Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Các loại thuốc y học cổ truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.95 KB, 48 trang )

THUỐC GIẢI BIỂU
A. Đại cương
- Định nghĩa:
Là thuốc dùng để đưa tác nhân gây bệnh (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài bằng
đường mô hôi, chữa những chứng bệnh còn ở phần ngoài của cơ thể (biểu chứng),
làm cho bệnh không xâm nhập vào bên trong cơ thể (lý).
Các vị thuốc này phần nhiều vị cay, tác dụng phát tán gây ra mồ hôi (phát hãn)
do vậy còn gọi là thuốc phát hãn giải biểu hay giải biểu phát hãn.
- Phân loại:
+ Thuốc chữa về phong hàn: đa số vị cay (tân), tính ấm (ôn) nên còn gọi là phát
tán phong hàn hay tân ôn giải biểu.
+ Thuốc chữa về phong nhiệt: đa số có vị cay (tân), tính mát (lương) còn gọi là
phát tán phong nhiệt hay tân lương giải biểu.
+ Thuốc chữa về phong thấp đa số có vị cay, còn gọi là phát tán phong thấp.
B. Các nhóm thuốc:
Thuốc phát tán phong hàn
1. Tác dụng:
- Chữa cảm mạo do lạnh (cảm hàn, ngoại cảm phong hàn): sợ lạnh, ngây ngấy
sốt, sợ gió, nhức đầu, sổ mũi….
- Chữa ho, hen phế quản.
- Chữa co thắt các cơ, đau cơ, đau dây thàn kinh do lạnh: đau dây thần kinh toạ,
đau vai gáy, liệt dây VII, đau dây thần kinh liên sườn, đau lưng,...
- Chữa đau khớp do lạnh, thoái khớp, viêm khớp dạng thấp không có sốt, đau mình
mẩy.
- Chữa các bệnh dị ứng do lạnh (viêm mũi dị ứng, ban chẩn do lạnh).
2. Các vị thuốc : (phần này nên chỉ viết tên thuốc, còn các giải thíchkhác nên
đưa vào link)
2.1. Quế chi: vỏ bóc ở cành nhỏ hoặc các cành quế vừa, phơi khô của cây quế
(Cinamomun Lonreiri Ness) họ Long não (Lauraceae).
- Tính vị quy kinh: cay, ngọt, ấm vào Kinh tâm, phế, bàng quang.
- Tác dụng: chữa cảm mạo do lạnh có mồ hôi, chữa đau khớp, viêm đa khớp mãn


tính tiến triển, chữa ho, long đờm.
- Liều dùng: 4 - 12g/ 24h
1


- Chống chỉ định: tâm căn suy nhược thể ức chế giảm hưng phấn tăng, chứng âm
hư hoả vượng, người cao huyết áp, thiếu máu, rong kinh, rong huyết, có thai ra máu dùng
thận trọng.
2.2. Gừng sống (sinh khương): thân rễ tươi của cây gừng (Zingiben officinale
Rose), họ gừng (Zingiberaceae).
- Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh phế, tỳ, vị.
- Tác dụng: chữa cảm mạo do lạnh, chữa nôn do lạnh, hay phối hợp với bán hạ
chế chữa ho, kích thích tiêu hoá, chữa ợ hơi, đầy hơi, giải độc (làm giảm độc tính của
bán hạ, nam tinh, phụ tử.
- Liều dùng: 4 - 12g/24h
- Chống chỉ định: ho do viêm nhiễm, nôn mửa có sốt.
2.3. Tía tô: lá phơi khô của cây tia tô (Perilla ocymoides L), họ hoa môi
(Lamiaceae).
- Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh phế, tỳ.
- Tác dụng: chữa cảm mạo do lạnh, hay phối hợp với củ gấu, vỏ quýt chữa ho,
làm long đờm, chữa nôn mửa do lạnh, giải dị ứng do ăn cua, cá gây dị ứng.
- Liều dùng: 6 - 12g/h
+ Tử tô: hạt tía tô có tác dụng chữa ho, hen, long đờm, chữa co thắt đại tràng.
+ Tô ngạnh: là cành tía tô phơi khô có tác dụng kích thích tiêu hoá.
2.4. Kinh giới: đoạn ngọn cành mang lá, hoa phơi khô hay sấy khô của cây kinh
giới (Elsholtzia cristata Willd), họ hoa môi (Linmiaceae).
- Tính quy vị: cay, ấm vào kinh can, phế.
- Tác dụng chữa bệnh: chữa cảm mạo do lạnh, đau dây thần kinh do lạnh, làm mọc
các nốt ban chẩn: sởi, thuỷ đậu; giải độc, giải dị ứng, cầm máu (hoa kinh giới sao đen).
- Liều dùng: 4 - 12g/ 24h

2.5. Bạch chỉ: rễ phơi khô của cây bạch chỉ (Angelica dahurica Fisch) hoặc
(Angelica Amomala Ave - Lall), họ hoa tán (Apiaceae).
- Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh can, phế
- Tác dụng: chữa cảm mạo do lạnh, chữa chứng nhức đầu, đau răng, chảy nước
mắt do phong hàn phối hợp với phòng phong, khương hoạt; chữa ngạt mũi, viêm mũi
dị ứng, kết hợp với ké đầu ngựa, tân di, phòng phong; chống viêm làm bớt mủ trong
viêm tuyến vú, vết thương nhiễm khuẩn, các vết thương do rắn cắn.
- Liều dùng: 4 - 12g/ 24h

2


Địa liền:
Địa
liền,
Thiền
- Zingiberaceae.

liền

- Kaempferia

galanga L.,

thuộc

họ

Gừng


Mô tả: Cây thảo sống lâu năm. Thân rễ hình trứng gồm nhiều củ nhỏ. Lá 2-3 cái một,
mọc xoè ra trên mặt đất, có bẹ. Phiến rộng hình bầu dục, thót hẹp lại thành cuống,
mép nguyên, hơi có lông ở mặt dưới. Hoa trắng pha tím, không cuống, mọc ở nách lá.
Toàn cây, nhất là thân rễ, có mùi thơm và vị nồng.
Hoa tháng 4-7.
Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Kaempferiae, thường gọi là Sơn nai hoặc Tam nai.
Nơi sống và thu hái: Cây của Á châu nhiệt đới (Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Thái Lan,
Lào, Campuchia, Malaixia và Việt Nam). Ở nước ta, Địa liền mọc rải rác ở rừng vùng
núi thấp và trung du, và mọc tương đối tập trung ở những rừng khộp họ Dầu ở vùng
Tây Nguyên. Địa liền cũng thường được trồng lấy củ thơm làm gia vị và làm thuốc.
Trồng bằng thân rễ vào mùa Đông xuân. Thu hái thân rễ vào mùa khô. Đào củ về, rửa
sạch, thái phiến mỏng, xông lưu huỳnh rồi phơi khô, sao cho dược liệu không bị đen
và kém thơm. Do có tinh dầu nên Địa liền dễ bảo quản, ít bị mốc mọt.
Thành phần hoá học: Thân rễ Địa liền chứa 2,4-3,8% tinh dầu, để lạnh sẽ thu được
phần kết tinh mà thành phần chủ yếu là p-methoxyethylcinnamat chiếm 20-25%; còn
có những chất khác như pentadecan, V3 caren, ethylcinnamat, O methoxy
ethylcinnmat, p methoxy ethylcinnamat, canphen, borneol, p methoxystyren.
Tính vị, tác dụng: Địa liền có vị cay, tính ấm, có tác dụng âm trung tiện, tán hàn, trừ
thấp, trừ nề khí. Nước chiết ở củ có tính hạ đờm, lợi trung tiện. Người ta đã nghiên
cứu về tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm của Địa liền.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: thường dùng trị ăn uống không tiêu, ngực bụng
lạnh đau, tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau răng do phong. Còn được dùng để trị ỉa chảy,
hoắc loạn và trị ho gà.
Cách dùng: Ngày dùng 3-6g dạng thuốc sắc, thuốc bột hay viên hoặc ngâm rượu.
Rượu Địa liền (ngâm củ Địa liền trong rượu 40-50 độ, trong 5-7 ngày) có thể dùng
xoa bóp hoặc uống làm bớt nhức mỏi gân cốt, đau lưng và làm cho máu huyết thông
hoạt. Cũng dùng trị nhức đầu và phù thũng. Nước chiết củ dùng trị ho, làm bớt hôi
miệng, làm cao dán trị nhức mỏi. Lá và củ cũng dùng ngậm cho bớt ho và làm cho hết
hôi miệng. Rễ còn dùng chế vào mỡ xức tóc cho thơm.


