Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Quá trình toàn cầu hóa sản xuất của Ford công ty sản xuất ô tô toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.64 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay , hội nhập vào một
nền kinh tế quốc tế đang trở thành một thực tiễn khách quan với hầu hết tất cả các
quốc gia trên thế giới. Tác động mạnh mẽ vào các ngành công ty các doanh nghiệp
lớn nhỏ trên thế giới... nó là điều kiện vừa là kết quả cần thiết cho mọi quá trình
phát triển xã hội .
Ngày nay nhân loại đang có những bước tiến dài trên con đường phát triển của
mình , tuy nhiên có những vấn đề mang tính toàn cầu bắt đầu nảy sinh tác động
không nhỏ đến đời sông quốc tế và đời sống của tất cả mọi người trên thế giới
không phân biệt màu da, chủng tộc....
Để thành công ở môi truờng cạnh tranh quốc tế khốc liệt như ngày nay thì việc
toàn cầu hóa sản xuất của các công ty sản xuất ô tô hàng đầu trên thế giới diễn ra
sự cạnh tranh. Các định chế và tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế đã được hình
thành để phục vụ cho kinh tế quốc tế và tạo lập hành lang quốc tế chung để các
nước tham gia vào quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên giữa các nước vẫn còn
tồn tại sự khác biệt về nhận thức cũng như trong hành động trước toàn cầu hóa.
Xuất phát từ thực tế trên đề tài thảo luận: “ Phân tích quá trình toàn cầu hóa
trong quá trình sản xuất ô tô trên thế giới”sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn
diện nhất về toàn cầu hóa sản xuất ô tô trên thế giới. Điển hình là Ford là - tập
đoàn sản xuất ô tô hàng đầu thế giới. Để đạt được những thành công như ngày hôm
nay thì Ford cũng đã phải trải qua nhiều thu ận lợi và khó khăn trên con đường
kinh doanh quốc tế.


Chương I: Lý luận chung
1: Khái niệm:
A,Toàn cầu hóa là gì?
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong
nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa
các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, v.v... trên quy
mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để


chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do
thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư
bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công
nghệ, thông tin, văn hoá.
B,Toàn cầu hóa quá trình sản xuất là gì?
Toàn cầu hóa quá trình sản xuất là quá trình cung ứng hàng hóa và dịch vụ từ các
nơi trên toàn cầu để khai thác, tận dụng được sự khác biệt quốc gia về chi phí và
chất lượng của các yếu tố sản xuất, như lao động, năng lượng, đất đai và vốn.
Thông qua việc toàn cầu hóa quá trình sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh quốc
tế kỳ vọng sẽ giảm được tổng cơ cấu chi phí hoặc tăng cường được chất lượng
hoặc tính năng của sản phẩm họ cung ứng ra thị trường, nhờ đó giúp cho doanh
nghiệp cạnh tranh trên thị trường toàn cầu được hiệu quả hơn.
2: Bản chất
Quá trình toàn cầu hoá diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Toàn
cầu hoá là xu thế khách quan trong sự chung sống của nhân loại mà không một
quốc gia nào có thể đứng ngoài. Toàn cầu hoá đang làm thức tỉnh con người về các
giá trị, thức tỉnh các quốc gia về năng lực cạnh tranh và hợp tác. Giải phóng năng
lực sáng tạo của mỗi người là đòi hỏi tất yếu để mỗi dân tộc nâng cao sức cạnh
tranh. Tuy nhiên, toàn cầu hoá có những mặt trái mà nhiều người vẫn chưa nhận ra.
Thế giới sau sự kiện 11/09/2001 đã bước sang một giai đoạn hoàn toàn khác.
Nhiều nhà chính trị, thậm chí nhà chính trị ở những quốc gia phát triển đã không
nhận thức được đầy đủ sự chuyển mình này của thế giới để hiểu rằng toàn cầu hoá
có những mặt trái vô cùng khủng khiếp, phản ánh những khuyết tật cơ bản của đời
sống toàn cầu. Khu vực hoá là một phản ứng đối với trào lưu toàn cầu hoá. Chủ
nghĩa khủng bố và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan cũng là một phản ứng đối với toàn
cầu hoá. Chúng ta đều biết rằng, nhân loại đang được hưởng lợi rất nhiều từ quá
trình toàn cầu hoá. Tuy nhiên, vẫn có không ít người, có không ít quốc gia do nhận
thức phiến diện nên có những phản ánh tiêu cực đối với toàn cầu hoá.
Toàn cầu hoá tạo ra những dòng dịch chuyển lớn. Đó là những dòng dịch
chuyển mang chất lượng toàn cầu với quy mô toàn cầu: dòng di dân từ phương

