Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích về nguồn vốn DN và các hình thức huy động vốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.73 KB, 14 trang )

PHÂN TÍCH VỀ NGUỒN VỐN DN VÀ CÁC HÌNH THỨC
HUY ĐỘNG VỐN
MỤC LỤC
Lời mở đầu
I.
1.
2.
3.
II.
1.
2.
III.
1.
2.
3.
IV.
V.
VI.

Cơ sở lý luận về vốn
Khái niệm về vốn
Phân loại vốn
Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp
Các phương thức huy động vốn
Huy động vốn chủ sở hữu
Huy động vốn nợ
Phân tích cách thức huy động vốn của Công ty
Giới thiệu Công ty
Phân tích tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Thực trạng huy động vốn của Công ty
Các giải pháp huy động vốn của Công ty


Kết luận
Tài liệu tham khảo

LỜI MỞ ĐẦU

Trang
3
3
3
3
4
4
4
6
8
8
8
11
12
14
14


Vốn có vai trò rất quan trong trong doanh nghiệp, vốn được ví như máu trong cơ
thể sống. Trong quá trình hoạt động, sự biến đối của vốn là cơ sở và dấu hiệu của sự tồn
tại của doanh nghiệp. Để cho doanh nghiệp duy trì và ngày càng phát triển thì doanh
nghiệp không những phải duy trì số vốn bỏ ra ban đầu mà còn phải đi tìm các nguồn vốn
khác để bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy công tác huy động
vốn được ưu tiên hàng đầu. Doanh nghiệp nào thực hiện tốt công tác huy động vốn đồng
nghĩa với việc huy động được vốn với cơ cấu hợp lý và chi phí thấp, có điều kiện hạ giá

thành thì sản phẩm làm ra có tính cạnh tranh. Trong bối cảnh hiện nay kinh tế hội nhập
kinh tế thế giới và môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn thì việc tìm kiếm được
nguồn vốn tài trợ với chi phí hợp lý vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp đòi
hỏi mỗi doanh nghiệp phải phân tích những ưu và nhược điểm của từng loại nguồn vốn
để áp dụng huy động vốn cho doanh nghiệp mình một cách hợp lý nhất.

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN
1. Khái niệm về vốn
Vốn sản xuất kinh doanh là một phần thu nhập quốc dân biểu hiệu dưới giá trị tư
liệu sản xuất hàng hóa tiền tệ các cá nhân, các tổ chức bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh
doanh nhằm tìm kiếm lợi ích kinh tế và xã hội.
2. Phân loại vốn
Tuỳ theo mỗi tiêu thức phân loại mà vốn của doanh nghiệp có các loại khác nhau:
-

Phân loại theo nguồn hình thành thì vốn của doanh nghiệp bao gồm 2 loại
chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc về
các chủ sở hữu của doanh nghiệp. Còn nợ phải trả là phần vốn không thuộc sở
hữu của các chủ sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm các khoản vốn chiếm dụng
và nợ vay.

- Phân loại theo phương thức chu chuyển thì vốn của doanh nghiệp bao gồm 2
loại là vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là phần vốn dùng để đầu tư
vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Còn vốn lưu động là phần vốn dùng để
đầu tư vào tài sản lưu động của doanh nghiệp.


- Phân loại theo thời gian thì vốn được chia thành vốn ngắn hạn và vốn dài hạn.
Vốn ngắn hạn là vốn có thời hạn dưới 1 năm, còn vốn dài hạn là vốn có thời
hạn từ 1 năm trở lên. Vốn chủ sở hữu được coi là vốn dài hạn.

3. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp.
- Vốn là điều kiện tiên quyết khi thành lập doanh nghiệp: Về mặt pháp lý mỗi
doanh nghiệp khi thành lập phải có một lượng vốn nhất định phải lớn hớn
hoặc bằng vốn pháp định do Nhà nước quy định đối với mỗi ngành nghề. Do
vậy vốn đảm bảo sự hình thành và tồn tại của doanh nghiệp trước pháp luật.
- Cơ sở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp muốn tiến
hành sản xuất kinh doanh thì phải có sở vật chất ban đầu đó là trụ sở làm việc,
nhà xưởng máy móc thiết bị những cơ sở vật chất này thường được hình thành
từ nguồn vốn góp ban đầu của chủ sở hữu.
- Vốn đảm bảo cho doanh nghiệp có điều kiện đầu tư và phát triển sản xuất kinh
doanh theo chiều rộng và chiều sâu. Doanh nghiệp muốn tăng cường năng lực
cạnh tranh mở rộng quy mô hoạt động thì phải tạo lập được nguồn vốn ổn định
để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được thuận lợi.
II.

CÁC PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN

Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của các
doanh nghiệp được đa dạng hoá. Tùy theo điều kiện phát triển của thị trường tài chính
của một quốc gia, tùy theo loại hình của doanh nghiệp và các đặc điểm hoạt động kinh
doanh cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có các phương thức tạo vốn khác nhau.
1. Huy động vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: bao gồm
phần vốn chủ doanh nghiệp bỏ vào đầu tư kinh doanh và phần hình thành từ kết quả
trong hoạt động kinh doanh.
Do vốn chủ sở hữu là vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp nên doanh nghiệp
không có trách nhiệm phải trả vốn đó cho người khác.
1.1 Vốn góp ban đầu.
Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn



ban đầu nhất định do cổ đông - chủ sở hữu góp. Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó. Vì
hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh
nghiệp.
1.2 Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia.
Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia một phần lợi nhuận dùng để tái đầu
tư.
Ưu điểm:
- Doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào vốn bên ngoài
- Tăng khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp
- Tạo cơ hội cho Công ty thu được lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo.
Nhược điểm:
Khi doanh nghiệp không trả cổ tức cho cổ đông mà giữ lại lợi nhuận có thể
làm cho giá cổ phiếu trên thị trường giảm, ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.
1.3 Phát hành cổ phiếu mới.
Doanh nghiệp có thể phát hành các loại cổ phiếu sau:
- Cổ phiếu thường: là loại cổ phiếu được phát hành bằng nguồn lợi nhuận để
lại hoặc các nguồn vốn chủ sở hữu hợp pháp khác của công ty cổ phần và
không có sự ưu tiên đặc biệt nào trong việc chi trả cổ tức hay thanh lý tài sản
khi công ty phá sản.
- Cổ phiếu ưu đãi: là loại cổ phiếu được phát hành bằng nguồn lợi nhuận để
lại hoặc các nguồn vốn chủ sở hữu hợp pháp khác của công ty cổ phần nhưng
có sự ưu tiên đặc biệt trong việc chi trả cổ tức hay thanh lý tài sản khi công ty
phá sản.
Ưu điểm:
- Cổ đông được doanh nghiệp trả cổ tức nhưng doanh nghiệp không phải trả một
mức cổ tức cố định và cũng không bắt buộc phải trả cổ tức cho cổ đông mà có
thể giữ lại để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Doanh nghiệp không phải chịu áp lực thanh toán đối với cổ đông.

Nhược điểm:


- Quyền lợi của doanh nghiệp và cổ đông gắn bó chặt chẽ với nhau do đó
doanh nghiệp phải chịu sự quản lý và giám sát chặt chẽ từ cổ đông. Cổ đông
có quyền tham gia biểu quyết những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp.
2. Huy động vốn nợ.
2.1 Tín dụng thương mại.
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được
thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá. Đến
thời hạn đã thoả thuận doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh
nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ.
Ưu điểm:
- Tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh do doanh nghiệp sẽ vay trực tiếp
bằng nguyên vật liệu và số lượng có thể thay đổi mỗi kì khi kí hợp đồng.
- Giúp doanh nghiệp mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh
- Chủ động huy động vốn: chủ động về thời gian, số lượng, nhà cung ứng.
-

Không phải chịu sự giám sát ngân hàng cũng như cơ quan nhà nước.