3


Thuốc phát tán phong nhiệt
1. Tác dụng:
- Chữa cảm mạo phong nhiệt, thời kỳ viêm long khởi phát của các bệnh nhiễm
trùng, truyền nhiễm gây sốt, sợ nóng, không sợ lạnh, nhức đầu, mắt đỏ, họng đau,
miệng khô, rêu lưỡi vàng dầy, chất lưỡi đỏ, mạch xác.
- Làm mọc các nốt ban chẩn (sởi, thủy đậu).
- Chữa ho do viêm đường hô hấp, viêm phế quản thể hen.
- Chữa viêm màng tiếp hợp
- Một số ít có tác dụng lợi tiểu, giải dị ứng, hạ sốt.
2. Các vị thuốc:
2.1. Rễ sắn dây (cát căn): rễ củ phơi hay sấy khô của cây sắn dây (Pueraria
thomsoni Benth) họ Đậu (Fabaceae).
- Tính vị quy kinh: cay, ngọt, bình vào kinh tỳ, vị
- Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, khát nước, sởi lúc mới mọc, ỉa chảy nhiễm
khuẩn, lỵ, các cơn co cứng cơ, đau vai gáy, hạ sốt, sinh tân chỉ khát.
- Liều dùng 2 - 12g/ 24h. Nếu giải nhiệt thì dùng sống, chữa ỉa chảy thì sao vàng.
2.2. Bạc hà: thân cành mang lá phơi khô của cây bạc hà: (Menthe arvensi L)
hoặc (Menthe piperita L), họ Hoa môi (Lanmiaceae).
- Tính vị quy kinh: cay, mát vào kinh phế, can.
- Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, chữa viêm màng tiếp hợp dị ứng theo mùa, do
vi rút, chữa viêm họng, viêm amidal, làm mọc các nốt ban chẩn.
- Liều dùng: 3-12g/ 24 giờ
2.3. Lá dâu (Tang diệp): lá bánh tẻ phơi hay sấy khô của cây dâu tằm (Moruss
alba L), họ dâu tằm (Moraceae).
- Tính vị quy kinh: ngọt, đắng, lạnh vào kinh can, phế.
- Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt (phối hợp với cúc hoa), chữa viêm màng tiếp hợp
cấp, chữa ho, viêm họng có sốt, chữa dị ứng, nổi ban xuất huyết do rối loạn thành mạch

hay dị ứng.
- Liều dùng: 8 - 16g/ 24h
2.4. Hoa cúc: cụm hoa (quen gọi là hoa) đã chế biến và làm khô của cây cúc hoa
(Chrysanthemum Indicum L), họ cúc (Asteraceae).
- Tính vị quy kinh: ngọt, đắng, hơi lạnh và kinh can, phế, thận.
- Tác dụng: chữa sốt do cảm mạo, cúm (hay phối hợp với bạc hà, lá dâu).
4


chữa các bệnh về mắt như viêm màng tiếp hợp, quáng gà, giảm thị
lực, phối hợp với mạn kinh tử, cúc hoa, bạc hà, thục địa, kỷ tử.
chữa mụn nhọt, giải dị ứng, chữa nhức đầu do cảm mạo, cúm, cao
huyết áp.
- Liều dùng: 8 - 16g/ 24h
2.5. Bèo cái: cây bèo cái bỏ rễ sao vàng (Pistia stratiodes L.), họ ráy (Araceae).
- Tính vị quy kinh: cay, lạnh vào kinh can, phế.
- Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, chữa phù do viêm thận, do dị ứng, ngứa, mề
đay, làm mọc các nốt ban chẩn sởi, thuỷ đậu.
- Liều dùng: 8 - 12g/ 24h
2.6. Cối xay: dùng cành mang lá, quả tươi hoặc khô của cây cối xay (Abutilon
Indicum (L.) G. Don), (Sida indica L.), Họ Bông (Malvaceae).
- Tính vị quy kinh: ngọt, bình vào kinh can, bàng quang.
- Tác dụng: chữa cảm mạo có sốt, nhức đầu, lợi tiểu. Hạt chữa mụn nhọt, lỵ,
viêm màng tiếp hợp.
Thuốc phát tán phong thấp
1. Tác dụng chữa bệnh:
- Chữa thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp mạn tính tiến triển có sưng, nóng,
đỏ, đau (do phong thấp nhiệt).
- Chữa viêm khớp dạng thấp, thoái khớp, nhức mỏi các khớp (do phong hàn
thấp).

- Chữa viêm đau các dây thần kinh do viêm nhiễm, do lạnh, do thiếu sinh tố (đau
dây thần kinh toạ, đau liên sườn, đau vai gáy,...).
- Một số có tác dụng giải dị ứng (ké đầu ngựa) điều trị ban chẩn, viêm mũi dị
ứng, eczema ...
2. Những điều chú ý khi dùng thuốc chữa phong thấp
* Chú ý tính chất hàn nhiệt của bệnh và tính chất hàn nhiệt của thuốc.
- Thuốc có tính chất mát lạnh như: cành dâu, hy thiêm để chữa các bệnh viêm
khớp cấp, viêm khớp dạng thấp cấp có sưng, nóng, đỏ, đau
- Thuốc có tính chất ấm nóng như: thiên niên kiện, ngũ gia bì, rễ cây kiến cò để
chữa các chứng đau dây thần kinh do lạnh, viêm khớp dạng thấp không sưng, nóng,
đỏ, thoái khớp.
- Thuốc có tính bình dùng cho các trường hợp thuộc hàn hay thuộc nhiệt đều
được như tang ký sinh, thổ phục linh ...
5


* Phải có sự phối hợp toàn diện khi kê đơn thuốc chữa phong thấp :
Nếu nhiễm khuẩn thêm các vị thuốc kháng sinh như kim ngân hoa, bồ công
anh ...
Nếu đau khớp, đau dây thần kinh do lạnh thêm các vị thuốc phát tán phong hàn
như quế chi, bạch chỉ ...
Nếu có hiện tượng rối loạn chất tạo keo (nhức trong xương, nóng âm ỉ, nước tiểu
đỏ, khát nước) kết hợp thuốc thanh nhiệt lương huyết như sinh địa, huyền sầm, địa cốt
bì...
Kết hợp thuốc hoạt huyết để chống viêm, chống xung huyết như xuyên khung,
ngưu tất, ...
Kết hợp thuốc lợi tiểu trừ thấp để giảm phù nề, sưng đau
Kết hợp thuốc bổ Thận âm, bổ Thận dương vì thận chủ cốt, sinh tuỷ (bệnh khớp
lâu ngày ảnh hưởng đến thận).
Kết hợp thuốc bổ huyết vì bệnh lâu ngày ảnh hưởng đến teo cơ, cứng khớp, cử

động hạn chế, do cân cơ không được nuôi dưỡng.
Kết hợp thuốc kiện tỳ để trừ thấp (vì tỳ ghét thấp)
3. Các vị thuốc:
3.1. Ké đầu ngựa (thương nhĩ tử): quả già phơi hay sấy khô của cây ké đầu
ngựa (Xanthium strumarium L.), họ Cúc (Asteraceae).
- Tính vị quy kinh: cay, đắng, ấm vào kinh phế.
- Tác dụng: chữa đau khớp, đau dây thần kinh do lạnh, do nhiễm khuẩn, giải dị
ứng, chữa mề đay, mụn nhọt, viêm mũi dị ứng, lợi niệu, làm ra mồ hôi, kết hợp với
thuốc phát tán phong hàn chữa cảm mạo do lạnh.
- Liều dùng: 4 - 12g/ 24h
3.2. Hy thiêm: bộ phận trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây hy thiêm
(Siegesbeckia orientalis L.), họ Cúc (Asteraceae).
- Tính vị quy kinh: đắng, lạnh vào kinh can, thận.
- Tác dụng: chữa viêm khớp có sốt, đau dây thần kinh do viêm nhiễm, giải dị
ứng kết hợp với bèo cái, cúc hoa, ké đầu ngựa, chữa mụn nhọt kết hợp với kim ngân,
cúc hoa.
- Liều dùng: 12 - 16g/ 24h
3.3. Dây đau xương: thân đã phơi hoặc sấy khô của cây đau xương (Tinospora
tomentosa Miers), họ Tiết dê (Menispermaceae).
- Tác dụng: chữa đau nhức gân xương.
- Liều dùng: 6 - 12g/ 24h
6


