Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Báo cáo giám sát môi trường lò sấy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.48 KB, 16 trang )

Báo cáo giám sát môi trường

MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................i
DANH SÁCH BẢNG..............................................................................................iii
PHẦN I: YÊU CẦU BÁO CÁO...............................................................................1
1.1. MỤC ĐÍCH........................................................................................................1
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ...............................................................................................1
1.3. TỔ CHỨC VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN........................................................2
1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG BÁO CÁO..........................................................2
1.4.1. Phạm vi báo cáo..............................................................................................2
1.4.2. Đối tượng phục vụ...........................................................................................2
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN.........................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.............................3
I. CÁC THÔNG TIN CHUNG..................................................................................3
1.1. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ....................................................................................3
1.2. ĐỊA ĐIỂM HOẠT ĐỘNG.................................................................................3
1.3. TÍNH CHẤT VÀ LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG..................................................4
1.3.1. Loại hình hoạt động.........................................................................................4
1.3.2. Quy mô của Cơ sở...........................................................................................4
1.3.3. Số lượng nhân viên..........................................................................................4
1.4. CÁC MÁY MÓC, THIẾT BỊ CỦA CƠ SỞ.......................................................4
1.5. NHU CẦU VÀ NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN NƯỚC........................................4
1.5.1. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện.....................................................................4
1.5.2. Nhu cầu nước cho hoạt động kinh doanh........................................................4
II. CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.............................................5
2.1.NGUỒN PHÁT SINH NƯỚC THẢI..................................................................5
2.1.1. Nước thải sinh hoạt..........................................................................................5
2.1.2. Nước thải sản xuất...........................................................................................5
2.2. NGUỒN PHÁT SINH KHÍ THẢI VÀ BỤI.......................................................5
2.3. NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI.......5


2.3.1. Rác thải sinh hoạt............................................................................................5
2.3.2. Chất thải sản xuất............................................................................................5
2.3.3. Chất thải nguy hại............................................................................................6
2.4. CÁC TÁC ĐỘNG KHÁC..................................................................................6
III. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU VÀ XỬ LÝ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
TIÊU CỰC ĐANG ÁP DỤNG.................................................................................6
3.1. ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI......................................................................................6
3.1.1. Đối với nước thải sinh hoạt.............................................................................6
3.1.2. Đối với nước thải sản xuất...............................................................................6
3.2. ĐỐI VỚI BỤI, ỒN VÀ KHÍ THẢI....................................................................6
3.4. ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN.............................................................................7
3.4.1. Chất thải rắn sinh hoạt.....................................................................................7
3.4.2. Chất thải rắn sản xuất......................................................................................7
3.4.3. Chất thải nguy hại............................................................................................7
3.5. ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG KHÁC..................................................................8
LÒ SẤY LÚA

i


Báo cáo giám sát môi trường

IV. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG.........................................................8
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................10
1. KẾT LUẬN.........................................................................................................10
2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................10
PHẦN PHỤ LỤC....................................................................................................11

LÒ SẤY LÚA


ii


Báo cáo giám sát môi trường

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Các thiết bị máy móc của lò sấy…………………………………………5
Bảng 2: Chất lượng môi trường không khí xung quanh lò sấy…………………...9

LÒ SẤY LÚA

iii


Báo cáo giám sát môi trường

PHẦN I: YÊU CẦU BÁO CÁO
1.1. MỤC ĐÍCH
Giám sát chất lượng môi trường định kỳ là một trong những việc làm cần
thiết và thường xuyên trong công tác quản lý, giám sát chất lượng môi trường tại
“Lò sấy lúa” (Cơ sở) thuộc Hộ kinh doanh 9 Mạnh (chủ Cơ sở) tại 303, ấp Phú
Thạnh, xã An Phú Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Việc giám sát chất lượng môi trường nhằm mục đích điều tra hiện trạng môi
trường tại khu vực Cơ sở. So sánh kết quả giám sát chất lượng môi trường với các
quy chuẩn Việt Nam hiện hành về môi trường.
Với kết quả giám sát chất lượng các môi trường không khí xung quanh lò sấy,
Hộ kinh doanh 9 Mạnh sẽ tiến hành đánh giá xem loại môi trường nào vượt quy
chuẩn hiện hành. Từ đó, chủ Cơ sở sẽ có các phương pháp cũng như kế hoạch cải
tạo các công trình xử lý môi trường tại Cơ sở để đảm bảo chất lượng các loại môi
trường luôn đạt quy chuẩn môi trường hiện hành tương ứng.