Đông sang phương Tây, dòng di chuyển tiền vốn và công nghệ từ phương Tây sang
phương Đông… Những dòng dịch chuyển con người, tiền vốn và công nghệ trên
phạm vi toàn cầu còn phản ánh một vấn đề nữa, đó là con người với kinh nghiệm


của mình vẫn muốn đi tìm cơ hội trở thành triệu phú chứ vẫn không muốn trở
thành người hạnh phúc. Nhiều người tìm mọi cách đến Mỹ, đến châu Âu với tham
vọng kiếm tiền chứ không phải đến đó để tìm kiếm một cuộc sống an toàn hay tìm
kiếm cảm giác hạnh phúc. Con người vẫn không ý thức được đầy đủ những ưu thế
mà mình có.
Nhân loại cần nhận thức một cách đầy đủ, trọn vẹn các mặt khác nhau của
đời sống toàn cầu, biến nhận thức ấy trở thành hành động để sắp xếp lại một cách
hợp lý các dòng dịch chuyển về con người, tiền vốn, công nghệ và tài nguyên để
đảm bảo tính cân đối cho sự phát triển toàn cầu.
3: Tác động:
-Khía cạnh kinh tế
Các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực , quyền lực này sẽ chuyển về tay các tổ
chức đa phương như WTO. Các tổ chức này sẽ mở rộng việc tự do đối với các giao
dịch thương mại, và thông qua các hiệp ước đa phương hạ thấp hoặc nâng cao hàng
rào thuế quan để điều chỉnh thương mại quốc tế.
Toàn cầu hóa cũng làm cho hiện tượng "chảy máu chất xám" diễn ra nhiều và dễ
dàng hơn, kéo theo biến tướng là nạn "săn đầu người". Hai hiện tượng này đã góp
phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển và đang phát
triển, giữa từng khu vực riêng biệt trong một đất nước.
-Khía cạnh văn hoá, xã hội và ngôn ngữ
Toàn cầu hoá sẽ tạo ra những hiệu quả trái ngược ở mức độ cá nhân hay dân tộc,
mà kết cục thế nào đến nay cũng vẫn chưa ngã ngũ. Toàn cầu hoá sẽ tạo ra:


Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn

hoá và văn minh khác nhau. Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới
và những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin,
việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và
văn hoá;



Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy
thương mại và văn hoá mạnh. Trên thực tế, thông tin tạo ra chính kiến và vì thế
một vài tập đoàn truyền thông lớn, chủ yếu là phương Tây có thể tạo ra (và làm
giả) thông tin đưa đến dân chúng. Sự độc quyền trong lĩnh vực văn hoá và
thông tin này được xem như một sự " Mỹ hoá " thế giới.

Mỗi người nhìn toàn cầu hoá theo một kiểu khác nhau. Có hai xu hướng chính:


nỗ lực che giấu những khác biệt về bản sắc, thay vì để lộ ra.




cảm giác toàn cầu hoá sẽ mang lại sự tự do cá nhân, ngay cả khi điều đó đi
cùng với một sự đồng nhất hoá toàn cầu một cách tương đối.

Ở góc độ ngôn ngữ, chúng ta thấy khuynh hướng rõ ràng hướng tới đồng nhất hoá
việc dùng "tiếng Anh toàn cầu" ("globish", viết tắt của global English), một
thứ tiếng Anh nghèo nàn do những người không phải là người Anglo-Saxon dùng
khi họ ở nước ngoài. (Lưu ý là "tiếng Anh toàn cầu" không phải là tiếng Anh cơ
bản như trong phiên bảnWikipedia bằng tiếng Anh đơn giản).
Sự phổ cập của tiếng Anh toàn cầu gắn với việc mất đi quyền lực chính trị ở cấp độ