Nhược điểm:
- Hạn chế về quy mô tín dụng ,Hạn chế về thời gian vay mượn do chu kỳ sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau.
- Phụ thuộc vào quan hệ sản xuất kinh doanh trên thị trường.
- Có thể gặp rủi ro khi buộc phải thay đổi nhà cung ứng và phụ thuộc nhiều vào
sự đúng hẹn, uy tín của nhà cung ứng.
- Dễ gặp rủi ro dây truyền.
2.2 Tín dụng thuê mua.
Tín dụng thuê mua là một hình thức tài trợ tín dụng thông qua các loại tài

sản, máy móc thiết bị. Đây là một hình tức tín dụng trung và dài hạn đặc biệt rất
thông dụng trong việc tài trợ các doanh nghiệp.
Ưu điểm:
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạn hẹp về ngân quỹ có được cơ sở vật
chất và thiết bị cần thiết sử dụng.


- Thuận lợi cho các doanh nghiệp không đủ vốn tự có để mua tài sản hoặc thiếu
vốn đối ứng trong các hợp đồng vay để mua tài sản.
- Thông thường thời gian thuê thiết bị dài hơn so với thời hạn vay. Điều này
giảm ngân quỹ và chi phí cho tài sản hàng năm.
- Giao dịch cho thuê giúp cho bên đi thuê tránh được rủi ro về tính lạc hậu lỗi
thời của tài sản.
Nhược điểm:
- Chi phí thường cao hơn so với hình thức huy động vốn từ ngân hàng .
- Chịu sự quản lý và kiểm soát tài sản theo các điều khoản của hợp đồng cho
thuê.
2.3 Tín dụng ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất đối với
các doanh nghiệp Việt Nam để bù đắp sự thiếu hụt về vốn .
Ưu điểm:
- Tín dụng ngân hàng có tính ổn định cao, chi phí rẻ so với vay từ tư nhân.
- Có thể đáp ứng với số lượng lớn.
Nhược điểm:
- Bị động trong quá trình vay vì số lượng vay còn phụ thuộc quyết định từ phía
Ngân hàng.
- Doanh nghiệp chịu sự giám sát của Ngân hàng trong quá trình sử dung vốn
vay.
2.4 Phát hành trái phiếu.
Trái phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích đòi

nợ hợp pháp của người sở hữu trái phiếu đối với tài sản của tổ chức phát hành.
Ưu điểm :
- Doanh nghiệp không phải chịu sự quản lý hay giám sát từ các trái chủ.
Doanh nghiệp chỉ phải chịu sự giám sát của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
- Trái chủ không có quyền tham gia vào các quyết định và biểu quyết những vấn
đế quan trọng của doanh nghiệp.
Nhược điểm:


Doanh nghiệp phải chịu áp lực thanh toán tiền lãi trái phiếu hàng năm và trả
nợ gốc khi đáo hạn.

III.

PHÂN TÍCH CÁCH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY

1. Giới thiệu về công ty
- Tên tổ chức: CÔNG TY TNHH NGUYÊN KHANG
- Loại hình tổ chức: Công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Địa chỉ trụ sở chính: Đà nẵng .
- Người đại điện theo pháp luật : Đặng NGUYÊN KHANG Chức vụ : Giám Đốc
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét (Sản xuất gạch
bằng lò tuynen); Vận tải hàng hoá bằng đường bộ.
- Vốn điều lệ: 9.000.000.000 đồng (Chín tỷ đồng).
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 4000357906 do Sở kế hoạch & Đầu tư Tp.
Đà Nẵng cấp lần đầu ngày 12/09/2001.
- Điều lệ tổ chức và hoạt động: Qui chế về quản lý tổ chức bộ máy và hoạt động
SXKD theo đúng luật doanh nghiệp được tất cả thành viên hội đồng thông qua.
- Quyết định bổ nhiệm Giám Đốc, kế toán trưởng của Chủ tịch HĐTV và Giám
đốc Công ty TNHH NGUYÊN KHANG.