3.4. Cây xấu hổ: bộ phận trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây xấu hổ
(Mimosa Pudica L.), họ Xấu hổ (Mimosaceae).
- Tác dụng: làm dịu thần kinh, chữa mất ngủ, chữa đau nhức xương, viêm khớp
dạng thấp, thoái khớp.
- Liều dùng: 20 - 100g/ 24h
3.5. Lá lốt: phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây lá lốt (Poperlolot

C.DC), họ Hồ Tiêu (Poperaceae).
- Tác dụng: chữa đau nhức xương khớp, ra mồ hôi tay chân, ỉa chảy.
- Liều dùng: khô 5 - 10g, tươi15 - 30g
3.6. Thổ phục linh: thân rễ phơi hay sấy khô của cây thổ phục linh còn có tên là
cây khúc khắc (Smilax glabra Roxb.) họ khúc khắc (Smilaceae).
- Tính vị quy kinh: ngọt, bình vào kinh can, thận, vị.
- Tác dụng: chữa viêm khớp cấp, viêm đa khớp tiến triển có sưng, nóng, đỏ, đau,
chữa mụn nhợt, ỉa chảy nhiễm khuẩn.
- Liều dùng: 40 - 60g/ 24h
3.6 Thiên niên kiện: Tên khác: Sơn thục, Bao kim.
Tên khoa học:
Rhizoma Homalomenae
Nguồn gốc:
Dược liệu là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Thiên niên kiện (Homalomena
aromatica Schott.), họ Ráy (Araceae). Cây mọc hoang ở nước ta, dưới các tán
rừng nhiệt đới ẩm ướt.
Thành phần hoá học chính:
Tinh dầu (0,8-1%), trong đó thành phần chính là linalol, terpineol.
Công dụng:
Chữa tê thấp, bổ gân cốt, người già đau khớp xương, kích thích tiêu hoá. Cất
tinh dầu làm hương liệu và chế linalol.
Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 5-10g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
3.7 Ngũ Gia bì: Tên khác: Chân chim – Sâm Nam – Cây chân vịt – áp cước
mộc (TQ)
Tên khoa học: Schefflera heptaphylla (L.) Frodin
Họ: Nhân sâm (Araliaceae)
1. Mô tả, phân bố
7



Là loại cây nhỡ, thân đứng, cao từ 5 – 15m. Lá mọc so le, kép chân vịt, thường có 8 lá
chét, phiến lá hình bầu dục, mép lá nguyên. Hoa nhỏ, mọc thành chùy, màu trắng ở
đầu cành. Quả mọng hình cầu, khi chín có màu tím sẫm, trong chứa 6 – 8 hạt.
Cây Ngũ gia bì mọc hoang ở các tỉnh miền núi nước la. Các tỉnh có nhiều Ngũ gia bì
chân chim là: Bắc Cạn, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lâm Đồng và nhiều nơi khác.
2. Bộ phận dùng, thu hái
Bộ phận dùng làm thuốc của Ngũ gia bì chân chim là vỏ thân và cành. Thu hái ở
những cây trên 10 năm tuổi là tốt. Bóc lấy vỏ cây và cành to theo kích thước qui định,
phơi khô. Cần chú ý bóc vỏ đúng kỹ thuật để cây vẫn còn tồn tại và phát triển được,
tránh làm cây chết.
Dược liệu Ngũ gia bì có dạng hình lòng máng, dài 20 – 50cm, rộng 3 – l0cm. Ngũ gia
bì chân chim có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng.
Ngũ gia bì chân chim đã được ghi trong Dược điền Việt Nam (2002).
Ngoài Ngũ gia bì chân chim, Dược điển Việt Nam còn có ghi cả Ngũ gia bì gai là vỏ
thân và rễ của cây Ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifolialus (L.) Merr.) cũng thuộc họ
Nhân sâm.
3. Thành phần hóa học
Ngũ gia bì chân chim có chứa tinh dầu và nhiều glycosid khác nhau, trong đó chủ yếu
là các hợp chất thuộc nhóm saponin triterpen. Ngoài ra còn có chất béo, acid hữu cơ,
tanin.
4. Công dụng, cách dùng
Dược liệu ngũ gia bì chân chim cũng giống các loài ngũ gia bì khác, có tác dụng làm
mạnh gân cốt, tăng sức bền bỉ cho cơ thể và trừ phong thấp.
Dùng chữa các chứng bệnh: Đau nhức xương, tê bại, chân tay co quắp, tiêu hóa kém;
trẻ em chậm lớn, còi xương…
Cách dùng: Uống 10 – 20g/ ngày, dạng thuốc sắc, rượu thuốc.

8



Thuốc thanh nhiệt
A. Đại cương
1. Định nghĩa:
- Thuốc thanh nhiệt là những thuốc có tính mát, lạnh (hàn lương) dùng để chữa
chứng nhiệt (nóng) ở trong cơ thể. Chứng nhiệt ở đây thuộc lý do những nguyên nhân
khác nhau gây ra:
- Thực nhiệt: gồm các chứng sốt cao, trằn trọc, vật vã, mạch nhanh, khát nước. Y
học cổ truyền cho rằng do hoả độc gây ra; do thấp nhiệt gây ra các bệnh nhiễm trùng
đường sinh dục, tiết niệu và tiêu hoá; do thử nhiệt gây sốt về mùa hè, say nắng.
- Do huyết nhiệt: do tạng nhiệt ở trong cơ thể (cơ địa dị ứng nhiễm trùng); do ôn
nhiệt xâm phạm vào phần dinh, huyết gây nên hiện tượng rối loạn thể dịch; do sốt cao
gây nhiễm độc thần kinh như hôn mê, mê sảng; do các độc tố của vi khuẩn gây rối
loạn thành mạch gây chảy máu.
2. Tác dụng chung
Hạ sốt cao, chống hiện tượng mất tân dịch, an thần , chống co giật, cầm máu.
3. Phân loại
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, chia thuốc thanh nhiệt thành 5 nhóm:
- Thuốc thanh nhiệt tả hoả (thuốc hạ sốt): chữa các bệnh do hoả độc gây ra
- Thuốc thanh nhiệt giải độc: chữa các bệnh do nhiệt độc gây ra
- Thuốc thanh nhiệt táo thấp: chữa các bệnh do thấp nhiệt gây ra viêm nhiễm
đường tiết niệu, sinh dục, tiêu hoá
- Thuốc thanh nhiệt lương huyết: chữa cơ địa dị ứng nhiễm trùng, các rối loạn
do nhiễm độc thần kinh và mạch máu do huyết nhiệt gây ra
- Thuốc thanh nhiệt giải thử: chữa say nóng, say nắng, sốt về mùa hè
* Chú ý: Thuốc thanh nhiệt chỉ dùng khi bệnh đã vào bên trong (lý chứng).
Không được dùng khi bệnh còn ở biểu.
Không dùng kéo dài, hết chứng bệnh thì thôi.
Dùng thận trọng cho những người tiêu hoá kém, ỉa chảy kéo dài, đầy
bụng (Tỳ hư), mất máu, mất nước sau đẻ.

B. Các nhóm thuốc:
Thuốc thanh nhiệt tả hoả
1. Định nghĩa:
Thuốc hạ sốt được dùng trong các trường hợp sốt cao có kèm theo mất nước,
khát nước, mê sảng, mạch nhanh (mạch xác).
9


2. Tác dụng chữa bệnh:
Dùng trong giai đoạn toàn phát của bệnh nhiễm khuẩn, truyền nhiễm, làm bớt
hiện tượng khát do mất tân dịch.
Khi dùng thuốc hạ sốt, kết hợp với thuốc kháng sinh chữa nguyên nhân (thuốc
thanh nhiệt giải độc)
Đối với người sức khoẻ yếu, trẻ em dùng liều thấp và thêm các vị thuốc bổ âm.
3. Các vị thuốc:
3.3. Trúc diệp (lá tre, lá vầu): lá tre hay lá vầu non còn cuộn tròn tươi hay phơi
khô của cây tre (Bainbusa sp), cùng thuộc họ lúa (Poaceae).
- Tính vị quy kinh: cay, ngọt, đạm, lạnh vào kinh tâm, vị.
- Tác dụng: chữa chứng sốt cao, miệng lở loét, chữa nôn do sốt cao, chữa ho,
viêm họng, viêm phế quản, an thần.
- Liều dùng: 16-24g/ 24h
3.4. Hạ khô thảo: cành mang lá và hoa phơi hay sấy khô của cây hạ khô thảo
(prunella wlgaris L), họ hoa môi (Lamiaceae).
- Tính vị quy kinh: cay, đắng, lạnh vào kinh can, đởm.
- Tác dụng chữa bệnh: chữa viêm màng tiếp hợp, chữa lao hạch, viêm hạch, chữa
dị ứng, chàm, ngứa; cầm máu do huyết ứ gây thoát quản.
- Liều dùng: 8 - 20g/ 24h
3.5. Thảo quyết minh: hạt già đã phơi hoặc sấy khô của cây thảo quyết minh
(Cassia tora L.), họ vang (Caesalpiniaceae).
- Tính vị quy kinh: ngọt, đắng, hơi hàn vào kinh Can, Vị.