thế giới: thay vì một chính sách văn hoá quốc tế có sự phối hợp để có thể dẫn đến
việc chọn một thứ tiếng có quy luật rõ ràng và ngữ âm học rõ ràng, phần lớn các
nước đều chọn dạy tiếng Anh cho giới trẻ dựa trên lựa chọn của các nước khác! Do
sự bắt chước một cách máy móc và sự trơ ì chính trị, tiếng Anh đã trở thành một
ngôn ngữ của thế giới và được gọi là "tiếng Anh toàn cầu" ("globish") vì các yếu tố
cơ bản của tiếng Anh Oxford đã bị biến dạng về phát âm, ngữ pháp, từ vựng, v.v.).
Đối với một số những người nói tiếng Anh, "tiếng Anh toàn cầu" là kết quả của chủ
nghĩa đế quốc về ngôn ngữ của nước họ. Vấn đề là liệu có thể dễ dàng cho rằng các
nỗ lực hướng đến việc dạy tiếng Anh thay vì giảng dạy các thứ tiếng khác sẽ làm
giảm chất lượng của các ngôn ngữ khác hay không (như tiếng Pháp lai
Anh - franglais).
- Khía cạnh chính trị
Toàn cầu hoá sẽ làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công dân trên thế
giới và cũng như các cơ hội cho từng người. Tuy nhiên nó đặt ra vấn đề là phải tìm
ra một giải pháp thay thế cho hệ thống chính trị và hiến pháp hiện tại dựa trên khái
niệm nhà nước-quốc gia. Các thực thể này đã từng gây ra những tác động tiêu cực
trong suốt lịch sử do tính chất can thiệp mạnh bạo của nó. Ảnh hưởng của chúng
giảm dần do sự toàn cầu hoá, và không còn đủ tầm xử lý nhiều thách thức mang
tính toàn cầu ngày nay.
Từ đó nảy sinh thách thức cần thiết lập một toàn cầu hoá dân chủ thể chế nào đó.
Kiểu toàn cầu hoá này dựa trên khái niệm "công dân thế giới", bằng cách kêu gọi
mọi người sống trên hành tinh này tham gia vào quá trình quyết định những việc
liên quan đến họ, mà không thông qua một bức màn "quốc tế".
Các tổ chức phi chính phủ muốn thay vào khoảng trống này, tuy nhiên họ thiếu
tính hợp pháp và thường thể hiện các tư tưởng đảng phái quá nhiều để có thể đại
diện tất cả công dân trên thế giới.
- Khía cạnh môi trường :
Toàn cầu hóa à tự nhiênà môi trường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi
quốc gia. Trong quá trình đổi mới công nghệ, các nước phát triển đãng chuyển các



công nghệ lỗi thời, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển
Một trong những ảnh hưởng to lớn nhất của toàn cầu hóa tới môi trường sinh thái
chính là sự cạn kiệt các nguồn năng lượng diễn ra với tốc độ không thể kiểm soát
do 80% thế giới thuộc các nước đang phát triển áp dụng mô hình công nghiệp hóa
lãng phí năng lượng của các nước thuộc 20% thế giới phát triển. Việc tiêu hao các
nguồn năng lượng này (như dầu lửa, than đá) cũng đồng nghĩa với việc gia tăng
các khí hiệu ứng vào bầu khí quyển là nguyên nhân của những vấn đề môi trường
toàn cầu, như suy giảm tầng ô-zôn và thay đổi khí hậu toàn cầu trong đó có sự ấm
lên của trái đất. Có thể, một số nhà nghiên cứu biện hộ cho toàn cầu hóa bằng các
giải pháp về những nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, năng
lượng từ gió và năng lượng địa nhiệt v.v… Tuy nhiên, những nguồn năng lượng
này không thể thay thế kịp thời các nguồn năng lượng rẻ tiền như dầu lửa và than
đá với tốc độ sử dụng của toàn cầu hóa.
Toàn cầu hóa mang đến cho người nông dân, đặc biệt là nông dân các nước nghèo
một số giống năng suất cao (nhưng phụ thuộc nhiều vào hoá chất) thay thế nguồn
giống truyền thống. Chính sự thay thế nguồn giống địa phương phong phú bằng
một vài giống năng suất cao nhưng phụ thuộc vào hoá chất làm suy giảm tính đa
dạng sinh học của hệ sinh thái nông nghiệp. Ví dụ, nửa đầu thế kỷ trước, Ấn Độ
trồng khoảng 30.000 giống lúa địa phương, nhưng gần 20 năm trở lại đây, ở quốc
gia này chỉ còn tồn tại khoảng 50 giống. Dự tính trong tương lai, số giống lúa địa
phương sẽ tiếp tục giảm. Với việc còn lại rất ít giống, các nhà khoa học sẽ rất khó
khăn trong việc tìm ra các gien để chống lại các loại sâu và bệnh. Một ví dụ điển
hình khác của toàn cầu hóa tác động đến tận những vùng xa xôi hẻo lánh của Hai-ti. Đó là sự thay thế các giống lợn địa phương bằng các giống mới năng suất cao
nhưng yêu cầu nước sạch, chuồng trại và thức ăn nhập ngoại. Sự thay thế này đã
mang đến tai họa cho những người nông dân nghèo ở Ha-i-ti.
Toàn cầu hóa cũng là một nguyên nhân quan trọng gây nên sự tuyệt chủng của
nhiều loài động thực vật hoang dã. Trong khoảng từ năm 1985 đến 2001, 56%
các vùng rừng cấm đất thấp ở Bô-nê-ô (thuộc đảo Ka-li-man-tan của In-đô-nê-xia) đã bị khai thác với cường độ cao để xuất khẩu. Sự mất đi của các loại động
thực vật hoang dã còn do các loài xâm lược được đưa vào mỗi quốc gia; các loài

