Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ 06 tháng đầu năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.3 KB, 8 trang )

Báo cáo: Giám Sát Môi Trường Định Kỳ 06 Tháng Đầu Năm 2014

MỤC LỤC

1


Báo cáo: Giám Sát Môi Trường Định Kỳ 06 Tháng Đầu Năm 2014

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Danh mục số lượng khai thác nước và nguyên liệu sử
dụng……………….4
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác nước ngầm của trạm cấp nước……...3

2


Báo cáo: Giám Sát Môi Trường Định Kỳ 06 Tháng Đầu Năm 2014

NỘI DUNG BÁO CÁO
I. Thông tin chung
1.1. Thông tin liên lạc
Tên cơ sở: Trạm cấp nước ấp Phú An, xã Tân Bình.
1.2. Địa điểm hoạt động
Trạm cấp nước ấp Phú An, xã Tân Bình có diện tích 50m 2, hoạt động trong khu
vực ấp Phú An, xã Tân Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Vị trí tiếp giáp
của trạm cấp nước với các khu vực xung quanh như sau:
+ Phía Tây: giáp hộ ông Bùi Văn Nhiều;
+ Phía Đông: giáp hộ ông Nguyễn Văn Vững;
+ Phía Bắc: giáp hộ ông Nguyễn Văn Vững;


+ Phía Nam: giáp Rạch Bà Khôi.
1.3. Tính chất và quy mô hoạt động
+ Tính chất: Trạm cấp nước ấp Phú An, xã Tân Bình, huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp hoạt động chính là khai thác nước ngầm, Clo hóa sơ bộ khử trùng và
cung cấp vào mạng lưới phục vụ cho người sử dụng theo sơ đồ dây chuyền công
nghệ sau:
Nước ngầm
Bơm chìm
Bể chứa
Đài nước
Tuyến ống
Khách hàng
Hình 1: Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác nước ngầm của trạm cấp
nước
3


Báo cáo: Giám Sát Môi Trường Định Kỳ 06 Tháng Đầu Năm 2014

Mô tả công nghệ: nước ngầm từ giếng khoan được bơm chìm vào bể chứa.
Dung dịch Clo được bơm định lượng bơm vào bể chứa để khử khuẩn đảm bảo chất
lượng nước theo Quy chuẩn 02/2009/BYT của Bộ Y Tế. Nước trong bể chứa được
máy bơm công suất 3HP đưa lên đài nước để tạo áp lực và đưa nước vào mạng lưới
đường ống để cung cấp nước sinh hoạt cho khách hàng ở khu vực dự án.
+ Quy mô hoạt động:
- Tổng diện tích khu đất thực hiện dự án là 50m2;
- Công suất thiết kế là: 100 m3/ngđ;
- Công suất khai thác là: 80 m3/ngđ;
- Số hộ phục vụ: 350 hộ.
1.4. Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu

+ Nguyên liệu: danh mục và số lượng nguyên liệu sử dụng phụ vụ cho dự án
khi đi vào sản xuất ổn định được trình bày trong bảng sau:
ST
T
1

Tên nguyên liệu

Đơn vị tính

Số lượng

Nguồn gốc

Nước ngầm
m3/ngđ
80
Nội địa
Bảng 1: Danh mục số lượng khai thác nước và nguyên liệu sử dụng
+ Nhu cầu về hóa chất xử lý: chủ yếu là Clo khử trùng.
+ Nhu cầu điện: nguồn điện phục vụ cho dự án được cung cấp từ mạng lưới
điện quốc gia tại khu vực. Nhu cầu sử dụng tối đa khoảng 400 KWh/tháng.
+ Nhu cầu lao động: nhu cầu lao động của dự án là 01 người thực hiện công
tác vận hành.
II. Các nguồn gây tác động môi trường
2.1. Tóm tắt số lượng, thực trạng, diễn biến, các nguồn gây tác động có liên
quan đến chất thải
2.1.1. Ô nhiễm không khí và tiếng ồn
+ Ô nhiễm không khí:
- Hoạt động của Trạm cấp nước chủ yếu sử dụng các động cơ điện, hóa chất

Clo sử dụng ở dạng lỏng và được lưu chứa trong các thùng có nắp đậy kín nên khí
thải phát sinh hầu như không đáng kể nên cũng sẽ không ảnh hưởng đến môi
trường và người dân xung quanh khu vực dự án.
4