- Tác dụng: chữa viêm màng tiếp hợp cấp, hạ sốt, nhuận tràng, chữa nhức đầu do cảm
mạo.
- Liều dùng: 8 - 20g/ 24h.
3.6 Cải trời:
Tên khoa học:
Blumea lacera DC
Mô tả:
Mô tả: Cây thảo cao 0,40-1m, nhánh và lá có lông hơi dính (trĩu), thơm. Lá mọc so
le, mép khía răng. Cụm hoa màu vàng ở ngọn, có nhánh dài, có lông dính; hoa đầu có
bao chung gồm 5-6 hàng lá bắc, phía ngoài là hoa cái, phía trong là hoa lưỡng tính;
hoa nhỏ 4-5mm. Quả bế dài 1mm, có 10 lằn và ở ngọn có lông mào trắng, dễ rụng.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Blumeae Lacerae.
Nơi sống và thu hái: Loài của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang, hoang thường ở
vườn, ruộng, bãi trống, gặp nhiều từ Thừa Thiên - Huế trở vào đến các tỉnh đồng bằng
10


sông Cửu Long. Khi dùng làm thuốc, nhổ cả cây vào mùa khô, đem rửa sạch, thái
nhỏ, phơi khô trong râm.
Thành phần hóa học: Cây chứa 0,085% tinh dầu màu vàng mà trong thành phần có
66% cineol, 10% fenchon và khoảng 6% citral.
Tính vị, tác dụng: Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can
hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng. Ở Ấn Độ, người ta
cho là cây đắng, hạ sốt; dịch lá trừ giun, thu liễm, hạ nhiệt, kích thích và lợi tiểu; rễ
trừ tả.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá Cải trời có mùi thơm, thường được thu hái
làm rau luộc ăn hoặc nấu canh với tép, với cá. Ở Java, người ta cũng dùng chồi non
nấu canh ăn. Người ta dùng toàn cây làm thuốc trị tràng nhạc, nhọt lở, cầm máu vết
thương, trị băng huyết, chảy máu cam. Cũng dùng trị tức ngực, yếu phổi, ho có đờm,
táo bón, mất ngủ, đái vàng và nóng.

Ở Ấn Độ, người ta dùng lá để trị đau bụng và để lọc sạch nước uống. Ở Malaixia,
người ta dùng cây để xua đuổi sâu bọ nhờ tinh dầu thơm. Còn ở Ấn Độ, người ta dùng
cây để trục giun. Ở một số nơi, người ta dùng cây giã ra vứt xuống nước để làm thuốc
duốc cá.
Liều dùng hàng ngày 10-30g, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hoặc phối hợp với Bồ công
anh, Kim ngân hoa, lá Sen, cành Tầm duột, Ngũ gia bì, Cam thảo. Cũng có thể nấu
thành cao sệt, uống lâu ngày, mỗi ngày độ 2 thìa canh pha với nước; dùng ngoài làm
cao dán.
3.7 Cối xay:
Thuốc thanh nhiệt lương huyết
1. Định nghĩa: Thuốc thanh nhiệt lương huyết dùng để chữa trị các chứng bệnh
do huyết nhiệt gây ra như tình trạng dị ứng nhiễm trùng, một số rối loạn cơ năng do
tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc như chảy máu, nhiễm độc thần kinh, rối loạn điện
giải.....
2. Tác dụng chữa bệnh
- Chữa các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm ở giai đoạn toàn phát, chữa và phòng
tái phát mụn nhọt, dị ứng.
- Thời kỳ thoái lui của bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn, các trường hợp sốt kéo
dài có hiện tượng mất nước như môi khô, da khô, lưỡi đỏ, hâm hấp sốt, ... thuộc chứng
âm hư.
- Dùng chữa một số bệnh không rõ căn nguyên như chảy máu ở tuổi dậy thì,
bệnh xuất huyết dưới da….do cơ địa dị ứng.
3. Cách sử dụng thuốc thanh nhiệt lương huyết:
11


Thường dùng phối hợp với các thuốc chữa nguyên nhân gây ra bệnh, ví dụ:
- Kết hợp với thuốc kháng sinh giải độc để chữa tình trạng nhiễm trùng, truyền
nhiễm.
- Kết hợp với các thuốc chữa thấp khớp (phong thấp).

- Kết hợp với các thuốc bổ âm khi có sốt cao, mất nước, mất điện giải.
- Kết hợp với các thuốc giải dị ứng để chữa dị ứng.
- Vì tính chất mát, lạnh nên không dùng cho người có rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy
hay đầy bụng, loét dạ dày, viêm đại tràng mạn…nguyên nhân do hàn.
4. Các vị thuốc:
4.1. Sinh địa: rễ củ phơi hay sấy khô của cây địa hoàng (Rehmannia glutinosa
(Gaertin.). Libosch.), họ hoa Mõm sói (Serophulariaceae).
- Tính vị quy kinh: ngọt, đắng lạnh vào kinh can, thận, tâm
- Tác dụng: chữa sốt cao kéo dài, làm đỡ khát, chữa các chứng chảy máu cam,
xuất huyết dưới da, lỵ ra máu do sốt nhiễm khuẩn, dùng nhuận tràng chữa táo bón do
sốt cao, cơ địa nhiệt gây táo bón, chữa các bệnh viêm họng, mụn nhọt, viêm amidal,
an thai trong các trường hợp có thai mắc bệnh viêm nhiễm có sốt hoặc thai nhiệt
(nóng trong).
- Liều dùng: 8 -16g/ 24h
4.2. Huyền sâm: rễ đã phơi hay sấy khô của cây huyền sâm (Serophularia
buergeriana Mig) và loài (Scrophularia ningponnsis Hemsl), họ Hoa mõm sói
(Serophulariaceae).
- Tính vị quy kinh: đắng, mặn, hơi lạnh và kinh phế, thận.
- Tác dụng: chữa sốt cao, mất nước, vật vã, mê sảng, chữa mụn nhọt, sốt cao gây
ban chẩn, viêm họng, viêm amidal, táo bón do sốt cao, viêm hạch do lao, do nhiễm
khuẩn.
- Liều dùng: 8-12g/ 24h
Thuốc thanh nhiệt giải độc
- Là thuốc dùng để chữa chứng bệnh do nhiệt độc, hoả độc gây ra. Các vị thuốc
này có tác dụng kháng sinh và chống viêm nhiễm, tính hàn lương.
- Dùng chữa các bệnh viêm cơ, viêm đường hô hấp, giải dị ứng, hạ sốt, chữa các
vết thương, viêm màng tiếp hợp, ...
- Khi dùng thuốc thanh nhiệt giải độc phải phối hợp với các thuốc hoạt huyết, lợi
niệu, nhuận tràng, thuốc thanh nhiệt lương huyết, thường dùng từ 2- 4 vị.
1. Kim ngân hoa: hoa sắp nở đã phơi hoặc sấy khô của cây kim ngân (Lonicera

Japonica Thunb) và các cây Lonicera dasystyla Rehd, Lonicera confusa DC. Lonicera
cambodiana Pierre, họ kim ngân (Caprifoliaceae).
12