xâm lược này đã nhanh chóng tiêu diệt các loài bản địa. Chỉ tính riêng loài sò vằn
(Dreissena polymorpha) theo các tàu hàng của châu Âu vào vùng Hồ Lớn ở Bắc
Mỹ đã tiêu diệt các loài nhuyễn thể ở vùng hồ này, gây thiệt hại trên 5 tỉ USD.
Đó chỉ là một vài ví dụ về ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến môi trường sinh thái.
Trên thực tế, toàn cầu hóa đang và sẽ ảnh hưởng rất sâu rộng đến tất cả các hệ
sinh thái từ hệ sinh thái rừng đến hệ sinh thái biển, và từ hệ sinh thái ở nông thôn
đến các hệ sinh thái ở đô thị. Ngoài ra, toàn cầu hóa có thể làm gia tăng sự bất
bình đẳng trong từng quốc gia, giữa các quốc gia, và có nguy cơ biến một số


nước kém phát triển trở thành những "thùng" chứa đựng các công nghệ phế thải
của các nước giàu.


Chương II. Quá trình toàn cầu hóa sản xuất của Ford- công ty sản xuất ô tô toàn
cầu
II.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ford
Ford là tập đoàn ôtô đa quốc gia của Mỹ và là một trong những nhà sản xuất ôtô
hàng đầu thế giới có trụ sở chính được đặt tại Dearbon, bang Michigan, ngoại ô
của Metro Detroit, Hoa Kỳ. Được sáng lập bởi Henry Ford, đến năm 1903 Ford đã
trở thành tập đoàn công nghiệp ô tô hàng đầu thế giới. Đến nay, hãng đã sở hữu rất
nhiều nhãn mác xe hơi nổi tiếng thế giới bao gồm Lincoln và Mercury tại Mỹ;
Jaguar, Aston Martin và Land Rover tại Anh; và Volvo tại Thụy Điển. Ford cũng
nắm một phần ba số cổ phiếu của Mazda. Đứng thứ ba trong số những hãng ôtô
bán chạy nhất thế giới vào năm 2005, tập đoàn này còn là một trong mười tập đoàn
có doanh thu cao nhất. Năm 1999, Ford được đánh giá là một trong những nhà sản
xuất ô tô có mức sinh lợi lớn nhất thế giới
Trải qua những dấu mốc quan trọng trong lịch sử như chiến tranh thế giới thứ nhất,
chiến tranh thế giới thứ hai, Ford đã vượt qua nhiều khó khan và tiếp tục giữ vững
vai trò đầu tàu trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô trên thế giới.

Theo số liệu cập nhật năm 2008, tổng tài sản của tập đoàn này lên đến 222,977 tỷ
USD, trong đó doanh thu cùng năm tài chính ước đạt 146,277 tỷ USD.
Hiện nay, Ford có khoảng gần 100 nhà máy và chi nhánh trên toàn thế giới, tạo ra
công ăn việc làm cho khoảng 90000 người lao động trên nước Mỹ và hơn 250000
người lao động trên toàn thế giới.


II.2 Quá trình toàn cầu hóa sản xuất của Ford
Để đạt được những thành tựu đó, ngoài công tác quản trị, marketing, một trong
những yếu tố quyết định thành công của ford là chiến lược kinh doanh đúng đắn
với quá trình toàn cầu hóa sản xuất. Hiện nay, chuỗi sản xuất toàn cầu của Ford
ngày càng mở rộng với các cơ sở sản xuất và lắp ráp hiện hữu ở nhiều quốc gia
trên thế giới như Canada, Mexico, Anh, Đức, Brazil, Argentina, Australia, Trung
Quốc, và nhiều nước khác trong đó có cả những nước ở khu vực Nam Phi.
Quá trình toàn cầu hóa của Ford được thể hiện ở việc xây dựng được hệ thống nhà
máy lắp ráp và sản xuất ở nhiều nước trên thế giới cũng như sự hình thành chuỗi
cung ứng toàn cầu.
II.2.1 Quá trình xây dựng hệ thống nhà máy sản xuất và lắp ráp toàn cầu
a, Quá trình từng bước xây dựng và phát triển hệ thống nhà máy sản xuất và lắp
ráp toàn cầu
Chiến lược toàn cầu hóa sản xuất của Ford không phải mới được hình thành trong
thời gian gần đây mà ngay từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XX.
1903: Ford hợp tác với 11 nhà đầu tư. Chiếc Ford Model A đầu tiên được giới thiệu
- 1,708 chiếc đã được sản xuất.
1911: Ford mở nhà máy đầu tiên ở ngoài khu vực Bắc Mỹ- tại Manchester, Anh.
Đến cuối năm 1919, chỉ có khoảng hơn một nửa sản lượng xe được sản xuất ở Mỹ,
số còn lại đến từ Anh.
Thị trường châu Âu tiếp tục là lựa chọn của Ford khi liên tiếp thành lập các nhà
máy sản xuất ở Đan Mạch (1923), Đức (1925), Áo (1930).
1926: Ford Australia được thành lập ở Geelong,Victory, Australia.