1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Báo cáo giám sát môi trường của Lò sấy lúa, được thực hiện trên cơ sở pháp
lý như sau:
- Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 29
tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ
về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của
Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường.
- Căn cứ Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm
2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về môi trường.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành như:
QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT.
LÒ SẤY LÚA

1


Báo cáo giám sát môi trường

1.3. TỔ CHỨC VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
- Tổ chức thực hiện:
+ Hộ kinh doanh 9 Mạnh;

+ Địa chỉ: 303, ấp Phú Thạnh, xã An Phú Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh
Đồng Tháp;
+ Điện thoại: 0918 179 798
- Thời gian thực hiện: tháng 11 năm 2014.
1.4. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG BÁO CÁO
1.4.1. Phạm vi báo cáo
Các thông tin về hiện trạng các loại môi trường được thu tại Lò sấy lúa.
Trong báo cáo này sẽ tập trung vào những loại chất thải và các chỉ tiêu trong mỗi
mẫu đặc trưng, đại diện cho loại hình hoạt động sản xuất của lò sấy.
Các thông tin số liệu, báo cáo liên quan về công tác bảo vệ môi trường tại
Lò sấy lúa.
1.4.2. Đối tượng phục vụ
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Thành;
- Các ngành có liên quan,….
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Thu thập thông tin, số liệu từ địa phương và khảo sát hiện trạng môi trường
xung quanh Lò sấy lúa.
- Thu mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm xác định các thông số về
chất lượng môi trường không khí xung quanh Cơ sở.
- Áp dụng các cơ sở khoa học, quy chuẩn đối với từng thành phần môi
trường và có giải pháp thích hợp để duy trì hoạt động kinh doanh, đồng thời đảm
bảo không gây tác động xấu (ô nhiễm môi trường) và an toàn cho công nhân lao
động, cộng đồng xung quanh.

LÒ SẤY LÚA

2


Báo cáo giám sát môi trường


PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
I. CÁC THÔNG TIN CHUNG
1.1. THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ
Các thông tin về Cơ sở:
+ Tên Cơ sở: Lò sấy lúa;
+ Địa chỉ liên hệ: 303, ấp Phú Thạnh, xã An Phú Thuận, huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp;
Thông tin về đơn vị chủ quản:
+ Tên đơn vị chủ quản: Hộ kinh doanh 9 Mạnh;
+ Địa chỉ liên hệ: 303, ấp Phú Thạnh, xã An Phú Thuận, huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Tháp;
+ Điện thoại: 091 7498 898;
+ Tên người đại diện: (ông) Lê Bá Mạnh

Chức vụ: Chủ Cơ sở

1.2. ĐỊA ĐIỂM HOẠT ĐỘNG
Cơ sở tọa lạc tại 303, ấp Phú Thạnh, xã An Phú Thuận, huyện Châu Thành,
tỉnh Đồng Tháp. Tứ cạnh tiếp giáp của Cơ sở được trình bày như sau:
+ Phía Đông: giáp nhà dân;
+ Phía Tây: giáp nhà chủ dự án;
+ Phía Nam: giáp Gạch Ấp;
+ Phía Bắc: giáp đất ruộng.
1.3. TÍNH CHẤT VÀ LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG
1.3.1. Loại hình hoạt động
Ngành nghề hoạt động chính của Cơ sở là: sấy lúa
1.3.2. Quy mô của Cơ sở
Công suất sấy lúa của Cơ sở như sau: công suất tối đa là 18.000 tấn lúa/năm.
1.3.3. Số lượng nhân viên

Tổng số lao động của Cơ sở là: 9 người. Trong đó, chỉ có 6 người làm việc
xuyên suốt tại cơ sở.
1.4. CÁC MÁY MÓC, THIẾT BỊ CỦA CƠ SỞ
Các thiết bị, máy móc phục vụ quá trình hoạt động của lò sấy lúa được thể
hiện trong bảng sau:
LÒ SẤY LÚA

3


Báo cáo giám sát môi trường

Bảng 1. Các thiết bị, máy móc của lò sấy
TT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

