Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài tập Tình huống Luật Tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.66 KB, 12 trang )

TÌNH HUỐNG TỐ TỤNG DÂN SỰ
Tình huống 1:
Ông Minh và bà Mai có ba người con chung là Cường, Dung, Yến. Năm 2014 ông
Minh, bà Mai chết không để lại di chúc. Ông bà Minh, Mai có một ngôi nhà trên
mảnh đất diện tích 500m2 tại quận Hoàng Mai – Hà Nội. Sau khi ông bà chết,
Cường chiếm cả nhà đất đó vì cho rằng mình là con trưởng, có trách nhiệm thờ
cúng nên được hưởng hết, Dung, Yến đã khởi kiện Cường ra Toà án yêu cầu chia
thừa kế. Do giấy tờ nhà đất bị thất lạc nên để chứng minh cho yêu cầu của mình
Dung, Yến yêu cầu cơ quan quản lý nhà đất ở địa phương cung cấp bản sao trích
lục bản đồ địa chính và các tài liệu liên quan đến nhà đất nói trên nhưng cơ quan
này từ chối không cung cấp vì cho rằng chỉ có nghĩa vụ cung cấp khi Toà án yêu
cầu. Sau đó, Dung, Yến có đơn yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ tại cơ
quan quản lý nhà đất nhưng Toà án không chấp nhận với lý do Toà án không có
nghĩa vụ thu thập chứng cứ. Hỏi:
a) Việc cơ quan quản lý nhà đất ở địa phương từ chối không cung cấp tài liệu

xác định quyền sở hữu ngôi nhà là đúng hay sai? Tại sao?
b) Việc Toà án không chấp nhận yêu cầu của Dung, Yến về việc tiến hành thu

thập chứng cứ là đúng hay sai? Tại sao?
Trả lời:
a) Việc cơ quan quản lý nhà đất ở địa phương từ chối không cung cấp tài liệu
xác định quyền sở hữu ngôi nhà là sai vì:
BLTTDSSĐBS có quy định vềTrách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân,
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:


“Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát tài liệu, chứng
cứ trong vụ án mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa
án,Viện kiểm sát và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài


liệu, chứng cứ đó; trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng
văn bản cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát biết và nêu rõ lý do của việc không
cung cấp được tài liệu chứng cứ”.1
Ngoài ra, các văn bản luật và văn bản dưới luật cũng có các quy định cụ thể
về việc điều chỉnh nghĩa vụ cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân có yêu câu
như:
“Cơ quan quản lý hồ sơ nhà ở có trách nhiệm cung cấp các thông tin về hồ sơ nhà
ở khi tổ chức cá nhân có yêu cầu ”2
hay căn cứ Khoản 3 Điều 71 Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/09/2006 do
Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung về
phát triển nhà ở, quản lý việc sử dụng nhà ở, sở hữu nhà ở, giao dịch về nhà ở và
quản lý nhà nước về nhà ở quy định tại Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005 có
quy định: “Cơ quan quản lý hồ sơ nhà ở có trách nhiệm cung cấp các thông tin về
nhà ở cho các cơ quan quy định tại khoản 7 Điều này và các tổ chức, cá nhân có
quyền và nghĩa vụ liên quan đến nhà ở đó khi họ có yêu cầu”.
Mặt khác, Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của
BLTTDS về chứng minh và chứng cứ cũng có quy định: “nếu cá nhân, cơ quan, tổ
chức không cung cấp được chứng cứ cho đương sự, thì phải thông báo bằng văn
bản có ghi rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ cho đương sự biết để

1 Theo Điều 7 BLTTDSSĐBS
2 Theo khoản 3 Điều 139 Luật nhà ở 2005


họ chứng minh với Tòa án là họ đã thu thập chứng cứ nhưng không có kết quả và
yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ.”
Hồ sơ địa chính và các giấy tờ liên quan đến đất đai là do cơ quan quản lý
nhà đất ở địa phương quản lý. Căn cứ vào quy định nêu trên, cơ quan này có trách
nhiệm cung cấp bản sao trích lục bản đồ địa chính và các tài liệu lên quan đến nhà