1939: Chi nhánh Mercury được thành lập để đáp ứng phân khúc thị trường trung
bình. Chi nhánh này tồn tại đến năm 1945
1967: Công ty Ford Châu Âu được thành lập
1970: Ford mở rộng hoạt động sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương
1996: Ford được cấp giấy chứng nhận tât cả các nhà máy sản xuất ở 26 nước trên
thế giới đạt tiêu chuẩn môi trường ISO 14001
Tại Việt Nam, công ty Ford Việt Nam được thành lập năm 1995 và khai trương nhà
máy lắp ráp tại Hải Dương vào năm 1997. Công suất sản xuất xe của Ford Việt
Nam là 14000 xe/năm với các dòng sản phẩm Transit, Ranger, Escape, Mondeo,
Everest, Focus.
b, Sự phân bố sản xuất của Ford trên toàn cầu
Tùy theo nhu cầu thị hiếu của người tiêu dung cũng như các điều kiện sản xuất phù
hợp của từng quốc gia mà Ford đã tiến hành phân bố sản xuất từng dòng xe trên
từng lãnh thổ khác nhau. Trong đó, có một số dòng xe tiêu biểu:


- Dòng xe Focus là một trong những dòng xe phổ biến được lắp ráp và sản xuất ở
nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
- Dòng xe Fiesta: Sau khi thành công ở thị trường Bắc Âu vàĐức, Ford tiếp tục xây
dựng một nhà máy lắp ráp và sản xuất ở Nam Kinh, Trung Quốc, tiếp đó là ở
Valence, Tây Ban Nha, Thái Lan, Mexico,…
- Dòng xe Everest: Sau nhà máy ở Nam Xương Trung Quốc, AutoAlliance Thái
Lan,Chennai Ấn Độ các nước châu Phi, dẫn đầu là Nam Phi là mục tiêu của Ford
khi đầu tư tới 170 triệu USD vào nhà máy Silverton, Pretoria, Nam Phi. Dự kiến
đến cuối năm nay (2016), nhà máy này sẽ xuất xưởng những chiếc Everest 2016
đầu tiên.
- Dòng xe Ecosport: Hiện nay, dòng xe này được sản xuất và lắp ráp ở các nhà máy
thuộc 5 quốc gia là Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, Thái Lan và Việt Nam



II.2.2 Quá trình xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu
A, Sơ lược về chuỗi cung ứng của Ford Motor
Hiện nay, Ford có khoảng 4000 cơ sở cung ứng với gần 100 nhà máy lắp ráp từ
Bắc Mỹ đến châu Âu. Để các cung ứng và nhà máy lắp ráp có thể liên kết với nhau
sao cho hiệu quả, tiết kiệm chi phí và thời gian nhất, Ford đã thành lập các chuỗi
cung ứng trên toàn cầu. Chuỗi cung ứng được thể hiện rõ nét qua mô hình khu
cung ứng mà Ford đã xây dựng.
Tháng 10/1996, Ford đã thành lập khu cung ứng ở châu Âu để cung cấp cho các
nhà máy lắp ráp của Ford tại Valencia, Tây Ban Nha. Sau khi thành lập các khu
cung ứng này, chuỗi cung ứng các bộ phận của ô tô đã được ráp lại thành cụm lớn
sẽ phân phối trực tiếp tới các nhà máy lắp ráp của Ford đúng lúc. Mô hình này sau
đó đã được ứng dụng thành công với các nhà máy lắp ráp khác ở châu Âu như
Đức, Bỉ.
Các nhà cung ứng chính:
- Tập đoàn GOODYEAR CORPORATION: cung cấp các loại lốp cho mạng lưới
hệ thống dịch vụ sau bán hàng của Ford.
- Tập đoàn Wherenet: cung cấp hệ thống định vị vô tuyến
- Autoliv, Delphi, Johnson controls, Lear, Magna, Vision và Yasaki: cung cấp đổi
mới công nghệ.
- Rober bosch llc: đơn vị kiểm soát cung cấp cụm đường sắt, nhiên liệu, máybơm
áp lực cao, cung cấp nhiên liệu, modum làm mát động cơ, phát điện phía trước và
hệ thống gạt nước phía sau, túi khí bị điều khiển và DC/DC chuyển đổi
- Continenal: cung cấp các thành phần như phanh, bộ điều khiển động cơ, máy
cảnh báo làn đường và làn giữ hỗ trợ.
- Faurccia : cung cấp băng công cụ, phần điều khiển cửa, các thành phần kiểm soát
lượng khí thải.
- Getrag ford: Hộp số (GFT) : cung cấp truyền tải Powershift
- Johnson controls ( JSC) : cung cấp hệ thống chỗ ngồi, cụm công cụ
- Lear corp: cung cấp hệ thống điện, modum điều khiển cơ thể, thiết bị đầu cuối và
kết nối.