1

Mô tơ lò sấy lúa 60 hp

Cái

1

2


Mô tơ lò sấy lúa 25 hp

Cái

2

3

Quạt đôi khổ 1,2 m

Cái

1

3

Quạt đôi khổ 0,8 m

Cái

2

4

Mô tơ băng tải 3hp

Cái

1


5

Băng tải lúa đơn

Cái

1

6

Máy biến áp, 160KVA

Máy

01

7

Cyclone thu bụi, 1hp

Cái

02

8

Bàn cào lúa

Cái


01

1.5. NHU CẦU VÀ NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN NƯỚC
1.5.1. Nhu cầu và nguồn cung cấp điện
+ Lò sấy lúa sử dụng nguồn điện năng từ lưới điện quốc gia;
+ Điện năng được sử dụng tại Cơ sở chủ yếu là vận hành các động cơ, máy
móc, thắp sáng và một số hoạt động khác;
+ Trung bình, Cơ sở tiêu thụ khoảng 10.000 kWh/tháng.
1.5.2. Nhu cầu nước cho hoạt động kinh doanh
+ Nước uống là nước tinh khiết đóng thùng, nước sinh hoạt là nước cấp của
địa phương;
+ Nhu cầu sử dụng nước cấp sinh hoạt: theo QCVN 01/2008/BXD thì trung
bình mỗi người dân ở vùng nông thôn sử dụng khoảng 80 lít nước/ngày để phục vụ
cho sinh hoạt. Dự án sử dụng 6 lao động nên lượng nước cấp sinh hoạt là:
6 người/ngày x 80 lít/người/ngày = 480 lít/ ngày.
+ Nhu cầu sử dụng nước uống: khoảng 15 lít/ngày.
II. CÁC NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1.NGUỒN PHÁT SINH NƯỚC THẢI
2.1.1. Nước thải sinh hoạt
Lượng nước thải sinh hoạt tại Cơ sở được tính như sau:
+ Tỉ lệ nước thải phát sinh: chiếm 80% lượng nước cấp;
+ NTSH = 0,48 x 80% = 0,384 m3/ngày

LÒ SẤY LÚA

4


Báo cáo giám sát môi trường


2.1.2. Nước thải sản xuất
Tại Cơ sở không phát sinh nước thải sản xuất trong quá trình hoạt động.
2.2. NGUỒN PHÁT SINH KHÍ THẢI VÀ BỤI
+ Nguồn phát sinh: các nguồn gây ra bụi và khí thải là do bụi lúa, bụi tro,
khói thải từ lò sấy lúa. Ngoài ra, bụi vài khói, khói thải còn phát sinh từ các ghe,
tàu của những thương lái;
+ Thành phần: bụi và khói thải gồm: bụi (bụi khói, bụi trấu, bụi tro); khí CO,
SO2, NO2, SiO2-, VOC, THC,...
2.3. NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI
2.3.1. Rác thải sinh hoạt
+ Nguồn phát sinh: rác thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt của
công nhân khi làm việc tại dự án;
+ Khối lượng phát sinh: trung bình khoảng 5 kg/ngày;
+ Thành phần: chủ yếu là các loại rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học như: thức
ăn thừa, hoa quả hỏng,… Ngoài ra, trong rác thải sinh hoạt còn có rác thải vô cơ,
nhựa, chất dẻo,…
2.3.2. Chất thải sản xuất
Chất thải sản xuất phát sinh tại Cơ sở bao gồm:
+ Tro thải: khoảng 700 kg/ngày;
+ Trấu và bụi rơi vãi: khoảng 30 kg/ngày;
+ Các loại chất thải khác, bao gồm: chi tiết máy hỏng, dây băng tải, lưới
lót lò sấy,… Khối lượng phát sinh lớn nhưng không phát sinh thường xuyên, ước
tính khoảng 1,2 tấn/năm.
2.3.3. Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh tại Cơ sở chủ yếu gồm:
+ Giẻ lau dính dầu nhớt: khoảng 1 kg/năm;
+ Bóng đèn hỏng: khoảng 4 bóng/năm;
2.4. CÁC TÁC ĐỘNG KHÁC
Ngoài ra, tại lò sấy còn phát sinh các loại tác động đến môi trường và sức

khỏe con người khác như:
+ Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ quá trình hoạt động của các băng tải;
các động cơ, thiết bị, của các tàu, ghe vận chuyển;
LÒ SẤY LÚA

