Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

Nhiễm trùng ngọai khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.07 KB, 20 trang )

NHIỄM TRÙNG
NGOẠI KHOA

bsnvn


MỤC TIÊU
1. Hiểu được: Bản chất của nhiễm trùng ngoại khoa là gì và tác nhân gây ra nó.

2. Trình bày được các tổn thương cơ bản thường gặp trong nhiễm trùng ngoại khoa.


1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. Khái niệm về nhiễm trùng ngoại khoa

-Nhiễm trùng là sự xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể và sự đáp ứng của cơ thể đối với
thương tổn do chúng gây nên.
-Nó là biến chứng thường xảy ra sau chấn thương, vết thương hoặc sau khi phẫu thuật.
- Nhiễm trùng ngoại khoa thường không khỏi tự nhiên mà phải can thiệp bằng ngoại khoa
như: chích, rạch, dẫn lưu hoặc cắt bỏ tổ chức hoại tử cùng với kháng sinh mới loại bỏ được
nhiễm trùng.


1.2. Tác nhân gây nhiễm trùng ngoại khoa
-

Các loại vi sinh vật (Vi trùng, Virus hay Ký sinh trùng).

- Đường lây nhiễm: VSV xâm nhập vào cơ thể qua đường da và niêm mạc bị tổn thương
(vết thương), qua các ống bài tiết của cơ thể như đường mật, đường tiết niệu, đường tiêu


hóa hay đường hô hấp bị tổn thương (vỡ ruột, thủng túi mật...). Ngoài ra, đường vào của
VSV có thể qua những động tác thăm khám hoặc điều trị (soi bàng quang, tiêm, chọc dò
dịch não tủy...).


Ủ A N H IỄỄ
D IỄỄ
N BIỄẾ
N CỦ
M TR Ù N G N G O Ạ IK H O A



NTNK phụ thuộc vào:

- đặc điểm của vi sinh vật



- Nguyên nhân gây ra



- Sức đề kháng của cơ thể người bệnh.



Ví dụ: Clostridium tetanie (gây bệnh uốn ván) sinh sôi trong mô cơ thể người bệnh, gây rất ít
hoặc không có phản ứng tại chỗ nhưng lại tiết ra một ngoại độc tố (exotoxin) rất mạnh tác động
lên tế bào thần kinh gây co rút cơ như một tấm ván và sau đó liệt cơ. Hay Streptococcus (liên

cầu khuẩn) qua vết thương da rất nhỏ như một vết xây xát hoặc chỗ đạp gai, thường xâm nhập
vào hệ thống bạch mạch gây viêm bạch mạch cấp tính, viêm hạch bạch huyết cấp tính hoặc
viêm tấy lan tỏa, tỷ lệ tử vong rất cao.


Nhiễm trùng ngoại khoa thường diễn biến qua 4 thời kỳ:
– Thời kỳ nung bệnh là thời gian từ lúc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể đến khi bắt đầu có triệu chứng lâm sàng.
– Thời kỳ khởi phát: Xuất hiện những triệu chứng sớm như đau nhức, sốt, đỏ.
– Thời kỳ toàn phát: Nhiễm trùng xuất hiện với đầy đủ triệu chứng chính. Thời kỳ này có thể gặp các thể lâm
sàng sau :
+ Ổ nhiễm trùng khu trú: áp-xe nóng và viêm tấy lan tỏa.
+ Ổ nhiễm trùng di chuyển: viêm bạch mạch cấp tính, viêm hạch bạch huyết cấp tính.
+ Nhiễm trùng toàn thân: nhiễm khuẩn huyết (septicemie), nhiễm khuẩn mủ huyết (septico–pyohemie) với
những ổ mủ rải rác và định cư ở các cơ quan nội tạng.
– Thời kỳ kết thúc: diễn ra 1 trong 3 khả năng
+ Diễn biến tốt: Nhiễm trùng được giải quyết nhưng rất hay tái phát.
+ Bệnh khỏi và Cơ thể được miễn nhiễm (như trong bệnh uốn ván).
+ Diễn biến xấu: Có nhiều biến chứng nặng như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn mủ huyết... có thể dẫn đến tử
vong


2. TỔN THƯƠNG THƯỜNG GẶP
2.1. Viêm tấy
Là loại nhiễm trùng tổ chức tế bào dưới da và thường thứ phát sau một nhiễm trùng ngoài da.


2.2. Apxe

- Apxe nóng: là hiện tượng khu trú viêm và làm mủ sau một trường hợp viêm tấy, sau một chấn thương bị
nhiễm trùng, vết thương, vết mổ nhiễm trùng.


Nguyên nhân gây apxe nóng là các VK làm mủ như tụ cầu, tụ cầu vàng, liên cầu… (tụ cầu vàng hay gặp nhất).


- Apxe lạnh: là một ổ mủ hình thành chậm, thường chỉ có triệu chứng sưng,
không có triệu chứng nóng, đỏ và đau.

Nguyên nhân apxe lạnh thường trực khuẩn lao.


2.3. Viêm tấy lan tỏa
Viêm tấy lan tỏa là tình trạng viêm cấp tính
các
tổ chức phần mềm với 2 đặc điểm là xu hướng lan tỏa
mạnh không giới hạn và hoại tử các mô bị xâm nhập.
Đây là thể nặng của apxe nóng.