Báo cáo: Giám Sát Môi Trường Định Kỳ 06 Tháng Đầu Năm 2014

- Khí thải phát sinh chủ yếu trong quá trình chám hóa chất vào bồn chứa và
xúc rửa bồn chứa. Lượng khí thải này có thể tác động trực tiếp đến công nhân thực
hiện công việc trên.
+ Tiếng ồn: do dây chuyền sản xuất của Trạm cấp nước sử dụng các động cơ
điện, mức ồn khô cao nên hầu như không ảnh hưởng đến môi trường và người dân
xung quanh cơ sở.
2.1.2. Nước thải
+ Nước thải sinh hoạt: do chỉ có một nhân viên làm việc tại Trạm cấp nước nên
lượng nước thải sinh hoạt phát sinh không nhiều nên tác động đến môi trường là
không đáng kể.
+ Nước thải sản xuất: chủ yếu phát sinh từ việc xúc rửa các bồn chứa Clo. Với
thời gian khoảng 3 tháng mới thực hiện 1 lần và mỗi lần xúc rửa thải ra khoảng 20
lít nước thải. Thành phần chủ yếu là cặn lắng và nồng độ Clo.
+ Nước mưa chảy tràn: nước mưa được quy ước là sạch nên có thể thải trực tiếp
ra nguồn tiếp nhận.
2.1.3. Chất thải rắn
+ Chất thải rắn sinh hoạt: khối lượng khoảng 0,5 kg/ngày. Chất thải rắn sinh
hoạt có thành phần chất hữu cơ cao dễ phân hủy gây mùi hôi khó chịu.
+ Chất thải rắn sản xuất: ước tính khoảng 10 kg/tháng. Thành phần chủ yếu là
ống nhựa, bao bì, thùng chứa Clo, các phụ tùng, thiết bị hư hỏng. Các chất thải này
nếu không được thu gom xử lý sẽ làm mất cảnh quan và ảnh hưởng xấu tới môi
trường xung quanh.

2.1.4. Chất thải nguy hại
Chủ yếu là bóng đèn huỳnh quang hỏng, khối lượng khoảng 10-20 bóng/năm.
2.2. Tóm tắt số lượng, thực trạng, diễn biến, các nguồn tác động có liên quan
đến chất thải
Sự cố có thể xảy ra từ hoạt động sản xuất của cơ sở:
+ Sự cố cháy nổ
- Do vận hành các thiết bị không đúng quy trình kỹ thuật;

5


Báo cáo: Giám Sát Môi Trường Định Kỳ 06 Tháng Đầu Năm 2014

- Do bất cẩn của công nhân như: vức tàn thuốc vào khu vực chứa các nguyên
liệu dễ cháy;
- Sự cố về các thiết bị điện: dây trần, dây điện động cơ phát sinh nhiệt dẫn đến
cháy, hoặc chập mạch khi mưa dông to; sự cố rò rỉ nhiên liệu.
- Sự cố sét đánh có thể dẫn đến cháy nổ,…
Sự cố cháy nổ có thể gây ra thiệt hại to lớn về kinh tế và làm ô nhiễm cả 3 hệ
sinh thái đất, nước, không khí một cách nghiêm trọng. Hơn nữa, nó còn ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất của cơ sở, đe dọa tính mạng con người và tài sản.
+ Tai nạn lao động
Các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động là do:
- Công nhân không tuân thủ nghiêm ngặt các nội quy về an toàn lao động ;
- Bất cẩn về điện.
Mức độ xảy ra sự cố tùy theo ý thức chấp hành nội quy và quy tắc an toàn lao
động của công nhân trong từng trường hợp cụ thể.
+ Sự cố sụt, lở, lún đất:
- Phần lướn mái nề trạm cấp nước là đất, không làm kiên cố kè bê tông hoặc
lát máy đã trải ni lông, mưa nhiều dẫn đến trạm lở đất sụp nã hàng rào;

- Mức độ xảy ra tùy theo thời tiết, ảnh hưởng không đáng kể.
III. Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp
dụng và kết quả đo đạc, phân tích mẫu định kỳ các thông số môi trường
3.1. Biện pháp giảm thiểu và xử lý các tác động môi trường tiêu cực đang áp
dụng
3.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn
+ Hạn chế ô nhiễm không khí: khí thải chỉ phát sinh chủ yếu từ quá trình châm
hóa chất. Do đó cần trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết và tập huấn đầy
đủ các thao tác trong quá trình vận hành. Các bồn chứa Clo được đậy kín
+ Hạn chế ô nhiễm tiếng ồn: thường xuyên kiểm tra, bảo trì các máy móc thiết
bị trong Trạm cấp nước.
3.1.2. Xử lý nước thải
6