2. Phân tích tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh Công ty
2.1 Phân tích bảng cân đối tài khoản
Tổng tài sản đến thời điểm 31/12/2011 tăng 2.277 triệu đồng so với năm 2010,
tương ứng với tỷ lệ tăng 7%. Trong đó, tài sản lưu động tăng 7.325 triệu đồng, tỷ lệ
tăng 70% so với năm 2010, chủ yếu dưới dạng hàng tồn kho; Tài sản dài hạn giảm
5.047 triệu đồng. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2011 so với 31/12/2010 tăng 2.277 triệu
đồng, chủ yếu tăng các khoản nợ phải trả 19.448 triệu đồng để bù đắp nguồn vốn chủ
sở hữu giảm 17.171 triệu đồng do rút bớt vốn đầu tư của chủ sở hữu.


So sánh
2011/2010

%So sánh
2011/2010

Chỉ tiêu( ĐVT: đồng)

2010

2011

Tổng tài sản

32,592,541,470

34,869,650,212

2,277,108,742


107

10,519,544,041

17,844,557,268

7,325,013,227

170

2,251,347,733

2,570,405,922

319,058,189

114

A. Tài sản ngắn hạn
I . Tiền và các khoản tương
đương tiền
II . Đầu tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
IV. Hàng tồn kho

0
981,888,612

1,381,091,860


399,203,248

141

7,286,307,696

13,893,059,486

6,606,751,790

191

V. TS ngắn hạn khác
B. Tài sản dài hạn

0
22,072,997,429

17,025,092,944

-5,047,904,485

I. Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định

0
21,339,691,153

16,449,139,216


-4,890,551,937

III. Bất động sản
IV. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
V. TS dài hạn khác

77
77

0
0
733,306,276

575,953,728

-157,352,548

79

Tổng nguồn vốn

32,592,541,470

34,869,650,212

2,277,108,742

107


A. Nợ phải trả

4,595,713,348

24,044,065,752

19,448,352,404

523

4,595,713,348

12,228,642,131

7,632,928,783

266

0

11,815,423,621

11,815,423,621

27,996,828,122

10,825,584,460

-17,171,243,662


I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
B. Nguồn vốn chủ sở hữu

39

2.2 Phân tích kết quả kinh doanh và chỉ tiêu tài chính
- Kết quả kinh doanh
ĐVT: đồng
%So
KẾT QUẢ KINH DOANH

2010

2011

So sánh

sánh

2011/2010

2011/
2010

1. Doanh thu thuần
2. Giá vốn hàng bán
3. Lợi nhuận gộp
4. Doanh thu hoạt động tài chính
5. Chi phí tài chính


14,451,557,87

17,838,489,30

3
11,992,643,22

3
14,719,334,06

3,386,931,430

123

0

8

2,726,690,848

123

2,458,914,653

3,119,155,235

660,240,582

127


4,541,139

471,268

-4,069,871

10

776,109,328

1,246,625,519

470,516,191

161


6.Chi phí bán hàng
7. Chi phí quản lý kinh doanh
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
9. Tổng lợi nhuận trước thuế
10. Thuế thu nhập
11. Lợi nhuận sau thuế