B, Nguyên tắc hoạt động của chuỗi cung ứng của Ford.
Tất cả các nhà cung ứng trong khi cung ứng đều làm theo những nguyên tắc giống
nhau. Những nhà cung ứng làm ra những bộ phận phức tạp, liên kết các bộ phận
hay lắp ráp thêm các bộ phận như vỏ bọc, ghế, cửa, bảng điều khiển, hệ thống
hãm… Những phần chính yếu đều được làm ra trong những khu này, sau đó phân
phối tới nhà máy của Ford thong qua hệ thống xe tải của Ford.
Trong hầu hết trường hợp, những nhà cung ứng trong khu này liên kết với Ford
thông qua hai hệ thống phân phối. Một là hệ thống bang tải được gắn ở trên mặt
đất kết nối với từng trạm của mỗi nhà cung ứng tại các khu vực lắp ráp cuối cùng


của mỗi nhà cung ứng. Hai là hệ thống đường hầm để phân phối trực tiếp những bộ
phận tới những nhà máy quan trọng hay những phân xưởng sản xuất những bộ
phận chính.
Những nhà cung ứng sẽ được kết nối với hệ thống hoạch định của Ford. Các bộ
phận được đưa đến để lắp ráp không những đúng thời gian mà còn phải theo một
trình tự nhất định. Điều này có nghĩa là mỗi sự giao hang tới dây chuyền lắp ráp
phải chính xác thời gian và phải chính xác theo thứ tự lắp ráp trong dây chuyền sản
xuất ô tô. Quá trình này được kiểm soát thông qua hệ thống quản lý sản xuất tại
trung tâm của Ford, hệ thống này kết nối với các nhà cung ứng thông qua dữ liệu
điện tử. Việc cung ứng những bộ phận nào đã được Ford xây dựng và thông báo
cho nhà cung ứng trước đó. Mệnh lệnh sản xuất đã được xác định vào một ngày
cho trước, lệnh này được phát đi bởi máy chủ của Ford tới nhà cung ứng trước khi
giao hàng 2 đến 3 giờ. Mỗi bộ phận được đưa đến dây chuyền lắp ráp mất trung
bình từ 15 đến 20 phút.
Việc hình thành các khu cung ứng với quá trình cung ứng “đúng lúc” và “đúng
trình tự” giúp Ford tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí so với chi phí vận
chuyển bằng xe tải. Ngoài ra, quá trình này cũng giúp giảm được sự tồn kho trong
dây chuyền sản xuất của các nhà máy lắp ráp. Bên cạnh đó, hệ thống chuyên chở
đường ray trên mặt đất cũng giúp cắt giảm thời gian và chi phí đóng gói khi

chuyển các bộ phận đến nhà máy, đồng thời quá trình này cũng cắt giảm các chi
phí liên quan đến xử lý chất thải và giảm được sức nặng lên môi trường.
Thông qua những nhà cung ứng, Ford đã giảm bớt sự phức tạp trong tổ chức sản
xuất của chính công ty, đồng thời cắt giảm được lượng đáng kể sức lao động khi
cắt giảm được các khâu lắp ráp bởi công nhân.
Như vậy, thành công của khu cung ứng chính là sự giao phó và sự cộng tác giữa
nhà sản xuất và nhà cung ứng, qua đó có thể cải thiện chất lượng, cắt giảm chi phí,
bảo vệ lợi ích cho khách hàng.


