lý tưởng ngành Công an




2. Mục đích kinh tế



3. Không phải xin việc làm sau khi ra trường



3. Gia đình ép buộc



Câu hỏi 11: Mục đích phấn đấu vào Đảng của đồng chí là gì?



1. Phục vụ công tác sau khi ra trường



2. Để có cơ hội thăng tiến hơn



3. Nguyện vọng của gia đình

Câu hỏi 12: Khi chứng kiến những hiện tượng tiêu cực xảy ra thái độ của

đồng chí như thế nào?
1. Phản đối trực tiếp



2. Im lặng



3. Báo cáo với người có trách nhiệm



4. Cách khác




195

Câu hỏi 13: Theo đồng chí nhà trường xử lý những hiện tượng tiêu cực
xảy ra như thế nào?
1. Rất thuyết phục



2. Thuyết phục




3. Bình thường



4. Thiếu thuyết phục



Câu hỏi 14: Theo đồng chí, sinh viên hiện nay sống có lý tưởng không?
1. Có 

2. Không 

Câu hỏi 15: Theo đồng chí, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục
hiện nay ở trường như thế nào?
1. Rất đầy đủ, hiện đại



2. Tương đối đầy đủ, hiện đại



3. Nghèo nàn, lạc hậu


Xin cảm ơn đồng chí!


196


Phụ lục 2
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA DƯ LUẬN XÃ HỘI
ĐỐI VỚI CHỦ THỂ GIÁO DỤC
- Số phiếu phát ra là 200 phiếu (HVAN: 50; HVCS: 50; ĐHPCCC: 50;
ĐHKT - HC: 50)
- Số phiếu thu về 160, tất cả phiếu đều hợp lệ.
Bảng 1: Tổng hợp thông tin cá nhân của chủ thể giáo dục được
trưng cầu ý kiến
STT

1

2

3

Thông tin cá nhân

Giới tính

Bộ phận công tác

Trình độ

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nam


92

57,5%

Nữ

68

42,5%

Khối cán bộ

45

28%

Khối giáo viên

115

72%

Cử nhân

72

45%

Thạc sĩ


70

43,75%

Tiến sĩ

18

11,25%

Bảng 2: Tổng hợp ý kiến đánh giá về thời gian và nội dung giáo dục
đạo đức người công an cách mạng
STT
Nội dung
Số lượng
Tỷ lệ (%)

1

Về thời gian học

2

Về nội dung

Quá nhiều
Nhiều
Vừa đủ
Ít

Rất bổ ích,
thiết thực
Ít bổ ích,
thiết thực
Không bổ ích,
thiết thực

3
40
80
37
96

2,0%
25%
50%
23%
60%

40

25%

24

15%


197


Bảng 3: Đánh giá thái độ học tập, chấp hành quy chế thi, kiểm tra
của sinh viên
STT
Thái độ
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1

Rất nghiêm túc

5

3,1%

2

Nghiêm túc

150

93,8%

3

Ít nghiêm túc

5

3,1%


4

Không nghiêm túc

0

0%

Bảng 4: Tổng hợp ý kiến đánh giá thái độ, niềm tin và tính tích cực
chính trị của sinh viên
Tốt
STT

1

2

3

4

5

6

Nội dung
Mức độ tin tưởng vào
tương lai của đất nước,
con đường mà Đảng,
Bác Hồ và nhân dân ta

đã lựa chọn
Mức độ tin tưởng cuộc
đấu tranh chống tham
nhũng ở nước ta
Việc xác định được động
cơ, mục đích vào Đảng
Cộng sản Việt Nam
Hướng giải quyết khi
gặp khó khăn trong
học tập và rèn luyện
Mức độ tham gia các
hoạt động ngoại khóa
do trường tổ chức
Mục đích thi vào trường
Công an nhân dân

Bình thường

Chưa tốt

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ

(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

125

78%

19

12%

16

10%

46

29%

104

65,2%

10


5,8%

141

88%

17

10,8%

2

1,2%

104

65%

50

31%

6

4%

120

75%


16

10%

24

15%

60

37,4%

52

32,3%

48

30,3%


198

Bảng 5: Tổng hợp ý kiến đánh giá việc phản ánh trình độ nhận
thức của sinh viên thông qua kết quả thi, kiểm tra?
STT
Mức độ
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1