Báo cáo: Giám Sát Môi Trường Định Kỳ 06 Tháng Đầu Năm 2014

+ Nước thải sinh hoạt: Trạm cấp nước đã xây dựng nhà vệ sinh với hầm tự hoại
3 ngăn để sử xử lý nước thải sinh hoạt.
+ Nước thải sản xuất: lưu lượng phát sinh nước thải sinh hoạt không nhiều (20
lít/3 tháng) và Clo dễ bay hơi nên không gây ảnh hưởng lớn đến nguồn tiếp nhận.
3.1.3. Kiểm soát chất thải rắn
+ Chất thải rắn sinh hoạt: chủ yếu là rác thải hữu cơ nên được thu gom và chôn
lấp hợp vệ sinh.
+ Chất thải rắn sản xuất: được thu gom phân loại để tái sử dụng, bán phế liệu,
còn lại sẽ được lưu trữ và xử lý đúng quy định.
3.1.4. Chất thải nguy hại
Bảo quản và xử lý theo đúng quy định của Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT.
3.1.5. Công tác phòng chống sự cố:
+ Phòng chống sự cố cháy nổ:

- thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, kịp thời thay thế các thiết bị không
đảm bảo an toàn.
- Các bình chứa hóa chất trong xử lý nước được kiểm định định kỳ.
- Trang bị đầy đủ dụng cụ, quần áo bảo hộ cho công nhân ở các bộ phận cần
thiết.
- Cơ sở được trang bị đầy đù các phương tiện và thiết bị chữa cháy (bình cứu
hỏa, cát,…)
- Thường xuyên có kế hoạch phối hợp các cơ quan phòng cháy chữa cháy tại
địa phương để được hướng dẫn, huân luyện cụ thể về các phương án phòng chống
cháy nổ cho công nhân. Đơn vị có phân công đội an toàn vệ sinh nhân viên thường
xuyên kiểm tra giám sát đảm bảo sản xuất an toàn đúng quy định không để xảy ra
sự cố.
+ Phòng chống sự cố sụt lún – suy giảm tài nguyên nước:
- Chủ dự án cần duy tu bảo dưỡng hàng năm;
- Công tác khai thác nước thực hiện đúng mục đích, đúng giấy phép khai thác;

7


Báo cáo: Giám Sát Môi Trường Định Kỳ 06 Tháng Đầu Năm 2014

- Thường xuyên kiểm tra quan trắc về chất lượng, khối lượng và mực nước
định kỳ hàng ngày, hàng tháng và báo cáo cơ quan chức năng theo luật định, báo
cáo kịp thời các diễn biến bất lợi do quá trình khai thác gây ra nhằm tránh tác động
xấu đến môi trường.
- Định lượng hóa chất tối ưu nhằm đảm bảo sử dụng nguồn nước được cao
nhất (giảm thất thoát trong khai thác sử dụng) để không lãng phí tài nguyên nước
nhất là nước ngầm được đánh giá là tài nguyên không thể tái tạo.
3.2. Kết quả đo đạc, phân tích lấy mẫu định kỳ các thông số môi trường (xem
phần phụ lục)

Nhận xét qua phiếu kết quả kiểm nghiệm cho thì cho thấy các chỉ tiêu pH,
Amoni, Độ cứng, Clorua, Asen,… đều nằm trong giới hạn cho phép. Không gây
ảnh hưởng tới sức khỏe người dân sử dụng nước.
IV. Kết luận và kiến nghị
Nhìn chung, hoạt động sản xuất cung cấp nước sạch tại Trạm cấp nước ấp Tân
An, xã Tân Bình được quan tâm nhiều đến công tác bảo vệ môi trường và thường
xuyên tiến hàng kiểm tra thực hiện đúng những quy định cũng như những cam kết
nhằm đảm bảo không gây tác động xấu đến môi trường xung quanh.
Châu Thành, ngày … tháng … năm 2014
Doanh nghiệp tư nhân Lê Minh Thiện
Chủ doanh nghiệp

8



×