- Tính vị quy kinh: ngọt, lạnh vào kinh phế, tâm, tỳ, vị
- Tác dụng: chữa các bệnh truyền nhiễm, mụn nhọt, viêm tuyến vú, viêm họng, có tác
dụng giải dị ứng, chữa lỵ trực trùng, đại tiện ra máu.
- Liều dùng: 12 – 20 g/ 24h
2. Bồ công anh (rau diếp dại): bộ phận trên mặt đất của cây bồ công anh
(Lactuca indica L), hoặc cây Taraxancum officinale Wigg (bồ công anh Trung quốc),
họ Cúc (Asteraceae).
- Tính vị quy kinh: ngọt, đắng, lạnh vào kinh can, vị.
- Tác dụng: giải độc tiêu viêm, chữa viêm tuyến vú, chữa viêm màng tiếp hợp,
chữa viêm hạch, lao hạch, lợi niệu trừ phù thũng.
- Liều dùng: 8 - 20g/ 24h. Nếu viêm tuyến vú dùng tươi giã nát, lấy bã đắp vào
chỗ sưng đau, nước thì uống, liều dùng 100g/ 24h.
3. Xạ can (Rẻ quạt): thân rễ phơi hay sấy khô của cây rẻ quạt (Belamcanda
sinensis Lem), họ Lay ơn (Iridaceae).
- Tính vị quy kinh: đắng, ôn, hơi độc vào kinh can, phế.
- Tác dụng: chữa viêm họng có sốt, chữa mụn nhọt, chữa ho, long đờm, lợi niệu
trừ phù thũng, chữa lao hạch, viêm hạch.
- Liều dùng: 3 - 6g/ 24h
4. Sài đất: phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây sài đất (Wdelia
chinensis (osb) Merr.) họ Cúc (Asteraceae).
- Tính vị quy tinh: đắng, mát vào kinh Phế.
- Tác dụng: chữa viêm cơ, mụn nhọt, lở loét, tắm rôm sẩy, chữa viêm tuyến vú.
- Liều dùng: 20 - 30g/
24h.
5. Ngư tinh thảo (cây Diếp cá): bộ phận trên mặt đất khô hay tươi của cây diếp

cá (Houttuynia cordata thunb.), họ lá Giấp (Saururaceae).
- Tính vị quy kinh: cay, chua, lạnh vào kinh phế, đại trường, bàng quang.
- Tác dụng: chữa mụn nhọt, áp xe phổi, vết thương nhiễm trùng, loét giác mạc,
trĩ , trĩ chảy máu, viêm đường tiết niệu, sinh dục.
- Liều dùng: 10- 20g/ 24h, tươi 50 – 100g.
Thuốc thanh nhiệt táo thấp
- Thuốc thanh nhiệt táo thấp là những vị thuốc đắng, lạnh, dùng chữa các chứng
bệnh do thấp nhiệt gây ra.
13


- Thấp nhiệt gây ra các bệnh: nhiễm trùng đường sinh dục, tiết niệu, nhiễm trùng
đường tiêu hoá, bệnh ngoài da do bội nhiễm, viêm tuyến mang tai.
- Khi dùng thuốc thanh nhiệt trừ thấp chú ý không nên dùng liều quá cao khi tân
dịch đã mất, muốn cho thuốc có hiệu lực hơn, cần phối hợp với các thuốc khác như
thuốc thanh nhiệt tả hoả, thanh nhiệt lương huyết, các thuốc hoạt huyết, cầm máu,
thuốc hành khí.
4. Cỏ sữa nhỏ lá và to lá:
Dùng toàn cây phơi khô của cây cỏ Sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia Burm) hay
cây cỏ Sữa lá to (Euphorbia hirta. L, Euphorbia pilulifera L), họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae).
- Tác dụng: chữa lỵ trực trùng, loét giác mạc.
- Liều dùng: 16 - 40g/ 24h
5. Rau sam (Mã xỉ hiện): toàn cây tươi hay khô của cây rau Sam (Portulaca
oleracea L), họ rau Sam (Portulacaceae), dùng tươi tốt hơn.
- Tính vị quy kinh: chua, lạnh vào kinh Tâm, Can, Tỳ.
- Tác dụng chữa bệnh: chữa lỵ trực trùng, viêm bàng quang cấp.
- Liều dùng: dùng tươi 50 - 100g/ 24h
6. Khổ sâm: rễ phơi hay sấy khô của cây Khổ sâm (Sophora flavesecens Ait)
(Sophora angustifolia Sieb et Zuce, họ Đậu ( Fabaceae).

- Tính vị quy kinh: đắng, lạnh vào kinh Tâm, Tỳ, Thận.
- Tác dụng chữa bệnh: chữa lỵ, hoàng đản nhiễm trùng, chàm, lở, ngứa dị ứng,
chữa viêm bàng quang, lợi niệu trừ thấp nhiệt.
- Liều dùng: 4 - 6g/ 24h
Mơ tam thể:
Xuyên tâm liên:
Núc nác:
Hoáng liên:
Vàng đắng:
Thuốc giải thử
Là những thuốc có tác dụng chữa những chứng bệnh do thử (nắng) gây ra. Thử
có thể kết hợp với nhiệt thành thử nhiệt gây ra các chứng bệnh sốt về mùa hè, say
nắng. Thử kết hợp với thấp thành thử thấp gây ra ỉa chảy, lỵ, bí tiểu tiện... vì vậy
thuốc giải thử được chia ra làm 2 loại: thanh nhiệt giải thử để chữa chứng thử nhiệt, ôn tán
thử thấp để chữa chứng thử thấp.
1. Thuốc thanh nhiệt giải thử
14


Mùa hè bị say nắng gọi là thương thử, biểu hiện toàn thân sốt cao, tự ra mồ hôi,
lúc đầu phiền khát, thích uống nước, nhức đầu, chóng mặt, mặt đỏ, tiểu tiện ít, ngắn,
đỏ; nặng gọi là trúng thử.
1.1. Lá sen (Hà diệp): lá đã bỏ cuống phơi hay sấy khô của cây Sen
(Nelumbium
speciosum Willd), họ Sen (Nelumbonaceae).
- Tính vị quy kinh: đắng, bình vào kinh Can, Vị.
- Tác dụng: chữa sốt về mùa hè, say nắng, say nóng, chữa ỉa chảy, chữa rong
huyết.
- Liều dùng: 6 - 12g/ 24h
1.2. Tây qua (nước ép Dưa hấu)

- Tính vị quy kinh: ngọt, lạnh vào kinh Tâm, Vị
- Tác dụng: chữa say nắng, lợi tiểu chữa phù thũng, giải rượu.
- Liều dùng: dùng nước ép của 1/2 - 1 quả uống. Nếu Tỳ vị hư hàn gây ỉa chảy không
dùng.
2. Thuốc ôn tán thử thấp: dùng trong trường hợp sau;
Mùa hè ăn uống đồ lạnh, lại bị thử kết hợp với hàn thấp lấn át nên xuất hiện triệu
chứng sốt, sợ lạnh, không có mồ hôi, nhức đầu.
Nếu thử kết hợp với thấp xuất hiện các chứng ngực bụng đầy tức, nặng đầu, nôn
oẹ, mình nặng nề, ra mô hôi, khát, thích uống nước, nôn mửa, ỉa chảy.
2.1. Hương nhu tía: thân mang cành, lá, hoa của cây Hương nhu tía (Ocimum
sanctum L), họ Hoa môi (Lamiaceae).
- Tính vị quy kinh: cay, hơi ấm vào kinh Phế, Vị
- Tác dụng: tán hàn giải thử, chữa chứng thử hàn gây sốt, sợ lạnh, nhức đầu,
không có mồ hôi, chữa ỉa chảy, đau bụng, lợi niệu chữa phù thũng.
- Liều dùng: 3 - 8g/ 24h
2.2. Hoắc hương: lá đã phơi hay sấy nhẹ đến khô của cây Hoắc hương
(Pogostemon cablin Blanco Benth), họ Hoa môi (Lanmiaceae).
- Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh Phế, Tỳ, Vị.
- Tác dụng: chữa ỉa chảy, nôn mửa, đau bụng
- Liều dùng: 6-12g/ 24h
2.3. Bạch biển đậu: hạt già phơi hay sấy khô của cây Đậu ván trắng (Dilichos
lablab L; Lablab vulgaria), họ Đậu (Fabaceae).
- Tính vị quy kinh: ngọt, hơi ấm vào kinh Tỳ, Vị.
15


- Tác dụng: chữa ỉa chảy, nôn mửa về mùa hè, sinh tân chỉ khát, chữa bệnh đái
đường, chữa ỉa chảy do Tỳ hư, giải độc rượu.
- Liều dùng: 6 - 12g/ 24h
Đại cương thuốc trừ hàn