5


Báo cáo giám sát môi trường

+ Sự cố chập điện gây cháy nổ;
+ Tai nạn giao thông do bất cẩn, vô ý của các phương tiện vận chuyển,…
+ Tai nạn lao động do sự bất cẩn của người lao động, thao tác không
đúng kỹ thuật,…
+ Nguyên liệu vận chuyển bằng đường ghe nên việc sạt lở bờ sông khó
tránh khỏi.
III. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU VÀ XỬ LÝ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG TIÊU CỰC ĐANG ÁP DỤNG
3.1. ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI
3.1.1. Đối với nước thải sinh hoạt
Cơ sở đã xây dựng bể tự hoại 2 ngăn có thể tích 2,5m3 để xử lý nước thải
sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại sẽ thoát ra môi trường tiếp
nhận.
3.1.2. Đối với nước thải sản xuất
Cơ sở không phát sinh nước thải sản xuất khi hoạt động.
3.2. ĐỐI VỚI BỤI, ỒN VÀ KHÍ THẢI
+ Khói thải lò sấy: trong quá trình vận hành của các lò sấy lúa, quạt gió sẽ
thổi ngọn lửa vào bên trong bộ phận phân phối khí bên dưới các sàn chứa lúa. Do
đó, khí thải và bụi phát sinh trong quá trình này sẽ đi qua lớp lúa dày ở phía trên
rồi thoát trước khi thoát ra môi trường. Do đi qua lớp lúa có độ dày khá cao nên

phần lớn khói, bụi đã được giữ lại trong lúa (lúa có tác dụng như vật liệu lọc và
hấp phụ khí thải và bụi). Do đó, lượng khí thải và bụi phát sinh từ quá trình này là
không đáng kể và đây có thể xem là phương pháp xử lý, giảm thiểu bụi và khí thải
của lò sấy.
+ Bụi: bố trí khu vực chứa tro, trấu riêng biệt, kín đáo để hạn chế bụi phát
tán ra môi trường. Bố trí các cyclone và chụp thu bụi tại nơi vận chuyển lúa để
tránh bụi lúa phát tán ra môi trường xung quanh.
+ Bụi và khói thải từ các phương tiện vận chuyển: hạn chế nhiều phương
tiện vận chuyển ra vào nhà máy cùng lúc.
+ Xây dựng nhà xưởng kín đáo và thường xuyên tưới nước khu vực sân, bãi
để hạn chế bụi trấu, bụi lúa, bụi tro phát tán vào môi trường xung quanh.
+ Lắp đặt lưới che chắn bụi xung quanh khu lò sấy.

LÒ SẤY LÚA

6


Báo cáo giám sát môi trường

3.4. ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN
3.4.1. Chất thải rắn sinh hoạt
+ Chủ nhà máy bố trí 02 xọt rác bằng nhựa để chứa rác sinh hoạt;
+ Các công nhân sẽ phân loại rác như sau: bọc nilon, chai nhựa,….(có thể tái
chế) sẽ được bán phế liệu; còn lại là rác thải không thể tái chế, tái sử dụng như:
thức ăn thừa, lá cây,… sẽ được đốt chung với trấu của lò sấy.
3.4.2. Chất thải rắn sản xuất
+ Tro thải: chủ đầu tư sẽ xây dựng khu chứa tro có diện tích 400m 2 và dùng
lưới cao khoảng 2m để tránh tro bay ra môi trường bên ngoài. Tất cả tro thải được
tạm chứa tại khu vực này nhằm mực tiêu là không làm rơi vãi tro xuống sông.

Lượng tro thải này sẽ được được xuất bán, cho những đối tượng có nhu cầu.
+ Trấu rơi vãi: sẽ được thu gom lại và được tiếp tục dùng để làm nhiên liệu
đốt lại cho các lò sấy lúa.
+ Các loại chất thải khác: thu gom và bố trí 1 khu vực chứa nhất định. Các
loại chất thải này sẽ được tái sử dụng ngay tại dự án hay bán phế liệu.
3.4.3. Chất thải nguy hại
+ Tất cả các loại chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của
nhà máy sẽ được thu gom và lưu trữ trong 02 thùng chứa bằng nhựa, có nắp đậy
kín, có dán chữ cảnh báo và được đặt trong khu chứa riêng biệt;
+ Khi khối lượng chất thải nguy hại phát sinh lớn thì chủ cơ sở sẽ tiến hành
thuê đơn vị có chứa năng để thu gom, vận chuyển và xử lý đúng như quy định.
3.5. ĐỐI VỚI CÁC TÁC ĐỘNG KHÁC
 Với tiếng ồn và rung:
+ Chủ đầu tư sẽ ban hành nội quy yêu cầu công nhân, khách hàng ra vào nhà
máy giữ trật tự chung.
+ Hạn chế hoạt động vào giờ nghỉ của người dân xung quanh.
+ Lắp đặt đệm chống rung cho các loại máy móc, thiết bị.
+ Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị.
 Tai nạn giao thông
+ Nhắc nhở các phương tiện chuyển hàng hóa ra vào nhà máy chấp hành luật
an toàn giao thông như: neo đậu đúng vị trí, không chở quá tải và gây cản trở giao
thông trên kênh Gạch Ấp;
LÒ SẤY LÚA