Rất đúng

148

92,3

2

Đúng

12

7,7

3

Chưa đúng

0

0

Bảng 6: Tổng hợp ý kiến đánh giá về các hình thức vi phạm của
sinh viên hiện nay?
STT
Hình thức
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1


Quay cóp trong thi cử, kiểm tra

64

40%

2

Vi phạm nề nếp, chế độ

32

20%

3

Lô đề, cờ bạc

8

5%

4

Vi phạm khác

56

35%


Bảng 7: Tổng hợp ý kiến đánh giá mức độ về lượng kiến thức, lợi
ích, mức độ hứng thú của sinh viên khi tham gia học tập chính trị, học
tập các môn khoa học xã hội nhân văn?
STT

1

2
3

Nội dung

Lượng
thức
trang bị
Lợi ích
việc học
Mức độ
thú

kiến
được
của
hứng

Tốt

Khá


Bình thường

Số Tỷ lệ
lượng (%)

Số
Tỷ lệ
lượng (%)

Chưa tốt

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

Số
lượng

Tỷ lệ
(%)

81

50,5%

34

21,1%


41

25,3%

4

3,1%

85

53%

44

27,5%

17

10,3%

14

9,2%

66

41,5%

13


8%

56

35,0%

25

15,5%


199

Bảng 8: Ý kiến về những giải pháp cần thực hiện để nâng cao chất
lượng giáo dục đạo đức người công an cách mạng
STT

1

Vấn đề cần thực hiện

Số

Tỷ lệ

lượng

(%)


Nâng cao nhận thức của các chủ thể giáo dục về tầm 160

100%

quan trọng của công tác giáo dục đạo đức người
công an cách mạng
2

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên

160

100%

3

Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp; đa 160

100%

dạng hóa phương tiện, hình thức giáo dục
4

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 160

100%

của sinh viên
5


Xây dựng môi trường giáo dục (nhà trường) trong 160

100%

sạch, vững mạnh
6

Phát huy tính tự giác, chủ động của sinh viên

160

100%


200

Phụ lục 3
BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY VỀ
CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÔNG AN CÁCH MẠNG
CHO SINH VIÊN
- Số phiếu phát ra là 400 phiếu (HVAN: 100; HVCS: 100;
ĐHPCCC:100; ĐHKT - HC: 100)
- Số phiếu thu về 386, với 358 phiếu hợp lệ.
Bảng 1 : Tổng hợp thông tin cá nhân
STT

Thông tin cá nhân

1


Giới tính

2

Năm học thứ

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nam

309

86,31%

Nữ

49

13,69%

1

139

38,83%

2


91

25,42%

3

55

15,36%

4

73

20,39%

Bảng 2 : Ý kiến đánh giá về năng lực và phẩm chất của cán bộ, giáo
viên thực hiện công tác giáo dục đạo đức người công an cách mạng
Tốt
STT

Nội dung

Số

Tỷ lệ

lượng (%)
1


Đạo đức và

Bình thường

Chưa tốt

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

lượng

(%)

lượng

(%)

lượng

(%)


285

79,5%

43

11,9%

28

8,1%

2

0,5%

phương pháp
235
giảng dạy dễ

65,6%

21

6%

91

25,3%


11

3,1%

lối sống
2

Khá

Mức

độ

truyền

đạt,

hiểu, có liên hệ
thực tiễn


201

Bảng 3 : Đánh giá về nội dung chương trình giáo dục đạo đức người
công an cách mạng cho sinh viên
STT

Mức độ

Số lượng


Tỷ lệ (%)

1

Rất bổ ích, phù hợp

241

67,32%

2

Ít bổ ích, không phù hợp lắm

109

30,45%

3

Không bổ ích, không phù hợp

8

2,23%

Bảng 4: Đánh giá về phương pháp mang lại hiệu quả nhất trong giáo dục
đạo đức người công an cách mạng cho sinh viên
STT


Phương pháp

Tỷ lệ (%)

1

Phương pháp thuyết trình

60,8%

2

Phương pháp trực quan

3

Phương pháp trao đổi, tọa đàm

61,2%

4

Phương pháp nêu gương

47,5%

5

Phương pháp khác


7,1%

32%

Bảng 5: Ý kiến tự đánh giá của sinh viên về việc học tập các môn
khoa học xã hội và nhân văn
STT
Mức độ
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1
2
3
4

Tốt
56
15,6%
Khá
209
58,4 %
Trung bình
93
26,0%
Kém
0
0%
Bảng 6: Đánh giá về việc tham gia các hoạt động đoàn, phong trào
tình nguyện hiện nay của sinh viên?