0

0

1,482,007,131


1,606,393,782

124,386,651

108

205,339,333

266,607,202

61,267,869

130

205,339,333

266,607,202

61,267,869

130

51,334,833

66,651,801

15,316,968

130


154,004,500

199,955,401

45,950,901

130

Nhận xét:
- Doanh thu thuần năm 2011 đạt 17.838 triệu đồng, tăng 3.387 triệu đồng so với
năm 2010, tỷ lệ tăng 23%. Công ty đã sử dụng vốn đầu tư hiệu quả vào ngành
hàng kinh doanh với các chi phí hợp lý nhất.
- Lợi nhuận sau thuế năm 2011 đạt gần 200 triệu đồng, tăng gần 50 triệu đồng so
với năm 2010, với tỷ lệ tăng 30%. Mặc dù trong năm 2011, nền kinh tế gặp
nhiều biến động, khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp nhưng công ty đã đứng vững và tăng trưởng được
lợi nhuận.
- C¸c chØ tiªu ®¸nh gi¸ tµi chÝnh
STT
I
1
II
1
2
3
4
5
III
1


Chỉ tiêu
Tỷ suất tài trợ
Tỷ suất tài trợ (Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn)
Khả năng thanh toán và sự ổn định
Hệ số thanh toán ngắn hạn ( TS ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn)
Hệ số thanh toán nhanh (Tổng số vốn bằng tiền/ nợ ngắn hạn)
Hệ số nợ vay ngắn hạn (Nợ vay ngắn hạn/ tài sản ngắn hạn)
Vòng quay TS ngắn hạn (DT thuần/TS ngắn hạn bình quân)
Vòng quay hàng tồn kho (GVHB/HTK bình quân)
Tỷ suất sinh lời
Hệ số sinh lời từ doanh thu (Tổng lợi nhuận sau thuế/ Doanh

2

thu) (ROS)
Tỷ suất sinh lời của Tài sản (Tổng lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài

3

sản) (ROA)
Tỷ suất sinh lời cuả Vốn CSH (Tổng lợi nhuận sau thuế/ Vốn
CSH) (ROE)

2010

2011

85.9


31.0

2.29
0.49
0.22
1.39
1.64

1.46
0.21
0.64
1.26
1.39

0.01

0.01

0.47

0.57

0.55

1.84


Nhận xét:
- Tỷ suất tài trợ năm 2011 đạt 31% chứng tỏ khả năng tự tài trợ của Công ty tốt,
có tỷ suất tài trợ đảm bảo từ nội lực của mình.

- Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2011
là 1.46 >1 : đảm bảo tốt khả năng thanh toán, Công ty có khả năng thanh toán
các khoản nợ đến hạn đúng hạn, tình hình tài chính phát triển theo hướng khả
quan, hàng tồn kho và nợ phải thu có khả năng chuyển hóa thành tiền tốt.
- Khả năng thanh toán nhanh: Năm 2010 là 0.49; năm 2011 là 0.21 <0.5.
- Hệ số nợ vay ngắn hạn đến 31/12/2011 là :0.64 < 1: tốt.
- Vòng quay tài sản lưu động năm 2011 là 1,26 vòng/năm.
- Vòng quay hàng tồn kho năm 2011 là 1,39 vòng/năm.
- Hệ số sinh lời trên doanh thu, tỷ suất sinh lời của tài sản và vốn chủ sở hữu
năm 2011 đều tăng hơn năm 2010, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của
Công ty đã có sự điều chỉnh hợp lý về vốn, tài sản theo hướng có hiệu quả.
3. Thực trạng huy động vốn của công ty
Trong thời gian qua Công ty TNHH NGUYÊN KHANGđã huy động vốn từ các
nguồn khác nhau để thực hiện các phương án kinh doanh cụ thể như sau: Tổng nguồn
vốn đến 31/12/2011 là : 34.869.650.212 so với 31/12/2010 tăng 2.277 triệu đồng, chủ
yếu tăng các khoản nợ phải trả 19.448 triệu đồng để bù đắp nguồn vốn chủ sở hữu giảm
17.171 triệu đồng do rút bớt vốn đầu tư của chủ sở hữu. Trong đó nợ dài hạn đến
31.12.2011l à 11.815.423.621 đ, chiếm tỷ lệ 49,14% so với nợ phải trả, nợ ngắn hạn
chiếm tỷ lệ 50,86% . Các khoản nợ phải trả dài hạn của Công ty vay Ngân hàng chiếm
: 75%, vay vốn người thân bạn bè và 10%, còn lại vay cán bộ công nhân viên. Nợ ngắn
hạn chủ yếu của ngân hàng chiếm tỷ lệ 80% , còn lại sử dụng vốn đối tác khách hàng.