đất của ông Minh và bà Mai khi Dung và Yến yêu cầu mà không cần phải có yêu
cầu của Tòa án. Như vậy Dung và Yến là đương sự của vụ án tranh chấp đất đai và
để chứng minh cho yêu cầu của mình Dung, Yến mới phải yêu cầu cơ quan quản lý
nhà đất ở địa phương cung cấp bản sao trích lục bản đồ địa chính và các tài liệu
liên quan đến nhà đất. Nếu như cơ quan này không cung cấp được giấy tờ cho
Dung và Yến thì phải có văn bản ghi rõ lý do vì sao không cung cấp để Dung và
Yến chứng minh với Tòa Án là đã thu thập chứng cứ nhưng không có kết quả.
=> Việc từ chối không cung cấp các tài liệu trên với lý do chỉ có nghĩa vu
cung cấp khi có yêu cầu của tòa án là sai.
b) Việc Toà án không chấp nhận yêu cầu của Dung, Yến về việc tiến hành
thu thập chứng cứ là sai vì
BLTTDSSĐBS có quy định nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh là
của đương sự:
1. Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình
phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
2. Đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình phải chứng
minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh.
3. Cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của
Nhà nước hoặc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác


thì phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là
có căn cứ và hợp pháp.
4. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra
được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc
không chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ đó.3
=> Như vậy ta thấynghĩa vu cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu
cầu khởi kiện thuộc về đương sự.
Tuy nhiên theo khoản 2 Điều 85 BLTTDSSĐBS 2011 quy định về: “thu
thập chứng cứ.”

2. Trong trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và
có yêu cầu thì Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để
thu thập chứng cứ:
a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
b) đối chất giữa các đương sự với nhau,giữa đương sự với người làm chứng
c) Trưng cầu giám định;
d) Quyết định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định giá tài sản;
đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;
e) Uỷ thác thu thập chứng cứ;
g) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe
được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.

3 Theo Điều 75 BLTTDSSĐBS


Và, theo khoản 1 Điều 94 BLTTDSSĐBS 2011 quy định: “Yêu cầu cá nhân,
cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ.”
1. Trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu
thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể yêu cầu Toà án
tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự
đúng đắn.
Đương sự yêu cầu Toà án tiến hành thu thập chứng cứ phải làm đơn ghi rõ
vấn đề cần chứng minh; chứng cứ cần thu thập; lý do vì sao tự mình không thu
thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang
quản lý, lưu giữ chứng cứ cần thu thập đó.4
Đồng thời các văn bản dưới luật cũng có các quy định cụ thể:“Trong quá
trình giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án cần giải thích cho đương sự biết quy định
tại Điều 7 của BLTTDS về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan,
tổ chức có thẩm quyền. Khi biết chứng cứ đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu
giữ, quản lý, thì căn cứ vào quy định tại điều này, đương sự có quyền yêu cầu cá

nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không
cung cấp được chứng cứ cho đương sự, thì phải thông báo bằng văn bản có ghi rõ
lý do của việc không cung cấp được chứng cứ cho đương sự biết để họ chứng minh
với Tòa án là họ đã thu thập chứng cứ nhưng không có kết quả và yêu cầu Toà án
thu thập chứng cứ.”5
Như vậy, từ các quy định trên ta thấy rằng Tòa án cũng có trách nhiệm trong
việc thu thập chứng cứ khi đương sự có yêu cầu. Tuy nhiên Tòa án chỉ tiến hành

4 Theo khoản 1 Điều 94 BLTTDSSĐBS
5 Theo khoản 5 Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP


thu thập chứng cứ khi đương sự đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không tự thu
thập được và có yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập.
=> Việc Toà án không chấp nhận yêu cầu của Dung, Yến về việc tiến
hành thu thập chứng cứ là sai.
Tình huống 2:
An và Bình kết hôn với nhau năm 2008(có đăng kí kết hôn), sau đó cùng sinh sống
tại quận Thanh Xuân - Hà Nội. Hai vợ chồng có tài sản chung là hai căn nhà tại
quận Đống Đa, quận Tây Hồ - Hà Nội và 3 tỉ đồng. Sau một thời gian chung sống
hại vợ chồng phát sinh mâu thuẫn trong việc đầu tư mở công ti kinh doanh bất
động sản nên An, Bình đã thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản chung để An tự
mở công ti. Tuy nhiên, để sự thỏa thuận của mình có giá trị về mặt pháp lí nên hai
vợ chồng đã gửi đơn ra TAND yêu cầu công nhận sự thỏa thuận của mình về việc
tự phân chia tài sản chung. Anh chị hãy xác định:
a) Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì TAND có thẩm quyền giải quyết yêu
cầu của vợ chồng An, Bình theo thủ tục tố tụng dân sự hay không? Tại sao? Quan
điểm cá nhân của nhóm anh (chị) về vấn đề này?
b) Sau khi tự thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản chung thì Bình đi Úc học tập
theo chương trình dài hạn 2 năm. Sau đó vợ chồng An, Bình phát sinh mâu thuẫn

nên trong 2 tuần nghỉ phép chị Bình về nước gửi đơn khởi kiện ra TAND quận
Thanh Xuân yêu cầu xin li hôn đối với An. Hỏi TAND quận Thanh Xuân có thẩm
quyền giải quyết yêu cầu của chị Bình hay không? Tại sao?
Trả lời:
1.

Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền
giải quyết yêu cầu của của vợ chồng An, Bình theo thủ tục tố tụng dân sự hay
không? Tại sao? Quan điểm của nhóm?
Để xét xem Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của vợ chồng An,
Bình theo thủ tục tố tụng dân sự hay không cần phải xét xem yêu cầu của An, Bình
có phải là yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân hay không.


Đây là một yêu cầu liên quan hến tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn
nhân, theo Điều 28 BLTTDS “Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án:
1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.

Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản sau khi ly hôn.
Yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau
khi ly hôn .

Yêu cầu hạn ché quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền
thăm nom con sau khi ly hôn.
Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn
nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án,
quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài mà không có yêu
cầu thi hành tại Việt Nam.
Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật quy định.”

Yêu cầu của vợ chồng An, Bình là yêu cầu công nhận sự tự thỏa thuận về
chia tài sản chung để An tự mở công ty, quy vào các khoản trên, không thuộc các
trường hợp tại khoản 1,2,3,4,5,6 (không phải là các yêu cầu về ly hôn, nuôi con sau
ly hôn, về nuôi con nuôi, về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài), như vậy
có thể xét yêu cầu này thuộc trường hợp quy định tại khoản 7: Các yêu cầu khác về
hôn nhân và gia đình mà pháp luật quy định.
Mặt khác, trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Điều 38 quy
đinh về việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân như sau:
‘’1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc
toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu
không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết;
2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này
được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật;
3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản
chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.’’


Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có thể bị vô hiệu theo quy định tại
Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: ‘’Việc chia tài sản chung trong
thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của

con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không
có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và quy
định khác của pháp luật có liên quan.’’
Theo khoản 1 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình “Trong trường hợp chế độ tài
sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận;
nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng,
Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều
60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng
theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận
đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các
khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để
giải quyết.”
Theo khoản 1 Điều 38, An và Bình có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn
bộ tài sản chung trong thời kì hôn nhân, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu
Tòa án giải quyết; và khoản 3 Điều 38 trường hợp An và Bình có yêu cầu thì Tòa
án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy đinh tại Điều 59 Luật
hôn nhân và gia đình năm 2014.Có các trường hợp ngoại lệ dành cho việc chia tài
sản chung trong thời kì hôn nhân được quy định tại Điều 42 Luật hôn nhân và gia


đình, xét thấy trường hợp của vợ chồng An và Bình đều không thuộc các trường
hợp đó. Mặt khác, vợ chồng An và Bình đã tự thỏa thuận được về việc phân chia
tài sản chung này, do đó mà không cần phải yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia tài

sản chung, hơn nữa, nếu có yêu cầu chỉ có thể là yêu cầu Tòa án phân chia tài sản
chung nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được chứ không hề có yêu cầu công
nhận sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của hai vợ chồng. Và theo mong
muốn của An và Bình là sự thỏa thuận có giá trị về mặt pháp lý thì theo khoản 2
Điều 38 quy định “Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản.
Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của
pháp luật”. Khi có yêu cầu công chứng có nghĩa là đã khiến cho sự thỏa thuận đó
có giá trị pháp lý, bởi theo Điều 6 Luật công chứng: “Văn bản công chứng có hiệu
lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không
thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo
quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có
thoả thuận khác. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện
trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên
bố là vô hiệu”. Như vậy là khi một văn bản được công chứng thì nó sẽ có giá trị
pháp lý ràng buộc giữa các chủ thể. Nói cách khác, trong trường hợp này, nếu An
và Bình muốn văn bản về sự thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kì hôn
nhân thì phải yêu cầu công chứng tại phòng công chứng chứ không thể yêu cầu
Tòa án công nhận điều đó.
Từ những lập luận trên, ta có thể đưa ra kết luận là Tòa án nhân dân không có thẩm
quyền giải quyết đối với đơn yêu cầu công nhận sự thỏa thuận của An và Bình về
việc tự phân chia tài sản.
Quan điểm của nhóm: Theo quan điểm của nhóm em, trong tình huống này việc tự
phân chia tài chung của vợ chồng An, Bình là hợp lý vì khi có ý muốn mở công ty
kinh doanh bất động sản bằng số tài sản chung 2 vợ chồng đã phát sinh mâu thuẫn,
nên việc họ tự thỏa thuận chia tài sản chung để An tự mở công ty riêng sẽ giúp cho
vụ việc bớt tính phức tạp hơn, 2 vợ chồng cũng tự do dùng tài sản riêng của mình
mà không gây ảnh hưởng đến người còn lại tránh được mâu thuẫn dẫn đến tranh
chấp khi đó vụ việc sẽ không đơn giản chỉ là việc dân sự nữa mà trở thành vụ án
dân sự tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Do
đó việc tự tỏa thuận của vợ chồng An, Bình đã giúp mâu thuẫn trở nên đơn giản

hơn, dễ giải quyết hơn và vẫn có lợi cho cả hai. Và để thỏa thuận của hai người có


giá trị pháp lý thì An và Bình có thể yêu cầu được công chứng chứng thực tại văn
phong công chứng.
2.

