Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Giáo án Địa lí 10 – Cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.81 KB, 6 trang )

Giáo án Địa lí 10 – Cơ bản

Bài 33: MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ
CÔNG NGHIỆP
I. Mục tiêu bài học:
Sau bài học, HS cần:
1. Về kiến thức:
- Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp: điểm
công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp và vùng công
nghiệp.
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt và nắm được các đặc điểm chính của các hình thức tổ chức
lãnh thổ công nghiệp.
- Biết phân tích và nhận xét sơ đồ.
- So sánh được các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
3. Về thái độ:
- Liên hệ các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam và địa
phương.
- Qua đó, biết được và tích cực ủng hộ, đóng góp trong các hình thức tổ
chức lãnh thổ công nghiệp ở địa phương.
4. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Phản hồi, lắng nghe, trình bày suy nghĩ ý tưởng.
- Tìm kiếm và xử lý thông tin.
- Quản lý thời gian.
III. Các phương pháp và phương tiện dạy học:
1. Phương pháp:
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở
2. Phương tiện:
- Bản đồ phân bố các lãnh thổ công nghiệp trên Thế giới, Việt Nam (nếu
có).


- Phiếu học tập
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Em hãy cho biết vì sao ngành công nghiệp dệt may và ngành công nghiệp
thực phẩm lại được phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới?
3. Bài mới:
a. Khám phá:
Công nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
của mỗi quốc gia, vì vậy để khai thác tốt các điều kiện cho phát triển công
nghiệp cần có sự tổ chức, sắp xếp sao cho hợp lí. Để hiểu rõ về các hình thức tổ
chức lãnh thổ công nghiệp, hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu
bài 33 “Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp”.


Giáo án Địa lí 10 – Cơ bản

b. Nội dung:
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của
tổ chức lãnh thổ công nghiệp. (Cả
lớp)
- Bước 1: HS trình bày khái niệm Tổ
chức lãnh thổ công nghiệp
+ GV nhận xét và chuẩn kiến thức
 Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
(TCLTCN) là một bộ phận của tổ chức
nền kinh tế xã hội. TCLTCN có thể
được coi là việc bố trí hợp lí các cơ sở
sản xuất công nghiệp, các cơ sở phục

vụ cho hoạt động công nghiệp, các
điểm dân cư cùng kết cấu hạ tầng trên
phạm vi một lãnh thổ nhất định nhằm
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên
trong cũng như bên ngoài của lãnh thổ
đó.
- Bước 2: Đặt câu hỏi: Hãy trình bày
vai trò của tổ chức lãnh thổ công
nghiệp.
+ HS trả lời
+ GV nhận xét và chuẩn kiến thức
- Bước 3: Cho ví dụ minh hoạ về vai
trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
+ HS trả lời
+ GV nhận xét và đưa ra ví dụ
 Khu công nghiệp Hòa Khánh trước
khi xây dựng thì vùng đất đó là ngoại ô
hẻo lánh, ít dân cư sinh sống, đa phần
bị bỏ hoang hoặc có thể sử dụng vào
các hoạt động nông nghiệp, hoặc người
dân trồng rừng nhưng hiệu quả kinh tế
thực tế chưa cao. Nhưng từ khi có
chính sách và khu công nghiệp Hòa
Khánh được xây dựng, đi vào hoạt
động thì mảnh đất nơi đây đã được sử
dụng hợp lí hơn, nhân dân quanh vùng
hoặc các địa phương lân cận có việc
làm nâng cao nguồn thu nhập, đời sống
được cải thiện.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số hình


Nội dung chính
I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công
nghiệp:

- Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên
thiên nhiên, vật chất, lao động.
- Góp phần thực hiện thành công sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước.

II. Một số hình thức tổ chức lãnh


Giáo án Địa lí 10 – Cơ bản

thức của tổ chức lãnh thổ công
nghiệp. (Nhóm)
- Bước 1: Hãy cho biết có bao nhiêu
hình thức tổ chức lãnh thổ công
nghiệp.
+ HS trả lời
+ GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
 Có 4 hình thức TCLTCN:
+ Điểm công nghiệp
+ Khu công nghiệp tập trung
+ Trung tâm công nghiệp
+ Vùng công nghiệp
- Bước 2:
- GV chia lớp thành 4 nhóm (4 HS 1
nhóm nhỏ).