STT
Mức độ
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1

Tham gia tích cực

276

77%

2
3
4

Tham gia bình thường
Ít tham gia
Không tham gia

66
14
2

18,5%
4%
0,5%


202


Bảng 7: Đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục đạo
đức người công an cách mạng cho sinh viên?

STT

Mức độ

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Rất đầy đủ, hiện đại

276

77%

2

Tương đối đầy đủ, hiện đại

80

22,5%

3


Nghèo nàn, lạc hậu

2

0,5%

Bảng 8: Ý kiến về vấn đề giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức người công an cách mạng cho sinh viên?
STT

Vấn đề cần thực hiện

Số lượng

Tỷ lệ
(%)

Nâng cao nhận thức của các chủ thể giáo dục
1

về tầm quan trọng của công tác giáo dục

2

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,

358

100%


358

100%

358

100%

358

100%

358

100%

358

100%

358

100%

giảng viên
3

Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp;
đa dạng hóa phương tiện, hình thức giáo dục


4

Gắn liền nội dung giáo dục với những vấn đề
thực tiễn

5

Xây dựng môi trường giáo dục (nhà trường)
trong sạch, vững mạnh

6

Phát huy tính tự giác, chủ động của sinh viên
trong học tập

7

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả
của sinh viên


203

Phụ lục 4
KẾT QUẢ PHONG TRÀO DẠY GIỎI 5 NĂM
TT

Tên trường

NỘI DUNG

Bài dạy

Bài dạy

Bài dạy

Giáo viên Giáo viên

giỏi cấp

giỏi

giỏi cấp

dạy giỏi

dạy giỏi

Bộ

cấp

khoa

cấp Bộ

cấp

trường
1


Học viện An ninh

trường

06

132

94

51

57

06

333

161

36

85

02

49

124


02

33

03

22

88

03

58

nhân dân
2

Học viện Cảnh sát
nhân dân

3

Đại học Phòng cháy
chữa cháy

4

Đại học Hậu cần
kỹ thuật


Phụ lục 5
TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG
TT

Tên trường

TRÌNH ĐỘ
Giáo sư

Phó giáo

Tiến sỹ


1

Học viện An ninh

Thạc

Cử nhân

sỹ

05

20

68


255

426

07

28

123

310

445

0

03

28

89

252

0

0

nhân dân

2

Học viện Cảnh sát
nhân dân

3

Đại học Phòng cháy
chữa cháy

4

Đại học Hậu cần
kỹ thuật

12

116

38


204

Phụ lục 6
CÁN BỘ, GIÁO VIÊN ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG 5 NĂM
TT

Tên trường


NỘI DUNG
Nghiên
cứu sinh

Đào tạo
cao học

Đào tạo
đại học

Bồi
dưỡng
6 tháng

Cao cấp
chính trị

1

Học viện An ninh
nhân dân

92

208

21

152


78

2

Học viện Cảnh sát
nhân dân

224

310

75

-

-

3

Đại học Phòng cháy
chữa cháy

109

193

04

150


32

4

Đại học Hậu cần
kỹ thuật

15

95

01

253

9

Phụ lục 7
KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA
SINH VIÊN 5 NĂM
1. Sinh viên Học viện An ninh nhân dân
Năm
học

Quân
số

XS


G

K

TBK

TB

YK

XS

T

K

TBK

TB

2010 2011

3674

0%

2,89
%

34,27

%

51,77
%

10,53
%

0,54
%

0%

88,92
%

10,53
%

0,54
%

0,1
%

20112012

4070

0,07

%

4,27
%

36,17
%

49,5
%

9,48%

0,51
%

0,07
%

89,6%

9,45
%

0,51
%

0,37
%


2012 -

4232

0,25

7,4%

38,1

45,6

8,2%

0,45

0,23

90,8%

8,03

0,45

0,49

%

%


%

%

%

%

%

0,29

0,38

90,97

8%

0,21

0,44

%

%

%

%


%

0,8%

2,25

90,06

5,47

1,75

0,47

%

%

%

%

%

2013
2013 -

%
4719


2014
20142015

Phân loại học tập %

3365

0,38

11,7

39,3

40,3

%

%

%

%

0,2%

5,08

36,02

45,4


%

%

%

8,03%
12,5%

Phân loại rèn luyện


×