7


Báo cáo giám sát môi trường

+ Tạo ra không gian thông thoáng để các phương tiện vận chuyển ra vào nhà

máy không bị khuất tầm nhìn và gây tai nạn
 Tai nạn lao động
+ Chủ đầu tư sẽ trang bị và nhắc nhở người lao động thường xuyên sử dụng
các trang thiết bị bảo hộ lao động;
+ Bên cạnh đó, nhà máy sẽ thường xuyên kiểm tra, bảo trì các thiết bị, máy
móc nhằm hạn chế các sự cố xảy ra.
 Nguy cơ cháy nổ
+ Trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ phòng cháy chữa cháy (PCCC)
theo đúng quy định như nội quy, tiêu lệnh về PCCC, bình chữa cháy,….
+ Thường xuyên kiểm tra, bảo hành các trang thiết bị, dụng cụ trong quá
trình hoạt động;
 Sạt lở bờ sông: Cơ sở sẽ xây dựng kè sông kiên cố bằng bê tông cốt thép để
tránh sạt lở bờ kênh Gạch Ấp.
IV. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường của cơ sở. Hộ kinh doanh 9
Mạnh đã liên kết với Công ty TNHH Tư vấn Kiểm định và Đầu tư Xây Dựng Nam
Mêkong (LAS – XD 1078) tiến hành thu mẫu vào ngày 22 tháng 9 năm 2014. Kết
quả phân tích mẫu đạt được như sau.
Kết quả phân tích mẫu đạt được như sau:
Bảng 2. Chất lượng môi trường không khí xung quanh lò sấy
TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

QCVN 05:
2013/BTNMT


Tỉ lệ vượt
QCVN (lần)

1

Độ ồn

dBA

68

70*

Đạt

2

Bụi lơ lửng

µg/m3

217

300

Đạt

3


CO

µg/m3

175

30.000

Đạt

4

NO2

µg/m3

189

200

Đạt

5

SO2

µg/m3

120


350

Đạt

6

SiO2

µg/m3

114

150**

Đạt

Ghi chú:
+ KK: tại khu vực nhà dân cách dự án 20m dưới hướng gió chính;
+*: QCVN 26:2010/BTNMT
LÒ SẤY LÚA

8


Báo cáo giám sát môi trường

+ **: QCVN:06:2009/BTNMT.
Nhận xét:
Tất cả các chỉ tiêu quan trắc như độ ồn và bụi lơ lửng, SO 2, CO, NO2, SiO2
đều có nồng độ và giá trị nằm trong giới hạn cho phép so với quy định của QCVN

05:2013/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT.
Nhìn chung, chất lượng môi trường không khí xung quanh cơ sở đạt chất
lượng tốt.

LÒ SẤY LÚA

9


Báo cáo giám sát môi trường

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện báo cáo này, chúng tôi có các kết luận sau:
+ Lò sấy lúa trong quá trình hoạt động có phát sinh rất ít các tác động tiêu
cực đến chất lượng môi trường không khí xung quanh;
+ Không khí xung quanh lò sấy có chất lượng khá tốt;
+ Chủ Cơ sở đã thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi
trường tại lò sấy.
2. KIẾN NGHỊ
Cơ sở cần tiếp tục thực hiện một cách thường xuyên các biện pháp giảm
thiểu, xử lý chất thải đảm bảo đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về môi
trường;
Cơ sở sẽ lắp đặt các tấm lưới xung quanh nhà máy để che chắn bụi phát tán
ra môi trường;
Cơ sở cam kết tiếp tục duy trì thực hiện chương trình quan trắc môi trường
hàng năm để kịp thời điều chỉnh phương pháp xử lý nhằm hạn chế tối đa các tác
động tiêu cực đến môi trường.
Châu Thành, ngày


tháng 11 năm 2014

CHỦ CƠ SỞ

Lê Bá Mạnh

LÒ SẤY LÚA

10


Báo cáo giám sát môi trường

PHẦN PHỤ LỤC
QCVN 05:2013/BTNMT:
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ XUNG
QUANH
Bảng 1. Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh
Đơn vị: (  g/m3)