IV. CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY

1. Tiếp tục sử dụng vốn vay Ngân hàng


Phân tích các phương thức huy động vốn của Công ty ta thấy rằng vay Ngân hàng
vẫn là phương pháp phù hợp nhất với Công ty vì những lý do sau đây :
- Công ty không thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu tham gia thị trường chứng

khoán để huy động vốn vì không đủ điều kiện theo nghị định 144/2003/NĐ-

CP).
- Công ty có uy tín trong quan hệ với các Ngân hàng thể hiện toàn bộ dư nợ
ngân hàng đều thuộc nợ trong hạn. Ngoài ra, trong quá trình quan hệ tín dụng
tại chi nhánh, Công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, chưa phát
sinh nợ quá hạn nên Công ty luôn là khách hàng được ưu tiên với ngân hàng .
-

Vì có uy tín trong quan hệ Ngân hàng nên Công ty luôn được ngân hàng cho
vay với mức lãi suất và phí hợp lý hơn so với nguồn vay từ tư nhân. Nguồn
vốn Ngân hàng ổn định luôn đáp ứng đúng, đủ và kịp thời nhu cầu vốn kinh
doanh của Công ty. Thời hạn vay vốn được thỏa thuận trước phù hợp với chu
kỳ sản xuất kinh doanh của Công ty và khả năng trả nợ Công ty.

- Trong vay vốn Ngân hàng Công ty có thể kết hợp các loại vay ngắn hạn và vay
trung hạn, dài hạn. Vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn thời vụ trong đó
chủ yếu hàng tồn kho, các khoản phải thu, chi phí thấp hơn vốn vay trung hạn.
Vay trung hạn và dài hạn để đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị mới hay để bù
đắp vốn chủ sở hữu bị rút bớt. Tuy nhiên nếu nguồn vốn dài hạn không đủ tài
trợ cho tài sản dài hạn thì công ty lấy một phần vốn ngắn hạn đầu tư cho tài sản
dài hạn dẫn đến tình trạng mất cân đối tài chính. Nếu nguồn vốn dài hạn không
chỉ đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn dư ra để tài trợ cho tà sản ngắn hạn
thì tăng chi phí sử dụng vốn vì lãi suất vay ngắn hạn thường thấp hơn dài hạn.
Do vậy từng thời điểm mà Công ty quyết định chọn lựa loại vay nào cho tình hình
tài chính và khả năng thanh toán ổn định. Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh năm
2012 Công ty có kế hoạch vay vốn Ngân hàng cụ thể như sau:
- Tổng nhu cầu vốn thực hiện phương án : 34.673.825.000 đồng
- Vòng quay vốn lưu động dự kiến: 1.5 vòng.
- Nhu cầu vốn lưu động bình quân trong kỳ : 23.115.883.333 đồng.