- GV phân công nhiện vụ và phát phiếu
học tập.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về điểm công
nghiệp và hoàn thành phiếu học tập 1
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về khu công
nghiệp tập trung và hoàn thành phiếu
học tập 2
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về Trung tâm
công nghiệp và hoàn thành phiếu học
tập 3
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về vùng công
nghiệp và hoàn thành phiếu học tập 4.
-Thời gian làm việc : 7 phút
Bước 3: HS thảo luận và đại diện mỗi
nhóm lên hoàn thành phiếu học tập.
Bước 4: GV nhận xét và chuẩn kiến
thức.

thổ công nghiệp:
1. Điểm công nghiệp:
2. Khu công nghiệp tập trung:
3. Trung tâm công nghiệp:
4. Vùng công nghiệp:
* Thông tin được phản hồi ở Phiếu
học tập phần phụ lục

V. Củng cố:
- Ghép các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp với các đặc điểm sau đây:
Tổ chức lãnh thổ
nghiệp

1) Khu công nghiệp
2) Điểm công nghiệp

công Đặc điểm
a) Là một điểm dân cư trong đó có
một vài xí nghiệp công nghiệp.
b) Không gian rộng lớn tập trung
nhiều xí nghiệp công nghiệp với các
chức năng khác nhau.


Giáo án Địa lí 10 – Cơ bản

3) Vùng công nghiệp
4) Trung tâm công nghiệp

c) Có ranh giới rõ rang, có quy mô từ
vài đến vài tram hecta.
d) Khu vực tập trung công nghiệp gắn
với một đô thị có quy mô từ vừa đến
lớn.

VI. Hoạt động nối tiếp:
- Chuẩn bị bài mới: Bài 34: THỰC HÀNH
VII. Phụ lục:
Các đặc
trưng
Điểm
công
nghiệp

Các
đặc
trưng
Khu
công
nghiệp
tập
trung
Các
đặc
trưng

Vị trí

Phiếu học tập 1
Quy mô

Mối liên hệ
sản xuất

Liên hệ
Việt Nam

Vị trí

Phiếu học tập 2
Quy mô
Mối liên hệ
sản xuất


Liên hệ Việt
Nam

Vị trí

Phiếu học tập 3
Quy mô
Mối liên hệ
sản xuất

Liên hệ Việt
Nam

Vị trí

Phiếu học tập 4
Quy mô
Mối liên hệ
sản xuất

Liên hệ Việt
Nam

Trung
tâm
công
nghiệp
Các
đặc
trưng



Giáo án Địa lí 10 – Cơ bản

Vùng
công
nghiệp

Các
đặc
trưng
Điểm
công
nghiệ
p
Khu
công
nghiệ
p tập
trung

Trung
tâm
công
nghiệ
p

Vị trí

BẢNG PHẢN HỒI THÔNG TIN

Quy mô
Mối liên hệ sản xuất

- Nằm gần
nguồn
nguyên
nhiên liệu

- Nhỏ, chỉ
gồm một
vài xí
nghiệp

- Gần
cảng biển,
quốc lộ,
sân bay,…
- Có ranh
giới rõ
ràng, cơ
sở hạ tầng
khá tốt,
không có
dân cư
- Gắn liền
với các đô
thị vừa và
lớn.

- Khá lớn, - Có khả năng hợp tác - Khu công nghiệp

tập trung sản xuất cao
An Đồn, Khu công
nhiều xí
nghiệp
Hòa
nghiệp
Khánh, khu công
công
nghiệp Hòa Cầm,
nghiệp


- Gồm
điểm công
nghiệp,
khu công
nghiệp và
nhiều xí
nghiệp
công
nghiệp.
- Có vị trí - Lãnh thổ
địa
lí rộng lớn
thuận lợi
Gồm
nhiều
điểm công
nghiệp,
khu công


- Không có hoặc rất ít.
- Các xí nghiệp độc lập
về kinh tế và công
nghệ

Liên hệ Việt Nam
- Tổng công ty CP
dệt may Hòa Thọ,
Công ty thủy sản
Thuận Phước, Xi
măng Hòa Cầm,…

- Có mối liên hệ chặt
chẽ về sản xuất, kĩ
thuật và công nghệ
- Có các xí nghiệp
nòng cốt (hay hạt
nhân)
- Có các xí nghiệp
phục vụ và bổ trợ

- Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Hải Phòng,
Đà Nẵng, Cần
Thơ,…

- Giữa các xí nghiệp có
mối liên hệ chặt chẽ về
sản xuất và có những

nét tương đồng trong
quá trình hình thành
công nghiệp.
- Có các ngành phục

- Cả nước được
phân thành 6 vùng
công nghiệp:
+ Vùng 1: Các
tỉnh trung du miền
núi Bắc Bộ (trừ
Quảng Ninh)


Giáo án Địa lí 10 – Cơ bản

Vùng
công
nghiệ
p

nghiệp,
vụ và bổ trợ
trung tâm
công
nghiệp

+ Vùng 2: Các
tỉnh ĐBSH, Quảng
Ninh, Nghệ An,

Thanh Hoá, Hà
Tĩnh
+ Vùng 3: Các
tỉnh từ Quảng
Bình đến Ninh
Thuận
+ Vùng 4: Các
tỉnh thuộc Tây
Nguyên
+ Vùng 5: Các
tỉnh thuộc ĐNB,
Lâm Đồng, Bình
Thuận
+ Vùng 6: Các
tỉnh thuộc ĐBSCL

VII. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
VIII. Duyệt của GVHD
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………




×