1. Định nghĩa
Thuốc trừ hàn là những vị thuốc có tính ấm, nóng (ôn, nhiệt), để chữa các
chứng bệnh gây ra lạnh trong cơ thể, do phần dương khí giảm sút (lý hư hàn) hoặc do
tà hàn trúng vào tạng phủ (trúng hàn).
Dương khí giảm gây chứng tỳ vị hư hàn và chứng thoát dương
Đặc điểm: Đa số vị cay, tính ôn, quy kinh tỳ, vị. Đều làm mất tân dịch.
2. Phân loại: Dựa vào tác dụng của thuốc chia làm 2 loại:
- Ôn trung trừ hàn: chữa chứng tỳ vị hư hàn
- Hồi dương cứu nhgịch: chữa chứng thoát dương
3. Cách dùng:
- Dùng dạng thuốc khô sắc hoặc tán bột, uống liều nhỏ (3 - 6g/24h)
- Uống thuốc khi còn ấm. Kiêng mỡ, thức ăn tanh và lạnh
- Phối hợp với thuốc hành khí kiện tỳ và bổ dương để tăng tác dụng, với thuốc sinh
tân vì thuốc trừ hàn đều làm mất tân dịch
4. Cấm kị:
- Chân nhiệt giả hàn: Truỵ mạch do nhiễm khuẩn, nhiễm độc (thực nhiệt)
- Âm hư, tân dịch giảm, thiếu máu, ốm lâu ngày
Thuốc ôn trung trừ hàn
1. Tác dụng:
- Chữa rối loạn tiêu hoá do tỳ vị hư hàn (tỳ dương hư): Đầy bụng nôn mửa, ỉa chảy
mãn, không khát, chân tay lạnh, sắc mặt xanh, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì, vô lực.
- Chữa đau bụng do lạnh (trừ hàn chỉ thống): Đau dạ dày, viêm đại tràng mãn thể hàn
- Kích thích tiêu hoá (làm gia vị ): Trị đầy bụng, chậm tiêu ăn uống kém.
2. Vị thuốc:
Can khương (Gừng khô)
Zingiber officinale Rose. , họ Gừng (Zingiberaceae).
Bộ phận dùng: Thân rễ phơi khô của cây gừng
Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Tâm, phế, tỳ, vị
Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn
16



- Chữa nôn, ỉa chảy mãn do tỳ hư - Bài lý trung thang
- Chữa đau bụng do lạnh - Bài đại kiến trung thang
- Tăng tác dụng của thuốc Hồi dương cứu nghịch - Bài tứ nghịch thang
- Cầm máu (sao cháy) gọi là thán khương: Chữa ho ra máu kéo dài, người lạnh, đi
ngoài ra máu do tỳ hư.
- Chữa ho và nôn mửa do lạnh - Bài tiểu thanh long thang
Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu
Kiêng kỵ: Ho do nhiệt
Thảo quả (Quả đò ho)
Amomum aromaticum Roxb. , họ Gừng (Zingiberaceae).
Bộ phận dùng: Quả chín phơi sấy khô, khi dùng bỏ vỏ lấy hạt
Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Tỳ, vị
Công năng chủ trị : Ôn trung trừ hàn, trừ đàm, chữa sốt rét
- Chữa đau dạ dày, viêm đại tràng co thắt do lạnh
- Chữa ăn không tiêu, đầy bụng, nôn do lạnh
- Chữa ho, long đờm
- Chữa sôt rét do tỳ hư: Sốt ít, rét nhiều, đại tiện lỏng, không muốn ăn (Bài thường
sơn triệt ngược)
Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắc, bột, viên
Ngải cứu (y thảo)
Artemisia vulgaris L. , họ Cúc (Asteraceae)
Bộ phận dùng: Lá phơi khô, càng để lâu càng tốt gọi là ngải diệp
Tính vị quy kinh: Đắng, ôn - Can, tỳ, thận
Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn, điều kinh an thai, cầm máu
* Lá khô:
- Chữa đau bụng do lạnh
- Chữa kinh nguyệt không đều, an thai do tử cung hư hàn hoặc do phong hàn gây
động thai

- Sao cháy trị thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, rong kinh rong huyết do tỳ hư.
Ngải nhung làm mồi cứu
* Lá tươi
17


- Chữa cảm mạo: Sao nóng với rượu, gừng, đánh dọc sống lưng (đánh gió)
- Chữa đau do chấn thương, đau lưng cấp, đau thần kinh do lạnh: Sao nóng, thêm
chút muối hoặc dấm, đắp vào chỗ đau
- Bổ huyết, chữa suy nhược cơ thể, thiếu máu, mệt mỏi: Luộc nấu canh ăn với trứng

Liều dùng - cách dùng: 4 - 8gkhô 30 - 50gtươi/24h sắc, cao lỏng, đắp ngoài
Đại hồi (Bát giác hồi hương, Đại hồi hương)
Illicium verum Hook. f. , họ Hồi (Illiciaceae).
Tránh nhầm với hồi núi (Illicium griffithii Hook. et Thoms. ), quả có nhiều đại, mọc
toả theo hình nan hoa, đầu cong như chiếc liềm. Loại này không dùng làm thuốc vì
gây độc
Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô
Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Tỳ, vị, can, thận
Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn
- Chữa đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy do lạnh
- Chữa đầy bụng chậm tiêu, ăn kém, giải độc thịt cá
- Ngâm rượu xoa bóp chữa đau nhức tê thấp, chấn thương
Liều dùng - cách dùng: 4 - 8g/24h sắc, bột, ngâm rượu xoa bóp
Nếu dùng liều cao gây ngộ độc: Run chân tay, xung huyết não và phổi, trạng
thái ngây có khi tới co giật như động kinh
Tiểu hồi (Hồi hương, tiểu hồi hương)
Foeniculum vulgare Mill. , họ Cần (Apiaceae).
Bộ phận dùng: Quả chín phơi khô
Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Can, thận, tỳ, vị

Công năng chủ trị: Trừ hàn, chỉ thống, kiện tỳ, khai vị
- Chữa đau bụng do lạnh
- Chữa ăn không ngon, đầy bụng, chậm tiêu
- Chữa thoát vị bẹn (có nước ở màng tinh hoàn)do hàn trệ ở can kinh
Liều dùng - cách dùng: 4 - 8g/24h sắc, bột
Riềng (Cao lương khương, tiểu lương khương, phong khương)
Alpinia officinarum Hance. , họ Gừng (Zingiberaceae).

18


Đại cao lương khương (riềng nếp) (Alpinia galanga Willd. ). , củ to hơn, nhưng không
tốt bằng, phối hợp với huyết dư thán chữa ngộ độc thịt cóc. Quả gọi là hồng đậu khấu,
dùng như bạch đậu khấu
Bộ phận dùng: Thân rễ phơi sấy khô
Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Tỳ vị
Công năng chủ trị: Ôn trung, tán hàn, giảm đau, tiêu thực
- Chữa đau bụng do lạnh (đau dạ dày, viêm đại tràng)
- Chữa cảm lạnh gây sốt rét, sốt nóng, ỉa chảy, nôn mửa
- Làm ăn ngon, chóngtiêu
- Nhai sống chữa đau răng
Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu
Kiêng kỵ: Hoả vượng sinh nôn mửa, cảm nắng mà hoắcloạn
Sả (Hương mao, sả chanh)
Cymbopogon sp. , họ Lúa (Poaceae).
Bộ phận dùng: Lá, củ, tinh dầu
Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Tỳ vị
Công năng chủ trị: Phát hãn giải biểu, kích thích tiêu hoá
- Lá xông chữa cảm mạo hoặc pha nước uống cho mát và dễ tiêu
- Củ thông tiểu, làm ra mồ hôi, chữa cảm sốt, ăn ngon, chóng tiêu

- Tinh dầu giúp tiêu hoá, đuổi muỗi, làm hương liệu
Liều dùng - cách dùng: 15 - 30g/24h lá, củ sắc, xông
Đinh hương (Cống đinh hương, đinh tử hương) - Trung quốc
Syzygium aromaticum (L. ) Merill. et L. M. Perry = Eugenia caryophyllata Thunb. ,
họ Sim (Myrtaceae).
Bộ phận dùng: Nụ hoa
Tính vị quy kinh: Cay, ôn - Phế, thận, tỳ, vị
Công năng chủ trị: Ôn trung trừ hàn, phá khí giáng nghịch
- Chữa đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa do lạnh, nấc cụt
- Bôi ngoài trị chàm, lở, nhai đinh hương để phòng bệnh (có dịch)
- Làm thuốc tê và diệt tuỷ răng, súc miệng làm thơm miệng
Liều dùng - cách dùng: 1 - 4g/24h sắc, bột, hoàn, rượu xoa bóp.
Khi sắc thuốc được mới bỏ đinh hương vào
19