- Vốn tự có tham gia : 5.615.883.333 đồng.
- Vốn vay 17.500.000.000 đồng.
- Phương thức xin vay : Vay theo hạn mức tín dụng.
- Thời hạn vay : 8 tháng.
Ngoài ra, Công ty còn được Ngân hàng thực hiện chức năng bảo lãnh cho doanh
nghiệp thông qua các hình thức bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo
lãnh ứng trước.
2. Sử dụng vốn của đối tác, khách hàng
Kéo dài thời hạn thanh toán với bạn hàng là cách mà Công ty nên làm để tạo
nguồn vốn vì khoản này không phải trả lãi suất mà đă có ngay trong quỹ của Công ty. Các
bạn hàng thường nể nang sẽ thông cảm và không vì thế mà gây khó dễ cho bạn. Bên cạnh
đó là việc huy động vốn từ các bạn hàng với thỏa thuận đặt tiền trước lấy hàng sau.
3. Vay vốn từ những người thân
Những người thân như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… chính là nguồn vốn dồi
dào của Công ty. Công ty nên thỏa thuận ngay từ đầu đây là khoản vay chứ không phải
khoản góp vốn và hãy trả ngay khi có thể vì công việc kinh doanh thì mạo hiểm và có khi
không được như ý muốn. Nên sử dụng để đầu tư dài hạn.
4. Công ty huy động vốn trong nội bộ Công ty
Khả năng huy động vốn lớn - vì không những huy động được nguồn vốn từ cán
bộ nhân viên trong công ty mà còn huy động được cả những người thân của nhân viên
trong Công ty; Công ty tiết kiệm được khoản chi phí sử dụng vốn vay do chi phí sử dụng
vốn vay thấp; điều kiện vay đơn giản, Công ty không phải thế chấp tài sản. Hình thức
này giúp Công ty có thể linh hoạt hơn trong tổ chức nguồn vốn, khuyến khích tinh thần
lao động của cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, do nguồn vốn này hoàn toàn được huy
động dưới hình thức tiền vay không kỳ hạn nên không chủ động về thời gian hoàn trả có
thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán Công ty khi gặp khó khăn.
5. Tăng cường công tác bán hàng giảm giá bán hàng tồn kho
Khuyến khích nhân viên trong phòng kinh doanh khi bán được hàng hóa tồn kho

bằng các hình thức thưởng cao, tăng tỷ lệ chiết khấu nếu khách hàng thanh toán nhanh,


tăng thời gian cho phép chịu mua hàng vì hiện nay hàng tồn kho tồn quá nhiều ảnh hưởng
đến tình hình tài chính của Công ty.

V. KẾT LUẬN
Vốn có vai trò quyết định đến sự hình thành tồn tại và phát triển doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng đủ vốn
ngay cả những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính rất mạnh, đòi hỏi các doanh nghiệp
phải tìm kiếm những nguồn vốn khác nhau để bù đắp sự thiếu hụt. Mỗi phương thức huy
động vốn đều có những ưu và nhược điểm, tuy nhiên mỗi chủ sở hữu doanh nghiệp phải
nắm rõ từng loại để từ đó có thể áp dụng tình hình thực tiễn của doanh nghiệp nhằm
nâng cao hiệu quả huy động vốn cho doanh nghiệp. Đối với Công ty TNHH NGUYÊN
KHANGtrong những năm vốn tín dụng ngân hàng đã giúp Công ty có điều kiện mở rộng
sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, đầu tư đổi mới
máy móc thiết bị và thực hiện chức năng bảo lãnh cho Công ty. Có thể nói vốn tín dụng
ngân hàng gắn liền với sự phát triển Công ty. Do vậy Công ty nên tiếp tục sử dụng
nguồn vốn của ngân hàng và đồng thời kết hợp huy động các nguồn vốn khác rẻ và
thuận lợi để kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

-------------HẾT----------VI.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình Tài chính Doanh nghiệp. Giảng viên: TS. Đặng Ngọc Đại
- Sách tín dụng Ngân hàng, chủ biên TS. Hồ Diệu , nhà xuất bản thống kê năm
2000.
- Giáo trình đại cương thị trường tài chính của Học viên Ngân hàng năm 2001
-


TS. Nguyễn Hữu Tài (chủ biên): “Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ”
Nhà xuất bản Thống kê, 2003.

-

PGS-TS. Đàm Văn Nhuệ – TS. Ngô Thị Hoài Lam, ”Sử dụng có hiệu quả
các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế
thị trường”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2001.


- PGS-TS. Lưu Thị Hương (chủ biên) “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”,
Nhà xuất bản Thống kê 2005.



×