Sau khi tự thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản chung thì Bình đi Úc học
tập theo chương trình dài hạn 2 năm. Sau đó vợ chồng An, Bình phát sinh
mâu thuẫn nên trong 2 tuần nghỉ phép chị Bình về nước gửi đơn khởi kiện ra
TAND quận Thanh Xuân yêu cầu xin li hôn đối với An. Hỏi TAND quận
Thanh Xuân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của chị Bình hay không? Tại
sao?
Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân không có thẩm quyền giải quyết đối với
yêu cầu của chị Bình. Vì:
Thứ nhất xét về thẩm quyển giải quyết vụ việc dân sự:
Theo khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân gia đình về quyền yêu cầu Tòa án giải
quyết việc ly hôn thì ‘’ Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải
quyết việc ly hôn’’ . Đồng thời, theo khoản 1 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự về
những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
có quy định trường hợp:“Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản vợ chồng
sau khi ly hôn”.Trong trường hợp này, Bình gửi đơn khởi kiện ra Tòa án xin ly
hôn, xét về thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có thẩm quyển giải quyết
đối với yêu cầu ly hôn này của chị Bình theo khoản 1 Điều 27 BLTTDS.
Thứ hai, xét về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:
Khoản 1 Điều 35 BLTTDS quy định về thẩom quyền giải quyết vụ án dân sự
của Tòa án theo lãnh thổ:
a, Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ
sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao

động quy định tại các Điều 25,27,29 và 31 của Bộ luật này;
b, Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án
nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn,
nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn
nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 25, 27,
29 và 31 của Bộ luậ này;
c, Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất
động sản.


Xét trong trường hợp này, bị đơn là An có nơi cư trú là quận Thanh Xuân, Hà
Nội, vụ án dân sự này thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 27, mặt khác,
giữa An và Bình không có thỏa thuận gì về Tòa án nơi bị đơn hay nguyên đơn giải
quyết, như vậy theo điểm a khoản 35 BLTTDS thì Tòa án Thanh Xuân- Hà Nội có
thẩm quyền giải quyết.
Thứ ba, xét về thẩm quyền của Tòa án theo cấp:
Theo khoản 1 Điều 33 BLTTDS quy định:
Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm những tranh chấp sau đây:
a, Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều
27 của Bộ luật này;
b, Tranh chấp về kinh doanh, thương mại qiu định tại khoản 1 Điều 29 Bộ
luật này;
c, Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.
Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 33 BLTTDS quy định: “Những tranh chấp, yêu
cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước
ngoài hoặc cần phải ủy thác cho cơ quan đại diện nước Cộng Hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện”. Và theo Nghị quyết 03/2012 về

Hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung”
của BLTTDS đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
BLTTDS, Điều 7 nghị quyết hướng dẫn thi hành khoản 3 Điều 33 BLTTDS trong
đó khoản 1 quy định đương sự nước ngoài bao gồm:
a) Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công tác ở
Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý
vụ việc dân sự;
b) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước
ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc
dân sự;


c) Đương sự là người nước ngoài định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt
Nam nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
d) Đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở Việt Nam
nhưng không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự;
đ) Cơ quan, tổ chức không phân biệt là cơ quan, tổ chức nước ngoài hay cơ
quan, tổ chức Việt Nam mà không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt
Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự.
Trong trường hợp này, Bình đang học tại Úc trong thời hạn là 2 năm, chỉ về
nước nghỉ phép trong 2 tuần, như vậy trường hợp của chị thuộc điểm b khoản 1
Điều 7 Nghị quyết 03/2012. Như vậy, theo khoản 2 Điều 33 BLTTDS, yêu cầu của
chị Bình không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND quận Thanh Xuân-Hà Nội.
Mặt khác, theo điểm c khoản 1 Điều 34 về thẩm quyền giải quyết của TAND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết đối với
trường hợp “Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 33 Bộ luật này”.
Từ những lập luận trên, ta có thể đưa ra kết luận Tòa án nhân dân quận Thanh
Xuân có thẩm quyền giải quyết đối với yêu cầu xin ly hôn của chị Bình.




×