2.4. Viêm bạch mạch cấp tính

Là nhiễm trùng cấp tính của các mạch bạch huyết, thường thấy ở các chi, nhất là chi dưới (biểu hiện:
một hay nhiều đường đỏ chạy từ chỗ viêm nhiễm đến các hạch bạch huyết lân cận).
VK gây viêm thường là liên cầu, tụ cầu, cá biệt có thể do VK kỵ khí.


2.5. Viêm hạch bạch huyết cấp tính
Là nhiễm trùng cấp tính của hạch bạch huyết, thứ phát sau khi khu vực bạch mạch bị
xâm nhập bởi VK.


2.6. Nhọt


NHẮC LẠI GiẢI PHẪU DA


Nhọt là nhiễm trùng da có giới hạn, thường do tụ cầu vàng gây nên.
Khởi đầu thường là do viêm một nang lông, sau đó làm mủ và hoại tử tổ chức phần mềm cùng với một
phần của da xung quanh. Nhọt có thể tự vỡ và khi nặn ép thấy có ngòi mủ bung ra. Nguyên nhân thường do
kém vệ sinh ở da, những vết xước do ngứa gãi, da bị kích thích bởi hóa chất.


Những loại nhọt cần lưu ý:
Đinh râu: là những nhọt ở xung quanh môi và cánh mũi. Nếu nặn non, nặn ép sẽ phát triển to lên làm
mặt sưng nề, bầm tím, mắt sưng híp lại và rất dễ dẫn tới nhiễm khuẩn huyết, tỷ lệ tử vong cao. Ngoài ra, có
thể gây viêm tắc tĩnh mạch xoang hang dẫn tới phù mí mắt, lồi nhãn cầu do ứ đọng máu ở tĩnh mạch mắt và
liệt các dây thần kinh vận nhãn chung và ngoài.


Hậu bối (còn gọi là nhọt chùm): là loại tổn thương do nhiều nhọt kết dính với nhau bởi tình trạng làm
mủ ở chân bì, thường xuất hiện trên cơ thể suy nhược, trên người bệnh tiểu đường. Nhọt chùm có nhiều ngòi
mủ lỗ chỗ như tổ ong và hay xuất hiện ở gáy và ở lưng (hậu bối).


2.7. Nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm trùng toàn thân, do sự phóng thích vi khuẩn,
độc tố của vi khuẩn vào máu từng đợt từ một ổ nhiễm trùng trong cơ thể.

2.8. Nhiễm khuẩn mủ huyết
Nhiễm khuẩn mủ huyết tương tự như nhiễm khuẩn huyết, nhưng có sự di chuyển qua
đường máu của những ổ mủ từ một ổ nhiễm trùng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.



2.9. Nhiễm trùng bệnh viện
 Nhiễm trùng BV là tình trạng khi BN nằm chữa bệnh ở BV có thể mắc một bệnh nhiễm trùng khác với
bệnh nhiễm trùng mà BN có khi nhập viện, hoặc bị mắc bệnh nhiễm trùng sau khi BN vào BV điều trị một
bệnh khác không phải bệnh nhiễm trùng.

Nhiễm trùng BV là một nhiễm trùng nặng thứ phát và rất khó điều trị vì VK gây nhiễm trùng BV kháng
lại KS rất mạnh.


 Các yếu tố trung gian gây nhiễm trùng BV:
♦ Thầy thuốc khi làm thủ thuật: thay băng, tiêm truyền, hút đờm dãi...

♦ Các dụng cụ y tế bị nhiễm bẩn: bơm kim tiêm, máy thở, ống dẫn lưu, ống nội khí quản...

♦ Buồng bệnh chật chội, thông khí kém, chứa dụng cụ bẩn, không được quét dọn, lau rửa thường xuyên.

 Các loại VK gây nhiễm trùng BV thường gặp là tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn đường
ruột, ngoài ra còn có các loại nấm, virut.


4. CHẨN ĐOÁN NHIỄM TRÙNG NGOẠI KHOA

Việc chẩn đoán nhiễm trùng ngoại khoa dựa vào:
♦ Khai thác bệnh sử và khám lâm sàng.
♦ Xét nghiệm máu: hồng cầu, bạch cầu, tốc độ máu lắng...
♦ Xét nghiệm mủ và các chất dịch tìm VSV gây nhiễm trùng.
♦ Cấy máu khi có nhiễm trùng lan rộng làm BN sốt cao, rét run (phải cấy máu trước khi dùng KS).

♦ X quang, siêu âm, chụp CLVT... giúp bổ sung chẩn đoán.

♦ Sinh thiết khi quá trình nhiễm trùng làm biến đổi tổ chức (sùi, loét...).

♦ Làm phản ứng ngưng kết đặc hiệu trong huyết thanh.


CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI

Câu 1: Nêu khái niệm về nhiễm trùng ngoại khoa? Các tác nhân gây nhiễm trùng ngoại khoa, đường xâm nhập cơ thể
của các tác nhân đó?
Câu 2: Nêu diễn biến của NTNK
Câu 2: Nêu các tổn thương thường gặp trong nhiễm trùng ngoại khoa?
Câu 3: Nêu các căn cứ để chẩn đoán nhiễm trùng ngoại khoa?



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×