TT
1
2
3
4
5
6
7
8


Thông số

Trung
Trung
Trung bình
bình 1 giờ bình 3 giờ
24 giờ
SO2
350
125
CO
30000
10000
NO2
200
100
O3
200
120
Bụi lơ lửng (TSP)
300
200
Bụi PM10
150
Bụi PM2,5
50
Pb
1,5
Ghi chú: Dấu (-) là không quy định


Trung
bình năm
50
40
100
50
25
0,5

QCVN 26:2010/BTNMT:
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TIẾNG ỒN
Bảng 3. Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn Đơn vị: dBA
TT
Khu vực
Từ 6 giờ đến 21 giờ
Từ 21 giờ đến 6 giờ
1 Khu vực đặc biệt
55
45
2 Khu vực thông thường
70
55
QCVN 06:2009/BTNMT:
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MỘT SỐ CHẤT ĐỘC HẠI TRONG
KHÔNG KHÍ XUNG QUANH
Bảng 1: Nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung
quanh
Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m3)
TT
Thông số

Công thức hóa
Thời gian
Nồng độ cho
học
trung bình
phép
Các chất vô cơ
1 Asen (hợp chất, tính theo As
1 giờ
0,03
As)
Năm
0,005
2 Asen hydrua (Asin)
AsH3
1 giờ
0,3
Năm
0,05
3 Axit clohydric
HCl
24 giờ
60
4 Axit nitric
HNO3
1 giờ
400
24 giờ
150
5 Axit sunfuric

H2SO4
1 giờ
300
24 giờ
50
Năm
3
LÒ SẤY LÚA

11


Báo cáo giám sát môi trường
6
7
8

Bụi có chứa ôxít silic >
50%
Bụi chứa amiăng
Chrysotil
Cadimi (khói gồm ôxit
và kim loại – theo Cd)

Mg3Si2O3(OH)

150
- 50
1 sợi/m3
0,4

0,2
0,005
100
30
0,007
0,003
0,002
20
5
1
10
10
8
0,15
1

12 Hydrocyanua
13 Mangan và hợp chất
(tính theo MnO2)

HCN
Mn/MnO2

14 Niken (kim loại và hợp
chất, tính theo Ni)
15 Thủy ngân (kim loại và
hợp chất, tính theo Hg)

Ni


1 giờ
8 giờ
Năm
1 giờ
24 giờ
1 giờ
24 giờ
Năm
1 giờ
24 giờ
Năm
1 giờ
1 giờ
24 giờ
Năm
24 giờ

Hg

24 giờ

0,3

1 giờ
24 giờ
Năm
1 giờ
24 giờ
Năm
1 giờ

Năm
1 giờ
24 giờ
Năm
1 giờ
24 giờ
1 giờ
8 giờ
24 giờ
1 giờ
24 giờ
24 giờ

50
45
22,5
50
30
54
22
10
KPHT
16
0,04
5000
1500
20
500
120
10

100
26

9

Cd

1 giờ
24 giờ
-

Clo

Cl2

10 Crom VI (hợp chất, tính
theo Cr)

Cr+6

11

HF

Hydroflorua

16 Acrolein
17 Acrylonitril

Các chất hữu cơ

CH2=CHCHO
CH2=CHCN

18 Anilin

C6H5NH2

19 Axit acrylic
20 Benzen

C2H3COOH
C6H6

21 Benzidin
22 Cloroform

NH2C6H4C6H4NH2
CHCl3

23

CnHm

Hydrocabon

24 Fomaldehyt
25 Naphtalen
26 Phenol
27 Tetracloetylen
28 Vinyl clorua

29 Amoniac
30 Acetaldehyt
LÒ SẤY LÚA

HCHO
C10H8

C6H5OH
C2Cl4
CICH=CH2
Các chất gây mùi khó chịu
NH3
1 giờ
CH3CHO
1 giờ

200
45
12


Báo cáo giám sát môi trường
31
32
33
34
35
36

Năm

Axit propionic
CH3CH2COOH
8 giờ
Hydrosunfua
H2 S
1 giờ
Methyl mecarptan
CH3SH
1 giờ
24 giờ
Styren
C6H5CH=CH2
24 giờ
Năm
Toluen
C6H5CH3
Một lần tối đa
1 giờ
Năm
Xylen
C6H4(CH3)2
1 giờ
Chú thích: KPHT: không phát hiện thấy

LÒ SẤY LÚA

30
300
42
50

20
260
190
1000
500
190
1000

13



×