II.3 Tác động của toàn cầu hóa sản xuất đến quá trình phát triển của Ford
II.3.1 Tác động tích cực
Nhờ toàn cầu hóa sản xuất mà Ford đã đạt được những thành tựu đáng kể. Có thể
thấy, vai trò của toàn cầu hóa trở nên quan trọng hơn rất nhiều, nhất là khi nền kinh
tế thị trường phát triển, xu hướng hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng. Cụ thể
-Toàn cầu hóa sản xuất giúp Ford tận dụng được đáng kể cơ sở vật chất ở các nước
phát triển, tận dụng được nguồn nguyên nhiên liệu và lực lượng lao động giá rẻ ở
các nước đang phát triển. Năm 2015, mức lương tối thiểu ở một số quốc gia có nhà
máy hoặc chi nhánh của Ford ở mức thấp: Việt Nam (101- 140 USD/người/tháng).
Con số này với Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ lần lượt là 134- 293, 237, 781361. Trong khi đó, mức lương tối thiểu cho người lao động tại hai bang Los
Angeles và San Fracisco tính theo giờ là 15 USD/ giờ 2. Như vậy, việc xây dựng hệ
thống nhà máy và chi nhánh ở các nước trên thế giới đã giúp Ford tiết kiệm được
một khoản tiền khổng lồ từ chi phí thuê mướn lao động.
- Toàn cầu hóa sản xuất giúp Ford cắt giảm đáng kể chi phí và thời gian vận
chuyển vận tải.
Trong bối cảnh kinh tế quốc tế phát triển, thị trường quốc tế mở rộng thì toàn cầu
hóa sản xuất góp phần đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Thay vì
người tiêu dùng phải mất thời gian chờ đợi sản phẩm được vận chuyển từ quốc gia
này sang quốc gia khác, đồng thời mất thêm chi phí vận chuyển thì với việc toàn

cầu hóa sản xuất, họ có thể dễ dàng tiếp cận sản phẩm mà mình mong muốn. Như
vậy, cả tập đoàn và người tiêu dùng đề được “hưởng lợi” từ quá trình này.
- Toàn cầu hóa sản xuất giúp xóa bỏ các rào cản thương mại
Đối với người tiêu dùng như ở Việt Nam, để sở hữu một chiếc xe nhập từ nước
ngoài về, người tiêu dùng phải bỏ ra một số tiền không hề nhỏ cho thuế nhap khẩu.
Giá của một chiếc xe hơi nhập khẩu khi về đến Việt Nam và được áp các loại thuế
có thể gấp đến 3 lần chi phí tại nước xuất khẩu. Do vậy, sản phẩm sẽ khó được tiêu
thụ hơn, không chỉ ở Việt Nam mà còn với các nước có cùng chính sách về thuế
quan. Do vậy, việc toàn cầu hóa sản xuất giúp xóa bỏ rào cản này, giúp người tiêu
dùng tiếp cận với sản phẩm dễ dàng hơn, công ty có thể tiêu thụ được nhiều sản
phẩm hơn.
II.3.2 Khó khăn và thách thức
Toàn cầu hóa sản xuất đem lại lợi ích về nhiều mặt đối với Ford song cũng tồn tại
không ít khó khăn và thách thức.
-Khó khăn lớn nhất mà mỗi doanh nghiệp đều gặp phải khi tiến hành toàn cầu hóa
sản xuất là sự khác biệt về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, tập toán tiêu
1 Theo Thesaigontimes
2 Theo cafef.vn


dùng, thị hiếu tiêu dùng giữa các quốc gia. Ford cũng không phải ngoại lệ, do đó.
toàn cầu hóa sản xuất đòi hỏi công ty phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về phương
hướng sản xuất và thị hiếu tiêu dùng của từng quốc gia để đưa ra các phương án
sao cho tối ưu nhất. Việc quyết định đưa dòng sản phẩm nào để tấn công thị trường
nào là bài toán không hề đơn giản với Ford. Chẳng hạn, trước sự thay đổi thị hiếu
tiêu dùng của người Việt, từ việc lựa chọn những chiếc xe sang trọng thể hiện đẳng
cấp thành lựa chọn thông minh với các dòng xe thông minh công nghệ cao, Ford đã
đưa dòng EcoSport với tính năng nổi bật là công cụ tích hợp điều khiển bằng giọng
nói. Hoặc với người tiêu dùng châu Âu, họ có xu hướng sử dụng các loại xe tiện
nghi, phù hợp với sở thích, công việc; trong khi đó người châu Á với tập quán sống