Kiêng kỵ: Kị lửa, không phải hư hàn không dùng
Thuốc hồi dương cứu nghịch
1. Tác dụng
- Chữa chứng thoát dương (vong dương, tâm dương hư thoát) do mất nước, mất máu
ra quá nhiều mồ hôi, gây choáng, truỵ mạch: Sắc mặt xanh nhợt, chân tay lạnh, mồ
hôi dính, mạch vi muốn tuyệt
- Chữa cơn đau nội tạng, và nôn mửa do lạnh
2. Vị thuốc
Ô đầu - Phụ tử
Ô đầu - Phụ tử Trung quốc (Xuyên ô, Thảo ô).
Ô đầu VN (Củ gấu tầu, củ ấu tầu)
Aconitum chinense=Aconitum carmichaeli=Aconitum fortunei Hemsl. , họ Hoàng liên
(Ranunculaceae).
Bộ phận dùng: Rễ củ

- Củ mẹ (Ô đầu), ngâm rượu xoa bóp chữa chân tay nhức mỏi, bán thân bất toại, mụn
nhọt lâu ngày không vỡ, vết loét lâu lành
- Củ con (phụ tử), phải chế mới dùng gọi là phụ tử chế.
Tuỳ cách chế ta có sản phẩm có độ độc khác nhau. Độ độc giảm dần từ Diêm
phụ (trị bán thân bất toại) - Hắc phụ (Hồi dương cứu nghịch) - Bạch phụ (trị ho trừ
đàm)
Tính vị quy kinh: Cay, ngọt, đại nhiệt, có độc - 12kinh
Công năng chủ trị: Hồi dương cứu nghịch, bổ thận dương, trừ phong hàn thấp
- Chữa choáng, truỵ mạch - Bài tứ nghịch thang
- Chữa đau lưng mỏi gối, liệt dương, di tinh, di niệu
- Chữa ngực bụng lạnh đau, ỉa chảy mãn do tỳ dương hư
- Trị cước khí thuỷ thũng (phù do thận dương hư )
- Chữa đau khớp, đau thần kinh do lạnh, chân tay tê mỏi
Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h hoặc100g/24h sắc uống.
Phối hợp với can khương, cam thảo, sắc kỹ để tránh ngộ độc
Kiêng kỵ: - Âm hư, có thai
- Ô đầu phản Bán hạ, Bối mẫu, Qua lâu, Bạch cập, Bạch liễm
20


Quế nhục
Cinnamomum obtusifolium Nees. và một số loài Quế khác Cinnamomum
cassia Blume, Cinnamomum zeylanicum Breyn. . . . , họ Long não (Lauraceae).
Bộ phận dùng: Vỏ thân của cây quế từ 5năm tuổi trở lên.
Tính vị quy kinh: Cay, ngọt, đại nhiệt, hơi có độc – Can, thận
Công năng chủ trị: Bổ mệnh môn hoả, kiện tỳ, kích thích tiêu hoá
- Truỵ mạch do mất nước, mất máu
- Chữa di tinh, liệt dương, chân tay co quắp, lưng gối tê mỏi
- Chữa phù do viêm thận mãn
- Chữa thống kinh, bế kinh do lạnh, bồi bổ cho phụ nữ sau đẻ

- Chữa đầy bụng chậm tiêu, ăn kém, đau bụng, ỉa chảydo lạnh
- Chữa đau mắt, ho hen, mụn nhọt lâu ngày không vỡ
Liều dùng - cách dùng: 3 - 6g/24h sắc, bột, rượu
Kiêng kỵ: Âm hư, có thai không dùng.
Thuốc lợi thủy thẩm thấp
Thuốc lợi thủy thẩm thấp là những thuốc có tác dụng lợi niệu nhằm mục đích bài tiết
thủy thấp ra ngoài. Đa số các vị thuốc này là vị đạm tính bình. Cần phân biệt với các
thuốc trục thủy là những vị thuốc có tác dụng mạnh đưa nước ra bằng hai con đường
tiểu tiện và đại tiện.
1. Đại cương
1.1. Định nghĩa
Thuốc lợi thủy thẩm thấp là những thuốc có tác dụng lợi niệu nhằm mục đích bài tiết
thủy thấp ra ngoài. Đa số các vị thuốc này là vị đạm tính bình. Cần phân biệt với các
thuốc trục thủy là những vị thuốc có tác dụng mạnh đưa nước ra bằng hai con đường
tiểu tiện và đại tiện.
1.2. Ứng dụng lâm sàng
- Viêm bàng quang cấp.
- Viêm thận cấp.
- Sỏi thận.
- Phù dị ứng.
- Tỳ hư thấp trệ.
- Viêm gan siêu vi trùng.
- Đau các khớp.
1.3. Các điểm cần lưu ý
1* Các thuốc lợi niệu thẩm thấp nhằm giải quyết một số biện pháp điều trị và giải
quyết một số khâu bệnh sinh nên phải kết hợp với các thuốc chữa nguyên nhân.
Ví dụ: Viêm nhiễm phải kết hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc, hoàng đản phải kết
21



hợp với thuốc thanh nhiệt táo thấp…
2* Căn cứ vào lý luận YHCT, cơ chế lợi niệu do các bộ phận toàn thân phụ trách nên
phải căn cứ vào hoạt động các tạng phủ từng tình trạng bệnh tật mà có sự phối hợp
thuốc mới đạt kết quả lợi niệu.
-Những bệnh do khí hóa của bàng quang kém nên đi tiểu ít phải kết hợp với quế chi,
thông khí lợi niệu.
-Tỳ chủ về khí hóa ở trung tiêu nên có trường hợp phải kiện tỳ phải là ích khí lợi niệu.
-Khí chủ ở thượng tiêu, khi phù từ ngực hông trở lên phải dùng thuốc tuyên phế lợi
niệu.
-Thận chủ về thủy hỏa, trong một số trường hợp thận dương hư, tướng hỏa suy yếu
ảnh hưởng đến tỳ dương, trường hợp này phải bổ thận dương.
-Tóm lại, phải căn cứ vào cơ chế phát sinh bệnh theo thuyết ngũ hành và thuyết tam
tiêu.
- Khi sử dụng thuốc lợi niệu phải chú ý những điểm sau cần dùng trong trường hợp bí
tiểu tiện do tân dịch hao mòn.
- Trong trường hợp phù do suy dinh dưỡng không nên dùng mạnh các thuốc này mà
phải kết hợp dùng thuốc bổ dương theo cơ chế trên.
- Hoạt tinh di tinh do thấp nhiệt không nên sử dụng các loại thuốc này.
2. Các vị thuốc có ở trong nước thường dùng
2.1. Trạch tả
-Tên khoa học là Alisma phantago aquatica, họ trạch tả (alismatacea).
-Là củ của cây trạch tả, còn gọi là cây mã đề nước.
-Vị ngọt, mặn, tính lạnh, quy kinh thận, bàng quang.
-Tác dụng lợi thủy thẩm thấp, tả tướng hỏa.
-Chữa các bệnh viêm bàng quang, viêm thận, viêm ngoại tâm mạc, ỉa chảy co thắt, âm
hư gây hỏa vượng, di tinh.
-Liều dùng: 8-16g
Chú thích: Trạch tả, mộc thông đều là thuốc thẩm thấp lợi niệu nhưng trạch tả dùng
trong bệnh ở thận, mộc thông bệnh ở tâm.
2.2. Sa tiền tử

-Tên khoa học là Plantago asiatica họ Plantaginacea.
-Cây mã đề, bộ phận dùng làm thuốc là hạt sa tiền tử và cây mã đề.
-Vị ngọt, tính lạnh, vào kinh can, thận, tiểu trường.
-Tác dụng lợi niệu, thanh nhiệt, thanh can minh mục, hoạt thai.
-Chữa các bệnh viêm bàng quang, ỉa chảy do thấp, viêm kết mạc, thị lực giảm, hoạt
thai (đẻ khó).
-Liều dùng: 4-12g.
-Cấm kỵ: Không có thấp nhiệt cấm dùng.
-Chú thích: Sa tiền tử và sa tiền thảo tác dụng gần giống nhau sa tiền thảo dùng trong
thanh nhiệt giải độc.
2.4. Ý dĩ nhân
22


-Tên khoa học là Coix lachyama jobi linca thuộc họ lúa.
-Là hạt bo bo.
-Vị ngọt, tính lạnh, vào kinh tỳ, phế.
-Chữa các bệnh viêm khớp, bồi dưỡng cơ thể, kiện tỳ lợi niệu, áp xe phổi.
-Liều dùng: 8-40g.
-Cấm kỵ: Tân dịch thiếu gây táo, phụ nữ có thai.
2.6. Tỳ giải
-Tên khoa học là Smilaxchina họ liliaceaac.
-Là củ kim cang
-Vị đắng, tính bình vào can, vị
-Tác dụng thẩm thấp lợi niệu kiện tỳ
-Chữa các bệnh đái đục, đái ra dưỡng chấp, thấp khớp, trừ mụn nhọt.
-Liều dùng: 6-12g.
-Cấm kỵ: Âm hư thận hư.
Thuốc hành khí (lý khí)
1. Định nghĩa