cộng đồng thường lựa chọn những chiếc xe rộng rãi, phục vụ cho nhiều người, đặc
biệt là các dòng xe gia đình.
- Khó khăn tiếp theo với công ty toàn cầu hóa sản xuất là phải vận động linh hoạt
trước những biến đổi về chính sách pháp luật của nước sở tại. Đối với nhiều quốc
gia, nhất là quốc gia đang phát triển, quan hệ kinh tế và quan hệ xã hội biến đổi
không ngừng, he thong phap luat thay doi nhanh chong khiến các công ty nước
ngoài gặp nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh theo. Chẳng hạn khi đứng trước
sức ép về cơ sở vật chất có hạn, chính phủ có thể sử dụng các biện pháp nhằm hạn
chế lưu thông phương tiện cá nhân (như tăng thuế, áp dụng phí lưu thông,...) khiến
sức mua của công ty sụt giảm...Ở Việt Nam, lệ phí trước bạ và đăng ký xe từ năm
2012 tăng vọt, cùng với đề án thu phí lưu thông ô tô, phí vào nội đô giờ cao
điểm,... khiến tâm lý người tiêu dùng chịu nhiều tác động. Đây là một câu hỏi khó
giải đáp mà không chỉ Ford mà các công ty sản xuất ô tô khác đều gặp phải.
- Ngoài ra, Ford còn phải đối mặt với thách thức về chi phí của chiến lược. Là một
công ty đa quốc gia có qui mô hoạt động khá lớn nên khi sử dụng chiến lược đa thị
trường nội địa Ford phải đối mặt với áp lực cao về chi phí. Vì mỗi thị trường của
từng quốc gia có chuỗi giá trị riêng và thiết kế với các bộ phận của riêng của từng
thị trường. Điều này làm cho Ford phải đối mặt với một sức ép về chi phí rất cao
và có ít quyền lực thỏa ước với nhà cung cấp. Với từng khu vực khác biệt Ford có
từng bộ phận độc lập phát triển sản phẩm phục vụ cho thị trư ờng của mình. Các
chiến lược sản xuất, marketing, cung ứng, bán hàng cũng được thực hiện riêng biệt
cho từng khu vực như. Và Ford có 3 tổ chức hoạt động độc lập nhau: North
American Operations, European Operations, an Automotive Component Group. Do
đó chi phí sản phẩm sẽ tăng cao gây áp lực cho các nhà quản lý Ford.


II.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả trong quá trình toàn cầu hóa sản xuất của Ford
Trước áp lực cạnh tranh gay gắt giữa các công ty sản xuất ô tô toàn cầu, nhất là
trong bối cảnh các tập đoàn lớn mạnh đề tiến hành toàn cầu hóa sản xuất, Ford cần
đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quá trình toàn cầu hóa sản

xuất của mình
Thứ nhất, cần nghiên cứu kỹ các điều kiện về nguyên vật liệu, cơ sở vật chất, đất
đai, người lao động… ở các nước để lựa chọn , xây dựng nhà máy sao cho tận
dụng được tối đa các nguồn lực.
Thứ hai, thực hiện tốt quản trị điều tra nghiên cứu thị trường. Việc điều tra nghiên
cứu thị trường giúp Ford có thể nắm bắt rõ thị hiếu tiêu dung của khách hàng nước
sở tại, từ đó cân nhắc và lựa chọn phân phối từng dòng xe đến từng quốc gia. Để
có thể thực hiện đc điều này, Ford cần xây dựng bộ phận nghiên cứu thị trường
một cách có hệ thống, ưu tiên phát triển bộ phận này ở từng quốc gia. Quá trình
điều tra nghiên cứu không chỉ quan trọng giai đoạn trước khi đi vào hoạt động mà
còn cần chú trọng trong cả quá trình hoạt động nhằm nhận định được thị hiếu và sự
thay đổi thị hiếu tốt để có thể thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp.
Thứ ba, cần chủ động và tích cực tìm hiểu hành lang pháp lý ở nước sở tại để kịp
thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh, phù hợp tránh bị tác động trước sự thay đổi
của chính sách , pháp luật.


KẾT LUẬN
Toàn cầu hóa vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Toàn cầu hóa tạo rất nhiều cơ hội
giao lưu và tiếp cận lẫn nhau cho con người ở khắp mọi nơi trên thế giới. Hai quá
trình toàn cầu hóa thị trường và toàn cầu hóa quá trình sản xuất vẫn đang tiếp tục
tiếp diễn. Các công ty đa quốc gia, công ty quốc tế ngày càng tham gia vào quá
trình này một cách sâu sắc và liên tục điều chỉnh các hoạt động của mình để phù
hợp hơn các điều kiện kinh doanh ngày càng thay đổi nhanh chóng của quá trình
toàn cầu hóa.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, các công ty sản xuất ô tô toàn cầu cần đánh
giá đúng được cơ hội và thách thức mà toàn cầu hóa mang lại. Để từ đó, đưa ra
những chính sách lâu dài và ổn định nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công
nghiệp sản xuất ô tô trong tương lai và tránh các rủi ro trong thương mại.




×