Là thuốc chữa những chứng bệnh gây ra do sự hoạt động của khí trong cơ thể bị
ngừng trệ. Theo YHCT, khí là vật vô hình, có tác dụng thúc đẩy mọi hoạt động ở khắp
nơi trong cơ thể, nhất là hoạt động của các tạng phủ, kinh lạc. Khi khí bị ngưng trệ sẽ
gây ra một số chứng bệnh ở bộ máy hô hấp, tiêu hoá, các cơ và thần kinh chức năng...
2. Tác dụng chữa bệnh
- Về tiêu hoá: có tác dụng kích thích tiêu hoá, chữa chậm tiêu, đầy hơi, ợ hơi,
chống co thắt đường tiêu hoá, như cơn co thắt đại tràng, mót rặn, chữ nôn mửa, chữa
táo bón do trương lực cơ giảm, sa dạ dày ở người già, phụ nữ đẻ nhiều lần thành bụng
yếu.
- Về hô hấp: chữa khó thở, tức ngực, ho hen, đau dây thần kinh liên sườn, chữa
các cơn đau do co cơ như đau lưng, đau vai gáy, chuột rút,...
- Một số rối loạn chức phận thần kinh như hysteria, tâm căn suy nhược.
3. Cách sử dụng thuốc hành khí
Là thuốc chữa triệu chứng nên cần phối hợp với thuốc chữa nguyên nhân.
- Nếu bệnh ở đường tiêu hoá căn cứ vào tình trạng hư thực, ví dụ: công năng
tạng Tỳ suy giảm gây đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, thì dùng phối hợp các thuốc kiện
Tỳ; nếu do nhiễm khuẩn thức ăn gây ra thì dùng phối hợp với các thuốc thanh nhiệt
trừ thấp hay các thuốc tiêu thực đạo trệ.
- Nếu có rối loạn chức phận thần kinh do sang chấn tinh thần thì dùng kết hợp
với các thuốc bình Can giải uất. Nếu co cứng cơ do lạnh, do thấp... thì kết hợp các vị
thuốc giải biểu.
- Không nên dùng thuốc hành khí cho những người mất nước, phụ nữ có thai.
23


4. Các vị thuốc
4.1. Hương phụ (củ Gấu): thân rễ phơi hay sấy khô của cây Hương phụ
(Cyperus rotundus) họ Cói (Cyperaceae).
- Tính vị quy kinh: cay, đắng, ấm vào kinh Can, Tỳ, Tâm.
- Tác dụng: chữa các cơn đau co thắt như co thắt đại tràng, cơn đau dạ dày, co

cơ, kích thích tiêu hoá, chữa thống kinh, kinh nguyệt không đều, ứ sữa, sang chấn tinh
thần, chữa cảm mạo do lạnh.
- Liều dùng: 6 - 24g/ 24h
4.2. Sa nhân: quả gần chín đã bóc vỏ và phơi khô của cây Sa nhân (Amomum
xanthioides wall), họ Gừng (Zingiberaceae).
- Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh Tâm, Tỳ, Phế, Thận.
- Tác dụng: chữa các cơn đau do khí trệ như cơn đau dạ dày, cơn đau do co thắt
đại tràng, kích thích tiêu hoá, chữa hen, khó thở, tức ngực, chữa tiểu tiện nhiều lần,
đái dầm do Thận dương không khí hoá được Bàng quang, chữa thống kinh.
- Liều dùng: 6 - 12g/ 24h
4.3. Trần bì (vỏ Quýt):vỏ quả chín phơi khô, để lâu năm của cây Quýt (Cutus
dediciosa tenore) họ Cam (Rutaceae).
- Tính vị quy kinh: cay, đắng, ấm vào kinh Phế, Vị.
- Tác dụng: chữa chứng đau do khí trệ, gặp lạnh Tỳ Vị bị ảnh hưởng gây đau
bụng; chữa táo bón, bí tiểu tiện; kích thích tiêu hoá nên điều trị chứng Tỳ Vị hư gây
ăn kém, đầy bụng, nhạt miệng, chậm tiêu; chữa nôn mửa do lạnh, chữa ỉa chảy do Tỳ hư,
chữa ho, long đờm do thấp gây ra.
- Liều dùng: 4 - 12g/ 24h
4.6. Nhục đậu khấu: hạt đã phơi hay sấy khô của cây Nhục đậu khấu (Myristica
fragans Houtt), họ Nhục đậu khấu (Myristicaceae).
- Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh Tỳ, Vị.
- Tác dụng: chữa tức ngực, khó thở, ho hen, chữa nôn mửa do lạnh, chữa ngộ độc
rượu.
- Liều dùng: 6 - 24g/ 24h
4.7. Mộc hương: rễ đã phơi hay sấy khô của cây Mộc hương (Saussurea lappa
Clarke), họ Cúc (Asteraceae).
- Tính vị quy kinh: cay, đắng, ấm vào kinh Phế, Tỳ, Can.
- Tác dụng: chữa các chứng đau do khí trệ như đau dạ dày, co thắt đại tràng do
lạnh, đau cơ. có tác dụng sơ can giải uất nên chữa các trường hợp đau vùng mạng
sườn, đau bụng do Can khí uất kết gây ra; chữa ỉa chảy mạn tính, chữa lỵ mạn tính.

24


- Liều dùng: 6 - 24g/ 24h
4.7. Chỉ thực, Chỉ xác: là quả phơi khô của chừng hơn 10 cây chi Citrus (Citrus
sp) họ Cam Quýt (Rutaceae). Quả non tự rụng là chỉ thực, quả chín hái hay tự rụng là
Chỉ xác.
- Tính vị quy kinh: cay, ấm vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường.
- Tác dụng: kích thích tiêu hoá, ăn chậm tiêu, lợi niệu chữa phù thũng do thiếu
sinh tố, phù dinh dưỡng, chữa ỉa chảy.
- Liều dùng: 6 - 24g/ 24h
4.8. Hậu phác: vỏ thân hay vỏ rễ phơi khô của cây Hậu phác (Mofficinalis rehd
et wills), họ Mộc lan (Magnoliaceae).
- Tính vị quy kinh: cay, đắng, ấm vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường.
- Tác dụng: chữa ho hen, khó thở, tức ngực, kích thích tiêu hoá, nôn mửa, táo
bón, chữa các cơn đau do co thắt dạ dày, ruột, đau cơ...
- Liều dùng: 2- 8g/ 24h
Thuốc hành huyết (hoạt huyết)
1. Định nghĩa
Thuốc hoạt huyết là thuốc dùng để chữa những bệnh do huyết ứ gây ra. Nguyên
nhân huyết ứ thường do viêm nhiễm, sang chấn, do co mạch hoặc giãn mạch… Thuốc
hoạt huyết có tác dụng làm lưu thông huyết.
2. Tác dụng chữa bệnh
- Chữa các cơn đau của tạng phủ hay tại chỗ xung huyết gây phù nề, chèn ép vào
các mạt đoạn thần kinh, gây cảm giác đau như cơn đau dạ dày, thống kinh cơ năng,
sang chấn do ngã, cơn đau do sỏi niệu quản, sỏi thận, sỏi mật.
- Chữa sưng, nóng, đỏ do viêm nhiễm và làm tăng tác dụng của thuốc thanh nhiệt
giải độc, chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, viêm khớp cấp, đợt cấp của viêm đa khớp
dạng thấp tiến triển có sưng, nóng, đỏ, đau.
- Chữa một số trường hợp chảy máu do xung huyết gây thoát quản như rong

kinh, rong huyết, tiểu tiện ra máu do sỏi, viêm bàng quang, trĩ chảy máu...
- Đưa máu đi các nơi, phát triển tuần hoàn bàng hệ, chữa viêm tắc động mạch,
viêm khớp mạn tính... chữa dị ứng nổi ban do giãn mạch gây xung huyết, chữa cao
huyết áp do giãn mạch máu ở thận, ngoại biên.
- Điều hoà kinh nguyệt chữa thống kinh, kinh nguyệt không đều, bế kinh…
3. Cách sử dụng thuốc hoạt huyết

25


×